Lưu Tích Quý, Cục trưởng Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc |
Tân Hoa Xã ngày 10/1 đưa tin, sáng nay 10/1 Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc tổ chức họp triển khai nhiệm vụ công tác năm 2013, Lưu Tích Quý, Bí thư kiêm Cục trưởng Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc phát biểu nhấn mạnh chiến lược xây dựng Trung Quốc thành "cường quốc về biển" theo nghị quyết đại hội 18 đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trong bài phát biểu trước hơn 400 đại biểu từ 30 bộ ngành và địa phương ven biển Trung Quốc, trước mặt cánh phóng viên báo chí, Lưu Tích Quý cao giọng tuyên bố, năm 2013 Cục Hải dương quốc gia, cụ thể là lực lượng Hải giám trực thuộc sẽ "tiếp tục ngăn chặn hiệu quả" các hoạt động "xâm phạm chủ quyền" trên biển từ phía Nhật Bản, Philippines và Việt Nam (!?)
Lưu Tích Quý cho rằng, việc "đấu tranh giữ chủ quyền" trên biển hiện nay đang phải đối mặt với cục diện phức tạp và nhạy cảm, lực lượng Hải giám, Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc phải "dám làm, kiên quyết bảo vệ quyền và lợi ích biển của Trung Quốc".
Lưu Tích Quý cho rằng, việc "đấu tranh giữ chủ quyền" trên biển hiện nay đang phải đối mặt với cục diện phức tạp và nhạy cảm, lực lượng Hải giám, Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc phải "dám làm, kiên quyết bảo vệ quyền và lợi ích biển của Trung Quốc".
Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc tổ chức hội nghị triển khai công tác năm 2013 vào sáng 10/1 |
Cũng trong buổi họp sáng nay, báo cáo của Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc cho hay, năm 2013 nước này sẽ tập trung tăng cường và "bình thường hóa" hoạt động "tuần tra chấp pháp" của các tàu Hải giám trên Biển Đông, hoàn thành việc khảo sát và quản lý các địa danh trên Biển Đông và triển khai các hoạt động nghiên cứu trong phạm vi 200 hải lý của cái gọi là "thềm lục địa Trung Quốc trên Biển Đông".
Trước đó, tờ Hải dương Trung Quốc ngày 9/1 đưa tin, 4 chiếc tàu Hải giám Trung Quốc vửa đóng mới số hiệu 76, 77, 86 và 87 đã chính thức được biên chế cho Tổng đội Hải giám Nam Hải chuyên hoạt động tại khu vực Biển Đông kể từ ngày 6/1/2013.
Trước đó, tờ Hải dương Trung Quốc ngày 9/1 đưa tin, 4 chiếc tàu Hải giám Trung Quốc vửa đóng mới số hiệu 76, 77, 86 và 87 đã chính thức được biên chế cho Tổng đội Hải giám Nam Hải chuyên hoạt động tại khu vực Biển Đông kể từ ngày 6/1/2013.
Một chiếc tàu Hải giám đóng mới được hạ thủy trong năm 2012. (Ảnh minh họa) |
4 chiếc tàu này thuộc dòng tàu Hải giám mới nằm trong dự án chế tạo tàu và máy bay Hải giám của Trung Quốc.
Việc biên chế 4 chiếc tàu Hải giám cho Tổng đội Hải giám Nam Hải được tờ báo cho rằng sẽ "nâng cao đáng kể" thực lực trang bị và "năng lực chấp pháp" của lực lượng này ở Biển Đông.
- Theo GDVN/ Tân Hoa Xã
-’Hải giám TQ sẽ chặn tàu Nhật Bản, Philippines, Việt Nam’
-Trung Quốc chuẩn bị phương án cứu tầu ngầm
-Nhật Bản đã “vỗ mặt” Trung Quốc
-Nhật có thể bắn cảnh cáo máy bay TQ xâm nhập Senkaku
Philippines sẽ mua 10 tàu tuần duyên Nhật
4 tàu Hải giám mới xuống Biển Đông
-Tàu hải giám Trung Quốc tiếp tục tuần tra ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam
-Hôm qua, 04/07/2012, Thông tấn xã Việt Nam đã bác bỏ thông tin của báo chí Trung Quốc, theo đó, bốn tàu hải giám của Trung Quốc tuần tra tại khu vực quần đảo Trường Sa đã chặn đuổi tàu công vụ của Việt Nam. Thông tấn xã Việt Nam khẳng định : « Khi phát hiện các tàu hải giám của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, các lực lượng chức năng của Việt Nam đã thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực quần đảo Trường Sa. »
Hãng tin chính thức của Việt Nam cho rằng việc tàu hải giám Trung Quốc tuần tra ở khu vực quần đảo Trường Sa là hành vi « xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không phù hợp với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình ở Biển Đông, không có lợi cho hòa bình, ổn định ở khu vực. » Thông tấn xã Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động « sai trái » nói trên.
Thế nhưng, yêu cầu này chẳng có tác động gì đến Bắc Kinh. Theo Tân Hoa Xã, hôm qua, 04/07, đội tàu hải giám của Trung Quốc tuần tra tại « vùng biển do Trung Quốc quản lý tại Nam Hải » đã quan sát trong cự ly gần, để « thu thập chứng cứ, giữ gìn quyền lợi » đối với một số đảo và bãi đá ở miền trung quần đảo Nam Sa, tức là Trường Sa của Việt Nam. Sáng hôm qua, đội tàu hải giám Trung Quốc cũng đã đi qua một số bãi ngầm và bãi cạn phía đông quần đảo Trường Sa.
Cũng theo Tân Hoa Xã, ngày 03/07, Đội tàu hải giám Trung Quốc lần lượt quan sát trong cự ly gần, « hô vang tuyên bố chủ quyền, thể hiện sự quản lý » đối với một số bãi cạn, bãi đá ở miền trung quần đảo Trường Sa.
- Tàu Trung Quốc tuần tra vùng biển tranh chấp: Chinese ships patrol disputed waterway (Inquirer).- Nhiều học giả Trung Quốc lên tiếng: “Đường lưỡi bò” không có thật (TT).
-- TQ tố Mỹ dùng “mánh khóe chính trị nhằm bắt cóc thế giới” (NLĐ). - Tàu “lạ” đâm chết ngư dân (LĐ). - - Thành lập hai nghiệp đoàn nghề cá ở tỉnh Quảng Bình: Sản xuất gắn với giữ biển (LĐ).
Tàu “công xưởng” vi phạm luật Biển quốc tế
Nhiều học giả khẳng định việc Trung Quốc đưa tàu Hải Nam Bảo Sa 001 ra biển Đông từ tháng 5 là vi phạm Công ước LHQ về luật Biển.
Biển Đông: Ván cờ thế kỉ
Những hành xử của Trung Quốc trên Biển Đông không chỉ là hành động "trả đũa" đơn thuần việc Việt Nam thông qua Luật Biển. - Hoàng Sa – tâm thế chủ quyền (TP). - Cận cảnh dấu tích về chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam ở Lý Sơn (GDVN). - Kỷ niệm 23 ngày thành lập Cụm kinh tế – khoa học – dịch vụ (DK1) 23 năm giữ thềm lục địa – Bài cuối: Nơi rực sáng tình yêu Tổ quốc (ĐĐK).
- Việt Nam sẽ nỗ lực đóng góp vì hòa bình Biển Đông (VOV).
- “Đường biên giới 9 đoạn” sẽ tự biến mất! (TP). - Luật rừng không che được bầu trời (TT). - Trung Quốc đang phùng mang trợn mắt (PNTD). - Cộng đồng mạng phản ứng về phóng sự của truyền hình Trung Quốc (VNE).
- Philippines “nắn gân” Trung Quốc về bãi cạn Scarborough (TN). - Philippines: cảnh báo TQ phát biểu thận trọng (TT). - Tổng thống Philippines phủ nhận đề nghị máy bay do thám Mỹ trợ giúp (DT). - Ảnh đặc nhiệm Mỹ, Philippines tập trận hải quân (Zing/Infonet).
-Tổng thống Philippines khuyến cáo Trung Quốc nên trung thực
-Philippine leader denies asking for US spy planesMANILA (AFP) - Philippine President Benigno Aquino on Thursday denied reports he had asked the United States (US) for spy planes to monitor a territorial dispute with China in the South China Sea.
Thế nhưng, yêu cầu này chẳng có tác động gì đến Bắc Kinh. Theo Tân Hoa Xã, hôm qua, 04/07, đội tàu hải giám của Trung Quốc tuần tra tại « vùng biển do Trung Quốc quản lý tại Nam Hải » đã quan sát trong cự ly gần, để « thu thập chứng cứ, giữ gìn quyền lợi » đối với một số đảo và bãi đá ở miền trung quần đảo Nam Sa, tức là Trường Sa của Việt Nam. Sáng hôm qua, đội tàu hải giám Trung Quốc cũng đã đi qua một số bãi ngầm và bãi cạn phía đông quần đảo Trường Sa.
Cũng theo Tân Hoa Xã, ngày 03/07, Đội tàu hải giám Trung Quốc lần lượt quan sát trong cự ly gần, « hô vang tuyên bố chủ quyền, thể hiện sự quản lý » đối với một số bãi cạn, bãi đá ở miền trung quần đảo Trường Sa.
- Tàu Trung Quốc tuần tra vùng biển tranh chấp: Chinese ships patrol disputed waterway (Inquirer).- Nhiều học giả Trung Quốc lên tiếng: “Đường lưỡi bò” không có thật (TT).
-- TQ tố Mỹ dùng “mánh khóe chính trị nhằm bắt cóc thế giới” (NLĐ). - Tàu “lạ” đâm chết ngư dân (LĐ). - - Thành lập hai nghiệp đoàn nghề cá ở tỉnh Quảng Bình: Sản xuất gắn với giữ biển (LĐ).
Tàu “công xưởng” vi phạm luật Biển quốc tế
Nhiều học giả khẳng định việc Trung Quốc đưa tàu Hải Nam Bảo Sa 001 ra biển Đông từ tháng 5 là vi phạm Công ước LHQ về luật Biển.
