Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

Giáo sư Carl Thayer nói về chuyến đi Mỹ của Nguyễn Chí Vịnh

-Việt Nam cải thiện nhân quyền, Mỹ mới bán vũ khí

Nam Phương-Hà Giang/Người Việt

CANBERRA, Úc (NV) - Thứ Trưởng Quốc Phòng CSVN Nguyễn Chí Vịnh đi Mỹ 10 ngày bắt đầu từ 14 tháng 7, 2012 có 4 mục tiêu chính gồm: xin Mỹ viện trợ kỹ thuật để rà phá bom mìn; Mỹ viện trợ cho Việt Nam tham gia lực lượng bảo vệ hòa bình Liên Hiệp Quốc; thảo luận với các cơ quan LHQ về sự tham dự của Việt Nam trong lực lượng bảo vệ hòa bình thế giới, và vận động gỡ bỏ lệnh cấm vận bán võ khí cho Việt Nam.

Thứ Trưởng Quốc Phòng CSVN Nguyễn Chí Vịnh. (Hình: AFP/Getty Images)

Ðó là nhận định của Giáo Sư Carlyle Thayer, chuyên viên các vấn đề Việt Nam của Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Úc. Ông cũng có một công ty tư vấn chính sách chính trị quốc phòng. Báo chí quốc tế rất hay tìm phỏng vấn ông, nhờ ông viết bài phân tích, để biết ý kiến của một chuyên viên có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết sâu xa về khu vực Ðông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

Nhân chuyến đi Mỹ của thượng tướng, thứ trưởng Quốc Phòng CSVN mới kết thúc, báo Người Việt phỏng vấn GS Carl Thayer về chuyến đi này.

-Người Việt: Chuyến thăm mới diễn ra của ông Nguyễn Chí Vịnh có liên quan đến việc Việt Nam muốn mua võ khí của Hoa Kỳ cũng như muốn Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận bán võ khí sát thương hay không?

-GS Thayer: Tôi cho rằng có 4 lý do trong chuyến thăm Mỹ của Trung Tướng Vịnh.

Trước hết, tiếp nối theo những đồng ý hai bên đã đạt được nhân chuyến thăm Hà Nội của Bộ Trưởng Quốc Phòng Leon Panetta, đặc biệt là sự trợ giúp của Hoa Kỳ giúp đối phó với hậu quả của chiến tranh như chất độc Da Cam, rà phá bom mìn chưa nổ. Tướng Vịnh có thể xin yểm trợ kỹ thuật và trang bị liên quan đến phá hủy bom mìn.

Thứ hai, muốn được Mỹ cam kết nhiều hơn trong sự trợ giúp Việt Nam tham gia lực lượng bảo vệ hòa bình thế giới của LHQ. Ðiều này cũng liên quan đến việc đánh giá của chính phủ Mỹ là khi nào và ở chỗ nào Việt Nam nhiều phần sẽ đóng góp lực lượng tham dự.

Thứ ba, thảo luận lực lượng bảo vệ hòa bình thế giới với các cơ quan liên hệ của LHQ kể cả Sở Bảo Vệ Hòa Bình của LHQ (UN Department of Peacekeeping).

Thứ tư, Tướng Vịnh gặp một số dân cử. Ông có thể đã thăm dò họ về các kềm chế trong Nghị Ðịnh (Kiểm Soát Mua Bán) Vận Chuyển Võ Khí Quốc Tế ITAR (International Trafficking in Arms Regulations) của chính phủ Mỹ, hiện đang giới hạn việc bán võ khí và dịch vụ quân sự cho Việt Nam.

Nhu cầu nội bộ của Việt Nam về rà phá bom mìn và tham gia lực lượng bảo vệ hòa bình thế giới có lẽ là những vấn đề dễ nhất để xin Quốc Hội Mỹ gỡ bỏ một số trong những lệnh cấm. Thêm nữa, hành động đối với ITAR có thể được xem là trả giá, cho đi cái này lấy được cái kia để Việt Nam nâng sự hợp tác quốc phòng với quân đội Hoa Kỳ.

-NV: Việc thương lượng của Việt Nam để mua võ khí Mỹ bây giờ đã đến đâu?

