Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Tâm sự chua chát của Chủ tịch Tập đoàn Mai Linh

-Bai hoc quan tri nhin tu Mai Linh

Bài học quản trị nhìn từ Mai Linh
Không phải bởi bất động sản hay chứng khoán, cũng không phải ngành nghề chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi khó khăn của nền kinh tế nhưng Mai Linh vẫn gục ngã. Ông Hồ Huy, Chủ tịch tập đoàn Mai Linh cho biết: "Ba tháng nay, do khó khăn chúng tôi chưa trả lãi được cho người dân". Điều này cho thấy Mai Linh đang rơi vào tình trạng mất thanh khoản trầm trọng. Nhìn sâu hơn vào báo cáo tài chính thì "căn bệnh" của Mai Linh càng trở nên rõ nét.

Sức khoẻ Mai Linh qua những con số

Theo báo cáo của Mai Linh Group (MLG) đến 30/6/2012, tổng nợ lên tới 4.690 tỷ đồng trong khi vốn chủ sở hữu của toàn bộ tập đoàn chỉ là 887 tỷ đồng. Như vậy, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp vận tải này là 5,28 lần. Trong đó, nợ vay ngắn hạn là 1.178 tỷ đồng còn nợ vay dài hạn là 1.576 tỷ đồng.

Trong cơ cấu nợ của công ty, nợ vay ngân hàng chiếm hơn 40% (với lãi suất 1-1,4%/tháng), còn lại là vay đối tượng khác. Những khoản "khác" này phần lớn là từ cán bộ công nhân viên (vay 800 người với số tiền 500 tỷ đồng) và người dân với lãi suất lên tới 1,8-1,84%/tháng. Báo cáo tài chính của công ty cho thấy lãi vay 6 tháng/2012 đạt 272 tỷ đồng, bằng 18,24% doanh thu của công ty, tương đương với năm 2011. Mức lãi suất này là một trong những nguyên nhân khiến Mai Linh rơi vào tình trạng khó khăn như hiện nay.

Ngoài ra, trên bảng cân đối kế toán của MLG, khoản phải thu khác tính đến 30/6/2012 lên tới 1.180 tỷ đồng, bằng 80% doanh thu. Đặc biệt, khoản phải thu ngày một tăng đều trong những năm gần đây. Đây là một hiện tượng lạ vì phần lớn doanh thu của công ty đều từ dịch vụ Taxi nên đáng lẽ khoản phải thu sẽ rất nhỏ.

Một điểm đáng lưu ý khác là chi phí quản lý doanh nghiệp của Mai Linh. Theo BCTC hợp nhất năm 2011, chi phí quản lý doanh nghiệp là 301 tỷ đồng, chiếm 10% doanh thu. Trong 6 tháng đầu năm 2012, chi phí quản lý doanh nghiệp là 136 tỷ đồng, cũng chiếm 10%. Trong khi đó, ở một doanh nghiệp cùng ngành là Vinasun, tỷ lệ này chỉ khoảng 2,5%.

Một số ý kiến cho rằng Mai Linh khó khăn bởi bất động sản nhưng thực tế giá trị đầu tư vào BĐS của MLG theo BCTC quý II/2012 chỉ 192 tỷ đồng, bằng 3,44% tổng tài sản công ty. Phần lớn khoản đầu tư này là văn phòng, hoặc các trạm dừng chân của công ty. Như vậy, thực tế những khó khăn của Mai Linh không phải đến từ BĐS mà từ chính nội tại trong ngành kinh doanh chính.

Sai lầm từ đâu?

Chính ông Hồ Huy thừa nhận "thua lỗ là do chúng tôi sai lầm". Trong đó, ông đề cập đến các nguyên nhân như dùng vốn ngắn hạn vay từ người dân với lãi suất 18-25%/năm để đầu tư dài hạn vào taxi mất 5-7 năm mới thu hồi được vốn; công ty mẹ Mai Linh rót vốn vào gần 60 công ty con khắp cả nước với tổng số vốn hàng nghìn tỷ đồng trong nhiều năm qua chỉ thu được cổ tức cho công ty ở mức 3-5%/năm.

