Vũ Thành Tự Anh (*)
-(TBKTSG) - Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tính đến 31-12-2008, tổng dư nợ nội địa của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 287.000 tỉ đồng. Nếu tính cả nợ nước ngoài thì đến cuối 2008, tổng nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) xấp xỉ 23,9% GDP.
Trong năm 2009, theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội ngày 1-11-2010 thì nợ của 81/91 tập đoàn, tổng công ty nhà nước (chưa tính Vinashin) là 813.435 tỉ đồng, tương đương với 49% GDP. Nếu tính cả nợ của Vinashin, theo báo cáo của Bộ Tài chính là 86.000 tỉ, thì nợ của khu vực DNNN đến cuối năm 2009 (không kể chín tập đoàn, tổng công ty chưa có số liệu) đã lên tới 54,2% GDP năm 2009.
Rõ ràng là nợ của cả DNNN và Chính phủ đều tăng rất nhanh trong một thời gian rất ngắn, trong đó mức tăng nợ của khu vực DNNN thật sự đáng lo ngại.
Nếu nhìn vào con số tuyệt đối, sau khi trừ đi các khoản nợ nước ngoài và với những tính toán thận trọng nhất thì trong năm 2009, khu vực DNNN chiếm không dưới 60% trong tổng tín dụng nợ nội địa tăng thêm của toàn nền kinh tế. Đây là bằng chứng cho thấy các DNNN là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ chương trình hỗ trợ lãi suất và kích cầu của Chính phủ năm 2009.
Việc nợ của DNNN và nợ của Chính phủ đang ở mức khá cao, đồng thời tăng rất nhanh đòi hỏi phải sớm có những biện pháp quản lý nợ công hiệu quả.
Nội dung quan trọng nhất trong quản lý nợ công là quản lý rủi ro. Đầu tiên là rủi ro thị trường - chủ yếu liên quan đến sự thăng giáng thất thường của thị trường. Với viễn cảnh phục hồi đầy bất trắc, cộng thêm sự lan tỏa khủng hoảng nợ trên thế giới, thị trường có thể không mặn mà với trái phiếu chính phủ, đặc biệt là đối với những quốc gia có mức tín nhiệm tín dụng thấp và triển vọng tiêu cực. Phương pháp chủ yếu để hạn chế rủi ro thị trường là đảm bảo sự linh hoạt về thời điểm, cấu trúc, và các điều khoản của việc phát hành nợ.
Thứ hai là rủi ro lãi suất. Rủi ro này chủ yếu xảy ra đối với các khoản nợ có lãi suất thả nổi hoặc không được phòng vệ. Vì tỷ lệ nợ chính phủ với lãi suất thả nổi của Việt Nam còn thấp nên rủi ro lãi suất không phải là điều lo ngại trước mắt. Tuy nhiên, vì Việt Nam đã trở thành một nước thu nhập trung bình nên tỷ trọng các khoản vay thương mại sẽ tăng. Vì lãi suất thương mại thường cao và biến động mạnh hơn lãi suất ưu đãi nên trước khi phát hành nợ, Chính phủ và các doanh nghiệp sẽ ngày càng phải cân nhắc nhiều hơn tới rủi ro lãi suất.
Thứ ba là rủi ro về dòng tiền. Cho đến nay, nợ ngắn hạn chiếm chưa tới 15% trong tổng nợ chính phủ của Việt Nam. Tuy nhiên, việc tỷ lệ nợ ngắn hạn trên dự trữ ngoại tệ đang tăng lên sẽ đòi hỏi Bộ Tài chính phải hết sức thận trọng trong hoạt động quản lý nợ của mình.
Thứ tư là rủi ro về tỷ giá. Hiện nay khoảng một phần ba nợ chính phủ của Việt Nam là bằng đồng yen, vì vậy nếu đồng yen vẫn tiếp tục xu thế lên giá như hiện nay thì gánh nặng nợ nần cũng gia tăng theo. Tương tự như vậy, với sức ép của Mỹ và EU, xu thế đồng nhân dân tệ tăng giá là khó tránh khỏi. Trong khi đó, tín dụng thương mại bằng nhân dân tệ, đặc biệt là trong các dự án cơ sở hạ tầng và công nghiệp nặng ở Việt Nam đang tăng lên một cách nhanh chóng. Chính phủ cũng như doanh nghiệp vì vậy cần rất thận trọng khi đi vay bằng nhân dân tệ.
