Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

Kỷ luật đồn trưởng để người nước ngoài nuôi cá trái phép.

Tin liên quan: -Người Trung Quốc nuôi cá trên vịnh Cam Ranh

 -- Kỷ luật đồn trưởng để người nước ngoài nuôi cá trái phép. -PLTP Ngày 12-1, Đại tá Nguyễn Trọng Huyền, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Phú Yên, cho biết:
Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh này vừa công bố quyết định kỷ luật cách chức đảng ủy viên Đảng ủy bộ đội biên phòng tỉnh, chi ủy viên chi bộ Đồn biên phòng Cửa khẩu cảng Vũng Rô đối với Thượng tá Trần Xuân Sơn, Đồn trưởng Đồn biên phòng Cửa khẩu cảng Vũng Rô (xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa). Ngoài ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên cũng đề nghị Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng kỷ luật về mặt chính quyền đối với ông Sơn. Hiện ông Sơn đã được điều về Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Phú Yên để chờ thi hành quyết định kỷ luật.


Theo quyết định trên, trong quá trình đảm nhiệm đồn trưởng, ông Sơn đã để các doanh nghiệp nuôi thủy sản trên địa bàn quan hệ làm ăn với người nước ngoài, hoạt động không đúng với quy định của pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, ông Sơn phối hợp chưa tốt trong công tác quản lý hoạt động người nước ngoài và việc bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa bàn phụ trách.
Trước đó, Pháp Luật TP.HCM phản ánh nhiều người Trung Quốc đến vịnh Vũng Rô làm kỹ thuật viên nuôi thủy sản, thực chất là núp bóng các doanh nghiệp để nuôi hải sản trái phép trong thời gian dài nhưng các cơ quan chức năng không phát hiện, xử lý..- Kỷ luật Trưởng đồn Biên phòng cửa khẩu Vũng Rô

Kỷ luật đồn trưởng biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Rô
Người Lao Động
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên vừa kỷ luật cách chức đảng ủy viên Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh, chi ủy viên Chi bộ Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Rô đối với thượng tá Trần Xuân Sơn, đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Rô (xã ...
Kỷ luật Đảng Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Vũng RôBáo Phú Yên
Lao động Trung Quốc ở Cam Ranh "đang lách luật"
(TNO) Sáng ngày 12.7, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức họp báo định kỳ với các cơ quan báo chí trung ương và địa phương đang hoạt động nghiệp vụ tại Nha Trang.
Sau khi nghe ông Huỳnh Ngọc Bông, Chánh văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa đồng thời là người phát ngôn của tỉnh này, thông báo tình hình kinh tế xã hội của tỉnh trong 6 tháng qua, cuộc họp đã “nóng” lên với nhiều câu hỏi không được đề cập trong báo cáo.

Thương nhân Trung Quốc nuôi cá lồng trên vịnh Cam Ranh - Ảnh: Trần Đăng
Một trong những sự kiện thu hút sự quan tâm hàng đầu của báo giới Khánh Hòa trong thời gian gần đây là tình hình quản lý người nước ngoài, nhất là người Trung Quốc đang “làm ăn” tại địa phương này.

Trả lời câu hỏi: “Tỉnh Khánh Hòa và các ngành hữu quan của địa phương có thấy sai sót gì không trong việc quản lý người nước ngoài, nhất là để cho các thương lái Trung Quốc công khai nuôi cá lồng bè trên vịnh Cam Ranh suốt trong một thời gian dài nhưng không có động thái can thiệp nào? Và, sau khi dư luận phản ảnh, tỉnh Khánh Hòa đã có hình thức xử lý kỷ luật nào với những sai phạm trên?”, ông Huỳnh Ngọc Bông không trả lời thẳng vào câu hỏi mà “đá” qua cho ông Lê Tấn Bản, Phó giám đốc Sở NN-PTNT. Ông Bản lại chuyển trả lời sang một câu hỏi khác, đó là tình trạng thương lái Trung Quốc đang lũng đoạn thị trường thu mua hải sản.

Theo phản ánh của các báo, hiện thương lái Trung Quốc gồm một nhóm 6-8 người, thường xuyên có mặt tại chợ cá gần cảng Vĩnh Lương (Nha Trang) để mua gom cá vụn không chỉ của Khánh Hòa mà cả ở Phú Yên, với giá “gác” lên 1.000đ-2.000đ/kg.

Bình quân mỗi ngày, nhóm người này mua từ 100-120 tấn cá, chuyển lên xe đông lạnh rồi xuất theo đường tiểu ngạch, “qua mặt” cơ quan thuế, kiểm dịch. Việc thu mua cá vụn vô hình trung khuyến khích ngư dân “tận diệt” các loài hải sản, thậm chí cả san hô vì dùng họ lưới giã cào. Ông Bản thừa nhận là người Trung Quốc đã và đang thu mua cá ở cảng Vĩnh Lương nhưng không chỉ mua cá vụn như báo chí phản ảnh. Việc có mặt của họ để mua cá là “có lợi” cho ngư dân vì có sự cạnh tranh (?).

