Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

Con đường giải quyết tranh chấp ở Nam Hải


Lòng quyết tử tiến lên đường gío bụi,
Hai bàn tay thề phục lại sơn hà.
Thái Bình Dương lấp bằng sầu nhục tủi,
Lấy máu đào rửa sạch máu yêu ma.
(Lý Ðông A)
..Con đường giải quyết tranh chấp ở Nam Hải 

DCVOnline Dưới đây là một bài viết của Chu Phương [Zhou Fang, 周方] được Hu Zi dịch sang tiếng Việt. Hu Zi là một người viết Facebook. 
Chu Phương [Zhou Fang, 周方] - Hu Zi dịch

Con đường giải quyết tranh chấp ở Nam Hải - Quốc tế hóa vấn đề Nam Hải

Chu Phương Zhou Fang (1960-)
Nguồn ảnh: home.blshe.com
Chủ nghĩa yêu nước cũng cần phải thực sự cầu thị (dựa vào thực tế giải quyết), nếu không cũng chỉ là mong ước viển vông, không ai phục tùng cái dâm ý đó cả. Nam Hải là lãnh hải của Trung Quốc hay là vùng biển quốc tế (công hải)? Vấn đề này cần phải dựa vào thực tế để giải quyết, trong lịch sử loài người, chỉ có một quốc gia đã từng ôm trọn đại dương mà không có ai tranh chấp cùng, đó chính là cường quốc đã từng huy hoàng ngang dọc qua khắp các lục địa Âu - Á - Phi, ôm cả Địa Trung Hải, đó chính là đế quốc La Mã. Đáng tiếc là cái thời này đã một đi không trở lại rồi. Bất luận là Trung Quốc hay là nước nào khác, muốn độc chiếm Nam Hải là không thể nào được. Cho dù bằng chiến tranh chiếm được trong chốc lát; trong tương lai sẽ là chiến tranh và đổ máu qua lại không ngừng nghỉ. Chiến tranh không thể là phương hướng phát triển cho một thế giới văn minh trong tương lai. Ngày nay, nếu Trung Quốc muốn khống chế Nam Hải mà không bị các quốc gia xung quanh can thiệp, phản ứng lại thì cách duy nhất là đoạt lấy nó bằng các thủ đoạn kinh tế “chinh phục” các quốc gia xung quanh, kiến lập nên một vòng cung ôm lấy xung quanh Nam Hải “đế quốc kinh tế La Ma”. Nếu không làm như vậy, tranh chấp Nam Hải sẽ không có biện pháp nào giải quyết rốt ráo cả.

Những người cộng sản thường ở trong mâu thuẫn “dành cả đời đấu tranh chống lại cường hào ác bá, cuối cùng lại biến thành địa chủ ác ôn” dành cả cuộc đời hô hào “Giai cấp vô sản toàn thế giới đoàn kết lại”, tiến tới xây dựng “đất nước cộng sản” thường cầm gươm súng đứng lên. Đều thường tự khen mình là người vĩ đại đối với chủ nghĩa quốc tế, nhưng lại chỉ vì một miếng đất bé tí teo hay là vì cái gọi là “quốc bảo” mà oánh nhau sứt đầu mẻ trán. Từ trước tới nay đều là từ ngữ đao to búa lớn “với giai cấp phong kiến như thủy hỏa bất dung”, trong thực tế thì cái mộng tưởng kế tục toàn bộ địa bàn bị những di sản “lãnh thổ” bị lãng quên phá hỏng.

Trước mắt, cái gọi là “Tam Sa Thị” mới thành lập lại chứng minh đầu óc không được tỉnh táo của người “nước lạ” nào đó, đồng thời dẫn sự cảnh giác không cần thiết của những nước láng giềng và cả công luận quốc tế. thành phố Tam Sa với tổng diện tích hơn 2.6 triệu km2 là một con số kinh nhânngười vẽ ra cái thành phố Tam Sa này còn ngây thơ hồn nhiên tới mức mang cả toàn bộ Nam Hải “quy hoạch” thành một cái thành phố địa cấp. Làm như thế này có thực tế không? Có khả năng thành hiện thực không? Có tin cậy được không? Đọc xong có tin là thật không?