-GS Thayer: Việt Nam coi tất cả các trang bị Mỹ (sản xuất) để lại Việt Nam sau khi chiến tranh chấm dứt là chiến lợi phẩm và trở thành tài sản của họ. Việt Nam muốn mua bộ phận thay thế cho trực thăng Huey và các thiết vận xa. Các điều cấm trong Nghị định ITAR được chính phủ Bush điều chỉnh tháng 4, 2007 cho phép bán dịch vụ quân sự và các trang cụ không sát thương trên căn bản từng trường hợp một. Việc bán võ khí sát thương vẫn bị cấm cũng như việc cấm bán các trang bị kiểm soát đám đông (chống biểu tình) và máy nhìn ban đêm (night goggles) dùng cho lực lượng quân sự nhưng cũng dùng cho cả lực lượng công an. Việt Nam có thể nộp đơn xin giấy phép mua một số bộ phận rời cho các chiến lợi phẩm mà Mỹ sản xuất.

-NV: Có phải Mỹ đặt điều kiện buộc Việt Nam phải cải thiện nhân quyền mới chịu bán võ khí không?

-GS Thayer: Chắc chắn như vậy. Ðây là điều được nhắc lại rõ rệt nhiều lần. Nguyên Ðại Sứ Michael Michalak khi xuất hiện trên truyền hình Việt Nam kỷ niệm 15 năm bình thường hóa bang giao (11 tháng 7, 2010) ông được hỏi, “Tại sao, trong khi quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã phát triển mạnh mẽ, lệnh cấm vận bán võ khí vẫn còn hiệu lực?” Ðại Sứ Michalak đã trả lời, “Ðó là một trong những lãnh vực mà vấn đề nhân quyền có ảnh hưởng. Chúng tôi rất muốn phát triển quan hệ quân sự gồm cả việc bán võ khí, nhưng chừng nào chúng tôi chưa cảm thấy yên tâm với vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, thì khi đó (vấn đề bãi bỏ cấm vận bán võ khí) vẫn chưa có thể xảy ra.”

Lập trường này được Bộ Trưởng Quốc Phòng Leon Panetta lập lại khi ông đến thăm Hà Nội gần đây để thảo luận với đối tác đồng cấp, Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh. Hồi đầu năm cũng thông điệp này được các nghị sĩ John McCain và Joseph Lieberman nêu ra khi họ đến Hà Nội.

Ngoại Trưởng Hillary Clinton đã nói rộng rãi hơn khi bà muốn đưa mối quan hệ song phương lên tầng cao hơn và ngay cả vấn đề phát triển đối tác chiến lược. Nhưng bà chỉ ra rằng trừ phi thành tích nhân quyền của Việt Nam cải thiện thì điều đó không thể đạt đến.

Giáo Sư Carl Thayer trong một buổi hội thảo về Biển Ðông tại Hà Nội vào tháng 11 năm 2011. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

-NV: Việt Nam đòi những điều kiện gì để Mỹ được phép tiếp cận căn cứ Cam Ranh nhiều hơn?

-GS Thayer: Năm 2009, Thủ Tướng Nguyễn Tân Dũng loan báo (Việt Nam) mở cơ sở thương mại tại Cam Ranh cho hải quân tất cả các nước. Hoa Kỳ là nước đầu tiên hưởng ứng đề nghị này. Cho đến nay, đã có 3 tàu tiếp liệu quân sự đã đến sửa chữa. Ðó là những dịch vụ bảo trì sửa chữa nhỏ với phí tổn từ $400,000 đến $500,000 USD. Dường như không có giới hạn nào với cho số lần sửa chữa đối với loại tàu này. Các tàu này được điều khiển bởi một thủy thủ đoàn dân sự và chúng là các tàu tiếp liệu, không phải tàu chiến.

Việt Nam sẽ không cho phép chiến hạm Mỹ đến quân cảng Cam Ranh. Ðây vẫn là khu vực quân sự bị cấm tiếp cận. Hoa Kỳ, như các nước khác, chỉ được chấp thuận cho một chuyến thăm viếng (hải quân) mỗi năm. Hai bản Sách Trắng Quốc Phòng vừa qua mà bản mới nhất ra năm 2009, đặt ra chính sách mà tôi gọi là chính sách “3 không.” Không có căn cứ ngoại quốc ở Việt Nam, không liên minh quân sự với một nước khác và không dùng một nước nào để chống lại nước thứ ba. Nói tóm, Việt Nam sẽ từ khước cho phép các chiến hạm Mỹ đến Cam Ranh trong tương lai gần trước mặt.

-NV: Xin cám ơn ông về cuộc phỏng vấn này!

Giáo sư Carl Thayer nói về chuyến đi Mỹ của Nguyễn Chí Vịnh

Quốc phòng Việt – Mỹ: Đầu tư liên kết chiến lược (RFA).  - Những tam giác chiến lược của hải quân Mỹ (SGTT).

