Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Vinashin công bố bán một loạt cổ phần và tài sản tại diễn đàn M&A 2012

Vinashin thông báo chủ trương chuyển nhượng cổ phần tại tại 32 doanh nghiệp, bán toàn bộ 13 doanh nghiệp và 4 tài sản khác.
Tại diễn đàn M&A 2012 diễn ra ở TP HCM hôm nay, Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã công bố bán và chuyển nhượng cổ phần hàng loạt các công ty.
Số doanh nghiệp được chuyển nhượng cổ phần là 32, trong đó đáng chú ý là khoản đầu tư 10% vào Quỹ đầu tư Việt Nam (144 tỷ); 20,36% cổ phần công ty TNHH Shell Gas Hải Phòng (2,28 triệu USD); 10,6% cổ phần tại CTCP Container Quốc tế CAS (1,378 triệu USD)….
Vinashin cũng công bố bán 13 doanh nghiệp bao gồm:

Ngoài ra, 4 tài sàn được Vinashin chào bán gồm: XN nuôi trồng thủy sản xuất khẩu Bảo Ninh – Quảng Bình, XN chế biến thủy sản xuất khẩu Vinafishin II, Đất tại đường Nguyễn Tất Thành – Đà Nẵng, Đất tại KĐT Điện Nam – Điện Ngọc - Quảng Nam.
An Huy

 CafeF

Vinashin, Vinalines, Vina… nào nữa?
TTO - Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội sáng nay 7-6, nhiều đại biểu Quốc hội đã đặt dấu chấm hỏi với công tác quản lý các tập đoàn kinh tế sau vụ án hình sự ở Vinalines.
“Các công tử được quá nuông chiều”
Đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) cho rằng thời gian qua chúng ta đã phải “trả học phí cao, không chỉ bằng hàng ngàn tỉ mà còn là cán bộ” cho “bài học tập đoàn, tổng công ty nhà nước”. Ông Đáng đề nghị phân tích rõ nguyên nhân, mổ xẻ thành bài học kinh nghiệm và quyết tâm sửa chữa thì từ nỗi đau đó sẽ trở thành dấu hiệu tích cực cho tương lai nền kinh tế.
Tàu Sông Gianh của Vinalines nằm gần bốn năm nay ở khu vực phao MAR2 trên sông Sài Gòn (đoạn gần cầu Phú Mỹ, huyện Nhà Bè, TP.HCM) - Ảnh: Đình Dân
Đại biểu Đáng nhận xét các báo cáo của Chính phủ “không thấy đề cập đến vấn đề lợi ích nhóm và các nhóm lợi ích”. Ông cho rằng trong nền kinh tế thị trường, nhóm lợi ích là tồn tại khách quan. Nhưng để nhóm lợi ích xâm phạm đến lợi ích chung, can thiệp vào chính sách thì rất nguy hiểm. “Quốc hội, Chính phủ cần cảnh giác với vấn đề này, đặc biệt là trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế” - ông Đáng đề nghị.
Phát biểu với chất giọng khá gay gắt, phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Lê Như Tiến (Quảng Trị) nhìn nhận tình trạng tham nhũng đang “thách đố kỷ cương, phép nước”. Ông Tiến khẳng định đất đai, tài nguyên khoáng sản, tín dụng, ngân hàng, mua sắm tài sản công, đề bạt cán bộ… đang là những mảnh đất khu trú của tham nhũng.
“Người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp có đặc quyền gần như tuyệt đối với đất đai. Đất đai là hàng hóa đặc biệt nên rất dễ làm họ xúc động” - ông Tiến nói.
Theo ông Tiến, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước được thành lập và được ví như các quả đấm thép của nền kinh tế nhưng “một số quả đấm thép đang tan chảy”. Nguyên nhân, theo ông Tiến, là “các công tử này đang được quá nuông chiều”. Ông nói: “Sau PMU 18 đến Vinashin, rồi Vinalines, cử tri bảo còn chờ xem có những Vina… nào nữa”.
Đại biểu Lê Thị Yến (Phú Thọ) cũng đặt câu hỏi: Cái ụ nổi mà Vinalines mua đã được đóng cách đây mấy chục năm, vậy còn bao nhiêu ụ nổi như vậy nữa? Trong khi đó, đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) đề nghị “Chính phủ phải báo cáo Quốc hội tình hình sức khỏe các tập đoàn, tổng công ty nhà nước”.
Khoan sức dân, giảm thuế cho doanh nghiệp
Theo ông Huỳnh Nghĩa, trong tình trạng nền kinh tế có nguy cơ rơi vào trì trệ và chứa nhiều rủi ro, biện pháp “khoan sức dân, khoan sức doanh nghiệp trong thời điểm này là rất quan trọng”.
Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) cho rằng vấn đề đang nổi lên qua kết quả kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, giảm tổng cầu của nền kinh tế nhưng dường như giảm quá nhanh. Chính vì vậy, khi nền kinh tế tăng trưởng trở lại sẽ gặp nhiều khó khăn. “Tôi không đồng tình với quan điểm khi này thì hi sinh tăng trưởng, khi khác thì hi sinh lạm phát. Mục tiêu phải là tăng trưởng liên tục, giảm lạm phát” - ông Lịch nói.
Ông Lịch cho rằng năm nay cần phải cố gắng đạt mức tăng trưởng 5,5%, giữ lạm phát 8%. Lạm phát 8% tuy vẫn cao nhưng trong tình trạng xấu thì phải chọn phương án đỡ xấu nhất. “Cần giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 25% xuống 20%, tạo niềm tin cho doanh nghiệp, trước sau cũng phải giảm, đây là thời gian giảm thích hợp và hiệu quả nhất” - ông Lịch đề nghị.
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Cao Sơn (Hòa Bình) “đề nghị ngân hàng giảm lãi suất xuống dưới 10% để doanh nghiệp tiếp cận vốn, nâng cao sức cạnh tranh”.
Còn đại biểu Nguyễn Cao Phúc (Quảng Ngãi) thì đề nghị “giảm thuế VAT để khuyến khích doanh nghiệp và người tiêu dùng”.
LÊ KIÊN
“Nhà nước quá nuông chiều “công tử” Vinashin, Vinalines”Dân Trí
“Trị bệnh tham nhũng - không thể xoa bóp ngoài da”Đài Tiếng Nói Việt Nam
'Nhà nước quá nuông chiều công tử Vinalines, Vinashin'VTC




