Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

Quả Trứng Và Con Gà; Nước Mỹ không còn chỗ cho tăng trưởng kinh tế?

Today and every day, honor and remember the 9/11 victims, their families, survivors, rescue workers and volunteers…including first responders like firefighters and police officers who lost their lives in the rescue and recovery missions. You are true heroes and we will never forget.
 

-Bầu Cử Tổng Thống Mỹ: Cuộc Đọ Sức Trên Mặt Trận Kinh TếThanh Hà & Nguyễn-Xuân Nghĩa - Ngày 120911

TẠP CHÍ KINH TẾ RFI
Thu vào 15 chi ra 25 thì tiền đâu để tăng chi mãi mãi? 
Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ : Mitt Romney (t) và Barack Obama (p). 
* Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ: Mitt Romney (t) và Barack Obama (p). Ảnh AFP *

RFI: Sau đại hội toàn quốc của hai đảng Dân chủ và Cộng Hòa, hai ứng cử viên tổng thống Mỹ lập tức lên đường chinh phục cử tri với cùng một mục đích: thể hiện sự khác biệt về chính sách kinh tế để đem lại công việc làm cho người dân.
Vào lúc hai ông Barack Obama hay Mitt Romney ráo riết thuyết phục cử tri về khả năng vực dậy kinh tế cho Hoa Kỳ, tạp chí chuyên đề The Economist của Anh số cuối tháng 8/2012 đặt câu hỏi với 1 700 chủ doanh nghiệp của thế giới : Barack Obama hay Mitt Romney có hy vọng cải thiện tình hình kinh tế toàn cầu? Theo cuộc thăm dò dư luận đặc biệt đó có tới 42 % những người được hỏi cho rằng kinh tế thế giới sáng sủa hơn, nếu như tổng thống Obama tái đắc cử. Ông Romney chỉ được có 21 % tín nhiệm. Ngược lại, trong mắt các doanh nhân Mỹ thì uy tín của ứng cử viên đảng Cộng hòa lại cao hơn : gần 40 % các doanh nhân Mỹ tin tưởng vào tài cầm lái của ông Mitt Romney (31 % cho ông Obama). Nói cách khác, giới này cho rằng ứng cử viên đảng Cộng hòa sẽ bảo vệ quyền lợi của họ tốt hơn.

Dù vậy, đối với đại đa số người dân Mỹ, thì các cuộc thăm dò dư luận được công bố sau khi đại hội đảng Dân chủ kết thúc cho thấy, cách biệt về ý định bỏ phiếu đang nghiêng về phía ông Obama. Đại diện của đảng Dân chủ bỏ xa đối thủ của đảng Cộng Hòa là Mitt Romney 5 điểm.

Căn cứ vào nghiên cứu do viện Rasmussen thực hiện được công bố ngày 10/09/2012, theo thứ tự, các ông Obama và Romney được 50 và 45 % cử tri ủng hộ. Thăm dò của viện Gallup cũng đưa ra chênh lệch là 5 điểm. Còn theo thăm dò của CNN–Opinion Research thì khác biệt giữa hai ông Romney và Obama là 6 điểm. Phần thắng thì vẫn nghiêng về phía tổng thống mãn nhiệm.

Các nhà bình luận ở Mỹ cho rằng, điểm tín nhiệm của ông Barack Obama tăng lên sau đại hội toàn quốc ở Charlotte, bang Bắc Carolina tuần qua do ứng cử viên đảng Dân Chủ đã tỏ ra rất thực tế trong bài diễn văn của ông. Ông Obama không ngần ngại nhìn nhận thực tế phũ phàng: hơn 8 % người dân Mỹ không có việc làm. Tỷ lệ này cao hơn 3 % so với thời điểm 2009 khi ông bước vào Nhà Trắng.

Lên cầm quyền vào đỉnh điểm của cơn khủng hoảng tài chính và kinh tế 2007-2009, tổng thống Barack Obama cam kết đem lại công việc làm cho người dân ngay trong năm đầu nhiệm kỳ. Thậm chí có lúc tỷ lệ thất nghiệp tại Hoa Kỳ nhảy vọt lên đến 10 % (tháng 10/2009), nhưng thực tế cho thấy trong 43 tháng liên tiếp, tỷ lệ thất nghiệp vẫn không giảm xuống dưới mức 8 % và để giải quyết việc làm cho người dân, thì mỗi tháng nền kinh tế Hoa Kỳ phải tạo thêm được 125 000 việc làm.

Trên toàn quốc, trong tháng 8/2012 kinh tế Mỹ tạo thêm 96 000 chỗ làm, thấp hơn nhiều so với con số 125 000 như mong đợi. Thống kê của bộ Lao động lại càng gây thất vọng khi biết rằng trong tháng 7/2012 kinh tế Hoa Kỳ đã tuyển dụng thêm 140 000 người. Điểm son duy nhất là tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ trong tháng 8 thấp hơn so với hồi tháng 7/2012 (8,1 % thay vì 8,3%). Các con số về thất nghiệp kể trên là cơ hội để đảng Cộng Hòa tấn công vào chính sách kinh tế của chính quyền Obama.

Ứng cử viên Mitt Romney nhấn mạnh: «Đây là bằng chứnng rõ rệt nhất cho thấy Barack Obama không giữ lời hứa với cử tri và chính sách kinh tế của ông ta thất bại hoàn toàn».

Trên con đường chinh phục Nhà Trắng, ứng cử viên Romney và đảng Cộng Hòa khai thác hai nhược điểm kinh tế của ông Obama: tăng trưởng yếu kém của kinh tế Hoa Kỳ và tình trạng nợ nần chồng chất của Mỹ. Trong bốn năm cầm quyền dưới thời tổng thống Barack Obama nợ công của Hoa Kỳ tăng thêm 6 000 tỷ đô la để đạt tới ngưỡng 16 000 tỷ, tức tương đương với 100 % tổng sản phẩm nội địa của siêu cường kinh tế số 1 thế giới.

Hồ sơ kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của cử tri và cả hai ứng cử viên tổng thống đều hiểu được rằng đây sẽ là một trong những chiếc chìa khóa của thành công trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm nay. Vậy một cách cụ thể nhất hai ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama và Mitt Romney đã đưa ra những biện pháp nào để vực dậy kinh tế và giải quyết thất nghiệp? Đâu là khác biệt giữa hai người về chính sách thuế khóa, vào lúc nợ công của Mỹ cứ lớn dần? Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa từ Hoa Kỳ lần lượt trả lời các câu hỏi trên:


Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Năm nay, dân Mỹ sẽ chọn người cầm đầu Hành pháp là Tổng thống và Phó Tổng thống, nhưng cử tri cũng bầu lại tất cả 435 Dân biểu tại Hạ viện, 33 ghế Nghị sĩ tại Thượng viện, và 13 chức Thống đốc Tiểu bang hay Đặc khu Hành chính như Puerto Rico và West Samoa.

- Dù dư luận chỉ chú ý đến cuộc tranh cử Tổng thống, thật ra vai trò của Tổng thống Mỹ lại bị hạn chế về kinh tế và xã hội. Ngược với ấn tượng của nhiều người trên thế giới, về nội chính Hành pháp Hoa Kỳ không có nhiều quyền hạn bằng Lập pháp, là Thượng và Hạ viện trong Quốc hội, nhất là Hạ viện. Tổng thống Mỹ cũng chẳng thể can thiệp vào quyết định tiền tệ và tín dụng của một định chế độc lập là Ngân hàng Trung ương, lại còn bị chi phối bởi phán quyết của Tối cao Pháp viện.

