Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

Vinalines lỗ hay lãi?

Chi phí đầu tư đội tàu của Vinlines giảm từ 100.000 tỷ đồng xuống còn 68.000 tỷ đồng.

Tổng thanh tra Chính phủ đột ngột thay đổi quan điểm khi tuyên bố Vinalines kinh doanh hiệu quả và chỉ bắt đầu lỗ từ năm 2011.
Ông Huỳnh Phong Tranh đã báo cáo trước Quốc hội chiều 7/6 về kết quả thanh tra các tập đoàn kinh doanh và tổng công ty lớn, trong đó có Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines).

 Mới tháng trước, cơ quan thanh tra đưa tin cho truyền thông trong nước rằng Vinalines, trong thời kỳ bị thanh tra từ 2007 đến 2010, đã thua lỗ, lãng phí “hàng nghìn tỷ đồng”.

Ngày 30/5, Bộ trưởng Giao thông – Vận tải, Đinh La Thăng, phàn nàn với báo giới vì sao thanh tra không dùng số liệu của Bộ Tài chính để chứng minh Vinalines có lãi trong cả bốn năm.

Nay Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nói với Quốc hội rằng trước khó khăn, Vinalines “vẫn duy trì hiệu quả sản xuất kinh doanh nhưng mức độ càng về sau càng kém”.

Ông cho biết: “Năm 2007 lợi nhuận sau thuế là 934 tỷ, năm 2008 lợi nhuận sau thuế là 1.272 tỷ, năm 2009 là 381 tỷ, năm 2010 chỉ có 114 tỷ”.

Ông giải thích những con số này là theo quy định của Bộ Tài chính hướng dẫn về hạch toán và rằng “theo thông tin thì năm 2011 bắt đầu lỗ”.

Chưa rõ vì sao phía thanh tra chính phủ đột nhiên thay đổi quan điểm, sau khi truyền thông trong nước, dẫn nguồn thanh tra, đã lên án “thất bại” Vinalines.

Đến ngày 22/5, Bấm tờ báo của ngành thanh tracòn loan tin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “đồng ý với kết luận của Thanh tra Chính phủ” về Vinalines.

Theo đó, thanh tra “đã chỉ ra hàng loạt sai phạm dẫn đến việc thua lỗ, lãng phí hàng nghìn tỷ đồng của Vinalines”.

Toàn bộ tường thuật khi đó không hề đề cập lợi nhuận sau thuế của Vinalines.

Đây cũng là Bấm thông điệp chínhcủa hầu hết các bài báo trên truyền thông trong nước thời gian qua.

Sức ép dư luận khiến Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng, hôm 30/5, phải lên báo phân giải về trách nhiệm của Bộ.

Trong đó, ông Thăng cho hay vì Bộ Tài chính “cho phép giãn khấu hao và chênh lệch tỉ giá”, nên kết quả báo cáo chứng tỏ Vinalines “trong các năm đều có lãi”.

Vị bộ trưởng phàn nàn “không hiểu sao thanh tra lại không căn cứ vào văn bản của Bộ Tài Chính để có kết luận phù hợp”.

Ba vi phạm chính

Cũng trong báo cáo với Quốc hội hôm 7/6, ông Huỳnh Phong Tranh nói đã phát hiện ba vi phạm chính của Vinalines, gồm

  • đầu tư dài hạn "dàn trải và nóng vội, chủ yếu bằng vốn vay chiếm tỷ lệ rất cao" (tổng nguồn vốn và tổng tài sản của Vinalines hiện tại là 48.000 tỷ đồng, đầu tư dài hạn đã chiếm tới 82%);
  • "hiệu quả khai thác tàu thấp và quá trình quản lý, vận hành tàu phân tán và manh mún"; và
  • đầu tư cảng biển, cơ sở hạ tầng trong giai bị thanh tra cho thấy đã "không đạt kế hoạch đề ra, chậm tiến độ và phát huy hiệu quả kém".

Cựu lãnh đạo Vinalines, Dương Chí Dũng, hiện đang bị truy nã

"Vinalines vẫn duy trì hiệu quả sản xuất kinh doanh nhưng mức độ càng về sau càng kém, cụ thể, năm 2007 lợi nhuận sau thuế là 934 tỷ đồng, năm 2008 lợi nhuận sau thuế là 1.272 tỷ đồng, năm 2009 là 381 tỷ đồng, nhưng năm 2010 chỉ có 114 tỷ đồng", ông Tranh nói.

