Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

Chống "diễn biến hoà bình": Từ "lợi ích nhóm" đến "tự diễn biến"

Chống "diễn biến hoà bình": Từ "lợi ích nhóm" đến "tự diễn biến" (QĐND 15-7-12) -- Báo QĐND có tiến bộ!

QĐND - Tuy vẫn chưa được giải nghĩa trong Từ điển tiếng Việt, nhưng “lợi ích nhóm” nay đã trở thành cụm từ quen thuộc chỉ một bộ phận những người có chung lợi ích tác động đến cơ quan, người có quyền ra những quyết định theo hướng có lợi cho họ - nó đi ngược lại với lợi ích của tập thể.

Lợi ích nhóm ở nước ta có quy mô hết sức đa dạng, nhỏ thì người này với người kia, bộ phận này với bộ phận kia, lớn thì ngành này với ngành khác liên kết với nhau “lách luật” làm méo mó, bẻ cong đường lối, chính sách của Đảng để trục lợi. Đây chính là một hình thức tham nhũng tập thể, được biểu hiện dưới nhiều dạng vẻ khác nhau như báo cáo không trung thực, chạy dự án, chạy chức, chạy quyền, chạy chính sách… Khi đạt được lợi ích riêng của cá nhân, của bộ phận thì lợi ích chung, của đất nước, của nhân dân bị xâm hại. Thế mới có chuyện doanh thu của doanh nghiệp lỗ, lương vẫn cao, thưởng vẫn lớn. Những ngày vừa qua, thanh tra công bố số nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng lên tới 202 nghìn tỷ đồng (8,6%), con số đó cao gần gấp đôi so với con số do các ngân hàng thương mại báo cáo trước đó. Vì sao lại báo cáo thấp hơn con số thực? Báo cáo thấp để vẫn được hưởng lương cao, vẫn thưởng và giảm bớt được quỹ dự phòng rủi ro. Thanh tra còn cho biết, nợ xấu ngoài nguyên nhân khách quan do khủng hoảng kinh tế trên quy mô toàn cầu, còn do ngân hàng đổ tiền vào bất động sản, chứng khoán, mà không ít trong số đó chính là doanh nghiệp sân sau của các ngân hàng... Nghĩa là, cũng xuất phát từ lợi ích nhóm.

Lợi ích nhóm làm rối loạn, gây thất thoát nền kinh tế đất nước thì đã quá rõ, ai cũng có thể nhìn thấy, nhưng hậu quả nghiêm trọng hơn, lớn hơn không dễ nhìn thấy của “lợi ích nhóm” còn là nguy cơ thúc đẩy “tự diễn biến” trong nội bộ. Phải chăng, do tiên lượng được “sức công phá” của lợi ích nhóm mà cả hai Nghị quyết Trung ương 3, 4 (khóa XI) về các vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế và xây dựng Đảng, Đảng ta đều cảnh báo nguy cơ dẫn đến “tự diễn biến” từ lợi ích nhóm, từ tư duy nhiệm kỳ, từ những tính toán cục bộ.

Do vun vén cá nhân, lại thiếu tu dưỡng rèn luyện, một bộ phận cán bộ đảng viên đã đặt lợi ích của cá nhân lên trên lợi ích của tập thể, lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà Đảng, Nhà nước, nhân dân tin tưởng giao cho để tham ô, tham nhũng dưới nhiều hình thức, trong đó có hình thức thông qua lợi ích nhóm. Họ không chỉ làm hoen ố truyền thống vẻ vang của Đảng, làm mất niềm tin của nhân dân, mà còn tiếp sức cho các thế lực thù địch thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” lật đổ chế độ từ bên trong. 

Một thực tế là lợi ích nhóm càng phát triển, càng mang lại lợi ích cá nhân cho một số người thì càng khoét sâu sự mất công bằng trong xã hội; càng khuyến khích lối sống không lành mạnh trong xã hội, bóp nghẹt dân chủ, nội bộ nghi kỵ lẫn nhau và khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội càng doãng ra. Đó là những điều đi ngược lại với mục tiêu lý tưởng của Đảng. Đảng chiến đấu hy sinh trước hết và trên hết vì lợi ích của quốc gia dân tộc, lợi ích của nhân dân. Cũng từ mục tiêu cao cả đó mà Đảng được nhân dân tin tưởng, ủng hộ. Nếu lợi ích nhóm và các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên không được ngăn chặn thì nguy cơ dẫn đến sụp đổ chế độ là điều có thật. 