Biển Đông: Ván cờ thế kỉ
Những hành xử của Trung Quốc trên Biển Đông không chỉ là hành động "trả đũa" đơn thuần việc Việt Nam thông qua Luật Biển. - Hoàng Sa – tâm thế chủ quyền (TP). - Cận cảnh dấu tích về chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam ở Lý Sơn (GDVN). - Kỷ niệm 23 ngày thành lập Cụm kinh tế – khoa học – dịch vụ (DK1) 23 năm giữ thềm lục địa – Bài cuối: Nơi rực sáng tình yêu Tổ quốc (ĐĐK).
- Việt Nam sẽ nỗ lực đóng góp vì hòa bình Biển Đông (VOV).
- “Đường biên giới 9 đoạn” sẽ tự biến mất! (TP). - Luật rừng không che được bầu trời (TT). - Trung Quốc đang phùng mang trợn mắt (PNTD). - Cộng đồng mạng phản ứng về phóng sự của truyền hình Trung Quốc (VNE).
- Philippines “nắn gân” Trung Quốc về bãi cạn Scarborough (TN). - Philippines: cảnh báo TQ phát biểu thận trọng (TT). - Tổng thống Philippines phủ nhận đề nghị máy bay do thám Mỹ trợ giúp (DT). - Ảnh đặc nhiệm Mỹ, Philippines tập trận hải quân (Zing/Infonet).
-Tổng thống Philippines khuyến cáo Trung Quốc nên trung thực
-Philippine leader denies asking for US spy planesMANILA (AFP) - Philippine President Benigno Aquino on Thursday denied reports he had asked the United States (US) for spy planes to monitor a territorial dispute with China in the South China Sea.
Tình hình phức tạp, ít ra hiện giờ Việt Nam đã dũng cảm đối đầu với Trung Quốc. Hoan hô cảnh sát biển Việt Nam.Việt Nam cần rút kinh nghiệm không để Trung Quốc chiếm lĩnh truyền thông. Đáng lẽ ra báo chí Việt Nam cần đăng tải việc cảnh sát biển Việt Nam đuổi tàu hải giám TQ tại khu vực Trường Sa. Chứ bác bỏ chỉ là thụ động và khiến người dân nghi ngờ.Theo BBC: Phóng sự hôm 3/7 của CCTV nói "trong ngày thứ hai của chuyến tuần tra" ở Biển Đông, tàu hải giám Trung Quốc đã phát hiện tàu của Việt Nam đang lao về hướng tàu của họ với tốc độ lớn. Tàu Việt Nam đã dùng loa phát thông điệp:"Đây là tàu cảnh sát biển Việt Nam số 5012. Các vị đã vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam, đề nghị rút khỏi khu vực này ngay lập tức."
Theo CCTV tàu hải giám Trung Quốc đã đáp trả, xưng danh là tàu hải giám số 83 đồng thời nói theo Công ước LHQ về Luật Biển và Luật pháp Trung Quốc, đây là vùng biển của Trung Quốc.
Các tàu hải giám lập tức thay đổi đội hình, cả bốn tàu cùng quay đầu hướng về tàu Việt Nam. CCTV nói sau chừng 10 phút, tàu Việt Nam giảm tốc độ và rút lui.
Không rõ những gì xảy ra sau đó.
Trước thông tin từ một vài phương tiện thông tin đại chúng của Trung Quốc nói rằng, bốn tàu Hải giám của Trung Quốc tiến hành hoạt động tuần tra tại khu vực quần đảo Trường Sa và chặn đuổi tàu công vụ của Việt Nam, ngày 4/7/2012 Thông tấn xã Việt Nam khẳng định:
Chúng tôi bác bỏ thông tin tàu Hải giám Trung Quốc “chặn đuổi” tàu công vụ của Việt Nam tại khu vực quần đảo Trường Sa. Khi phát hiện các tàu Hải giám của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, các lực lượng chức năng của Việt Nam đã thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực quần đảo Trường Sa.
Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Việc tàu Hải giám Trung Quốc tiến hành cái gọi là “hoạt động tuần tra” tại khu vực quần đảo Trường Sa là hành vi xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không phù hợp với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình ở Biển Đông, không có lợi cho hòa bình, ổn định ở khu vực.
Chúng tôi kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động sai trái nói trên, tuân thủ DOC, không có các hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông./.
-Thông tấn xã Việt Nam bác bỏ thông tin của báo chí TQ-
BBC có nhiều thông tin hơn:
– VN bác tin tàu bị Trung Quốc ‘chặn đuổi’ (BBC).
Việt Nam - Trung Quốc: Luận điệu khó hiểu trên Thời báo Hoàn cầu (TN 4-7-12) -- Bài báo này: China faces long-term regional annoyances (Global Times 4-7-12)
Tướng Cương "vạch mặt" mưu đồ và kịch bản dầu khí của Trung Quốc (GD 4-7-12)
– Trung Quốc cho tàu hải giám đuổi tàu Việt Nam khỏi vùng Trường Sa — (RFI). – Đội tàu hải giám TQ đối đầu tàu Việt Nam trong khu vực tranh chấp? — (RFI).
- Thế trận Biển Đông sau thời kỳ “ném đá dò sông” của Bắc Kinh - (Trần Kinh Nghị). – Tiến sĩ Hoàng Trọng Lập, Nguyên Phó trưởng ban Biên giới của Chính phủ, nguyên Đại sứ VN tại Malaysia: Trung Quốc trong chiến lược độc chiếm biển Đông (TN). - Biển Đông: Ván cờ thế kỉ (TVN). - Nước láng giềng khó chơi (RFA’s blog).
- Trung Quốc mượn cớ đả kích Philippines để cảnh cáo ASEAN về Biển Đông — (RFI). – TNS Gregorio Honasan: Hải quân Mỹ nên đến bãi cạn Scarborough (PLTP). – Dân biểu Philippines Biazon: Máy bay do thám Mỹ có thể bay qua vùng biển Tây Philippines (biển Đông): Biazon: US spy planes can fly over West Phl Sea (Philippine Star).
- China’s patrol team continues mission in South China Sea.
- VIDEO: CHINA PATROL TEAM IN S. CHINA SEA. - video trên You Tube: http://www.youtube.com/watch?v=M3eCHfW5Dqg&feature=player_embedded
- Chinese patrol ships reach Nansha Islands (Xinhua). - Chinese patrol ships reach Spratlys to conduct ‘observations’ (GMA News).
- Lật tẩy âm mưu uy hiếp biển Đông của Trung Quốc (ĐV). - Trung Quốc ‘dương oai, diễu võ’ hù dọa các nước ven Biển Đông (ĐV). - Những tiếng nói ‘diều hâu’ ở Trung Quốc (VNE). - Tên lửa tầm bắn 3.000 km Trung Quốc hướng ra Biển Đông (PNTD). - Báo Trung Quốc đăng ảnh độc về Hải quân Việt Nam.
- Trung Quốc tiếp tục gây sự tại Biển Đông. - 7 nút thắt tại Biển Đông (Petrotimes).
- “Luật Biển giúp Việt Nam bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền” (CAND).- HĐND TP Đà Nẵng phản đối Trung Quốc lập thành phố Tam Sa (TP).
- Những hình ảnh về lịch sử đội quân Hoàng Sa đầu tiên của Việt Nam (GDVN). - Miệt mài “góp đá” gửi Trường Sa (TT). - Tình nguyện ra Trường Sa làm việc (TP). - Nghĩa cử ở Nhà giàn DK1 (TP).
- CHÍNH QUYỀN E NGẠI LÒNG YÊU NƯỚC? — (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Tướng Cương “vạch mặt” mưu đồ và kịch bản dầu khí của Trung Quốc (GDVN).
- Trung Quốc tiếp tục trò gây hấn (TT). - Luận điệu khó hiểu trên Thời báo Hoàn cầu (TP).
- Việt Nam giữa hai bờ Trung – Mỹ (BBC).
-@ Bốn tàu Trung Quốc đuổi tàu Việt Nam ở Trường Sa Nguoi Viet Online
Căng thẳng leo thang trên Biển Ðông
HÀ NỘI (NV) - Một nhóm, gồm ít nhất 4 tàu của Trung Quốc, đã rượt đuổi một chiếc tàu của Việt Nam ở khu vực quần đảo Trường Sa. Ðây là dấu hiệu leo thang nghiêm trọng trong tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Theo các bản tin của đài truyền hình Trung Quốc phổ biến trên mạng ngày 3 tháng 7, 2012 đoàn tàu hải giám của Trung Quốc đã ngăn chặn và đuổi ở khu vực quần đảo Trường Sa một tàu của Việt Nam không thấy nói thuộc loại tàu gì.
Các bản tin này kèm cả hình ảnh và video clips.
“Khi đang tham dự hoạt động tuần tra thường lệ, họ đã xua đuổi thành công một tàu Việt Nam khi đang chạy vào vùng biển chủ quyền của Trung Quốc trong biển Nam Hải (Việt Nam gọi là Biển Ðông).”
Bản tin đài truyền hình Trung Quốc nói trên kể chi tiết: “Vào ngày thứ hai của chuyến tuần tra trên biển Nam Hải, các tàu hải giám Trung Quốc đã phát hiện một tàu lạ. Tàu này phóng về phía họ với vận tốc nhanh. Các tàu tuần (TQ) nói tàu lạ xâm phạm chủ quyền Trung Quốc trên biển Nam Hải. Họ lập tức thực hiện kế hoạch phản ứng khẩn cấp. Bước đầu: yêu cầu tầu lạ xác định danh tính.”
Bản tin thuật lời Hoàng Dũng (Huang Yong), thuyền trưởng tàu hải giám 83 (tàu chỉ huy trọng tải hơn 3,200 tấn), ra lệnh buộc “tàu lạ” rời khỏi khu vực. Các tàu hải giám Trung Quốc thay đổi đội hình và tàu chỉ huy tiến về phía tàu Việt Nam với sự bao vây của 3 tàu (hải giám) khác.