Theo Tổng thanh tra thì tuy công tác điều tra chỉ làm đến 2010 nhưng theo thông tin mà thanh tra có được thì sang năm 2011, tổng công ty này bắt đầu lỗ và vì thế Thanh tra chính phủ kiến nghị cần cơ cấu lại Vinalines.

Vụ Vinalines bắt đầu khi xuất hiện các nghi vấn về việc việc sửa chữa ụ nổi 83M sau khi thấy có dấu hiệu tham ô tài sản trong việc sửa chữa ụ nổi này.

Quyết định khởi tố và truy bắt các lãnh đạo Vinalines liên quan đến việc quản lý và sử dụng vốn của Vinalines trong giai đoạn 2007-2010 chính là dựa trên kết luận của Thanh tra Chính phủ hồi tháng Tư.

Trong báo cáo trước Quốc hội chiều ngày 7/6, ông Huỳnh Phong Tranh nêu rõ kết luận của cơ quan thanh tra là Vinalines đã vi phạm pháp luật khi mua ụ nổi 83M với bốn sai phạm chính:

  • toàn bộ dự án sửa chữa tàu phía Nam và ụ tàu nổi là chưa có quy hoạch dù Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo đồng ý cho làm, nhưng theo quy định là phải bổ sung quy hoạch và khi duyệt quy hoạch thì mới được triển khai.
  • mua ụ tàu nổi 43 tuổi, vượt 28 tuổi so với quy định theo Nghị định 49 của Thủ tướng Chính phủ
  • mua khi chưa có đơn vị nào cam kết tài trợ và mua với giá rất cao, lên tới 489 tỷ đồng, giá bình quân là 70% giá đóng tàu mới của thế giới, trong khi tàu đã vượt 28 tuổi.
  • thời gian kéo dài chưa đưa vào khai thác, đẩy những chi phí khác lên đến trên 24 tỷ đồng và hiện nay hàng tháng phải chi 1,6 tỷ đồng chi phí, trong khi ụ tàu chưa hoạt động.

Tổng thanh tra chính phủ đã đi đến kết luận: "Những vi phạm của TCT Hàng hải Việt Nam chúng tôi đã chuyển cơ quan điều tra để mở rộng điều tra và làm rõ thêm về ụ tàu nổi vì đã có khởi tố vụ sửa chữa tàu và bây giờ khởi tố làm rõ thêm những sai phạm trong việc mua tàu và quản lý tàu."

 

 

 

@ bbc Vinalines lỗ hay lãi?

- Muốn chất vấn Bộ trưởng Thăng nhiều hơn ngoài Vinalines (VNN).
 - Quốc hội muốn chất vấn Bộ trưởng Thăng (TQ). – Vinalines và ‘cú’ giảm quy hoạch tới 32.000 tỷ đồng! (VTC). – Sẽ bán tàu già để lấy tiền tái cơ cấu Vinalines.  – Vinashin chào bán hàng loạt công ty con (SGTT).

- Đại biểu Quốc hội: Khó tin nổi màn “ảo thuật” nghìn tỷ của Vinalines! (DT).

 

(Dân trí)- “Sau khi báo chí nêu, các nhà khoa học phản biện, Vinalines điều chỉnh kinh phí đội tàu từ 100.000 tỷ xuống 68.000 tỷ. Chỉ trong vài hôm quy hoạch đã được thay đổi và giảm đến 32.000 tỷ, nếu làm quy hoạch như thế này, nói thật là chúng tôi khó có thể tin được”.
 >> “Nhà nước quá nuông chiều “công tử” Vinashin, Vinalines”
 >> Vinashin và Vinalines gây lo ngại cho các nhà tài trợ
 >> Vinalines đã ném tiền ra biển như thế nào?

Chi phí đầu tư đội tàu của Vinlines giảm từ 100.000 tỷ đồng xuống còn 68.000 tỷ đồng.
Chi phí đầu tư đội tàu của Vinlines giảm từ 100.000 tỷ đồng xuống còn 68.000 tỷ đồng.

