Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

Yêu cầu Đài Loan chấm dứt hoạt động tại Trường Sa

Việt Nam lên tiếng về việc ngày 15-7, mạng Thời báo tự do của lãnh thổ Đài Loan đưa tin Đài Loan đang xem xét kéo dài thêm 500m đường băng trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

>> Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Việt Nam trên biển Đông

Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trong ảnh: trẻ em vui chơi trên đảo Trường Sa Lớn - Ảnh: T.T.D.

Cùng ngày đó, hãng Thông tấn CNA của Đài Loan cũng cho biết phía Đài Loan đã tổ chức đưa một đoàn học giả trẻ thuộc Đại học Thành Công ra đảo này.

Trước những thông tin trên, đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định “Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

“Mọi hoạt động của các bên tại khu vực quần đảo Trường Sa mà không có sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây căng thẳng tình hình Biển Đông”.

Vị đại diện này nhấn mạnh như vậy, đồng thời yêu cầu phía Đài Loan “chấm dứt các hoạt động và kế hoạch tương tự”.

Trước đó, ngày 11-7, trong một bài viết đăng trên mạng Phượng Hoàng (Hồng Công), Ủy viên TƯ Quốc dân Đài Loan Khâu Nghị nói “vùng biển xung quanh đảo Thái Bình thuộc chủ quyền Đài Loan”.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng trước phát biểu này, đại diện của Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao đã lên tiếng “bác bỏ phát biểu sai trái này".

 @ -tt Yêu cầu Đài Loan chấm dứt hoạt động tại Trường Sa (18/07)

Đoàn tàu cá TQ chuyển địa điểm

Đoàn tàu cá 30 chiếc của Trung Quốc vừa chuyển dịch lên một bãi đá khác cũng ở Trường Sa, trong khi Việt Nam vẫn lên tiếng phản đối nhưng chưa có hành động gì mạnh mẽ hơn.

Đài Tiếng nói Quốc tế Trung Quốc cho hay tối thứ Ba 17/7, đoàn tàu của tỉnh Hải Nam gồm 29 tàu cá và một tàu tiếp vận đã "nhổ neo từ vùng biển gần bãi Vĩnh Thử (Việt Nam gọi là Đá Chữ Thập) để đến tác nghiệp trên bãi Chử Bích (Việt Nam gọi là Đá Su Bi) ở Nam Sa (Trường Sa)" thuộc Biển Đông.

Đoàn tàu cá này rời Tam Á, Hải Nam hôm 12/7 và hoạt động tại khu vực Đá Chữ Thập từ hôm thứ Hai 16/7.

Lý do di chuyển được nói là do "lượng cá thu được không đáng kể". Không rõ có tác động gì của áp lực chính trị từ các quốc gia lân cận hay không.

Đá Su Bi nằm cách Đảo Thị Tứ mà Philippines chiếm đóng 16 hải lý (chưa đầy 30km), cách Đá Chữ Thập chừng 110 hải lý về phía đông bắc và nằm trong khu vực cấm đánh bắt mà Trung Quốc đơn phương áp đặt tại Biển Đông cho tới tận ngày 1/8.

Giới chức Trung Quốc chưa hề đưa ra giải thích về sự vi phạm lệnh đánh bắt này, vốn bị các nước láng giềng chỉ trích và cho là 'làm khó cho ngư dân' nước họ.

Đá Su Bi do Trung Quốc chiếm, nằm ở phía bắc quần đảo Trường Sa, có hình vòng cung từ đông bắc sang tây nam với chiều dài 6,5km, rộng 3,7km. Tại đây, Trung Quốc đã cho xây dựng công trình kiên cố, bến tàu và bãi đáp trực thăng, nhằm phát triển thành căn cứ ở Biển Đông.

Lên tiếng phản đối

Trong những ngày qua, các cơ quan đoàn thể của Việt Nam đã đồng loạt lên tiếng phản đối việc Trung Quốc điều tàu cá xuống quần đảo Trường Sa để vừa khai thác tài nguyên, vừa khẳng định chủ quyền.

Thoạt tiên là Ủy ban Biên giới Quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam gọi quyết định này là 'phi pháp'. Sau đó là Hội Nghề cá và các hội đoàn khác.

Báo chí Việt Nam, dường như được phép của chính phủ, cũng đăng nhiều bài công khai chỉ trích chính sách của Trung Quốc.

