Tin cho hay Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, vừa bắt đầu chuyến thăm dài ngày tới Hoa Kỳ.
Ông Nguyễn Chí Vịnh được cho như người phụ trách ngoại giao quốc phòng của Việt Nam
Thông tấn xã Việt Nam cho hay trong bản tin ngắn đưa sáng thứ Bảy rằng ông Vịnh dẫn đầu một đoàn Việt Nam "bắt đầu chuyến công tác tại Hoa Kỳ từ ngày 14/7-24/7".
TTXVN nói mục đích chuyến đi của Đoàn đại biểu Ban chỉ đạo Nhà nước về Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh (Ban Chỉ đạo 504) là "thúc đẩy việc hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam".
Tuy nhiên trong bối cảnh đang có căng thẳng và tranh chấp biển đảo trong khu vực, chắc chắn chuyến đi của người đứng đầu về đối ngoại quốc phòng của Việt Nam tới Mỹ sẽ gây chú ý, nhất là khi ông thượng tướng ở thăm nước này tới 10 ngày.
Theo hãng thông tin nhà nước Việt Nam, trong thời gian ở Hoa Kỳ "Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và đoàn sẽ trao đổi với đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động và một số thành viên Quốc hội Hoa Kỳ..."
Ông Vịnh và phái đoàn được biết cũng sẽ "làm việc với một số cơ quan Liên hiệp quốc như Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, Trung tâm hành động Mìn LHQ, Quỹ trẻ em LHQ, Văn phòng Các hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ", đồng thời thăm một số đơn vị nghiên cứu, phát triển công nghệ, huấn luyện rà phá mìn của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
Tướng Nguyễn Chí Vịnh là Trưởng Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 504 của Việt Nam.
Đô đốc Haney được nói có các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo ngoại giao và quốc phòng Việt Nam.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng vừa thăm Hà Nội trước khi sang Campuchia dự diễn đàn an ninh khu vực ARF-19.
Chuyến thăm của bà Clinton được nói nhằm tái khởi động tiến trình đàm phán quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên.
Trong thời gian qua, quan hệ chính trị-quốc phòng giữa hai nước cựu thù đã tiến triển nhanh chóng.
Giới bình luận cho rằng sự trỗi dậy của một nước Trung Quốc ngày càng hung hăng trong khu vực đang khiến các quốc gia khác xích lại gần Mỹ, tuy Việt Nam luôn bác bỏ việc lấy Hoa Kỳ làm đối trọng.
Mỹ cũng đang thực hiện chiến lược chuyển dịch trọng tâm và châu Á-Thái Bình Dương, trong đó Việt Nam được xem như đóng vai trò quan trọng.
@ bbc -Ông Nguyễn Chí Vịnh đi Mỹ
-Nga và Hoa Kỳ chung sức chống kẻ thù giả định trên Thái Bình Dương
© Photo: RIA Novosti
Lần đầu tiên Hải quân Nga tham gia trong cuộc tập trận quốc tế "RIMPAC". Tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương, cùng với các đồng nghiệp từ 22 quốc gia đã rời căn cứ hải quân tại Trân Châu Cảng ra đại dương thực hiện những bài tập chiến thuật trong cuộc đấu tranh chung chống cướp biển và khủng bố, cũng như trong hoạt động tìm kiếm và cứu nạn.
Trong vòng hai tuần, 3 con tàu của Nga là đại chiến hạm chống tàu ngầm "Đô đốc Panteleyev", tàu chở dầu "Boris Butoma" và tàu cứu hộ đại dương “Foty Krylov”, trong thành phần đơn vị hải quân quốc tế cùng tiến hành chiến dịch tìm kiếm-cứu hộ giả định, cũng như tập dượt hành động chung đối phó với khủng bố, cướp biển và buôn lậu. Trong cuộc tập trận cũng có phần tham gia của các phi đội máy bay quân sự. Mỗi kịch bản đều sát với thực tế đến mức tối đa, - ông Ilya Gerazuddinov đại diện áo chí của Quân khu Đông (Liên bang Nga) cho biết.