- Hiện tại, đảng Cộng Hoà đang chiếm đa số 240/190 tại Hạ viện và hy vọng bảo vệ được đa số đó trong Quốc hội khoá 113 sau cuộc bầu cử tháng 11 này. Ngược lại, đảng Dân Chủ vẫn kiểm soát Thượng viện với đa số rất mỏng là bốn ghế Dân Chủ và hai ghế độc lập nên có thể bác bỏ các đạo luật của Hạ viện Cộng Hoà. Đây là một lý do khủng hoảng chính trị tại Hoa Kỳ vì hai đảng không tìm ra sự dung hòa trong khi Tổng thống Obama bị bó tay và phát biểu về các vấn đề chồng chất thật ra nằm ngoài tầm tay của ông ta vì còn tùy vào Quốc hội. 



Về toàn cảnh kinh tế chung của Hoa Kỳ 


Nguyễn-Xuân Nghĩa:  - Hoa Kỳ sản xuất ra một năm cỡ 16 ngàn tỷ đô la thì nhà nước xài gần 25% mà chỉ thu vào công quỹ có 15% nên bị bội chi ngân sách 10% là gần 1.600 tỷ. Kết quả là gánh nặng công trái đã vượt tổng sản lượng quốc gia là 16 ngàn tỷ hôm mùng năm vừa rồi, trong đó có năm ngàn tỷ là món nợ của bốn năm qua do các biện pháp tăng chi để kích cầu mà không công hiệu. Như vậy, bài toán trước mắt là phải tăng thu và giảm chi. 

- Hồ sơ thứ hai là quỹ An sinh Xã hội trong đó có tiền hưu bổng và trợ cấp người nghèo cũng bị đe dọa. Trong dài hạn thì vì tỷ trọng người cao niên lãnh lương hưu sẽ tăng mạnh so với người đi làm và góp tiền vào quỹ này. Trong ngắn hạn thì thành phần nghèo khốn cần trợ giúp đã tăng đến mức kỷ lục do nạn suy trầm kinh tế năm 2008-2009 và phục hồi rất chậm trong ba năm kế tiếp. 

- Hồ sơ thứ ba là quỹ Bảo hiểm Y tế Medicare còn bị hao hụt nặng hơn nữa vì thành phần cao niên ngày càng đông nhờ tuổi thọ kéo dài cũng lại là thành phần cần nhiều chi phí về y tế vốn dĩ đã tăng quá mạnh và vượt khỏi tầm kiểm soát của nhà nước. Chinh phủ Mỹ tốn cho những người trên 65 tuổi một lượng tiền gấp bảy lần những chi phí cho thành phần dưới 25 tuổi.

- Trong hoàn cảnh ấy, người ta khó đẩy lui nạn thất nghiệp, vốn dĩ xảy ra vì sự thay đổi lâu dài về dân số và cơ cấu sản xuất mà càng trầm trọng vì đình trệ kinh tế. Đó là bối cảnh chung của cuộc tranh cử là khi người ta còn nhìn thấy sự sa sút trường kỳ của các doanh nghiệp Mỹ trong việc cạnh tranh với các quốc gia công nghiệp hoá khác trên thế giới.


Khác biệt về triết lý chính trị trong đường lối kinh tế 


Nguyễn-Xuân Nghĩa: -Bên Dân Chủ thì cho là phải tăng cường vai trò nhà nước để vừa kích thích sản xuất qua việc nâng đỡ thành phần trung lưu và trợ cấp giới nghèo khốn. Song song, đảng này cũng muốn bảo vệ môi sinh và phát triển công nghệ xanh để giải trừ nạn ô nhiễm và nhiệt hoá địa cầu. 

- Kết quả quá nghèo nàn từ cuộc bầu cử năm 2006, là khi đảng này chiếm đa số bên Lập pháp và cuộc bầu cử năm 2008 là khi Hành pháp cũng lọt vào tay đảng Dân Chủ, kết quả ấy dẫn tới phản ứng dội ngược của cử tri vào năm 2010 khi đảng Cộng Hoà chiếm đa số tại Hạ viện và làm cho nước Mỹ bị ách tắc, bị phân cực còn trầm trọng hơn trong hai năm qua.

- Bên đảng Cộng Hoà thì cho là phải thu hẹp vai trò của nhà nước và cắt giảm công chi lẫn các mục trợ cấp khó kiểm soát để tiến dần tới quân bình ngân sách. Song song, phải cải tổ chế độ thuế khóa theo chiều hướng giảm thuế đồng loạt để kích thích sản xuất và trám bớt quá nhiều lỗ hổng trong bộ luật thuế vụ để ngân sách khỏi bị thất thu. Cũng từ triết lý chính trị đó, đảng này chủ trương giản lược hoá hệ thống hành chánh và luật lệ kiểm soát để doanh nghiệp hăng hái đầu tư hầu tạo thêm việc làm. 

- Trong hoàn cảnh gọi là ách tắc chính trị vì không thống nhất về giải pháp, đảng Cộng Hoà không chỉ đòi chiếm lại Hành pháp mà còn muốn thắng tại Thượng viện. Đó là tình hình tổng quát của trận đấu về lý luận. Còn lại thì cử tri bị nhức óc vì lời cáo buộc hàm hồ lẫn hứa hẹn khó kiểm chứng hay nhiều lập luận về đạo đức hay xã hội rất ít ảnh hưởng tới kinh tế, nhưng dễ gây phản ứng trong thành phần cử tri gọi là nòng cốt của hai đảng.


Về các giải pháp cụ thể


Nguyễn Xuân Nghĩa: - Phía ông Mitt Romney thấy là dù Tổng thống Obama chưa thành công về kinh tế nhưng là người dễ mến đối với đa số dân Mỹ nên cố trình bày rõ hơn về viễn kiến Cộng Hoà. Ông Romney chọn Dân biểu Paul Ryan đứng phó, là người vừa am hiểu hồ sơ ngân sách phức tạp và lại có lý luận nên nâng tầm tranh cử lên một trình độ khác. Một nhân vật kín đáo mà có ảnh hưởng trong ban tham mưu về chính sách công quyền của Romney là giáo sư Lanhee Chen, gốc Đài Loan sinh tại Mỹ, mới 34 tuổi có bốn văn bằng tại Harvard, có lập trường chặt chẽ về kỷ luật ngân sách và nghiêm khắc với Trung Quốc. 