Nhưng sai lầm đó có thể nhìn thấy từ lâu nhưng Mai Linh không tránh được. Nguyên nhân sâu xa xuất phát từ tham vọng trong bối cảnh tầm nhìn chiến lược dài hạn của ban lãnh đạo còn hạn hẹp. Cụ thể, có thể thấy Mai Linh phạm một số sai lầm sau:

Thứ nhất, lãnh đạo MLG quá tham vọng trong việc thành một "đế chế" hoành tráng dẫn đến sai lầm về chiến lược. Họ không tiếc tiền của làm thương hiệu và đầu tư dàn trải khắp 54 tỉnh, thành trong cả nước trong khi nguồn lực còn rất hạn chế và vốn đầu tư chủ yếu là nợ vay với lãi suất rất cao. Mai Linh có mặt cả ở những khu vực mà việc kinh doanh chắc chắn sẽ không có lời do nhu cầu ít, hiệu suất khai thác thấp.

Trong khi đó, tại các thị trường đầy tiềm năng như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì Mai Linh lại để các đối thủ cạnh tranh như Taxi group và Vinasun vượt mặt.

Thứ hai, quản trị tài chính kém. Các chỉ số tài chính của công ty đều cho thấy trước đó tình hình tài chính rất rủi ro nhưng vẫn không hề có giải pháp khắc phục. Năm 2011, lãi vay của MLG lên tới 563 tỷ đồng, bằng 18,2% doanh thu và bằng 80% lợi nhuận gộp. Như vậy, gần như chắc chắn lợi nhuận sẽ không bù được chi phí lãi vay. Đáng lẽ Mai Linh phải nhìn thấy những rủi ro này để tái cấu trúc từ nhiều năm trước.

Thứ ba
, bộ máy cồng kềnh dẫn đến chi phí quản lý quá cao. Với số vốn chưa đến 900 tỷ đồng, tài sản 5.578 tỷ đồng mà công ty có tới 28.000 nhân viên. Trong đó, khối lao động gián tiếp chiếm tới 1/3 làm cho chi phí quản lý của công ty ở mức cao. Chẳng hạn chi phí quản lý trong các năm vừa qua bằng khoảng 10% doanh thu và bằng 40% lợi nhuận gộp.

Con đường nào cho Mai Linh?

Đại hội cổ đông năm 2010 đã đặt vấn đề tái cấu trúc, tinh gọn bộ máy quản lý, loại bỏ doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả nhưng thực tế hai năm liên tiếp vừa qua, tình trạng kinh doanh của MLG ngày càng tồi tệ với số lỗ luỹ kế tới hết quý II/2012 lên tới 468 tỷ đồng. Rõ ràng những giải pháp ông Huy nêu lên trong hai năm trước chưa được thực hiện hoặc thực hiện nhưng không mang lại hiệu quả.

Mới đây, ông Huy cũng kêu gọi cán bộ nhân viên "tiếp máu" cho Mai Linh bằng cách gia hạn nợ hoặc chuyển nợ thành cổ phần ưu đãi. Ngoài ra, ông cũng cho biết sẽ bán bớt tài sản cố định để trả nợ. Tuy nhiên, những giải pháp cũng khó hiệu quả vì nó không phải giải pháp căn cơ đối với Mai Linh.

Để vực dậy công ty, Mai Linh cần phải khắc phục ba "tử huyệt" là (1) giảm nợ vay đặc biệt là phần vay với lãi suất cao, (2) tinh gọn bộ máy quản lý điều hành, (3) giảm đầu tư giàn trải và chỉ tập trung vào thị trường có hiệu quả. Để làm được điều này cần phải có một sự tái cấu trúc toàn diện từ cách thức tổ chức đến con người và cả tư duy lãnh đạo.

Mai Linh là một thương hiệu lớn, lĩnh vực kinh doanh vận tải còn đầy tiềm năng và có thể phát triển bền vững dù kinh tế còn khó khăn. Do vậy, nếu có những bước đi bài bản, đúng hướng với quyết tâm cao thì việc tái cấu trúc của Mai Linh không phải là điều không thể.
Theo CafeF/TBKTSG

