Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

Quân lệnh và cách mạng

-(K.s Nguyễn Văn Thạnh)

Sức mạnh của chính nghĩa là sức mạnh tuyệt đối!

Cách mạng là việc chung nhưng điều gì liên kết mọi người làm một khối để thực hiện khi mà từng người ai cũng có toan tính riêng tư. Giải pháp nào cho một đám đông thờ ơ với vận mệnh đất nước, dân tộc? Giải pháp nào để đất nước chuyển mình trong hòa bình, tránh cảnh binh đao?
Quân lệnh như sơn:
Chiến tranh là việc hệ trọng của một quốc gia, dân tộc: cả phe chiến và phe tham chiến. Đây là chuyện sinh tử. Với con người không gì mạnh bằng ham muốn sống, không gì quí bằng mạng sống, do vậy theo bản năng, con người sẽ trốn tránh. Khi đó quân đội sẽ là một đám ô hợp, không có sức mạnh chiến đấu. Kỷ luật chính là sức mạnh của quân đội. Kỷ luật là một phần của quân lệnh. Quân lệnh chính là những điều lệnh mà cấp chỉ huy ban ra, toàn quân phải nghe theo, răm rắp thực hiện nếu không sẽ bị trừng phạt, nặng nhất là tử hình (xưa là chém đầu). Chính điều này đã gắn kết từng con người nhỏ bé rời rạc, mưu tính lợi ích cá nhân riêng biệt thành một khối và tạo nên sức mạnh để lo việc chung: giết giặc, bảo vệ đất nước. Một trong những vị tướng lỗi lạc sớm phát hiện ra sức mạnh của quân lệnh là nhà quân sự tài ba-Tôn Tử- khi ông chỉ dùng đàn bà, con gái, mỹ nữ trong cung Vua, huấn luyện họ bằng quân lệnh mà phá được giặc là nam nhi dũng mãnh.
Thế kỷ 20 ghi dấu bằng cuộc cách mạng tháng 10 Nga. Đây là cuộc cách mạng do những người Cộng sản lãnh đạo công nhân, nông dân nổi dậy chống lại chủ nghĩa tư bản và họ bị liên quân 14 nước hùng mạnh lúc bấy giờ bao vây tấn công, chưa kể thế lực trong nước nổi dậy. Điều gì làm cho một đội quân công nông non trẻ đánh tan giặc ngoài, dẹp yên thù trong? Sách sử viết rằng là do lòng yêu nước, tinh thần cách mạng của giai cấp vô sản và sự lãnh đạo thiên tài của Lê Nin. Đó là bề nổi được trang trí cho đẹp của một sự việc. Nguyên lý bên trong thì khác nhiều. Hãy nghe Trotsky, một đồng chí của Lenin; người có trách nhiệm chỉ huy Hồng quânchinh chiến viết lại:
“Một quân đội không thể được xây dựng mà không có những sự trừng phạt. Những đám đông đàn ông không thể bị dẫn tới chỗ chết trừ khi ban chỉ huy quân đội có quyền sử dụng hình phạt tử hình……ban chỉ huy của chúng sẽ luôn bị buộc phải đặt binh sĩ giữa cái chết có thể xảy ra trên chiến trường và cái chết không thể tránh khỏi ở hậu phương…..Chất kết dính mạnh nhất trong quân đội mới là các ý tưởng của Cách mạng tháng 10, và những đoàn tàu sẽ mang ra mặt trận chất kết dính này”
Như vậy rõ ràng con người hành động vì lý tưởng nhưng để thống nhất một khối cần phải có chế tài. Chế tài mạnh nhất là quân lệnh.
Cách mạng là việc chung:
Không cần lý luận nhiều, chúng ta biết rằng vấn đề xã hội là vấn đề chung, người khôn ngoan sống tốt hơn kẻ khù khờ nhưng cả xã hội thì vẫn không thoát khỏi “bàn tay Phật tổ”. Biết vậy, nhưng vấn đề ai làm? Chắc chắn phần lớn chúng ta đều cân nhắc đến an nguy, hơn thiệt cho bản thân, cho gia đình nên sẽ cố tránh đi. Một thiểu số lên tiếng, nhiệt tình thì cũng không giải quyết được vấn đề.
Chúng ta hãy xem một hình ảnh đau lòng sau:
Ván cờ không nghe, không thấy, không biết.