“Trong những cuộc thao diễn này có sự tham gia của 45 tàu chiến các lớp khác nhau, 100 máy bay và hơn 20.000 quân nhân từ 22 quốc gia khắp thế giới. Các thành viên hình thành mấy đội tàu trên biển. Theo ý tưởng của Hạm đội Thái Bình Dương Nga đã thiết lập đội ngũ chung với các tàu Hải quân Hoa Kỳ, nhận mã hiệu là đơn vị đặc nhiệm số 170. Hôm qua trong thành phần đơn vị Nga-Mỹ đã diễn ra cuộc tập luyện đầu tiên về tổ chức liên lạc và trao đổi dữ liệu”.
Hiện tại trên biển đang diễn ra hai bài tập lớn nữa. Trên Địa Trung Hải liên kết đại diện tất cả các hạm đội Nga để hoạch định hàng loạt nhiệm vụ tiêu chuẩn: công tác cứu hộ và hoạt động chống chủ nghĩa khủng bố. Trong đó, sắp tới một số tàu sẽ ghé vào cơ sở hải quân Nga tại cảng Tartus thuộc Syria để bổ sung nguồn dự trữ thực phẩm và nhiên liệu.
Còn trên biển Hoa Đông đã bắt đầu cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc. Họ tiến hành thao diễn bắn súng trong khu vực gần các đảo tranh chấp trên biên giới Trung-Nhật.
Tất cả các hoạt động chiến đấu giả định này là nguyên cớ cho sự đầu cơ trong các phương tiện thông tin đại chúng, bàn tán về căng thẳng quân sự gia tăng ở cả hai khu vực. Chuyên viên quân sự Nga Viktor Baranets nêu ý kiến về tình hình địa chính trị không giản đơn này.
“Một mặt, Nga lần đầu tiên tham gia vào cuộc tập trận lớn "RIMPAC" trên Thái Bình Dương. Mặt khác – ở vùng Địa Trung Hải đang gia tăng căng thẳng xung quanh khủng hoảng Syria. Dù sao chăng nữa, tốt hơn hết là cùng nhau tập trận chung, cùng nhau tiến ra đại dương, chứ không phải là phô diễn màn bắn pháo. Nhưng có điểm phức tạp. Trung Quốc không được mời đến "RIMPAC". Người Trung Quốc lập tức phản ứng bằng cách tổ chức cuộc tập trận riêng của họ. Đây là một dấu hiệu địa-chính trị nghiêm trọng. Hóa ra là Nga đang cho thấy, ai được Nga dành phần ưu tiên hơn trên Thái Bình Dương. Mặc dù, trên thực tế, sự tham gia của Nga hoàn toàn mang tính tượng trưng, bởi chỉ gửi có ba tàu. Trước đây, Nga đã nhìn Trung Quốc mà từ chối tham gia”.
Cuộc tập trận quốc tế "RIMPAC" được tổ chức năm nay là lần thứ 23, theo lịch trình hai năm một lần. Các chiến hạm của Nga và Hoa Kỳ cũng như tàu hải quân của hơn hai chục quốc gia sẽ thực hiện cuộc tập trận trong khu vực quần đảo Hawaii cho đến ngày 2 tháng Tám.
Chiến lược cương nhu của Mỹ tại châu Á Thái Bình Dương.
Rắc rối ngoại giao giữa Trung Quốc và Nhật Bản
--Ngoại trưởng Nhật Bản thăm Việt Nam
Việt - Nhật tăng cường hợp tác an ninh trên biển
Dân Trí
Ngày 14/7, hai bộ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam và Nhật Bản đã đồng chủ trì cuộc họp báo về chuyến thăm và làm việc của Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nhật Bản Gemba Koichiro tại Việt Nam. Hai Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nhật Bản và Việt Nam nhất trí vấn đề biển ...
Ngoại Trưởng Nhật viếng thăm Việt NamĐài Á Châu Tự Do
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Nhật BảnĐài Tiếng Nói Việt Nam
Tổng Bí thư tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Nhật BảnVietnam Plus
Tuổi Trẻ -Báo điện tử Chính phủ -Lao động
- Biếu quốc phòng, 4 máy bay nhập khẩu được miễn thuế (VEF).
