Khi bỏ tù những tên đái bậy trên đất đai đường phố, người dân sẽ hiểu là các bác cũng sẵn sàng bỏ tù những tên đái bậy trên nền kinh tế và tài chính xứ này.
-Cái hành động nhỏ nhặt nhanh chóng tạo nên một tư duy mới và nhiều kế hoạch bổ sung khác tiếp tục nối đuôi. Càng "làm" nhiều, càng khiến chúng trở thành thói quen hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.
Con rắn không thay được da phải chết. Những đầu óc không chịu cởi mở thay đổi sẽ ngừng hoạt động. - Friedrich Nietzsche.
Cách đây vài tháng, một chuyện cười được phổ biến quanh vòng các nhà ngoại giao sống ở Hà Nội và tôi được nghe lại từ một quan chức cao cấp Việt. Một du khách Anh hỏi một hướng dẫn viên du lịch," Chúng tôi đã đi thăm Vịnh Hạ Long (Ha Long Bay), Vịnh Cam Ranh (Cam Ranh Bay)... Một vịnh khác tôi thấy quảng cáo khắp xứ này, chắc phải hấp dẫn lắm, chúng tôi muốn tới Cam Dai Bay."
Chúng tôi cười một chút, nhưng tôi không biết nghe xong, ông có thấy chút hổ thẹn. Một dấu ấn có thể nhiều hơn các biểu ngữ vinh danh tổ quốc, anh hùng, thành tích...lại là ba chữ đơn giản, "cấm đái bậy".
Tại New York vào thập niên 1970's, lối quản trị hành chính của các thị trưởng phe khuynh tả đảng Dân Chủ như Lindsay, Koch...khiến tỷ lệ tội ác công cộng như trộm cướp, giết người, mại dâm...tăng mạnh. Khu Times Square (Công Trường Thời Đại) nổi danh không còn bóng du khách vì đây là trung tâm ổ chứa các tệ nạn về đêm. Kinh tế khủng hoảng, ngân sách lãng phí với các chương trình mị dân. Các ông thị trưởng "siêu tiến bộ" này, cho rằng phần lớn tội phạm là những dân da đen nghèo khó, phải cứu giúp và giáo dục thay vì trừng phạt. Người giàu chạy trốn khỏi thành phố, vì thuế lợi tức và kinh doanh lên rất cao và tội ác càng ngày càng gia tăng, khiến cho ngân sách càng thêm hao hụt.
Kết quả là New York gần tuyên bố phá sản vào năm 1975, phải nộp đơn xin chính phủ liên bang cứu viện và Tổng Thống Ford trả lới với câu nói bất hủ," Drop Dead" (Chết cho rồi).
Cử tri quay bầu cho đảng Cộng Hòa và thị trưởng Rudy Giuliani hứa sẽ quét sạch mọi rác rưởi cho xã hội. Chương trình của ông bắt đầu bằng một bước rất nhỏ: dẹp sạch bọn lau cửa kính xe hơi.
Khoảng 10 năm trước đó, các trẻ em nghèo New York nghĩ ra một cách kiếm tiền lẻ khá công hiệu. Tại vài ngã tư nơi hay xẩy ra nạn kẹt xe, các em xin tài xế cho lau chùi kính xe để đổi lấy một hai đô la tiền "tip". Phần lớn không ai từ chối lời mời dễ thương này từ các khuôn mặt ngây thơ và cũng vì số tiền quá bé.
Thấy các em làm ăn được, bọn tội phạm nhẩy vào kinh doanh theo bình diện lớn. Các tay đầu gấu được trải khắp thành phố tại mọi ngã tư và gần như đòi tiền mãi lộ mọi tài xế. Trước khi tài xế có dịp phản ứng, chúng xịt loại thuốc chùi nhiều bọt xà phòng xóa hẳn tầm nhìn. Bạn nào không trả 5 đô la (hay hơn nữa cho các siêu xe) phải tự leo xuống lau chùi cửa kính, gây nạn kẹt xe khủng khiếp. Bạn nào phàn nàn có thể bị ăn đòn tại chỗ hay xe bị cào xấy trướt. Chính quyền không can thiệp vì đây là nhóm cử tri "nghèo" cần được xã hội giúp đỡ.
