Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

Bloggers biểu tình chống Trung Quốc bị hành hung ở Sài Gòn

Tại sao lại phải sợ người dân đi biểu tình, tại vì họ sợ người dân sẽ tìm lại được sức mạnh của mình. Chính nhờ sức mạnh của người dân mà họ mới ngồi được vào cái ghế ngày nay?!
-Kính tặng đồng bào VN, đặc biệt tặng những Bloggers đã bị hành hung dã man ngày 13-7-2012. -
Tôi uất nghẹn không nói nên lời. Kính mong mọi người share thật nhiều. Chân thành cám ơn tất cả _ (KVC)
 Nguoi Viet Online

Một số Bloggers từng tham dự cuộc biểu tình chống Trung Quốc bá quyền hai tuần lễ trước ở Sài Gòn đã bị một nhóm côn đồ, được mô tả là “an ninh” giả dạng, hành hung đêm 13 tháng 7, 2012.
- Công an chặn, đập bể kính xe công dân(Chuacuuthe).  - Lý giải tại sao công an an ninh Việt Nam lại hung hãn và bất chấp pháp luật - (Công dân).
-Vietnamese bloggers attacked by "gangster agents"

Dân Làm Báo gửi đến các bạn trong thôn bản tiếng Anh về vụ việc công an côn đồ hành hung các bloggers của chúng ta. Mong các bạn tiếp tay email, chuyển đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân cũng như trên các trang blog, diễn đàn, FB, Tweet. Dân Làm Báo cũng gửi bản báo cáo này đến các cơ quan nhân quyền và truyền thông quốc tế. 

On July 1, 2012, Blogger Vi Hoang Nguyen participated in a demonstration against China, where she was interrogated and illegally arrested by Vietnamese national security agents. After the incident, she was followed daily by secret agents who captured photographs of her every move. Friday, July 13, 2012, was no exception. The secret agents trailed behind her as she visited her mother in the hospital and continued to follow as she attended a birthday party for her friends. 

About 50 Vietnamese bloggers, including Vi Hoang Nguyen, were gathered at Huong Dong Restaurant 4 (Binh Thanh District, Saigon) to celebrate the birthdays of bloggers Tien Kim Trinh, Trang Dem, and Hang Minh Bui. During the party, approximately 20 secret agents disguised as gangsters arrived around the bloggers, eavesdropping on their conversations and secretly taking pictures of them. The bloggers remained calm and enjoyed the party because they were so familiar with the tricks of the secret agents who had terrorized them every day. 

At about 10:30PM, after giving Tien Kim Trinh, Hang Bui, and Trang Dem birthday wishes and gifts, the group members said goodbye to each other and headed their separate ways. 

After they left the party, the car of Vi Hoang Nguyen, Hang Bui, Lee Nguyen, Quyet Le and Mrs. Tan Thi Duong (blogger Dieu Cay's wife) was immediately followed by eight secret agents. As their car rolled onto Dinh Tien Hoang St, Binh Thanh District, Saigon, the secret agents drove closely behind, forced the car to reduce its speed, and then smashed the back window on the passenger side. Hang Bui, Lee Nguyen, and Vi Hoang Nguyen were seated in the back seat and were injured by sharp, broken glass. These injuries included serious bleeding, particularly for Vi Hoang Nguyen on her arms, legs, and face. 


The smashed window of the car


Blogger Vi Hoang Nguyen

Facing a life-threatening situation, Quyet Le, who was driving the car, decided not to stop. He figured that it was best to continue until they had found a police station to ask for help. The eight "gangster agents” still followed them closely. When he stopped next to the sidewalk to ask local people for directions to the police station, the eight "gangsters" smashed the rear window (backglass). The innocent bystanders were terrified of the brutal actions of these agents and dared not to help or get involved. 

When overhearing one blogger ask a bystander where the police station was located, one of the eight "gangsters" answered, "I am a police agent, just go ahead and call the police!" 

The bloggers kept looking for a nearby police station. When the car drove by the Vietnamese People Army Base Number 7 on Hoang Van Thu Street, Tan Binh District, Saigon, the bloggers stopped the car at the front entrance and asked the guards for help. Two soldiers came out and asked them for their story. Meanwhile, the "gangster agents" did not leave the scene. They continued to stalk the group of bloggers from behind and used a cell phone to contact someone for unknown reasons. 

After a moment, the supervisor of the army base came out and told the bloggers that he had notified the police. He stated that this matter should be resolved by police, not the soldiers at the army base. They did not want to get involved in the situation. 

The group continued to drive home while still being followed by the agents. Due to a safety issue concerning Hang Bui, the group decided to stop at a nearby hotel to let her stay there overnight. The rest of the bloggers went home with some bloody injuries and bruises. 

Blogger Hanh Nhan and attorney Luat Tran Le were also followed that night by the "agents," but they drove around and around until they finally lost the "gangsters." 

-An ninh côn đồ hành hung các blogger
Dân Làm Báo (00 giờ 30 sáng thứ Bảy - 14 tháng 7) - Tối thứ Sáu ngày 13 tháng 7, khoảng 40-50 bạn bè của các blogger Trịnh Kim Tiến, Trăng Đêm, Bùi Minh Hằng đã đến tham dự sinh nhật của 3 người tại quán Hương Đồng 4 quận Bình Thạnh. Khoảng 20 an ninh / côn đồ thường phục "quen mặt" đã kéo đến và sau đó đã bám theo, khủng bố, đập xe và gây thương tích cho một số blogger trên đường về. 

Blogger Nguyễn Hoàng Vi, người đã bị an ninh trấn áp và bắt giam trong ngày biểu tình 1 tháng 7, đã bị an ninh canh gác hàng ngày quanh nhà và bám sát khi Vi đến thăm mẹ ở bệnh viện và đến dự tiệc sinh nhật với bạn bè. 

Khi an ninh đến nơi, thấy các bạn đang vui sinh nhật với nhau thì đã gọi thêm những "côn đồ thường phục" khác đến để "tiếp viện". Có khoảng gần 20 công an bày binh bố trận khắp các bàn chung quanh, rình rập và lén lút chụp hình. 

Đã quen với những hành vi theo dõi, khủng bố tinh thần và gây hấn mọi người vẫn bình thản coi như không có chuyện gì. 

Đến khoảng 10:30 tối thì các bạn ra về sau khi gửi đến Kim Tiến, Bùi Hằng, Trăng Đêm những lời chúc sinh nhật bình an và hạnh phúc. 

Tuy nhiên, bình an và hạnh phúc đã không đến được khi cuộc sống của người dân nằm trong tay an ninh côn đồ. Nhóm các bạn Vi, Quyết, chị Dương Thị Tân (vợ cũ của blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải), chị Bùi Hằng và bạn Lee Nguyễn đã bị 8 mật vụ, an ninh mặt thường phục bám theo xe ngay khi rời khỏi quán. 

Khi xe vừa khởi động và đi trên đường Đinh Tiên Hoàng, Q. Bình Thạnh khoảng được 200m thì 8 tên an ninh này đã ép xe và kiếm chuyện gây sự. Mọi người chạy chậm và an ninh đã đập nát kiếng xe bên hông phải phía sau. 



Xe của Quyết bị côn đồ đập nát cửa kính
Ngồi phía sau xe là Bùi Hằng, Lee Nguyễn và Nguyễn Hoàng Vi. 

Kiếng văng gây thương tích vào mọi người và làm sây sát chảy máu. Vi thì bị ở chân, tay, mặt. 



Blogger Nguyễn Hoàng Vi và những thương tích do an ninh côn đồ gây ra lúc đập kính xe

Trước tình trạng đó, bạn Quyết và mọi người quyết định không dừng xe và chạy tiếp vì đây những hành xử này nhất định là côn đồ, có thể tạo thương vong cho những người trên xe. Do đó các bạn đã tìm cách kiếm một đồn công an tấp vào để giải quyết. 

Đám an ninh côn đồ 8 người vẫn tiếp tục đuổi theo. 

Vết thương trên tay Lee Nguyen (http://www.facebook.com/bui.hang1?sk=photos)

Khi các bạn dừng xe, tấp vào lề dừng lại hỏi dân thì đám côn đồ đã đập nát tiếp cửa kính xe phía sau. Người đi đường bu lại xem nhưng trước sự hung dữ của 8 an ninh côn đồ này, không ai dám can thiệp. 