Về vấn đề Nam Hải, cho dù chúng ta cam tâm tình nguyện bảo vệ cũng chắc gì đã được quốc tế công nhận. trên thực tế không hề có cái gọi là “đường biên giới” và cả cái gọi là “chủ quyền” “toàn vẹn lãnh thổ” nào cả. Cho dù có một số ít người nêu lên câu hỏi cơ bản nhất cũng là đơn giản nhất: Nam Hải là lãnh hải của Trung Quốc hay là vùng biển quốc tế (công hải)? Nếu không làm cho rõ vấn đề này, chẳng những vấn đề tranh chấp trên biển không thể giải quyết được, người dân trong nước cũng mơ mơ hồ hồ về vấn đề lãnh thổ của quốc gia, cứ tiếp tục thế thì chiến tranh là cái đích của chúng ta!?


Bất luận là từ lịch sử hay trên thực tế thì Nam Hải trước nay không phải là lãnh hải của Trung Quốc, sau này cũng không có khả năng. 首先,无论是从历史还是现实来看,南海从来也没有、也不可能成为中国的领海。(Chu Phương, Zhou Fang, 周方)
Nguồn: http://southchinaseastudies.org
Đầu tiên, bất luận là từ lịch sử hay trên thực tế thì Nam Hải trước nay không phải là lãnh hải của Trung Quốc, sau này cũng không có khả năng. Không những thế, trong thực tế Trung Quốc trước nay chưa hề có những hành động thực thi chủ quyền trên toàn bộ Nam Hải. Điều đáng cười là thứ duy nhất mà có thể biểu thị cái quyền làm chủ đó của Trung Quốc chính là cái “bản đồ Trung Quốc” mà chúng ta in ra nhưng lại không được quốc tế chấp nhận. Chúng ta từ hồi nhỏ ngày ngày xem cái bản đồ này mà lớn lên, hầu như trước nay chẳng có hoài nghi nào đối với những vùng bên trong cái vạch màu đỏ đỏ được xưng danh “biên giới” trên biển kia có thực sự thuộc về chúng ta hay không. Cái thành phố Tam Sa mới đẻ ra kia lại một lần nữa cưỡng hóa ấn tượng đối với chúng ta – một ấn tượng sai lầm và tai hại về cái “biên giới Trung Quốc” không có kia. Nguyên nhân là vì cái Nam Hải này trước nay chưa từng thuộc về Trung Quốc.

Thành phố Tam Sa thành lập rồi, vấn đề phát sinh cũng theo đó mà tới: theo như ý nghĩ của người vẽ ra Tam Sa, cả cái Nam Hải rộng lớn đều thuộc về Tam Sa Thị, tự nhiên cũng thuộc tỉnh Hải Nam, tất cả cũng là thuộc về Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Tất cả những điều này có thực tế không?

Giả sử Nam Hải là lãnh hải Trung Quốc, Trung Quốc sao lại có thể “vui mừng” cho phép tàu thuyền nước ngoài không có sự cho phép của chính phủ Trung Quốc lại tự do đi lại trong “Trung Quốc Nam Hải”? Giả sử chính phủ chúng ta cho rằng có quyền đối với toàn bộ “Trung Quốc Nam Hải” “Chủ quyền không thể tranh cãi” và đồng thời với nguyên nhân sức mạnh quốc gia hay một nguyên nhân bất khả kháng nào đó, ít nhất cũng phải có một âm thanh phản đối kháng nghị với tàu thuyền các nước đi qua chứ?

Giả sử nếu chính phủ chúng ta có toàn quyền đối với Nam Hải, vậy thì bây giờ động võ đuổi hết những kẻ chiếm đóng thì cũng có thể xem là hợp với lẽ trời chính đáng chứ? Thậm chí tàu đánh cá cũng không được phép bén mảng tới.

Vốn cho rằng đối với vấn đề Nam Hải, chỉ có lòng yêu nước thôi là không bao giờ đủ cả. Cần phải có cả tinh thần thực tế lẫn pháp luật. Nói cho cùng thì Trung Quốc là một thành viên của cộng đồng quốc tế, cần phải giống như tuyệt đại đa số các nước khác tuân theo lệ quốc tế hay những chuẩn mực mà quốc tế công nhận để quy chuẩn và điều chỉnh những vấn đề mang tiếng quốc tế. Trên bình diện quốc tế, Trung Quốc tuyệt đối không thể học tập Bắc Hàn, làm thế chỉ có nước trở thành kẻ bị xa lánh, rơi vào bốn bề đối diên với địch, nguy cơ trùng trùng.

Đối với vấn đề xác định lãnh hải, lãnh thổ thì luật quốc tế có quy định rất rõ ràng. Đem Nam Hải ra bàn, rõ ràn xung quanh nơi này không phải chỉ có duy nhất Trung Quốc, Nam Hải không phải được bao quanh bởi lãnh thổ Trung Quốc, Nam Hải không thể là nội hải của Trung Quốc được. Đã không phải là nội hải, lẽ đương nhiên càng không phải là Trung Quốc lãnh hải.