- Chương trình kinh tế bên Cộng Hoà được sự ủng hộ của 500 kinh tế gia, kể cả năm giải Nobel về kinh tế, theo năm hướng giải quyết căn bản, với 59 biện pháp. Năm hướng đó là 1) phát triển năng lượng nội địa để tự túc và tạo thêm việc làm cho dân Mỹ; 2) mở rộng phần thị trường cho sản phẩm Mỹ trên thế giới qua việc thương thuyết các hiệp định tự do thương mại mới và đối phó với nạn ăn cắp tác quyền công nghệ của Trung Quốc; 3) nâng tay nghề của công nhân viên qua việc đưa các chương trình huấn nghệ và đào tạo về cấp tiểu bang cho sát với yêu cầu của thị trường; 4) triệt để giảm chi nhưng không tăng thuế mà cải tổ thủ tục ngân sách và bộ luật thuế vụ; và 5) cải thiện chế độ kiểm soát doanh nghiệp để tạo môi trường thuận lợi cho tiểu doanh thương, trong đó có cả biện pháp cải tổ đạo luật bảo dưỡng y tế của ông Obama. Như thông thường, đây mới chỉ là chương trình hành động tổng quát mà tính chất khả thi thì chưa chắc, thí dụ như sẽ tạo ra 12 triệu việc trong bốn năm tới.

- Đảng Dân Chủ lại còn lúng túng hơn về viễn kiến vì sau gần bốn năm thử nghiệm mà chưa có kết quả. Bài diễn văn nhận trọng trách vào ngày 06/09/2012 của ông Obama có phản ảnh điều ấy vì bị nhiều nhà phân tích ngay trong đảng Dân Chủ đánh giá là thiếu chiều sâu, kém tài hùng biện truyền thống của ông ta. Và nhất là tránh nói đến thành tích nổi bật của ông là đạo luật y tế vẫn gây tranh cãi. Trong ban tham mưu của Obama, nhiều kinh tế gia thời Tổng thống Bill Clinton đã ra đi và nay chỉ còn Gene Sperling là cố vấn trưởng, nhưng ông Obama cũng huy động sự quyên góp và đóng góp ý kiến của nhiều doanh gia cự phú cầm đầu các đại tổ hợp và ngân hàng lớn tại Wall Street.

- Về cụ thể, bên Dân Chủ cũng đề nghị giảm chi nhưng vẫn tăng chi mà họ gọi là "đầu tư", chủ yếu là trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng để tạo thêm việc làm. Họ cũng chủ trương giản lược hóa bộ luật thuế vụ nhưng tăng thuế nhà giàu, các hộ gia đình có lợi tức từ 250 ngàn đô la một năm trở lên, giảm thuế cho thành phần trung lưu và duy trì trợ cấp thất nghiệp. Theo truyền thống thì đảng này cũng muốn phát triển công nghệ xanh để bảo vệ môi sinh và tìm ra con đường mới cho các doanh nghiệp Mỹ. 

- Có chi tiết đáng chú ý trong bài diễn văn và chuỗi lý luận của ông Obama là đề cao Tổng thống Franklin Roosevelt, người mở ra kỷ nguyên bao cấp của Hoa Kỳ khi phải đối phó với cuộc Tổng khủng hoảng 1929-1933. Chi tiết này cho thấy đảng Dân Chủ vẫn giữ truyền thống can thiệp và sẽ gây thêm tranh cãi. 

RFI: Trước những khó khăn kinh tế của khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu, và chủ trương cắt giảm chi tiêu công cộng để giải quyết nợ công, "truyền thống can thiệp" không hẳn là một sai lầm.


Đe dọa khủng hoảng chính trị kéo dài sau bầu cử



Nguyễn Xuân Nghĩa: - Đáng chú ý hơn vụ tranh cử Tổng thống chính là bầu cử Quốc hội vì Quốc hội khóa 113 mới là quả cân quyết định giữa hai hướng. 

- Dân Mỹ hiện rất bất mãn với Quốc hội của họ, là định chế có mức tín nhiệm thấp nhất trong xã hội, và đa số cử tri đều nghĩ là các dân biểu nghị sĩ đương nhiệm không đáng tái đắc cử. Nhưng từng người thì vẫn muốn đề cử lại vị đại diện ở địa phương! Lý do là trong Quốc hội liên bang họ gom tiền tăng chi về cho địa phương của mình. Năm xưa, một Nghị sĩ Dân Chủ có nói là mọi chuyện chính trị đều quy về địa phương! Cử tri Mỹ vì vậy có thể lại bầu ra một Quốc hội không thể giải quyết vấn đề của quốc gia và sẵn sàng đồng ý tăng thuế nhưng là tăng thuế người khác chứ không cắt xén phúc lợi của họ. Có lẽ nước Mỹ vẫn bị bế tắc chính trị giữa cơn khủng hoảng về nợ nần, ngân sách và việc làm. Đấy mới là kịch bản bi quan cho Hoa Kỳ trong hai năm tới.

Embed

**************
Nước Mỹ không còn chỗ cho tăng trưởng kinh tế? (phần 1)

Robert J. Gordon, giáo sư kinh tế của trường Đại học Northwestern, vừa có một bài báo thú vị hồi tháng 8 vừa qua nói về cách mạng khoa học kỹ thuật và tương lai tăng trưởng của nước Mỹ. Theo cách nhìn của Gordon, tương lai tăng trưởng của Mỹ trong dài hạn đang lụi tàn dần, và trong khoảng vài thập kỷ tới, có vẻ như nước Mỹ sẽ chỉ tăng trưởng loanh quanh ở gần 0%, tức là về cơ bản sẽ dậm chân tại chỗ.

Đây là một quan điểm rất mạnh. Nó không phải là một lời tiên tri, cũng không phải là một công trình nghiên cứu định lượng hoàn hảo, tuy nhiên, nói như Krugman, thì “mục đích của các bài viết như vậy là làm cho bạn nghĩ theo cách khác hẳn” so với cách tư duy đang thịnh hành.

Lập luận của Gordon tập trung vào hai ý rất quan trọng:

Tiến bộ khoa học kỹ thuật đang ngày càng kém dần

Ông cho rằng động lực của tăng trưởng kinh tế là các tiến bộ về khoa học kỹ thuật. Tăng trưởng kinh tế giờ đây được người ta nhìn nhận như một lẽ tự nhiên, một quá trình liên tục và không bao giờ chấm dứt. Thế nhưng thực ra nhìn lại lịch sử của nhân loại thì tăng trưởng kinh tế là một hiện tượng tương đối mới, chủ yếu diễn ra từ khoảng 250 năm trở lại đây, và được thôi thúc bởi sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật (KHKT).

Cũng theo Gordon, tiến bộ về KHKT không phải là một quá trình tiệm tiến, liên tục, mà là một quá trình gồm các phát minh rời rạc, được tiếp nối bằng các cải tiến nhỏ nhằm đưa ứng dụng của các phát minh ban đầu này vào cuộc sống.  Có nhiều sự tiến bộ KHKT trong một số lĩnh vực chỉ diễn ra theo kiểu giật cục, thậm chí chỉ có một lần mà chưa có lần tiếp theo. Thí dụ, tốc độ của máy bay hiện nay so với khoảng 50, 60 năm trước là về cơ bản không có tiến bộ nào, thậm chí máy bay thương mại hiện nay còn bay chậm hơn hồi trước vì lý do phải tiết kiệm năng lượng hơn.

  • Cuộc cách mạng KHKT lần thứ nhất (IR#1) diễn ra vào khoảng năm 1750 và kéo dài tới 1830 với các điểm nhấn là động cơ hơi nước, máy quấn sợi, và đường sắt.

  • Cuộc cách mạng KHKT lần thứ 2 (IR#2) diễn ra từ 1870 và kéo dài tới 1900 với các phát minh “hàng khủng” như điện, động cơ đốt trong, đường ống dẫn nước và hệ thống cung cấp/thoát nước tới tận các hộ gia đình.