Thực trạng đó, hơn lúc nào hết đòi hỏi Đảng ta phải kiên quyết, hành động để ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới xóa bỏ lợi ích nhóm như tinh thần của Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng đã đề ra. Phải thấy rằng trong lúc này chống lợi ích nhóm chính là chống nguy cơ “tự diễn biến”. 

Xóa bỏ lợi ích nhóm cũng như cuộc chiến chống tham nhũng, lãng phí đều phải rất coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao phẩm chất, đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhưng quan trọng không kém nữa là Nhà nước, Chính phủ phải đề ra được những cơ chế, chính sách phù hợp, “bịt” được những kẽ hở không để “lợi ích nhóm” có đất để nảy nở, sinh sôi. Phải có cơ chế để khống chế quyền lực. Mà cơ chế để khống chế quyền lực có hiệu quả nhất là thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch để người dân có quyền giám sát hoạt động của các cơ quan công quyền, giám sát đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. 

 Đồng thời phải chấn chỉnh ngay công tác cán bộ, phải chọn được những cán bộ thực sự có đức, có tài bố trí vào những vị trí then chốt có quyền ban hành, quyết định công tác tổ chức, quyết định chính sách… Cơ quan, người ban hành các quyết định, các chính sách phải vượt qua được chính mình, phải coi lợi ích toàn cục, lợi ích lâu dài của nhân dân của đất nước là “tối thượng”. Trong thực tế, không phải không có những tổ chức, những cán bộ cố tình kéo chậm sự hoàn thiện của cơ chế, chính sách để lợi dụng. Kéo dài quy hoạch một khu phố, một con đường, một trường học; thay đi, đổi lại một quyết định nhằm tạo ra khoảng trống cho những kẻ cơ hội lách vào. Nghiêm trọng hơn thậm chí nhóm lợi ích lại thắng thế trong những quyết định cụ thể, làm cho lợi ích chung bị xâm hại, mà không bị xử lý kỷ luật.

Thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp, bỏ hẳn cơ chế "xin-cho" và tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế… 

 Để xóa bỏ lợi ích nhóm, suy cho cùng là phải hiểu đúng và thực hiện triệt để lời dạy của Bác Hồ "Dĩ công, vi thượng". Muốn ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, phải triển khai thật thiết thực, hiệu quả Nghị quyết 4 về xây dựng Đảng và Chỉ thị 03 của BCT về "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", vừa củng cố niềm tin của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên, vừa góp phần quan trọng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là Đảng cầm quyền lãnh đạo toàn dân thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, xây dựng thành công một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh ./.

 

 

Nhiều khuất tất trong Đoàn bay 919 (NLĐ 15-7-12)La liệt đất 'vàng' bỏ hoang giữa Thủ đô

Vụ “đại gia” bán hơn 100 ha đất: Kịch bản dàn dựng quá công phu
Đất công bị biến tướng

Điểm mặt 'đại gia' ôm đất vàng rồi bỏ hoang

Thật bất ngờ, bên cạnh một số doanh nghiệp bất động sản tầm trung, danh sách các địa chỉ vi phạm đã xuất hiện nhiều đại gia.

La liệt vi phạm

Nằm giữa “tam giác” phát triển đô thị mạnh nhất Hà Nội (Thanh Xuân - Cầu Giấy - Từ Liêm), Khu đô thị mới Cầu Giấy từ nhiều năm nay được giới đầu tư quan tâm. Giá đất dự án ở đây luôn đứng hàng cao nhất trên địa bàn thành phố. Thời điểm giữa năm 2010, khi thị trường bất động sản lên “đỉnh”, đất liền kề, biệt thự ở Khu đô thị mới Cầu Giấy được chào bán trên 300 triệu đồng/m2, đắt nhất Thủ đô. Thế nhưng, những ngày này, dạo một vòng quanh khu đô thị mới Cầu Giấy, người ta bắt gặp hàng loạt ô đất vàng ở ngay mặt đường Trần Thái Tông nằm im lìm dưới lớp cỏ lác cao cả mét.

