Trong khi Việt Nam theo đuổi mô hình kinh tế thị trường, thì khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn, khoảng 34% GDP.
Bàn mãi cũng chỉ là bàn chơi (TBKTSG 3-2-13) -- Ông Vũ Khoan: “Kinh tế năm 2013 bàn nát ra rồi. Chính phủ có nghị quyết rồi, Quốc hội cũng thông qua kế hoạch rồi, bây giờ có bàn cũng là bàn chơi thế thôi”. THD đoán là Đảng cũng đã viết xong Hiến Pháp 2013 rồi, giả vờ "hỏi ý kiến" cũng là để chơi thôi!
Mặc dù dự thảo sửa đổi Hiến pháp mới nhất đã bỏ khái niệm “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” (xem TBKTSG số 3-2013), những chuyên gia kinh tế và hoạch định chính sách vẫn lo ngại cho sức ì của khu vực này sẽ ảnh hưởng đến cả toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tới nay chưa được khởi động một cách có thực chất.
Khi chủ tọa nhắc đến tên Trương Đình Tuyển, ông đã được đón nhận bằng những tràng pháo tay rộn rã của các nhà kinh tế tham dự hội nghị do Ủy ban Kinh tế Quốc hội và Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức cuối tuần trước. Là người dẫn đầu nhóm 14 nhà kinh tế thường họp hàng tháng để đưa ra những kiến nghị giúp các nhà điều hành kinh tế, ông Tuyển hiểu hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan hiện nay. Ông giải thích: “Chính phủ đang phải giải quyết vấn đề doanh nghiệp đang kiệt quệ mà lạm phát (tháng 1) đã lại cao, dù tháng 2 mới là tháng Tết. Chính phủ không thể không giải quyết vấn đề ngắn hạn, nhưng giải quyết cách nào để không phá vỡ dài hạn?”.
“Dài hạn”, như ông ám chỉ, đó là cam kết ổn định lại kinh tế vĩ mô vốn đã trở nên dễ tổn thương suốt nhiều năm qua do “vung tay quá trán”. Thế nhưng, khi sự ổn định đã có dấu hiệu trở lại bởi những chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt đến khắc nghiệt, thì cái giá phải trả là “quá đắt” cho nhiều khu vực kinh tế, theo Tiến sĩ Phạm Hồng Chương, Đại học Kinh tế Quốc dân. Ông Chương nói: “Chính sách của Chính phủ đã mang lại sự ổn định vĩ mô nhưng cũng mang lại tiêu cực là sự đình trệ. Liệu Chính phủ kéo dài những chính sách này được bao lâu?”. Hơn nữa, ông nhận xét tiếp, kinh tế Việt Nam vẫn còn nguyên những tồn tại lâu dài chưa được giải quyết.
Một trong những điểm “còn tồn tại” đó chính là khu vực DNNN đang giữ nguồn lực lớn của quốc gia và đang được gắn mác “giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế”. Ông Tuyển nói: “Tôi không đồng ý quan điểm DNNN góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Nó chiếm tỷ lệ lớn trong tín dụng và đầu tư công, nên phải coi tái cơ cấu DNNN là trụ cột để tái cơ cấu kinh tế”.
Đánh giá của ông Tuyển nay đã nhẹ nhàng hơn các nhà kinh tế khác. GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn, Đại học Kinh tế Quốc dân, nói: “Nếu không có sự thay đổi về quan điểm và tư tưởng thì việc tái cấu trúc khu vực kinh tế đang nợ tới hơn 1,3 triệu tỉ đồng vẫn còn “luẩn quẩn””. Chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược đồng tình: “Chúng ta không thể tái cơ cấu kinh tế trên nền tảng tư duy cũ. Làm sao tái cơ cấu khi vẫn giữ DNNN làm chủ đạo”. Theo ông Lược, nếu để DNNN thuê đất, tiếp cận vốn vay như khu vực doanh nghiệp tư nhân thì chắc chắn là 100% thua lỗ. “Khu vực gây tai họa cho nền kinh tế mà không ông nào chết, trong khi khu vực đóng góp cho nền kinh tế thì chết như ngả rạ”, ông nói với vẻ xót xa.