Ông Lê Xuân Thân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, giải thích việc người Trung Quốc có mặt thường xuyên, thậm chí “lót ổ” lâu dài tại Cam Ranh là do họ đang lách luật. Ông Thân dẫn ra Nghị định 34 ngày 25.3.2008 quy định đối với người nước ngoài lao động tại VN dưới 3 tháng thì không phải cấp phép lao động. Số lao động này đều núp bóng khách du lịch, cứ gần đủ 3 tháng thì họ lại về “đổi phiên”. Vì vậy, theo ông Thân, sắp tới đây, tỉnh Khánh Hòa sẽ kiến nghị với các nhà làm luật là nên quy định chặt chẽ hơn trong việc quản lý lao động là người nước ngoài để tránh tình trạng đáng tiếc như vừa rồi.

“Quan điểm của tỉnh Khánh Hòa là tạo điều kiện thuận lợi để người nước ngoài công tác và làm việc tại địa phương một cách tốt nhất nhưng phải tuân thủ luật pháp của VN. Thời gian qua, chúng ta quản lý chưa tốt”. Ông Thân nói.

Trả lời câu hỏi, tỉnh Khánh Hòa đã xử lý kỷ luật những sai phạm của thuộc cấp trong thời gian qua khi để cho thương lái Trung Quốc công khai nuôi cá lồng bè tại cảng Cam Ranh chưa, ông Lê Xuân Thân nói rằng tỉnh đang chờ báo cáo cụ thể mức độ xử lý từ TP Cam Ranh.

Được biết, cách đây gần một tháng (15.6.2012), UBND tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu UBND TP.Cam Ranh phối hợp với các ngành liên quan, xử lý dứt điểm những sai phạm trên vịnh Cam Ranh, báo cáo với tỉnh trong tháng 6.2012 nhưng đến nay, UBND tỉnh vẫn chưa nhận được hồi âm từ UBND TP.Cam Ranh.

Trần Đăng
>> Thương lái Trung Quốc gây thiệt hại hơn 100 tỉ đồng
>> Nhiều thương lái Trung Quốc hoạt động thương mại trái phép ở VN
>> Thương lái Trung Quốc tranh mua khóm
>> Thương lái Trung Quốc thôn tính thạch dừa Bến Tre
>> Thêm nạn nhân tố cáo thương lái Trung Quốc quịt nợ
>> Điều tra vụ thương lái Trung Quốc quỵt nợ
>> Thương lái Trung Quốc quỵt nợ tràn lan
>> Vụ thương lái Trung Quốc mua cua quỵt nợ: Chuyển hồ sơ sang cơ quan công an
>> Thương lái Trung Quốc mua cua quỵt nợ
>> Thương lái Trung Quốc đổ xô mua gốc ngâu
>> Thương lái Trung Quốc ồ ạt gom nguyên liệu - Kỳ 2: Xứ dừa phải nhập khẩu dừa
>> Thương lái Trung Quốc ồ ạt gom nguyên liệu
-10 năm không phép
Tôi cho là có tiêu cực, khi người nước ngoài hoạt động trên vịnh Cam Ranh lâu năm như vậy.

