Lo sợ trước những thông tin Báo Người cao tuổi đưa ra, có liên quan đến những sai phạm của bà Đặng Thị Hoàng Yến và Tập đoàn Tân Tạo xung quanh dự án Kiên Lương (Kiên Giang). Tập đoàn này thuê TS luật sư Trần Đình Triển đại diện về pháp luật, tư vấn cho bà Yến “phản pháo” với chiêu thức Báo Người cao tuổi “xuyên tạc, bịa đặt, bôi nhọ danh dự của đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến”. Chính ông Triển châm ngòi nổ cho “cuộc chiến” với Báo Người cao tuổi. Vụ kiện tưởng không cân sức giữa những người làm báo, chỉ có tâm sáng, lòng trong và cây bút sắc với một bên lắm mưu đồ, tiền bạc và thế lực. Luật sư Trần Đình Triển cũng là người thảo đơn khởi kiện cho Tập đoàn Tân Tạo với chiêu “ăn vạ”, buộc Báo Người cao tuổi phải bồi thường 3.283 tỉ đồng do ba bài báo viết gây thiệt hại cho Tập đoàn Tân Tạo, trở thành vụ kiện dân sự báo chí lớn nhất từ trước tới nay. Thế nhưng, tháng 5/2012 bà Đặng Thị Hoàng Yến đã bị bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội Khóa XIII sau 10 tháng Báo Người cao tuổi phanh phui vụ việc. Còn Tập đoàn Tân Tạo sau 15 tháng khởi kiện Báo Người cao tuổi làm thủ tục để TAND quận Ba Đình hoặc đưa ra xét xử hoặc phải ra quyết định đình chỉ vụ án nhức nhối này. Không ai khác, chính luật sư Trần Đình Triển đẩy bà Đặng Thị Hoàng Yến lâm vào cảnh bi hài…
“Ăn vạ” đòi bồi thường thiệt hại 3.283 tỉ đồng
Vào thời điểm tháng 4, tháng 5/2011 diễn ra hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa XIII. Sau ngày bầu cử, Báo Người cao tuổi nhận được đơn thư của bạn đọc phát giác bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Tạo khai không trung thực lí lịch ứng cử viên đại biểu Quốc hội, có biểu hiện dùng tiền mua chuộc cử tri ở tỉnh Long An, lại có liên quan đến vụ li hôn với ông Trần Jimmy, đơn tố cáo của một số doanh nghiệp lao đao vì bị Tập đoàn Tân Tạo nợ, đại công trường dự án Kiên Lương (Kiên Giang) thành đại công nợ. Báo Người cao tuổi đã đăng 15 bài điều tra có liên quan đến bà Đặng Thị Hoàng Yến (không kể thư, ý kiến bạn đọc).
Đơn khởi kiện của Tập đoàn Tân Tạo và thông báo thụ lí vụ kiện của TAND
quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Sau khi báo đăng ba bài đầu, TS luật sư Trần Đình Triển đại diện pháp luật cho Tập đoàn Tân Tạo thảo đơn khởi kiện Báo Người cao tuổi, tung lên trang điện tử của Tập đoàn này và của Văn phòng Luật sư Vì Dân. Cùng trong đơn khởi kiện, luật sư tư vấn ra sức bảo vệ, ca ngợi thành tích, công lao của thân chủ Đặng Thị Hoàng Yến cùng Tập đoàn Tân Tạo, nhằm chống đối báo giới, qua các thủ đoạn trả lời phỏng vấn, chuyển đơn thư nặc danh bôi nhọ xúc phạm Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi, thậm chí ngày 9/8/2011 luật sư Triển nổi khùng, trắng trợn đe dọa: "Sẽ cho Kim Quốc Hoa mất chức Tổng Biên tập. Ngay trong ngày mai sẽ cho bay cái ghế Tổng Biên tập", v.v...