Khi nghe các bạn hỏi người dân đồn công an gần nhất ở đâu, một tên côn đồ đã nói: "Tao là công an nè. Tụi mày ngon gọi công an đi!" nhằm mục đích làm cho người dân đi đường sợ, không dám can thiệp. Sau đó tên côn đồ này còn ghé sát mặt vào của kính xe bể tìm cách gây sự thêm. 

Mọi người thấy vậy tìm cách chạy tiếp để kiếm đồn công an. Khi xe chạy ngang qua Doanh trại QĐND Bộ tư lệnh Quân khu 7 nằm trên đường Hoàng Văn Thụ thì các bạn tấp vào để kêu cứu, hy vọng các chiến sỹ QĐND sẽ can thiệp chuyện côn đồ đang hành hung trấn áp dân lành. 

2 người lính canh ra hỏi chuyện nhưng an ninh không bỏ chạy, chỉ đậu cách đó vài mét và gọi điện thoại. 

Một lúc sau một người chỉ huy bộ đội ra nói với nhóm rằng ông ta đã gọi công an và chuyện này phải để công an giải quyết, bộ đội không liên quan. 

Cả nhóm đành phải chạy tiếp trong sự bám sát của an ninh côn đồ. 

Trong sự lo ngại đến tính mạng của mình, các bạn đã quyết định tấp vào khách sạn gần đó để thuê phòng cho chị Bùi Hằng ở qua đêm. Chị Bùi Hằng đang ở khách sạn số 200, đường Hoàng Văn Thụ ,Quận Tân Bình , TP Sài GònMỗi người về đến nhà thì đã giữa khuya với nhiều vết thương trên người. 

Bên cạnh Chị Dương Thị Tân, Bùi Hằng, Vi, Quyết và Lee Nguyen, blogger Hành Nhân, Luật sư Lê Trần Luật cũng bị an ninh côn đồ bám theo trên đường về nhà. Tuy nhiên, Hành Nhân và Lê Trần Luật đã chạy vòng vòng và cắt đuôi được đám côn đồ.


Xin các bạn bấm vào link để nghe audio những đối thoại của chị Bùi Hằng và các bạn:








Chiều 14/7/2012. Mặt trận Tổ quốc Phường Giáp Bát đã đến nhà ông JB Nguyễn Hữu Vinh vận động ông không đi biểu tình yêu nước vì “đã có Đảng và nhà nước lo”.



- Thái Hữu Tình
-Gửi Thái Bá Tân bxvn1

Lên mạng Dân làm báo
Đọc thơ Thái Bá Tân
Mắng những thằng hỗn láo 
Theo giặc, ác với Dân
Mình là bậc cha chú
Chúng nó, tý tuổi đầu
Việc kiếm cơm, vào Đảng
Có ai dạy bảo đâu?
Mắng con, lại mắng rể [1,2]
Ông mắng người nhà ông
Thế mà vô khối kẻ 
Đọc thơ tê tái lòng…
Chịu thơ ngài Thái Bá
Khoái nhau gửi mấy dòng
=======================
[1]
MẮNG CON
Thái Bá Tân
Mày láo, dám khuyên bố
Mai không đi biểu tình.
Chuyện ấy có nhà nước,
Không liên quan đến mình.

Mày nói y như đảng.
Không liên quan thế nào?
Nước là của tất cả,
Của mày và của tao.
Biểu tình chống xâm lược,
Chứ có lật ai đâu.
Không lẽ mày không biết
Cái dã tâm thằng Tàu?
Mày bảo có nhà nước.
Nhà nước hèn thì sao?
Mà ai cho nhà nước
Quyết việc này thay tao?
Xưa đánh quân Mông Cổ,
Vua còn hỏi ý dân.
Sao không thấy nhà nước
Xấu hổ với vua Trần?
Đành rằng thế mình yếu,
Phải thế nọ, thế này.
Nhưng ở đời, con ạ,
Mềm nắn, rắn buông ngay.
Bố biết con thương bố,
Lo cho bố, cảm ơn.
Con “biết sống”, có thể.
Xưa bố còn “biết” hơn.
Chính vì khôn, “biết sống”,
Tức ngậm miệng, vờ ngây,
Mà thế hệ của bố
Để đất nước thế này.
Ừ, bố già, lẩn thẩn,
Nhưng vẫn còn là người.
Mà người thì biết nhục,
Biết xấu hổ với đời.
Mai biểu tình, thế đấy.
Bố không bắt con đi,
Nhưng cũng đừng cản bố.
Cản cũng chẳng ích gì.
Hà Nội, 7. 7. 2012
[2] Trích bài Nói với cháu rể
Thái Bá Tân
Vứt mẹ cái khẩu hiệu
Còn đảng là còn mình.
Thế mai kia đảng chết,
Không lẽ mày quyên sinh?…

Tác giả T.H.T. gửi trực tiếp cho BVN
– Huỳnh Văn Úc:  YÊU VÀ GHÉT (Nguyễn Tường Thụy).
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét*
Mười sáu chữ vàng
Đâu có dễ dàng biến ghét thành yêu.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét,
Dẫu trăm nghìn lần nói với nhau câu bốn tốt
Cũng không dễ dàng biến ghét thành yêu.
Đem sức mạnh mà chèn ép nhau,
Mà dằn mặt nhau, mà dọa nạt nhau
Thì dẫu đang yêu cũng thành thù ghét.
Ôi! Cái lằn ranh giữa yêu và ghét
Nó mong manh nhỏ bé biết bao nhiêu!
.
HUỲNH VĂN ÚC
=========
* Thơ Phùng Quán
Tác giả gửi cho NTT blog
- Thái Văn Cầu: Hành động thiết thực cho Hoàng Sa – Trường Sa (boxitvn).
- Chính sách kềm chế phải chăng đã lỗi thời?  —  (RFA). “Việt Nam không phải là Tây Tạng và lại càng không phải Tân Cương để Trung Quốc tự cho phép Hán hóa. Tuy nhiên nếu vẫn còn tin rằng kế sách kềm chế hiện nay là kế sách duy nhất thì hiểm họa tầm ăn dâu sẽ biến Việt Nam mất dần chủ quyền một cách âm thầm nhưng chắc chắn”.
-- Trông người mà ngẫm đến ta (SGTT). SGTT.VN - Cuối tháng 6 vừa qua, tôi được mời tham dự hội thảo với chủ đề “Củng cố và phát triển mạng lưới đô thị Đông Nam Á” với sự tham gia của các nhà khoa học và các nhà quản lý đại diện cho tất cả các thành phố lớn của ASEAN.

Những tiết học và chương trình giáo dục thế này cần phải "phủ sóng" với tần suất cao hơn.  