“Sau khoảng 10 phút, tàu Việt Nam giảm bớt tốc độ rồi cuối cùng rút lui.” Bản tin truyền hình Trung Quốc viết. Không thấy tin tức chính thức ở Việt Nam có phản ứng gì hay đưa tin gì về vụ việc này được loan truyền rộng rãi ở Trung Quốc.
Ðoàn 4 tàu hải giám Trung Quốc được điều động tới khu vực Trường Sa từ ngày 26 tháng 6, 2012 sau khi Quốc Hội CSVN thông qua Luật Biển (ngày 21 tháng 6, 2012) trong đó xác định các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
Ðài truyền hình Trung Quốc nói khi tập luyện ở quần đảo Trường Sa, các tàu hải giám “luyện tập thay đổi đội hình nhiều lần.” Bản tin Tân Hoa Xã ngày 3 tháng 7, 2012 nói đoàn tàu hải giám Trung Quốc đã phát các lời tuyên bố bằng Anh ngữ, Việt ngữ và Hoa ngữ xác định chủ quyền đối với các quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa). Ðoàn tàu này thực tập tuần tiểu đội hình gần đảo đá ngầm Vĩnh Thử (Yongshu Reef) (Việt Nam gọi là Ðảo Ðá Chữ Thập) ở quần đảo Trường Sa. Ðoàn tàu này cũng đến khu vực đảo Hoa Dương (Huayang Reef) (Việt Nam gọi là Châu Viên).
Ngày Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2012, hàng trăm người ở Hà Nội và Sài Gòn đã biểu tình tuần hành chống Trung Quốc bá quyền.
Ngày Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh Hồng Lỗi đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam phải hành động “không làm gia tăng và phức tạp thêm tình hình ở biển Nam Hải.” Nhân Dân nhật báo, cơ quan tuyên truyền chính thức của Ðảng Cộng Sản Trung Quốc đưa tin như vậy về phản ứng đối với các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam. Báo này mô tả mối quan hệ giữa hai nước xấu đi khi Quốc Hội CSVN thông qua Luật Biển.
Phản ứng tức thì của Trung Quốc về Luật Biển của Việt Nam là thành lập thành phố cấp huyện Tam Sa, đặt cơ sở quân sự và hành chánh tại đảo Phú Lâm (TQ gọi là Vĩnh Hưng đảo), bao gồm cả 3 quần đảo Trung Sa và hai quần đảo của Việt Nam là Hoàng Sa và Trường Sa. Ðồng thời sau đó, Bắc Kinh cho Công ty Dầu khí Hải Dương (CNOOC) gọi thầu quốc tế dò tìm dầu khí tại 9 lô ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Có những chỗ, cạnh của các lô này các bờ biển hay đảo của Việt Nam chưa tới 40 hải lý tới 60 hải lý.
Quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc cướp năm 1974 và đến năm 1988, Trung Quốc mới xua một đoàn tàu đến cướp một số đảo nhỏ và bãi san hô của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa.
Các hành động của Bắc Kinh đang diễn ra cho hiểu họ tăng cường độ hoạt động tranh chấp để mọi người hiểu 80% Biển Ðông nằm trong “Lưỡi Bò” là của Trung Quốc, dù bị các nước trong khu vực không chấp nhận.
Những hành động kiểu “ăn miếng trả miếng” mạnh bạo hơn giữa Việt Nam và Trung Quốc những ngày gần đây liên quan đến chủ quyền biển đảo Biển Ðông ngược lại với lời lẽ của bản thỏa hiệp ngày 11 tháng 10, 2011 giữa hai nước khi Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cầm đầu một phái đoàn đến Bắc Kinh.
Ðiểm thứ 9 của bản thỏa hiệp này viết: “Ðối với các vấn đề còn tồn tại hay mới nảy sinh trong quan hệ giữa hai nước, trong đó có các vấn đề trên biển, hai bên cần kiên trì và bình tĩnh xử lý, giải quyết thỏa đáng, công bằng, hợp lý, thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị, phù hợp với nhận thức chung đã đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước, phù hợp với luật pháp quốc tế, các thỏa thuận quốc tế và đặc điểm quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước, quyết không để bất cứ vấn đề gì, bất cứ thế lực nào chia rẽ quan hệ hai đảng, hai nước và nhân dân hai nước Việt-Trung.” (TN)
@ Bốn tàu Trung Quốc đuổi tàu Việt Nam ở Trường Sa Nguoi Viet Online
Tàu cá Bình Định bị tàu nước ngoài đâm chìm
Một tàu cá của ngư dân Bình Định bị tàu nước ngoài đâm chìm gần Trường Sa, một người sống sót, ba người mất tích.
Thành lập thêm một nghiệp đoàn nghề cá
Trao tặng 2 Mái ấm Công đoàn
--Tướng Cương "vạch mặt" mưu đồ và kịch bản dầu khí của Trung Quốc
(GDVN) - (GDVN) - “Sự phát triển của Trung Quốc mới chỉ là bề rộng, còn về bề sâu thì Trung Quốc còn kém Mỹ và Nhật Bản hàng chục năm”.
Trước một Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ, ông Cương phân tích: “Trung Quốc có điểm yếu không? Câu trả lời ở đây là có. Trung Quốc phát triển mạnh như vậy nhưng Trung Quốc cần quan hệ với thế giới. Thêm nữa, sự phát triển của Trung Quốc mới chỉ là bề rộng, còn về bề sâu thì Trung Quốc còn kém Mỹ và Nhật Bản hàng chục năm.
Nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc vào thế giới. Trung Quốc là Ủy viên thường trực HĐBA Liên hợp quốc và hàng trăm lần lãnh đạo Trung Quốc nói rằng phải duy trì xu thế tất yếu của thời đại. Nhưng những hành động của Trung Quốc lại đi ngược với xu thế chung của thế giới và bị cộng đồng quốc tế phản đối. Trong thời buổi hiện nay, các nước nương tựa vào nhau, quyền lợi kinh tế của Trung Quốc đan xen với các nước khác”.
Tướng Lê Văn Cương: Trung Quốc đâu phải muốn là được (VTC 3-7-12)
Phân tích tử huyệt của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông
Biển Đông: Hardened lines in the South China Sea (Asia Times 4-7-12) ◄
Bộ trưởng Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Nga Lavrov khẳng định tranh chấp cần được giải quyết trên luật pháp quốc tế như UNCLOS và COC.
- Nga ủng hộ giải quyết vấn đề biển Đông bằng luật pháp quốc tế (TN). - Bộ trưởng Ngoại giao thăm chính thức Liên bang Nga (TTXVN).
- Chủ tịch Cuba lần đầu thăm Việt Nam và Trung Quốc — (RFI). – Chủ tịch Cuba thăm Việt Nam, Trung Quốc — (VOA).
Công ty Canada hối hận vì đã bán công nghệ quân sự cho Trung Quốc
-Luận điệu khó hiểu trên Thời báo Hoàn cầu
> Những tiếng nói tôn trọng lẽ phải và sự thật
TP - Nhiệm vụ của báo chí là thông tin kịp thời, chính xác sự kiện để định hướng dư luận, nhưng trong vấn đề Biển Đông và quan hệ Việt - Trung hiện nay thì một số báo Trung Quốc đã không làm như thế.
Trái lại, họ còn đăng tải những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, kích động chia rẽ quan hệ hữu nghị giữa hai nước, đi ngược lại xu thế hòa bình, phát triển trong khu vực. Báo điện tử Hoàn cầu (www.huanqiu.com), bản điện tử của “Thời báo Hoàn Cầu” - trực thuộc “Nhân dân Nhật báo” là một tờ báo như thế.
Lật chuyện và bịa đặt
06h48’ ngày 3-7-2012, báo này đưa lên bài của Chu Mã Liệt nhan đề: “Báo chí nói Việt Nam xâm chiếm lãnh thổ Nam Hải của Trung Quốc nhiều nhất, tới 29 đảo, bãi đá” với nội dung đầy rẫy những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, kích động tình cảm chống Việt Nam trong công chúng Trung Quốc và người Hoa trên thế giới.
Dưới các tít phụ “Người “anh em” Việt Nam của chúng ta bắt ngư dân, chiếm đảo, ăn cắp dầu mỏ của ta ở Nam Hải”, “Hội chứng sợ Việt Nam của ngư dân Trung Quốc”, “Đánh người, bắt thuyền, cướp của, lấy cá”, “Không nhận anh em, nói gì đến tình hữu nghị”, “Chiến lược của Việt Nam: Vô danh hữu thực, đem dầu lấy từ Nam Hải lên bán cho Trung Quốc”, “Nhân đám cháy cướp của”... tờ báo này dựng lên những chuyện tày trời: Nào là chuyện ngư dân Trung Quốc đánh cá trong vùng biển của Trung Quốc bị pháo hạm của Việt Nam “truy đuổi, bắn, cướp cá”.
Bài báo đưa lời của một ngư dân Quảng Tây là Diệp Thiệu Minh kể việc tàu của ông ta khi đánh cá trong vùng biển của Trung Quốc thường xuyên bị các tàu chiến Việt Nam truy đuổi, phun vòi rồng, bắn chỉ thiên xua đuổi... khiến họ không làm nghề được.
Vụ việc tàu Trung Quốc cản trở quấy nhiễu tàu Viking II của Việt Nam thăm dò trên thềm lục địa của Việt Nam hôm 9-6-2011, bị xuyên tạc thành “Tàu cá Trung Quốc bị tàu vũ trang của Việt Nam truy đuổi trái phép ở bãi Vạn An, dẫn đến việc lưới của tàu cá Trung Quốc bị mắc vào cáp của tàu thăm dò dầu khí Việt Nam đang hoạt động trái phép. Tàu Việt Nam bất chấp an toàn tính mạng của ngư dân Trung Quốc, đã kéo lê tàu cá Trung Quốc chạy lùi hơn 1 giờ đồng hồ, ngư dân Trung Quốc phải chủ động cắt bỏ lưới mới thoát ra được”.