TP - Vừa qua, đoàn kiểm tra của thành phố Cam Ranh chỉ phát hiện duy nhất một bè cá của Cty TNHH Thương mại và Dịch vụ Song Phong (TPHCM) có sử dụng lao động Trung Quốc, đây là bè cá đã bị xử phạt năm 2009.
Ông Nguyễn Khiêm, Chánh văn phòng, người phát ngôn của UBND thành phố Cam Ranh khẳng định như vậy.
Bè cá của người Trung Quốc ngay cửa vịnh Cam Ranh. Ảnh: Nguyễn Đình Quân
Bè cá của người Trung Quốc ngay cửa vịnh Cam Ranh. Ảnh: Nguyễn Đình Quân.
Theo ông Khiêm, Cty Song Phong thuê lại bè cá của Cty Hải Long từ ngày 1-1-2002. Tháng 9-2002, bè này được Cảng vụ Nha Trang cho phép neo đậu (không thời hạn) trong vùng nước cảng Ba Ngòi (nay là cảng Cam Ranh).
Tháng 11-2006, khi Cty Song Phong muốn nhập cá bớp và cá chim giống từ Trung Quốc, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa xác nhận bè của Cty đủ điều kiện nuôi các đối tượng thủy sản.
Tháng 12-2009, Bộ đội Biên phòng Khánh Hòa có báo cáo về việc bè của Cty Song Phong và một số bè cá khác trên vịnh Cam Ranh sử dụng lao động Trung Quốc.
UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo UBND thành phố Cam Ranh kiểm tra. Cty Song Phong bị xử phạt 5 triệu đồng và buộc phải phục hồi nguyên trạng (di dời bè), vì xây dựng công trình nổi mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, nhưng việc sử dụng lao động Trung Quốc không bị xử lý.
Cty Song Phong nộp tiền phạt nhưng không di dời bè, UBND TP Cam Ranh cũng làm lơ.
Tháng 5-2012, đoàn kiểm tra của TP Cam Ranh lập biên bản Cty Song Phong sử dụng mặt nước biển để nuôi thủy sản mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Trên bè của Cty Song Phong có hai người Trung Quốc là Ou Ha và Deng You Gan, có giấy phép lao động nhưng không đăng ký tạm trú.
Ngoài ra, đoàn kiểm tra phát hiện 5 người Trung Quốc ở ba cơ sở kinh doanh khác, vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú. Cả 7 người này đã nộp phạt và xuất cảnh về nước.
Ông Khiêm khẳng định, trên vịnh Cam Ranh không còn bè cá nào có liên kết làm ăn với người nước ngoài hoặc sử dụng lao động nước ngoài. Tuy nhiên, theo Bộ đội Biên phòng Khánh Hòa và UBND phường Cam Phúc Bắc, bè cá của Cty Khải Hoành và DNTN Xuân Thịnh cũng sử dụng lao động Trung Quốc.
Báo Tiền Phong ngày 6-6 đã nêu, tại vũng Bồ Đề ở đảo Bình Ba, xã Cam Bình (TP Cam Ranh) có một bè cá lớn, liên kết với một Cty của Đài Loan.
Ông Võ Thiên Lăng, Phó Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam:
Có lần, tôi đưa một chuyên gia Đan Mạch tài trợ cho dự án nâng cao năng lực của Hội nghề cá Khánh Hòa đi thăm một bè nuôi tôm hùm trên vịnh Cam Ranh. Vừa đến nơi, Bộ đội Biên phòng đã có mặt kiểm tra ngay.
Chúng tôi phải nhờ Giám đốc Sở NN&PTNT can thiệp, nhưng vẫn phải về đồn Biên phòng để tường trình. Không người nước ngoài nào hoạt động trên vịnh Cam Ranh có thể thoát khỏi sự quản lý của các cơ quan chức năng địa phương.
Tôi cho là có tiêu cực, khi người nước ngoài hoạt động trên vịnh Cam Ranh lâu năm như vậy.

SGTT.VN - Tin từ bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hoà cho biết, đã phát hiện và kiến nghị xử lý người Trung Quốc nuôi cá trên vịnh Cam Ranh từ năm 2009. Thế nhưng, đến nay chính quyền địa phương mới lập đoàn để kiểm tra tình trạng trên.
Theo đại tá Hồ Thanh Tùng, trưởng phòng trinh sát thuộc bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hoà, trên địa bàn tỉnh có 15 người Trung Quốc nuôi trồng thuỷ sản, trong đó tập trung nhiều nhất tại vịnh Cam Ranh. Người Trung Quốc nuôi nhiều loại thuỷ sản như cá mú, tôm hùm, tôm thẻ chân trắng… dưới hình thức các hộ cá thể hoặc doanh nghiệp, song đa phần đều do người Việt đứng tên.
Chưa được phép vẫn làm
Trả lời câu hỏi vì sao người Trung Quốc đến vịnh Cam Ranh nuôi cá, tôm từ nhiều năm nay mới bị phát hiện, đại tá Tùng nói với chức năng, nhiệm vụ của mình Bộ đội biên phòng nắm rõ tình hình người Trung Quốc nuôi cá tại vịnh Cam Ranh.
Cụ thể năm 2009, trên vùng vịnh này phát hiện có ba lồng bè của người Trung Quốc. Đó là bè nuôi cá của các doanh nghiệp Song Phong, Khải Hoành và lồng bè của hộ kinh doanh cá thể Nguyễn Thuý Hằng (địa chỉ tại quận 3, TP.HCM) nuôi bào ngư. Sau khi phát hiện, vào tháng 12.2009, đại tá Hồ Văn Truyền, chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hoà đã có văn bản báo cáo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh nói rõ thực trạng trên và kiến nghị xử lý. Cũng trong tháng 12.2009, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo UBND thành phố Cam Ranh chủ trì kiểm tra, xử lý vụ việc trên.

Thế nhưng mãi đến ngày 17.5.2012 (gần 30 tháng sau) các cơ quan chức năng mới tiến hành kiểm tra, xử lý. Và mới đây, công an thành phố Cam Ranh đã lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội đối với bảy người Trung Quốc. Đồng thời đề nghị xử phạt 15 triệu đồng/người, trục xuất khỏi Việt Nam, cấm nhập cảnh Việt Nam trong năm năm.