Cuối cùng, rủi ro lớn nhất có lẽ nằm ở hoạt động... quản lý rủi ro nợ công! Cho đến nay, từ Bộ Tài chính cho đến các DNNN đều chưa coi trọng đúng mức việc phân tích, đánh giá, và có biện pháp hiệu quả nhằm hạn chế rủi ro khi phát hành nợ.
Cần lưu ý rằng vì nợ của DNNN và nợ của Chính phủ có tính chất và cấu trúc khác nhau nên cần có những biện pháp quản lý rủi ro thích hợp. Tuy nhiên, dù nợ ở cấp độ nào thì cũng phải tuân thủ một số nguyên lý cơ bản: không nên chấp nhận rủi ro khi không có biện pháp hữu hiệu để thấu hiểu và quản lý nó; không nên chấp nhận một mức độ rủi ro vượt quá một ngưỡng an toàn; và không nên chấp nhận rủi ro nếu không có một sự đền bù thỏa đáng.
Khi bỏ qua những nguyên lý hết sức giản dị nhưng cơ bản này, một doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí mất khả năng trả nợ, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp khác cũng như toàn bộ nền kinh tế. Trường hợp Vinashin mới đây là một ví dụ điển hình. Tương tự như vậy, một nền kinh tế cần có chiến lược quản lý rủi ro nợ tốt để tránh đưa đất nước rơi vào gánh nặng nợ nần.
___________________________________
(*) Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright
-@ -Cảnh báo nợ của doanh nghiệp nhà nước
****************************
-Ngân hàng - doanh nghiệp: Xoay trong chiếc chăn hẹp
SGTT.VN - Tại hội nghị kết nối ngân hàng – doanh nghiệp do UBND TP.HCM tổ chức sáng 28.7, doanh nghiệp than ngân hàng chậm giảm lãi suất, nhiêu khê trong khoanh nợ, giãn nợ; ngân hàng thì cho rằng không dễ rót vốn khi ngay bản thân doanh nghiệp cũng không tìm được lối ra.
Nhiều doanh nghiệp đã nhắc lại những khó khăn chưa được giải quyết: lãi suất vẫn còn cao, cách tính toán cho vay của ngân hàng là cứng nhắc, ngân hàng cần chủ động phân tích sản phẩm và thị trường chứ không chỉ dựa vào tài sản cầm cố của doanh nghiệp...
Khi doanh nghiệp tồn kho hàng
Phản biện doanh nghiệp, ông Trương Văn Phước, tổng giám đốc Eximbank, cho rằng quan hệ ngân hàng – doanh nghiệp là quan hệ giữa hai doanh nghiệp, nhưng lại đòi cách ứng xử riêng trong điều kiện kinh tế khó khăn. Theo thống kê của Eximbank, 42% doanh nghiệp có vay vốn tại ngân hàng này có hàng tồn kho gấp đôi dư nợ; trong 100 đồng hàng tồn kho chỉ có 27 đồng lưu chuyển, như vậy nợ xấu ngân hàng bắt nguồn từ sức cầu suy giảm. Mức lạm phát giảm mạnh từ đầu năm đến nay đang chứng minh sự suy giảm nghiêm trọng này. “Đây là vấn đề vĩ mô chứ không riêng giữa ngân hàng với doanh nghiệp. Chúng tôi không hỗ trợ doanh nghiệp thì khó khăn cũng ập đến, trong khi chế độ phân loại nợ thì ngân hàng Nhà nước yêu cầu ngặt nghèo, trích lập dự phòng rủi ro cao”, ông Phước nói.