Tuy nhiên, ngoài việc phản đối trên các phương tiện thông tin đại chúng, Việt Nam chưa có hành động mạnh mẽ hơn để ngăn chặn việc đánh bắt của tàu Trung Quốc, được cho là lớn nhất từ trước tới nay của ngành ngư nghiệp Hải Nam.

Chiều thứ Hai 16/7, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã công bố Luật Biển Việt Nam vừa được Quốc hội Khóa 13 thông qua tại kỳ họp thứ ba và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013.

Đây được cho là cơ sở pháp lý để Việt Nam khẳng định chủ quyền.

Trong một động thái đáng chú ý, thành phố Đà Nẵng vừa quyết định thành lập chi cục Biển và Hải đảo của riêng mình.

Hôm 17/7 Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến ký Quyết định 3004 chính thức thành lập Chi cục Biển và Hải đảo TP Đà Nẵng.

Đây sẽ là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Tài nguyên-Môi trường, có chức năng giúp giám đốc Sở tham mưu cho UBND TP Đà Nẵng "thực hiện chức năng quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về biển, đảo trên địa bàn thành phố.

Quyết định viết Chi cục Biển và Hải đảo TP Đà Nẵng là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về biển và hải đảo, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp.

-Điều gì xảy ra với đoàn tàu cá trái phép Trung Quốc?

(VTC News) - Giám đốc Hợp tác xã ngư nghiệp Tam Á tham gia đoàn đánh cá trái phép Trung Quốc ở Trường Sa nói đây là ngư trường rất lạ.

Trong các bản tin của CCTV 13 (một trong những kênh của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc), thuyền trưởng các tàu khi được hỏi đều thừa nhận, mấy ngày qua, họ chỉ đánh được vài trăm kg cá. Thậm chí, có nhiều lần quăng lưới nhưng không thu được gì đáng kể.

Điều gì xảy ra với đoàn tàu cá trái phép Trung Quốc?
Mẻ lưới gần như trống rỗng 


Bản tin CCTV tối qua, 17/7, dẫn lời ông Luong Á Bài, Giám đốc Hợp tác xã ngư nghiệp Tam Á tham gia đoàn đánh cá trái phép nói: “Trước đây, rất ít ngư dân ra Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam) đánh cá vì đây là ngư trường lạ. Hai ngày nay, chúng tôi cũng không đánh bắt được nhiều”.

Những lời lẽ này cho thấy sự thật khác hẳn điều được truyền thông Trung Quốc ra rả bấy lâu nay: Nam Hải (Biển Đông của Việt Nam) là ngư trường truyền thống của ngư dân Trung Quốc từ thời tổ tiên để lại.

Trong lần xua 30 tàu cá ra Trường Sa đánh bắt trái phép lần này, CCTV cùng một số tờ báo của Trung Quốc cử phóng viên đi theo đưa tin. Tuy nhiên, những gì thể hiện trên các bản tin cho thấy cái gọi là “hoạt động đánh bắt lớn nhất trong lịch sử Nam Hải” chỉ càng làm rõ việc ngư dân Trung Quốc rất lúng túng.

Điều gì xảy ra với đoàn tàu cá trái phép Trung Quốc?
Chỉ đánh được cá nhỏ 


Lâm Hồng Kỳ, thuyền trưởng tàu cá Quỳnh Tam Á số 11208 than thở: “Không biết tại sao nữa, chẳng thấy cá đâu cả. Có lẽ do thời tiết, hoặc luồng nước nơi này lạ quá”.

Trước đó, thuyền viên của Lâm chuẩn bị giàn đèn 480 chiếc công suất 1.000W để dụ cá và mực. Thế nhưng, sau hơn 2 tiếng loay hoay, mẻ lưới chỉ thu về chút ít cá nhỏ.

Điều gì xảy ra với đoàn tàu cá trái phép Trung Quốc?
Giàn đèn câu mực của ngư dân Trung Quốc 


Trên chiếc Quỳnh Tam Á F 8168, con thuyền được mô tả là hiện đại nhất, ‘nguồn sống’ trên biển cho những tàu còn lại, CCTV chỉ quay cảnh thuyền viên xúc đá vào kho lạnh. 

Báo tin tức Nam Hải của Trung Quốc viết một cách yếu ớt rằng, đánh bắt xa bờ không phải điều dễ dàng, có lẽ “ngư dân của chúng ta sẽ may mắn hơn trong vài ngày tới”.

Điều gì xảy ra với đoàn tàu cá trái phép Trung Quốc?
Lúng túng giữa biển khơi 


Hôm 17/7, đội tàu cá nói trên đã tới đảo Vĩnh Thử (đảo Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa - Việt Nam) để tặng quà cho lính Trung Quốc đóng trên đảo. 