Một ngư dân khác kể chuyện tàu của ông ta thường xuyên bị tàu kiểm ngư và tàu biên phòng Việt Nam truy đuổi phải cắt lưới để chạy “nếu không, bị họ bắt thì thiệt hại càng lớn, bị phạt khoảng 10 vạn tệ (330 triệu VND)”.
Không những thế, bất chấp sự thật các tàu của ngư dân Việt Nam đánh bắt trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa thường xuyên bị lính Trung Quốc đuổi bắt, tịch thu tàu, cướp hải sản, ngư cụ và bắt nộp tiền chuộc, bài báo này lại rêu rao về việc tàu cá Việt Nam “thường xuyên xâm phạm lãnh hải Trung Quốc đánh bắt, lại còn xin thuốc lá, rượu, dầu, gạo của ngư dân Trung Quốc”.
Bài báo vu khống: “Từ tháng 6-2004, sau khi Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ có hiệu lực, ngư dân Trung Quốc không ra đánh bắt ở khu vực ranh giới nữa, nhưng người Việt Nam vượt biên sang đánh bắt bên ta rất nhiều. Người Việt Nam dùng lưới điện và thuốc nổ đánh bắt kiểu hủy diệt môi trường, nên tài nguyên bên biển họ cạn kiệt, chả còn gì để đánh bắt nữa” (!?).
Sự kiện Trung Quốc gây hấn, dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay quân đội Sài Gòn năm 1974 được bài báo đổi trắng thay đen thành: Từ ngày 15 đến 19-1-1974, chính quyền Sài Gòn huy động quân đội xâm phạm nhóm đảo “Vĩnh Lạc” trong quần đảo “Tây Sa”, đánh chiếm các đảo “Cam Tuyền” và “Kim Ngân”, nên “quân dân Trung Quốc đã vùng lên đánh trả, đánh đuổi quân đội Nam Việt, bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ” (!?).
Bài báo còn dựng chuyện bịa đặt rằng, quân đội Sài Gòn “xâm chiếm” các đảo Sinh Tồn, Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Trường Sa, An Bang trong thời gian từ tháng 7-1974 đến tháng 2-1975, trong khi trên thực tế, họ đã đóng quân trên các đảo này từ mấy chục năm trước đó.
Bài báo “kết tội” Việt Nam sau khi thống nhất đất nước đã “không ngừng mở rộng việc xâm chiếm các đảo, bãi đá không người ở”, đến khi bình thường hóa quan hệ Việt - Trung đã chiếm 26 đảo, bãi, trong các năm 1993, 1998 lại chiếm thêm 3 đảo, bãi nữa.
Kích động chia rẽ không lường
Thật nực cười khi tác giả bài báo coi việc Việt Nam ra tuyên bố về đường cơ sở, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình theo Công ước quốc tế về Luật Biển 1982 là “hành động chiếm đoạt tới hơn 1 triệu cây số vuông vùng biển truyền thống của Trung Quốc”, rồi “đẩy mạnh hoạt động thăm dò khai thác dầu mỏ ở vùng biển của Trung Quốc”.
Bài báo đưa ra tính toán: “Việt Nam mỗi năm khai thác tới 8 triệu tấn dầu mỏ ở vùng biển tranh chấp Trung - Việt, chiếm tỷ lệ khá lớn trong sản lượng 30 triệu tấn dầu/năm của Việt Nam. Cho đến năm 2008, Việt Nam đã khai thác khoảng 100 triệu tấn dầu, 1.55 tỷ mét khối khí ở vùng biển Nam Sa (tức Trường Sa), kiếm lợi trên 25 tỷ USD”.
Bài báo cho rằng, “Việt Nam đã hút dầu của Trung Quốc bán cho Trung Quốc”: Năm 2011, Việt Nam xuất sang Trung Quốc 1,25 triệu tấn dầu thô.
Chưa hết, tác giả còn gây chia rẽ quan hệ Việt - Trung bằng việc dựng lên chuyện “Việt Nam mượn địa vị là Chủ tịch ASEAN để tạo điều kiện cho Mỹ gây sức ép với Trung Quốc”.
Việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển dưới mắt Chu Mã Liệt trở thành hành vi “nhân đám cháy để cướp của” khi Trung Quốc đang phải tập trung đối phó với Philippines trong vụ việc tranh chấp bãi Scarborough.
Cũng báo điện tử Hoàn Cầu, từ ngày 2-7 đã đưa lên giao diện trang chủ bài viết “Xung đột Trung - Việt: màn mở đầu của cuộc chiến bảo vệ Nam Hải” sặc mùi hiếu chiến lấy từ blog của Tây Tử Lâm.
Người này viết: “Nhìn vào vị trí 9 lô dầu khí mà CNOOC mời thầu quốc tế hôm 23-6, có thể phát hiện 9 ô này đều nằm trong Đường 9 đoạn (Đường Lưỡi bò), áp sát Việt Nam, tạo thành bức tường hình vòng cung ôm lấy Việt Nam, là một phòng tuyến kiềm chế Việt Nam lấn chiếm Nam Hải của chúng ta”.
Theo tác giả, hiện nay Trung Quốc “có tiền, có súng, có thị trường” và “tình hình tất sẽ phát triển theo hướng khó tránh khỏi xung đột. Giếng dầu khoan ngay cửa ngõ nhà Việt Nam, liệu họ không bốc hỏa sao? Chưa kể bọn Khỉ (từ tác giả miệt thị Việt Nam - Người dịch) luôn tranh giành chủ quyền Nam Hải với ta.
Nếu bọn Khỉ chấp nhận thì phải từ bỏ tranh giành. Nếu họ dám phá thì ngoài việc thu hồi những đảo họ đã cưỡng chiếm, ta còn thu hồi cả những mỏ dầu họ đã khoan trước đây.
Hành động của CNOOC đã dồn bọn Khỉ đến chân tường. Xung đột là điều tất nhiên. Cuộc xung đột Trung - Việt sẽ là màn mở đầu của cuộc chiến tranh thu hồi chủ quyền Nam Hải”.
Thật khó hiểu khi một cơ quan truyền thông chính thống của Trung Quốc lại cho đăng những bài báo với giọng điệu và ngôn từ như thế! “Thời báo Hoàn Cầu” đang toan tính điều gì đây??
Thu Thủy
Mỹ "giăng bẫy" Nga như thế nào?
-------------
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) vừa ra thông báo khẩn bác bỏ thông tin trên truyền hình Trung Quốc rằng bốn tàu hải giám nước này đã chặn đuổi tàu của cảnh sát biển Việt Nam.
Truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV kênh tiếng Anh hôm thứ Ba 3/7 vừa chiếu phóng sự về vụ bốn tàu hải giám nước này chặn đuổi tàu của cảnh sát biển Việt Nam ở vùng biển quanh quần đảo Trường Sa với kết quả là tàu Việt Nam "phải rút lui".
Thông báo của TTXVN viết: "Chúng tôi bác bỏ thông tin tàu hải giám Trung Quốc “chặn đuổi” tàu công vụ của Việt Nam tại khu vực quần đảo Trường Sa".
Hãng thông tấn nhà nước Việt Nam nói: "Khi phát hiện các tàu hải giám của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, các lực lượng chức năng của Việt Nam đã thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực quần đảo Trường Sa".
TTXVN khẳng định Việt Nam "có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa", đồng thời nói việc tàu hải giám “hoạt động tuần tra” tại khu vực quần đảo Trường Sa "là hành vi xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không phù hợp với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình ở Biển Đông, không có lợi cho hòa bình, ổn định ở khu vực".
"Chúng tôi kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động sai trái nói trên..."
Đối đầu
Phóng sự hôm 3/7 của CCTV nói "trong ngày thứ hai của chuyến tuần tra" ở Biển Đông, tàu hải giám Trung Quốc đã phát hiện tàu của Việt Nam đang lao về hướng tàu của họ với tốc độ lớn. Tàu Việt Nam đã dùng loa phát thông điệp:
"Đây là tàu cảnh sát biển Việt Nam số 5012. Các vị đã vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam, đề nghị rút khỏi khu vực này ngay lập tức."
Theo CCTV tàu hải giám Trung Quốc đã đáp trả, xưng danh là tàu hải giám số 83 đồng thời nói theo Công ước LHQ về Luật Biển và Luật pháp Trung Quốc, đây là vùng biển của Trung Quốc.
Các tàu hải giám lập tức thay đổi đội hình, cả bốn tàu cùng quay đầu hướng về tàu Việt Nam. CCTV nói sau chừng 10 phút, tàu Việt Nam giảm tốc độ và rút lui.
Không rõ những gì xảy ra sau đó.
Phóng sự ngắn của CCTV cho thấy căng thẳng vẫn đang diễn ra ở vùng biển Đông mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền, nhất là sau khi cả hai bên Việt Nam và Trung Quốc đều đang có các động thái đối đầu nhau.
Các tàu hải giám Trung Quốc được biết vừa từ căn cứ ở Hải Nam di chuyển xuống tuần tra trong khu vực Trường Sa.
Luật Biển
Hôm 21/6, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển, trong đó tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trung Quốc đã phản ứng mau chóng và mạnh mẽ để phản đối dự luật này.
Ngoài các quyết định gọi thầu quốc tế ở chín lô ở ngoài khơi Việt Nam, thành lập thành phố Tam Sa hay thiết lập cơ chế tuần tra 'phòng ngừa chiến tranh' ở Biển Đông, hôm 26/6 Trung Quốc đã điều đội tàu hải giám từ Tam Á, Hải Nam, xuống Trường Sa.
Bốn tàu này đã vượt qua 2.000 hải lý để tới đảo Châu Viên (Trung Quốc gọi là Hoa Dương), thuộc quần đảo Trường Sa.
Theo Tân Hoa Xã, thủy thủ đoàn của các tàu hải giám đã tiến hành một cuộc thao diễn đội hình tại đảo Đá Chữ Thập (Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử) vào thứ Hai 2/7.