Sau phần khai mạc, một chuyện bất ngờ đã xảy ngoài chương trình nghị sự. Đó là khi GS Tereso Tullaos, một nhà khoa học nổi tiếng của Philippines, lên diễn đàn đọc thư của một số nhà trí thức và người dân Việt Nam gửi Tổng thống Philippines và đại sứ Philippines tại Việt Nam phản đối Trung Quốc lấn chiếm bãi cạn Scarborough và bày tỏ tình cảm ủng hộ Chính phủ Philippines. GS Tullaos vừa đọc thư vừa rơi nước mắt. Ngoài việc nhờ tôi chuyển lời cám ơn vì bức thư, ông đã lớn tiếng đặt câu hỏi tại sao khi Philippines gặp nguy khốn chỉ có Việt Nam và Philippines bày tỏ thái độ kiên quyết phản đối đường chín khúc, trong khi các nước khác trong khối Asean giữ thái độ yên lặng hoặc trung lập. Câu hỏi của GS Tullaos làm cho không khí hội thảo chùng xuống và có phần nặng nề, làm cho nhiều người ngượng ngùng nhìn xuống đất, nhưng nó đã phản ánh một thực tế, Asean chưa phải là một cộng đồng mạnh, thống nhất cao. Một số nước không có biển cho rằng đó không phải là việc của họ, một số khác vì lợi ích kinh tế nên đã không bày tỏ thái độ, một số khác nữa lừng khừng vì thiếu thông tin, trong khi làn sóng tuyên truyền của Trung Quốc quá mạnh mẽ.
Người dân yêu đất nước, người dân phẫn nộ trước sự lộng hành, lộng ngôn của Trung Quốc, nhưng tình cảm máu thịt đó không thể chỉ xuất phát từ trái tim mà cần phải được nuôi dưỡng bằng sự thật chân lý, bằng kiến thức và sự hiểu biết.
Trong vài tháng gần đây, nếu ai đến Trung Quốc hay có điều kiện xem báo chí, các chương trình trên truyền hình, radio của Trung Quốc phát đi bằng nhiều thứ tiếng khác nhau mới thấy Trung Quốc đang huy động có chủ đích toàn bộ sức mạnh của bộ máy truyền thông đại chúng với tần số, tần suất rất cao, dày đặc, phủ sóng rộng khắp để tuyên truyền về chủ quyền biển đảo của Trung Quốc. Thậm chí, nội dung này được mang vào cả trong các diễn đàn quốc tế, trong chương trình giảng dạy cho học sinh, sinh viên. Các học giả nổi tiếng của Trung Quốc hàng đêm lên truyền hình tung ra các luận điệu, trưng ra các bằng chứng lịch sử (văn bản, bản đồ, đồ cổ, hình ảnh) để nói rằng Biển Đông là của họ, đường chín khúc là phải đạo. Họ đã đạt được mục đích. Bằng chứng là hầu hết người Trung Quốc lục địa và người Trung Quốc hải ngoại đều hiểu rằng những gì Việt Nam, Philippines đang làm là không “phải đạo”, là “phi nghĩa” và chuẩn bị gây hấn với Trung Quốc. Hơn nữa, Việt Nam và Philippines còn đang mở cửa mời Mỹ quay trở lại châu Á để chà đạp lên các giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống. Nhà cầm quyền Trung Quốc thành công trong chiến dịch tuyên truyền không chỉ với người bình dân mà cả với giới trí thức và phần nào thành công trên trường quốc tế. Cách đây mấy ngày, tôi báo cáo chuyên đề khoa học cho tám nghiên cứu sinh của Mỹ đến từ trường đại học California và nhận thấy họ hiểu quá sai lệch về những gì đang diễn ra ở khu vực Biển Đông.
Có một thực tế không phủ nhận được là truyền thông về vấn đề Biển Đông của ta rất yếu ớt. Rõ ràng chúng ta có chính nghĩa, có rất nhiều bằng chứng về lịch sử, địa lý, dân số và pháp lý về Hoàng Sa, Trường Sa nhưng thử hỏi bao nhiêu người dân được nghe, được thấy nó trên báo chí và đặc biệt là trên truyền hình. Người dân yêu đất nước, người dân phẫn nộ trước sự lộng hành, lộng ngôn của Trung Quốc, nhưng tình cảm máu thịt đó không thể chỉ xuất phát từ trái tim mà cần phải được nuôi dưỡng bằng sự thật chân lý, bằng kiến thức và sự hiểu biết. Ngay cả các trí thức Việt Nam nếu không được trang bị những kiến thức như thế rất khó nói trong các hội nghị, hội thảo quốc tế. Thật tiếc là những thông tin tối cần thiết như thế lại không được trình bày ngọn ngành hàng đêm trên truyền hình quốc gia (không phải như là một điểm tin hay một thông báo ngắn gọn). Lẽ nào vì thời gian phát sóng một giờ quá đắt, lẽ nào các nhà khoa học của chúng ta không tự tin và không đủ kiến thức?...
Bối cảnh quốc tế hiện nay cho thấy, đã đến lúc và không thể muộn hơn phải đẩy mạnh chiến lược truyền thông quốc gia và quốc tế một cách bài bản để toàn thế giới biết sự thật, từ đó tìm được sự quan tâm ủng hộ của những người có lương tri. Song song đó là việc giao nhiệm vụ cho các trường đại học, các học giả, các bộ ngành có trách nhiệm mang những thông tin này chuyển ra thế giới qua các kênh thông tin khác nhau. Và hơn hết, cần công bố cho toàn dân biết một cách tường tận và khoa học về Biển Đông. Đó chính là cách nuôi dưỡng tình yêu tổ quốc một cách có lý trí, chứ không đơn thuần chỉ xuất phát từ tình cảm.
TS NGUYỄN MINH HOÀ


Biển Đông - ASEAN chia rẽ: Cam Bốt bị tố cáo chiều ý Trung Quốc để phá hoại ASEAN  (RFI 14-7-12) -- P/v Carl Thayer Sea Dispute Upends Asian Summit (WSJ 13-7-12)
Quân đội Trung Quốc có quyền đến bực nào? How Much Power Does China’s ‘People’s’ Army Have? (Diplomat 13-7-12)
Truyền thông Trung Quốc tố Mỹ “xen vào” tranh chấp Biển Đông
(Dân trí) - Tân Hoa xã, hãng thông tấn chính thức của nhà nước Trung Quốc ngày 14/7 tố cáo Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton xen vào các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Tại diễn đàn an ninh khu vực được tổ chức ở Campuchia trong tuần qua, ...
Vũ lực không giải quyết được tranh chấp ở Biển ĐôngThể thao văn hóa
ASEAN: Luật Ứng Xử Biển Đông Tan VỡViệt Báo Daily Online
THX cáo buộc Mỹ “can thiệp” tranh chấp Biển ĐôngVietnam Plus
An ninh thủ đô -Thanh Niên -Đài Á Châu Tự Do

-- - Việt Nam phản đối Trung Quốc cho tàu cá ồ ạt xuống Biển Đông  —  www.cgi/http:/www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120714-viet-nam-phan-doi-trung-quoc-...">(RFI).  – Trung Quốc khai thác ở Trường Sa là phi pháp (NLĐ).  –Phải gọi là CƯỚP chứ không được gọi là bắt!  —  www.cgi/http:/nguyentayninh.blogspot.com/2012/07/phai-goi-la-cuop-chu-khong-u...">(Nguyễn Tây Ninh).
- Trung Quốc bị bắt quả tang tại Biển Đông: China caught red handed in the South China Sea (Foreign Policy). - Cuộc chiến giành Thái Bình Dương: Chạy đua vũ trang tại Biển Trung Hoa: Battle for the Pacific: Naval arms race in the China Sea(The Star). - Vũ lực không giải quyết được tranh chấp ở Biển Đông (TP). - Đối mặt với một Liên minh ngày càng lớn mạnh với cánh tay yếu thế: Facing The Growing Coalition With A Weaker Hand (Stragegy Page).-  Trung Quốc lại có hành vi khiêu khích mới (PLTP). – Philippines theo dõi tàu Trung Quốc kẹt ở Biển Đông (TTXVN). - Báo Trung Quốc mô tả về “Tam Sa” (TN). - THX cáo buộc Mỹ “can thiệp” tranh chấp Biển Đông (TTXVN).
- Việt – Nhật tăng cường hợp tác an ninh trên biển (TT). - Ngoại trưởng Nhật Bản thăm Việt Nam  —  www.cgi/http:/www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/07/120714_viet_japan_meet...">(BBC).  - Việt Nam coi Nhật là đối tác chiến lược hàng đầu (TTXVN).  - Nhật Bản ủng hộ an ninh hàng hải trên Biển Đông (VNN). – Phỏng vấn chuyên gia an ninh châu Á, ông Tetsuo Kotani thuộc viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Nhật Bản: Vai trò của Nhật trong chiến lược của Mỹ  —  www.cgi/http:/www.rfa.org/vietnamese/in_depth/w-jp-role-in-us-strategy-vh-071...">(RFA).
- Nhật triệu hồi Đại sứ tại Trung Quốc về vụ Senkaku (TTXVN).
- ASEAN trước thách thức lớn TN). - Việt Nam Tuần Qua  —  www.cgi/http:/www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-weekly-review-show-071420120...">(RFA).  – Truyền thông Trung Quốc tố cáo Ngoại trưởng Mỹ xen vào chuyện Biển Đông (VOA).   – Cam Bốt bị tố cáo chiều ý Trung Quốc để phá hoại ASEAN   —  www.cgi/http:/www.viet.rfi.fr/chau-a/20120714-cam-bot-bi-to-cao-chieu-y-trung...">(RFI).  – ASEAN bế tắc, vì đâu?  —  www.cgi/http:/www.rfa.org/vietnamese/in_depth/south-china-sea-meeting-ends-in...">(RFA).  - TQ ca ngợi thành công hội nghị Asean (BBC). - Tại sao Trung Quốc sẽ không ký quy tắc ứng xử Biển Đông: Why won’t China sign the South China Sea code of conduct? (+video) (CSM).
- Ngoại trưởng Mỹ kết thúc vòng công du Châu Á   —  www.cgi/http:/www.viet.rfi.fr/chau-a/20120714-ngoai-truong-my-ket-thuc-vong-c...">(RFI).  – Nhìn lại quan hệ thương mại Việt – Mỹ  —  www.cgi/http:/www.rfa.org/vietnamese/in_depth/relate-trade-vn-us-nk-071320121...">(RFA).  – Ông Nguyễn Chí Vịnh đi Mỹ  —  www.cgi/http:/www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/07/120714_nguyenchivinh_u...">(BBC).