Guiliano diệt trừ bọn "lau kính xe" không nhân nhượng. Chỉ trong 3 ngày khi ông nhậm chức, New York không còn bóng dáng một tên lau kính xe nào, kể cả trẻ em. Đây là một thông điệp ngắn gọn và hữu hiệu. "Chúng tôi không chấp nhận một tệ nạn xã hội nào, dù nhỏ nhoi." Một thông điệp không hề loan truyền qua các mạng truyền thông hay biểu ngữ, mà bằng "hành động" thực tế, dứt khoát và nhanh chóng. Khỏi cần phải nói thêm là sau đó, New York trở lại với vị trí "Ông Hoàng của các thành phố Mỹ". Kinh doanh bộc phát tạo thanh khoản cho ngân sách, tội phạm đi xuống vì pháp luật nghiêm khắc, người giàu và du khách nườm nượt quay lại... tất cả vì New York lại trở nên một vùng đất lành, nơi đáng sống.
Cách đây 20 năm, sức khỏe của tôi cũng suy sụp tệ hại. Như nhiều đứa trẻ khác ở Việt Nam, thói quen đánh răng của tôi từ giáo dục gia đình và xã hội là một lần vào buổi sáng khi thức dậy. Khi gặp người đẹp hay dự các buổi họp quan trọng, tôi nhai thêm miếng "gum" bạc hà cho thơm miệng. Cho đến một ngày khi tôi đọc một bài viết là vi khuẩn trong răng thực sự là nguồn gốc của mọi loại bệnh tật, kể cả bệnh tim mạch. Sống hơn 40 năm, chẳng bác sĩ nào nói với tôi điều này.
Từ hôm đó, tôi luôn luôn đánh răng sau mỗi lần ăn, dù ăn nhiều hay ít. Thói quen nhỏ nhặt này cải thiện sức khỏe tôi thấy rõ. Từ bước đầu đơn giản đó, tôi bắt đầu chú ý đến các kiến thức về sức khỏe nhiều hơn, từ cách ăn uống rau củ, tập thể dục đến cách tập thở và ngồi thiền. Tôi hãnh diện mà nói, 20 năm nay, tôi ít bệnh hoạn hơn 40 năm trước đó.
Cái hành động nhỏ nhặt nhanh chóng tạo nên một tư duy mới và nhiều kế hoạch bổ sung khác tiếp tục nối đuôi. Càng "làm" nhiều, càng khiến chúng trở thành thói quen hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.
Môi trường vệ sinh ở Singapore có thể coi là sạch nhất thế giới. Tất cả bắt đầu bằng một lệnh cấm khạc nhổ, vất rác bừa bãi...nơi công cộng của chính quyền Lý Quang Diệu vào năm 1968. Người dân Singapore đã tập thói quen này khi biết rằng cảnh sát Singapore rất quyết liệt trong việc thực thi luật này (phạt đến 100 đô la Sing khi vất tàn thuốc bậy). Cũng gốc người Tàu, nhưng dân Singapore hành xử khác hẳn người Tàu Trung Quốc, dù nơi công cộng hay chốn riêng tư.
Nguồn gốc của văn minh và văn hóa của một cá nhân hay một dân tộc bắt đầu từ những quyết định nhỏ nhặt và đơn giản. Nhiều bạn hỏi nếu tôi "được" tư vấn các nhà lãnh đạo thì tôi sẽ khuyên họ làm gì? (thực tình, ngày mà tôi được mời tư vấn thì ngày đó chắc là ngày sau cùng của trận Thế Chiến Thứ Ba). Tuy nhiên, nếu chuyện khó tin này hiện thực, tôi sẽ nói là các bác hãy ra một lệnh trong ngày đầu tiên nhậm chức là " tên nào đái bậy hay xả rác bậy sẽ bị nhốt 3 ngày tù". Và nghiêm chỉnh thực thi luật pháp không nhân nhượng, dù người vi phạm là vợ chồng hay con cháu yêu quý của các bác.