Gần cuối đường Trần Thái Tông, ô đất vàng rộng hơn 5.000m2 của Ngân hàng CP Ngoại thương Việt Nam là một ví dụ điển hình. Khu đất trúng đấu giá quyền sử dụng đất từ cuối năm 2008 song nhiều năm qua vẫn được quây rào tôn kín mít, cao quá đầu người để “bảo vệ”... cỏ dại mọc tự do phía bên trong. Anh Nguyễn Văn Hoài, một người bán hàng rong phía ngoài tường rào dự án cho biết, nhiều năm nay dự án đã “nằm im” như vậy.

“Quây tôn kín mít như thế, đường vào còn không có thì xây dựng cái gì. Tôi đứng bán hàng ở đây hơn 3 năm rồi có thấy “động đậy” gì đâu...”. Cách khu đất của Vietcombank không xa, hàng loạt dự án khác thay vì bịt kín lại đàng hoàng mở rộng cửa cho tư nhân vào thuê mặt bằng kinh doanh. Có rất ít nhà hàng hay đơn vị kinh doanh lớn chấp nhận thuê đất dự án bỏ hoang. Hầu hết cơ sở đang “bám mặt đường” ở những lô đất này là các dịch vụ nhỏ lẻ như rửa xe, quán ăn, trông giữ xe, sân bóng mini, hàng giải khát... Ô đất ký hiệu D2 tại Khu đô thị mới Cầu Giấy do Ban quản lý dự án quận Cầu Giấy quản lý đang ở trong tình trạng như thế. Rộng hơn 1.100m2, khu đất này đang được cho thuê, cho mượn trái mục đích làm gara ô tô, rửa xe, quán ăn. 

Điểm mặt đại gia 

Nghiêm trọng hơn, cũng nằm ở “tam giác” Thanh Xuân - Cầu Giấy - Từ Liêm và quận Tây Hồ, rất nhiều khu đất vàng khác tại Khu đô thị mới Nam Trung Yên, Khu đô thị mới Mỹ Đình II, Khu đô thị Đông Nam Trần Duy Hưng, dọc hai bên tuyến Lê Văn Lương, khu đấu giá quyền sử dụng đất 18,6ha quận Tây Hồ... cũng đang nằm phơi sương, phơi nắng hoặc bị cho thuê, cho mượn, sử dụng sai mục đích.

Kết quả kiểm tra mới nhất về tình trạng các “khu đất vàng” bị bỏ hoang trên địa bàn 4 quận, huyện (Thanh Xuân, Cầu Giấy, Tây Hồ, Từ Liêm) của Sở TN-MT Hà Nội đã chứng thực những gì phóng viên quan sát được tại hiện trường. Trong tổng số 32 khu đất trên địa bàn, với diện tích khoảng 488.545m2 của 23 chủ đầu tư, có 19 khu đất trống chưa sử dụng, diện tích 309.368m2; 10 khu đất các chủ đầu tư được giao quản lý nhưng hiện đang sử dụng sai mục đích (làm bãi đỗ xe, sân bóng đá, cửa hàng thu gom phế liệu, quán ăn, gara sửa xe ô tô...) với diện tích 159.328m2. Ngoài ra, có 2 khu đất đã được UBND TP quyết định giao đất, cho thuê đất, chủ đầu tư đang thực hiện xác định giá đất, ký hợp đồng thuê đất để thực hiện dự án và 1 khu đất chưa hoàn thành GPMB.

Ngoài Vietcombank, người ta có thể thấy, trong danh sách dài các đơn vị vi phạm có thêm những cái tên vốn “lẫy lừng” trong lĩnh vực bất động sản như Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex); Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị (HUD); Công ty CP Hacinco; Tổng công ty Xây dựng Hà Nội; Công ty CP Xây dựng dân dụng Hà Nội; Công ty CP Tu tạo và phát triển nhà; Tổng công ty Xây dựng Sông Đà; Tổng Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội... Đã qua rồi thời hào nhoáng của các đại gia bất động sản, các doanh nghiệp này có trong tay quỹ đất đắc địa bậc nhất Hà Nội nhưng lại bỏ không hoặc chấp nhận cho thuê làm các dịch vụ nhỏ lẻ.