Tất nhiên sẽ có nhiều lý luận đưa ra để biện giải cho một hành động: sự dân chủ, quyền cá nhân, sở thích,….của từng người cần được tôn trọng; tôi chưa thấy đó là việc cấp thiết, tôi không quan tâm chính trị, làm gì là quyền của tôi,…..Nhưng chúng ta nên biết một điều; cùng là một dân tộc, cùng chung một đất nước, thì họa hay phúc là chung nhau: nước hùng cường thì ai cũng có phần, nước nghèo thì ai cũng khó. Rõ ràng là như vậy. Dù biết trong ngón tay có ngón ngắn, ngón dài, xã hội luôn có người này, người nọ, sự thành công của một cá nhân nhiều khi là do bản thân chứ không phải do xã hội hết; thời thuộc địa tàn khốc, nếu cố gắng thì cũng có thể làm quan, hoặc giàu có nhưng cái họa hay cái phúc chung của đất nước luôn ảnh hưởng đến từng người. Một đất nước, một dân tộc mà không có tinh thần chung, tinh thần tập thể, không sớm thì muộn cũng tiêu vong. Không tiêu vong thì cũng dặt dẹo trong đói nghèo. Không gì bất công bằng việc chung, nguy hiểm thì ít người làm còn thành quả thì tất cả cùng hưởng! Xưa nay, khi xã hội đi vào bế tắc cùng cực thì cần có một cuộc cách mạng để mở ra lối thoát cho mọi ngời.
Suy cho cùng, cách mạng là một cuộc “nội chiến” giữa phe thiểu số nằm quyền có tiềm lực mạnh với phe đa số yếu nhưng chính nghĩa. Cuộc chiến này rất cần một quân lệnh!
Chính trị là chiến tranh không súng đạn:
Từng cá nhân nói riêng và tập thể nói chung chỉ có thể khuất phục bằng bạo lực hoặc quyền lực. Bạo lực đến từ chiến tranh, súng đạn; quyền lực đến từ chính trị. Chính trị thể hiện qua những chính sách chung mà mọi người phải làm theo nếu không sẽ bị thiệt hơn là không làm. Quyền lực chính trị có thể đến từ trên xuống, khi kẻ nắm chính quyền ban ra. Quyền lực lúc này có thể là “chính quyền” hoặc “tà quyền” nhưng mọi người phải thực hiện vì nó có đủ sức mạnh để cưỡng chế, trừng phạt người chống đối.
Một điều thú vị là quyền lực không chỉ đến từ kẻ nắm quyền mà còn đến từ số đông. Bí quyết để quyền lực hình thành từ số đông chính là chính sách phải mang lại quyền lợi cho tất cả hoặc gần như tất cả mọi người. Tự nhiên, con người có thuộc tính hành động vì quyền lợi của mình, ở đâu có quyền lợi (chính đáng) cho tôi, tôi ủng hộ. Đây chính là bí mật để hóa giải thế cờ hiện nay ở nước ta: cần sự thay đổi nhưng e sợ bạo loạn, chiến tranh. Hay nói cách khác là “bất chiến tự nhiên thành”.
Chính sách là quân lệnh:
Theo lý luận trên, cơ sở khoa học cho “bất chiến tự nhiên thành” đã có. Vấn đề là điều đó nằm ở đâu? Ứng dụng như thế nào?
Với chủ trương “dân hữu hóa”, đi kèm với chính sách trừng phạt và khen thưởng rõ ràng đã đáp ứng đầy đủ các thuộc tính trên.
Đến đây, vấn đề còn lại là tất cả chúng ta, những người dân Việt Nam có cùng nhau ủng hộ điều trên để hình thành một “quân lệnh” vững chắc như “Sơn” hầu giải quyết bế tắc cho tất cả hay không? Chúng tôi cho rằng không ai từ chối một quân lệnh chính nghĩa như vậy nếu họ biết đến nó.
Cuối cùng chúng ta còn một việc duy nhất để làm là phổ biến nó đến tất mọi người dân Việt Nam. Tức là vấn đề truyền thông.
Mong quí vị vì đất nước và vì chính mình mà giúp một tay hỗ trợ cho việc trên!
      Trân trọng
    TM PTTNCQ
K.s Nguyễn Văn Thạnh