Ông Nguyễn Chí Vịnh được cho như người phụ trách ngoại giao quốc phòng của Việt Nam
TTXVN nói mục đích chuyến đi của Đoàn đại biểu Ban chỉ đạo Nhà nước về Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh (Ban Chỉ đạo 504) là "thúc đẩy việc hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam".
Tuy nhiên trong bối cảnh đang có căng thẳng và tranh chấp biển đảo trong khu vực, chắc chắn chuyến đi của người đứng đầu về đối ngoại quốc phòng của Việt Nam tới Mỹ sẽ gây chú ý, nhất là khi ông thượng tướng ở thăm nước này tới 10 ngày.
Theo hãng thông tin nhà nước Việt Nam, trong thời gian ở Hoa Kỳ "Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và đoàn sẽ trao đổi với đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động và một số thành viên Quốc hội Hoa Kỳ..."
Ông Vịnh và phái đoàn được biết cũng sẽ "làm việc với một số cơ quan Liên hiệp quốc như Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, Trung tâm hành động Mìn LHQ, Quỹ trẻ em LHQ, Văn phòng Các hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ", đồng thời thăm một số đơn vị nghiên cứu, phát triển công nghệ, huấn luyện rà phá mìn của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
Tướng Nguyễn Chí Vịnh là Trưởng Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 504 của Việt Nam.
Quan hệ với Mỹ
Cùng thời điểm, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ - Đô đốc Cecil Haney, đang có chuyến thăm Việt Nam.Đô đốc Haney được nói có các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo ngoại giao và quốc phòng Việt Nam.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng vừa thăm Hà Nội trước khi sang Campuchia dự diễn đàn an ninh khu vực ARF-19.
Chuyến thăm của bà Clinton được nói nhằm tái khởi động tiến trình đàm phán quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên.
Trong thời gian qua, quan hệ chính trị-quốc phòng giữa hai nước cựu thù đã tiến triển nhanh chóng.
Giới bình luận cho rằng sự trỗi dậy của một nước Trung Quốc ngày càng hung hăng trong khu vực đang khiến các quốc gia khác xích lại gần Mỹ, tuy Việt Nam luôn bác bỏ việc lấy Hoa Kỳ làm đối trọng.
Mỹ cũng đang thực hiện chiến lược chuyển dịch trọng tâm và châu Á-Thái Bình Dương, trong đó Việt Nam được xem như đóng vai trò quan trọng.
@ bbc -Ông Nguyễn Chí Vịnh đi Mỹ
-Nga và Hoa Kỳ chung sức chống kẻ thù giả định trên Thái Bình Dương
© Photo: RIA Novosti
Lần đầu tiên Hải quân Nga tham gia trong cuộc tập trận quốc tế "RIMPAC". Tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương, cùng với các đồng nghiệp từ 22 quốc gia đã rời căn cứ hải quân tại Trân Châu Cảng ra đại dương thực hiện những bài tập chiến thuật trong cuộc đấu tranh chung chống cướp biển và khủng bố, cũng như trong hoạt động tìm kiếm và cứu nạn.
Trong vòng hai tuần, 3 con tàu của Nga là đại chiến hạm chống tàu ngầm "Đô đốc Panteleyev", tàu chở dầu "Boris Butoma" và tàu cứu hộ đại dương “Foty Krylov”, trong thành phần đơn vị hải quân quốc tế cùng tiến hành chiến dịch tìm kiếm-cứu hộ giả định, cũng như tập dượt hành động chung đối phó với khủng bố, cướp biển và buôn lậu. Trong cuộc tập trận cũng có phần tham gia của các phi đội máy bay quân sự. Mỗi kịch bản đều sát với thực tế đến mức tối đa, - ông Ilya Gerazuddinov đại diện áo chí của Quân khu Đông (Liên bang Nga) cho biết.