 

Đại biểu Lê Văn Học (tỉnh Lâm Đồng) bày tỏ chính kiến trước thực trạng đầu tư giàn trải, phân tán, hiệu quả thấp đối với các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, cũng như các công trình cơ bản trong buổi thảo luận về Đề án Tái cơ cấu nền kinh tế sáng nay 8/6.

 

Hầu hết các đại biểu Quốc hội đồng tình với việc cần thiết phải Tái cơ cấu nền kinh tế. Tuy nhiên, theo đánh giá, đề án đánh giá thực trạng, nguyên nhân sâu xa cơ bản của sự yếu kém nền kinh tế chưa được nêu rõ để tìm ra những giải pháp tái cơ cấu hiệu quả. Ngoài ra, Đề án cũng chưa xác định yêu cầu nguồn nhân lực, chưa tính toán về nhu cầu tài chính để thực hiện tái cơ cấu. Khi tái cơ cấu thì ảnh hưởng tới tình hình kinh tế xã hội ra sao? Đâu là những ngành, sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam có giá trị gia tăng cao, đâu là những công trình tiêu biểu xứng tầm với đất nước?

 

“Tôi cho đây mới chỉ là một công trình lý thuyết tổng quát về tái cơ cấu kinh tế, trong điều kiện của Việt Nam phải được cụ thể hóa rất nhiều nội dung mới có thể triển khai được”, đại biểu Học cho hay.

 

Cũng theo đại biểu này, đề án phải nêu ra được các biện pháp nhằm khắc phục triệt để việc đầu tư giàn trải, phân tán, hiệu quả thấp trong những năm vừa qua.

 

Vị đại biểu này dẫn chứng bằng những số liệu trong lĩnh vực xây dựng những công trình cầu đường bộ giao thông, suất đầu tư đường bộ cao tốc của Việt Nam cao hơn rất nhiều so với các nước khác từ 1,5 đến 2 lần. Theo số liệu thống kê thì xây dựng cầu đường bộ của Trung Quốc khoảng 6 triệu USD/1 km, ở Mỹ là 8 triệu USD/km. Còn ở Việt Nam, ví dụ như đường Láng - Hòa Lạc dài 30 km, chúng ra sử dụng khoảng 7.500 tỷ, tức 250 tỷ đồng trên 1 km, khoảng 12 triệu USD. Đường Hồ Chí Minh - Trung Lương 4 làn xe, chi phí tính ra 9,9 triệu USD/1 km…

 

Tại sao giá thành cao như vậy mà chúng ta không tiết kiệm được, vị đại biểu này cho rằng, là do chúng ta sử dụng tư vấn giám sát, máy móc thiết bị đều của nước ngoài, đặc biệt của nước cấp ODA nên tốn kém, lãng phí. Toàn bộ máy móc thiết bị khi thi công, xe cộ, phương tiện của ban quản lý dự án khi xong 1 công trình là hết thời hạn khấu hao.

 

Về công nghiệp tàu thủy và hàng hải, thời gian qua chúng ta đầu tư giàn trải, không đúng mục tiêu, gây thất thoát tài sản và vốn. Đại biểu Học cho hay: Theo quy hoạch được phê duyệt ngành tàu biển Vinalines giai đoạn 2011 - 2020 sẽ mua và đóng mới khoảng 160 con tàu, dự toán khoảng 100.000 tỷ. “Sau khi báo chí nêu, các nhà khoa học phản biện, Vinalines lại điều chỉnh tổng kinh phí đội tàu xuống 68.000 tỷ. Như vậy, chỉ trong vài hôm quy hoạch đã được thay đổi và giảm đến 32.000 tỷ. Nếu làm quy hoạch như thế này, thì nói thật là chúng tôi khó có thể tin được”, vị đại biểu nhấn mạnh.

 

Cùng về đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, đại biểu Lê Nam (Thanh Hoá) trong buổi thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội có nói: “Qua thảo luận ở Quốc hội cho thấy trên đất nước mình ở đâu cũng có những đòi hỏi hết sức chính đáng về những công trình cần được ưu tiên. Vấn đề bây giờ cần phải xác định được thứ tự ưu tiên trên cơ sở lợi ích bao trùm của quốc gia. Tôi vẫn tha thiết đề nghị Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ có lộ trình cụ thể trong vòng còn hơn 7 năm nữa trước năm 2020, mỗi năm sẽ làm được bao nhiêu km trên con đường hàng ngàn km đó để trình Quốc hội”.