Trong thực tế, xung quanh Nam Hải ngoài Trung Quốc còn có các quốc gia khác, đây là sự thật mà chúng ta cần chấp nhận. Trừ phi chúng ta không thừa nhận Việt Nam, Philippin và các quốc gia xung quanh khác không phải là quốc gia, chi bằng dùng vũ lực “thu hồi”.

Nam Hải đã không phải là nội hải và lãnh hải của Trung Quốc, vấn đề Nam Hải sẽ dính dáng liên quan tới các quốc gia khác, dính dáng tới quan hệ quốc tế phức tạp. Như vậy thì vấn đề Nam Hải chính xác là một vấn đề quốc tế. Đã là “quốc gia không phân lớn nhỏ, nhất luật bình đẳng” là một nguyên tắc được quốc tế công nhận rộng rãi, gồm cả Trung Quốc bên trong, vậy thì Trung Quốc đối với việc xử lý vấn đề Nam Hải cũng phải tính đến quyền lợi hợp pháp của các quốc gia láng giềng. Cái lối suy nghĩ cứng nhắc đánh chết cũng không thừa nhận đây là vấn đề quốc tế chỉ làm trò cười cho dư luận quốc tế, càng đừng nói tới chuyện phá nổi thế kẹt hiện nay.

Đồng dạng như thế, về chuyện giải quyết vấn đề Nam Hải, nếu như Trung Quốc cố ý độc hành với quan điểm và cách hành xử từ xưa đến nay để giải quyết các tranh chấp quốc tế,vấn đề Nam Hải vĩnh viễn không có giải quyết được.

Nói như vậy, Trung Quốc đầu tiên phải nhìn vào thực tế, thừa nhân Nam Hải là một vấn đề quốc tế, cần phải tiếp thu ý kiến kí cò của dư luận quốc tế, cần phải tôn trọng luật pháp quốc tế và dùng nó để giải quyết tranh chấp.

Có một vấn đề cần nói rõ chính là người Trung Quốc chúng ta khi nói đến vấn đề “lãnh thổ” thường là nói mê nói sảng lung tung tùng phèo thời cổ đại và đương đại với nhau. Mỗi khi nhắc đến lãnh thổ Trung Quốc, có rất nhiều người đều kích động nhớ lại thời nảo thời nào thì chính quyền Trung Hoa đã thực thi quyền làm chủ của mình đối với một vùng đất nào đó, và có vẻ như cho đó là minh chứng hợp pháp cho đòi hỏi của chính quyền Trung Quốc hiện nay đối với nơi đó với luận điệu “chủ quyền không thể chối cãi”.

Có thể bạn không biết chứ Trung Hoa cổ đại và chính quyền Trung Quốc hiện nay không phải là một quốc gia. Giữa hai thực thể này ngoài việc kế thừa ở một chừng mực nhất định nào đó về văn hóa ra, căn bản không có tí liên hệ nào cả (nguyên văn là “không có một hào một xu nào quan hệ cả.”) Nếu nói một cách nghiêm túc, Trung Quốc đương đại và Trung Quốc hiện đại không những quan hệ xa cách cả dặm, càng cách xa Trung Quốc cổ đại như là lông bò với lông lông ngựa.

Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, hiện tại chúng ta có thể khống chế vùng lãnh thổ chính là lãnh thổ của chúng ta, muốn nhiều hơn nữa thì chỉ có thể thông qua đàm phán, đấu tranh chính trị hay thậm chí là chiến tranh

Vấn đề là: Thế giới hiện nay có cần thiết phải dùng biện pháp chiến tranh để tranh giành lãnh thổ? Có cần thiết phải dùng vũ lực để phát triển?

Tôi sợ nhất là có bọn nào đó thích mang chuyện triều nhà Nguyên ra để nói, bọn họ cũng không dừng lại tí mà nghĩ, vào thời Nguyên thì Trung Quốc ở đâu? Vào triều Nguyên thì Trung Quốc chỉ là một “quốc thổ” trong “Tứ đại khu vực”.

Tôi khâm phục nhất là một vị tài xế người dân tộc Mông Cổ có trò chuyện qua với tôi, năm kia đi Nội Mông Cổ chơi, ngồi trong xe việt dã do người lái xe dân tộc Mông Cổ lái, trên đường chúng tôi trò chuyện thoải mái với nhau, tôi có vô ý hỏi một câu này: “Mấy năm nay các phong trào hoạt động đòi độc lập cho Tân Cương, Tây Tạng hoạt động mạnh, hình như không thấy có phong trào đòi độc lập cho Nội Mông?”