 - Năm các đại gia lộ diện nợ nần (TP).> Thú chơi của các ông trùm
TP - Nhìn lại năm 2012, điều khiến những người làm kinh doanh đau lòng nhất, chính là việc nhiều đại gia “mơ về thời khốn khó”, khi mà nợ nần cứ thế lộ ra, không sao che giấu được.
Ba đại gia Đặng Thành Tâm, Hồ Huy, Nguyễn Văn An đều chọn cách lên báo tiết lộ nợ nần năm 2012
Ba đại gia Đặng Thành Tâm, Hồ Huy, Nguyễn Văn An đều chọn cách lên báo tiết lộ nợ nần năm 2012.
Mơ về... ngày xưa
Đại gia lộ diện nợ nần mới nhất là Chủ tịch Tập đoàn Mai Linh, ông Hồ Huy. Chuyện vỡ lở khi Mai Linh không có tiền trả cho khoảng 800 người dân, với số tiền chừng 500 tỷ đồng mà tập đoàn này đã vay mượn theo kiểu ngắn hạn.
Khác với nhiều đại gia, ông Hồ Huy tỏ ra thẳng thắn, không né tránh khi trả lời phỏng vấn một số báo thừa nhận đã có những sai lầm trong quá khứ. Chính là việc lấy vốn vay ngắn hạn đi đầu tư dài hạn; trong khi đi vay lãi suất 18-25% mỗi năm, thì số vốn hàng ngàn tỷ đồng mà Cty mẹ Mai Linh đầu tư vào gần 60 công ty con ở hầu khắp các tỉnh thành, lại chỉ được trả cổ tức 3-5%.
Chưa kể, với việc phát triển nóng, mô hình quản trị cồng kềnh, hằng tháng phải lo trả lương cho khoảng 2,8 vạn lao động, nên thu không đủ chi. Ngoài ra, cũng có lúc Mai Linh đầu tư vào một số dự án bất động sản để mong giàu nhanh hơn làm taxi...
Không thể phủ nhận, Mai Linh từng là cái tên hot năm 2007, khi mà cổ phiếu chưa lên sàn đã có thể bán ngay giá vài chấm (có thời điểm lên tới 40.000 đồng/cổ phiếu).
Khi đó, không ít người còn được Mai Linh hào phóng tặng cho “ngàn cổ” gọi là đối ngoại. Thương hiệu Mai Linh bỗng chốc tràn ngập ở khắp các đường phố, tỉnh thành, kể cả các thành phố, thị xã miền núi xa xôi, thậm chí taxi Mai Linh còn có mặt trên cả đất Lào...
Để giải quyết nợ nần, bối cảnh khốn khó này, Chủ tịch Hồ Huy không còn cách nào khác ngoài việc quyết định bán 1.000 xe taxi thanh lý, trên tổng số 1,2 vạn xe, vào năm 2013 để giải quyết nợ nần.
Ít tên tuổi hơn như Tập đoàn Thái Hoà (kinh doanh đa ngành), ông chủ tập đoàn Nguyễn Văn An cũng lên báo tiết lộ chuyện nợ nần của tập đoàn tới trên 1.200 tỷ đồng, trong đó có 70% nợ quá hạn.
Trước đó, dân chúng không khỏi ngạc nhiên khi Đại biểu QH Đặng Thành Tâm, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Kinh Bắc râu tóc hoang dại, sau kỳ điều trị bệnh dài ở nước ngoài, trở về họp Quốc hội và tiết lộ chuyện hai tập đoàn của chị em ông (Tập đoàn Tân Tạo, do bà Đặng Hoàng Yến làm chủ tịch và Tập đoàn Kinh Bắc) nợ nần khoảng 500 triệu USD (hơn 10.000 tỷ đồng).
Nhưng nói như ông Tâm, thì nợ nần này chưa thấm vào đâu so với nhiều đại gia khác. Bởi có đại gia chỉ riêng tiền đầu tư xây một toà nhà đã vài trăm triệu USD, trong khi cao ốc làm xong chẳng khai thác được là bao.
Từ khi ông Tâm lên báo giãi bày tâm sự, nhiều đại gia khác cũng thấy giật mình. Bởi “đến như ông Tâm còn thế, thì đại gia nào trụ nổi đây?”. Bởi thực tế, trong giới doanh nhân Việt mấy người từng thành đạt và nổi như ông.
Và thời gian vẫn cứ chậm rãi trôi, kéo theo không ít đại gia khác cũng có điều ước như ông Tâm.
Ấy là chuyện “ước được trở về ngày xưa, làm ít, nợ ít, không canh cánh nỗi lo nợ nần. Ước như thế chả khác nào bảo mình trở về với máng lợn sứt mẻ, nhưng máng đó là của mình còn tốt hơn sống trong lâu đài xa hoa nhưng không phải của mình, lại canh cánh nỗi lo”.
Nhưng đến giờ này, trụ được như ông Tâm đã là may, bởi nhiều đại gia khác như ông Chủ tập đoàn Thái Sơn Ngô Văn Thụ (Hải Phòng), một ông chủ lớn trong ngành thép và con trai còn dính vòng lao lý, phải ăn Tết ở trại tạm giam.
Ở Hải Phòng, không chỉ có ông Thụ, mà nhiều đại gia khác cũng chỉ ước được quay về cái thời buôn sắt vụn, mua tàu cũ phá dỡ kiếm mỗi con hàng tỷ đồng. Chẳng phải vay mượn ai, làm tới đâu tiền lời đút túi tới đó.