Trên trang Website của Văn phòng Luật sư Vì Dân và Tập đoàn Tân Tạo, có đơn khởi kiện ngày 29/8/2011của Tập đoàn này do TGĐ Thái Văn Mến kí, kiện Báo Người cao tuổi đăng ba bài báo “Doanh nghiệp lao đao vì Tập đoàn Tân Tạo” ngày 12/8/2011; bài “Trần Jimmy: Nếu Bộ Công an gọi, tôi sẵn sàng về hợp tác làm rõ”, ngày 16/8/2011; bài “Dự án Nhiệt điện của Tập đoàn Tân Tạo tại Kiên Giang: Đại công trường thành đại công nợ” ngày 18/8/2011. Họ cho rằng, ba bài báo trên có thông tin đăng sai sự thật và bịa đặt làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của Tập đoàn Tân Tạo, hàng chục ngàn cổ đông, ảnh hưởng đến các nhà đầu tư với hàng triệu lao động đang làm việc trong các khu công nghiệp của Tập đoàn Tân Tạo trên cả nước, tính thiệt hại vật chất là hơn 3.283 tỉ đồng. Đề nghị TAND quận Ba Đình thụ lí đơn khởi kiện và đưa ra xét xử nghiêm minh. Buộc Báo Người cao tuổi và phóng viên Hồng Lĩnh phải đăng bài cải chính và xin lỗi Tập đoàn, đền bù các thiệt hại do thông tin sai sự thật nêu ra, bồi thường thiệt hại vật chất do sụt giảm cổ phiếu trên sàn chứng khoán, đình trệ sản xuất kinh doanh, bồi thường việc gây đình trệ công việc, mất thời gian của lãnh đạo Tập đoàn, bồi thường tiền lệ phí luật sư”. Đây là vụ kiện có số tiền khổng lồ chưa từng có trong lịch sử báo giới, (năm 2008 vụ Công ty ICC kiện Báo Nông nghiệp Việt Nam đòi bồi thường 24,1 tỉ đồng đã thất bại). Với danh nghĩa luật sư của Tập đoàn, luật sư Trần Đình Triển hết lời ca ngợi Tập đoàn Tân Tạo là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, 17 năm qua đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, tạo hàng triệu việc làm cho người lao động…
Chiêu lách... án phí
Tại thời điểm đó, Tập đoàn Tân Tạo chưa chính thức khởi kiện Báo Người cao tuổi, nhưng do Văn phòng Luật sư Vì Dân vội vã tung đơn khởi kiện lên mạng, thế nên con số đòi bồi thường khổng lồ 3.283 tỉ đồng của Tập đoàn Tân Tạo, càng làm cho Báo Người cao tuổi không nhụt chí. Một bước tư vấn sai cứ tưởng tung số tiền khổng lồ theo vụ kiện thì bản báo sẽ chết đứng, không còn thời gian để làm sáng tỏ bản lí lịch không trung thực của bà Đặng Thị Hoàng Yến. Nhưng chiếu lại theo pháp luật Tập đoàn Tân Tạo giật mình, lấy tiền đâu nộp án phí (theo quy định nộp 1% giá trị đòi bồi thường nguyên đơn sẽ phải nộp 32 tỉ đồng), thế là đơn khởi kiện ảo tung ra sau 36 ngày, được chính thức thay bằng đơn khởi kiện ngày 5/10/2011 do ông Thái Văn Mến kí gửi TAND quận Ba Đình. Đơn khởi kiện chính thức ba bài báo với nội dung đã nêu tại đơn khởi kiện ngày 29/8/2011 nhưng không dám nêu con số bồi thường là bao nhiêu tiền mà chỉ viết “quá trình thụ lí chúng tôi sẽ cung cấp sau”, với mánh này, nguyên đơn chỉ phải đóng có 200.000 đồng án phí như vụ kiện li hôn giữa bà Đặng Thị Hoàng Yến với ông Trần Jimmy, một vụ kiện li hôn kì quặc không chia tài sản. Ở đơn khởi kiện này, nguyên đơn vẫn diễn giải nội dung nhằm ca ngợi Tập đoàn Tân Tạo là doanh nghiệp hàng đầu trong việc nộp ngân sách.
Ngày 8/11/2011, Tập đoàn Tân Tạo bổ sung hồ sơ khởi kiện, sửa yêu cầu thứ ba thay vì đòi bồi thường 3.283 tỉ đồng thành nội dung bồi thường thiệt hại cho Tập đoàn Tân Tạo, yêu cầu bồi thường sẽ được bổ sung trong quá trình thụ lí vụ án. (Còn nữa)
- Vụ Tập đoàn Tân Tạo khởi kiện Báo Người cao tuổi: Liệu có rút đơn khởi kiện sau 15 tháng cò cưa?