Giám đốc Sở TN-MT Hà Nội, ông Vũ Văn Hậu cho biết, có nhiều dự án do phải rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch hoặc do chủ đầu tư chưa đủ khả năng tài chính để thực hiện dự án do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Một số được TP giao làm chủ đầu tư các ô đất nhưng không tích cực lập dự án, lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất theo quy định. Đối với các đơn vị trúng đấu giá quyền sử dụng đất, sau khi được cấp “sổ đỏ” và được bàn giao đất ngoài thực địa, nhiều doanh nghiệp đã không triển khai dự án để đưa đất vào sử dụng. Không liên hệ với ngành chức năng để thỏa thuận quy hoạch tổng mặt bằng, phương án kiến trúc sơ bộ, hướng dẫn lập dự án đầu tư, cấp phép xây dựng... Đáng chê trách hơn, một số chủ đầu tư sau khi GPMB và xây dựng xong hạ tầng kỹ thuật lại sử dụng đất sai mục đích như làm gara ô tô, trông giữ ô tô, xe máy, sân bóng đá mini, bán bia hơi...

 

Dự án khách sạn 5 sao thành... sân bóng 

Theo kiểm tra của liên ngành thành phố, dự án Khách sạn 5 sao tại Khu X2 xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, sau khi GPMB xong, hiện đang có một số cá nhân, tổ chức đã xây dựng một... sân bóng, bãi để xe và kinh doanh ăn uống, giải khát. Từ đầu năm 2010, TP đã lựa chọn Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc làm chủ đầu tư dự án Khách sạn Hoa Sen tại vị trí đất này.

-Đất vàng bỏ hoang: Đại gia 'ôm' đấtTiếp mạch “truy quét” gắt gao các dự án vi phạm pháp luật đất đai, cơ quan chức năng TP Hà Nội lại vừa điểm mặt hàng loạt địa chỉ có sai phạm. Thật bất ngờ, bên cạnh một số doanh nghiệp bất động sản tầm trung, danh sách các địa chỉ vi phạm đã xuất hiện nhiều đại gia.


Bất bình đẳng có cản trở tăng trưởng không? Is Inequality Inhibiting Growth? (Project Syndicate 10-7-12) - Làm quan để kiếm chác, thế có chết không! (Bee).

 

- Công xa… siêu sang (Thanhtra).
- Công bằng không phải là cào bằng (Petrotimes).
- Tài sản tăng thêm 100 triệu đồng phải giải trình nguồn gốc (Thanh Tra/PLTP).

-  Lại “nóng” vụ “Thu hồi 5.000m2 đất đền bù 2 triệu đồng” (DT).
- “Khu đất vàng” bị bỏ hoang: Ai chịu trách nhiệm? (LĐ). - Mở “đại chiến dịch” xử lý đất vàng bỏ hoang (VnMedia).

Rừng bị 'giết', Bắc Kạn 'trảm' hàng loạt cán bộ
UBND tỉnh Bắc Kạn vừa có văn bản gửi đến báo VietNamNet, thông báo về việc xử lý cán bộ liên quan đến vụ phá rừng quốc gia Ba Bể.

- Giá trị thật của ngôi nhà cổ gỗ sưa đỏ ở Bắc Giang (NĐT). Nghi vấn doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư chui tại Bình Thuận

- Muốn vay vốn nhanh phải hối lộ 5-10% (TT).
Bộ Y tế vào cuộc vụ đẩy giá thuốc lên cao

Bộ Giáo dục sửa đáp án môn Lịch sử (VnEx 15-7-12) -- "Một số giáo viên Lịch sử cho rằng đáp án của Bộ Giáo dục có thể đã có nhầm lẫn"  Không đâu, chính lịch sử mới nhầm lẫn (và ngoan cố!) vì đã không tự sửa theo đáp án của Bộ Giáo Dục.

- Bộ Giáo dục điều chỉnh đáp án môn Lịch sử (VNN). -  Bộ Giáo dục sửa đáp án môn Lịch sử kỳ thi Đại học 2012 (GDVN). –  Bộ GD-ĐT sửa đổi đáp án môn sử ở kỳ thi đại học: Điều chỉnh có lợi cho thí sinh (TN). –  

-  Từ thần tượng trong đề thi, ngẫm thần tượng của công chức(VNN).
- Vụ trung tá công an đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng: Liệu công lý có được thực hiện?  —  www.cgi/http:/www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hearingof-pol-beating-civ-todea...">(RFA). - Biên bản hòa giải ở xã: Giá trị đến đâu? (PLTP).
-  Xin thôi chức để phản đối tháo dỡ nhà văn hóa (NLĐ).