Vẫn theo đuổi giấc mơ tỷ phú đô la
Thời điểm này, rất khó có thể hẹn gặp được lãnh đạo doanh nghiệp, dù chỉ để hỏi thăm sức khỏe. Bởi họ đang quay cuồng xử lý “mớ bòng bong” về vốn, dự án ngưng trệ, hàng hóa ế thừa, nợ xấu, kinh doanh thua lỗ, chủ nợ thúc ép… Số khác thì đang đối mặt với các đợt thanh tra, điều tra dồn dập của cơ quan pháp luật liên quan đến quản lý kinh tế thời gian trước.
Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Cty CP tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, vẫn kiên trì theo đuổi giấc mơ thành tỷ phú đô la. Bầu Đức đã đầu tư vào nhiều lĩnh vực như trồng cao su, gỗ, thủy điện, khoáng sản, bất động sản…
và không ngừng mở rộng đầu tư sang Lào, Myanmar. Về tham vọng đầu tư, Bầu Đức từng tuyên bố: “Nếu tôi kiếm tiền cho riêng mình thì không cần làm gì cũng thừa tiền tiêu mấy đời không hết”.
Dù rất kín tiếng, nhưng chia sẻ với Tiền Phong, đại gia này nói: “Năm nay kinh doanh rất khó và doanh nghiệp nào cũng gặp khó khăn. Nhưng chúng tôi vẫn triển khai tiếp những dự án đã đầu tư, không phải vì khó khăn mà dừng đầu tư đâu”.
Trong tình cảnh khó khăn, việc duy trì đầu tư, ổn định kinh doanh, đảm bảo đời sống cho người lao động đang là áp lực rất lớn đối với các chủ doanh nghiệp. Nhất là doanh nghiệp mở rộng đầu tư ra nước ngoài với nhiều dự án quy mô hàng nghìn tỷ như Hoàng Anh Gia Lai.
“Đã làm thì đừng sợ áp lực, vì mình chủ động được chuyện đó mà”- Ông Đức nói và cho biết: “Hoàng Anh Gia Lai vẫn hoạt động bình thường. Mỗi người có cách làm, cách cân đối tài chính riêng, không thể chia sẻ được. Miễn sao cuối năm công ty vẫn tồn tại được là vui vẻ rồi”.
Dù khẳng định không thấy mệt mỏi, không sợ áp lực, nhưng sự lạc quan của Bầu Đức cũng có phần vơi bớt. “Chúng tôi vẫn tồn tại được là tốt rồi, thậm chí vẫn duy trì hoạt động đầu tư sang Campuchia… Nhưng thực sự, trong tình cảnh kinh tế khó khăn, không thể đạt được lợi nhuận như mong muốn”- Ông Đức nói.
Nhưng quả thực trong bức tranh ảm đạm của nền kinh tế, vẫn có không ít doanh nghiệp làm ăn khấm khá. Đơn cử, như Tập đoàn Masan, Cty Kinh Đô, Cty cổ phần Sữa Việt Nam, Tập đoàn Hòa Phát, Cty FPT, Cty Cơ điện lạnh, Cty Bourbon Tây Ninh…
Năm 2012, Vinamilk trở thành điểm sáng trên thị trường với tổng doanh số dự kiến khoảng hơn 26.000 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến khoảng 5.620 tỷ đồng.
Và doanh nghiệp này vẫn đang nuôi tham vọng thành một trong 50 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới, vào năm 2017, với doanh số khoảng 3 tỷ USD.
Không phủ nhận sự giàu có, thành công của các đại gia Việt, nhưng chuyên gia kinh tế Quách Mạnh Hào cho rằng: “Chúng ta mới nhìn các đại gia ở phía tài sản có, còn số nợ của họ là bao nhiêu?
Vì để có được khối tài sản lớn, có lẽ họ phải vay nợ rất nhiều. Trước kia, khi nguồn tiền dồi dào, họ vẫn cân đối được nên nợ nần không phát sinh. Giờ, nguồn tiền khó khăn, phải bán tài sản để trả nợ khiến tài sản sụt giá, nợ dềnh lên dẫn tới các đại gia mới bết bát như vậy”.
Hơn nữa, nhiều đại gia đã lạm dụng “đòn bẩy tài chính” để gia tăng lợi nhuận, không có nền tảng vững chắc về vốn, quản trị, nhân lực. Tâm lý thích rủi ro, mơ kiếm siêu lợi nhuận là đặc điểm chung của các đại gia Việt giàu quá nhanh.
“Giàu nhanh và ra đi cũng nhanh là quy luật, và họ phải chấp nhận cuộc chơi. Sự chủ quan, ảo tưởng về lợi nhuận trước mắt sẽ dẫn tới những quyết định thất bại!”- Ông Hào nói.
Trước những tín hiệu giải cứu doanh nghiệp từ Chính phủ, nhiều doanh nghiệp đang mong chờ được hỗ trợ để hồi sinh trong năm 2013.
Theo Bầu Đức, sự hỗ trợ của Chính phủ sẽ tạo thuận lợi hơn, còn bản thân doanh nghiệp phải tự lèo lái, cơ cấu lại hoạt động đầu tư, kinh doanh. “Đừng ngồi chờ Chính phủ hay ai khác cứu. Đó là hy vọng đầy viển vông!”- Ông Đức nói.
Bá Kiên - Thu Hằng