Biểu tình tại thủ đô Madrid chống các biện pháp kiệm ước mà chính phủ vừa công bố.

-ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC TRƯỚC NHỮNG THÁCH THỨC CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ

from BA SÀM 

-THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu Tham khảo đặc biệt
Thứ sáu, ngày 13/7/2012
TTXVN (Angiê 12/7)
Cuộc khủng hoảng đang diễn ra trong hệ thống chính trị của Trung Quốc không phải là cuộc khủng hoảng đầu tiên. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã từng phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng khác và những đòn bẩy được sử dụng, ngoài đàn áp, đều tỏ ra có hiệu quả. Theo ông Francis Daho, nhà phân tích của tạp chí “Tin Trung Hoa”, với lòng yêu nước về kinh tế, tiến bộ xã hội, tăng lương, thành tựu trong công cuộc chinh phục vũ trụ và lập trường cứng rắn trước việc Mỹ thâm nhập vùng ảnh hường của mình, Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc có được một loạt các lợi thế để từ đó có thể kích thích lòng yêu nước, trách nhiệm công dân và sức mạnh văn hóa đế làm chỗ dựa cho tính hợp pháp của mình.
Trong lĩnh vực kinh tế, mặc dù nhiều tín hiệu báo động, thực sự là đáng báo động, liên tiếp xuất hiện trên báo chí trên toàn thế giới, bộ máy tăng trướng vẫn có được yếu tố hỗ trợ là nguồn dự trữ ngoại hối khổng lồ và khả năng xoay xở, phần nào vẫn chưa được khai thác hết, về phát triển miền Tây, nơi đồng lương – cho dù đã được tăng – vẫn thấp hơn ba lần so với ở miền Đông. Tuy vậy, nguy cơ vẫn gia tăng với các làn sóng bất bình lan truyền trên Internet và các mạng xã hội, vượt rất xa so với những thách thức về kinh tế.
Đầu tháng 6/2012, tại huyện Thập Phương, cách Thành Đô 50 km về phía Bắc thuộc tỉnh Tứ Xuyên, đông đảo dân chúng biểu tình phản đối xây dựng nhà máy đồng, với hai biểu ngữ chính kêu gọi bảo vệ môi trường. Các vụ đụng độ gia tăng tỷ lệ thuận với những lệch lạc về đạo đức của cán bộ địa phương bị đám đông người giận giữ lăng mạ vì bị kích động, và bị chính quyền trung ương phê phán. Tình hình đó cho thấy, trước hết không có sự đồng bộ giữa các cấp lãnh đạo ở Bắc Kinh và lãnh đạo cấp dưới của đảng vốn phải đương đầu với mâu thuẫn của quá trình phát triển với chuẩn mực hiện đã vượt quá các con số thống kê bị nhào nặn, và đòi hỏi xã hội và sinh thái phải hiện đại hơn. Các vụ va chạm đó dĩ nhiên gây ra thái độ lưỡng lự ở cấp lãnh đạo đảng cao nhất, giữa một bên là sự cần thiết phải cải cách mô hình tăng trưởng của đất nước và hệ thống chính trị và bên kia là nỗi lo sợ nếu tiến tới có nhiều quyền tự do hơn sẽ làm suy yếu chế độ.
Người đứng đầu một cơ quan đảng bộ địa phương không hẳn đã được trang bị đầy đủ về phương diện chính trị để đối phó với việc dân chúng nổi loạn trước các dự án kinh tế – chắc chắn là không được lòng dân và gây ô nhiễm. Tuy nhiên, người cán bộ đó lại nghĩ rằng việc xây dụng nhà máy mới cho phép tạo việc làm và mang lại nguồn thu để hoạt động bởi họ không được Bắc Kinh cung cấp hay hầu như cung cấp rất ít vốn là điều kiện để có ổn định xã hội – mà người cán bộ cấp dưới này được liên tục nhắc nhở rằng đó là ưu tiên chính trong hệ thống chính trị.
Hơn nữa vì lãnh đạo cấp trên thường có phản xạ kiểm soát chặt chẽ xã hội và đàn áp. Chẳng hạn bộ máy đàn áp thẳng tay và thẳng thừng trấn áp dân chúng, như ở Tây Tạng và Tân Cương, nơi những người ly khai có vẻ đặt lại vấn đề đối với “vai trò lãnh đạo thiêng liêng của đảng”. Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi cán bộ lãnh đạo địa phương phạm sai lầm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng vì họ bị kẹt giữa các mục tiêu mâu thuẫn nhau, cộng với những tín hiệu chính trị không rõ ràng và thường xuyên thay đổi theo tình hình và, có lúc, theo địa phương.
Nhiều vụ bạo loạn đã nổ ra ở nhiều tỉnh, như Liêu Ninh ở Đại Liên hay Thượng Hải và Quảng Đông, nơi chính quyền buộc phải lùi bước trước đám đông dân chúng giận dữ và làn sóng phản kháng trên Internet vì hành động xâm phạm môi trường không thể chấp nhận được hay cán bộ địa phương chiếm dụng đất đai. Các vụ đụng độ vừa xảy ra ở Tứ Xuyên là biểu tượng của tình trạng lệch pha giữa chính quyền trung ương và địa phương,
Sau các cuộc đụng độ dẫn đến bạo lực giữa dân chúng và cảnh sát làm nhiều người bị thương với hình ảnh được lan truyền trên Internet, ngày 2/7, Lý Kim Thành, Bí thư đảng bộ huyện Thập Phương, nơi theo kế hoạch sẽ xây đựng một nhà máy luyện đồng, thông báo dự án trị giá một tỷ USD này sẽ được hoãn vô thời hạn. Đồng thời, tờ “Nhân dân nhật báo” đăng một bài xã luận phê phán dân chúng ở Thập Phương “thiếu hiểu biết khoa học” và vì “lo ngại thái quá về sinh thái” có thể sẽ “gây trở ngại cho các doanh nghiệp vốn mang lại lợi ích cho phát triển”. Cùng lúc đó, tò’ “Thời báo Hoàn cầu” phê phán tình trạng thiếu phối hợp giữa người dân và chính quyền địa phương. Một vài ngày sau, Bí thư đảng bộ Thập Phương, người trước đó đã nhận được chứng nhận của cơ quan môi trường đối với nhà máy nói trên, bị cách chức trong khi đảng bắt đầu truy tìm nhũng người cầm đầu cuộc phản kháng, kêu gọi họ ra đầu thú để được khoan hồng và dọa sẽ trừng phạt nghiêm khắc nếu họ cố tình lẩn trốn. Đó là cách mà Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn làm trong những hoàn cảnh như vậy.
Ngoài những triệu chúng không ăn khớp, theo đó cán bộ cấp dưới ở địa phương bị chính quyền trung ương phê phán và hy sinh như vật thí nghiệm mỗi khi những hình ảnh về cuộc nổi loạn vượt qua được hàng rào kiểm duyệt, lúc này còn có thêm dấu hiệu về thái độ lưỡng lự nghiêm trọng và mâu thuẫn ở cấp lãnh đạo cao nhất Trung Quốc về cách thức đối phó với các cuộc nối dậy lan rộng, vớí những hình ảnh khiến các nhà kiểm duyệt bị bất ngờ và chính quyền bất an, nhanh chóng lan truyền trên các mạng xã hội của chính Trung Quốc hoạt động ngày càng tích cực với khoảng 513 triệu cư dân mạng.
Tại Bắc Kinh, giới lãnh đạo cao cấp cũng đứng ngồi không yên, một mặt bị xáo động trước hậu qua nặng nề của vụ Bạc Hy Lai và mặt khác bị tấn công bởi báo chí ngày càng muốn có minh bạch và tiết lộ ngày càng nhiều mạng lưới làm ăn trong các cấp lãnh đạo cao nhất trong đảng, từ đó làm mất tác dụng phần nào những lời khích lệ của đảng kêu gọi giữ gìn đạo đức và đấu tranh chống tham nhũng. Mục tiêu mới nhất không phải là ai khác mà là Tổng bí thư tương lai khi mạng Bloomberg ngày 29/6 tiết lộ một ban danh sách dài lợi ích kinh tế và tài chính của gia đình ông được che giấu dưới nhiêu cái tên giả, trong các lĩnh vực bất động sản, đất hiếm và điện thoại di động.