Ông Võ Đại Lược nhận xét, trong khi Việt Nam theo đuổi mô hình kinh tế thị trường, thì khu vực DNNN vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn, khoảng 34% GDP. Ông nói đầy vẻ lo lắng: “Trên thế giới không có nền kinh tế thị trường nào có khu vực nhà nước khổng lồ như vậy”. Theo ông, người ta đang lờ hai điểm quan trọng nhất khi tái cơ cấu DNNN, đó là dẹp bớt về số lượng và quản trị theo chuẩn quốc tế. “Chúng ta không thể lấy yếu tố đặc thù của Việt Nam để loại bỏ những yếu tố tiên tiến, hiện đại mà nhân loại đã phát hiện ra hàng trăm năm trước khi có nền kinh tế thị trường tự do”.
"Khu vực gây tai họa cho nền kinh tế mà không ông nào chết, trong khi khu vực đóng góp cho nền kinh tế thì chết như ngả rạ." Chuyên gia kinh tế Võ Đại Lược |
Ông Phạm Hồng Chương lo ngại, kinh tế Việt Nam sẽ cứ loay hoay mãi trong một vòng xoáy đã hình thành. Lượng vốn quá lớn đã đổ vào thị trường bất động sản, mà ông ước tính thu hút được sự tham gia của hầu hết các doanh nghiệp lớn và vừa. Lợi nhuận dễ dàng làm họ không chú tâm đến lĩnh vực kinh doanh chính, làm triệt tiêu động lực kinh doanh. Khi thị trường bất động sản xì hơi, hệ thống doanh nghiệp đổ dốc và không cho thấy lợi thế cạnh tranh nào thực sự. Vòng xoáy của thị trường này lên doanh nghiệp, ngân hàng, nhà đầu cơ... sẽ còn kéo dài 5-7 năm nữa. “Vấn đề là niềm tin vào thị trường này hầu như không còn nữa”, ông Chương nói. Ông cho rằng, Nhà nước không tin doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp không tin vào sự ổn định của chính sách và tính minh bạch của Nhà nước. Ngân hàng không tin vào doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân. Kết cục là tín dụng thắt chặt, nợ xấu tăng nhanh, thị trường đóng băng. Ông Tuyển cũng lo ngại, nợ xấu sẽ làm kinh tế ngưng trệ. “Doanh nghiệp có dự án tốt cũng không vay được; còn ngân hàng cũng không sao giảm lãi suất được. Các ngân hàng đều phải lách trần huy động để bù vào khoản nợ xấu. Thống đốc cứ nói là giảm lãi suất, giảm làm sao được”.
Câu hỏi đặt ra, liệu có những tín hiệu nào cho thấy Việt Nam sẽ thay đổi, ít nhất là về dài hạn? Trả lời câu hỏi này không dễ. Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Lê Xuân Bá than thở, cơ quan ông vừa được yêu cầu xây dựng một đề án tái cơ cấu DNNN khác, sau khi Bộ Tài chính đã có Đề án 929. Ông nói: “Chúng tôi đến khổ vì đề án tái cơ cấu có quá nhiều ý kiến khác nhau. Một dạng ý kiến vẫn cho rằng, đề án phải định được tỷ lệ bao nhiêu sắt, thép, xi măng, phân bón. Còn dạng ý kiến thứ hai là để thị trường phân bổ lại nguồn lực. Tôi theo trường phái này”.
Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan phàn nàn, ông không biết chương trình tái cấu trúc làm như thế nào. Ông nói: “Chúng ta lúc nào cũng hô khẩu hiệu chung chung là tái cấu trúc, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nhưng báo cáo Quốc hội xong rồi thôi, để đấy”. Ông nói, cả thế giới đang chuyển động, mà Việt Nam hoàn toàn không để ý gì đến nó cả.
Liệu những ý kiến của các nhà kinh tế tại hội thảo này có tác dụng? Ông Vũ Khoan tỏ vẻ không tin tưởng: “Kinh tế năm 2013 bàn nát ra rồi. Chính phủ có nghị quyết rồi, Quốc hội cũng thông qua kế hoạch rồi, bây giờ có bàn cũng là bàn chơi thế thôi”.