- Ngọc Châu: Văn tế sống quan tham (Trần Nhương). - Mai Linh: Tự tử và bức tử (Đào Tuấn). - Chưa phát hiện có âm mưu thu mua sản phẩm để phá hoại sản xuất (TN).- Ôtô chật sân, hàng đầy kho… DN chết ngạt (VEF).
- Chính thức thêm thời hạn cho tín dụng ngoại tệ (VnEco). - 10 sự kiện nổi bật của ngành Tài chính(VOV). - Toàn cảnh kinh tế 29-12-2012: “Tiền thật” (VF).
- Bộ Công Thương chỉ ra “lỗ hổng” kinh doanh xăng dầu (TP).
- “Rủi ro kinh doanh vàng sẽ không quá lớn” (VnEco). - Giá vàng SJC chênh bất thường, vàng thế giới không bứt phá (VOV).
- Doanh nghiệp FDI bán hàng đa cấp: Đằng sau một cuộc thoái lui (Đầu tư).
- Đại gia địa ốc: ‘Đến nhà, tôi cũng bán đi để trả nợ’ (VTC). - Thâu tóm BĐS, đại gia gom của để dành(VEF). - TP.HCM công bố bảng giá đất năm 2013 (TN).- 7 cạm bẫy trong mua, bán công ty (DĐDN).
- Sang Nhật xem nông dân làm du lịch (TP).
- Chủ tịch Tập đoàn Mai Linh kêu gọi “tiếp máu” (VnEco).
- Tổng Giám đốc EVN Phạm Lê Thanh bị Thủ tướng kỷ luật (NLĐ). – EVN lại thắng lớn nhờ thủy điện (ĐT).
- Xem xét lại tỷ lệ vốn của Nhà nước trong dự án PPP (TTXVN). – Dự án đầu tiên của Hà Nội xin chuyển sang nhà thu nhập thấp (LĐ).
Tâm sự chua chát của Chủ tịch Tập đoàn Mai Linh -‘Chết vì bất động sản, nhiều lắm không chỉ Mai Linh'
Ngay sau khi những thông tin về việc nợ nần của tập đoàn bung ra, ông Hồ Huy, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Mai Linh chua chát: "Cuộc khủng hoảng lần này quá mạnh, toàn diện, thời gian quá dài lại không biết đâu là đáy, lại không có nơi bấu víu, nên chúng tôi đành chịu trận".
Ông Hồ Huy, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Mai Linh