 

Theo đại biểu Nam, tại buổi chất vấn tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội, Thủ tướng đã trả lời về sự ưu tiên cũng như giải pháp để làm đường Quốc lộ 1A, từng bước xây dựng cao tốc Bắc - Nam trước năm 2020. Nhưng nay con đường ngày càng xuống cấp, một số đoạn đang làm đều thất hẹn tiến độ với dân do khó khăn về vốn, một số đoạn ở Miền Trung cho ta cảm giác quay lại con đường Hồ Chí Minh huyền thoại.

 

Đồng tình với các quan điểm trên, đại biểu Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên - Huế) cho biết: Tình trạng xây dựng chợ, công trình thủy lợi, đường quốc lộ mới đưa vào sử dụng một thời gian đã xuống cấp nghiêm trọng. Tình trạng này không chỉ xảy ra với những công trình có vốn 500 - 700 triệu đồng mà còn có những công trình hàng tỷ đồng, không chỉ là những công trình cấp địa phương quản lý mà cả những công trình cấp bộ quản lý.

 

“Hiện chưa ai thống kê trên cả nước có bao nhiêu công trình xây dựng xong không phát huy hiệu quả cũng như chưa ai thống kê thiệt hại do công trình nhanh xuống cấp là bao nhiêu nhưng chắc chắn không phải ít, đại biểu nói.

 

Nguyễn Hiền

 

- Mạn đàm về sự trả lời và bỏ quên của Thống đốc ? (Tầm nhìn).

- Nhà băng đóng cửa trong ngày cuối lãi suất 11% (DT).  - Doanh nghiệp thờ ơ với lãi suất 9% (DV).  - Hạ lãi suất: Khoảng trống và kỳ vọng  (ĐĐK).- Ông Cao Sĩ Kiêm: Thừa tiền trong ngân hàng là có thật (Tin tức).
- Chuyện Dài 23% (Alan Phan). - Giảm lãi suất chủ chốt: Một mũi tên trúng nhiều đích (TTXVN).
- Hàng nghìn tỉ đồng “trôi” theo dự án (DĐDN).

- Ô tô, xe máy: Kéo khách kiểu nào cũng ế (ĐV).


- Cái đẹp, dối trá và… (VNN).  - - Hoan hô bác Dương Trung Quốc! (Quê choa)

- Nước nhà gặp nhiễu sự, dân còn giúp Nhà nước? (ĐV). -
- Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992: Cần bổ sung quyền dân chủ trực tiếp (ĐĐK).

 - Trung Quốc có thể trốn khỏi bẫy thu nhập thấp? Can China Escape the Low-Wage Trap? (NYT).
 
- Đề nghị giới luật sư góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền (PLTP).
- Trình QH bãi nhiệm đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến (PLTP).
- Truy tố nhà báo Hoàng Khương : Báo Tuổi Trẻ phản đối (RFI).
 
- Trần Văn Thọ: Giai đoạn phát triển hiện tại của các nước Asean (TVN).

- Điều chỉnh giá đất phải sát giá thị trường (Infonet).

- Việt Nam ở đâu trên bản đồ kinh tế thế giới? (TP). - Chọn “nội thất” nào cho ngôi nhà kinh tế? (TT).  - Quốc hội góp ý vào Đề án Tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế: Băn khoăn về nguồn lực (ĐĐK).
- Lỗ hổng pháp lý “giết mòn” tập đoàn kinh tế Nhà nước (VOV).  - Tái cấu trúc không phải để triệt tiêu mà làm cho DNNN mạnh lên (VOV).
- Phải đặt “tam nông” vào trung tâm của tái cấu trúc (SGTT).
- Mua nợ để cứu ai? (TP). -Gánh nợ xấu ngân hàng - Kỳ 3: Tại sao lại mua nợ xấu với giá cao?
Nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh là hàng ế, hàng tồn, hàng xấu... giá phải rẻ mới bán được. Thế nhưng nợ xấu của hệ thống ngân hàng (NH) với rủi ro cực lớn lại đang được "dọn đường" mua với giá cao.

- Thoái vốn doanh nghiệp nhà nước: Thoái cho ai ? (VnMedia).

- Nông dân Bến Tre ồ ạt chặt dừa (TT).