****************
Vụ Tập đoàn Tân Tạo khởi kiện Báo Người cao tuổi: Liệu có rút đơn khởi kiện sau 15 tháng cò cưa? (Tiếp theo kì trước)
Ngày 9/1/2011 tại TAND quận Ba Đình có Thông báo số 18/TB-TLVA về việc thụ lí vụ án theo đơn khởi kiện của Tập đoàn Tân Tạo kiện Báo Người cao tuổi. Còn bà Đặng Thị Hoàng Yến, đại biểu Quốc hội (Khóa XIII) thì phản pháo Báo Người cao tuổi và Báo Cựu chiến binh Việt Nam qua kênh thông tin báo giới và trên diễn đàn trả lời phỏng vấn. Một vài tờ báo đăng những bài tổng thuật ca ngợi Tập đoàn Tân Tạo và công lao của bà Đặng Thị Hoàng Yến. Các động thái trên đều nhằm mục đích hạ thấp uy tín của Báo Người cao tuổi, kéo Tòa soạn lún sâu vào vụ kiện, không còn có thời gian điều tra phát giác những sai phạm của bà Đặng Thị Hoàng Yến và Tập đoàn Tân Tạo. Việc bà Yến đăng đàn trả lời phỏng vấn được nhiều trang báo mạng cấp tập đưa tin hỗ trợ. Tại cuộc Họp báo Quốc hội Khóa XIII, kì 2, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, đã có kết quả xác minh cho thấy “nội dung các báo nêu chưa đúng”, qua thẩm tra về thân nhân bà Đặng Thị Hoàng Yến cho thấy “cơ bản không có vấn đề gì”. Từ thông tin này, một số cơ quan báo chí thân Tập đoàn Tân Tạo đòi kỉ luật hai “tờ báo già”. Luật sư Trần Đình Triển, người đặt tiêu chí “thấy dấu hiệu oan sai thì bảo vệ, không phân biệt giới tính và đẳng cấp, không vì động cơ tiền bạc”, đăng đàn trên một tờ báo của ngành pháp luật bảo vệ thân chủ, rằng “báo chí không thể vu khống bịa đặt cho người khác, cần xử lí đúng theo các quy định của pháp luật”. Báo ấy lấy ý kiến một số người đề nghị xử lí báo đưa tin sai sự thật.
Thế nhưng, sự vui mừng của “bà nghị” và những người “cùng hội” ngắn chẳng tày gang. Tại kì họp thứ 3 Quốc hội Khóa XIII, chân dung bà Đặng Thị Hoàng Yến được Quốc hội công bố rõ. Ngày 26/5/2012, với hơn 90% số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bãi nhiệm tư cách đại biểu với bà Đặng Thị Hoàng Yến sau 10 tháng Báo Người cao tuổi phanh phui vụ việc. Từ đó không thấy luật sư Trần Đình Triển và một số nhà báo “cùng hội” lên tiếng bênh vực bà Yến. Chiến dịch bà Đặng Thị Hoàng Yến phản pháo Báo Người cao tuổi dưới sự hỗ trợ đắc lực nhất của luật sư Trần Đình Triển, “pháo” càng to, thì càng ê chề vì chính nó có tác dụng ngược lại nã vào thân chủ.
Báo Người cao tuổi cũng hai lần làm văn bản kiến nghị giúp cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thêm những thông tin trung thực, đủ cơ sở loại ra khỏi cơ quan lập pháp một người không đủ tư cách, phẩm chất đạo đức đại biểu của nhân dân.
Bà Đặng Thị Hoàng Yến khi còn là đại biểu Quốc hội. |
Báo Người cao tuổi trung thực, khách quan
Việc bà Yến bị bãi nhiệm đại biểu Quốc hội khiến luật sư Trần Đình Triển bị bóc mẽ, không còn là đại diện pháp lí cho Tập đoàn Tân Tạo. Tập đoàn này mời luật sư Đỗ Thanh Thủy và Trần Vũ Hải đại diện tham gia vụ kiện Báo Người cao tuổi, nhưng lúc này không một tờ báo nào có tiếng nói bênh vực Tân Tạo nữa, nhất là sau vụ việc Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ngày 7/9/2012 bắt khẩn cấp và tạm giữ để điều tra đối với bà Nguyễn Thị Bích Trang (35 tuổi), nhân viên hành chính Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của công dân”. Khi xảy ra vụ việc này, ông Nguyễn Văn Tàu đại diện chi nhánh Tập đoàn Tân Tạo tại Hà Nội, người đại diện cho Tập đoàn này trong vụ kiện Báo Người cao tuổi (người có 190.516.142 cổ phiếu đứng thứ tư trong số năm thành viên HĐQT Tập đoàn Tân Tạo nhiệm kì 2012 - 2017) đã rời bỏ chi nhánh, bà Vũ Hải Anh đại diện Tập đoàn Tân Tạo trong vụ kiện Báo Người cao tuổi cũng chuyển công tác không làm việc cho chi nhánh Tập đoàn này.