Moscow và Hà Nội muốn tiếp tục thúc đẩy hợp tác dầu khí, ngay sau khi Trung Quốc mời thầu tại các lô mà Việt Nam đã giao cho Nga.
Đây là một trong các nội dung đạt được trong chuyến viếng thăm Nga của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh.
Trung Quốc vừa loan báo mời thầu quốc tế trong chín lô dầu khí mà Việt Nam nói là nằm trong thềm lục địa của mình, trong đó một số lô đã được giao cho các công ty nước ngoài, như Gazprom của Nga.
Lãnh đạo Nga cũng đã bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam.
Ông Minh vừa kết thúc chuyến công du 5 ngày đến Nga bắt đầu từ ngày 29/6. Ông cũng đã trao đổi với người tương nhiệm của phía Nga là Sergei Lavrov về những diễn biến gần đây trên Biển Đông, theo tường thuật của Thông tấn xã Việt Nam.
Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin, nhân vật cao cấp nhất của phía Nga mà ngoại trưởng Việt Nam hội kiến, đã nhấn mạnh cơ hội hợp tác với Việt Nam trong ‘lĩnh vực chiến lược’ như điện hạt nhân.
‘An toàn và chất lượng’
Theo đó, phía Nga cam kết sẽ triển khai xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 một cách an toàn, đúng tiến độ và chất lượng.
Phó Thủ tướng Rogozin cũng nói với ông Minh rằng nước ông sẽ tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự với Việt Nam.
Hai nước cũng 'nhận thấy triển vọng hợp tác to lớn' trong việc sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình.
Trong khi đó, ông Ivan Melnikov, phó chủ tịch thứ nhất Duma Quốc gia, tức Hạ viện Nga, cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Trong cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Minh, Ngoại trưởng Sergei Lavrov cũng nhắc đến vai trò quan trọng của việc hợp tác trong lĩnh vực năng lượng.
Theo Thông tấn xã Việt Nam thì hai bộ trưởng đã nhất trí xem năng lượng là một trong những lĩnh vực ‘mũi nhọn, chiến lược’ trong quan hệ hai nước.
Hai nước Nga – Việt cũng hứa thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực dầu khí – tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp dầu khí hai nước hợp tác.
Về những diễn biến gần đây trên Biển Đông, hai ngoại trưởng nhắc lại xử lý mọi tranh chấp trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC.
Hai nước cũng kêu gọi nhanh chóng xây dựng được một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc đối với các bên về tranh chấp trên Biển Đông.
Trong chuyến thăm của ông Minh đến Moscow, hai nước cũng bàn bạc về việc tổ chức các chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước trong năm nay.
Công nghệ của Nga đã được Việt Nam lựa chọn để xây dựng nhà máy điện hạt nhân số 1 ở Ninh Thuận hai năm trước đây. Phía Nga cũng cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam quản lý và xử lý chất thải hạt nhân cũng như chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự an toàn của nhà máy.
Chỉ cách đây vài ngày, tân chủ tịch của Công ty điện lực Tokyo Tepco, đã tuyên bố công ty ông sẽ rút ra khỏi dự án nhà máy điện hạt nhân 2 ở Ninh Thuận.
Lý do mà Tepco đưa ra là họ muốn tập trung giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy Fukushima sau thảm họa động đất sóng thần hồi tháng Ba năm ngoái thay vì xuất khẩu công nghệ này.
Việt Nam - Trung Quốc: Luận điệu khó hiểu trên Thời báo Hoàn cầu (TN 4-7-12) -- Bài báo này: China faces long-term regional annoyances (Global Times 4-7-12)
Tướng Cương "vạch mặt" mưu đồ và kịch bản dầu khí của Trung Quốc (GD 4-7-12)
– Trung Quốc cho tàu hải giám đuổi tàu Việt Nam khỏi vùng Trường Sa — (RFI). – Đội tàu hải giám TQ đối đầu tàu Việt Nam trong khu vực tranh chấp? — (RFI).
- Thế trận Biển Đông sau thời kỳ “ném đá dò sông” của Bắc Kinh - (Trần Kinh Nghị). – Tiến sĩ Hoàng Trọng Lập, Nguyên Phó trưởng ban Biên giới của Chính phủ, nguyên Đại sứ VN tại Malaysia: Trung Quốc trong chiến lược độc chiếm biển Đông (TN). - Biển Đông: Ván cờ thế kỉ (TVN). - Nước láng giềng khó chơi (RFA’s blog).
- Trung Quốc mượn cớ đả kích Philippines để cảnh cáo ASEAN về Biển Đông — (RFI). – TNS Gregorio Honasan: Hải quân Mỹ nên đến bãi cạn Scarborough (PLTP). – Dân biểu Philippines Biazon: Máy bay do thám Mỹ có thể bay qua vùng biển Tây Philippines (biển Đông): Biazon: US spy planes can fly over West Phl Sea (Philippine Star).
- China’s patrol team continues mission in South China Sea.
- VIDEO: CHINA PATROL TEAM IN S. CHINA SEA. - video trên You Tube: http://www.youtube.com/watch?v=M3eCHfW5Dqg&feature=player_embedded
- Chinese patrol ships reach Nansha Islands (Xinhua). - Chinese patrol ships reach Spratlys to conduct ‘observations’ (GMA News).
- Lật tẩy âm mưu uy hiếp biển Đông của Trung Quốc (ĐV). - Trung Quốc ‘dương oai, diễu võ’ hù dọa các nước ven Biển Đông (ĐV). - Những tiếng nói ‘diều hâu’ ở Trung Quốc (VNE). - Tên lửa tầm bắn 3.000 km Trung Quốc hướng ra Biển Đông (PNTD). - Báo Trung Quốc đăng ảnh độc về Hải quân Việt Nam.
- Trung Quốc tiếp tục gây sự tại Biển Đông. - 7 nút thắt tại Biển Đông (Petrotimes).
- “Luật Biển giúp Việt Nam bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền” (CAND).- HĐND TP Đà Nẵng phản đối Trung Quốc lập thành phố Tam Sa (TP).
- Những hình ảnh về lịch sử đội quân Hoàng Sa đầu tiên của Việt Nam (GDVN). - Miệt mài “góp đá” gửi Trường Sa (TT). - Tình nguyện ra Trường Sa làm việc (TP). - Nghĩa cử ở Nhà giàn DK1 (TP).
- CHÍNH QUYỀN E NGẠI LÒNG YÊU NƯỚC? — (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Tướng Cương “vạch mặt” mưu đồ và kịch bản dầu khí của Trung Quốc (GDVN).
- Trung Quốc tiếp tục trò gây hấn (TT). - Luận điệu khó hiểu trên Thời báo Hoàn cầu (TP).
- Việt Nam giữa hai bờ Trung – Mỹ (BBC).
-@ Bốn tàu Trung Quốc đuổi tàu Việt Nam ở Trường Sa Nguoi Viet Online
Căng thẳng leo thang trên Biển Ðông
HÀ NỘI (NV) - Một nhóm, gồm ít nhất 4 tàu của Trung Quốc, đã rượt đuổi một chiếc tàu của Việt Nam ở khu vực quần đảo Trường Sa. Ðây là dấu hiệu leo thang nghiêm trọng trong tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Các tàu hải giám Trung Quốc tập trận ở quần đảo Trường Sa từ ngày 28 tháng 6, 2012. (Hình: China TV). |
Các bản tin này kèm cả hình ảnh và video clips.
“Khi đang tham dự hoạt động tuần tra thường lệ, họ đã xua đuổi thành công một tàu Việt Nam khi đang chạy vào vùng biển chủ quyền của Trung Quốc trong biển Nam Hải (Việt Nam gọi là Biển Ðông).”
Bản tin đài truyền hình Trung Quốc nói trên kể chi tiết: “Vào ngày thứ hai của chuyến tuần tra trên biển Nam Hải, các tàu hải giám Trung Quốc đã phát hiện một tàu lạ. Tàu này phóng về phía họ với vận tốc nhanh. Các tàu tuần (TQ) nói tàu lạ xâm phạm chủ quyền Trung Quốc trên biển Nam Hải. Họ lập tức thực hiện kế hoạch phản ứng khẩn cấp. Bước đầu: yêu cầu tầu lạ xác định danh tính.”
Bản tin thuật lời Hoàng Dũng (Huang Yong), thuyền trưởng tàu hải giám 83 (tàu chỉ huy trọng tải hơn 3,200 tấn), ra lệnh buộc “tàu lạ” rời khỏi khu vực. Các tàu hải giám Trung Quốc thay đổi đội hình và tàu chỉ huy tiến về phía tàu Việt Nam với sự bao vây của 3 tàu (hải giám) khác.
“Sau khoảng 10 phút, tàu Việt Nam giảm bớt tốc độ rồi cuối cùng rút lui.” Bản tin truyền hình Trung Quốc viết. Không thấy tin tức chính thức ở Việt Nam có phản ứng gì hay đưa tin gì về vụ việc này được loan truyền rộng rãi ở Trung Quốc.
Ðoàn 4 tàu hải giám Trung Quốc được điều động tới khu vực Trường Sa từ ngày 26 tháng 6, 2012 sau khi Quốc Hội CSVN thông qua Luật Biển (ngày 21 tháng 6, 2012) trong đó xác định các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
Ðài truyền hình Trung Quốc nói khi tập luyện ở quần đảo Trường Sa, các tàu hải giám “luyện tập thay đổi đội hình nhiều lần.” Bản tin Tân Hoa Xã ngày 3 tháng 7, 2012 nói đoàn tàu hải giám Trung Quốc đã phát các lời tuyên bố bằng Anh ngữ, Việt ngữ và Hoa ngữ xác định chủ quyền đối với các quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa). Ðoàn tàu này thực tập tuần tiểu đội hình gần đảo đá ngầm Vĩnh Thử (Yongshu Reef) (Việt Nam gọi là Ðảo Ðá Chữ Thập) ở quần đảo Trường Sa. Ðoàn tàu này cũng đến khu vực đảo Hoa Dương (Huayang Reef) (Việt Nam gọi là Châu Viên).