Thương lái Trung Quốc thôn tính thạch dừa Bến Tre

------------------------

- - Nguyễn Văn Thạnh: Luật pháp và kẽ hở của luật pháp (ĐCV).  – Iris Vinh Hayes – Cần chăng một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc? (Dân Luận).
- - Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế qua phân tích của chuyên gia -TS Nguyễn Đình Cung (Tầm nhìn).
- Đề nghị  “Đặt tập đoàn dưới sự giám sát đặc biệt của Quốc hội” (VNEco).  

- Đường sắt VN – nhìn từ hôm qua… Kỳ 2: Xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho (TT).

-Cái đứng đằng sau pháp luậtVƯƠNG-TRÍ-NHÀN

… Ở cái chỗ luật pháp dừng lại, người ta vẫn luôn luôn có thể suy nghĩ dưới góc độ đạo đức hoặc văn hóa để trước tiên là hiểu hiện tượng, sau nữa là tìm cách khắc phục nó…
 
 
Luật pháp thường được định nghĩa trong các từ điển như là những quy định mọi người nhất thiết phải tôn trọng trong khi đạo lý suy cho cùng chỉ có nghĩa là những ước lệ hợp với lương tâm cho con người lại được xã hội thừa nhận và khuyến khích nên theo, ai theo được có nghĩa đấy là người tốt.
 
Một hành động bị coi là phạm pháp, khi nó xâm phạm đến quyền lợi hoặc của cả cộng đồng hoặc của các thành viên trong cộng đồng, do đó, phải bị trừng phạt. Còn một hành vi bị coi là thiếu đạo đức tức là đã bị cộng đồng lên án. Có thể bảo sự lên án này chỉ dừng lại ở phạm vi một dư luận, song đối với người có lương tâm trong sáng, đã là một cái gì rất nặng nề. Lẽ tự nhiên là trong việc phân biệt một hành vi đạo đức và một hành vi phi đạo đức, một cộng đồng đã tự nói về mình rất nhiều. Sau hết, cũng nên ghi nhận rằng mặc dù những tiêu chuẩn đạo đức thường có tính nhân bản, nghĩa là chung cho mọi dân tộc, nhưng đi vào cụ thể ở mỗi dân tộc nó lại mang những sắc thái riêng. Đến đây, bắt đầu thấy xuất hiện vai trò của văn hóa, nó là lối sống, lối nghĩ, các quan hệ giữa con người với thiên nhiên và con người với con người, tất cả đã trở thành nền nếp ở từng dân tộc và làm nên sự khác biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác.
 
 
… Thỉnh thoảng, tôi cứ phải giở sách ra để ôn lại những ý tưởng trên, nhất là gần đây, đọc báo chí, nghe đài, được biết thêm nhiều hành động mà chúng ta quen gọi là hiện tượng tiêu cực. Nhiều người nông dân hám lợi, mang bán thứ rau quả phun thuốc trừ sâu, săn vào gây ra độc hại. Các lò mổ bò mổ lợn thường là kém cỏi về mặt vệ sinh nghĩa là ủ sẵn bệnh tật hại người. Nhà máy, bệnh viện hàng ngày tống ra đủ thứ chất thải làm ô nhiễm môi trường. Rồi hàng hóa thì làm ẩu, cốt bán rẻ để cạnh tranh giá kể người mua mang về có không dùng được, thì cũng không quản ngại. Cho đến gần đây lại xảy ra những vụ tham nhũng ghê gớm, tham nhũng đến mức người ta tin rằng các đương sự phải mất hết lương tâm thì mới bảo nhau vét sạch tiền của nhà nước đến như vậy! Có biết bao hành động ngang tai trái mắt đang xảy ra chung quanh, và có cơ ngày một phát triển. Mà lấy luật pháp để trị nhau thì không phải dễ. Tội lỗi ở đây như cái cây, gieo mầm hôm nay, hôm sau mới “kết quả”, lúc bấy giờ người có lỗi đã cao chạy xa bay, ai làm gì nổi! Vả chăng, trong tình trạng xã hội hỗn hào, mọi người chen chúc nhau để sống, muốn lần ra đầu mới của cái ác sẽ gặp muôn vàn rắc rối, dễ gì bắt tận tay day tận trán để luận tội? Nhưng ở cái chỗ luật pháp dừng lại, người ta vẫn luôn luôn có thể suy nghĩ dưới góc độ đạo đức hoặc văn hóa để trước tiên là hiểu hiện tượng, sau nữa là tìm cách khắc phục nó.
 