Bản thân Hồ Cẩm Đào đã có dịp lượng được tình thế không rõ ràng và mong manh đó, khi ông bị một nhà hoại động ở khu hành chính đặc biệt Hồng Công ngày 1/7 chất vấn trong dịp kỷ niệm ngày vùng lãnh thổ này được trao trả Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, làm thế nào có thể đối phó, mà không gây ra nguy cơ trầm trọng, với cơn giận dữ quá mức của nhũng người ở ngoài lề xã hội hay những người nhờ sức mạnh chính trị của Internet đang tham gia ngày càng tích cực vào kiểm soát đất nước hay để đưa ra ý kiến và quyền của mình?
Từ sau sự kiện Thiên An Môn, Đảng Cộng sản Trung Quốc lo sợ xem xét hậu quả của việc đàn áp thô bạo và không phân biệt. Cho dù đôi khi vẫn sử dụng biện pháp này trong những trường hợp bần cùng khi cho rằng sự thống nhất của đất nước và sự trường tồn quyền lực của họ bị đe dọa song từ lâu đảng đã ra lệnh giảm nhẹ đến mức tối thiểu các vụ đụng độ với dân chúng và bằng mọi giá phải tránh đổ máu.
Trước các câu hỏi không phải là nhỏ và thường gián tiếp gợi nhớ đến vấn đề nhạy cảm là lòng trung thành với đảng trong khi chính bản thân Đảng Cộng sản Trung Quốc chưa biết nên đi theo hướng nào, hệ thống chính trị Trung Quốc đưa ra hai loại câu trả lời đã được thảo luận tại Trường đảng trung ương và với ý tứ không phải độc lập với nhau.
Ngoài thỏa hiệp chống đàn áp thô bạo và không phân biệt, các lời giải đáp trên đưa ra một số giải pháp thay thế khác nhau.
Thứ nhất là những giải pháp có thể nói là “bảo thủ” chủ trương tìm kiếm vật hy sinh và phê phán sự bất tài của cán bộ cấp dưới và những hệ quả xấu do ảnh hưởng của nước ngoài, đồng thời tăng cường tuyên truyền tư tưởng và khẳng định đặc điểm riêng của nền văn hóa Trung Hoa. Nhóm này trung thành một cách tự nhiên với Lý Trường Xuân, phụ trách tuyên truyền trong Bộ chính trị, cùng như Hồ Cẩm Đào và ngươi kế nhiệm ông là Tập Cận Bình, khi cả hai mới đây đề cập đến các vấn đề gây tranh cãi này dưới góc độ khác về văn hóa. Nói cách khác, đối với nhóm này, giáo dục chính trị phải thuyết phục dân chúng rằng từ nay trở đi, trong tình hình rối loạn trên thế giói và những vấn đề được đặt ra về sự trường tồn của phương Tây và hệ thống của các nước này, Đảng Cộng sản Trung Quốc có khả năng đưa ra một cái gì khác nữa chứ không chỉ là tiến bộ kinh tế và xã hội.
Thứ hai là loạt giải pháp mang tính “cải cách” hơn nhận được sự ủng hộ của Uông Dương, Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông, Thủ tướng Ôn Gia Bảo và người kế nhiệm ông là Lý Khắc Cường, cũng như Lý Nguyên Triều, nhân vật thiên về thỏa hiệp, từng học tại Harvard Kennedy School và hiện là Trưởng ban tổ chức trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Phái này chủ trương nâng cao trình độ cán bộ để giúp họ có thêm năng lực đi trước vân đề và biết lắng nghe hơn, bằng cách đào tạo và nâng cao tiêu chuẩn tuyên mộ và tuyển chọn. Muốn lựa chọn được những người xuất sắc nhất, theo Lý Nguyên Triều, không thể mãi bỏ qua khâu tuyển chọn một cách dân chủ các ứng cử viên thông qua một quá trình tuyển chọn công khai và mang tính cạnh tranh vì, cùng với cuộc đấu tranh chống lạm dụng quyền lực và tham nhũng, đó là cách duy nhất để nâng cao tính hợp pháp của đảng viên.
Về mặt triết lý, hai khuynh hướng đó hoàn toàn đối nghịch nhau. Khuynh hướng thứ nhất lặp lại khuynh hướng cũ ca ngợi nền văn hóa Trung Hoa phản bác ngoại bang, với ẩn ý bên trong là bác bỏ chính sách mờ cửa chính trị theo kiểu phương Tây bị coi là nguy hiểm đối với quyền lực của đảng. Khuynh hướng thứ hai cũng không muốn gây nguy hại cho chế độ, nhưng thiên về nâng cao năng lực thông qua cạnh tranh dân chủ, minh bạch, mở cửa và tôn trọng Nhà nước Pháp quyền.
Tuy nhiên, có thể nhầm nếu tin rằng các trào lưu này hòa quyện vào nhau mà không có khoảng trống nào giữa chúng với nhau. Nhưng vào lúc này, khuynh hướng chủ đạo vẫn là khuynh hướng của Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình, mang tính bài ngoại chống phương Tây rõ ràng và ít ủng hộ cải cách hơn. Cả hai khuynh hướng này dường như liên kết với nhau đế áp đặt đường lối của đảng và thống nhất tư tưởng của hệ thống chính trị Trung Quốc trong thời kỳ hỗn loạn này.
Biểu ngữ mà người biểu tình giương ra ở Thập Phương vừa muôn đẩy nhà máy đồng ra khỏi vùng này vừa muốn đảng trường tồn, có thể khiển họ nghĩ mình vẫn còn khả năng xoay xở.
***
Bạc Hy Lai bị phế truất sẽ gây tác động ra sao tới thành phần Ban thường vụ mới Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc và yếu tố này, chắc chắn cho thấy sự cân bằng mong manh trong cấp lãnh đạo cao nhất ở Trung Quốc, sẽ lái cường quốc kinh tế thế giới thứ hai đi theo hướng nào trong 10 năm tới? Tạp chí “Đại Tây Dương” đánh giá đây mới chỉ là “tập một” trong câu chuyện dài về thời kỳ chuyển tiếp trong ban lãnh đạo tối cao của Trung Quốc vì Trùng Khánh, thành phố lớn nhất thế giới chìm đắm trong lộn xộn chính trị, có thể sẽ làm Trung Quốc mất ổn định.
Tuy tỏ ra thận trọng, song giới quan sát và nghiên cứu nhận thấy trong sự ra đi của Bạc Hy Lai là thất bại của phái bảo thủ Maoít mới, có lợi cho phái “tự do” và “cải cách” thuộc phái Đoàn thanh niên đứng đầu là Hồ cẩm Đào. Chuyên gia Jean Hadine khuyến cáo nên thận trọng khi sử dụng hai thuật ngữ trên đối với một nước mà đảng cộng sản trị vì bằng bàn tay sắt từ 62 năm nay.
Ông Jean-Philippe Béja, nhà nghiên cứu thuộc CERI-Sciencas Po Paris (Pháp), cho rằng lúc này có thể nói phái Đoàn thanh niên, được hướng lợi từ vụ Bạc Hy Lai và chắc chắn Uông Dương vẫn còn cơ may để lọt vào Thường vụ Bộ chính trị. Để đạt mục đích và tham vọng đó, Uông, vốn là người thuộc phái Đoàn thanh niên, sử dụng bệ phóng là tỉnh Quảng Đông quê hương của ông, đầu tàu kinh tế của Trung Quốc, nơi nhân vật theo khuynh hướng “tự do” này nổi lên với tư cách là một nhà lãnh đạo đảng. Điều trở trêu của lịch sử là Uông Dương lại là người tiền nhiệm của Bạc Hy Lai tại Trùng Khánh.
Một nhà nghiên cứu khác, Willy Lam, thuộc Chinese University (Hồng Công), nhận xét Bạc Hy Lai là nạn nhân của cuộc đấu tranh giành quyền lực ngày càng gia tăng giữa phái Đoàn thanh niên và phái “Thái tử”, con cháu các nhà cách mạng, như Bạc Hy Lai, con trai của Bạc Nhất Ba. Vụ thanh trừng Bạc Hy Lai đánh dấu thắng lợi của phái Đoàn thanh niên của Hồ Cẩm Đào trước thềm Đại hội 18. Nhưng vấn đề, theo ông Willy Lam, là phải xem liệu chiếc ghế định dành cho Bạc Hy Lai có rơi vào tay một “hoàng tử đỏ” khác không hay được dành cho một nhân vật thuộc phái Đoàn thanh niên.
