Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

Bị từ chối công nghệ độc, công ty Trung Quốc rút khỏi dự án khai thác vàng

Nhà đầu tư Trung Quốc đã rút khỏi liên doanh khai thác và chế biến vàng tại Hòn Mò O, xã Đức Bình Tây, H.Sông Hinh, Phú Yên vì không được cho phép sử dụng cyanua trong khai thác tại mỏ vàng này.
Theo Sở Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) tỉnh Phú Yên, năm 2007, UBND tỉnh này cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH liên doanh khoáng sản Chúng Thao Hằng Tân, do Công ty hữu hạn Kinh Mậu Chúng Thao (Vân Nam, Trung Quốc) liên doanh với Công ty TNHH phát triển khoáng sản Duy Tân (Việt Nam), để khai thác, chế biến vàng tại Hòn Mò O. Dự án sẽ khai thác và chế biến vàng thỏi 999,9 với quy mô 99.000 tấn quặng/năm, trên diện tích 35 ha trong thời hạn 30 năm. Mặc dù trước đó, các đối tác như: Úc, Malaysia, Indonesia cũng đã thăm dò, nhưng do trữ lượng thấp nên đã rút khỏi dự án.
Trong thời gian đầu, liên doanh này đã khảo sát mỏ, làm các thủ tục báo cáo đánh giá tác động môi trường. Ông Nguyễn Chí Hiến, Giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Phú Yên, cho biết: “Công ty liên doanh khoáng sản Chúng Thao Hằng Tân sử dụng công nghệ cyanua trong khai thác và chế biến vàng nên UBND tỉnh Phú Yên không chấp nhận bởi việc sử dụng công nghệ này gây ô nhiễm môi trường, Chính phủ đã nghiêm cấm”. Theo ông Hiến, Hòn Mò O nằm phía nam Sông Ba, nếu sử dụng công nghệ cyanua sẽ khiến nguồn nước ngầm và nước mạch ô nhiễm nặng, đặc biệt dưới hạ lưu con sông này có nhiều công trình nước sạch như: Nhà máy nước Sơn Hòa và TP.Tuy Hòa cùng toàn bộ diện tích sản xuất của vùng hạ lưu Sông Ba.
Cũng từ khi UBND tỉnh Phú Yên không chấp nhận công nghệ khai thác và chế biến bằng cyanua, Công ty hữu hạn Kinh Mậu Chúng Thao đã rút khỏi liên doanh nên Công ty phát triển khoáng sản Duy Tân chấp nhận mua lại các tài sản với giá 7,2 tỉ đồng để tiếp tục đầu tư vào dự án.
Vì sao nhà đầu tư Trung Quốc rút khỏi dự án? Ông Hiến lý giải: “Việc sử dụng công nghệ cyanua trong khai thác vàng rất hiệu quả. Công nghệ này sẽ tận thu hết vàng trong quặng, không mất nhiều thời gian và ít tốn kém. Nếu sử dụng công nghệ khác thì sẽ tăng chi phí, nhưng hiệu quả không cao. Chính vì vậy, nhà đầu tư Trung Quốc đã rút khỏi liên doanh”.
Sự rút lui này của nhà đầu tư Trung Quốc là điều đáng mừng bởi so với hiệu quả kinh tế, tác hại đối với môi trường do cyanua gây ra là vô cùng lớn.
Đức Huy
>> Vụ Công ty Trung Quốc tận thu khoáng sản: UBND tỉnh “theo đuôi” doanh nghiệp
>> Công ty Trung Quốc tận thu khoáng sản
>> Một công ty Trung Quốc bị phạt do vi phạm bảo vệ môi trường
>> Một công ty Trung Quốc bị nghi "đạo" phần mềm
-@ -tno Bị từ chối công nghệ độc, công ty Trung Quốc rút khỏi dự án khai thác vàng

----------------------------------------------
-- Kiểm soát thương lái Trung Quốc (PLTP). -Phòng khám Trung Quốc ngoài vòng quản lý?
Hơn 10 tấn gà loại thải Trung Quốc vào Hà Nội mỗi ngày

Ông Nguyễn Huy Đăng, phó giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, hiện mỗi ngày có khoảng hơn 10 tấn gà loại thải của Trung Quốc không đảm bảo chất lượng được đưa về tiêu thụ - Hà Nội: Vỡ đường ống, 40 ngàn hộ dân ‘khát’ (VNN).
- Đã có tiêu chí về túi nilông thân thiện môi trường (SGTT).
- “Chuyên án” bắt bò tót: “Thẫn thờ khi bò chết!” (DT).  – Cứu hộ động vật hoang dã: Cứu xong là… chết! (NLĐ).  – Bảo vệ động vật hoang dã ở VN: Báo động đỏ (NLĐ).  – Trăm phần trăm, chúng ta là những con bò… tót  (PN Today). – VN chưa bảo vệ tốt động vật quý hiếm?   –   (BBC). - Bò tót vào sân bay: Cực lạ và cực tiếc (VNN).- Bò rừng quý hiếm chết với đa bệnh lý bất thường? (Thanh Tra). - Vụ bò tót chết sau khi bị bắn thuốc mê: Chưa có kết luận chính thức (LĐ).  - Bò tót làm lộ lỗ hổng an ninh, an toàn sân bay (TN).- Vụ bò tót gây náo loạn: Chưa xác định bò ở đâu về (PLTP).  - Bò rừng khuấy đảo sân bay Phú Bài (TP).  – Bò tót tấn công người và xâm nhập sân bay Phú Bài? (TN).
- Sau mưa, người dân bắt hàng tạ cá trên sông Tô Lịch (Bee).
- Những cánh đồng ngộ độc: – Tại sao tôm chết.  – Ruộng lúa phun thuốc như mưa (NNNV).


- TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương: Nhiều dòng sông kêu cứu (ĐĐK).
- Cá “lạ” có đầu giống cá sấu là cá hỏa tiễn (Bee).



Tổng số lượt xem trang