Tài xế trả lời làm cho tôi phải kính nể “chúng tôi đã từng thống trị Trung Quốc, còn muốn độc lập cái gì nữa”. Đúng vậy, một dân tộc đã từng để dẫm một nửa thế giới dưới gót giày thì quả nhiên có khí độ to lớn.

Lấy một ví dụ nữa thời nhà Nguyên. Có một dạo nói về vấn đề Tây Tạng, luôn có người thích lấy Văn Thành công chúa lên Tây Tạng ra nói. Sau đó sao lại không có ai nhắc tới nữa vậy? Nguyên nhân rất đơn giản, có người đặt nghi vấn: “nếu như nói Văn Thành công chúa tiến vào Tây Tạng làm cột mốc cho Trung Quốc bắt đầu thực thi chủ quyền ở Tây Tạng, thì Văn Thành công chúa chỉ là vợ của Tùng Tán Can Bố, vợ lớn của ông ta là công chúa Nepal, vậy thì công chúa Nepal vào Tây Tạng có ý nghĩa gì?”

Như vậy vấn đề Tây Tạng có thể nói trong câu “Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Tây Tạng (Dalai Lama cũng không phủ nhận ở điểm này).

Quay lại vấn đề chính, nhìn lại làm sao để giải quyết vấn đề tranh chấp nóng bỏng trước mắt ở Nam Hải.

Tàu thuyền nước ngoài tự do đi lại ở Nam Hải, các nước láng giềng chiếm giữ hầu hết các đảo và đá ngầm; ngư dân các nước từ đời đời kiếp kiếp đều đánh cá ở các ngư trường này; gần đây thì các nước tha hồ hút dầu khí…. Những cái này nói lên điều gì? Nói lên rằng Trung Quốc không thể và cũng không có khả năng làm chủ toàn bộ vùng biển Nam Hải, trước mắt cũng không thể “thu hồi” toàn bộ “lãnh thổ bị chiếm đóng”. Mang toàn bộ Nam Hải để vào trong cái thành phố Tam Sa mới đẻ cũng chả có tác dụng gì. Có bản lĩnh thì mày thử mang cả Thái Bình Dương vẽ vào trong bản đồ đi xem nào.

Vậy thì, muốn thực hiện việc giải quyết vấn đề Nam Hải một cách hòa bình thì phải làm thế nào? Chỉ có thể dùng biện pháp hòa bình, bằng con đường đàm phán hòa bình, hoan nghênh sự tham gia của dự luận quốc tế. Nam Hải đã không phải là nội hải và lãnh hải của Trung Quốc, vậy thì cùng quốc tế khai thác Nam Hải là một lựa chọn tất iếu. Mọi ý đồ thông qua vũ lực và biện pháp chiến tranh để giải quyết vấn đề Nam Hải đều là tư duy cũ, là một hành động đi lùi lại.

Hiện nay âm thanh kêu gọi chiến tranh ở trong và ngoài nước có vẻ như rất mạnh, đến độ điếc cả tai. Nghe kỹ một chút thì ngoài một số mù quáng ăn theo ra, hò hét to mồm nhất là những kẻ có ý đồ hay những đại diện của các tập đoàn lợi ích. Nước nào cũng vậy cả thôi

Làm cái tàu sân bay đi, sản xuất hang loạt J-20 nào, tích cực đầu tư phát triển tên lửa tầm xa thôi… Đối với những người không thể phát tài nhờ chiến tranh hay những người không thích chiến tranh, tôi chỉ nói một câu “đừng có mở mồm hò hét theo nữa, lo mà xem nhà chúng mày không bị dỡ ra là may rồi. Phát triển quân sự, chuẩn bị chiến tranh đối với nhân dân không bao giờ là chuyện tốt cả, những kẻ kiếm tiền nhờ chiến tranh vĩnh viễn là kẻ thù của nhân dân.

Nói một câu, con đường giải quyết tranh chấp Nam Hải trong tương lai chỉ có thể là Trung Quốc và các nước trên thế giới hòa bình phát triển kết hợp với nhau. Các nước xung quanh Nam Hải cũng như các thế lực khác, quốc gia có năng lực cùng nắm tay nhau khai thác Nam Hải, bảo vệ hòa bình cũng như môi trường sinh thái Nam Hải.