GỢI Ý TỪ PHONG TRÀO PHẢN KHÁNG BẠO LỰC THẬP PHƯƠNG: MẪU HÌNH CHO SỰ CHUYỂN ĐỔI HÌNH THÁI CHÍNH TRỊ Ở TRUNG QUỐC

Chiến tranh và chính trị:
Những lực lượng khuấy động biển ĐôngVì chính sách chung lẫn lợi lộc riêng, nhiều cơ quan Trung Quốc liên tục có các hành động gây lo ngại trên biển Đông.


Clinton steps into China Sea dispute(Financial Times)-The US secretary of state has urged claimants to the South China Sea to collaborate to resolve tension over the potentially oil-rich waters

Súng đã nổ, biến tranh chấp đất đai thành mối ưu tiên của Việt NamBA SÀM


'Không để người dân bị xúi giục, tụ tập biểu tình'
Tại phiên bế mạc HĐND chiều 13/7, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo thừa nhận, tình hình kinh tế thủ đô đang khó khăn hơn dự báo. Ông cũng đề cập tới một số vụ biểu tình phản đối Trung Quốc vừa diễn ra.
>Giám đốc Công an HN: 'Không có chủ trương trấn áp người biểu tình'

--Công an chặn, đập bể kính xe công dân
VRNs (14.07.2012) - Sài Gòn – Sau khi đã về được đến nhà an toàn, Nguyễn Hoàng Vi, một người ngồi...- Côn đồ ngang nhiên đánh 3 người nhập viện (TN).  – THẾ NÀY MỚI LÀ BÁO THANH NIÊN CHỨ   –   (www.cgi/http:/webwarper.net/ww/~av/huynhngocchenh.blogspot.com/2012/07/nay-mo...">Huỳnh Ngọc Chênh).  – Và cũng phải khen cả báo Người Lao Động nữa: Cần xử lý nghiêm vụ côn đồ đánh dân. – - Đại biểu TP Hà Nội được trang bị iPad  —  (BBC). - Lần đầu tiên, Chính phủ kiểm điểm năm đầu nhiệm kỳ (PLTP).

-  Cách chức bí thư, chủ tịch xã sai phạm về đất đai (PLTP).
--Nhớ Anh “bám đội, lội đồng” (CAND 11-7-12) -- Đ/c Hữu Thọ viết về cha của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.  Trung tướng Hữu Ước lật đật đăng ngay lên báo của mình.
------------------
Chính quyền và tà quyền:
Kinh Điển: Chống tham nhũng ở Việt Nam: Enacting Anticorruption: The Reconfiguration of Audit Regimes in Contemporary Vietnam (positions Spring 2012) -- Bài của Ken MacLean - NHÌN KHÁCH QUAN, BIỆN CHỨNG VỀ THAM NHŨNG !!! (Huỳnh Ngọc Chênh/ Ba Sàm).  - “Thằng tham nhũng”- Đó là những ai? (TN). - Khi chế độ độc tài chấm dứt… (Vì dân).- Sáu vạn nhẹ hơn bốn ngàn (LĐ). - Ban hành 6 kết luận thanh tra quan trọng(NLĐ).  -  Kiến nghị thu hồi, xử lý gần 3.500 tỷ đồng (SGGP). - Thanh tra chính phủ “Rút” một số cáo buộc sai phạm với Tập đoàn Dầu khí (DT).


- Sự kỳ diệu của Việt Nam chấm dứt (FP/ Ba Sàm). Chấm hết sự kỳ diệu Việt Nam  —  (BBC). - Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ kiểm điểm kết quả công tác (Infonet). - Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm, đánh giá công tác (VnMedia).
- TP.HCM: Gần 60 vụ tranh chấp lao động (PLTP).
- Dự án… vẽ (TT).