 
Chắc chắn là không có gì khiên cưỡng khi gắn một số hiện tượng tiêu cực nói trên và các hành động tương tự với lối làm ăn (kèm theo là lối sống nếp nghĩ) có tự ngày xưa, khi người ta sống theo kiểu khôn vặt (ăn cỗ đi trước lội nước đi sau) và vô trách nhiệm (sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi) chỉ biết đến quyền lợi của gia đình mình (đèn nhà ai nhà nấy rạng), chỉ biết đến cái làng của mình là cùng (trống làng nào thì làng ấy đánh, thánh làng nào thì làng ấy thờ), ngoài ra, bỏ qua mọi chuyện, bởi “có chết thì cả làng cùng chết”. Tóm lại, đồng thời với việc truy cứu về mặt pháp luật, cần xem xét ngay cội rễ của các hiện tượng nói trên về mặt đạo đức – văn hóa, để bắt mạch cho trúng. Đến lượt nó, mỗi tội lỗi, và phản ứng trước tội lỗi – kể cả những tội lỗi nhỏ, hoặc quá tinh tế, pháp luật không kết luận nổi – lại cũng nói lên một điều gì đó về tình trạng tâm lý xã hội nói chung. Nếu như ở đây có sự dửng dưng, tức thờ ơ, mặc kệ kẻ có tội và không sao hình thành nổi dư luận cũng như không cắt nghĩa được nguyên nhân sâu xa dẫn đến tội lỗi, thì đó chính là một bằng chứng cho thấy sức khỏa tinh thần nói chung của xã hội đang có vấn đề, và sự chữa chạy cho mỗi cá nhân không thể kết quả, nếu không có sự chữa chạy cho cả cộng đồng nói chung.
 
 
Đang nghĩ vân vi như vậy thì gần đây, qua báo Nông thôn ngày nay, số ra 12.6.99, tôi lại được biết thêm về một hiện tượng phải nói là kỳ cục giữa công ty X và công ty Y có sự tranh chấp. Để trả thù, bên Y liên tiếp gửi tới bên X những chiếc quan tài và các vòng hoa tang, trong đó đề rõ tên tuổi kẻ thù của mình. Như một phóng viên Nông thôn ngày nay nhận xét, đây quả là kiểu khủng bố chưa từng có ở Việt Nam. Sự việc “độc đáo” đến mức các nhà chức trách đang phải theo dõi để tìm cách luận tội cho chính xác. Tuy nhiên, theo tôi nghĩ, nhiều bạn dọc của chúng ta, khi nghe chuyện, hẳn không khỏi nhớ tới những cách trả thù vốn có từ xưa, và còn lưu truyền lại qua lời đồn đại của dân gian; căm giận ai thì đi dò hỏi mồ mả ông cha người ta rồi đào lên để hạ nhục. Hoặc làm hình nhân thế mạng, viết tên kẻ thù của mình lên đóm rồi lấy kim châm vào chỗ hiểm và thuê thầy địa lý về yểm vào đất độc. Hoặc như trong truyện Tấm Cám, cái đầu của Cám sau khi chết được Tấm mang ra làm mắm để gửi về cho người mà Tấm vẫn gọi là mẹ ghẻ (cũng tức là mẹ đẻ của Cám). Thì ra, cái hành động kia không hẳn đã đơn độc như chúng ta tưởng tượng. Trong khi lên án nó và đồng tình với mọi sự trừng trị đích đáng, đồng thời phải thấy nó thuộc về một cái gì di truyền trong tâm lý xã hội, do đó, có khi hoạt động ngoài ý muốn từng con người cụ thể. Nói cách khác, trong cái hành động kỳ cục kia thấy có cả những căn nguyên văn hóa sâu xa (văn hóa ở đây không chỉ bao gồm tinh hoa mà như các nhà nghiên cứu khoa học xác định, còn bao gồm cả những cặn bã cần vứt bỏ). Và như vậy là trên đường suy nghĩ về hiện tượng tiêu cực, chúng ta có thể phần nào yên tâm vì đã lần đến đầu mối cuối cùng, còn như việc lo chữa chạy thì sao, đấy lại là chuyện khác.
 