Từ xưa, Trung Quốc luôn lập quốc bằng văn hóa, cho đến ngày nay, Trung Quốc mới lần đầu dùng ý định vừa tiếp tục bảo vệ nền văn hóa truyền thống, đồng thời đầu tư phát triển kinh tế, học cách dùng kinh tế để giao hảo với dư luận thế giới. Giả như Trung Quốc và các nước xung quanh Nam Hải dùng biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp, bắt tay nhau hợp tác, cùng nhau phát triển, tương lai với hạt nhân là Trung Quốc, cùng với các nước xung quanh Nam Hải là những đối tác hợp tác thân thiết, Nam Hải biến thành “nội hải” của “đế quốc kinh tế La Mã” – Khu vực kinh tế vùng Nam Hải hoặc là “Cộng đồng kinh tế Nam Hải” (giống kiểu EU) cũng không phải là mơ tưởng không có thực. Trên thực tế, hiệp ước các nước Đông Nam Á còn cách mục tiêu này không xa. Tất nhiên điều đầu tiên là Trung Quốc không thể đối đầu với họ, nếu không thì không còn gì để nói cả.

Có thể có người nói rằng tôi thuộc loại người theo chủ nghĩa lý tưởng. Tuy nhiên thế giới hòa bình phát triển là mong ước cao nhất của nhân loại. Có người nào lại suốt ngày chỉ mơ ước chiến tranh? Trừ phi đó là con bệnh nghiện chiến tranh hay những kẻ mưu lợi vào chiến tranh.

Cũng cần phải cảnh giác với một số kẻ muốn đưa Trug Quốc vào cuộc chạy đua vũ trang, nhảy vào chiến tranh để những kẻ này bán vũ khí. “Mối đe dọa Trung Quốc”cũng được, mang chiêu bài Trung Quốc cũng xong, những nước này đều có mục tiêu là làm yếu Trung Quốc, đạt được mục đích riêng của bọn họ. Mọi lời kêu gọi vũ lực từ dân chúng chỉ càng là đổ thêm củi lửa vào màn kịch “yêu ma hóa Trung Quốc” của những thế lực nước ngoài.

Một số người ở nước ngoài đối với tương lai họ nhìn thấy rất rõ. Họ lo lắng Trung Quốc sẽ mang cả cách thức phát triển như hiện tại để đi tới tương lai, sẽ có ngày trở thành số 1 thế giới. Nhưng bọn họ có một điểm không thể hiểu rõ, đó chính là Trung Quốc tự cổ chí kim đều không phải dùng vũ lực để chinh phục các quốc gia và dân tộc khác. Trong một thời gian dài, thủ đoạn chinh phục duy nhất của Trung Quốc đó chính là dùng văn hóa, bây giờ có thêm kinh tế, nhưng sẽ không bao giờ là quân sự. Bởi vì quan niệm truyền thống của Trung Quốc không cho phép, đạo lý Khổng Mạnh không cho phép. Bản tính của người Trung Quốc cũng không cho phép.

Mỗi lần tôi lái xe trên đường cao tốc đi qua Sơn Đông, đều nhớ rõ câu danh ngôn “Sơn Đông hiếu khách đón chào bạn!” Sơn Đông là nơi của lễ nghĩa, thậm chí người Sơn Đông còn được xưng là người kế thừa kiểu mẫu của văn hóa Trung Hoa, Sự hiếu khách của Sơn Đông cũng chính là hình ảnh thu nhỏ của Trung Quốc. Trung Quốc hiếu khách làm cho chiến tranh tránh xa.

Có thể có người nói sự khoan dung, nhẫn nhịn của Trung Quốc chỉ làm cho các nước láng giềng càng ngang ngược, đến hiếp đáp Trung Quốc. Sự thật là thế này? Chúng ta chỉ nhìn thấy tàu thuyền của quân đội Hoa Kỳ đi khăp nới trên thế giới quản chuyện nhà người, thế chúng mày đã nhìn thấy tàu thuyền của Trung Quốc đi tranh chấp không ngừng với các nước xung quanh chưa? Nước Mỹ có suốt ngày yêu cầu các nước lân bang tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ không?

Có thể nói, mấu chốt là Trung Quốc chúng ta cần phải phát triển, cần phải hùng mạnh, có đủ sức mạnh mới đủ sức chấn nhiếp và bảo vệ quyền lợi của bản thân. Nước Mỹ có thể có cả trăm điều làm người ta chán ghét, nhưng sức mạnh Mỹ thì người ta không thể không nể phục. Nước Mỹ đáng để cho Trung Quốc học tập nhất chính là nắm bắt mọi cơ hội để phát triển vươn lên hùng mạnh. Bí mật giàu mạnh của nước Mỹ không nằm ở chiến tranh mà ở kì tích bảo vệ nền hòa bình kéo dài trên trăm năm ngay trên chính nước Mỹ. Trên thế giới nào có syêu cường nào được may mắn như thế không? Có lẽ là không có.