- ‘Mặc áo mới’ cho chính quyền (TVN). - O bế làm hỏng cán bộ được quy hoạch (DT).
- Kiến nghị thu hồi 97 dự án trên đảo Phú Quốc (TN).
- Đường tiêu chuẩn quốc gia phải làm lại sau 9 năm sử dụng (LĐ). 


Ông Thanh đang làm gì ở Đà Nẵng? Đừng giáo dục bằng cách bêu riếu (PLTP 15-7-12)

- Không ai có thể bịt miệng cả một dân tộc (Luis Aragon)  —  (RFA).

- Khai thác than thổ phỉ trái phép ở Quảng Nam bùng phát (VTV).
- Rừng Phú Quốc bị chặt phá tan hoang (PLTP).  -  10ha rừng tại đèo Hố Chùa bị thiêu trụi (CA).

- Một nhà mạng bị ‘tố’ xù nợ của nhân viên (VTC).
- Hơn 10 ha rừng đã bị thiêu rụi (DT).
- Quảng Ngãi: Báo động về ô nhiễm môi trường biển (VOV).--Bùi Văn Nam Sơn - Triết gia ngồi xe buýt (TP 15-7-12) ◄

Ngô Thảo, người gánh nặng dĩ vãng (LĐ 15-7-12)
Nhà báo, nhà thơ Nguyễn Trọng Văn: “Tôi cũng có chút ý thức về chuyện “làm mới” văn chương”(HNM 15-7-12)
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đề nghị xem lại công lao của Nhà Nguyễn (TP 15-7-12) -- Bắt đầu với Tiên vương Hoàng đế Nguyễn Tấn Dũng?
“Cái gì thực sự tốt đẹp sẽ trở lại!”  (QĐND 12-7-12) -- P/v dịch giả Thuý Toàn về văn học Nga
Những người vinh danh ẩm thực Việt (TN 15-7-12)

-Nguyễn Đông Thức và hành trình đầy ắp kỷ niệm (TT 14-7-12)
Hai “ông già Don Quixote” Việt (NLĐ 14-7-12) -- Nguyễn Đông Thức và Đoàn Thạch Biền
Chào một thế hệ thơ mới! (SGGP 14-7-12) -- Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều phát biểu: “Vì yêu mến tôi mà mọi người đều phát biểu hơn về tôi một chữ, một câu. Bây giờ tôi cần chiếu nghỉ để nhìn lại mình”. (Because you all love me, talk about me, I have to talk about me myself)
Nhà văn Sương Nguyệt Minh: Phải hiểu mới yêu và sẽ hay (CAND 13-7-12)
Trải nghiệm với những giá trị sống (TVN 14-7-12) -- Trần Trọng Thức giới thiệu sách của Kim Yến
Chuyện phòng the bi hài của tuổi già (NĐT 14-7-12) --Phóng viên trần tình: "PV .. đã ghi lại nhiều chuyện éo le xoay quanh chuyện phòng the tuổi già, với mục đích chia sẻ chuyện khó nói cùng các cụ già ở thời hiện đại này" Tôi không tin đó là mục đích thực sự của phóng viên

-Báo động đỏ !
Vụ việc người bệnh tử vong đêm 14.7 tại phòng khám (PK) “ngoại” Maria (Hà Nội) là hồi chuông báo động rất khẩn cấp đối với cơ quan quản lý y tế nước nhà. Ngành y tế cần cấp bách và nghiêm túc xem lại trách nhiệm của mình trước sự an nguy tính mạng của người dân, người bệnh trong nước
!Bệnh nhân tử vong, bác sĩ Trung Quốc biến mất

- Tử vong sau vài tiếng vào phòng khám có bác sĩ Trung Quốc (NLĐ).  – Hé lộ tình tiết cái chết bất thường tại phòng khám Maria (Bee). - Bệnh nhân chết tại phòng khám Trung Quốc, người nhà náo loạn (Infonet).  Vụ chết tại phòng khám Maria: Niêm phong bệnh án

Trung Quốc góp vốn mở truyền hình cáp ở Qui Nhơn 
-  Vụ lừa gái quê đưa sang Trung Quốc: Công an vào cuộc điều tra (PLTP).

Tổng số lượt xem trang