“Xử lý người Trung Quốc như thế nào là việc của chính quyền địa phương và ban ngành chức năng, còn biên phòng không có quyền xử lý. Pháp luật không cho phép Bộ đội biên phòng ra quyết định xử phạt những trường hợp này. Chúng tôi chỉ có thể kiểm tra, phát hiện và báo cáo tham mưu với các cấp uỷ, chính quyền địa phương xử lý các trường hợp vi phạm, nếu không xử lý thì tiếp tục kiến nghị đến khi nào xử lý thì thôi. Thực tế chúng tôi kiến nghị xử lý từ năm 2009, và UBND tỉnh Khánh Hoà cũng đã có ý kiến chỉ đạo thành phố Cam Ranh, nhưng không hiểu vì lý do gì họ không làm”, đại tá Hồ Văn Truyền nói. Để làm rõ vì sao có sự chậm trễ đến mức khó tin trong việc xử lý này, chúng tôi tìm cách liên lạc với ông Đào Văn Hoà, chủ tịch UBND thành phố Cam Ranh, nhưng không được.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay tại vịnh Cam Ranh vẫn còn lồng bè nuôi cá của hai doanh nghiệp có người Trung Quốc, đó là Song Phong và Khải Hoành. Hai lồng bè này đều ở phường Cam Linh. Ngoài ra, tại phường Cam Phú có một số đìa của các cơ sở thu mua và nuôi tôm sú của các doanh nghiệp có người Trung Quốc như: Hợp Nhất, Xuân Thịnh và một hộ cá thể ở phường Cam Phúc Bắc. Đại tá Hồ Thanh Tùng cho hay, các cơ sở này cũng đều do người Việt đứng ra làm thủ tục, đứng tên.
Ngoài ra, theo bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hoà, hiện nay dọc tuyến biên giới biển dài 380km của tỉnh này có nhiều điểm nuôi trồng hải sản liên quan tới người Trung Quốc. Tại khu vực Đầm Môn (xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh) có hai người Trung Quốc làm lồng bè nuôi cá mú. Tại thôn Mỹ Giang, phường Ninh Thuỷ, thị xã Ninh Hoà cũng có ba người Trung Quốc nuôi tôm thẻ chân trắng.
Không thể xử phạt vì... bỏ trốn
Tại thành phố Cam Ranh hiện có khoảng bốn điểm mua hải sản có người Trung Quốc tham gia, chủ yếu mua tôm hùm, cá mú... sau đó xuất sang Trung Quốc. Cách nay không lâu, các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hoà đã ra quyết định xử phạt hai thương lái Trung Quốc là Lin Da Qiang và Zheng Quan Xing, vì thu mua hải sản trái phép tại cảng cá Vĩnh Lương, Nha Trang. Tuy nhiên, sau đó hai người này đã bỏ trốn nên không thể xử phạt được.

Trong đó, bè cá tại Đầm Môn nằm cách bờ hơn 10km, được dựng kiên cố với 15 căn nhà do bà Quách Kiều, người Việt gốc Hoa có hộ khẩu tại Sóc Trăng đứng tên. Bè này có 300 lồng, tổng diện tích khoảng 10ha mặt nước và đang làm thủ tục xin phép thuê mặt nước. Tại khu vực này còn có một bè nuôi cá mú khác do một người Việt gốc Hoa tên Văn Kim Thành làm đại diện, cũng thường xuyên xuất hiện người Trung Quốc. Điều đáng nói là cả hai bè này đều chưa được cấp phép thuê mặt nước.
“Quá lơ là”
Đại tá Hồ Thanh Tùng nhận xét: thực tế cho thấy công tác quản lý người nước ngoài tại địa phương còn khá lỏng lẻo. “Đáng lẽ muốn dựng bè nuôi cá trên vịnh, các doanh nghiệp phải làm hợp đồng thuê mặt nước với chính quyền để thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm. Thế nhưng chính quyền địa phương lại buông lỏng việc này”, ông nói.
Ông Nguyễn Văn Hoàng, phó bí thư Thành uỷ thành phố Cam Ranh thừa nhận việc quản lý (người Trung Quốc nuôi cá trên vịnh Cam Ranh – PV) ở các địa phương quá lơ là, theo dõi không kỹ. Anh em địa phương cứ tưởng họ tới mua hải sản rồi đi chứ không nắm chắc họ trụ lại đó để làm ăn. “Mấy năm nay họ mượn danh nghĩa người Việt Nam để nuôi cá, nuôi tôm rồi mua bán mà không đóng thuế gì cả”, ông Hoàng cho biết thêm.
Bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hoà cho hay, sắp tới sẽ mở đợt cao điểm phối hợp với các ngành chức năng rà soát các hoạt động của người nước ngoài tại các địa phương dọc tuyến biên giới biển. “Hiện nay công tác quản lý người nước ngoài, đặc biệt là thương lái gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn tại Vĩnh Lương vẫn còn ba thương lái Trung Quốc núp bóng người Việt hoạt động”, ông Tùng nói. Cũng theo ông Tùng, tại Khánh Hoà thương lái nước ngoài hoạt động không chỉ ở phạm vi các khu kinh tế biển mà đi khắp hang cùng ngõ hẻm, thậm chí lên tận các huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh; trong khi việc quản lý của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng “có những điều cần xem xét lại”. Bởi các thương lái Trung Quốc chỗ nào cũng đi, thành phần nào họ cũng tiếp xúc.
“Họ đi lại rồi có kết hợp làm chuyện gì hay không mình chưa dám nói, nhưng nếu trong đó có những đối tượng có ý đồ xấu lợi dụng những việc này để hoạt động việc khác thì chúng ta tính thế nào đây?”, đại tá Hồ Thanh Tùng đặt vấn đề.
BÀI VÀ ẢNH: LÊ ANH
Kẽ hở pháp luật hay do chính quyền địa phương?
Pháp luật Việt Nam có tương đối đầy đủ các quy định về hoạt động của người nước ngoài tại Việt Nam, cũng như những quy định xử lý hành chính trong các lĩnh vực liên quan. Theo đó, một đối tượng người nước ngoài hoạt động phi pháp có nhiều lĩnh vực kiểm tra và xử phạt hành chính như: thủ tục đầu tư, đăng ký kinh doanh, thuế, lao động, hải quan, tài nguyên, quản lý hàng hoá lưu thông, an ninh trật tự… Song song và đồng thời với đó lại có nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: cơ quan chuyên ngành (đầu tư kinh doanh, thuế, lao động, tài nguyên, công an…) và UBND các cấp cùng hoạt động kiểm tra, giám sát và xử lý.
Như vậy, việc tồn tại nhiều người nước ngoài kinh doanh, lao động bất hợp pháp tại Việt Nam, đặc biệt là những vùng, địa điểm quan trọng là do chính quyền địa phương không thực hiện việc quản lý trong suốt thời gian qua, do vậy không phát hiện được vấn đề này.
LS TRẦN ĐỨC PHƯỢNG