Trong khi tờ Tin tức Nam Hải tung hô chuyện ngư dân trao “món quà tình nghĩa” thì một số bạn đọc của báo này comment (nhận xét): “Sao tàu đánh cá đi đánh bắt xa bờ lại còn chỗ để mang tới 8 tấn hoa quả, nước ngọt tặng hải quân trên đảo?”.

Theo tờ Chinadaily, 30 tàu cá và chiếc Ngư chính 310 – tàu hiện đại nhất trong số những tàu Ngư chính Trung Quốc đang đánh bắt quanh đảo Vĩnh Thử kể từ khi tới đây hôm 16/7. 

Không ít độc giả Trung Quốc băn khoăn, lợi nhuận thu được từ đánh bắt cá liệu có đảm bảo cho hoạt động rầm rộ của hơn 30 chiếc tàu cá “lạ nước, lạ cái” và cả chiếc Ngư chính 310? 

Điều này trùng với nhận định của Tiến sĩ Trần Công Trục – nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ trong cuộc trao đổi với VTC News. 

“Chúng ta chẳng việc gì phải bi quan hay kích động trước thông tin Trung Quốc xua tàu cá ra Trường Sa đánh bắt. Họ không dám nói là đánh bắt ở vùng biển của Việt Nam. Hơn nữa, tôi nghĩ tàu cá Trung Quốc chỉ dám loanh quanh ở những đảo mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép”, ông Trục phân tích.

Cảnh đánh bắt cá trái phép của ngư dân Trung Quốc. Nguồn: CCTV 

Trắng trợn thành lập thành phố Tam Sa

Theo Tân Hoa Xã, ngày 17/7, Trung Quốc chính thức thiếp lập chính quyền của thành phố Tam Sa, đòi quyền quản lý vùng Biển Đông của Việt Nam.

Theo Chinadaily, Hội đồng nhân dân ‘thành phố Tam Sa’ sẽ được đặt trên đảo Vĩnh Hưng, đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa (tức đảo Phú Lâm của Việt Nam).

Điều gì xảy ra với đoàn tàu cá trái phép Trung Quốc?
Trung Quốc thành lập trái phép thành phố Tam Sa 


Theo đó, Ủy ban này sẽ tổ chức Hội nghị thành phố lần đầu tiên của Tam Sa. Đồng thời phê duyệt ủy ban bầu cử cho cuộc bầu cử đại biểu đầu tiên của thành phố với 60 thành viên. 

Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Nam Hải, Trung Quốc nói, nước này có thể sẽ mở tuyến du lịch từ đảo Hải Nam ra các đảo bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép vào cuối năm nay.

» Bên trong tàu cá Trung Quốc xâm phạm Trường Sa có gì?
» 30 tàu Trung Quốc chính thức xâm phạm Trường Sa
» Thêm Đài Loan gây rắc rối ở quần đảo Trường Sa
» Trung Quốc gây hấn đưa tàu cá, ngư chính ra Trường Sa

Văn Việt – Ngọc Linh

-Trung Quốc bắn tin chuộc tàu cá (tt 18/07) TT - Sáng 17-7, anh Nguyễn Duy Việt (28 tuổi, thuyền trưởng tàu QNg 94876 TS) cho biết các thương lái người Trung Quốc làm ăn ở VN bắn tin rằng phía Trung Quốc cho ngư dân Sa Huỳnh (huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) có ba tàu cá bị Trung Quốc bắt từ ngày 2 đến 6-7 mang tiền sang Trung Quốc chuộc lại tàu.

Các thương lái Trung Quốc cho biết tiền chuộc tàu QNg 94876 TS là 350 triệu đồng, tàu QNg 98648 TS của chủ tàu Trần Minh Giữ là 400 triệu đồng.

“Những người Trung Quốc nói chuộc tàu theo hai cách: một là mang tiền qua Trung Quốc chuộc lại, hai là cung cấp số tài khoản để chuyển tiền vào. Hiện nay chúng tôi đang kiệt quệ thì tiền đâu mà chuộc tàu” - thuyền trưởng Việt nói. Anh Việt mong Nhà nước đấu tranh, can thiệp để Trung Quốc trả tàu để ngư dân có phương tiện ra khơi đánh bắt.

Ông Phùng Đình Toàn - chi cục phó Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Ngãi - cho hay có biết thông tin Trung Quốc bắn tin cho ngư dân Sa Huỳnh mang tiền chuộc tàu cá.