Hòa bình phát triển luôn tốt hơn chiến tranh phá hoại, hòa bình càng có lợi hơn đối với sự phát triển và tiến bộ của nhân loại.




Nguồn:
Con đường giải quyết tranh chấp ở Nam Hải - Quốc tế hóa vấn đề Nam Hải. Hu Zi, Thursday, July 19, 2012.
解决南海争端之道——南海问题“国际化”.作者:周方 | 2012年06月28日.
DCVOnline hiệu đính và minh hoạ. Chu Phương là biên tập viên quốc tế làm việc với Tân Hoa xã.


.-- Tống Văn Công: Chủ nghĩa dân tộc lành mạnh (viet-studies 18-7-12) ◄◄Hững hờ với văn hóa dân tộc: Sao lại trách giới trẻ? (PetroTimes 18-7-12)
-Biên tập viên Tân Hoa xã phản đối 'thành phố Tam Sa'
TP - Biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã thẳng thắn bày tỏ quan điểm cực lực phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông, đòi xóa bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc.
Biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã
Biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã.

Ngày 17-7, ông cho đăng bài viết “Hiện trạng Nam Hải (Biển Đông) có lẽ sẽ kéo lùi cải cách chính trị của Trung Quốc”.

Trong đó ông viết: “Ý nghĩa lớn nhất của việc lập ra “thành phố Tam Sa” là chường cho bàn dân thiên hạ thấy nỗi nhục của Trung Quốc; đồng thời cũng sẽ buộc chính phủ và quân đội Trung Quốc phải giở bài ngửa với các quốc gia xung quanh và quốc tế... Chúng ta từ nhỏ đã được nhìn thấy tấm bản đồ Nam Hải (Biển Đông).
Một đường biên giới đứt đoạn rất thô màu hồng đưa toàn bộ Nam Hải vào trong bản đồ Trung Quốc. Cho đến ngày nay chúng ta mới biết sự thực không phải như vậy. Cái đường biên giới quốc gia ấy không những các nước láng giềng và cả quốc tế không công nhận, mà ngay chính phủ và các học giả nước ta (Trung Quốc) cũng không giải thích rõ được”.
Trước đó, ngày 29-6, Chu Phương viết bài: “Thiết lập “thành phố Tam Sa” là trò cười quốc tế, mạnh mẽ yêu cầu hủy bỏ ngay!”. Bài này đã được nhiều diễn đàn mạng đăng lại.
Chu Phương viết: “Nhiều người dân nước ta đến giờ vẫn không hiểu Nga tại sao lại lần đầu tiên tham gia cuộc diễn tập quân sự lớn Thái Bình Dương do Mỹ chủ đạo. Kỳ thực, đó chính là sự phản ứng mạnh mẽ của quốc tế trước hành động thiết lập “thành phố Tam Sa” đi ngược lại luật quốc tế và vô trách nhiệm của Trung Quốc.
Nếu giai tầng lãnh đạo Trung Quốc đến giờ vẫn không đọc hiểu được thứ ngôn ngữ quốc tế chung đó thì sẽ kéo nhân dân Trung Quốc sa vào một cuộc chiến tranh không thể thoát ra.
Việc thiết lập “thành phố Tam Sa” là một trò cười quốc tế điển hình. Chính phủ Trung Quốc cần sớm nhận sõ sai lầm to lớn của mình, sớm có hành động sửa chữa sai sót.
 Việc thiết lập “thành phố Tam Sa” là bước đi sai lầm nhất và không sáng suốt nhất của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề Nam Hải (Biển Đông). Cách làm sai trái ấy không chỉ tạo ra tiền lệ quốc tế, mà còn trở thành trò cười quốc tế, tất sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh quốc tế của Trung Quốc. 
Biên tập viên THX Chu Phương

Ông phân tích: “Hành động sai lầm nguy hiểm vô trách nhiệm của một số người trong việc thiết lập “thành phố Tam Sa” đang đẩy nhân dân Trung Quốc sa vào miệng hố chiến tranh. Nhân dân Trung Quốc cần hòa bình, không cần chiến tranh. Trong việc xử lý vấn đề quốc tế và xử lý vấn đề quan hệ với các nước, Trung Quốc cần phải tỉnh táo, không được cuồng nhiệt. Trung Quốc cần làm một dân tộc có trách nhiệm, đứng thẳng giữa khu rừng các dân tộc thế giới; quyết không thể làm một “cô nhi thế giới” hành động ngang bướng. Trong việc giải quyết công việc quốc tế, Trung Quốc cần phải học cách tuân theo quy tắc trò chơi đã được cả quốc tế công nhận, tránh một mình một kiểu, mình khen mình hay, đừng để trở thành Triều Tiên thứ hai”.
Bước đi phi pháp để hiện thực hóa 'thành phố Tam Sa'

