Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

‘Bắn vào tàu cá là không thể chấp nhận’

- Vậy trấn lột ngư dân Việt Nam, xả súng là người lính Việt Nam trong vòng tròn bất tử thì sao?

-Tàu cá Trung Quốc bị tàu tuần duyên Nhật Bản truy đuổi hồi tháng 11 năm ngoái

Tàu cá Trung Quốc liên tục va chạm với các nước khác trong khu vực

Tờ Hoàn cầu thời báo đêm 17 rạng sáng ngày 18/7 đã đăng trên trang mạng của mình bài xã luận chỉ trích Nga về vụ nước này nổ súng vào tàu cá Trung Quốc.

Hoàn cầu thời báo là phụ bản của Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và thường có giọng điệu cứng rắn trong các vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển với các nước láng giềng.

Tuy nhiên, trong bài xã luận có tiêu đề ‘Nga bắn vào tàu dân sự là không thể chấp nhận’, Hoàn cầu thời báo có thái độ vừa chỉ trích nhưng cũng vừa mềm dẻo đối với Nga.

Trước đó, truyền thông Nga đưa tin hôm thứ Hai ngày 16/7 rằng một tàu cá cắm cờ Trung Quốc đã bị một tàu tuần duyên Nga nổ súng trong khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Nga trên biển Nhật Bản.

Chiếc tàu và các ngư dân Trung Quốc trên tàu hiện giờ đang bị chính quyền Nga giam giữ. Giới chức Nga cho biết họ chỉ bắn cảnh cáo chiếc tàu cá đã 'đánh bắt phi pháp còn cố bỏ chạy'.

‘Nga liều lĩnh nhất’

“Bắn vào tàu cá là một hình thức thực thi pháp luật một cách bạo lực và không thể chấp nhận được,” bài xã luận lên án,

“Trong một vùng biển mà tranh chấp về quyền đánh bắt thường xuyên xảy ra ở đông bắc và đông Á, việc các tàu tuần tra bắn thẳng vào các tàu cá là rất hiếm gặp,” Hoàn cầu thời báo cho biết và kết luận rằng ‘Nga có lẽ là quốc gia liều lĩnh nhất trong vấn đề này’.

Bài xã luận này cho thấy một thái độ nhẹ nhàng hơn đối với Nga so với giọng điệu ung hăng đối với các nước khác có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông.

Hoàn cầu thời báo đưa dẫn chứng là vào năm 2009, cũng trên vùng biển Nhật Bản, một tàu tuần tra của Nga đã làm đắm một tàu Trung Quốc bị nghi là buôn lậu làm bảy người chết và mất tích.

Bài báo này cũng cho biết đây ít nhất là lần thứ hai Nga bắn vào tàu dân sự của Trung Quốc.

“Những cách hành xử như thế sẽ luôn in trong tâm trí của người dân đông bắc Á,” bài xã luận nhận định.

“Chúng tôi không tin là lực lượng biên phòng của Nga chủ ý nhằm vào tàu của Trung Quốc,” bài xã luận viết, “Tuy nhiên hành động đó là không thể chấp nhận được dù là bắn vào tàu có quốc tịch nào đi chăng nữa.”

“Chúng ta đang sống trong một thế giới văn minh. Bằng cách tạo ra sợ hãi khi bắn vào các tàu dân sự, nước Nga đang thể hiện một hình ảnh sai lầm.”

‘Ngư dân có lỗi’

Tàu cá Trung Quốc hiện đang đánh bắt trên Biển Đông

Hoàn cầu thời báo cho rằng không được bắn tàu cá trong bất cứ hoàn cảnh nào

Hoàn cầu thời báo thừa nhận rằng ‘tình trạng ngư dân Trung Quốc đánh bắt phi pháp thường xuyên diễn ra ở vùng biển này’ và ‘trong hầu hết các trường hợp phía Nga sẽ thả tàu và các ngư dân sau khi yêu cầu nộp phạt’.

Tờ báo này cũng thừa nhận rằng có ngư dân của họ cũng ‘có một phần lỗi’.

“Họ (các ngư dân) cần nắm rõ hơn về luật pháp quốc tế,” bài báo viết, “Khi bị tàu vũ trang của nước ngoài truy đuổi thì cần phải tránh những hành động mạo hiểm.”

“Tuy nhiên, ngư dân Trung Quốc không thể bị trừng phạt bằng đạn pháo trong bất cứ hoàn cảnh nào,” Hoàn cầu thời báo nhấn mạnh một lần nữa.

Tờ báo này cho rằng vụ việc bắn tàu cá này sẽ tô đậm thêm hình ảnh một nước Nga ‘lỗ mãng’ trong tâm trí người dân Trung Quốc.

“Mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung-Nga cần phải được chính phủ cũng như nhân dân hai nước nuôi dưỡng,” bài xã luận viết.

“Mặc dầu người dân Trung Quốc nhận thức rõ về tình hữu nghị mà Nga dành cho Trung Quốc, thì nước Nga cũng thể hiện một hình ảnh lỗ mãng trong suy nghĩ của người dân Trung Quốc.”

“Nhìn chung xã hội Trung Quốc thân thiện với Nga và ủng hộ mối quan hệ chiến lược giữa hai nước,” Hoàn cầu thời báo cho biết và cảnh báo rằng ‘thái độ hung hăng của một số giới chức Nga ở cấp cơ sở không chỉ gây tổn hại đến lòng tin của Trung Quốc trong việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với Nga mà còn tạo cớ cho một số thế lực tìm cách phá hoại mối quan hệ giữa hai nước’.

“Chúng tôi hy vọng rằng giới chức ngoại giao Trung Quốc sẽ đẩy mạnh điều tra về vụ việc và đàm phán kiên quyết với phía Nga,” Hoàn cầu thời báo bày tỏ và yêu cầu giới chức biên phòng Nga ‘đừng bắn vào các tàu cá Trung Quốc cho dù họ có vượt qua giới hạn hay không’.

-@ bbc‘Bắn vào tàu cá là không thể chấp nhận’

Hà Nội 'tịch thu Lonely Planet vì bản đồ'
Ấn Độ dính sâu hơn tranh chấp dầu khí?

 
Thái Lan muốn tranh chấp Biển Đông được giải quyết song phương
08:04 ngày 18.07.2012
SGTT.VN - Thái Lan sẽ trở thành điều phối viên ASEAN - Trung Quốc trong vòng ba năm tới kể từ cuối tháng 7 này. Liệu Thái Lan sẽ thể hiện khả năng giải quyết tranh chấp Biển Đông như thế nào?

-Chiến thuật đối phó ngư dân Trung Quốc hung hãn xâm phạm

-TQ vừa lập Tam Sa, vừa tận thu cá ở Trường Sa

 

Trung Quốc sẽ đưa tàu ngầm ra biển Đông

-(TNO) Tờ China Daily ngày 17.7 cho biết Trung Quốc sẽ triển khai tàu ngầm Giao Long lặn xuống đáy biển ở các khu vực tranh chấp trên biển Đông.

Theo China Daily, tàu ngầm Giao Long sẽ thực hiện sứ mạng thăm dò tài nguyên vào tháng 4-5.2013, và sứ mạng này là một phần trong kế hoạch “chuẩn bị khai thác tài nguyên đáy biển Đông”.

Hồi tháng 6.2012, tàu ngầm Giao Long đã chinh phục được độ sâu 7.000 m so với mặt biển, cho phép Trung Quốc đủ năng lực khảo sát được 99% đáy biển trên thế giới, tờ China Daily nhấn mạnh.

 

 Giao Long là một tàu ngầm hiện đại nhất của Trung Quốc - Ảnh: AFP
Giao Long là tàu ngầm hiện đại nhất của Trung Quốc - Ảnh: AFP

 

Tờ China Daily còn dẫn lời các nhà khoa học Trung Quốc ước tính biển Đông có trữ lượng dầu thô lên đến 213 tỉ thùng, tương đương với 80% trữ lượng dầu thô của Ả Rập Xê Út.

Mới đây, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) còn ngang nhiên mở thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam, trên biển Đông.

Trước hành động ngang ngược trên, chiều 27.6, Tập đoàn dầu khí quốc gia VN (PVN) đã tổ chức họp báo, khẳng định Trung Quốc mở thầu quốc tế 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam là hoạt động sai trái.

Tập đoàn dầu khí quốc gia VN cực lực phản đối và yêu cầu CNOOC hủy bỏ ngay hoạt động mời thầu sai trái trên, nghiêm túc tuân thủ thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm 1982 và tinh thần tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).

Phúc Duy

>> Tuần duyên Nga bắn tàu cá Trung Quốc
>> Tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép tại Trường Sa
>> Tàu cá Trung Quốc dậy sóng biển Đông
>> Đội tàu cá Trung Quốc xâm phạm Trường Sa

Mỹ chơi nước cờ biển Đông độc hơn Trung Quốc

(Cách đánh) - Không ai hiểu Trung Quốc bằng Mỹ, trừ Việt Nam. Và, đây là nước cờ độc thứ nhất của Mỹ…

TIN LIÊN QUAN


Khiến Trung Quốc tự trói chân tay mình

Khi chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô , lúc đó là đối thủ “ kẻ tám lạng, người nửa cân” với Mỹ, chưa từng sợ Mỹ, tan rã. Nước Nga mới thân phương Tây đã hình thành và nắm quyền điều khiển.