  • Cuộc cách mạng KHKT lần thứ 3 (IR#3) bắt đầu vào khoảng năm 1960, đạt đến cực thịnh vào cuối những năm 1990s với các phát minh chủ yếu trong lĩnh vực điện toán và internet.

Theo Gordon, hai cuộc cách mạng KHKT lần 1 và lần 2 đều mất khoảng 100 năm mới phát huy được hết các ảnh hưởng của nó đến kinh tế.  Lý do là các phát minh quan trọng nhất trong mỗi cuộc cách mạng này sẽ được tiếp nối bởi nhiều các phát minh dựa trên các phát minh gốc ban đầu. Thí dụ cuộc cách mạng KHKT lần 2 còn tiếp tục làm lột xác nền kinh tế trong những thập niên 1950-70 với các phát minh “phái sinh” như máy điều hoà không khí, thiết bị gia dụng, và hệ thống đường cao tốc xuyên liên bang.  Sau năm 1970 thì các phát minh phái sinh này cơ bản đã cạn và tốc độ tăng trưởng năng suất lao động vì thế giảm đi rất nhiều.

Đối với cuộc cách mạng KHKT lần thứ 3, trái với nhiều người hiện nay đang ca ngợi là cuộc cách mạng quan trọng nhất, Gordon cho rằng đây là một cuộc cách mạng ngắn ngủi và các ứng dụng của nó liên quan đến tăng năng suất lao động cơ bản đã cạn kiệt từ khoảng 10 năm trước. Nhiều trong số các ứng dụng liên quan đến năng suất lao động của cuộc cách mạng điện toán và internet này đã diễn ra từ rất lâu (những năm 1970 và 1980).

Theo Gordon, từ năm 2000 trở lại đây các phát minh của IR#3 chủ yếu tập trung vào giải trí và liên lạc với các sản phẩm ngày càng nhỏ hơn, thông minh hơn, khả năng sử lý tốt hơn, nhưng thực ra không làm thay đổi năng suất lao động hoặc mức sống của con người một cách đáng kể như các phát minh ra điện, xe hơi, hay hệ thống cấp thoát nước trong hộ gia đình – là các phát minh bản lề của IR#3.

Gordon đưa ra một ví dụ đặc biệt thú vị để minh chứng cho luận điệu này của ông.  Theo Gordon, hãy giả tưởng rằng bạn phải đứng trước 2 lựa chọn:

  • Lựa chọn A là bạn phải bỏ tất tuốt các tiến bộ công nghệ từ năm 2002 trở lại đây, mà chỉ được dùng các tiến bộ công nghệ IR#3 có từ trước đó (đã bao gồm máy tính xách tay với hệ điều hành Window, trình duyệt web, trang bán hàng trực tuyến Amazon…) và bạn được quyền giữ lại một phát minh từ IR#2 – đó là có hệ thống cấp thoát nước đến tận nhà bạn.
  • Lựa chọn B là bạn được quyền giữ lại tất cả các tiến bộ công nghệ của IR#3 tính đến thời điểm này (bao gồm cả Facebook, Twitter, Ipad, Blog…), nhưng bạn phải từ bỏ một phát minh của IR#2, đó là bạn sẽ không có hệ thống cấp thoát nước đến tận hộ gia đình (và vì thế cũng không có nhà vệ sinh trong nhà). Bạn phải tự tay xách nước về nhà và trở nước thải đi đổ. Ngay cả vào lúc 3 giờ sáng vào một ngày mưa gió, lựa chọn duy nhất cho bạn khi muốn đi vệ sinh là đi bộ ra khỏi nhà dưới trời mưa và có thể là lầy lội nữa.

Gordon đã đặt câu hỏi này với nhiều người, bao gồm cả các tín đồ trung thành của cuộc cách mạng điện toán và internet. Câu trả lời thì đương nhiên là quá rõ ràng – luôn luôn là lựa chọn A. Gordon nhấn mạnh rằng đó là việc đánh đổi chỉ có MỘT phát minh của IR#2, trong khi IR#2 có rất nhiều phát minh còn quan trọng hơn là hệ thống cấp thoát nước tại nhà.

Vì thế theo Gordon, mặc cho các lời ca tụng hào nhoáng về cuộc cách mạng điện toán và internet đang diễn ra, về mặt năng suất lao động thì các phát minh trong khoảng hơn 10 năm gần đây cơ bản đã không còn. Nói cách khác, IR#3 đã cơ bản không còn ảnh hưởng tích cực tới tăng năng suất lao động, và vì thế tăng trưởng kinh tế nữa. (Cần lưu ý rằng Gordon không có ý so sánh các thành tựu của IR#3 với một phát minh duy nhất là hệ thống cấp thoát nước tại nhà. So sánh của ông chỉ nhằm nói về tiến bộ KHKT của IR#3 trong vòng 10 năm trở lại đây – từ năm 2002- là hầu như không còn đáng kể nữa nếu so với các phát minh của các cuộc cách mạng KHKT lần trước).

Khi nào thì sẽ có một cuộc cách mạng KHKT mới để tạo động lực mới cho một giai đoạn mới của tăng năng suất lao động, và vì thế tăng trưởng kinh tế, ở Mỹ? Đây là câu hỏi không ai có thể trả lời được vào thời điểm này. Tuy nhiên, theo Gordon, có những yếu tố mà, giả sử tiến bộ KHKT vẫn tiếp diễn và không ảnh hưởng kém đi đến việc tăng năng suất lao động, thì chúng vẫn làm tương lai tăng trưởng của nước Mỹ bị teo giảm tới mức gần như bằng không trong tương lai không quá xa của nước Mỹ. (còn tiếp)

Nước Mỹ không còn chỗ cho tăng trưởng kinh tế? (phần 2)
Gordon giả sử rằng tiến bộ công nghệ vẫn sẽ tiếp diễn, với các kỳ tích như xe hơi không cần người lái hay nghiên cứu về gen dẫn tới việc chữa thành công các bệnh về ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác. Theo ông, dù công nghệ có tiến bộ nhanh hay chậm như thế nào, nền kinh tế Mỹ vẫn sẽ phải đối mặt với 6 lực cản hết sức lớn trong tương lai. Các lực cản này sẽ kéo thụt lùi tốc độ tăng trưởng kinh tế, và có thể đưa nó về mức gần như bằng không.

Thứ nhất, các lợi ích từ cấu trúc dân số của giai đoạn trước giờ đây đã đảo ngược. Đó là việc tham gia mạnh mẽ của nữ giới vào lực lượng lao động trong giai đoạn 1965 tới 1990 cũng như thời kỳ dân số vàng (baby-boomers), khiến cho “số giờ làm việc trung bình trên đầu người” của nước Mỹ tăng vọt. Hiện nay thế hệ baby-boomers đang dần về hưu, không còn đóng góp vào tổng số giờ làm việc nữa nhưng vẫn là một phần của dân số. Vì vậy hiện nay “số giờ làm việc trung bình trên đầu người” của nước Mỹ đang giảm dần. Và thực tế là tuổi thọ đang tăng lên (trong khi tuổi về hưu không tăng) làm cho lực cản này đã lớn càng lớn.