Hiện các ngành chức năng của tỉnh đang làm rõ việc này và vận động ngư dân không mang tiền chuộc.

Theo ông Phan Huy Hoàng - phó giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Ngãi, việc Trung Quốc bắn tin chuộc tàu có thể là do “cấp dưới” ngành chức năng phía Trung Quốc tiến hành, lãnh đạo của họ không biết.

“Đây cũng là chiêu mới Trung Quốc thực hiện để gây hoang mang cho ngư dân ta không dám ra khơi” - ông Hoàng nói.

 -Trung Quốc bắn tin chuộc tàu cá (tt 18/07)

TQ gây hấn để quên mâu thuẫn nội bộ?


Trung Quốc điều tàu lặn ra biển Đông
Đài Tiếng Nói Việt Nam
Tờ China Daily ngày 17/7 cho biết Trung Quốc sẽ triển khai tàu ngầm Giao Long lặn xuống đáy biển ở các khu vực tranh chấp trên biển Đông. Theo báo này, tàu lặn có người lái được trang bị công nghệ tiên tiến nhất Trung Quốc, sẽ thực hiện sứ mạng thăm dò ...
Trung Quốc mưu đồ thâu tóm Biển Đông như thế nàoVNExpress
Trung Quốc sẽ đưa tàu ngầm ra biển ĐôngThanh Niên
Tàu lặn tiên tiến nhất Trung Quốc dự kiến lặn xuống Biển ĐôngDân Trí

Tàu lặn khủng Trung Quốc thăm dò gì ở Biển Đông?
Mỹ hy sinh công nghệ tiêm kích khủng vì tiền

-CNOOC: 'Gọi thầu tiến triển tốt đẹp'

Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) cho biết việc mời thầu quốc tế "tiến triển tốt đẹp" ở chín lô mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền và có cả công ty ở Mỹ bày tỏ quan tâm.

Ngày 23/6, CNOOC thông báo chào thầu quốc tế tại các lô dầu khí trong khu vực mà Việt Nam tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, khiến Hà Nội lên tiếng cực lực phản đối.

Việt Nam nói rằng khu vực thông báo mở thầu quốc tế này "nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982" và "hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp".

Hãng tin Reuters dẫn lời Chủ tịch CNOOC Vương Nghi Lâm hôm thứ Ba 17/7 nói với các phóng viên bên lề một hội thảo về đầu tư Mỹ-Trung ở Bắc Kinh: "Việc mời thầu diễn ra suôn sẻ... chúng tôi đang tiến hành theo đúng quy trình".

Ông Vương còn 'tiết lộ' với giới nhà báo: "Tôi có thể nói rằng một số công ty ở Hoa Kỳ đã bày tỏ quan tâm".

Việt Nam trước đó nói một số lô dầu khí mà Trung Quốc gọi thầu "phi pháp" đã được giao cho các công ty nước ngoài, như Nga, Ấn Độ và Mỹ.

Chín lô dầu khí nói trên nằm trong một khu vực rộng trên 160.000 cây số vuông, ở độ sâu từ 300-4.000 mét. Trong đó bảy lô nằm trong bể trầm tích mà Trung Quốc gọi là Trung Kiến Nam (Phú Khánh) ngoài khơi miền Trung Việt Nam và hai nằm trong các bể Vạn An và Nam Vi Tây (Tư Chính-Vũng Mây).

Chính sách phát triển

CNOOC là công ty mẹ của công ty CNOOC Ltd., được niêm yết trên thị trường chứng khoán Hong Kong và New York.

Ông Vương Nghi Lâm không nói rõ chi tiết về các "đối tác tiềm năng" của CNOOC, nhưng theo Reuters, những gì ông phát biểu cũng tương đồng với lập trường của chính phủ Trung Quốc trong việc phát triển khu vực Biển Đông được cho là giàu nguồn lợi thiên nhiên.

Phát ngôn mới nhất này chắc chắn sẽ tiếp tục làm căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam tiếp tục leo thang.

Việt Nam đã có các hợp đồng làm ăn với một số công ty nước ngoài như Exxon Mobil của Mỹ, Gazprom của Nga và ONGC của Ấn Độ tại các lô trên.

Nguồn lợi dầu khí chiếm một tỷ trọng lớn trong thu nhập quốc gia của Việt Nam.

Hoàng Tân Hoa, một chuyên gia từ công ty tư vấn năng lượng IHS, nhận xét: "Một số lô [mà Trung Quốc gọi thầu] nằm trong vùng biển tranh chấp. Trong khi PetroVietnam khuyến cáo không nên tham gia, thì tôi cho rằng ít công ty nước ngoài sẽ muốn mạo hiểm".