Trong kỳ họp Quốc hội cuối năm 2011, Thống đốc Nguyễn Văn Bình tuyên bố sẽ dùng các biện pháp để giá vàng trong nước chỉ còn cao hơn giá thế giới 400.000 đồng.
Sau gần 1 năm, ngày 13/11/2012, trả lời chất vấn trước Quốc hội, ông Bình lại tuyên bố sẽ không liên thông giá vàng trong nước và thế giới vì vàng không phải hàng hóa thiết yếu và chênh lệch giá vàng dù nới rộng cũng không ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô nói chung. Lúc đó giá vàng trong nước cao hơn thế giới 4 triệu đồng/lượng.
Lúc trao đổi với báo giới, ông Lê Minh Hưng, phó Thống đốc NHNN nhấn mạnh sẽ coi trọng tỷ giá hơn là giá vàng. Một khi tỷ giá ổn định, việc kéo gần khoảng cách này không cần thiết.
Về việc Nhà nước có thể tham gia mua bán vàng miếng, ông Hưng cũng nói rõ rằng chỉ khi tổ chức tín dụng (TCTD) đã nắm vàng mà có nhu cầu bán cho Nhà nước, NHNN sẽ tham gia thị trường vàng như là biện pháp cuối cùng.
Nhà nước chỉ mua khi có lợi, để làm tăng dự trữ ngoại hối. Còn thị trường vàng có những biến động bất thường, như vấn đề thanh khoản, thì NHNN bán ra để hỗ trợ thị trường, nhưng với giá có lợi cho Nhà nước chứ không phải bình ổn giá, ông Hưng cho biết.
Nếu mua vào lượng lớn, Nhà nước có thể xuất khẩu để lấy ngoại tệ về. Dù làm cách nào thì cũng làm tăng dự trữ ngoại hối, tăng uy tín và tiềm lực thanh toán đối ngoại cho Nhà nước. Đó là cách chuyển một nguồn lực vàng lớn nằm chết thành ngoại tệ hoặc tiền đồng.
Vậy nhưng, mới cách đây vài hôm, trả lời Vnexpress, ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ quản lý ngoại hối lại cho biết sẽ ưu tiên bán vàng ra để đạt mục tiêu kéo gần giá vàng trong nước và thế giới.
Người dân nếu theo dõi thị trường vàng liên tục có khi phải uống thuốc trợ tim, bởi khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới biến động còn hơn biên độ chứng khoán hàng ngày.
Từ mức trên 5 triệu đồng, ngay sau khi Nghị định quản lý kinh doanh vàng có hiệu lực từ 10/1, giá lùi xuống rất nhanh, khoảng chênh lệch chỉ còn 1 nửa, vậy nhưng đến nay, chỉ sau nửa tháng, giá trong nước lại đắt hơn thế giới tới 3,7 triệu đồng/lượng.
Việc biến động này lớn đến nỗi theo như phó phòng kinh doanh của một công ty vàng lớn, người mua bán vàng đang đầu tư theo mức độ chênh lệch của giá vàng trong nước và thế giới.
Còn nhìn vào thông điệp điều hành chính sách vàng của NHNN, đôi lúc chẳng biết sẽ diễn biến theo hướng nào. Hiện tại, người dân vẫn chưa hiểu NHNN muốn gì. Có muốn kéo sát giá vàng trong nước và thế giới hay không vì bản thân những người đứng đầu ngành này đã bất nhất trong tuyên bố của mình.
Hiện tại nếu bỏ tiền vào vàng sẽ có rủi ro lớn vì chưa biết mức độ tham gia của NHNN vào thị trường đến đâu. Nếu nói như ông Huy, khả năng kéo sát giá vàng trong nước và thế giới là có thể, nhưng theo ông Hưng thì NHNN chỉ tham gia thị trường khi có lợi cho dự trữ ngoại hối thì lại chưa chắc. Cũng vì vậy, trước thông tin NHNN sẽ tham gia mua bán vàng, khoảng cách giữa vàng trong nước và thế giới vẫn không kéo lại gần.