Thứ hai là về chất lượng và chi phí của hệ thống giáo dục Mỹ. Theo một công trình có tính mở đường của Claudia Golden và Lawrence Katz (2008), nước Mỹ đang ngày càng thụt lùi về thứ hạng liên quan đến tỷ lệ dân cư ở các độ tuổi nhất định tốt nghiệp sau phổ thông. Theo Gordon, hiện trạng này là sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó có vấn đề chi phí giáo dục sau phổ thông ở Mỹ quá đắt, dẫn tới chỗ nợ nần của sinh viên ngày càng lớn - và điều này lại dẫn tới các lựa chọn méo mó về nghề nghiệp (tập trung vào các nghề có thu nhập cao hơn nhanh chóng để có tiền trả nợ thay vì các quan tâm khác không trực tiếp liên quan tới tiền bạc), và làm nản lòng các nhóm dân cư thu nhập thấp liên quan tới chuyện vào cao đẳng/đại học.

Theo kết quả khảo thí của OECD liên quan tới trình độ của học sinh cấp 2 ở 37 quốc gia, nước Mỹ xếp thứ 21 về khả năng đọc hiểu, thứu 31 về toán, và thứ 34 về khoa học. Ngay trong nội bộ nước Mỹ, khoảng cách về trình độ giữa các học sinh da trắng và Á châu với nhóm các học sinh da đen và Mễ ngày càng lớn dần. Trong khi đó, tỷ lệ học sinh gốc Mễ trong tổng số học sinh Mỹ lại ngày càng tăng. Điều này càng kéo mặt bằng trình độ học sinh của Mỹ tụt lùi hơn. Tệ hơn nữa là khoảng cách về học thức và thành tích học tập của nam và nữ ở Mỹ đang ngày càng lớn, với số nữ tốt nghiệp cao đẳng/đại học hiện chiếm tới 58% tổng số sinh viên tốt nghiệp.

Lực cản thứ 3, theo Gordon là quan trọng nhất, là sự bất bình đẳng về thu nhập ngày càng tăng. Tăng trưởng về thu nhập của hộ gia đình từ năm 1993 tới 2008 ở Mỹ là 1.3%. Tuy nhiên, 99% bên dưới chỉ được hưởng tăng trưởng thu nhập có 0.75%. Số 1% ở bên trên đã hưởng tới 52% thành quả của toàn bộ tiến bộ về thu nhập trong vòng 15 năm qua của Mỹ.

Lực cản thứ 4 theo Gordon là quá trình toàn cầu hoá cũng như sự phổ biến của ICT (công nghệ thông tin và liên lạc). Hệ quả của nó là việc outsourcing đủ loại, từ các tổng đài dịch vụ trả lời điện thoại tới các phòng xét nghiệm y khoa. Lao động giá rẻ (hơn) của nước ngoài sẽ không chỉ cạnh tranh với người Mỹ qua outsourcing mà còn qua cả nhập khẩu. Hàng nhập khẩu của nước ngoài sẽ không chỉ dừng lại ở các sản phẩm thâm dụng lao động, mà đang và sẽ kết hợp cả lợi thế về lao động rẻ lẫn trình độ và năng lực công nghệ đang ngày càng phát triển của các nước này.

Lực cản thứ 5 là các tiêu chuẩn về sử dụng năng lượng và môi trường. Nếu như hồi đầu thế kỷ 20, các tiêu chuẩn môi trường là một khái niệm thứ yếu và các ống khói nhà máy nhả khói đen lên bầu trời được coi là các biểu hiện của thịnh vượng thì ngày nay hệ thống các tiêu chuẩn về môi trường đang làm cho gánh nặng của người tiêu dùng trong việc trả các chi phí môi trường này ngày càng nặng.

Ấn Độ và Trung Quốc là hai nước tăng trưởng nhanh hơn Mỹ rất nhiều, và kết hợp lại họ có mức xả thải chí CO2 nhiều gấp đôi nước Mỹ. Thế nhưng hai nước này vẫn phản đối chuyện áp dụng các tiêu chí về môi trường nghiêm ngặt hơn, vì theo họ, các nước giàu ở Bắc Mỹ, Âu Châu, và Nhật đã không bị bất cứ ràng buộc nào về môi trường trong thế kỷ 20 khi các nước này phát triển hệ thống công nghiệp của họ. Vì thế không có lý do gì ép các nước đi sau phải chịu các ràng buộc mới.

Lực cản thứ 6, và là cuối cùng theo Gordon, là tình trạng lưỡng thể của thâm hụt ngân sách chính phủ và ngân sách hộ gia đình. Ngay từ năm 2007 thì nước Mỹ đã rơi vào tình trạng chưa từng có trong lịch sử là tổng số nợ lên tới 133% thu nhập khả dụng. Tình trạng nợ công hồi đó vẫn trong tình trạng kiểm soát được nhưng giờ đây đã bùng nổ. Các hộ gia đình đang phải thắt lưng buộc bụng để giảm nợ (và điều này sẽ có hại cho tăng trưởng). Để cải tình trạng thâm hụt ngân sách, chính phủ Mỹ cũng sẽ phải tăng thuế, giảm chi tiêu công, cắt giảm các khoản hỗ trợ, thậm chí phải tăng độ tuổi về hưu (nhằm giảm gánh nặng cho các quỹ hưu trí và trợ cấp). Tất cả các yếu tố này đều sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong trung và dài hạn.

Ảnh hưởng đến tăng trưởng

Gordon cho rằng mặc dù theo ông tiến bộ công nghệ hiện nay không thúc đẩy tăng năng suất lao động nhiều như trước, nhưng để lập luận, cứ giả sử rằng vai trò này vẫn y như 2 thập kỷ trước năm 2007. Trong vòng 2 thập kỷ này, Gordon tính được tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người là 1.8% ở Mỹ. Ông áp dụng giả sử này để ước tính tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ trong 20 năm kế tiếp, từ 2007 tới 2027.


​​Theo ông, việc thế hệ baby-boomer nghỉ hưu sẽ làm cho kỳ vọng tăng trưởng bị tụt xuống chỉ còn 1.6% (tính toán dựa theo kết quả của các cơ quan chính phủ Mỹ) và sự tụt hậu của hệ thống giáo dục sau phổ thông tiếp tục kéo tiềm năng tăng trưởng xuống thêm 0.2% nữa, còn lại 1.4% (theo kết quả tính toán của Dale Jorrgenson và cộng sự).

Nếu bất bình đẳng về thu nhập tiếp tục diễn biến xấu đi theo đúng chiều hướng của hai thập kỷ trước, thì Gordon cho rằng 99% dân cư Mỹ chỉ được kỳ vọng hưởng mức tăng GDP thực tế bình quân đầu người là 0.9%. Thế nhưng toàn cầu hoá sẽ tiếp tục tấn công vào tầng lớp trung lưu Mỹ, đưa kỳ vọng này xuống còn 0.7%. Các chỉ tiêu về năng lượng và môi trường của Mỹ kéo tiếp kỳ vọng này xuống còn 0.5%. Cuối cùng, quá trình giảm thâm hụt của cả chính phủ Mỹ lẫn người dân Mỹ sẽ làm cho kỳ vọng tăng trưởng của Mỹ trong giai đoạn 2007-2027 chỉ còn lại đúng 0.2%.