Về chi phí vốn, ông Phước cho biết, trong tổng chi phí doanh nghiệp thì lãi vay ngân hàng chiếm 24%, 76% từ hàng tồn kho và các chi phí khác. Nhiều doanh nghiệp hiện cũng không dám vay vì không có doanh số bán hàng. Là “nhà buôn tiền” nên ngân hàng hiểu mình cần doanh nghiệp, nhưng ngân hàng huy động vốn để cho vay, phải quản lý tiền cổ đông nên không thể nói sự xa cách hai bên là từ phía ngân hàng.
“Một tảng băng nằm bất động trong hầu hết các ngành nghề thì doanh nghiệp – ngân hàng không thể hoạt động bình thường, cần chính sách kích cầu hiệu quả để phá tảng băng này nếu không thì khó xoay chuyển được”, ông Phước nói.
“Ngân hàng Nhà nước không thể bơm tiền cứu doanh nghiệp vì không thể tất cả anh khoẻ và yếu đều sống tốt thì lấy đâu ra hiệu quả. Nguồn vốn của xã hội thì ít, đòi hỏi đầu tư đúng mới mang lại hiệu quả”.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình
Ngân hàng tồn kho... tiền
Theo ông Trần Phương Bình, tổng giám đốc ngân hàng Đông Á, ngân hàng cũng phải tìm kiếm giải pháp tiếp cận doanh nghiệp, chấp nhận giảm lãi để có thanh khoản tốt song song với phát triển kinh doanh. Chẳng hạn, Đông Á khởi động chương trình cho vay 1.000 tỉ đồng đối với doanh nghiệp thuộc hội Doanh nhân trẻ TP.HCM, nhưng đến nay dự kiến được 300 tỉ. “Có lúc vốn không phải là quan trọng nhất đối với doanh nghiệp”, ông Bình nói.
Ông Phạm Quang Tùng, phó tổng giám đốc BIDV, cũng nói: “Chúng tôi muốn tìm doanh nghiệp để đầu tư chứ không chỉ doanh nghiệp cần tiền ngân hàng”. Chủ tịch HĐQT Vietcombank Nguyễn Hoà Bình nhấn mạnh: “Ngân hàng cũng chỉ là một doanh nghiệp, việc cơ cấu lại nợ cho khách hàng không phải là chuyện ban phát hay xin cho, doanh nghiệp nào đủ điều kiện chúng tôi đều cơ cấu lại để cùng tháo gỡ khó khăn”.
Hầu hết lãnh đạo các ngân hàng đều tham gia đối thoại và cho biết đã có những gói hỗ trợ cụ thể để tồn tại với doanh nghiệp. Tuy nhiên, chặng đường tiền từ ngân hàng đến doanh nghiệp đi ra nền kinh tế còn nhiều khó khăn và tiền “như muối bỏ biển”. Khoảng cách giữa ngân hàng và doanh nghiệp là có thật. Ngân hàng loay hoay trong nỗi lo nợ xấu, cho vay thì rủi ro, không cho vay thì tồn kho tiền. Doanh nghiệp khốn khổ vì thiếu vốn, hàng tồn kho và nguy cơ phá sản. Nền kinh tế khó khăn đã đẩy khoảng cách đó ra xa hơn, mọi nỗ lực điều hành như kéo chiếc chăn hẹp: kéo đầu này thì đầu kia hụt, đầu này ấm thì đầu kia lạnh...
TUYẾT ÂN – ĐOÀN QUÝ
Theo thống đốc Nguyễn Văn Bình, lãi suất cho vay 10%/năm có thể thực hiện được nếu lạm phát cuối năm ở mức 7%/năm. Tuy nhiên, không thể giảm lãi suất huy động xuống quá thấp vì người dân sẽ cảm thấy tiền đồng không còn hấp dẫn. Ngân hàng Nhà nước TP.HCM cho biết, dư nợ tín dụng có lãi suất dưới 15% hiện chiếm gần 70% tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn. Tín dụng sáu tháng đầu năm tăng 0,37%. Dư nợ cho vay bốn nhóm ưu tiên đạt 26.612 tỉ đồng, trong đó dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn 3.866 tỉ, xuất khẩu 3.311 tỉ, doanh nghiệp vừa và nhỏ 13.430 tỉ và công nghiệp hỗ trợ 5.005 tỉ đồng. |
-- VN nhờ Ấn Độ trả tiền giải phóng mặt bằng – (BBC). – Việt Nam tìm kiếm khoản hỗ trợ tài chính trị giá 100 triệu đôla từ Ấn Ðộ (VOA).