Khi bỏ tù những tên đái bậy trên đất đai đường phố, người dân sẽ hiểu là các bác cũng sẵn sàng bỏ tù những tên đái bậy trên nền kinh tế và tài chính xứ này.
T/S Alan Phan là một doanh nhân bôn ba làm ăn trên 43 năm qua tại Mỹ và Trung Quốc. Ông cũng là tác giả của 8 cuốn sách Anh và Việt ngữ về kinh tế tài chính của các nền kinh tế mới nổi. Ông tốt nghiệp tại các đại học Penn State, American Intercontinental (Mỹ), Sussex (UK) và Southern Cross (Úc). Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com.
- “Cấm đái bậy” (Alan Phan). - Công bố kết quả kiểm toán 2011: Một bức tranh xấu xí nhưng đã chân thực hơn (Mạnh Quân).
- Dàn hàng ngang để tái cấu trúc ! Nhưng tái cái gì ?Tái như thế nào vẫn là “biển ảo” ? (Tầm nhìn).
-'Cảnh giác trước thống kê nhà nước' (BBC 16-7-12) ◄
Nỗi lo sụt giảm kiều hối (VEF 178-7-12) -- Lo rằng tiền gửi ra ngoài để rửa sẽ ở lại nước ngoài luôn?
Tin giật mình: Kinh tế Việt Nam bắt đầu giai đoạn phục hồi mới (DT 17-2-12) -- Dịch một bài trên Korea Herald khen ông NT Dũng quá trời. Tò mò, tìm xem tác giả bài này (Lee Moon-shik) là ai vậy, té ra hắn không phải là ký giả mà là một giám đốc của công ty Kindmatic, chuyên bán mobile phone (và một số thứ khác) có làm ăn ở Việt Nam! Ha Ha Ha!!!!! (Tên Lee Moon-shik này cũng là tác giả bài Báo Hàn Quốc: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là nhà lãnh đạo xuất sắc (DT 25-7-11) cũng đăng trên Dân Trí gần đúng 1 năm trước. Chắc nó có hợp đồng bốc thơm NTD mỗi năm một lần? Năm nay bị thúc viết sớm để chống lại bài này trên Foreign Policy Cáo chung của điều thần kỳ Việt Nam chăng?
Vietcombank từng nhiều tháng không đạt tỷ lệ an toàn vốn VnEconomy -Vietcombank nhiều tháng không đạt mức tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
Nợ xấu của Ngân hàng Phát triển vượt 10% (VnEconomy)-Sáng nay (18/7), Kiểm toán Nhà nước công bố tỷ lệ nợ xấu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB)Ngân hàng đồng cảm, chứ không cứu DN?
Các doanh nghiệp cho biết, không mấy lạc quan vào những gói giải cứu mới đây của Ngân hàng Nhà nước.
- Bãi bỏ “giấy phép con” gây khó cho doanh nghiệp (NNVN).
Nợ xấu: 'Trần tình' rồi thêm lo
(Tamnhin.net) - Ngân hàng Nhà nước đã có buổi “trần tình” về nợ xấu. Trong đó, các con số chính thức đã được đưa ra và giải thích sự sai lệch. Tuy nhiên, giải thích này không thể xóa hết các băn khoản và lo lắng về nợ xấu. Thậm chí còn lộ ra những nỗi lo mới về kiểm soát và xử lý nợ xấu của các ngân hàng.
Theo kiểm toán Nhà nước, 11/21 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước chủ yếu dựa trên vốn chiếm dụng, có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao.
Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẫn làm ăn tệ hại
SGTT.VN - Sau một năm kiểm toán, nhìn lại tình hình sản xuất, kinh doanh, việc chấp hành các quy định, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tài chính, thuế…tại nhiều tập đoàn, tổng công ty vẫn lỏng lẻo và dẫn đến nhiều kết quả.
HSBC tìm đối tác thoái sạch vốn tại Tập đoàn Bảo Việt
VnEconomy -HSBC đang tìm đối tác để bán cổ phần tại Tập đoàn Bảo Việt (mã BVH) với mức giá khoảng 400 triệu USD, Reuters dẫn nguồn tin cho hay.