Không biết NHNN có quá lạm dụng chữ bình ổn hay không trong điều hành thị trường vàng, vì theo điều 5 Pháp lệnh Giá số 40 thì Nhà nước thực hiện các chính sách, biện pháp cần thiết tác động vào quan hệ cung cầu để bình ổn giá thị trường đối với các hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu, kiểm soát lạm phát, ổn định tình hình kinh tế, xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng vì lợi ích của Nhà nước, góp phần khuyến khích đầu tư, và trong các mặt hàng cần bình ổn không có vàng.
Đồng thời nếu chỉ bán can thiệp, đặt lợi ích của NHNN lên trên thì giá vàng có thực sự giảm, và đó có gọi là bình ổn thị trường?
Ngân hàng Nhà nước muốn gì?
NHNN lúc đặt mục tiêu giảm chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới, lúc lại không; giờ lại tuyên bố tham gia mua bán vàng, kéo gần khoảng cách giá.
Rốt cuộc không hiểu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) muốn gì.Trong kỳ họp Quốc hội cuối năm 2011, Thống đốc Nguyễn Văn Bình tuyên bố sẽ dùng các biện pháp để giá vàng trong nước chỉ còn cao hơn giá thế giới 400.000 đồng.
Sau gần 1 năm, ngày 13/11/2012, trả lời chất vấn trước Quốc hội, ông Bình lại tuyên bố sẽ không liên thông giá vàng trong nước và thế giới vì vàng không phải hàng hóa thiết yếu và chênh lệch giá vàng dù nới rộng cũng không ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô nói chung. Lúc đó giá vàng trong nước cao hơn thế giới 4 triệu đồng/lượng.
Lúc trao đổi với báo giới, ông Lê Minh Hưng, phó Thống đốc NHNN nhấn mạnh sẽ coi trọng tỷ giá hơn là giá vàng. Một khi tỷ giá ổn định, việc kéo gần khoảng cách này không cần thiết.
Về việc Nhà nước có thể tham gia mua bán vàng miếng, ông Hưng cũng nói rõ rằng chỉ khi tổ chức tín dụng (TCTD) đã nắm vàng mà có nhu cầu bán cho Nhà nước, NHNN sẽ tham gia thị trường vàng như là biện pháp cuối cùng.
Nhà nước chỉ mua khi có lợi, để làm tăng dự trữ ngoại hối. Còn thị trường vàng có những biến động bất thường, như vấn đề thanh khoản, thì NHNN bán ra để hỗ trợ thị trường, nhưng với giá có lợi cho Nhà nước chứ không phải bình ổn giá, ông Hưng cho biết.
Nếu mua vào lượng lớn, Nhà nước có thể xuất khẩu để lấy ngoại tệ về. Dù làm cách nào thì cũng làm tăng dự trữ ngoại hối, tăng uy tín và tiềm lực thanh toán đối ngoại cho Nhà nước. Đó là cách chuyển một nguồn lực vàng lớn nằm chết thành ngoại tệ hoặc tiền đồng.
Vậy nhưng, mới cách đây vài hôm, trả lời Vnexpress, ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ quản lý ngoại hối lại cho biết sẽ ưu tiên bán vàng ra để đạt mục tiêu kéo gần giá vàng trong nước và thế giới.
Người dân nếu theo dõi thị trường vàng liên tục có khi phải uống thuốc trợ tim, bởi khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới biến động còn hơn biên độ chứng khoán hàng ngày.
Từ mức trên 5 triệu đồng, ngay sau khi Nghị định quản lý kinh doanh vàng có hiệu lực từ 10/1, giá lùi xuống rất nhanh, khoảng chênh lệch chỉ còn 1 nửa, vậy nhưng đến nay, chỉ sau nửa tháng, giá trong nước lại đắt hơn thế giới tới 3,7 triệu đồng/lượng.
Việc biến động này lớn đến nỗi theo như phó phòng kinh doanh của một công ty vàng lớn, người mua bán vàng đang đầu tư theo mức độ chênh lệch của giá vàng trong nước và thế giới.
Còn nhìn vào thông điệp điều hành chính sách vàng của NHNN, đôi lúc chẳng biết sẽ diễn biến theo hướng nào. Hiện tại, người dân vẫn chưa hiểu NHNN muốn gì. Có muốn kéo sát giá vàng trong nước và thế giới hay không vì bản thân những người đứng đầu ngành này đã bất nhất trong tuyên bố của mình.