Tại sao Trung Quốc gây hấn? TQ gây hấn để quên mâu thuẫn nội bộ? (BBC 18-7-12)

"Nga có thể đóng vai trò như thế nào trong cuộc xung đột này?"- bài báo hỏi.
Theo vị chuyên gia, một mặt Nga là đối tác của Trung Quốc, mùa xuân năm nay hai bên đã có tập trận chung với sự tham gia của các tàu chiến Nga thuộc Hạm đội Thái Bình Dương.
"Mặt khác, phía Trung Quốc đang mời thầu tại nơi mà Gazprom đã ký hợp đồng. Cùng lúc, Hạm đội Thái Bình Dương Nga đang tham gia tập trận chung với Mỹ, mà Trung Quốc không được mời."
Bài viết cũng nhắc tới việc Việt Nam đang đặt mua nhiều vũ khi từ Nga, như chiến đấu cơ Su-30MK2, chiến hạm Gepard, tàu ngầm hay các hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion và hỏa tiễn chống hạm Yakhont...
Việt Nam đã thay Trung Quốc trở nên khách hàng mua vũ khí từ Nga nhiều thứ hai thế giới, sau Ấn Độ.
"Nếu xem xét các loại vũ khí này, có thề thấy dường như chủ yếu chúng dùng để chống lại xâm lược từ phía biển, trong đó có cả bảo vệ thềm lục địa."

Yếu tố đối nội

Theo bài trên Dầu khí nước Nga, tình hình chính trị nội bộ Trung Quốc có thể đóng vai trò quan trọng trong xung đột với Việt Nam.
Mùa thu năm nay ở Trung Quốc sẽ có sự chuyển giao quyền lực, vốn đang dẫn tới đấu tranh nội bộ quyết liệt trong ban lãnh đạo nước này.
"Nếu như phía Trung Quốc muốn trả thù thì nước này sẽ gặp phải sự phản ứng từ cả Nga và Mỹ."
Dầu khí nước Nga
Từ đó nảy sinh các vụ như bê bối Bạc Hy Lai, hay cáo giác gần đây rằng gia đình họ hàng Tập Cận Bình sở hữu hàng trăm triệu đôla tiền ở các công ty còn bản thân ông Tập cũng nắm công ty khai thác khoáng sản đất hiếm trị giá 1,73 tỷ đôla.
"Lãnh đạo Trung Quốc đang tìm cách đánh lạc hướng dư luận khỏi các thông tin không mấy dễ chịu này."
Tuy nhiên, nhà bình luận Nga nhận định: "Cần nhớ rằng, lần cuối Trung Quốc tấn công Việt Nam xảy ra chưa lâu, vào năm 1979".
"Trong cuộc chiến đó, nước Trung Quốc khổng lồ đã chịu thua trước nước Việt Nam nhỏ bé. Tại Trung Quốc, tới nay điều này vẫn bị coi như vết nhơ của dân tộc."
"Thế nhưng, nếu như phía Trung Quốc muốn trả thù thì nước này sẽ gặp phải sự phản ứng từ cả Nga và Mỹ."


Trung Quốc mưu đồ thâu tóm Biển Đông như thế nào (VnEx 18-7-12)Quan hệ Việt Mỹ: U.S.–Vietnam Defense Relations: Investing in Strategic Alignment (Heritage Foundation 18-7-12) -- Bài quan trọng của Heritage Foundation, một "think tank" cánh hữu.  Nếu Rommey trúng cử (I sure hope NOT!) thì nhóm này sẽ rất có ảnh hưởng
Mỹ và Đông Nam Á: The Empire Returns: U.S. in Southeast Asia (Huffington Post 18-7-12) -- Bài Andrew Lam
Trung Quốc: As China Talks of Change, Fear Rises on the Risks (NYT 17-7-12) -- Bài này rất hay, đón xem bản dịch của viet-studies 1-2 hôm nữa!