Khánh Hòa: 18 người TQ mua bán, nuôi trồng hải sản



–  Lại giật mình! (NLĐ). “Chưa hết xôn xao về chuyện người Trung Quốc thuê đất miền Tây trồng khoai lang hay đến tận đất mũi Cà Mau để giật nợ mua cua…, nhiều người lại phải giật mình về thông tin họ nuôi cá ở Vũng Rô và nhất là trên khu vực trọng yếu – vịnh Cam Ranh, Khánh Hòa.“

Chiều 3.6, ông Phạm Đình Cự, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho biết đang chỉ đạo thành lập đoàn công tác để kiểm tra cụ thể việc nuôi trồng thủy sản tại Vũng Rô thuộc xã Hòa Xuân Nam (H.Đông Hòa) để xử lý theo quy định pháp luật. Ông Cự còn cho hay sẽ làm rõ việc cấp phép cho những người nước ngoài làm việc tại Vũng Rô đúng hay sai (Thanh Niênđã phản ánh).

Chiều cùng ngày, thượng tá Trần Xuân Sơn, Đồn trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu Vũng Rô, cho biết hiện chỉ còn một người Đài Loan làm việc tại Vũng Rô do thời hiệu giấy phép vẫn còn, số người Trung Quốc kia đã về nước, nhưng họ đi lúc nào thì không rõ.
Đức Huy