Ông Hồ Huy chia sẻ: Cũng giống như tất cả các doanh nghiệp trong nước khác, Mai Linh đang đối mặt với khó khăn chưa từng có trong lịch sử gần 20 năm kinh doanh và phát triển. Các cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997, đại dịch SARS năm 2005... trước đây dù tác động khá mạnh nhưng kéo dài không lâu và quan trọng Mai Linh lại được các gói hỗ trợ của Nhà nước nên đã vượt qua khá nhanh. 

Khó khăn thực tại của chúng tôi tập trung vào việc xoay nguồn tiền trả nợ cho 800 tổ chức và cá nhân đã cho chúng tôi vay khoảng 500 tỷ đồng. Trong khi doanh thu từ taxi không tăng (do khó khăn về kinh tế nên nhiều người dân phải thắt lưng buộc bụng ít sử dụng taxi hoặc chuyển sang dùng phương tiện khác) mà những nhà đầu tư lại kéo đến rút tiền đồng loạt nên chúng tôi xoay xở không kịp. 

Mặt khác trong quá trình huy động vốn, lãi suất quá cao với mức trung bình từ 18 - 25% cũng khiến cho việc kinh doanh của Tập đoàn rất khó có lãi.

- Từ khi thành lập tới nay, Mai Linh đã trải qua những thăm trầm như thế nào? Xin ông chia sẻ về quá trình hình thành, xây dựng thương hiệu Mai Linh? Trong quá khứ, đã có thời điểm nào khó khăn như hiện nay hay chưa? Công ty đã vượt qua khó khăn như thế nào?

Qua gần 20 năm kinh doanh và phát triển, Mai Linh đã có những năm tháng phát triển khá ngoạn mục. Công ty được thành lập vào ngày 13/7/2993, với vẻn vẹn có 300 triệu đồng tiền vốn và 2 chiếc xe ô tô...

Ngày nay Mai Linh đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng với "Màu xanh cuộc sống!", với đội xe 12.000 chiếc và 28.000 cán bộ công nhân viên. Hệ thống xe taxi và vận tải của Mai Linh hiện có mặt trên 54 tỉnh thành trong cả nước. 

Chúng tôi còn có tuyến vận chuyển sang Campuchia và Lào. Đặc biệt, Mai Linh còn có công ty taxi tại Thủ đô Washington DC của Hoa Kỳ. 

 Còn về những thăng trầm thì thực tế chúng tôi đã từng đối mặt với hai cuộc khủng hoảng do suy thoái kinh tế năm 1997 và ảnh hưởng của đại dịch SARS năm 2005. Tuy nhiên như đã nói ở trên, do tác động của hai cuộc khủng khoảng này không kéo dài lại có sự hỗ trợ của nhà nước nên chúng tôi đã dễ dàng vượt qua, còn lần này thực sự là khó khăn nhất mà chúng tôi từng gặp phải.

- Với khó khăn như hiện nay, Mai Linh có kế hoạch gì cho năm sau? 

Để vượt qua khó khăn hiện nay, chúng tôi định hướng tập trung vào các nhóm giải pháp chính là tuyên truyền vận động để toàn tập đoàn chung lưng đấu sức vượt qua khó khăn, tìm cách cơ cấu lại nợ bằng cách đàm phán lại với các tổ chức, cá nhân cho vay tiền.

Chúng tôi sẽ cố gắng thuyết phục các nhà đầu tư chuyển nợ thành vốn góp và trở thành cổ phần được hưởng ưu đãi cổ tức hoặc dãn thời gian trả nợ 1 - 2 năm và giảm lãi suất xuống mức cao hơn lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định 3% đồng thời liên hệ với Công ty mua bán nợ Nhà nước để tìm cơ hội hợp tác.

Bên cạnh đó, để giải quyết phần nào sự thiếu hụt nguồn tiền, chúng tôi sẽ cố gắng bán tất cả các loại tài sản mà tập đoàn Mai Linh đang sở hữu đồng thời đàm phán cũng như kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Mai Linh.

Ngoài ra, để tiết giảm chi phí sản xuất, chúng tôi cũng sẽ tái cơ cấu tổ chức, rút gọn tối đa nhân viên, các nhân sự dôi dư sẽ bổ sung cho đội ngũ đòi nợ và thực hiện tiết kiệm tối đa các khoản chi phí hành chính, hội họp.