- CNOOC: Trung Quốc lại đánh lừa dư luận (TT). - Lời mời thầu của Trung Quốc ở Biển Đông thu hút nhiều công ty nước ngoài (VOA).  - CNOOC tiếp tục muốn chiếm dầu Việt Nam (PLTP).   – Việt Nam gia hạn hợp đồng khai thác dầu khí cho Ấn Độ ở Biển Đông  (VOA).   - TQ sắp thành lập chính quyền cho “cái gọi là” TP. Tam Sa (Infonet). - Đòn gió của CNOOC (TN). -Nhật Bản đề nghị giúp đỡ Hải quân Việt Nam vietnamdefence -Nhật Bản và Việt Nam trong cuộc gặp tại Hà Nội đã thảo luận hợp tác bảo đảm an ninh hàng hải tại Biển Đông và biển Hoa Đông.
- Trung Quốc xin nộp phạt chuộc ngư dân bị Nga bắt vì xâm phạm lãnh hải (GDVN). - Nga bắt giữ 36 ngư dân Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế –   (RFI).  – Nga bắt tiếp tàu thứ hai, Trung Quốc nóng mặt (NLĐ).  -- Trung Quốc bắn tin chuộc tàu cá (TT).

-- Đoàn tàu cá TQ chuyển địa điểm  —  (BBC).   - Điều gì xảy ra với đoàn tàu cá trái phép Trung Quốc? (VTC).- Cấp bách bảo vệ ngư dân (NLĐ).- Ra khơi không chỉ cần lòng quả cảm (TT). - Về Thái Bình thăm gia đình liệt sĩ nhà giàn (TN). - Video: Bị Công an đánh vì quay phim người biểu tình (TTXVA). -  Tôi có cô đơn không? . - Người cựu chiến binh nặng lòng với Trường Sa (VOV). - Tinh thần ‘Hoàng Sa-Trường Sa’ ở làng Bát Tràng (VNN).
- VN có chứng cứ chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa (TTXVN).  – Chủ quyền biển Đông dưới góc nhìn luật pháp quốc tế (SK&ĐS).
- MÔ HÌNH CHIẾN TRANH KHÔNG TIẾNG SÚNG!   –   (Ngô Đức Thọ). – Toàn quốc đại hội: Nhớ ơn Trung Quốc? (DLB).  – TRUNG QUỐC ĐANG XÂM LƯỢC VÀ ĐE DOẠ CHIẾN TRANH VỚI VIỆT NAM:  “Tiếng hát Hữu nghị Trung-Việt” năm 2012 khu vực thi Việt Nam   –   (Ngô Đức Thọ).
- David Brown: Rắc rối trên biển ở châu Á: Có giải pháp nào cho khủng hoảng trên Biển Đông?(Asia Times/ Ba Sàm). - Thượng nghị sĩ Mỹ vạch mặt trò khiêu khích bành trướng của Trung Quốc (GDVN).  - Indonesia tháo ngòi nổ Biển Đông   –   (BBC).   - Indonesia muốn Đông Nam Á đoàn kết về hồ sơ Biển Đông –   (RFI). – Ngoại trưởng Indonesia tới Hà Nội bàn chuyện Biển Đông (VNN).  – Phát huy vai trò trung tâm của ASEAN đối với vấn đề Biển Đông (VOV).  –Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa: ASEAN không mất đoàn kết  (SGTT).  – Indonesia dàn xếp mâu thuẫn ASEAN (NLĐ). - Việt Nam ủng hộ sáu điểm về biển Đông (PLTP). - “Cần COC như cần luật giao thông” (TT). - ASEAN phải có lập trường chung về Biển Đông (TP). - Ngoại trưởng Indonesia nỗ lực hàn gắn ASEAN về biển Đông (GDVN). - Ngoại trưởng Indonesia thăm Việt Nam (TN).
 - Nghịch lý chiến lược hải quân TQ ở Biển Đông (VNN).  
- Yêu cầu Đài Loan chấm dứt hoạt động xâm phạm chủ quyền Việt Nam (NLĐ).
- Philippines sẽ mua 10 trực thăng chiến đấu vào 2013   –   (www.cgi/http:/www.viet.rfi.fr/chau-a/20120718-philippines-se-mua-10-truc-than...">RFI). - Kiều bào Philippines tẩy chay hàng Trung Quốc (PLTP). - Ấn Độ Dương sẽ là của Trung Quốc ?   –   (www.cgi/http:/www.viet.rfi.fr/chau-a/20120718-an-do-duong-se-la-cua-trung-quoc">RFI). - Ấn Độ hợp tác với VN thăm dò dầu khí ở biển Đông (TTXVN).
- Nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ chận đường phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển –   (RFI).

Tổng số lượt xem trang