Tính từ tháng 1 năm 2012 TAND quận Ba Đình thụ lí đơn khởi kiện của Tập đoàn Tân Tạo, trong quá trình hòa giải, đại diện của Báo Người cao tuổi phát hiện ba bài báo mà Tập đoàn Tân Tạo khởi kiện là lấy trên mạng không do Báo Người cao tuổi phát hành, đồng thời kiến nghị TAND quận Ba Đình hủy đơn khởi kiện ngày 5/10/2011 của Tập đoàn Tân Tạo. Nguyên đơn xuống nước chỉ yêu cầu bị đơn đăng bài phát biểu ngày 23/9/2011 của Tập đoàn Tân Tạo, xin lỗi Tập đoàn cùng các cổ đông, cải chính những bài bị đưa khởi kiện. Ngày 22/6/2012 Báo Người cao tuổi có công văn số 143/CV-BNCT gửi TAND quận Ba Đình khẳng định theo công văn số 32 ngày 8/11/2011 của Tập đoàn Tân Tạo đã từ bỏ nội dung yêu cầu bồi thường thiệt hại vật chất do sụt giảm cổ phiếu trên sàn chứng khoán “3,283 tỉ đồng, đình trệ sản xuất kinh doanh gây trở ngại trong việc kí kết thực hiện các hợp đồng với đối tác vì tin thất thiệt sai sự thực”. Điều này cho thấy chính Tập đoàn Tân Tạo đã khẳng định Báo Người cao tuổi không đăng tin thất thiệt, sai sự thực, vu khống như nguyên đơn trình bày. Còn yêu cầu đăng bài phát biểu của Tập đoàn Tân Tạo ngày 23/9/2011, không bảo đảm tính pháp lí để thực hiện theo Luật Báo chí. Qua hồ sơ chứng cứ của nguyên đơn trình Tòa, không có cơ sở nào để chứng minh Báo Người cao tuổi viết sai sự thực, được khẳng định từ sự kiện ngày 26/5/2012 Quốc hội đã bãi miễn bà Đặng Thị Hoàng Yến ra khỏi Quốc hội. Báo Người cao tuổi cũng vạch rõ theo tài liệu Tập đoàn Tân Tạo nộp cho Tòa, thì ba bài báo bị kiện không bảo đảm tính pháp lí. TAND quận Ba Đình đã buộc nguyên đơn phải nộp lại các chứng cứ. Từ tháng 6/2012 đến tháng 9/2012 Tòa gửi giấy mời đại diện nguyên đơn lên làm việc nhưng 2/3 đại diện của nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Tàu và bà Vũ Hải Anh đã vắng mặt. Ngày 20/9/2012 luật sư Đỗ Thanh Thủy, Văn phòng Luật sư Trần Vũ Hải, đại diện pháp luật cho Tập đoàn Tân Tạo đến giao cho Tòa ba bài báo giấy (các bài báo đăng trên Báo Người cao tuổi). Lúc này Tòa án mới xác định được đối tượng bị khởi kiện là ba bài báo viết không phải là ba bài báo rác trên mạng như khởi kiện ban đầu. Theo giấy triệu tập của TAND quận Ba Đình (lần thứ hai, ngày 28/1/2013 ông Thái Văn Mến, người đứng đơn khởi kiện, phải có mặt tại Tòa), sáng ngày 28/1/2013 ông Mến điện cho TAND quận Ba Đình xin hứa hẹn đến sáng ngày 30/1/2013 sẽ có mặt và nộp cho Tòa những văn bản liên quan đến đơn khởi kiện. Thế nhưng sáng 30/1/2013 ông Thái Văn Mến lại vắng mặt. Vụ Tập đoàn Tân Tạo kiện Báo Người cao tuổi thụ lí kéo dài 12 tháng chưa đưa ra xét xử, TAND quận Ba Đình đã vi phạm Điều 179 Bộ luật Tố tụng Dân sự. TAND quận Ba Đình cũng vi phạm Điều 146 Bộ luật Tố tụng Dân sự, không thông báo, tống đạt các văn bản có liên quan trong quá trình thụ lí vụ án cho các đương sự, (không có giấy mời luật sư của bị đơn tham gia các buổi hòa giải, không thông báo với bị đơn lí do kéo dài chưa đưa vụ án ra xét xử).