“Trong những cuộc thao diễn này có sự tham gia của 45 tàu chiến các lớp khác nhau, 100 máy bay và hơn 20.000 quân nhân từ 22 quốc gia khắp thế giới. Các thành viên hình thành mấy đội tàu trên biển. Theo ý tưởng của Hạm đội Thái Bình Dương Nga đã thiết lập đội ngũ chung với các tàu Hải quân Hoa Kỳ, nhận mã hiệu là đơn vị đặc nhiệm số 170. Hôm qua trong thành phần đơn vị Nga-Mỹ đã diễn ra cuộc tập luyện đầu tiên về tổ chức liên lạc và trao đổi dữ liệu”.
Hiện tại trên biển đang diễn ra hai bài tập lớn nữa. Trên Địa Trung Hải liên kết đại diện tất cả các hạm đội Nga để hoạch định hàng loạt nhiệm vụ tiêu chuẩn: công tác cứu hộ và hoạt động chống chủ nghĩa khủng bố. Trong đó, sắp tới một số tàu sẽ ghé vào cơ sở hải quân Nga tại cảng Tartus thuộc Syria để bổ sung nguồn dự trữ thực phẩm và nhiên liệu.
Còn trên biển Hoa Đông đã bắt đầu cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc. Họ tiến hành thao diễn bắn súng trong khu vực gần các đảo tranh chấp trên biên giới Trung-Nhật.
Tất cả các hoạt động chiến đấu giả định này là nguyên cớ cho sự đầu cơ trong các phương tiện thông tin đại chúng, bàn tán về căng thẳng quân sự gia tăng ở cả hai khu vực. Chuyên viên quân sự Nga Viktor Baranets nêu ý kiến về tình hình địa chính trị không giản đơn này.
“Một mặt, Nga lần đầu tiên tham gia vào cuộc tập trận lớn "RIMPAC" trên Thái Bình Dương. Mặt khác – ở vùng Địa Trung Hải đang gia tăng căng thẳng xung quanh khủng hoảng Syria. Dù sao chăng nữa, tốt hơn hết là cùng nhau tập trận chung, cùng nhau tiến ra đại dương, chứ không phải là phô diễn màn bắn pháo. Nhưng có điểm phức tạp. Trung Quốc không được mời đến "RIMPAC". Người Trung Quốc lập tức phản ứng bằng cách tổ chức cuộc tập trận riêng của họ. Đây là một dấu hiệu địa-chính trị nghiêm trọng. Hóa ra là Nga đang cho thấy, ai được Nga dành phần ưu tiên hơn trên Thái Bình Dương. Mặc dù, trên thực tế, sự tham gia của Nga hoàn toàn mang tính tượng trưng, bởi chỉ gửi có ba tàu. Trước đây, Nga đã nhìn Trung Quốc mà từ chối tham gia”.
Cuộc tập trận quốc tế "RIMPAC" được tổ chức năm nay là lần thứ 23, theo lịch trình hai năm một lần. Các chiến hạm của Nga và Hoa Kỳ cũng như tàu hải quân của hơn hai chục quốc gia sẽ thực hiện cuộc tập trận trong khu vực quần đảo Hawaii cho đến ngày 2 tháng Tám.
Chiến lược cương nhu của Mỹ tại châu Á Thái Bình Dương.
Rắc rối ngoại giao giữa Trung Quốc và Nhật Bản
--Ngoại trưởng Nhật Bản thăm Việt Nam
Việt - Nhật tăng cường hợp tác an ninh trên biển
Dân Trí
Ngày 14/7, hai bộ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam và Nhật Bản đã đồng chủ trì cuộc họp báo về chuyến thăm và làm việc của Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nhật Bản Gemba Koichiro tại Việt Nam. Hai Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nhật Bản và Việt Nam nhất trí vấn đề biển ...
Ngoại Trưởng Nhật viếng thăm Việt NamĐài Á Châu Tự Do
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Nhật BảnĐài Tiếng Nói Việt Nam
Tổng Bí thư tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Nhật BảnVietnam Plus
Tuổi Trẻ -Báo điện tử Chính phủ -Lao động
- Biếu quốc phòng, 4 máy bay nhập khẩu được miễn thuế (VEF).