 

--Việt Nam cho Nga lập cơ sở bảo trì tàu ở Cam Ranh NV -- Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ Việt Nam-Nga (VOV).   – Nga thương lượng mở lại căn cứ quân sự ở Việt Nam và Cuba    –   (RFI).  – Việt Nam sẵn sàng cho Nga mở lại căn cứ hải quân ở Cam Ranh  (VOA). – Việt Nam cho phép tàu Nga vào cảng Cam Ranh bảo dưỡng (NLĐ).  – Nga và Việt Nam đẩy mạnh hợp tác khai thác dầu khí tại Biển Đông   –   (RFI). - Tăng cường hợp tác toàn diện Việt Nam – Nga (TN).

- Thêm 2 tàu cá Trung Quốc bị Nga bắt giữ vì xâm nhập trái phép (Infonet). - Tàu cá Trung Quốc lại bị bắt (NLĐ).

 


 

- Tình hữu nghị Việt – Trung: Những nghĩa cử không thể nào quên -(QĐND).

-- Về tập đoàn phản động Trung Quốc chống Việt Nam (CWIHP/ Ba Sàm).

--  Trung Quốc sẽ ê chề vì tư tưởng diều hâu (TN).

 

 

- Phát biểu của Tổng thống Philippines Benigno S. Aquino về Bãi cạn Scarborough (BoxitVN).
--US raps Chinese garrison plan (Inquirer).

- Nhật Bản sẵn sàng đưa quân đến Senkaku để bảo vệ chủ quyền    –   (RFI).  – Nhật không ngại dùng quân đấu với TQ vì Senkaku (NLĐ). - Thế giới 24h: Nhật sẽ đáp trả Trung Quốc (VNN). - Nhật Bản dọa dùng vũ lực với Trung Quốc (VnMedia). - Nhật có thể dùng quân sự bảo vệ lãnh thổ (VNN).
- Trung – Đài cùng khai thác đảo Ba Bình? (BBC). - Biển Đông: Liệu Trung-Đài có bắt tay? (TVN). - Đài Loan – TQ hợp tác bắt hàng trăm tội phạm (RFA). - Trung Quốc đưa tranh cãi chính trị vào Olympic (TN).
- Trung Quốc “mắc hàng loạt sai lầm nghiêm trọng” (TT).

-  «Tam Sa» có phải chỉ để hù dọa không? (boxitvn). - Trung Quốc gia tăng đe dọa Việt Nam tại biển Đông   –   (RFA).  – Trung Quốc bổ nhiệm lãnh đạo khu cảnh bị Tam Sa (VOA).  – Trung Quốc chỉ định các cấp chỉ huy quân sự «thành phố Tam Sa»    –   (RFI).  - TQ bổ nhiệm chỉ huy đơn vị đồn trú ở ‘Tam Sa’ (VNN). - Trung Quốc lại gây hấn ở biển Đông (PLTP).  - Trung Quốc có hai lực lượng đồn trú trên Biển Đông (VNE).  - Trung Quốc dùng thủ đoạn gì để xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam? (Phần 1) (Infonet).  – Sự kiện “Tam Sa” – tham vọng độc chiếm Biển Đông!(Petrotimes).  – Ngộ nhận (SK&ĐS). – Căn cứ mới của Trung Quốc gây thêm căng thẳng ở Biển Đông (VOA).  – Thuốc súng biển Đông đang cháy?   –   (RFA). - “Tàu TQ ảnh hưởng môi trường nước ở Biển Đông” (TTXVN). - Hard to navigate multiple tugs of war (Brisbane Times).

 

Khánh thành bia chiến thắng mặt trận biên giới phía Bắc.  - Trường Sa: Cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ (PLTP). Lại thêm cả Sài Gòn GP mới lạ chớ: Những đứa con của Trường Sa (SGGP).

-Linh thiêng lễ tưởng niệm các AHLS ở Trường Sa (VTV).
- Khắp nơi tri ân các liệt sĩ (TN). - Tưởng niệm và trách nhiệm (TT).

--Tăng nhận thức tuyên truyền biển đảo cho báo chí (TTXVN).  - Mở rộng giáo dục nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo (SGGP).  

- TS Mai Ngọc Hồng: Bản đồ nhà Thanh năm 1904 cho thấy Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam (Reuters/ABS-CBN News/TCPT). - THÊM MỘT BẢN ĐỒ TRUNG HOA KHÔNG CÓ HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA  - (Huỳnh Ngọc Chênh).  - Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam: Tấm bản đồ “biết nói” (VH).  – Công bố bản đồ Hoàng Sa là của Việt Nam ra khắp thế giới (VNE).   – Còn mãi những nhớ thương (ICTPress).  - “Đường lưỡi bò gông cổ Trung Quốc” (NLĐ). - Chấn chỉnh khu du lịch sai phạm (TN).

 

Tổng số lượt xem trang