- Còn nhiều tàu Việt Nam bị giữ ở nước ngoài (VNN).
Tàu biển Việt Nam vẫn được “ưu tiên” kiểm tra ở nước ngoài
SGTT.VN - Theo thống kê của cục Hàng hải Việt Nam, sáu tháng đầu năm nay có 30 lượt tàu biển Việt Nam bị chính quyền cảng các nước lưu giữ, giảm 14 lượt tàu so với cùng kỳ năm 2011.
Dù số lượng tàu bị lưu giữ giảm, nhưng số lượt tàu bị kiểm tra vẫn không giảm, điều này, theo cục Hàng hải Việt Nam, cho thấy rằng các đội tàu biển Việt Nam vẫn là đối tượng “ưu tiên” được kiểm tra tại các cảng nước ngoài. Lỗi mà các tàu Việt Nam mắc phải dẫn đến bị lưu giữ tàu, chủ yếu liên quan đến lỗi trang thiết bị của tàu (chiếm gần 70%).
Nguyên nhân, theo cục Hàng hải, là do tài chính khó khăn, nên công tác cung cấp vật tư, phụ tùng cho tàu duy tu bảo dưỡng bị các chủ tàu hạn chế, dẫn đến tình trạng kỹ thuật của tàu không đáp ứng được các yêu cầu quy định và không cung cấp đủ các ấn phẩm hàng hải. Tuy nhiên, trong 30 lượt tàu bị lưu giữ này, đa phần các tàu hoạt động tại nước ngoài trong thời gian dài, chưa trở về Việt Nam để các cảng vụ hàng hải thực hiện kiểm tra.
- Người Việt sống ‘như thời nguyên thủy’ – (BBC). - - Chống tham nhũng lãng phí: Thủ đô có hơn 1000 biệt thự và căn hộ liền kề bỏ hoang (VnMedia).- Xử lý 28 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp (PLTP). – Xử lý dứt điểm các vụ tham nhũng kéo dài (ĐV).
- Quá nhiều cán bộ là dân… khổ! (TVN).
- Dự án đường sắt thủ đô nguy cơ trễ hẹn (VTV). - Quý II/2015: Người Hà Nội được đi đường sắt trên cao (VnMedia).
- Giao thông TP.HCM: Đào đâu ra 42 tỷ USD? (VEF).
- Hạ lãi suất, doanh nghiệp bớt gánh nặng (VOV). - Hạ lãi suất, không lẽ là chuyện đùa? (TN).
- Lãi suất giảm, bất động sản vẫn… bất động (VEF). - Giảm lãi suất nợ cũ: Trái “lệnh” vẫn khó… “xử” (TQ). -Nên “ôm” VNĐ, vàng, cổ phiếu hay bất động sản? (VnMedia). - Tổng quan chuyển động ngành BĐS 17-7-2012 (VF).
- “Đại gia” ngành chứng khoán, ai hơn ai? (VnEco).
- Nỗi lo sụt giảm kiều hối (Vef).
- Thí điểm đầu tư PPP: rất chậm (TBKTSG). - Nhà đầu tư chưa mặn mà (LĐ).
- Trần tình của đại gia vàng BTMC khi Rồng Thăng Long bị ‘khai tử’ (ĐV).
- Xuất khẩu bấp bênh (NLĐ). - Xuất khẩu 6 tháng cuối năm: Gỡ nút thắt về vốn, lãi suất (SGGP).
- Giá gạo Việt Nam tăng nhờ kế hoạch mua tạm trữ của Chính phủ (Gafin).
- Chợ đầu mối mỗi ngày tiêu thụ hàng chục tấn gà thải lậu từ Trung Quốc (TP).
- Chiêu kiếm bộn tiền của “đồng nát VIP” thời bão giá (NĐT).
- Công ty Thắng ‘ngổ’ từ Séc cho không 4 máy bay tại Việt Nam (Vietinfo).
- Lãi suất nợ cũ vẫn gần 20%/năm (ĐV). - Lãi suất 15% chỉ đến với doanh nghiệp ‘khỏe’ (VNE). - Thực chất hay trấn an. - Lãi suất cho vay, nơi hạ nơi chưa (TP).