-EVN lời lớn, nhưng không giảm giá
TP - Sau một tháng vận hành thị trường phát điện cạnh tranh, nhiều nhà máy đã giảm giá chào để tăng công suất phát điện. Việc các thủy điện giảm giá bán đồng nghĩa EVN thu được lợi nhuận thêm nhiều tỷ đồng mỗi ngày. Tuy nhiên, người dân vẫn phải mua giá điện cao.
(VnEconomy)-Môi trường kinh doanh xấu đi, chênh lệch lãi suất thường được nới rộng để bù đắp cho rủi ro. Thực tế có như vậy?
-Trung Quốc giảm nhập mực, tàu câu mực nằm bờ-Hàng loạt tàu câu mực khơi tại Đà Nẵng đang phải nằm bờ vì giá mực xà (còn gọi là mực vôi, mực bê đen) giảm mạnh.
- Đặng Lê Nguyên Vũ: Tìm lối ra cho nền kinh tế Việt Nam (TS/DT).
- Phỏng vấn TS Vũ Thành Tự Anh: Hệ lụy từ sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng (Đầu tư). - Bao giờ lãi suất hạ tiếp?(VEF). - Sắp chỉnh “khung” cho nợ ngân hàng (VnEco).
- ‘Ông lớn’ ngân hàng đi rao bán căn hộ (VNE). - Bất động sản tràn vào… siêu thị (ĐV). - Các doanh nghiệp BĐS Hà Nội: Nợ hàng nghìn tỷ đồng tiền đất (Khampha.vn). - Khó tin những kiểu “hành hạ” thượng đế ở Làng Việt kiều châu Âu (GDVN). - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thái Hòa “giải trình” món nợ nghìn tỷ.
TSQ Việt Nam: Đủ chiêu hành hạ khách mua nhà
Tráo vật liệu của khách hàng mua nhà liền kề bị phản đối, thu tiền chêch lệch tỷ giá trái...
-NHNN sẽ quản lý hạn mức tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài của các TCTD
Động thái này nhằm yêu cầu các ngân hàng từng bước hạn chế việc gửi tiền ra nước ngoài, đặc biệt là tiền gửi có kỳ hạn.
- Khập khiễng (Bút Lông).--– Tái cơ cấu EVN: Trong, ngoài ngành đều khó (Đầu tư).
- Vinalines lại sắp tham gia xây cảng biển hơn 1 tỷ USD (VTC).
- Quảng Ninh: Phá bỏ nhà máy có vốn đầu tư 10 triệu USD (DV).
- Khách Việt vào casino bằng cửa nào? (TN).
- Lãi đậm, vẫn lo (NLĐ). - Thua lỗ đậm, kinh doanh nhỏ tháo chạy (VEF).
- “Giá xăng có thể tăng từ 600-1.000 đồng/lít” (VnEco).
- Siêu thị bán nhãn hàng riêng: Rối quá hóa ngán (VEF).
- Buổi xế bóng của nước mắm Phú Quốc: Bài 1: Sóng gió ở làng nghề (SGTT). - “Chạy nước rút” tranh suất xuất khẩu gạo (PLTP). - ĐBSCL: Khoai lang tím Nhật tăng giá mạnh (TBKTSG).
- Bộ TT&TT trưng cầu ý kiến về ‘Chuyển mạng giữ nguyên số’ (Infonet).
- Những “trò ma” hư trương thanh thế của Muaban24 (DT).
- Móc áo bằng thép Việt Nam vào Mỹ bị áp thuế lên tới 188% (VOV).