Chúng tôi cũng kêu gọi cán bộ công nhân viên chia sẻ khó khăn với công ty bằng cách cho công ty vay các nguồn tiền nhàn rỗi hoặc cho vay lương không tính lãi…      

- Có ý kiến cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng khó khăn của Mai Linh hiện nay là do tâm lý chủ quan, không tự lượng sức mình khi ở trên đỉnh cao thành công,  đặc biệt là việc đầu tư sang lĩnh vực không thuận tay như bất động sản và một số lĩnh vực khác... điều đó có đúng?

Hội đồng quản trị đã họp và nghiêm túc đánh giá tình hình, nguyên nhân: đã có những sai lầm trong việc đầu tư sang các lĩnh vực "không thuận tay" như bất động sản. 

Đây là bài học đắt giá mà chúng tôi phải trả. Nhận thức sớm việc này, mấy năm trước chúng tôi đã triển khai đàm phán để bán các bất động sản và dừng ngay các dự án thua lỗ, do vậy chúng tôi cũng đã tránh được những thiệt hại lớn nhất.

- "Thất bại là mẹ thành công", ông có nghĩ thế?

Thất bại là Mẹ thành công! Ai nên khôn mà chẳng dại một lần!
Chúng tôi đang hành động theo phương châm biến "Nguy Cơ" thành "Cơ hội" trong nguy nan

- Để nói một câu trong lúc này làm an lòng nhà đầu tư và nhân viên, ông muốn nói gì?

Lúc này đây, không còn là lời nói suông nữa mà chúng tôi đã tổ chức họp, tuyên truyền, quán triệt sâu rộng trong toàn thể cán bộ công nhân viên Mai Linh: Mai Linh đang đứng trước thử thách cam go, 28.000 cán bộ nhân viên đồng tâm hiệp lực, phát huy nội lực, thắt lưng buộc bụng cùng nhau vượt qua khó khăn hiện nay. 

Mặt khác chúng tôi sẽ tiến hành gặp gỡ, trao đổi, thông báo tình hình thực tế với các nhà đầu tư để họ thấu hiểu và đồng hành cùng Mai Linh.

- Xin cám ơn ông đã trò chuyện!

Theo VTC

-


Tâm sự chua chát của Chủ tịch Tập đoàn Mai Linh

-
Chủ tịch Mai Linh kêu gọi nhân viên… “tiếp máu” (DT). – Tòa tuyên Mai Linh phải trả 38,7 tỉ đồng nợ bảo hiểm xã hội (TT).



Mai Linh phải nộp hơn 38,7 tỷ đồng bảo hiểm theo quyết định của tòa án
Tòa án tuyên buộc 5 công ty thuộc tập đoàn Mai Linh trả trên 38,7 tỷ đồng bảo hiểm nợ từ năm 2011 đến tháng 11/2012.

“Dò” đáy khủng hoảng kinh tế (DDDN 28-12-12) -- Ý kiến nhiều chuyên gia

Hàng nghìn tiệm vàng sắp bị xóa sổ
Trong số hơn 8.000 cửa hàng đang kinh doanh vàng miếng hiện nay, chỉ khoảng 2.400 điểm được cấp phép mới để tiếp tục hoạt động.- 31 đơn vị được cấp phép mua bán vàng miếng (TN). - Ngân hàng Nhà nước có thể kinh doanh vàng miếng (VNE/ DĐDN). – NHNN đã cấp phép kinh doanh vàng miếng cho 31 đơn vị – TienPhong Bank được cấp phép kinh doanh vàng miếng (Gafin). – Cả nước sẽ có hơn 2.450 điểm giao dịch vàng miếng (TTXVN). – Hạn chế việc găm giữ vàng của ngân hàng (VNE/ Vietstock). - Hơn 5.000 tiệm vàng sắp bị xóa sổ (SGTT).


- Chánh thanh tra NHNN: Tốc độ gia tăng nợ xấu chỉ còn bình quân 3%/tháng (TTVN/ CafeF).
- Phá băng bất động sản: tạo bong bóng mới? (RFA). - Kỷ luật khiển trách Tổng giám đốc EVN (VNN). - Thi hành cảnh cáo đối với nguyên chủ tịch Tập đoàn EVN (GDVN). - VIC (Chủ Vincom) có thể phải ra toà (Xuân VN).
- Năm 2012: Thiên có thời, Địa có lợi…? (TVN). - Chào 2013! (VHNA).
Khiển trách tổng giám đốc EVN
Tuổi Trẻ
TT - Ngày 28-12, Thủ tướng đã ký quyết định về việc thi hành kỷ luật tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực VN (EVN) và nguyên chủ tịch hội đồng thành viên EVN. Cụ thể, Thủ tướng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Phạm Lê ...
Tổng Giám đốc EVN Phạm Lê Thanh bị kỷ luậtTiền Phong Online
Kỷ luật Tổng giám đốc EVNVNExpress
Thi hành cảnh cáo đối với nguyên chủ tịch Tập đoàn EVNBáo Giáo dục Việt Nam