Hiện tại nếu bỏ tiền vào vàng sẽ có rủi ro lớn vì chưa biết mức độ tham gia của NHNN vào thị trường đến đâu. Nếu nói như ông Huy, khả năng kéo sát giá vàng trong nước và thế giới là có thể, nhưng theo ông Hưng thì NHNN chỉ tham gia thị trường khi có lợi cho dự trữ ngoại hối thì lại chưa chắc. Cũng vì vậy, trước thông tin NHNN sẽ tham gia mua bán vàng, khoảng cách giữa vàng trong nước và thế giới vẫn không kéo lại gần.
Không biết NHNN có quá lạm dụng chữ bình ổn hay không trong điều hành thị trường vàng, vì theo điều 5 Pháp lệnh Giá số 40 thì Nhà nước thực hiện các chính sách, biện pháp cần thiết tác động vào quan hệ cung cầu để bình ổn giá thị trường đối với các hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu, kiểm soát lạm phát, ổn định tình hình kinh tế, xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng vì lợi ích của Nhà nước, góp phần khuyến khích đầu tư, và trong các mặt hàng cần bình ổn không có vàng.
Đồng thời nếu chỉ bán can thiệp, đặt lợi ích của NHNN lên trên thì giá vàng có thực sự giảm, và đó có gọi là bình ổn thị trường?
- Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992. - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: Nên hay không xác định vai trò chủ đạo của những “quả đấm thép”? (ĐBND). - Trí thức Việt kiều góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp 1992 (VOV).
- Đà Nẵng họp tìm người thay ông Nguyễn Bá Thanh (NLĐ). - Toàn cảnh nhân sự Ban Nội chính Trung ương (TP).
-Đà Nẵng họp HĐND bất thường bầu Chủ tịch mới- Đà Nẵng họp tìm người thay ông Nguyễn Bá Thanh (NLĐ). - Toàn cảnh nhân sự Ban Nội chính Trung ương (TP).
Viện kiểm sát tỉnh Cao Bằng lên kế hoạch xin lỗi công khai
Tân Phó Ban Nội chính TƯ:Tôi luôn sẵn sàng!
-- Tướng Nguyễn Quốc Thước: ‘Nếu Đảng không có liều thuốc mạnh, suy thoái còn ghê gớm’ (VNE). – Ngăn chặn chủ nghĩa cá nhân để xây dựng Đảng vững mạnh (CP/VOV). –
- Lấy phiếu tín nhiệm: Cần tập trung vào lãnh đạo Chính phủ (NB&CL). – Chủ tịch nước: Coi chừng vận động phiếu tín nhiệm (NB&CL). – Không cẩn thận, lấy phiếu tín nhiệm là cơ hội cho kẻ xấu (DT).
- Bàn mãi cũng chỉ là bàn chơi (TBKTSG). – Sửa đổi Hiến pháp: Tạo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế (VOV).
- : Viện kiểm sát tỉnh Cao Bằng lên kế hoạch xin lỗi công khai (TP).
- Đà Nẵng thu hút nhân lực theo vị trí việc làm (Infonet).
- Cán bộ Hậu Giang không được chơi game lúc trực Tết (TT).
Lúc này ông Nguyễn Phú Trọng đang muốn gì? (RFA 3-2-13) ◄
'Nếu Đảng không có liều thuốc mạnh, suy thoái còn ghê gớm' (VnEx 3-2-13) -- P/v tướng Nguyễn Quốc Thước
-Nợ công cao, người Việt mua xe sang sòn sòn
-Hai thách thức trên thị trường tiền tệ năm 2013 (SGTT 3-2-13) -- P/v Lê Xuân Nghĩa
- Sau một tháng của năm 2013: Những hy vọng tốt lành (ANTĐ/ Vietstock.
- Mục tiêu tham vọng 2013: Lạm phát thấp, tăng trưởng cao (VnEconomy).