Ngày Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2012, hàng trăm người ở Hà Nội và Sài Gòn đã biểu tình tuần hành chống Trung Quốc bá quyền.
Ngày Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh Hồng Lỗi đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam phải hành động “không làm gia tăng và phức tạp thêm tình hình ở biển Nam Hải.” Nhân Dân nhật báo, cơ quan tuyên truyền chính thức của Ðảng Cộng Sản Trung Quốc đưa tin như vậy về phản ứng đối với các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam. Báo này mô tả mối quan hệ giữa hai nước xấu đi khi Quốc Hội CSVN thông qua Luật Biển.
Phản ứng tức thì của Trung Quốc về Luật Biển của Việt Nam là thành lập thành phố cấp huyện Tam Sa, đặt cơ sở quân sự và hành chánh tại đảo Phú Lâm (TQ gọi là Vĩnh Hưng đảo), bao gồm cả 3 quần đảo Trung Sa và hai quần đảo của Việt Nam là Hoàng Sa và Trường Sa. Ðồng thời sau đó, Bắc Kinh cho Công ty Dầu khí Hải Dương (CNOOC) gọi thầu quốc tế dò tìm dầu khí tại 9 lô ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Có những chỗ, cạnh của các lô này các bờ biển hay đảo của Việt Nam chưa tới 40 hải lý tới 60 hải lý.
Quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc cướp năm 1974 và đến năm 1988, Trung Quốc mới xua một đoàn tàu đến cướp một số đảo nhỏ và bãi san hô của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa.
Ðảo Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc chiếm tháng 1 năm 1988 nay họ đã xây dựng pháo đài, hệ thống truyền tin vệ tinh. (Hình: Sina.com) |
Những hành động kiểu “ăn miếng trả miếng” mạnh bạo hơn giữa Việt Nam và Trung Quốc những ngày gần đây liên quan đến chủ quyền biển đảo Biển Ðông ngược lại với lời lẽ của bản thỏa hiệp ngày 11 tháng 10, 2011 giữa hai nước khi Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cầm đầu một phái đoàn đến Bắc Kinh.
Ðiểm thứ 9 của bản thỏa hiệp này viết: “Ðối với các vấn đề còn tồn tại hay mới nảy sinh trong quan hệ giữa hai nước, trong đó có các vấn đề trên biển, hai bên cần kiên trì và bình tĩnh xử lý, giải quyết thỏa đáng, công bằng, hợp lý, thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị, phù hợp với nhận thức chung đã đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước, phù hợp với luật pháp quốc tế, các thỏa thuận quốc tế và đặc điểm quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước, quyết không để bất cứ vấn đề gì, bất cứ thế lực nào chia rẽ quan hệ hai đảng, hai nước và nhân dân hai nước Việt-Trung.” (TN)
@ Bốn tàu Trung Quốc đuổi tàu Việt Nam ở Trường Sa Nguoi Viet Online
Tàu cá Bình Định bị tàu nước ngoài đâm chìm
Một tàu cá của ngư dân Bình Định bị tàu nước ngoài đâm chìm gần Trường Sa, một người sống sót, ba người mất tích.
Thành lập thêm một nghiệp đoàn nghề cá
Trao tặng 2 Mái ấm Công đoàn
--Tướng Cương "vạch mặt" mưu đồ và kịch bản dầu khí của Trung Quốc
(GDVN) - (GDVN) - “Sự phát triển của Trung Quốc mới chỉ là bề rộng, còn về bề sâu thì Trung Quốc còn kém Mỹ và Nhật Bản hàng chục năm”.
Thời gian qua, những hành động ngang ngược và các phát biểu bất chấp đạo lý, luật pháp quốc tế của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông đã thu hút sự quan tâm của tất cả người Việt Nam. Các ý kiến đưa ra đều bày tỏ sự phản đối những hành động gây hấn và xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc. Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược - Bộ Công an xung quanh vấn đề này.
Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện chiến lược - Bộ Công an |
Trung Quốc đã nói “một đằng làm một nẻo” như thế nào?
Nói về những hành động vừa qua của Trung Quốc, Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng: “Trước tiên phải nói rằng những hành động của Trung Quốc đều được tính toán một cách kỹ càng, cẩn thận. Người ta chọn không gian địa điểm, thời gian để làm việc này. Đây không phải là hành vi bột phát mà nó nằm trong một chuỗi hành động để thể hiện chủ trương “độc chiếm biển Đông” của Trung Quốc. Tôi cho rằng, việc này có sự chỉ đạo của nhà nước chứ không chỉ đơn thuần là một công ty dầu khí có thể dám làm.
Thứ hai là hành động của Trung Quốc đã vi phạm công ước quốc tế về Luật Biển 1982 trong đó cả Việt Nam và Trung Quốc đều đã ký. Chín lô Trung Quốc mời thầu nằm trọn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Vùng này thuộc chủ quyền của Việt Nam, không thể là vùng có tranh chấp với bất kỳ quốc gia nào. Như vậy hành vi của Trung Quốc đã vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc, vi phạm Tuyên bố ứng xử trên biển Đông (DOC). Đây cũng là việc chứng tỏ cho thế giới thấy rằng lãnh đạo Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo”.
Bản đồ vị trí Trung Quốc mời thầu khai thác dầu khí trên vùng biển VN - Đồ họa: N.Khanh (nguồn: Báo Tuổi Trẻ) |
Chứng minh cho luận điểm này, ông Cương nói: “Cụ thể, gần đây nhất là tháng 10/2010, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã gửi điện cho những người đồng cấp ASEAN nói rõ rằng Trung Quốc muốn xây dựng lòng tin cùng các bên liên quan để xây dựng biển Đông thành một vùng hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển.
Đến tháng 1/2011, tại Washington, trong tuyên bố chung Mỹ - Trung được ký kết giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào gồm 41 điểm, cả hai bên đều cam kết hợp tác để đảm bảo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung và khu vực Đông Á nói riêng là một khu vực ổn định, hòa bình, hợp tác, phát triển; trong điều kiện như vậy thì nước nào cũng có lợi.
BẤM VÀO ĐÂY XEM CHÙM ẢNH: CÔNG BỐ NHỮNG HÌNH ẢNH "KHÔNG THỂ KÌM NỔI" VỀ TRƯỜNG SA
AI CHƯA ĐẾN TRƯỜNG SA CẦN XEM 31 TẤM HÌNH NÀY
BẤM VÀO ĐÂY XEM CHÙM ẢNH: CÔNG BỐ NHỮNG HÌNH ẢNH "KHÔNG THỂ KÌM NỔI" VỀ TRƯỜNG SA
AI CHƯA ĐẾN TRƯỜNG SA CẦN XEM 31 TẤM HÌNH NÀY
Đến giữa năm 2011, trong tuyên bố chung với Việt Nam ở chuyến công du của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rõ: Trong khi hai bên chưa giải quyết được vấn đề thì hai bên có những bước đi nhỏ để chuẩn bị về lâu dài giải quyết một cách cơ bản, không làm phức tạp thêm tình hình chung.
Những hành động trên đây của Trung Quốc đều chứng tỏ lãnh đạo Trung Quốc nói một đằng, làm một nẻo. Tất cả những hành động gây hấn của Trung Quốc không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với cả Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippin… trong mấy năm gần đây cho thế giới thấy rằng Trung Quốc không muốn phát triển hòa bình trên biển.
Lãnh đạo Trung Quốc, những học giả của Trung Quốc đã tận dụng những diễn đàn song phương để quảng bá chủ trương Trung Quốc trỗi dậy hòa bình (sau này gọi là phát triển hòa bình) phát triển nhanh, mạnh chỉ có lợi cho các quốc gia, không có hại ai cả và các bạn hãy làm ăn với Trung Quốc; Trung Quốc phát triển mạnh nhưng không xâm phạm chủ quyền của nước nào cả. Tuy nhiên, những hành động trong 2 năm gần đây đi ngược lại với chủ trương mà người ta đã quảng bá. Một lần nữa chứng tỏ dư luận thế giới không thể tin lãnh đạo Trung Quốc vì họ đã nói một đằng, làm một nẻo”.
Sơ đồ vị trí 9 lô tập đoàn CNOOC Trung Quốc mời thầu quốc tế nằm hoàn toàn trong thềm lục địa Việt Nam và không có bất cứ tranh chấp nào, một động thái leo thang vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam của phía Trung Quốc dựa vào bảo đồ Đường lưỡi bò 9 đoạn (phi pháp, phi lý, không thể chấp nhận) - ảnh trên là bản đồ do Trung Quốc tạo ra, xâm phạm trắng trợn chủ quyền của nước khác. |
“Bóc mẽ” thủ đoạn của Trung Quốc
Theo ông Cương, hành động của Trung Quốc kêu gọi, mời thầu 9 lô thuộc chủ quyền của Việt Nam thể hiện sự ngang ngược, bất chấp đạo lý. “Những công ty, tập đoàn làm ăn tử tế sẽ không tham gia lời mời thầu này vì thế giới biết Trung Quốc rồi. Tự Trung Quốc đã bóc bộ mặt nạ của mình ra rồi. Thủ đoạn của Trung Quốc là biến những vùng không tranh chấp thành những vùng xảy ra tranh chấp. Cụ thể là vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng Trung Quốc lại đi rêu rao với thế giới rằng vùng đó thuộc chủ quyền của họ. Đó là một sự ngụy biện của Trung Quốc.
Dù như vậy nhưng một tình huống có thể xảy ra là một số công ty dưới danh nghĩa của nước ngoài nhưng thực tế lại quan hệ rất chặt chẽ và phụ thuộc vào Trung Quốc (những CNOOC phẩy) sẽ nhận thầu. Và nếu không có công ty nào nhận thầu thì Trung Quốc rất có thể sẽ kéo dàn khoan khủng vào khai thác dầu trong vùng thuộc chủ quyền của ta”, ông Cương cho biết.