Tư bản đỏ ở Việt Nam: Sự thật đầy hoài nghi về dự án căn hộ 100 tỷ ở Hà Nội? (ĐV 13-7-12)

Sửa đổi luật Đất đai: Nóng chuyện thu hồi đấtHầu hết các ý kiến tại hội thảo “Cơ chế thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, định giá đất” do Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) và Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (Horea) tổ chức ngày 13.7, đều tập trung vào vấn đề thu hồi đất.
--Chấm hết sự kỳ diệu Việt Nam bbc
-Chấn động tin đại gia xứ Nghệ có BĐS rải khắp nước bị bắt(Tamnhin.net) - Tin ông Tương - đại gia xây biệt thự 32 phòng, bất động sản rải khắp nước - bị bắt đã gây chấn động xứ Nghệ.

TP - Chưa một lần biết đến máy vi tính nhưng vì nhẹ dạ, nhiều nông dân chân lấm tay bùn liều mua “gian hàng điện tử” để rồi gánh lấy nợ nần.

Hơn 70% doanh nghiệp khai lỗ (TN 13-7-12)

- NHỨC NHỐI NẠN BUÔN NGƯỜI Ở NGHỆ AN – BÀI CUỐI: Bất an ở miền cao xứ Nghệ (PLTP). - ‘Đại gia’ đông lạnh Lạng Sơn mua trinh trẻ em bị bắt giam (Infonet).
- Loạn tuyển dụng xuất khẩu lao động (PLTP).
Công an xã bị tố dùng nhục hình với trẻ em
(NLĐ) - Ngày 12-7, bác sĩ Hoàng Cao Nhã, Trưởng Khoa Ngoại liên chuyên khoa - Bệnh viện Sản nhi Phú Yên, cho biết đang điều trị cho bệnh nhân Đỗ Văn Toàn (14 tuổi, ở xã Bình Ngọc, TP Tuy Hòa, Phú Yên). Toàn nhập viện lúc 20 giờ ngày 10-7, với các triệu chứng mệt mỏi, trên đùi trái có 2 vết thương.

-Bệnh nhân nghèo thuê nhà chữa bệnh ở thành phố (NĐT 12-7-12)

 Nhiều trường hợp bệnh chân, tay "chết khô"
Căn bệnh hoại tử chân như bệnh nhân ở Đà Lạt đang trở nên khá phổ biến, không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều khu vực. - Lâm đồng: Hai bàn chân người sống bỗng nhiên chết khô ở Lâm Đồng (Infonet).

- Nước sạch Cần Giờ chưa sạch (SGGP).
- Kinh hãi thịt bò được ướp bằng… nước tẩy bồn cầu (SKĐS).

Liên minh móc túi bệnh nhân
08:34 ngày 12.07.2012
SGTT.VN - Với những chiến dịch tiếp thị khai thác nỗi sợ hãi của con người về tình trạng lão hoá, bệnh tật và cái chết, nền công nghiệp dược phẩm thế giới hứa hẹn ngày càng ăn nên làm ra, không dừng lại ở con số ước tính 500 tỉ đôla Mỹ như hiện nay.


Khi các tập đoàn dược phẩm buôn bán bệnh tật
Lật tẩy chiêu đẩy giá thuốc
-

- Tăng viện phí, tăng gánh nặng cho dân (TT).
- Gần 58.000 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (TTXVN).
- Đình chỉ phòng khám không đạt chuẩn xử lý nước thải (Infonet).

 
-Xe buýt “thờ ơ” với người bị nạn

-Không cứu người bị TNGT có thể bị tù 5 năm


- Lãng phí gỗ quý (TN).
- ‘Chết khát’ bên sông Ba (TP).

- Hơn 300 người khai thác quặng trái phép (TN). 


Tạm đình chỉ 2 doanh nghiệp chế biến hải sản gây ô nhiễm
(TNO) Ngày 11.7, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã ký quyết định tạm đình chỉ hoạt động đối với Công ty TNHH Nghê Huỳnh và DNTN Đông Hải (cùng có trụ sở tại ấp Láng Cát, xã Tân Hải, H.Tân Thành) cho đến khi hai đơn vị này thực hiện xong các biện …

Tổng số lượt xem trang