Lẽ ra với chế độ chính trị giống Mỹ và phương Tây như Nga thì Nga sẽ yên ổn làm ăn, không lo lắng gì về an ninh quốc phòng với Mỹ, nhưng thực tế thì không.

Chính Nga, chứ không phải Trung Quốc mới là đối thủ tiềm tàng cản trở, thách thức địa vị Bá chủ thế giới của Mỹ.

Bởi thế, kiềm chế Nga là mục tiêu chiến lược lâu dài của Mỹ. Hiệp ước Bắc đại tây dương(NATO) không bị bãi bỏ mà còn phát triển về hướng Đông để bao vây Nga. Các hệ thống lá chắn tên lửa cũng để chống Nga…Mỹ muốn Nga không còn “cựa quậy” giống như Nhật Bản sau chiến tranh thế giới lần 2 vậy.

Hơn ai hết, Mỹ thừa hiểu sức mạnh quân sự của Nga. Nếu tiếng gầm của con Sư tử Mỹ vang rền hùng mạnh trên thế giới đầy khí phách, nội lực thì tiếng gầm của con Hổ Nga nghe có vẻ yếu vì đói mồi, nhưng xin lưu ý, đó vẫn là tiếng gầm của Hổ, chúa sơn lâm.

Đừng thấy hổ đói mồi phải ăn cỏ mà tưởng là giống Dê rồi đến “Vuốt râu Hùm” thì mất mạng như chơi. Ông Mikheil Saakashvili, Tổng thống Georgia là một nạn nhân như vậy. Tiếc là khi ông ta hiểu ra điều này thì đã quá muộn.

Còn Trung Quốc thì sao? Là nước thứ hai sau Liên Xô cùng phe xã hội chủ nghĩa, khi Liên Xô tan rã tại sao Mỹ không “làm gỏi” luôn? Chẳng lẽ 3 thập kỷ giấu mình chờ thời để trổi dậy mà Mỹ bỏ qua, không biết ư?

Đơn giản là qua cuộc chiến tranh Việt Nam không ai hiểu ý đồ, ý chí, nội lực của Trung Quốc hơn Mỹ. Vì thế Mỹ rất tự tin, Trung Quốc chẳng là cái gì khi cạnh tranh, thách thức địa vị thống trị của Mỹ. Mỹ bắt đầu chơi con bài Trung Quốc.

Tàu Ngư Chính 204 của Trung Quốc. Ảnh minh họa: Global Times
Tàu Ngư Chính 204 của Trung Quốc. Ảnh minh họa: Global Times

Một thực tế là Trung Quốc có tiến bộ vượt bậc về kinh tế và quân sự khiến thế giới ca ngợi. Bộ máy tuyên truyền của Mỹ thì không ngừng thổi phồng lên sức mạnh quân sự của Trung Quốc, nào là tàu ngầm Trung Quốc đuổi tàu SB Mỹ, nổi lên cách vài trăm mét mà Mỹ không biết; nào là trong 5-10 năm tới Trung Quốc sẽ đuổi kịp và vượt Mỹ…Trung Quốc cũng tự mình xếp hạng đứng thứ 2 sau Mỹ về quân sự…

Mỹ tự “lo sợ, hốt hoảng”, Mỹ vẽ ra một bức tranh màu hồng cho Trung Quốc, làm Trung Quốc mất tỉnh táo sinh ra ngộ nhận.

Thứ nhất họ cho rằng Mỹ bị khủng hoảng kinh tế, sa lầy ở Irac, Apganxtan nên suy yếu, việc Trung Quốc đuối kịp và vượt chỉ là vấn đề thời gian. Thời cơ soán ngôi đã đến.

Thứ hai là tiềm lực quân sự của họ cho phép họ tuyên bố “lợi ích cốt lõi” (là lợi ích mà Trung Quốc có quyền dùng vũ lực để bảo vệ hoặc chiếm giữ) ở nơi mà họ muốn (trước mắt là biển Đông, tiếp theo là Châu Á TBD chẳng hạn).

Cái bẫy của Mỹ giăng ra, Trung Quốc chui vào không ngần ngại

Trung Quốc lập tức thay đổi thái độ và hành xử với các quốc gia láng giềng, khu vực. Thái độ thì hung hăng, hiếu chiến, nước lớn. Hành động thì ngang ngược, chèn ép, bắt nạt, đe dọa dùng vũ lực.

Ngay như Nhật Bản-siêu cường biển châu Á thật sự mà vụ Nhật bắt Thuyền trưởng tàu đánh cá TQ xét xử khiến TQ gầm lên, hùng hùng hổ hổ,(đúng là nghé không sợ cọp) vậy, thử hỏi những nước nhỏ khác trong khu vực Trung Quốc coi ra gì? Ai dám bắt tay thân thiện với một quốc gia như thế mà không bất an? Họ sẽ làm gì, chịu hòa tan, lệ thuộc hay là tìm lối khác?