Xử lý doanh nghiệp nhà nước thế nào? (BBC 4-6-12) -- P/v Nguyễn Minh Phong. (THD trộm nghĩ, DNNN chỉ là sân sau, là bộ phận kinh tài, là chỗ ban phát bổng lộc bè phái của ĐCSVN, bất kể năng lực và đạo đức. Chừng nào mà những liên hệ giữa ĐCSVN và DNNN còn bị cố tình che lấp, không ai được phép đụng tới -- như con voi đang nằm lù lù giữa phòng  ̶  thì đừng nói đến chuyện cải tổ chi cho mất thời giờ. (Muốn biết thêm cơ cấu này, nên đọc kỹ bài của John Lee về Trung Quốc: Chủ nghĩa Lê-nin hợp doanh của Trung Quốc (Thời Đại Mới 3/2012))
"Nhà nước không nên đứng sau doanh nghiệp nhà nước để xử lý nợ" (SGTT 5-6-12) -- Ý kiến Trần Du Lịch. (Xem comment của tôi ở trên. Cả "Nhà nước" và DNNN đều là hai mặt của Đảng, cứ nói lòng vòng chỉ mất thời giờ!)
Cô Phượng à, đây là cơ hội tốt: Bộ trưởng Xây dựng: 'Thị trường bất động sản đang chạm đáy' (VnEx 4-6-12)  -- Này nhá: Ông nói với thứ trưởng Thanh Nghị về bào em gái Thanh Phượng lấy tiền Quỹ Đầu Tư mua BĐS vào lúc này, xong chính phủ sẽ bơm tiền vào thị trường BĐS, khi BĐS lên giá trở lại thì cả gia đình giàu càng ngất trời!  Hoàn toàn hợp pháp, trong sach, có tham nhũng gì đâu?

- ‘Việt Nam đã vội vàng khi phát triển các tập đoàn kinh tế’ (VNE).  - Doanh nghiệp nhà nước kéo lùi tăng trưởng (VOV).
Tiền bẩn đang thách thức đạo đức liêm chính
SGTT.VN - Những vụ tham nhũng lớn gần đây như Vinashin, Vinalines, và cả “nghi án” ODA Đan Mạch... cho thấy đó là những đỉnh núi ló ra trong một rặng núi vấn nạn quốc gia về tham nhũng.
 
Nợ của doanh nghiệp nhà nước sẽ được quản như thế nào?
08:34 ngày 07.06.2012
SGTT.VN - Trước tình trạng nợ nần của các doanh nghiệp nhà nước ở mức khá nghiêm trọng, lãnh đạo bộ Tài chính cho biết sẽ tăng cường quản lý chặt chẽ tất cả các khoản nợ.
 -ODA và sáu năm lặng tắt tvn


Mới chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu
- Kết quả phát triển nông nghiệp 5 năm qua (RFA).  - Đầu tư công cho nông thôn giai đoạn 2006 – 2011: Mới chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu (SGTT). 