Ông Guo Yingjie, nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học công nghệ Xítni (Ôxtrâylia), lưu ý Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo được coi là những người “ủng hộ cải cách”, trong khi Bạc Hy Lai thuộc phái bảo thủ muốn cải cách kinh tế chững lại và ưu tiên vấn đề công bằng xã hội. Việc Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, Bạc Hy Lai, bị phế truất được ví như một trái bom gây ra sóng xung kích lan ra cả nước, và bộc lộ tinh trạng chia rễ trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc đầy quyền lực. Mọi chuyện đều có thể xảy ra ở 1 Trùng Khánh, thành phố 34 triệu dân này vốn ở quá xa trung ương, cách Bắc Kinh hơn 2,000 km, và cũng từng là nơi xảy ra nhiều mưu đồ chính trị nổi tiếng.
Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân, cánh tay phải một thời của ông, đúng là đã đánh gục maphia ở Trùng Khánh, song một số người trung thành với Bạc Hy Lai vẫn chưa bị đụng đến và đang chờ thời cơ thuận lợi hơn. Kết quả của bộ đôi này phơi bày ra một xã hội ngầm gắn liền với xây dựng nhà xã hội giá thấp nhờ đóng góp tài chính bắt buộc của doanh nghiệp, với thành tích kinh tế tổng quan rất tích cực, với tăng trưởng Tổng sản phẩm nội vùng 16% vào năm 2011. Nhưng kết quả công tác của Bạc Hy Lai cũng cho thấy hình ảnh chính quyền kiểm soát chặt chẽ về kinh tế và chính trị ở Trùng Khánh, nơi việc chia chác bổng lộc có được từ các dự án bất động sản, hỗ trợ tài chính cho các nhà sản xuất công nghiệp để đổi lấy hoa hồng, áp lực đối với luật sư của những người bị tình nghi cũng như với các tập đoàn kinh tế tỏ ra lưỡng lự, ưu đãi đành cho các đồng minh…, đều nằm dưới sự chi phối của Bí thư thành ủy và phe nhóm của ông ta.
Vụ Bạc Hy Lai, với quy mô khiến người khác cảm thấy lo ngại, là một cú đòn mạnh giáng vào tiếng tăm của Trung Quốc. Đó là minh chứng cho thấy kình địch nội bộ quyết liệt giữa các phe phái, trong bối cảnh lợi ích phường hội chồng chéo nhau và mâu thuẫn nhau nặng nề nhằm duy trì bông lộc khi thấy triển vọng phải điều chỉnh chính trị ngày càng không thể tránh khỏi. Vụ Bạc Hy Lai cũng cho phép khẳng định trong khung cảnh chính trị ở Trung Quốc mà nhiều người tưởng trong sạch, vẫn còn chồng chất những cuộc đấu đá không khoan nhượng và ngấm ngầm được một số người so sánh với những cuộc đấu đá tệ hại nhất trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc. Câu chuyện dài về gia đình nhà Bạc là một chiếc gương tuyệt hảo nữa cho thấy mặt trái của Đảng Cộng sản Trung Quốc mà ban lãnh đạo nước này định che giấu càng lâu càng tốt.
Nhưng thế giới đã thay đổi. Internet và các biểu tượng của nó như Twitter và WikiLeaks, khi tiết lộ các bí mật sâu kín nhất với tốc độ ánh sáng và với sức mạnh ở khắp mọi nơi, lột trần những sự thấp hèn của giới đầu nậu trên thế giới và mở ra một kỷ nguyên mới, ở Trung Quốc cũng như các nước khác, trong mối quan hệ giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo.
Vấn đề còn lại là Đảng Cộng sản Trung Quốc, vì lo lắng cho hình ảnh của mình, không muốn vì một vụ tham nhũng đơn thuần mà gây ra một cơn chấn động lớn trước công luận. Phải làm sao để Bạc Hy Lai bị xem là một mối đe dọa và mối đe dọa đó chỉ được phép có nguyên nhân duy nhất là chính trị. Nhưng kể cả trong câu chuyện này, Bắc Kinh đáng lẽ phải hành động một cách mềm dẻo hơn. Song cách thức xử lý thô bạo cho thấy Bắc Kinh quyết tâm nhanh chóng chấm dứt vụ việc, hơn nữa vì câu chuyện Trùng Khánh nhận được sự ủng hộ của đông đảo những người Trung Quốc quá bực tức trước một bản danh sách dài những hệ quả xấu về xã hội và đạo đức của tiến trình hiện đại hóa mang tính tư bản chủ nghĩa.
Kể cả các công dân mạng cũng không thờ ơ trước vụ sa thải Bạc Hy Lai. Nhiều người lên tiếng bảo vệ ông trước khi bị Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm duyệt. Theo họ, Bạc Hy Lai ra đi, còn người dân rơi nước mắt, giấc mơ thịnh vượng được chia sẻ tan thành mây khói, số lãnh đạo tham nhũng lại cười trước tình hình đó vì họ có thể tiếp tục bắt ép dân chúng và buộc họ phải chi tiền. Một số khác cho rằng 1,3 tỷ người Trung Quốc đang ở trong thế kỷ 21, đã bước vào kỷ nguyên hiện đại và đang tìm người đen, cứu mình hay một vị hoàng đế rộng lượng. Nhung họ cho rằng người dân phải thức tỉnh và tìm kiếm một hệ thống chính trị tốt hơn chứ không phải một vị cứu tinh, một Nhà nước pháp quyền, mở cửa và minh bạch. Theo chuyên gia Guo Yingjie, khi chặn đứng đường tiến của Bạc Hy Lai, Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo cũng muốn bảo đảm họ vẫn sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng sau khi rời quyền lực. Đó là truyền thống đặc trưng của Trung Quốc.
Nếu như không gian chính trị ở Trung Quốc có thể được xem là tốt đẹp và được Đảng Cộng sản Trung Quốc gọt rũa nhẵn nhụi, đấu đá giữa các phe phái cho thấy đời sống chính trị ở nước này hoàn toàn không phải là một cỗ máy chính trị vận hành trơn tru. Ông Jean-Philippe Béja, đồng thời là chuyên gia về Trung Quốc, cho rằng xã hội Trung Quốc là một trong những hệ thống mập mờ nhất thế giới, chỉ sau Bắc Triều Tiên. Chắc chắn là vấn đề kế nhiệm đã không được giải quyết và tình hình nội bộ không ổn định. Bà Valérie Niquet, nhà Trung Quốc học thuộc Quỹ nghiên cứu chiến lược, nhìn nhận vụ Bạc Hy Lai và tình trạng chia rẽ trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc như một “cuộc chiến có tính chất quyết định” để giành quyền kiểm soát đảng.
Trong cuộc đối đầu này, phái “Thái tử” cho rằng tương lai của Trung Quốc là các doanh nghiệp Nhà nước lớn chuyên xuất khẩu, từ đó không muốn thay đổi hình mẫu kinh tế vì có thể làm suy yếu việc kiểm soát của đảng đối với đất nước, trong khi phái Đoàn thanh niên chủ trương cải cách và ưu tiên tiêu thụ trong nước. Nhà báo Martin Wolf thuộc tờ ‘Financial Times” cho rằng Trung Quốc đang bước vào một tiến trình chuyển tiếp nhằm hai mục tiêu: giảm tăng trưởng và điều chỉnh bản chất của tăng trưởng. Ông không loại trừ khả năng đó sẽ là một tiến trình chuyến tiếp với hai mảng chính trị và kinh tế cùng một lúc.
Chuyên gia Jean-Philippe Béja cho rằng cũng như dưới thời Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình, trong năm 2012, chính sách của Trung Quốc vẫn luôn không rõ ràng và không thể lường trước được. Vụ Bạc Hy Lai cho thấy những ai khẳng định tiến trình kế nhiệm ở Trung Quốc được thể chế hóa, đã nhầm và ông Jean-Philippe Béja không loại trừ khả năng sẽ còn nảy sinh nhiều vụ việc khác nữa, một khi Trung Quốc lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan về chính trị như hiện nay.