 
Chắc chắn, mỗi khi đứng trước một hiện tượng tiêu cực, lại còn lo lần ra căn nguyên đạo lý văn hóa của nó, công việc phải làm sẽ trở nên vô cùng bề bộn. Chẳng phải là lâu nay nhiều người chúng ta có thói quen suy nghĩ một cách đơn giản “truyền thống căn bản là tốt”, “đạo lý nhìn chung là lành mạnh”, để xuê xoa mọi chuyện. Nhưng chính bởi thế, nay lại chính là lúc xã hội phải lo nhận thức cho thấu đáo hơn. Bề bộn mấy thì bề bộn, để giải quyết đến cùng mọi chuyện tiêu cực, không thể có cách nào khác. Bởi các vấn đề đạo lý văn hóa không chỉ liên quan đến pháp luật mà còn liên quan đến mọi mắt xích khác trong guồng máy xã hội. Nói như một viện sĩ người Nga, ông D. Likhachev: Không có văn hóa, xã hội không thể trở thành xã hội có đạo lý.
 
 
Và nếu không có cả văn hóa lẫn đạo lý, thì mọi cải cách trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học đều trở nên vô nghĩa, tức không thể thực hiện.
 
 

-Gian lận thi THPT tại Bắc Giang: Đình chỉ công tác 28 giám thị
Đài Tiếng Nói Việt Nam
Sáng 9/6, Thanh niên đưa tin, Giám đốc Sở GD &ĐT Bắc Giang cho biết đã đình chỉ công tác chấm thi 28 giám thị tại Hội đồng thi Trường THPT dân lập Đồi Ngô (huyện Lục Nam, Bắc Giang). Lãnh đạo ngành giáo dục tỉnh Bắc Giang cũng cho biết, ...
Vụ clip tiêu cực thi cử ở Bắc Giang: 'Thằng này ngu rồi'Báo Đất Việt
Thanh tra Sở GD-ĐT Bắc Giang mời HS quay clip lên làm việcDân Trí
Đình chỉ gần 30 giám thị Hội đồng thi Trường THPT Đồi NgôThanh Niên

 


- Bệnh thành tích tái diễn (NLĐ).   - Đình chỉ gần 30 giám thị Hội đồng thi Trường THPT Đồi Ngô (TN).  - Bắc Giang: HS không dũng cảm, sự việc sẽ ‘chìm xuồng’ (VNN). - Học sinh tố tiêu cực ở Bắc Giang được mời học (VNN).  - Không nên kỷ luật học sinh quay clip (TP).  - ‘Trách nhiệm trước hết thuộc hội đồng coi thi (TP).
- Chàng sinh viên đắt giá (TN).
- Vì sao “Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm?” (TT).
- Bộ trưởng nói về vụ ném ‘phao’ thi (BBC). - Thêm một thí sinh quay clip thi tốt nghiệp ở Bắc Giang (Infonet).  - Tiếp tục “sốc” với hình ảnh gian lận môn Địa lí ở Bắc Giang(GDVN).  - Đổi mới thi cử để chống tiêu cực (TT).  - Nỗi lòng nhức nhối của giám thị coi thi (TT).  - Những người chống tiêu cực thường thiệt thòi (GDVN).  - Gian lận thi THPT tại Bắc Giang: Đình chỉ công tác 28 giám thị (VOV).  - Thanh tra Sở GD-ĐT Bắc Giang mời HS quay clip lên làm việc (DT).  - Chấm thi tốt nghiệp 2012: Kiểm dò từng bài thi (DV).  -Hội đồng thi Đồi Ngô không phải thi lại (VnMedia).  - Ngẫm chuyện thi cử qua góc nhìn của Clip “sốc” (NĐT).
- GS.TSKH Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam: Không thể bỏ thi tốt nghiệp! (DT).
- ADN lật tẩy nhà ngoại cảm dỏm (VNE).
- Gần 6 tấn nội tạng thối trong kho đông lạnh (VNE).
- Vườn Quốc gia Phú Quốc: Báo cáo sai thực tế (TP).  - Lai Châu: Rừng Nậm Tăm đang “chảy máu” (VOV).  - Tiếng kêu cứu ở Phong Nha-Kẻ Bàng (PLTP).

Tổng số lượt xem trang