Và theo Gordon, các ước tính của ông là khá lạc quan. Lý do là ông vẫn dựa trên giả sử về việc tiến bộ công nghệ trong giai đoạn này vẫn có tác dụng tích cực đến năng suất lao động y như hồi hai thập kỷ liền trước năm 2007. Điều này, theo ông là một giả sử hơi hoang đường, vì như ông đã lập luận, giá trị của các tiến bộ công nghệ trong khoảng 10 năm trở lại đây của cuộc cách mạng KHKT lần thứ 3 đối với tăng trưởng kinh tế đã gần như không còn.


- “Khủng hoảng nợ châu Âu còn lâu mới kết thúc” (VnEco).
- Tây Ban Nha ‘chưa yêu cầu cứu trợ’ (BBC).
- Tại Trung Quốc : đầu tàu kinh tế thế giới đang hụt hơi (RFI). – Kinh tế TQ ‘đi đúng hướng’ (BBC).
- Quốc hội và lòng dân (TN). “ Gánh nặng thuế quá lớn sẽ chỉ khuyến khích việc trốn thuế và bóp méo sự phân bổ nguồn lực. Quyết sách của Quốc hội cần phù hợp với lòng dân.” - Tờ trình về mức giảm trừ gia cảnh: Còn nhiều ý kiến khác nhau (SGGP). - Vì đâu… ngỡ ngàng? (PLTP). - Thuế thu nhập cá nhân: Bên nâng, bên hạ.- Lào Cai ban hành quyết định viện phí trái pháp luật (TT). - Hà Nội: Dân khởi kiện thanh tra giao thông (DV).
- Mở ra cơ hội tích tụ đất nông nghiệp (TBKTSG). – Giao đất nông nghiệp đến 50 năm (NLĐ).
- Người nông dân thiệt thòi vì công nghiệp hóa (TN).
- Đề xuất chạy xe Túc Túc: Nhớ bài học về ốc bươu vàng(VOV).
- Hai xe công cùng chung biển số (TN).
-  Giả danh cán bộ Văn phòng Chính phủ để lừa đảo  (TT).
- Chi Cục trưởng khai gian tuổi (NLĐ).
- Đà Nẵng báo cáo “mơ hồ” về thực trạng đầu tư nước ngoài (Infonet).
- NHỮNG XÁC CHẾT BIẾT ĐI VÀ NHỮNG NẦM MỒ TẬP THỂ (Nguyễn Văn Thiện). - Dự án bauxite Lâm Đồng: Chậm gần 2 năm (TN).
-Trung Quốc bóc lột lao động để sản xuất iPhone: China Contractor Again Faces Labor Issue on iPhones (NYT 10-9-12)
- Bình chọn giải thưởng Nguyễn Văn Trỗi lần 5-2012 (TT).

-Quả Trứng Và Con Gà-Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt Ngày 120910
"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị"
Chuyện Thất Nghiệp: Trứng Lép Sinh Gà Còi  