***
Trong bối cảnh vụ Bạc Hy Lai và trước khi diễn ra Đại hội 18, theo ông Francis Daho, chuyên gia phân tích của tạp chí “Tin Trung Hoa”, ưu tiên cấp bách nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc là bằng mọi giá bảo vệ sự gắn kết trong hệ thống chính trị, điều chỉnh tiến trình lựa chọn giới tinh hoa để tránh đặt những kẻ phá rối mới vừa nhiều thủ đoạn vừa cơ hội vào bệ phóng lên các vị trí quyền lực cao nhất.
Ngày 18/6/2012, trong một cuộc họp đảng tại Trùng Khánh, Trương Đức Giang, người thay thế Bạc Hy Lai làm Bí thư thành phố lớn với 34 triệu dân ở miền Tây Trung Quốc này, đưa ra một tuyên bố khá thẳng thừng đối với người tiền nhiệm và được tờ “Nhân dân nhật báo” đưa lại. Ông nhấn mạnh rằng “sự phát triển của thành phố và công việc của thành ủy có nhiều khiếm khuyết nghiêm trọng. Theo ông, nhũng khiếm khuyết đó – nảy sinh qua vụ Vương Lập Quân, cái chết của Neil Heywood và các vụ vi phạm kỷ luật nghiêm trọng của đồng chí Bạc Hy Lai – đã làm tổn hại nghiêm trọng hình ảnh của đảng và nước Trung Quốc”.
Nên hiểu ràng trong bối cảnh ở Trung Quốc thường có tình trạng không rõ ràng, việc một trong những ứng cử viên tiềm tàng nhất vào Ban thường vụ Bộ chính trị công khai thừa nhận như vậy, có ý nghĩa như thế nào. Đưa ra trước công luận một vụ trục trặc nghiêm trọng như vậy ở các cấp lành đạo cao nhất trong chính quyền vừa có nghĩa là đặt lại vấn đề đối với thói quen giữ bí mật, vừa chắc chắn là điểm khởi đầu của một chiến , dịch làm trong sạch trên quy mô toàn quốc. Đồng thời, Bắc Kinh đưa ra một số dấu hiệu cho thấy có tiến triển tích cực trong mối quan hệ với xã hội dân sự.
Tuy vậy, không loại trừ khả năng để bảo vệ tiếng tăm của chế độ – đây là bằng chứng nữa về bản chất thiên hình vạn trạng, hay thay đổi và thực dụng trong các chiến lược của Trung Quốc – cách hành xử bí mật và thao túng cũ được duy trì để cho đảng luôn có được hình ảnh đẹp đẽ, và nếu cần, cũng sẵn sàng trả giá bằng những hành động thu xếp nghiêm trọng về đạo đức và công lý.
Vào lúc bộ máy chính trị của đảng tiến hành lựa chọn các nhà lãnh đạo tương lai của đất nước, trong lúc nảy sinh trong nội bộ những vấn đề quan trọng về mô hình phát triển và mở cửa chính trị, tính minh bạch của đảng và điều chỉnh về đạo đức trong đảng, vụ Bạc Hy Lai từ nay khiến người khác phải xa lánh vì kéo theo tiếng xấu về sự vô liêm sỉ, tính độc đoán và tham nhũng thông qua câu chuyện rối rắm ở Đại Liên và Trùng Khánh của một con người chủ trương lấy mục đích để minh chứng cho cách làm của mình.
Chủ đề này lại trở nên nhạy cảm hơn – chính bản thân Trương Đức Giang cũng nói ra điều này – khi những thành tựu mà Bạc Hy Lai đạt được ở Trùng Khánh và được thừa nhận bởi Tôn Lập Bình, giáo sư tại Đại học Thanh Hoa và là người gần gũi với Tập Cận Bình (tăng trưởng 16%, xây được 800.000 nhà ở xã hội, môi trường được cải thiện, hệ thống khám chữa bệnh được nâng cấp, dự án xã hội được doanh nghiệp Nhà nước tài trợ), giúp ông ta có được lòng tin của dân chúng, tuy không đúng chỗ và khiến họ khó xử vì có những lệch lạc về kỷ luật và đạo đức.
Trương Đức Giang phải đưa ra lời tuyên bố đau lòng đó là do phải nhượng bộ trước đòi hỏi phải minh bạch, còn ủy ban kiểm tra trung ương đảng, một cơ quan tư pháp ngầm thực sự và hoàn toàn kín cổng cao tường, bắt đầu triển khai một chiến lược vòng tránh bằng cách phê phán trước hết vợ Bạc Hy Lai, người mà bản thân cựu Bí thư thành ủy Trùng Khánh đã không còn gắn kết, và nói ông ta đang trong tiến trình ly dị. Điều này diễn ra đúng thời điểm vì Cốc Khai Lai thú nhận giết Neil Heywood vào mùa Thu năm 2011.
Lợi ích của Bắc Kinh trong vụ Bạc Hy Lai cũng thể hiện qua chiếc bẫy được giăng ra tại Phnom Penh để bắt Patrick Devillers, một kiến trúc sư người Pháp gần gũi với cặp vợ chồng Bạc Hy Lai trong những năm ở Đại Liên và có thể là người tình của Cốc Khai Lai trước năm 2007. Ông này bị bắt mà không được biết mình bị bắt vì tội gì và trong điều kiện pháp lý không rõ ràng, với sự đồng lõa của cảnh sát Campuchia bị lóa mắt trước sự đền đáp hậu hĩnh của Trung Quốc. Patrick Devillers có thể cũng bị cáo buộc ít nhất là tham gia chuyển vốn bất hợp pháp cho Cốc Khai Lai. Nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc phải đưa ra được bằng chứng.
Sức chấn động đối với bộ máy chính quyền và tầm quan trọng đối với Bắc Kinh còn được minh chứng bằng việc Hạ Quốc Cường, Trưởng ban kiểm tra trung ương đảng, có mặt ở thủ đô Campuchia, cùng ngày với vụ “bắt cóc” kiến trúc sư người Pháp nói trên. Ông này đến Phnôm Pênh với nhiều món quà dưới hình thức đầu tư và vốn vay với lãi suất thấp, để đổi lấy việc Bắc Kinh đòi dẫn độ Patrick Devillers về Trung Quốc. Trong chuyến thăm Phnôm Pênh vừa qua, nhân vật số 8 trong Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc này, người thường ít khi đi công cán ra nước ngoài, trao tặng 450 triệu USD cho chính phủ nước này.
Trong khi mối đe dọa đè nặng lên kiến trúc sư người Pháp là một lời cảnh báo đối với tất cả những người nước ngoài có ý định tiếp tay làm thất thoát vốn trong bối cảnh thanh toán lẫn nhau trước khi diễn ra Đại hội 18, không phải là vô ích nếu nhắc lại rằng Hạ Quốc Cường là một trong những người tiền nhiệm của Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh. Hạ Quốc Cường từng bị gây phiền phức trong các chiến dịch chống maphia của cảnh sát được báo chí đưa tin rầm rộ, ở nơi chính ông ta từng là người phụ trách, và là một trong số những kẻ thù tệ hại nhất của vị “hoàng tử đỏ” vừa bị thất thế.
Sau khi kiểm tra thông tin và nhào nặn lại câu chuyện để bảo vệ chế độ, vấn đề còn lại đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc là công tác tuyển lựa về lâu dài giới tinh hoa và đào tạo họ, nhằm tránh những lệch lạc về cách ứng xử, hay tệ hơn nữa là những cuộc chạy đua riêng lẻ của một kẻ cơ hội có nhiều tham vọng. Việc tuyển lựa người trước Đại hội 18 là bằng chứng cho thấy mối quan tâm này. Quả thực là cẩn thận và minh bạch trước dư luận một cách không bình thường là nhũng đặc điểm nổi bật trong việc lựa chọn đại biểu dự đại hội, những người sẽ lựa chọn các nhà lãnh đạo tương lai.