Vụ Cam Ranh: Đã phạt nhưng vẫn ngang nhiên tồn tại SGTT.VN - Như báo Sài Gòn Tiếp Thị đã phản ánh, người Trung Quốc sử dụng mặt nước vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) để nuôi tôm, cá. Tiếp tục tìm hiểu về tình trạng này, chúng tôi được biết, lồng bè nuôi cá của người Trung Quốc tại vịnh Cam Ranh đã từng bị cơ quan chức năng xử phạt nhiều lần, nhưng vẫn ngang nhiên tồn tại.
Bè cá của người Trung Quốc trên vịnh Cam Ranh.
Chiều 31.5, Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà đã có công văn khẩn yêu cầu Uỷ ban nhân dân thành phố Cam Ranh kiểm tra vấn đề báo nêu (tình trạng người Trung Quốc nuôi cá trên vịnh Cam Ranh) và công tác quản lý người nước ngoài trên địa bàn thành phố. Uỷ ban nhân dân thành phố Cam Ranh phải báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh trước ngày 8.6.2012. Hiện đang có nhiều đoàn cấp tỉnh Khánh Hoà và thành phố Cam Ranh kiểm tra, xử lý những lồng bè này.
Kẽ hở pháp luật
Ngày 31.5, ông Lê Văn Dũng, phó chánh thanh tra sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hoà cho biết, thanh tra sở vừa phối hợp với cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh kiểm tra các tàu cá hoạt động trên vùng biển Cam Ranh; đồng thời kiểm tra những lồng, bè của người Trung Quốc nuôi trồng thuỷ sản ở vịnh này.
Bước đầu qua kiểm tra một bè nuôi cá của người Trung Quốc tại vịnh Cam Ranh cho thấy, bè này do một người tên Dũng có hộ khẩu tại TP.HCM đứng tên. Khi kiểm tra, trên bè đang có ba người Trung Quốc.
Bè này gồm nhiều bè ghép lại với nhau rất kiên cố, rộng khoảng 500m2 nuôi cá bớp, cá chim...; một số con cá mú cỡ 0,5 – 0,6kg phơi trắng bụng, lở loét và chết. Ngoài ra, đoàn kiểm tra còn phát hiện nhiều sai phạm tại lồng bè này, như một số thức ăn nhãn mác hoàn toàn bằng tiếng Trung mà không có nhãn phụ tiếng Việt.
Vịnh Cam Ranh là một cảng biển nước sâu tự nhiên được xem là tốt nhất ở Đông Nam Á. Vì địa thế chiến lược nên Cam Ranh được sự chú ý về mặt quân sự qua nhiều thời kỳ. Hải quân Pháp, Hoa Kỳ... đã từng dùng một phần Vịnh Cam Ranh làm căn cứ.
“Chúng tôi đã mời chủ bè trình diện, xuất trình hồ sơ nguồn gốc, xuất xứ của cá giống cũng như thức ăn. Thế nhưng họ không trả lời được câu hỏi nguồn gốc cá giống từ đâu ra... Do vậy trước mắt, chắc chắn chúng tôi sẽ xử lý sai phạm khi họ sử dụng thức ăn thuỷ sản nhưng lại không có tiếng Việt. Mặt khác, chúng tôi sẽ yêu cầu họ làm rõ, loại thức ăn này có hàm lượng ra sao, Việt Nam có cho phép lưu hành hay không?”, ông Dũng nói.
Cá mú chết trong lồng bè của người Trung Quốc.
Cũng theo ông Dũng, đây là lần đầu tiên Khánh Hoà phát hiện thức ăn thuỷ sản không có nhãn phụ. Và việc nuôi cá của người Trung Quốc trên vịnh như vậy có rất nhiều ảnh hưởng. Chẳng hạn, nguồn gốc cá không quản lý được có thể dẫn đến sinh vật ngoại lai vào Việt Nam gây hại, phát tán môi trường, phá vỡ quần thể tự nhiên. Nếu không kiểm soát được dịch bệnh, thì bệnh dịch sẽ ảnh hưởng cả vùng nuôi xung quanh. Tuy nhiên, theo ông Dũng, điều quan quan trọng hơn là “năng lực thực thi pháp luật của chúng ta cần phải đảm bảo và phải được tuân thủ, không thể buông lỏng”.
Một quan chức cho biết, theo quy định nếu doanh nghiệp muốn làm lồng bè thì phải có dự án đầu tư, được giao mặt nước, cùng nhiều vấn đề liên quan đến môi trường. Thực tế tại Khánh Hoà đang cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài nuôi thuỷ sản và họ chấp hành các quy định. Riêng tại vịnh Cam Ranh, việc người Trung Quốc núp bóng người Việt để nuôi cá là “một kẽ hở của pháp luật”.
Xây dựng nhà máy tàu quân sự tại Cam Ranh
Ngày 31.5, tại căn cứ quân sự Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà, bộ tư lệnh Quân chủng hải quân đã khởi công xây dựng nhà máy X52. Nhà máy này được đầu tư xây dựng mới với công nghệ hiện đại.
Đây là nhà máy sửa chữa tàu biển lớn nhất từ trước tới nay của Quân chủng hải quân, có nhiệm vụ bảo đảm kỹ thuật tàu thuyền quân sự hoạt động tại khu vực biển miền Trung, Trường Sa, DK; sửa chữa tới cấp vừa các tàu ngầm, tàu tuần tiễu... Việc xây dựng nhà máy X52 đánh dấu bước phát triển mới trong đóng mới và sửa chữa những con tàu có tải trọng lớn với yêu cầu kỹ thuật cao. Đồng thời, sẽ phát huy tối đa lợi thế trong phát triển công nghiệp đóng tàu chất lượng cao cho nhiệm vụ quốc phòng, góp phần thực hiện mục tiêu hội nhập quốc tế sâu rộng của ngành đóng và sửa chữa tàu biển Việt Nam.
Lê Anh
Tiến hành kiểm tra
Theo tìm hiểu của chúng tôi, thanh tra sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn từng kiểm tra nhắc nhở và xử phạt bè nuôi cá của người Trung Quốc. “Chúng tôi biết người Trung Quốc đầu tư nuôi cá tại vịnh Cam Ranh từ lâu, theo tôi cũng 3 – 4 năm nay rồi. Nhưng chúng tôi chỉ là thanh tra thuỷ sản về chuyên ngành, phát hiện họ làm sai thì đã và sẽ bị xử lý. Trong khi đó, gần sát bè cá người Trung Quốc có trạm kiểm soát biên phòng cửa khẩu, đồn biên phòng Cam Ranh, rồi chính quyền địa phương... “Hơn nữa, vùng biển Cam Ranh là vùng nhạy cảm, nên chúng tôi nghĩ công an, biên phòng nắm kỹ tất cả các đối tượng người nước ngoài vào rồi. Thế nên mình nghĩ họ đầu tư nuôi cá ở đó là hợp pháp”, ông Dũng phân bua.
Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Sơn, phó chủ tịch UBND thành phố Cam Ranh cho biết thành phố đang tiến hành kiểm tra, khảo sát tất cả các đối tượng nuôi trồng trên vịnh Cam Ranh. Ông Sơn nói: “Nếu người nước ngoài thực hiện nuôi cá tại vịnh thì phải chấp hành đúng các quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, phó phòng Kinh tế thành phố Cam Ranh Trần Văn Ớt cho hay năm 2008, thành phố đã xử phạt bè nuôi cá của người Trung Quốc tại đây vì không có giấy phép và yêu cầu họ làm thủ tục, nhưng đến nay vẫn chưa xong, chưa thực hiện. “Lần này chúng tôi sẽ xử lý kiên quyết hơn”, ông Ớt khẳng định.
Như vậy, có thể nói với điều kiện tự nhiên thuận lợi, vịnh Cam Ranh hiện có đến 300ha mặt nước cá mú (nhiều nhất nước) và 15.000 lồng nuôi tôm hùm. Mỗi năm tại đây cung cấp hàng ngàn tấn thuỷ sản cao cấp cho thị trường, tuy nhiên hầu hết đều được các đầu nậu thu mua xuất khẩu tiểu ngạch qua Trung Quốc. Đặc biệt, tình trạng người Trung Quốc “núp bóng” nuôi cá tại một vịnh có vị trí quan trọng này diễn ra từ lâu, nhưng chính quyền vẫn chưa có giải pháp xử lý dứt khoát, hoặc mới dừng lại ở lời hứa “sẽ xử lý”. Bằng chứng cụ thể là ở khu vực lồng bè có người Trung Quốc hoạt động có nhiều lực lượng quản lý nhưng lại lúng túng trong phân cấp xử lý, và không rõ ai là người phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra sự việc đáng tiếc này.
BÀI VÀ ẢNH: LÊ ANH
Chưa thể xử lý thương lái Trung Quốc giật nợ mua cua
Chiều 31.5, đại uý Mã Thiện Hùng, phó trưởng công an thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn, Cà Mau) cho biết, lại có thêm một trường hợp trình báo bị thương lái Trung Quốc giật nợ mua cua. Như vậy, đến nay con số nợ mua cua của thương lái người Trung Quốc với khoảng mười đại lý cua tại Năm Căn là trên 9,2 tỉ đồng. Tuy nhiên, thông tin từ các đại lý thu mua cua tại địa phương cho rằng, con số nợ thực tế còn có thể cao hơn nhiều vì một số trường hợp bị giật nợ vẫn chưa có đơn tố cáo với cơ quan công an.
Theo ông Hùng, đây chỉ là bước thống kê ban đầu con số nợ thực tế tại địa phương thông qua các đơn tố cáo của phía bị giật nợ. Song biện pháp xử lý vẫn chưa thể xác định được vì “đối tác” – người Trung Quốc, chưa quay lại địa phương.
Như đã thông tin, thời gian qua một số thương lái Trung Quốc như Wang Juanmei (tự A Kiều, sinh năm 1974), bằng hộ chiếu du lịch đã đến Cà Mau tìm tới các đại lý cua để thu gom cua xuất khẩu đi Trung Quốc. Nhưng thương lái này đã chuồn mất khi chưa kịp thanh toán tiền mua cua cho các đại lý.
Ngọc Tùng
@ sgtt: Vụ Cam Ranh: Đã phạt nhưng vẫn ngang nhiên tồn tại
- Vịnh Cam Ranh: Người Trung Quốc núp bóng để nuôi cá (PLTP).  – Chủ Trung Quốc nuôi thủy sản gần Quân cảng Cam Ranh (DV).   – Yêu cầu báo cáo khẩn về việc người Trung Quốc “đóng bè” trên vịnh Cam Ranh‎ (Thanh Niên).  – Khánh Hòa kiểm tra lồng bè nuôi cá sai phạm (VOV). –  Vụ “Người Trung Quốc dựng bè cá kiên cố trên vịnh Cam Ranh”: Con giống, thức ăn đều đưa từ nước ngoài vào (TT).     - Vụ Cam Ranh: Đã phạt nhưng vẫn ngang nhiên tồn tại (SGTT). - Cần có sự quản lý chặt chẽ‎  (báo Khánh Hòa). -- Báo TQ đăng ảnh các sân bay quân sự trên quần đảo Trường Sa của VN (GDVN).
- Vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa): Chủ Trung Quốc nuôi thủy sản gần Quân cảng Cam Ranh (DV).  - Người TQ dựng bè cá kiên cố trên vịnh Cam Ranh (TT). - Lúng túng xử lý người Trung Quốc nuôi cá trên vịnh Cam Ranh (Tầm nhìn). Người Trung Quốc nuôi cá trên vịnh Cam Ranh (SGTT 30-5-12) -- Cái nước Tàu rộng lớn thế kia, không có chỗ cho họ nuôi cá hay sao? 
Việt Nam, Trung Quốc kết thúc vòng đàm phán đầu tiên về hợp tác trên biển
31.05.2012 voa
Việt Nam và Trung Quốc kết thúc vòng đàm phán đầu tiên về hợp tác trên biển trong các lãnh vực ít nhạy cảm. 
Tin tức báo chí Việt Nam và Trung quốc cho biết cuộc thảo luận 2 ngày đã kết thúc hôm thứ Tư tại Bắc Kinh và đôi bên đồng ý tổ chức vòng đàm phán lần thứ hai tại Việt Nam vào nửa cuối của năm nay.
Tân Hoa Xã nói rằng thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh đã tiếp kiến phái đoàn 2 nước bên lề hội nghị.
Bộ Ngoại giao ở Hà Nội cho biết tại cuộc họp ở Bắc Kinh, các chuyên gia của đôi bên đã thảo luận về việc hợp tác trong các lãnh vực bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm cứu nạn trên biển, phòng chống và giảm thiểu ảnh hưởng của thiên tai.
Ngoài việc đạt được đồng thuận về cơ chế làm việc của Nhóm công tác, đôi bên đã chấp nhận nguyên tác hợp tác là tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi.
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cho báo chí biết rằng những sự hợp tác mà đôi bên đang thảo luận đều tuân thủ nguyên tắc đã được xác định là "giải quyết song phương những vấn đề chỉ liên quan tới Việt Nam và Trung Quốc, những vấn đề liên quan đến các bên khác thì cần trao đổi giữa các bên liên quan.
Nguồn: Mofa.gov.vn, Xinhua