* Đỏ mắt tìm việc làm * 
Một ngày sau khi Đại hội Toàn quốc của đảng Dân Chủ kết thúc trong niềm hoan lạc thì thống kê của bộ Lao động lại như xối nước lạnh với một cái tin rất nóng. Trong Tháng Tám, thất nghiệp giảm 0,2% nhưng kinh tế chỉ tạo thêm có 96 ngàn việc làm.
Người lạc quan thì mừng là thất nghiệp hạ dần và coi đó là ly nước đã đầy một nửa. Bi quan thì nói rằng số 96 ngàn việc ngoài canh nông còn thấp hơn dự đoán khá bi quan của giới kinh tế là 125 ngàn. Câu chuyện nó rắc rối hơn vậy!
Thống kê lao động được công bố vào lúc 8:30 sáng ở miền Đông. Sau đó, thị trường chứng khoán không tuột dốc như đầu Tháng Năm khi có tin xấu về nhân dụng mà xập xình rồi lại lên. Chỉ vì từ tin kém vui mà thiên hạ đoán tiếp là Ngân hàng Trung ương đành tung bửu bối cấp cứu QE3 - "quantitative easing" lần thứ ba! Đâm ra tin xấu mà đưa đến kết luận tốt, làm sao mà người bình thường hiểu ra?
Nhưng vấn đề nào chỉ có vậy, vì còn chuyện... trái trứng nở ra con gà hay con gà đẻ ra quả trứng? Là tương quan nhân quả của thất nghiệp. Hoặc cái vòng luẩn quẩn như sợi dây thun.
Kinh tế Mỹ tùy thuộc đến hơn 70% vào tiêu thụ, nhà tiêu thụ mới là vua là chúa. Nếu giới tiêu thụ lại là Chúa Chổm vì mắc nợ hoặc thất nghiệp thì kinh tế khó tăng trưởng: doanh nghiệp sợ ế, ngại đầu tư và tuyển người. Chưa kể là cứ ló đầu lên là sợ bị gọt tóc vì lưỡi hái thuế vụ đang lơ lửng trên đầu. Nghĩa là làm sao?
Kinh tế tăng trưởng thấp vì thất nghiệp và thất nghiệp cao càng làm giảm mức tiêu thụ nên càng cản đà tăng trưởng trong vòng u ám khôn nguôi. Vì sâu chuỗi nhân quả như vậy, các chính khách tha hồ rao bán liều thuốc cứu nguy kinh tế mà người dân bình thường khó kiểm được lẽ đúng sai.
Muốn nhìn cho ra lẽ, ta phải trở lại thống kê nhân dụng - và thấy ra một nghịch lý khác trong phương pháp thống kê. Số là hàng tháng, bộ Lao động tiến hành hai loại khảo sát tại ngọn và tại gốc về tình hình lao động trong tháng, với những dữ kiện sơ lược còn phải điều chỉnh.
Loại một là cuộc khảo sát một dân số mẫu là sáu vạn hộ gia đình, gọi là "Household Survey" để xem là trong tháng qua, có bao nhiêu người khai báo là đã thất nghiệp trong vòng bốn tuần trước. Kết quả khảo sát vừa công bố là tỷ lệ thất nghiệp 8,1% với số thất nghiệp chính thức là 12 triệu rưởi. Nhưng kết quả này còn sai trệch do định nghĩa của chữ "thất nghiệp".
Định nghĩa ấy loại bỏ thành phần nhân lực đông đảo bị khiếm dụng. Đó là tám triệu người phải làm việc bán thời dù muốn làm toàn thời, thêm hai triệu sáu những người dật dờ khi làm khi nghỉ, đôi khi có tìm việc trong 12 tháng qua. Trong số hai triệu sáu này có 84 vạn người nản chí khỏi đi kiếm việc nữa vì tìm mãi không ra....
Nếu cộng cả số chính thức (12,5 triệu) và khiếm dụng (tám triệu bán thời và hai triệu sáu "dính sơ vào thị trường lao động" - marginally attached) thì có 23 triệu người đang khốn đốn nên phải chi tiêu dè xẻn và càng làm kinh tế khó tăng trưởng.
Trong Đại hội Cộng Hoà, bài ứng khẩu của Clint Eastwood trong vai danh hài đối thoại với cái ghế trống của Tổng thống Obama là một tuyệt chiêu - mà nói không sai về con số 23 triệu người thiếu việc. Nhiều nhà bình luận lại bảo rằng ông ta nói láo và báo chí cứ thế mà nói theo.
Làm sao báo chí còn hiểu ra một chi tiết khác về tiêu chuẩn tính toán?
Xưa nay, được coi là thuộc thị trường lao động những ai đã có lúc tìm việc trong bốn năm trước. Từ năm 1994, Chính quyền Bill Clinton cho sửa định nghĩa "lực lượng lao động" khi ra tiêu chuẩn mới là "có tìm việc trong 12 tháng qua". Nếu áp dụng tiêu chuẩn cũ (bốn năm) thì mức thất nghiệp có thể còn cao hơn ít nhất là 1%.
Mà lực lượng này không kể đến chín triệu người lãnh bảo hiểm vì khuyết tật – disability insurance. Xưa nay họ vẫn có khả năng đi làm nếu thấy hưng phấn và có cơ hội, nhưng nay thì đành ngồi nhà lãnh lương hàm. Hai chục năm trước, cứ 35 người lao động là có một người khuyết tật, ngày nay, tỷ số đó là 16/1: công quỹ thêm hao tốn mà mức khiếm dụng thật lại còn cao hơn một hai phần trăm!
Nói rằng nước Mỹ chưa khai thác hết tiềm năng nhân lực thì hơi trừu tượng. Chỉ xin nhớ tỷ lệ tham dự vào lực lượng lao động hiện nay của Hoa Kỳ ở khoảng 63,5%, mức thấp nhất kể từ hơn ba chục năm qua.
Cuộc khảo sát thứ hai đi vào gốc, nơi tuyển người, gọi là "Establishment Survey".
Người ta thăm dò ý kiến 160 ngàn cơ sở tư doanh và công quyền, là dân số đại diện cho 400 ngàn nơi tuyển dụng thành phần công nhân viên ngoài nông nghiệp, loại thừa hành, không thuộc lớp đốc công hay chỉ huy. Kết quả khảo sát là số việc làm ăn lương của khu vực dân sự, với chi tiết về mức lương, giờ lao động của các ngành nghề trong tháng qua. Thống kê vừa công bố hôm Thứ Sáu là một sự thất vọng khác.
Tháng Tám chỉ có thêm 96 ngàn việc, trong số này có 28 ngàn việc hầu bàn và rót rượu. Xin hiểu cho là lương thấp, việc khó bền - đôi khi là của cử nhân bị khiếm dụng nên lấy chỗ của sinh viên, học sinh. Đấy là tiểu tiết để nhắc nhở bà con nhớ cho tiền "tip" khi vào nhà hàng! Chi tiết khác: việc làm trong khu vực biến chế lại giảm (15 ngàn) khi các hãng xe thải thợ để tu bổ cơ xưởng mà tuyển lại còn ít hơn trước! Còn lại, các khu vực kia thì chẳng nhúc nhích
Chuyện bi đát hơn vậy là thù lao nói chung chỉ thêm 1,7% trong cả năm - thấp hơn mức lạm phát - tức là lợi tức thật còn bị giảm. Và số giờ làm việc hụt mất 10% của một giờ. Sáu phút nhỏ nhoi ấy mà nhân với số giờ lao động trên toàn quốc thì có nghĩa là vài trăm ngàn việc đã bị mất. "Cái được dễ thấy, cái mất khó tìm và dễ che giấu" là một quy luật kinh tế. Làm ít, lương nghèo thì tiêu thụ phải giảm. Đâm ra trứng lép nở ra gà còi.
Nhìn trên trục thời gian thì còn ngán ngẩm hơn.
Mọi cuộc khảo sát hàng tháng đều chỉ là sơ khởi và cần điều chỉnh. Thống kê Tháng Tám điều chỉnh và hạ thấp kết quả của hai tháng trước: mỗi tháng số việc làm bị giảm thêm hai vạn. Y như năm ngoái, tình hình nhân dụng có vẻ khả quan trong ba tháng đầu năm rồi lại tuột dốc.
Khi kinh tế Hoa Kỳ bị suy trầm, chính thức là từ Tháng 12 năm 2007 đến Tháng Bảy năm 2009 thì thất nghiệp tất nhiên phải tăng. Nhưng vẫn chưa giảm sau giai đoạn hồi phục èo uột từ ba năm nay. So với đỉnh điểm suy trầm thì kinh tế mất thêm bốn triệu bảy việc, vì thế nếu mỗi tháng  mà chỉ tạo thêm mươi vạn công việc thì bốn năm nữa ta mới trở về mức thất nghiệp cũ! Trong khi ấy dân số đến tuổi lao động vẫn thêm hơn ba triệu, riêng trong Tháng Tám thì tăng 213 ngàn người.
Thống kê Lao động là một tài liệu 38 trang khó nhá chứ không hấp dẫn bằng truyện võ hiệp hay trinh thám. Người viết vẫn phải ngốn để vẽ ra bức tranh nhân dụng trong một bài ngắn với một số giải thích về phương pháp thu thập và khai thác thống kê.
Chuyện đáng nhớ nhất là số người Mỹ đang có việc làm chỉ bằng mức Tháng Tư năm 2000, dù rằng từ đó đến nay dân số đã thêm 31 triệu. Và 45 triệu người đang lãnh phiếu lương thực, một tỷ lệ dân số là 15%, gần gấp đôi con số trung bình của 30 năm cuối của thế kỷ 20, 1970-2000.
Khung cảnh u ám chưa từng thấy từ một thế hệ khiến ta biết được khó khăn trước mắt và nên hoài nghi phép lạ kinh tế mà các ứng cử viên đang hứa hẹn với cử tri. Và nên e chừng những liều thuốc đổ bệnh đã từng thấy.
Cái chuyện gà què ăn quẩn mà nuốt phải dây thun như vậy thì xin để kỳ khác....
NXNghia-Quả Trứng Và Con Gà
**************



China’s Evolving WebProject Syndicate -Andrew Sheng
A market economy can be understood as a web of public and private contracts that are linked with each other, with one default potentially triggering an avalanche of broken promises. To understand China’s socialist market economy, it is essential to examine these different forms of contracts and their institutional structures.

Nợ mới bằng nhân dân tệ của Trung Quốc tăng vượt dự báo trong tháng 8
Điều này chứng tỏ sau 2 lần hạ lãi suất, các nỗ lực thúc đẩy kinh tế của chính phủ Trung Quốc có thể đang phát huy hiệu quả.

Euro duy trì thấp trước lo ngại khủng hoảng eurozone
Euro ngừng giảm với USD trước các báo cáo có thể chỉ ra khủng hoảng khu vực đồng euro (eurozone) nghiêm trọng hơn chính thức công bố.
Trung Quốc tăng đầu tư vào châu Âu trong quý II
Trung Quốc đang tăng cường đầu tư ở nước ngoài, trong đó, châu Âu được coi là một trong những thị trường hấp dẫn nhất của nước này.
Thép nhập khẩu từ Trung Quốc 8 tháng gấp 5 lần cả năm 2011
Tồn kho rất cao vì vậy các doanh nghiệp sản xuất thép Trung Quốc đang đẩy mạnh việc xuất khẩu thép sang Việt Nam và các nước ASEAN.
China on track to meet 2012 growth target: Wen
TIANJIN, China (Reuters) - China is on track to meet this year's target for economic growth and if needed the government could utilize a 100 billion yuan fiscal stability fund to boost growth, Premier Wen Jiabao said on Tuesday.
Germany says U.S. debt levels "much too high"
BERLIN (Reuters) - German Finance Minister Wolfgang Schaeuble questioned on Tuesday how the United States could deal with its high levels of government debt after November's presidential election.
The Female Factor: Women in Prison Fare Better in ChinaNYT -On paper at least, women are entitled to better treatment in Chinese prisons than in the United States.