Cải tổ chính trị mới có thể cải tổ kinh tế (RFA 6-6-12)

--Gánh nợ xấu ngân hàng - Kỳ 2: Nguy cơ thất thoát vốn nhà nước
Nguy cơ thất thoát vốn nhà nước, tạo cơ hội cho nhóm lợi ích cơ cấu lại tài sản một cách hợp pháp, hé lộ sự thật về nợ xấu trong hệ thống ngân hàng...

- Gánh nợ xấu ngân hàng (TN).  - Thành lập công ty mua bán nợ xấu: điều ắt đến đã đến (SGTT).
- “Nhà nước không nên đứng sau doanh nghiệp nhà nước để xử lý nợ”  (SGTT).
- Gánh nợ xấu ngân hàng - Kỳ 2: Nguy cơ thất thoát vốn nhà nước (TN). Mời xem lại Kỳ 1: Gánh nợ xấu ngân hàng. - Mua nợ xấu: Bắt đầu từ đâu? (VOV). - Doanh nghiệp Nhà nước kém hiệu quả (NLĐ).
- Tháng 6 nhạy cảm: Ồn ào soi ngân hàng sáp nhập (VEF). - Nợ xấu ngân hàng khó tìm người mua (VNE).
 

- Nợ xấu lớn gấp 4 lần số liệu công bố? (VNMedia).
- IMF Says Vietnam Should Focus on Inflation Over Rate Reductions (Bloomberg).

- Việt Nam, vốn ODA, ‘chuột’ và ‘sâu’ (BBC).

- Cảnh báo về nợ tiềm ẩn (TT). - Hội nghị giữa kỳ nhóm tư vấn các nhà tài trợ (TN).
-Chuyện dự án đội vốn 1.200 tỷ đồng
TP - Tại Hưng Yên, một đại dự án khác cũng với lý do phải làm cấp bách, tỉnh này đã chỉ định thầu cho Cty cổ phần tập đoàn Xuân Thành (Ninh Bình). Sau một năm khởi công, dự án đội vốn từ hơn 1.500 tỷ thành hơn 2.700 tỷ đồng, nhưng cũng đang thi công cầm chừng.

- Standard & Poor’s nâng điểm Việt Nam về viễn cảnh kinh tế (RFI). - Standard & Poor’s nâng triển vọng tín nhiệm của Việt Nam (VnEconomy).
- “Việt Nam không nên nới lỏng tiền tệ quá sớm”  (VNEco).
- Ẩn sau đà tăng mạnh của tỷ giá USD/VND  (VNEco).  - Tỷ giá tăng: Ai đang gom USD? (Vef).
- Ra “tối hậu thư” cho nhà thầu nước ngoài (VNN).
- Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam giảm mạnh  (TBKTSG).

- “Nóng” chuyện trốn, xù nợ thuế ở doanh nghiệp FDI  (Petro Times).

-7 lý do ngân hàng khó cho doanh nghiệp vay
Một trong những nguyên nhân đó là hầu hết doanh nghiệp đều trong tình trạng nợ quá hạn hoặc nợ xấu cao.

- Ngân hàng đã bắt đầu “lăn” vào doanh nghiệp;  - “Chỉ giải cứu doanh nghiệp nhỏ và vừa là chưa đủ” (VnEconomy).  - Vốn rẻ vẫn chưa tới tay doanh nghiệp, nông dân (SGTT).
- Doanh nghiệp xăng dầu lãi lớn, dân dài cổ chờ giảm giá (VOV).
- Đã đủ điều kiện giảm giá xăng dầu trong nước (DV).  - Giá xăng không thể giảm nhiều như tăng (VnMedia).
- Chính thức vận hành thị trường điện cạnh tranh từ 1/7 (TTXVN).
- Đại biểu Quốc hội: “Cần giảm ngay giá xăng dầu” (DT).  – “Điều chỉnh giảm giá bán lẻ xăng dầu theo thế giới” (TTXVN).
- VN thuộc “nhóm kinh tế mới nổi” (BBC).
- Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2012 có thể chỉ ở mức 5,2% (VOA).  – Việt Nam : Tăng trưởng kinh tế 2012 thấp nhất trong một thập kỷ qua (RFI).
- IMF: Việt Nam nên chú trọng kiềm chế lạm phát thay vì giảm lãi suất (VOA).

- Tăng trưởng của Việt Nam năm nay có khả năng chỉ đạt 5,2%: Vietnam 2012 Growth May Be As Low As 5.2%, Official Says (Bloomberg).
- “Cứu các doanh nghiệp thua lỗ nặng là không thể” (TTXVN).  - Ngân hàng nào đang thực sự giúp doanh nghiệp? (VnEconomy).
- Công bố kết quả thanh tra 16 doanh nghiệp sản xuất điện ngoài EVN (Tầm nhìn).
- Báo cáo của Ngân hàng Thế giới: Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam (Viet-Studies).

Tổng số lượt xem trang