- Trần Văn Thọ: Đạo đức và kinh tế thị trường (TVN). Nhóm lợi ích lũng đoạn chính sách quốc gia
- Vụ việc tại TAS: Trên 15.000 tài khoản của khách hàng bị chiếm đoạt (CafeF). - Nguyên giám đốc Eximbank Bình Dương chiếm đoạt gần 140 tỷ đồng (Gafin). - Gia đình ông Trần Mộng Hùng đang nắm giữ bao nhiêu cổ phần tại ACB?(CafeF). - Mòn mỏi đợi hạ lãi suất (TP). - ATM ngưng hoạt động để ngân hàng tổng kết !? (TN). - Không nhiều cơ hội đầu tư vàng (TN).
- Nới “room” nhưng hạn chế (TN).
- Thị trường bảo hiểm tăng trưởng ổn định (Vietstock).
- Giá trị thương hiệu (Nguyễn Thông). - Cận cảnh những DNNN của Hà Nội – Bài 2: Doanh nghiệp ì ạch cổ phần hóa, thua lỗ liên miên (TP).
- Tập đoàn Mỹ nghiên cứu đầu tư tại sân bay Chu Lai (TN).
- Nhiều công ty tăng ca sản xuất hàng tết (TN). - Gà biếu tiền triệu ‘cháy hàng’ (TP). - Hàng Việt lên ngôi ở chợ tết (DV).
- 8 nhân tố khiến Trung Quốc gặp khó về nông nghiệp (DV).
- Davos khuyến cáo triển vọng mong manh của kinh tế thế giới (LĐ).
--Foxconn plans Chinese union vote
(Financial Times)-
The move to boost workers’ rights would be the first such exercise at a large company in China, where unions have traditionally been controlled by management
The Slow And Steady Rise Of The Chinese Yuan – Analysis
-Stiglitz and Krugman Discuss Inequality and the Crisis
Nhu cầu dầu thô Trung Quốc sẽ tăng gần 5% năm nay
Các ngân hàng Trung Quốc "quá lớn để quản lý"
Trung Quốc là thị trường trang sức bạch kim lớn nhất thế giới
Quy mô ngân hàng ngầm chiếm quá nửa GDP Trung Quốc--Time to Unplug the World's Sick Man, the U.S.A.?
Ai là "bà con"? Mong bà con trong và ngoài nước phát huy đại đoàn kết (TT 3-2-13) -- Hai chữ tôi kỵ nhất là "bà con" và "trí thức"! (Trong Từ Điển, tôi xếp hai chữ này vào nhóm "sáo ngữ")
Trò chuyện với Nhà triết học Bùi Văn Nam Sơn: Cứ kiên trì, rồi mùa hoa trái sẽ tới (SVVN Xuân - viet-stuies 3-2-13) -- Lê Ngọc Sơn phỏng vấn ◄ ◄
Nở rộ dạy đánh bạc bịp (TN 3-2-13) -- Phát triển giáo dục Việt Nam thời đại Nguyễn Tấn Dũng - Nguyễn Thiện Nhân
Thầy giáo đi bốc vác (TT 3-2-13) -- Những người không biết dạy đánh bạc bịp.
Phan An: 'Kẻ thù của báo mạng Việt Nam không phải tôi' (TP 3-2-13)
Tùng, một chỗ ngồi dưới chân cầu thang (SGTT 3-2-13) -- Nơi "trụ trì" của tôi ở Đà Lạt những năm 1967-1972 ◄
Cuộc trò chuyện lý thú về tiếng Việt (TT 1-2-13)
Trò chuyện với Nhà triết học Bùi Văn Nam Sơn: Cứ kiên trì, rồi mùa hoa trái sẽ tới (SVVN Xuân - viet-stuies 3-2-13) -- Lê Ngọc Sơn phỏng vấn ◄ ◄
Nở rộ dạy đánh bạc bịp (TN 3-2-13) -- Phát triển giáo dục Việt Nam thời đại Nguyễn Tấn Dũng - Nguyễn Thiện Nhân
Thầy giáo đi bốc vác (TT 3-2-13) -- Những người không biết dạy đánh bạc bịp.
Phan An: 'Kẻ thù của báo mạng Việt Nam không phải tôi' (TP 3-2-13)
Tùng, một chỗ ngồi dưới chân cầu thang (SGTT 3-2-13) -- Nơi "trụ trì" của tôi ở Đà Lạt những năm 1967-1972 ◄
Cuộc trò chuyện lý thú về tiếng Việt (TT 1-2-13)