Tàu "Dầu khí hải dương 117" của tập đoàn CNOOC đồ sộ như một nhà máy lọc dầu di động trên biển được điều ra biển Đông cùng dàn khoan 981 và một loạt tàu lớn khác |
Ông Cương nói tiếp: “Trung Quốc sẽ làm gì? Đó không chỉ phụ thuộc vào ý đồ của họ mà còn phụ thuộc vào sức mạnh, phản ứng của Việt Nam. Lịch sử đã chứng minh, dưới những triều đại phong kiến Việt Nam mạnh thì Trung Quốc không dám xâm phạm bờ cõi của ta. Còn những lần Trung Quốc tràn xuống xâm lược thì đều là những lần Việt Nam suy yếu”.
Điểm yếu của Trung Quốc nằm ở đâu?
Nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc vào thế giới. Trung Quốc là Ủy viên thường trực HĐBA Liên hợp quốc và hàng trăm lần lãnh đạo Trung Quốc nói rằng phải duy trì xu thế tất yếu của thời đại. Nhưng những hành động của Trung Quốc lại đi ngược với xu thế chung của thế giới và bị cộng đồng quốc tế phản đối. Trong thời buổi hiện nay, các nước nương tựa vào nhau, quyền lợi kinh tế của Trung Quốc đan xen với các nước khác”.
Ông Cương nói: “Còn điểm mạnh của ta nằm ở đâu? Điểm mạnh của ta nằm ở việc được luật pháp quốc tế bảo vệ. Thứ hai là cộng đồng quốc tế đứng về phía chúng ta. Yếu tố này phụ thuộc vào việc chúng ta thể hiện như thế nào. Mình phải tỏ thái độ lập trường kiên quyết, vững vàng thì thế giới sẽ ủng hộ mạnh mẽ.
Đó là việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Mà muốn vậy, bản thân trong nước phải mạnh mà muốn nước mạnh thì trước hết bộ máy nhà nước phải vững mạnh: Gắn bó với nhân dân, thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Khi có được lòng tin của dân đối với Đảng, nhà nước thì sẽ tạo ra sức mạnh của đất nước.
Nghị quyết Trung ương 4 đã nêu rõ lúc này mỗi Đảng viên phải gương mẫu nhất là ở cấp cao. Việc thực hiện thành công nghị quyết Trung ương 4 sẽ giúp cho Đảng mạnh, nhà nước mạnh. Và từ đó tạo ra sức mạnh trong lòng dân tộc. Khi đó chúng ta mới có khả năng tiếp thu sức mạnh thời đại.
Có một điều tôi muốn nói là dù bây giờ đã là quá muộn nhưng vẫn phải làm ngay đó là đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông vào sách giáo khoa lịch sử, địa lý để dạy cho thanh thiếu niên các cấp và đưa vào giáo trình ở bậc Đại học và cao đẳng để dạy cho sinh viên. Trong khi Trung Quốc hoàn toàn không có chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa nhưng người ta lại dạy cho học sinh của họ rằng những quần đảo đó là của Trung Quốc. Đó là một việc xuyên tạc lịch sử lừa dối cả nhân dân Trung Quốc.
BẤM VÀO ĐÂY XEM CHÙM ẢNH: CÔNG BỐ NHỮNG HÌNH ẢNH "KHÔNG THỂ KÌM NỔI" VỀ TRƯỜNG SA
AI CHƯA ĐẾN TRƯỜNG SA CẦN XEM 31 TẤM HÌNH NÀY
Còn chúng ta có cơ sở văn hóa, lịch sử, pháp lý để chứng tỏ rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam lại không phổ biến rộng rãi để toàn thể người dân biết. Ngay kỳ học tới đây chúng ta phải đưa ngay vào SGK. Thêm nữa, phương tiện thông tin đại chúng có một sức mạnh rất lớn trong việc tuyên truyền này. Tuy nhiên, tôi có cảm giác chúng ta chưa phát huy được hết sức mạnh này. Đầu tư vào vũ khí thì còn có hạn chứ nhưng đầu tư vào báo chí thì sẽ tạo ra một sức mạnh khủng khiếp.
BẤM VÀO ĐÂY XEM CHÙM ẢNH: CÔNG BỐ NHỮNG HÌNH ẢNH "KHÔNG THỂ KÌM NỔI" VỀ TRƯỜNG SA
AI CHƯA ĐẾN TRƯỜNG SA CẦN XEM 31 TẤM HÌNH NÀY
Còn chúng ta có cơ sở văn hóa, lịch sử, pháp lý để chứng tỏ rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam lại không phổ biến rộng rãi để toàn thể người dân biết. Ngay kỳ học tới đây chúng ta phải đưa ngay vào SGK. Thêm nữa, phương tiện thông tin đại chúng có một sức mạnh rất lớn trong việc tuyên truyền này. Tuy nhiên, tôi có cảm giác chúng ta chưa phát huy được hết sức mạnh này. Đầu tư vào vũ khí thì còn có hạn chứ nhưng đầu tư vào báo chí thì sẽ tạo ra một sức mạnh khủng khiếp.
Nói một cách “sòng phẳng” Trung Quốc đối với Việt Nam là vấn đề dân tộc. Chúng ta đối với Trung Quốc là láng giềng hữu nghị nhưng phải trên nguyên tắc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Đó là mục tiêu tối thượng”.
Tướng Lê Văn Cương: Trung Quốc đâu phải muốn là được (VTC 3-7-12)
Phân tích tử huyệt của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông
Biển Đông: Hardened lines in the South China Sea (Asia Times 4-7-12) ◄
- Những tiếng nói ‘diều hâu’ ở Trung Quốc (VNE).
- TQ lập lữ đoàn tên lửa hướng tới Biển Đông? (VNN). - Trung Quốc lập lữ đoàn tên lửa (PLTP). – Trung Quốc phô trương lực lượng hù dọa các nước tranh chấp chủ quyền Biển Đông — (RFI). – China flexes muscles to assert control over the South China Sea (Vancouver Sun). – China Moves to Take Control of South China Sea (China Digital Times). - Hardened lines in the South China Sea (ATO). - Rise and fall of Chintese economic diplomacy (DNA).
- Tàu Bình Định bị đâm chìm ở Trường Sa — (BBC). – HĐND TP Đà Nẵng sẽ ra nghị quyết phản đối Trung Quốc (PLTP). - Đà Nẵng tiếp tục phản đối Trung Quốc lập cái gọi là “TP Tam Sa” (Infonet). – Xử nghiêm tàu nước ngoài xâm phạm lãnh hải (PLTP)
- Quảng Ngãi thành lập thêm một nghiệp đoàn nghề cá (PLTP).
Nga ủng hộ nỗ lực tiến tới COC ở biển Đông- TQ lập lữ đoàn tên lửa hướng tới Biển Đông? (VNN). - Trung Quốc lập lữ đoàn tên lửa (PLTP). – Trung Quốc phô trương lực lượng hù dọa các nước tranh chấp chủ quyền Biển Đông — (RFI). – China flexes muscles to assert control over the South China Sea (Vancouver Sun). – China Moves to Take Control of South China Sea (China Digital Times). - Hardened lines in the South China Sea (ATO). - Rise and fall of Chintese economic diplomacy (DNA).
- Tàu Bình Định bị đâm chìm ở Trường Sa — (BBC). – HĐND TP Đà Nẵng sẽ ra nghị quyết phản đối Trung Quốc (PLTP). - Đà Nẵng tiếp tục phản đối Trung Quốc lập cái gọi là “TP Tam Sa” (Infonet). – Xử nghiêm tàu nước ngoài xâm phạm lãnh hải (PLTP)
- Quảng Ngãi thành lập thêm một nghiệp đoàn nghề cá (PLTP).
Bộ trưởng Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Nga Lavrov khẳng định tranh chấp cần được giải quyết trên luật pháp quốc tế như UNCLOS và COC.
- Nga ủng hộ giải quyết vấn đề biển Đông bằng luật pháp quốc tế (TN). - Bộ trưởng Ngoại giao thăm chính thức Liên bang Nga (TTXVN).
- Chủ tịch Cuba lần đầu thăm Việt Nam và Trung Quốc — (RFI). – Chủ tịch Cuba thăm Việt Nam, Trung Quốc — (VOA).
Công ty Canada hối hận vì đã bán công nghệ quân sự cho Trung Quốc
-Luận điệu khó hiểu trên Thời báo Hoàn cầu
> Những tiếng nói tôn trọng lẽ phải và sự thật
TP - Nhiệm vụ của báo chí là thông tin kịp thời, chính xác sự kiện để định hướng dư luận, nhưng trong vấn đề Biển Đông và quan hệ Việt - Trung hiện nay thì một số báo Trung Quốc đã không làm như thế.
Ngư dân Quảng Nam đánh cá trên vùng biển của Việt Nam bị phía Trung Quốc bắt bớ, phạt tiền trong khi Thời báo Hoàn cầu bịa thành: "Phía Việt Nam bắt thuyền, cướp của, lấy cá!". Ảnh: Nam Cường. |
Trái lại, họ còn đăng tải những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, kích động chia rẽ quan hệ hữu nghị giữa hai nước, đi ngược lại xu thế hòa bình, phát triển trong khu vực. Báo điện tử Hoàn cầu (www.huanqiu.com), bản điện tử của “Thời báo Hoàn Cầu” - trực thuộc “Nhân dân Nhật báo” là một tờ báo như thế.
Lật chuyện và bịa đặt
06h48’ ngày 3-7-2012, báo này đưa lên bài của Chu Mã Liệt nhan đề: “Báo chí nói Việt Nam xâm chiếm lãnh thổ Nam Hải của Trung Quốc nhiều nhất, tới 29 đảo, bãi đá” với nội dung đầy rẫy những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, kích động tình cảm chống Việt Nam trong công chúng Trung Quốc và người Hoa trên thế giới.
