- Sự thật , hiện thực cuộc sống lại là của hiếm hiện nay? !
(Đất Việt) Thiếu kịch bản, nhưng lại không dám phản ánh hiện thực một cách quyết liệt, hình thức thể hiện không phù hợp. Có nhà nghiên cứu đặt câu hỏi: Ai dám đưa nỗi oan khuất của bà Ba Sương vào chèo để biến thành một Thị Kính thời hiện đại?
Những tên tuổi lớn trong làng chèo vừa họp mặt nhau trong Hội thảo Chèo với đề tài hiện đại diễn ra sáng qua, 13/7 tại Nhà hát Chèo Quân đội,Hà Nội.
Chỉ là “hiện thực bò sát”!
Trong lời đề dẫn, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thành nêu ra một số khó khăn của Chèo khi phản ánh những đề tài hiện đại. Tuy nhiên, ông Thành có vẻ quá lạc quan khi nêu thông tin: “Với chèo hiện đại, chúng ta đã có hàng trăm vở Chèo loại này, trong đó, hàng chục vở đã đạt huy chương vàng hội diễn, liên hoan và là cơ sở để các tác giả, đạo diễn, diễn viên, họa sĩ, nhạc sĩ được danh hiệu NSND, NSƯT, giải thưởng Nhà nước...”. Nghe đến thông tin này, một nhà nghiên cứu ngồi dưới hàng ghế đại biểu vô cùng bất ngờ, ông hỏi những người ngồi xung quanh: “Lấy đâu ra hàng trăm vở? Có ai có thể liệt kê giúp tôi thử xem chúng ta hiện nay có tới nổi 50 vở chèo về đề tài hiện đại hay không? Nếu có hàng trăm vở, có lẽ, chúng ta không phải gặp nhau trong hội thảo này để tìm ra lối thoát cho sự bế tắc hiện nay!”.
Quan lớn về làng, vở chèo về đề tài hiện đại được trao giải Vàng. Ảnh:Lê Thoa |
Không nhìn đời với lăng kính màu hồng như vậy, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thành, nhà nghiên cứu Hồ Ngọc nhận định: Chèo những năm qua mới chỉ phản ánh hiện thực thời sự theo kiểu “sát sườn”, mà gọi đúng tên thì đó là một thứ “hiện thực bò sát”, thiếu hẳn sự bay bổng của trí tưởng tượng sáng tạo, không có tầm khái quát. Ông tỏ ra bi quan khi không tin rằng Chèo hiện đại có thể phản ánh được hiện thực, bởi ông từng chứng kiến quá nhiều lần sự soi xét, bắt bẻ phi nghệ thuật trong các buổi duyệt vở.
Ông lấy ví dụ: nỗi oan khuất cay đắng đến nghiệt ngã của chị Ba Sương ở nông trường Sông Hậu, từ một nữ anh hùng lao động, đến một tội đồ oan nghiệt bởi những bàn tay đen đúa của một nhóm lợi ích nào đó liệu có phải là một chất liệu hiện thực đau lòng đầy rẫy trong xã hội hôm nay? Theo ông, có thể khai thác và xây dựng nhân vật này thành một “Thị Kính hiện đại” hay không và liệu có vượt qua nổi các cơ quan kiểm duyệt?Loay hoay trong trói buộc
Nhà nghiên cứu Hồ Ngọc tiếp tục đặt vấn đề: việc đưa cả dàn nhạc và dàn đế lên sân khấu, mặc áo the khăn đống, váy áo tứ thân làm nền cho vở diễn với các nhân vật mặc comple, cravat, váy ngắn, váy dài... có thích hợp không hay lại làm sân khấu mất đi tính thống nhất và khiến khán giả mất tập trung. Ông cũng đặt câu hỏi: Có nhà hát chèo nào dám kết hợp với nghệ thuật sắp đặt, trình diễn, video art...? Các nghệ sĩ đang loay hoay trong vòng trói buộc của truyền thống, điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất....Nhóm Ngũ lão gồm NSND, đạo diễn Chu Văn Thức, NSND, đạo diễn Lê Huệ, NSND, họa sĩ Dân Quốc, NSƯT, nhạc sĩ Ngọc Trung và nhà nghiên cứu Trần Việt Ngữ, bày tỏ sự trăn trở sau Liên hoan Chèo về đề tài hiện đại diễn ra tại Thái Bình năm ngoái: 9 vở chuyển thể từ kịch nói sang chèo đã coi nhẹ những đòi hỏi nghiêm ngặt của cha ông: không có những lớp hát diễn xem sướng mắt, ngọt tai, thiếu lớp lang pha trò hài hước, thấm thía sâu xa... Nhiều kịch bản chắp nhặt dễ dãi, có khi tùy tiện, làm cho chuyện kịch diễn ra lỏng lẻo, bản chất mờ nhạt. Vở Trăng khuyết, thậm chí, có biên đạo múa đưa cả múa balet vào nhưng không thành công.Trong khi đó, các nhà nghiên cứu khác lại cảnh báo về sự cải biên chèo theo kiểu phá chèo. PGSTS Trần Trí Trắc cho rằng: nhiều năm qua, nghệ thuật Chèo giống như ngôi nhà chung, đông người, nhưng thiếu chủ. Ngôi nhà đó ai vào ra đều được. Ở đó, ai viết, ai đạo, ai diễn, ai khen chê, ai quản lý... kiểu gì cũng được. Có lúc ồn ào, mắng nhau... mà thiếu người chủ chính danh để phân xử rạch ròi. Ông kêu gọi: “Hãy trao số phận của chèo hiện đại cho những người chủ chính danh của làng chèo!”