Chiếu theo Điều 179 Bộ Luật Tố tụng Dân sự, Báo Người cao tuổi đề nghị TAND quận Ba Đình đưa vụ án ra xét xử. Ngày 30/1/2013 TAND quận Ba Đình đã lập biên bản trên cơ sở các văn bản của nguyên đơn.
Báo Người cao tuổi đấu tranh chống tiêu cực phát hiện ra các sai phạm của bà Đặng Thị Hoàng Yến và Tập đoàn Tân Tạo, bị Tập đoàn này khởi kiện “ăn vạ” đòi bồi thường 3.283 tỉ đồng, trở thành vụ kiện dân sự báo chí có số tiền bị đòi bồi thường lớn nhất từ trước tới nay, thế nhưng trò “ra tòa ăn vạ” của Tập đoàn Tân Tạo đã “hạ màn”, còn Báo Người cao tuổi qua đấu tranh chống tiêu cực, ngày càng khẳng định sự đúng đắn, trung thực khách quan.
-Đấu tranh chống tiêu cực, Báo Người cao tuổi bị khởi kiện: Đơn khởi kiện của Tập đoàn Tân Tạo thiếu cơ sở pháp lí
Tập đoàn Tân Tạo cắt ghép ba bài báo để khởi kiện
Ngày 8-11-2011, Tập đoàn Tân Tạo có Công văn số 32 rút toàn bộ nội dung đòi bồi thường 3.282 tỉ đồng. Việc rút nội dung khởi kiện đã khẳng định Báo Người cao tuổi không đưa tin thất thiệt, sai sự thật, vu khống như nguyên đơn trình bày...
Từ sau cuộc bầu cử Quốc hội Khóa XIII, Báo Cựu chiến binh Việt Nam và Báo Người cao tuổi nhận được nhiều đơn thư và nguồn tin phản ánh một số sai phạm của Cty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (tức Tập đoàn Tân Tạo), cùng Chủ tịch HĐQT Tập đoàn này là bà Đặng Thị Hoàng Yến, khai lí lịch nhân thân ứng cử đại biểu Quốc hội không trung thực. Báo Người cao tuổi cử phóng viên điều tra về vụ việc, trong tháng 8-2011 khởi đăng nhiều bài báo có nội dung liên quan. Ngày 5-10-2011, Tập đoàn Tân Tạo chính thức có đơn khởi kiện Báo Người cao tuổi, Tổng Biên tập Kim Quốc Hoa và phóng viên Hồng Lĩnh vì họ cho rằng, thông tin đăng trên các bài báo: “Doanh nghiệp lao đao vì Tập đoàn Tân Tạo” ngày 12-8-2011; Trần Jimmy: “Nếu Bộ Công an gọi, tôi sẵn sàng về hợp tác làm rõ” ngày 16-8-2011 và “Dự án nhiệt điện của Tập đoàn Tân Tạo tại Kiên Giang: Đại công trường thành đại công nợ” ngày 18-8-2011 là sai sự thật, bịa đặt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động, làm thiệt hại về tài sản của Tập đoàn Tân Tạo và không đăng phát biểu của Tập đoàn về những bài báo nói trên theo Luật Báo chí. Đơn khởi kiện do Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Tạo, ông Thái Văn Mến kí (không nêu rõ số tiền đòi bồi thường), được TAND quận Ba Đình (Hà Nội) thụ lí vụ án dân sự số 04/2012/TLST-DS ngày 6-1-2012 về việc đòi bồi thường thiệt hại.