Giới phân tích nói rằng có chăng thì chỉ các công ty độc lập hạng trung vốn không có nhiều quyền lợi ở cả Việt Nam và Trung Quốc có thể tham gia đấu thầu.

Thế nhưng, ngay cả các công ty nhỏ cũng sẽ phải cân nhắc kỹ nếu cần phải ra quyết định đầu tư.

Họ nhắc lại trường hợp tập đoàn Harvest Natural Resources đã ký hợp đồng với Trung Quốc để thăm dò khai thác một khu vực 6,2 triệu acres ở Biển Đông từ năm 1996, nhưng khu vực này Việt Nam đã giao thầu cho tập đoàn Talisman Energy của Canada.

Kết quả là công ty Mỹ quyết định không đầu tư gì đáng kể cho tới khi nào hai nước Việt Nam và Trung Quốc đạt thỏa thuận về vùng biển tranh chấ́p nói trên.

Tương tự, các công ty làm ăn với Việt Nam cũng cầm chừng, thậm chí có công ty rút đi như BP của Anh sau khi nhận cảnh báo của Trung Quốc.

Đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc đang dâng cao, sau khi Trung Quốc điều 30 tàu cá tới đánh bắt tại khu vực Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.

Indonesia muốn tháo ngòi nổ Biển Đông

- Nhật Bản đề nghị giúp đỡ Hải quân Việt Nam (Vietnam Defence).

- Các anh ngã xuống cho Tổ quốc nở hoa: KỲ 2: Người lính quả cảm.  - KỲ 3: Đêm xé lòng (ĐĐK).
- Đồng hành cùng ngư dân – Kỳ 2: Sự đồng hành thiết thực (ĐĐK).
- Trung Quốc đang một mình chống lại cả thế giới? (TQ).  - TQ vừa lập Tam Sa, vừa tận thu cá ở Trường Sa (VNN).  - Trung Quốc mưu đồ thâu tóm Biển Đông như thế nào (VNE).

- LĐLĐ tỉnh Bình Định: Nhắn tin ủng hộ ngư dân bám biển Hoàng Sa, Trường Sa (LĐ). - Ngư dân Thanh Hóa đóng tàu lớn vươn xa Biển Đông (Infonet). - Sóc Trăng: Phát triển đội tàu dịch vụ hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ (SGTT). - Việc thu tiền thế chấp lắp đặt máy đài tàu cho ngư dân là tuỳ tiện (SGTT).
- ‘Vua’ rau ở Trường Sa Đông (TP).
- Khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo huyện đảo Lý Sơn (CATP).
- Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông – (www.cgi/http:/liliapl.blogspot.com/2012/07/bao-ve-quyen-loi-hop-phap-cua-viet...">Thái Linh). - Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của VN trên biển Đông (TT).

- Campuchia “chơi xấu” đẩy nguy cơ xung đột biển Đông lên cao (Infonet).Cách thức Cam Bốt thao túng Hội nghị ASEAN bị tiết lộ
- ASEAN phải đóng vai chính trong vấn đề Biển Đông (SGTT). - Phía sau chiếc microphone ‘chết’ trong hội nghị ASEAN (ĐV). - Thái Lan muốn tranh chấp Biển Đông được giải quyết song phương (SGTT). - Báo nước ngoài bàn về ‘sự cố tắt micro’ trong Hội nghị ASEAN  (Infonet).  - Philippines bảo vệ quan điểm tại hội nghị ASEAN (VNE).  - Báo Thái kêu gọi ASEAN đoàn kết trong vấn đề Biển Đông (VOV). - Indonesia tìm kiếm lập trường chung của ASEAN về Biển Đông (CAND).  - ASEAN và TQ cần Bộ Quy tắc về ứng xử Biển Đông(TTVN).
- Philippines mua 10 trực thăng chiến đấu (TN).
- Hải quân Việt Nam – Campuchia tuần tra trên vùng nước lịch sử (Infonet).
- Nga bắt 36 ngư dân Trung Quốc (TT).  -Nga bắt giữ 36 ngư dân Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế

– Báo Hoàn cầu: ‘Bắn vào tàu cá là không thể chấp nhận’  —  (BBC).
- Nga bắt giữ thêm một tàu cá Trung Quốc (DT).  - Chiến thuật đối phó ngư dân Trung Quốc hung hãn xâm phạm (PNTD).

Tổng số lượt xem trang