- Đằng sau việc giấu nợ xấu, khoe lãi khủng là gì? (VOV).
- “Đừng giật mình khi nhiều doanh nghiệp phá sản” (VnEco). - Hơn 1.000 doanh nghiệp tại Lâm Đồng ngừng hoạt động (VOV). - Công nhân “lùng” đại gia đòi nợ lương (NĐT).
- Giảm thuế làm ‘vơi’ hơn 6.000 tỷ đồng ngân sách (VNE).
- Bất động sản: Giá giảm đã tới cơ hội “vàng”? (DĐDN). - Lên Ba Vì mua đất được “biếu” thêm đất (Infonet). - Hà Nội đề nghị bỏ giá trần dịch vụ chung cư (VOV).
- Giá vàng bật tăng, tiệm cận mốc 42 triệu đồng (DT).
- Sáng 17/7: Lực cầu ngập ngừng, thị trường tăng điểm (ĐTCK).
- Công khai giá để hạn chế thị trường ngầm (DT).
- Bình An tiếp tục thua hai vụ kiện đòi nợ (VnMedia).
- Tiền Giang: Doanh nghiệp mua tạm trữ lúa gạo gặp khó khăn (VOV).
- Ế ẩm, vật liệu xây dựng tính nước xuất khẩu (Infonet).
- Doanh nghiệp xuất khẩu “ăn đong” hợp đồng từng tháng (TN).
- Bình An lại thua 2 vụ kiện đòi nợ (TT).
- Gặp hạn: Đại gia BĐS dính kiện cáo (VEF).
- Bóp chẹt nông dân, móc túi người tiêu dùng (DV).Sex-hoá mọi việc! Sự nghiệp vẻ vang của tân CEO Yahoo xinh đẹp (VnEx 17-7-12) -- Một cách nhìn điển hình của báo Việt Nam: Cái gì cũng là qua lăng kính "xinh đẹp", "chân dài"! Lúc trước khi bà thủ tướng Thái qua thăm Việt Nam thì (tờ Đất Việt) chạy tưa là bà ấy đẹp! Rủi ngày nào mà Tập Cận Bình đánh Việt Nam thì báo Việt Nam có lẽ sẽ chạy tựa như thế này: Chồng của bà Bành Lệ Viện xinh đẹp vừa ra lệnh xâm lăng nước ta.
- Thêm một cơ sở chế biến cà phê “đểu”. – Kiểm tra hóa chất, phụ gia thu giữ tại cơ sở cà phê “đểu”(TN). - Chế biến thuốc giả từ thức ăn gia súc và phẩm màu (NĐT). - Hãi hùng cà phê “đểu” – Kỳ 2: Đậu nành + 15 hóa chất = cà phê (TN).
- Biết kêu ai bây giờ?(ANTĐ). - Đề nghị truy tố 4 bị can sử dụng internet chiếm đoạt tài sản (TN). – Phát hiện vụ tiêu thụ tiền giả tại Đà Nẵng, Quảng Nam. – Rộ nạn tín dụng đen – Bài 2: Thêm nhiều người tố cáo Phạm Giang Bắc (PLTP).
- Láo nháo chợ vỉa hè (SK&ĐS). - Kinh nghiệm “nằm lòng” đối phó nạn “chặt chém” ở Vũng Tàu, Sầm Sơn (GDVN). - Hà thành đệ nhất… “tóm khách” (NĐT).
Giáo dục: Lối thoát cho nền kinh tế Việt Nam (TS 17-7-12) -- Bài Nguyễn Huy Vũ
PGS.TS Phạm Quốc Sử: "Bún mắng, cháo chửi"? Xin đừng buồn và thất vọng (GD 17-7-12)
Nhà thơ Việt Phương: Phải lạc quan vào giới trẻ (CAND 17-7-12) -- Bài p/v dài của Hồng Thanh Quang ◄
Trong khủng hoảng người trẻ học gì? (SVVN 17-7-12) -- Lê Ngọc Sơn p/v TS Lê Đông Phương
Ông đồ Nghệ nhiều chất Tây (NĐB 17-7-12) - Về TS Trương Đăng Dung