@ đv-Có dám đưa bà Ba Sương vào Chèo?
- THE SUFFERING CHURCH IN VIETNAM (Zenit). – Christians in Vietnam, Iran, Kenya and Pakistan Need Your Prayers(Persecution).
- DB Wolf tiếp tục đòi thay đại sứ Mỹ ở Hà Nội — www.cgi/http:/www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?a...">(NV).
- Phát biểu của bà Clinton ở Phnom Penh (BNG Mỹ/ Ba Sàm).
- Các quan chức có liên can với Wang Lijun (Vương Lập Quân) bị Đảng bắt giữ (ĐKN).
- Xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh: Chủ tịch xã phớt lờ chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy (NCT). - Cách chức nhiều “quan xã” sai phạm về đất đai (DT).
- Triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh Quốc hội (VTV).
- Chủ tịch Quốc hội Lào tiếp đoàn cấp cao tỉnh Quảng Ngãi (VOV).
- Truyền thông mạng: lúc van an toàn, khi nồi áp suất (SGTT).
SGTT.VN - Bày tỏ ý kiến trên không gian mạng ở Trung Quốc đóng vai trò van an toàn hay nồi áp suất trong đời sống chính trị nước này? Đây là câu hỏi chính yếu Jonathan Hassid (đại học Công nghệ, Sydney) đặt ra để thực hiện nghiên cứu và công bố trên tạp chí chuyên ngành Journal of Communication tháng 4.2012.
Google tiếng Hoa phải rời trụ sở từ Trung Quốc sang Hong Kong vì bị "quấy phá" quá. |
Nếu sự kiện hồi đầu tháng 7.2009 với hơn một ngàn người Duy Ngô Nhĩ biểu tình sau khi có hai công nhân Duy Ngô Nhĩ chết ở Quảng Đông nổ ra sớm mười năm, chưa chắc có các cuộc phản đối và căng thẳng giữa người Hán và Duy Ngô Nhĩ. Bởi hồi đó không có internet và tin nhắn di động khiến tin tức chậm trễ, không lan truyền nhanh và phân tán rộng. Cùng cơ chế và tốc độ lan truyền thông tin, cuộc phản đối lệnh bắt chó thả rông, không đăng ký của thành phố Bắc Kinh năm 2006 tuy nổ ra nhưng theo chiều hướng ôn hoà? Đây là hai sự kiện mà Hassid dẫn ra nhằm đặt vấn đề: Điều gì khiến truyền thông mạng, với hơn 200 triệu blog theo số liệu năm 2010 của trung tâm Thông tin internet Trung Quốc, lúc giữ vai trò van xả an toàn, lúc lại như một nồi tạo áp suất ngày càng tăng cho xã hội?
Dựa trên phương pháp phân tích định lượng về nội dung 2.198 blog đưa lên mạng từ ngày 30.8 cho tới ngày 7.11.2010, tác giả đối chiếu với 4.363 bài báo đăng tải trên 19 tờ báo đại diện cho các vùng, miền chính ở Trung Quốc.
Kết quả cho thấy, trong lĩnh vực năng lượng thường được xã hội quan tâm, báo chí chính thống đi đầu về đưa tin và được trên mạng bình luận nhiều nhất một ngày sau khi có bài báo xuất hiện và kéo dài tới ngày thứ năm. Đưa tin về chính trị, báo chí chính thống chiếm lĩnh và bình luận trên mạng thường diễn ra sau thời điểm đưa tin bốn ngày. Đáng chú ý, các tin về tham nhũng, vi phạm luật, truyền thông mạng thường chậm hơn, tối đa là sáu ngày. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra, tốc độ lan truyền trên mạng thường nhanh hơn khả năng hậu kiểm về tin tức.
Đặc biệt, trong lĩnh vực đối ngoại, cho dù có một vài ảnh hưởng từ truyền thông mạng qua vụ thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc bị Nhật bắt giữ tại hòn đảo Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, còn Nhật gọi là Senkaku năm 2010, kết quả nghiên cứu chỉ rõ, báo chí và các phát biểu chính thức của chính phủ tạo ra các chủ đề thảo luận trên mạng, thay vì ngược lại.
Nghiên cứu của Hassid chỉ ra, thông tin trên mạng đóng vai trò van xả an toàn khi đề tài thảo luận được báo chí chính thống đăng tải. Điều này dẫn tới vài biệt lệ cho truyền thông mạng ở lĩnh vực được cho là nhạy cảm. Chẳng hạn, khi bí thư thành uỷ Thượng Hải Chen Liangyu bị bắt năm 2007 do tội tham nhũng, chỉ có tạp chí Tài Kinh có bài mà không dựa vào bản tin của Tân Hoa Xã, song đề tài này được thảo luận trên mạng hàng tháng sau đó, với các đề tài phụ như tranh giành quyền lực, khuyết tật trong thể chế…
Ngược lại, truyền thông mạng thể hiện vai trò nồi áp suất khi đi đầu phát đi thông tin và tiếp tục thảo luận về các chủ đề như khiếu kiện của nông dân, phản đối của nghệ sĩ…
QUỐC KHÁNH