Đơn khởi kiện Tổng Biên tập Báo NCT của Tập đoàn Tân Tạo. |
Trước đó, khi Tập đoàn Tân Tạo chưa gửi đơn khởi kiện, trên trang điện tử của Tập đoàn Tân Tạo, đã đăng phỏng vấn luật sư Trần Đình Triển, người được Tập đoàn yêu cầu hỗ trợ pháp lí, để khiếu nại và khởi kiện một số báo, vì đã đưa tin sai sự thật về bà Đặng Thị Hoàng Yến, Đại biểu Quốc hội Khoá XIII, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Tạo. Trong bài phỏng vấn này, để bảo vệ về chính trị cho thân chủ, luật sư Trần Đình Triển đã “chửi bới”, phê phán Báo Người cao tuổi, nhằm đánh lạc hướng dư luận. Hăng hái hơn, ông Triển còn đến Báo Người cao tuổi nổi khùng, đe dọa, chuyển đơn thư nặc danh vu cáo, dọa ông Kim Quốc Hoa “cho bay cái ghế Tổng Biên tập”. Chính trang điện tử của Văn phòng Luật sư Vì dân ngày 3-9-2011 đã đăng tải đơn khởi kiện ngày 29-8-2011 của Tập đoàn Tân Tạo. Trước khi Toà thụ lí đơn khởi kiện của Tập đoàn Tân Tạo, ông Triển tích cực tham mưu cho bà Yến trả lời phỏng vấn trên một số báo, gửi đơn đến các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan Trung ương, cho rằng Báo Người cao tuổi “xuyên tạc”, “vu khống”, “bịa đặt”, “bôi nhọ danh dự” đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến. Với những lời nói, việc làm, cả sự “dấn thân vì bà chị lớn”, ông Triển đã tham mưu cho bà Đặng Thị Hoàng Yến rất nhiều việc trật, đẩy bà Yến lâm vào cảnh bi hài. Ngày 26-5-2012, bà Đặng Thị Hoàng Yến bị Quốc hội Khóa XIII (Kì họp thứ ba) biểu quyết bãi miễn tư cách đại biểu Quốc hội với 91,4% số phiếu. Từ đó tới nay, không thấy luật sư Trần Đình Triển đăng đàn bảo vệ bà Yến nữa, cũng không thấy Tập đoàn Tân Tạo mời ông Triển làm luật sư bảo vệ quyền lợi của Tập đoàn trước Toà. Không thể bảo vệ được “uy thế” của bà Đặng Thị Hoàng Yến trước sự khai không trung thực lí lịch nhân thân, để được bầu làm đại biểu Quốc hội Khoá XIII, ông Triển chỉ còn chiêu tham mưu cho Tập đoàn Tân Tạo, mang danh nghĩa Công ty khởi kiện Báo Người cao tuổi.
Éo le thay, đơn khởi kiện của Tập đoàn Tân Tạo do TGĐ Thái Văn Mến kí ngày 5-10-2011, được TAND quận Ba Đình thụ lí, trong quá trình hoà giải lại lòi ra việc: Tập đoàn Tân Tạo lấy ba bài báo không rõ nguồn gốc trên mạng Internet, ghép với măng-sét của Báo Người cao tuổi, nộp cho TAND quận Ba Đình để khởi kiện. Đây là các tài liệu thiếu tính pháp lí, vì bị nguyên đơn cắt ghép không phải văn bản gốc của trang điện tử Báo Người cao tuổi. Ngày 22-6-2012, Báo Người cao tuổi có Công văn số 43 gửi TAND quận Ba Đình có ý kiến như sau:
1. Theo đơn khởi kiện ngày 5-10-2011 của Tập đoàn Tân Tạo, được TAND quận Ba Đình thụ lí ngày 6-1-2012, vụ án dân sự số 04/2012/TLST-DS, có nội dung: yêu cầu Báo Người cao tuổi bồi thường thiệt hại vật chất do sụt giảm cổ phiếu trên sàn chứng khoán (3.283 tỉ đồng VND) đình trệ sản xuất, kinh doanh, gây trở ngại trong việc kí kết thực hiện hợp đồng với đối tác… vì thông tin thất thiệt, sai sự thật, vu khống.
Hoàng Minh
-Đấu tranh chống tiêu cực, Báo Người cao tuổi bị khởi kiện: Đơn khởi kiện của Tập đoàn Tân Tạo thiếu cơ sở pháp lí