- Cựu PTT Vũ Khoan: Việt Nam cần cân bằng “chọn lựa chính sách” và “lợi ích quốc gia”(SGTT).
- Thách thức của lạm phát (DV).
- Chính phủ họp cuối năm, nợ xấu vẫn “nóng”(ĐTCK).- Thủ tướng phê duyệt đề án hợp nhất giữa Western Bank – PVFC (VnEconomy). - Ngân hàng cho vay ngoại tệ đáp ứng 4 nhu cầu (TN). - Ngân hàng lấy quyền lợi cổ đông giải nợ xấu (VnMedia).

- Chứng khoán VN phục hồi vào năm 2013? (BBC). – Những người giàu nhất TTCK năm 2012: Ông chủ Vingroup vẫn bỏ xa những người còn lại (TTVN/ CafeF). – Gia đình đại gia làm nóng chứng khoán 2012 (VeF).
- Tận thu: Từ 1/3/2013, rút tiền ATM sẽ mất phí (VNE). - Rút tiền nội mạng chính thức bị thu phí (TT).
- Sẽ có nhiều dự án nhà ở dưới 10 triệu đồng/m2 (VTC).
- Nông nghiệp là chỗ dựa của nền kinh tế (PLTP). Nên nó mới ra như thế: -Con tôm chật vật “nhảy” qua năm 2013 (TBKTSG). - Hà Nội: Giá thịt gà tăng phi mã (PLTP).
- Dầu giảm giá, xăng đứng im (TBKTSG). - Giảm giá dầu, giữ nguyên giá xăng (PLTP). - Điều chỉnh giảm giá bán các loại dầu (SGTT).
- Triển vọng tiêu dùng 2013: Nhà thiếu tiền, có dám mua sắm? (SGTT). - Ông Lê Đức Thúy: Mất lòng tin còn khó khăn hơn giải quyết nợ xấu (GDVN). – Ông Lê Đức Thúy: Ngành ngân hàng và nền kinh tế sẽ còn nhiều khó khăn trong năm 2013 (CafeF).
- Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải: Thu thuế công khai, minh bạch sẽ được lòng dân (SGGP).
- Cash flow – dòng tiền (Giang Le).
- Áp trần lãi suất cho vay: Vốn lại chảy vào “chỗ trũng” (TTXVN).
- Rút tiền ATM nội mạng chính thức bị thu phí (DT). – Thu phí ATM nội mạng: Thiệt thòi chủ thẻ lĩnh(Petrotimes).
- ‘Nghệ thuật’ tăng giá thời lạm phát (Vef).
- Thưởng tết năm nay thấp hơn năm ngoái (TBKTSG). – Ngân hàng, BĐS kêu khó vẫn thưởng tết cao nhất (ĐV).
- Chứng khoán 2012 và những “khúc cua” chóng mặt (VnEco). – Những người giàu nhất TTCK 2012: Ông chủ Vingroup vẫn bỏ xa những người còn lại (Petrotimes).
- Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản (TTXVN). – Lãi suất hạ không kích động thị trường nhà đất (VnMedia).

- Bi hài đi đòi nợ để trốn nợ (NDHMoney).
- Nhà máy nhiên liệu sinh học đối mặt nhiều khó khăn (VNE).
- Tết buồn của người lao động (VNE).
- Kinh tế Nhật Bản tiếp tục lao dốc (VNE).
- Nắm rõ luật khi làm ăn tại Trung Quốc (TT).
- Phát hiện nhiều hàng dỏm (TN).
- Giới chức Brazil lạc quan triển vọng kinh tế 2013 (TTXVN).
- Anh sẽ dành 18 tỷ USD cho viện trợ nước ngoài (TTXVN).
- Kinh tế Ấn Ðộ có thể phục hồi trong năm 2013 (VOA).

Tổng số lượt xem trang