Và đây là những bước đi của họ:

Đầu tiên là tăng cường tiềm lực quân sự, hợp tác với nhau để tạo nên sức mạnh. Việt Nam là một trong những nước có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc nhiều nhất và đương nhiên bị gây căng thẳng, đe dọa nhiều nhất. Bởi vậy, tăng cường tiềm lực quân sự, xây dựng Hải quân hiện đại đủ sức đương đầu với nguy cơ xâm lược là điều không thể không làm.

Thực tế, với sự hợp tác với Nga, Ấn Độ về quân sự, Việt Nam đã tăng cường đáng kể sức mạnh phòng thủ của mình, có đủ tự tin để quan hệ với Trung Quốc một cách bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hòa bình và cùng phát triển. Việt Nam đã học được từ lịch sử bài học không nên đặt niềm tin vào những lực lượng bên ngoài.

Nhưng Việt Nam cũng đang đứng trước một cơ hội khác thường trong việc xây dựng một liên minh quốc tế và khu vực hiệu quả trong việc bảo vệ những tuyên bố chủ quyền hợp pháp. Rõ ràng Việt Nam không còn đứng một mình trong việc phản đối  bá quyền Trung Quốc. Các nước khác như Philipin, Malaixia, Indonixia… cũng có những bước đi như vậy.

Bước đi tiếp theo là tìm đối tác để đối trọng, cân bằng với sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc (Mỹ, Nga, Nhật, Ấn Độ…) và Mỹ là sự lựa chọn tối ưu.

Hoa Kỳ cũng chỉ chờ có thế. Giống như một vở kịch có 3 màn tuyệt phẩm.

Màn thứ nhất: Bi kịch tàu chiến Hàn Quốc bị đánh chìm. Không cần biết nguyên nhân ai là thủ phạm, chỉ biết rằng mối quan hệ giữa Mỹ-Hàn tưởng như đã nguội lạnh bỗng nhiên ấm áp trở lại.

Màn thứ hai: Sự kiện tranh chấp với Nhật Bản. Những tưởng Mỹ không còn chỗ đứng chân trên đất Nhật nào ngờ thái độ như muốn ăn tươi nuốt sống Nhật Bản khiến cho Liên minh Mỹ-Nhật có thêm sức sống mới. Trung Quốc vô tình khiến Nhật nổi máu “Võ sĩ đạo”.(Với Philipines thì Mỹ đã có sẵn Hiệp ước phòng thủ chung)

Và bước đi cuối cùng là giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc.

Một nước như CHDCND Triều Tiên mà quan hệ với Nga để giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc thì đủ biết sự lệ thuộc vào Trung Quốc nó phức tạp như thế nào.

Đối với các nước Asean thì Myanmar là một minh chứng sinh động. Ngả theo phương Tây đã đành, Myanmar còn quyết định ngừng hợp đồng xây thủy điện với Trung Quốc khiến ông lớn hàng xóm phản đối quyết liệt.

Vậy là Mỹ trở lại châu Á-TBD như là một “hiệp sỹ” đối với các quốc gia trong khu vực, củng cố, hình thành mau lẹ những liên minh quân sự…khiến Trung Quốc không kịp phản ứng, chỉ “thốt lên” “Trung Quốc chưa từng  thành lập một liên minh quân sự như vậy” (Lưu Vi Dân).

Hiện diện của Mỹ ở châu Á-TBD, bất kỳ cách dùng từ ngữ nào cũng vì mục đích: Bao vây, kiềm chế Trung Quốc.

Trong khi đó Trung Quốc thu được gì? Họ mất bạn, láng giềng gần thì tự mình khiến họ xa lánh, cảnh giác, mất lòng tin. Trung Quốc nhìn đâu cũng thấy kẻ thù.

Trung Quốc cứu vãn tình thế bằng cách ngăm người này, đe người khác rằng không được theo Mỹ, Nhật…nhưng đã muộn.

Chính Trung Quốc đã tự đẩy các quốc gia láng giềng ngả theo Mỹ, chính họ vì ngộ nhận, do sự ru ngủ của Mỹ đã tự trói tay chân mình.

Trục Đức-Ý-Nhật ngày xưa mà không làm được gì thì một Trung Quốc đơn độc liệu có thành công khi bộc lộ tham vọng và ngông cuồng quá sớm?

Trung Quốc tăng tàu chiến thực hiện mưu đồ ở Biển Đông

 

  • Lê Ngọc Thống

Tổng số lượt xem trang