Cả trăm gia đình bỗng dưng mắc nợ ngân hàng
Nguyên nhân là do trưởng thôn nhận làm thủ tục vay vốn cho các gia đình tại Agribank chi nhánh huyện Phú Hòa, nhưng sau đó chiếm dụng, tổng cộng gần 2 tỉ đồng.- Cán bộ ngân hàng tắc trách, khách lao đao (NĐT).
- Thường vụ Quốc hội bàn về quy trình bỏ phiếu tín nhiệm (DT).- Bàn về chủ nghĩa cá nhân – Bài 1 (Freemanonline/ Phạm Nguyên Trường).
- Hong Kong: Phe ủng hộ dân chủ đã giành thắng lợi (TTXVN).
- Triều Tiên chấp nhận viện trợ của Hàn Quốc (Petrotimes).
- Chỉnh Đảng rồi gì nữa? (BBC). GS Nguyễn Minh Thuyết: ““Thực sự ra người Trung Quốc can thiệp sâu được vào những chuyện như thế này là rất khó. Và cũng có khả năng người ta cố ý tung ra những tin đồn liên quan tới con ngoáo ộp Trung Quốc để dọa dẫm mọi người.””
- Tổng Bí thư sẽ thăm chính thức Singapore từ 12-14/9 (ĐT).
- Tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4: Kiểm điểm nghiêm, xử lý nghiêm (Đ ĐK).
- Yêu cầu giải trình vụ bắt Dương Chí Dũng (BBC).
- Tấm hình biết nói – Khen ai khéo vẽ cái mu hình! (DLB). - Đảng ta không đau mắt (Bùi Văn Bồng).   - Vì sao Bảo tàng Hà Nội vắng vẻ? (Nguyễn Thông). – - CÁC TỔ CHỨC ĐẤU TRANH CHO QUYỀN LỢI NGƯỜI LAO ĐỘNG CẢNH BÁO ĐỜI SỐNG CÔNG NHÂN VIỆT ĐÃ QUÁ CÙNG CỰC   –   “CON VUA THÌ ĐƯỢC LÀM VUA, CON CỦA SÃI CHÙA THÌ QUÉT LÁ ĐA” : Sự học của con công nhân: Khó khăn trăm bề! (DĐ Công Nhân).
- Tốt nghiệp loại giỏi có chắc sẽ là công chức giỏi? (TT).
- Sai phạm tại Trung tâm GTVL Bắc Giang bị “chìm xuồng”? (PLVN).
- Công viên Thống Nhất bị cày xới (TP).

- Hãy bắt tay vào xử lý nợ xấu (Cafef).
- Một số chi nhánh NHNN các tỉnh cho phép mở VPGD NHTM khi chưa có ý kiến chỉ đạo của Thống đốc(Cafef/TTVN).
- Agribank giãn nợ cho khách hàng chưa trả đúng hạn (VNEco).  - Eximbank vào Top 1.000 ngân hàng lớn nhất thế giới (EBank).
- VN lai tạo thành công hai giống lúa chất lượng cao (TTXVN).
- Truy thu thuế trường hợp tạm nhập tái xuất quá hạn chưa thanh khoản (CP).
- 7 tháng đầu năm, Việt Nam xuất siêu 8,8 tỷ USD sang thị trường châu Mỹ (NDHMoney).
- Nợ xấu BĐS ảo vì ‘trận đồ ma quái’ DN – NH – DN ! (Vinacorp/PT).
- Đà Nẵng báo cáo “mơ hồ” về thực trạng đầu tư nước ngoài (Infonet).
- Thép nhập từ Trung Quốc tăng, gây khó cho sản xuất (TTXVN).
- Thăng trầm mành nứa Công Xá (QĐND).

- Bất thường lãi suất (VIR).  - Lãi suất hạ đã bắt đầu phát huy tác dụng (ĐTCK).
- Chưa đủ công cụ giám sát “vùng mờ” (SGTT).
- Bài học sau một cú sốc (SGTT).
- Trước 1/10, EVN hoàn thành đề xuất điều chỉnh giá điện (DT). - Rập rình giá điện (TP).
- Đòi tăng giá xăng lên 24.450 đồng/lít (TT). - Sẽ kiểm tra 136 cây xăng nghi ngờ có hành vi “găm hàng” (Petrotimes). - Giảm thuế nhập khẩu, xăng dầu chưa tăng giá  (SGTT).
- Giải chấp “khối u” bất động sản thế chấp (VIR). - Khi người dân chọn mua nhà theo…tiến độ (DT).
- Sudico, chặng đường mới nhìn từ báo cáo tài chính (VnEco).
- Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động tạm nhập, tái xuất (TP).
- Chế biến gỗ XK: Đói cả vốn lẫn nguyên liệu  (NNVN).
- Đại gia kinh doanh nông sản nợ gần 85 tỷ đồng: Thua lỗ hay lừa đảo?  (NNVN).

Xe Túc Túc không phù hợp với đô thị VN (Khampha).
Lưu hành xe Túc Túc: Đề xuất ngược đời
(Tin tuc) - Ngay sau khi Hiệp hội vận tải Thành phố Hà Nội đề xuất với Bộ GTVT cho nhập khẩu và lưu hành loại xe 3-4 bánh (còn gọi là xe Túc Túc), đa số độc giả đã bày tỏ sự không đồng tình, thậm chí phản ứng dữ dội với đề xuất lạ lùng này.
Đề xuất chạy xe Túc Túc: Nhớ bài học về ốc bươu vàngĐài Tiếng Nói Việt Nam
Xe tuk tuk không thay được xe máy!Dân Trí
Nhập xe tuk tuk để hạn chế xe máyThanh Niên

- Sông Tranh 2 đánh cược tính mạng người dân(RFA).
- Thanh Hóa: Gần 3.600 người dân xã Quảng Phú cần cứu trợ (VOV). - 12 người thương vong, thiệt hại hơn 800 tỷ đồng do mưa lũ (DT). - Thanh Hoá: Nhiều xã vẫn bị nước lũ cô lập  (NNVN).
- Không cho tham gia đấu thầu nếu thuốc có nhiều đơn giá  (NNVN).
- Làm thơ tranh đấu cho quyền phụ nữ (Người Việt).
- Thịt gà 30.000 đồng/kg lại ồ ạt ra chợ (VEF).
- “Địa ngục” ở trần gian – Kỳ 7: Chạy trốn (TT).
- Cổ vật trên con tàu đắm đang ‘chảy máu’ (ĐV). - Tranh giành cổ vật náo loạn vùng quê(TT). - Dân mót cổ vật bán tiền tỉ, tỉnh gấp rút khai quật tàu đắm (Infonet).
- Hàng ngàn cá sấu ngoi lên mặt nước: Điềm báo động đất? (ĐV).

Tổng số lượt xem trang