Trong bầu không khí tuyên truyền chính trị chống Bạc Hy Lai, cùng với việc xóa bỏ các mạng lưới đồng lõa trong cảnh sát và quân đội, trong một bài viết đăng trên tờ “Nhật báo Trùng Khánh”, Đảng Cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh đến phẩm chất ứng xử, sự kín đáo và tính “bình thường” của các ứng cử viên. Báo chí chính thức cũng khích lệ cán bộ chơi “trò chơi dân chủ” và minh bạch để bảo đảm phẩm chất của các ứng cử viên thích ứng với yêu cầu của vị trí mà người đó sẽ đảm trách.
Khuynh hướng chung mới và công khai trong tiến trình tuyển lựa, hoàn toàn đi ngược lại với thói quen giữ bí mật, dường như được rút ra từ những sai lầm trong quá khứ. Xu thế đó cũng cho thấy ở đâu có thể được, là ở đó những người thuộc phái cải cách, tuy không chủ trương áp dụng dân chủ kiểu phương Tây, ít nhất cũng rảnh tay để tìm cách áp đặt các tiến trình ít khép kín và mập mờ hơn so với trước đây, khi chúng hoàn toàn bị chi phối bởi cuộc tranh giành giữa các phe phái và kình địch nhau trong chính quyền.
Chế độ Bắc Kinh cũng quan tâm đến việc đào tạo cán bộ tương lai về lâu dài, nếu có thể được đều đưa họ đi học ở nước ngoài, tốt nhất là ở Mỹ, vừa là một hình mẫu ưa thích về phát triển, vừa là đối tác thương mại không mấy dễ chịu, nhưng thường là kẻ phá quấy khó chịu và tệ nhất là có thể, trở thành kẻ thù chiến lược. Bên cạnh số lượng đông đảo con cái các nhà lãnh đạo theo học tại các trường ở Mỹ, còn có một số không ít các nhà lãnh đạo học ở trong nước, dù đó là người đã leo được chức vụ lãnh đạo cao hay chỉ mới được đưa vào bệ phóng.
Cách đây hơn 10 năm, Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra chương trình đào tạo đầy tham vọng đối với số cản bộ được lựa chọn kỹ càng để các nhà lãnh đạo tương lai có được kỹ năng cần thiết trong xử lý các tình huống quốc tế ngày càng phức tạp vốn là những thách thức đối với chính sách độc tài của Chính phủ Trung Quốc. Ít có nước nào có được nỗ lực như vậy. Khoảng 4.000 cán bộ đảng được cử đi học tại Harvard, Stanford, Oxford, Cambridge, Tokyo, INEP tại Pari, ENA, hay theo học tại các trường kỹ thuật hay thương mại, nếu không cũng theo học tại chi nhánh tại Bắc Kinh của Trường trung ương Pháp mỗi năm đào tạo 100 kỹ sư, với chương trình học 6 năm, bằng tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc và tiếng Anh.
Kiểm soát thiệt hại phụ nảy sinh từ vụ Bạc Hy Lai và nỗ lực tuyên chọn cán bộ qua thực chưa giải quyết được các vấn đề chính trị lớn như tính độc lập của ngành tư pháp, cơ quan dân cử địa phương kiêm soát chính sách công, điều kiện thích ứng mô hình phát triển bị suy yếu do đồng vốn kém hiệu quả, và bộ máy công nghiệp lãng phí và trùng lắp. Cũng không hề có một tranh luận cộng khai nào về tách biệt đảng khỏi nhà nước và quân đội, mà vấn đề này chỉ được gói gọn trong các cuộc tranh luận mang tính chiếu lệ hay trong phạm vi chính quyền.
Trái lại, Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra những dấu hiệu cởi mở tích cực về xã hội dân sự, quyền công dân và đối xử với các tín đồ giáo phái Pháp luân công.
Ngày 7/5/2012, Lý Lập Quốc, Bộ trưởng Các vấn đề dân sự, thông báo chính sách đăng ký hoạt động mới theo đó các tổ chức phi chính phủ sẽ không chịu sự kiểm soát của đảng nữa. Theo báo chí chính thức Trung Quốc, tỉnh Quảng Đông sẽ là nơi thử nghiệm mô hình mới này. Ngày 9/5/2012, Uông Dương, Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông, phụ trách việc thử nghiệm, khẳng định triết lý mới này và, trong một lần phát biểu, gợi ý Đảng cộng sản nên nới lỏng kiểm soát đối với xã hội. Ông nói: “Chúng ta cần xóa bỏ tư tưởng cho rằng hạnh phúc của nhân dân là một đặc ân mà đảng dành cho họ… Nhân dân có quyền tự tìm kiếm hạnh phúc cho mình và vai trò của chính phủ chỉ là cho họ được quyền tự do thử nghiệm các con đường mà họ muốn đi.” Một tuần lễ sau, tờ “Nhân dân nhật báo” đăng một bài dài cả một trang báo về cải cách chính trị, trong đó nhấn mạnh đến quyền công dân và chính trị cũng như nghĩa vụ của đảng phải thu hẹp quyền lực của mình.
Nhưng theo một tờ báo Hồng Công, sự việc còn đi xa hơn thế nữa. Có thể đang diễn ra thảo luận trong các cấp lãnh đạo cao nhất của đảng để xem xét vấn đề trách nhiệm trong vụ Thiên An Môn và bồi thường cho gia đình nhũng người bị chết và mất tích. Nếu thông tin này là đúng có thể đây sẽ là một giai đoạn mạnh mẽ trong tiến triển chính trị ở Trung Quốc đồng thời cũng là một cuộc tấn công trực tiếp vào Giang Trạch Dân và phe cánh của ông này.
Cuối cùng, có nhiều dấu hiệu cho thấy có thể việc đàn áp giáo phái Pháp luân công sẽ giảm. Lần thứ hai trong vòng hai tháng, hàng trăm người kiến nghị tập hợp tại Hà Bắc đòi trả lại tự do cho Zhang Xiangxing, thành viên Pháp luân công. Zhang gia nhập Pháp luân công từ năm 2003 bị bắt ngày 25/2/2012 rồi được đưa về bệnh viện tâm thần Ankang và tại đây sức khỏe của anh ta bị suy sụp nghiêm trọng. Gia đình anh nhận được hóa đơn trị giá 10.000 nhân dân tệ (tương đương 1.250 euro) là tiền mua thuốc an thân dạng ma túy để tiêm ở bệnh viện. Sau cuộc biểu tình ở Zhouguantan vào tháng Tư, một cuộc biểu tình khác diễn ra ở Tangshan ngày 29/5 vừa qua. Tháng 3/2012, một số luật sư đảm nhận bào chữa cho thành viên Pháp luân công ở tỉnh Hắc Long Giang cho rằng giáo phái này bị đàn áp ít hơn trước. Đồng thời, một số cư dân mạng Trung Quốc cho biết có thể vào được các trang mạng của Pháp luân công cũng như các trang mạng nói về nạn buôn bán nội tạng của tù nhân thành viên giáo phái này.
Trong khi đó, thuật Khí công, vốn bị đánh giá xấu trong một thời gian dài vì gần gũi với cách hành đạo của Pháp luân công, dường như sẽ được sử dụng rộng rãi hơn trong giới y học chính thức Trung Hoa. Nhiều tờ báo của nước này mới đây ca ngợi kỹ thuật dưỡng sinh này, 13 năm sau khi bị Đảng Cộng sản Trung Quốc kết án, qua đó cho thấy lập trường chính thức của Bắc Kinh có tiến triển trong vấn đề này. Nhiều thầy thuốc và nhân viên chăm sóc sức khỏe mới đây được theo học một khóa hướng dẫn luyện Khí công trong 9 ngày, còn Sở y tế tỉnh Cam Túc công bố tác dụng của kiểu dưỡng sinh này. Nếu không được sự chấp thuận của cấp lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc sẽ không bao giờ có được sự tiến triển đó. Tờ “Epoch Times” dẫn một nguồn tin ở Bắc Kinh khẳng định một tiến trình có thể đang diễn ra ở cấp lãnh đạo cao nhất hướng tới việc phục hồi các thành viên Pháp luân công bị ngược đãi.
*****
Nguồn:
https://anhbasam.wordpress.com/2012/07/15/1143-dang-cong-san-trung-quoc-truoc-nhung-thach-thuc-chinh-tri-va-kinh-te/---

Tổng số lượt xem trang