- 5 nguy cơ dẫn đến chiến tranh ở Đông Á (ĐV).   - Tranh chấp lãnh hải: Trung Quốc làm căng, nhưng sẽ không dùng vũ lực? (GDVN).  - Trung Quốc hạ thủy tàu tấn công và chống hạm xuống Biển Đông (Petrotimes).   - Tàu chiến “khủng” của Trung Quốc gây lo ngại (TN).  - Philippines: Chưa có lối ra cho tranh chấp trên biển Đông (Infonet).
- Mỹ và bài toán chiến lược hóc búa tại châu Á (VNE).  - Mỹ đang che dấu [giấu] mưu đồ thật ở Biển Đông (VnMedia).

- Trung Quốc đóng tàu chiến “khủng”, Mỹ cân nhắc gia nhập UNCLOS (VOV).  - Trung Quốc đưa tàu chiến mới ra Biển Đông (VnMedia).  - Quân đội Malaysia: Thế lực đáng nể trên Biển Đông (PetroTimes).  - Malaysia hiểu rõ ý đồ của Trung Quốc, ủng hộ thành viên Philippines (GDVN).
- Việt Nam có nên mua 18 chiếc Su-30K (ĐV).
- Chip xử lý Trung Quốc gây nguy hiểm cho Mỹ (NSS).
Ba biện pháp đối phó với “chiêu mới” của Trung Quốc ở Biển Đông sgtt
Trung Quốc muốn chia rẽ ASEAN? Is China Trying to Split ASEAN? (Diplomat 30-5-12)
- Lối thoát nào cho bế tắc trên bãi cạn Scarborough? (Japan Times/ TVN).  – Tranh chấp biển Đông: Song phương hay đa phương? (PLTP).   – Philippines chính thức có Đại sứ ở Trung Quốc (BBC).  –Tàu chiến Nhật sẽ áp sát cửa ngõ Trung Quốc (VnMedia).    – Hoa Kỳ chuyển hướng sang châu Á(BBC).  – Mỹ đang che dấu mưu đồ thật ở Biển Đông (VnMedia).  – 3 bước hiểm Trung Quốc chia cắt đoàn kết nội khối ASEAN  (PhunuToday). – ASEAN tỉnh táo trước mưu đồ lắt léo của Trung Quốc (PhunuToday).  – Vai trò Diễn Đàn An Ninh Khu Vực của ASEAN ngày càng tăng (VOA).   – Trường Sa… là sa trường!? (DLB). - Trung Quốc đang chia rẽ Đông Nam Á? (ĐV). - Tranh chấp Biển Đông bước vào khúc quanh mới? (TVN). - Diễn đàn kinh tế cũng nóng vì biển Đông (TN). - Việt Nam tích cực thúc đẩy hợp tác, kết nối kinh tế (SGGP). - Mỹ khẳng định cam kết với châu Á – Thái Bình Dương (TT).
- - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ công du Châu Á, trong đó có Việt Nam (VOA).
- Diễn tập thực binh bắn đạn thật trên biển (QĐND).

Tổng số lượt xem trang