Dưới các tít phụ “Người “anh em” Việt Nam của chúng ta bắt ngư dân, chiếm đảo, ăn cắp dầu mỏ của ta ở Nam Hải”, “Hội chứng sợ Việt Nam của ngư dân Trung Quốc”, “Đánh người, bắt thuyền, cướp của, lấy cá”, “Không nhận anh em, nói gì đến tình hữu nghị”, “Chiến lược của Việt Nam: Vô danh hữu thực, đem dầu lấy từ Nam Hải lên bán cho Trung Quốc”, “Nhân đám cháy cướp của”... tờ báo này dựng lên những chuyện tày trời: Nào là chuyện ngư dân Trung Quốc đánh cá trong vùng biển của Trung Quốc bị pháo hạm của Việt Nam “truy đuổi, bắn, cướp cá”.
Bài báo đưa lời của một ngư dân Quảng Tây là Diệp Thiệu Minh kể việc tàu của ông ta khi đánh cá trong vùng biển của Trung Quốc thường xuyên bị các tàu chiến Việt Nam truy đuổi, phun vòi rồng, bắn chỉ thiên xua đuổi... khiến họ không làm nghề được.
Vụ việc tàu Trung Quốc cản trở quấy nhiễu tàu Viking II của Việt Nam thăm dò trên thềm lục địa của Việt Nam hôm 9-6-2011, bị xuyên tạc thành “Tàu cá Trung Quốc bị tàu vũ trang của Việt Nam truy đuổi trái phép ở bãi Vạn An, dẫn đến việc lưới của tàu cá Trung Quốc bị mắc vào cáp của tàu thăm dò dầu khí Việt Nam đang hoạt động trái phép. Tàu Việt Nam bất chấp an toàn tính mạng của ngư dân Trung Quốc, đã kéo lê tàu cá Trung Quốc chạy lùi hơn 1 giờ đồng hồ, ngư dân Trung Quốc phải chủ động cắt bỏ lưới mới thoát ra được”.
Một ngư dân khác kể chuyện tàu của ông ta thường xuyên bị tàu kiểm ngư và tàu biên phòng Việt Nam truy đuổi phải cắt lưới để chạy “nếu không, bị họ bắt thì thiệt hại càng lớn, bị phạt khoảng 10 vạn tệ (330 triệu VND)”.
Không những thế, bất chấp sự thật các tàu của ngư dân Việt Nam đánh bắt trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa thường xuyên bị lính Trung Quốc đuổi bắt, tịch thu tàu, cướp hải sản, ngư cụ và bắt nộp tiền chuộc, bài báo này lại rêu rao về việc tàu cá Việt Nam “thường xuyên xâm phạm lãnh hải Trung Quốc đánh bắt, lại còn xin thuốc lá, rượu, dầu, gạo của ngư dân Trung Quốc”.
Bài báo vu khống: “Từ tháng 6-2004, sau khi Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ có hiệu lực, ngư dân Trung Quốc không ra đánh bắt ở khu vực ranh giới nữa, nhưng người Việt Nam vượt biên sang đánh bắt bên ta rất nhiều. Người Việt Nam dùng lưới điện và thuốc nổ đánh bắt kiểu hủy diệt môi trường, nên tài nguyên bên biển họ cạn kiệt, chả còn gì để đánh bắt nữa” (!?).
Sự kiện Trung Quốc gây hấn, dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay quân đội Sài Gòn năm 1974 được bài báo đổi trắng thay đen thành: Từ ngày 15 đến 19-1-1974, chính quyền Sài Gòn huy động quân đội xâm phạm nhóm đảo “Vĩnh Lạc” trong quần đảo “Tây Sa”, đánh chiếm các đảo “Cam Tuyền” và “Kim Ngân”, nên “quân dân Trung Quốc đã vùng lên đánh trả, đánh đuổi quân đội Nam Việt, bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ” (!?).
Bài báo còn dựng chuyện bịa đặt rằng, quân đội Sài Gòn “xâm chiếm” các đảo Sinh Tồn, Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Trường Sa, An Bang trong thời gian từ tháng 7-1974 đến tháng 2-1975, trong khi trên thực tế, họ đã đóng quân trên các đảo này từ mấy chục năm trước đó.
Bài báo “kết tội” Việt Nam sau khi thống nhất đất nước đã “không ngừng mở rộng việc xâm chiếm các đảo, bãi đá không người ở”, đến khi bình thường hóa quan hệ Việt - Trung đã chiếm 26 đảo, bãi, trong các năm 1993, 1998 lại chiếm thêm 3 đảo, bãi nữa.
Kích động chia rẽ không lường
Thật nực cười khi tác giả bài báo coi việc Việt Nam ra tuyên bố về đường cơ sở, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình theo Công ước quốc tế về Luật Biển 1982 là “hành động chiếm đoạt tới hơn 1 triệu cây số vuông vùng biển truyền thống của Trung Quốc”, rồi “đẩy mạnh hoạt động thăm dò khai thác dầu mỏ ở vùng biển của Trung Quốc”.
Bài báo đưa ra tính toán: “Việt Nam mỗi năm khai thác tới 8 triệu tấn dầu mỏ ở vùng biển tranh chấp Trung - Việt, chiếm tỷ lệ khá lớn trong sản lượng 30 triệu tấn dầu/năm của Việt Nam. Cho đến năm 2008, Việt Nam đã khai thác khoảng 100 triệu tấn dầu, 1.55 tỷ mét khối khí ở vùng biển Nam Sa (tức Trường Sa), kiếm lợi trên 25 tỷ USD”.
Bài báo cho rằng, “Việt Nam đã hút dầu của Trung Quốc bán cho Trung Quốc”: Năm 2011, Việt Nam xuất sang Trung Quốc 1,25 triệu tấn dầu thô.
Chưa hết, tác giả còn gây chia rẽ quan hệ Việt - Trung bằng việc dựng lên chuyện “Việt Nam mượn địa vị là Chủ tịch ASEAN để tạo điều kiện cho Mỹ gây sức ép với Trung Quốc”.
Việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển dưới mắt Chu Mã Liệt trở thành hành vi “nhân đám cháy để cướp của” khi Trung Quốc đang phải tập trung đối phó với Philippines trong vụ việc tranh chấp bãi Scarborough.
Cũng báo điện tử Hoàn Cầu, từ ngày 2-7 đã đưa lên giao diện trang chủ bài viết “Xung đột Trung - Việt: màn mở đầu của cuộc chiến bảo vệ Nam Hải” sặc mùi hiếu chiến lấy từ blog của Tây Tử Lâm.
Người này viết: “Nhìn vào vị trí 9 lô dầu khí mà CNOOC mời thầu quốc tế hôm 23-6, có thể phát hiện 9 ô này đều nằm trong Đường 9 đoạn (Đường Lưỡi bò), áp sát Việt Nam, tạo thành bức tường hình vòng cung ôm lấy Việt Nam, là một phòng tuyến kiềm chế Việt Nam lấn chiếm Nam Hải của chúng ta”.
Theo tác giả, hiện nay Trung Quốc “có tiền, có súng, có thị trường” và “tình hình tất sẽ phát triển theo hướng khó tránh khỏi xung đột. Giếng dầu khoan ngay cửa ngõ nhà Việt Nam, liệu họ không bốc hỏa sao? Chưa kể bọn Khỉ (từ tác giả miệt thị Việt Nam - Người dịch) luôn tranh giành chủ quyền Nam Hải với ta.
Nếu bọn Khỉ chấp nhận thì phải từ bỏ tranh giành. Nếu họ dám phá thì ngoài việc thu hồi những đảo họ đã cưỡng chiếm, ta còn thu hồi cả những mỏ dầu họ đã khoan trước đây.
Hành động của CNOOC đã dồn bọn Khỉ đến chân tường. Xung đột là điều tất nhiên. Cuộc xung đột Trung - Việt sẽ là màn mở đầu của cuộc chiến tranh thu hồi chủ quyền Nam Hải”.
Thật khó hiểu khi một cơ quan truyền thông chính thống của Trung Quốc lại cho đăng những bài báo với giọng điệu và ngôn từ như thế! “Thời báo Hoàn Cầu” đang toan tính điều gì đây??
Thu Thủy
HĐND TP Đà Nẵng phản đối Trung Quốc lập thành phố Tam Sa Ngày 3-7, kỳ họp thứ 4 (khóa VIII) HĐND Đà Nẵng đã thống nhất đưa vấn đề phản đối Trung Quốc lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” ở Biển Đông trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam vào Nghị quyết kỳ họp.
Trước đó, Chủ tịch thành phố Văn Hữu Chiến trong phần trình bày báo cáo đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa và an ninh quốc phòng 6 tháng đầu năm cũng nhấn mạnh: Kiên quyết phản đối việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Hoàng Sa của TP Đà Nẵng (Việt Nam) và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ quyết định sai trái và phi pháp này. Đây là lần thứ hai ông Văn Hữu Chiến lên tiếng phản đối. Đại biểu Trương Phước Ánh cho rằng, HĐND thành phố cần nhanh chóng ra quyết định đưa vấn đề cái gọi là “TP Tam Sa” của Trung Quốc vào nghị quyết. Ý kiến trên nhanh chóng nhận được sự đồng tình của nhiều ĐB khác. Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Nguyễn Bá Thanh cho hay, năm 2008, Đà Nẵng cũng đã đưa vấn đề chủ quyền Hoàng Sa là của Việt Nam vào nghị quyết, hiện nay cũng thế. “Vấn đề là đấu tranh cần phải thật khôn khéo, bình tĩnh và hiệu quả. Chúng ta cần thể hiện lòng yêu nước, cực lực phản đối phía Trung Quốc lập thành phố trong địa phận chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, cần phải giữ tình hình ổn định trước, không nên bị kích động”- ông Thanh nói. Nam Cường |
Mỹ "giăng bẫy" Nga như thế nào?
Kết quả cuộc đàm phán gần đây tại Geneva về vấn đề Syria là tốt hay xấu còn tùy thuộc vào người mà bạn hỏi. Nhưng có vẻ như phía sẽ chịu thiệt hại nhiều nhất sau vụ này lại là Nga.