Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Trung Quốc mua năng lượng từ Canada: các bài học cho Mỹ


Vẹm -Nguyễn Tâm Thiện

Theo Quỹ Heritage, việc tập đoàn dầu khí hải dương Trung Quốc CNOOC mua thành công công ty dầu khí Nexen của Canada với giá 15 tỉ USD sẽ là thương vụ mua lớn nhất do Trung Quốc thực hiện trong chiến dịch đầu tư ra bên ngoài, và điều này sẽ gây nhiều hệ lụy cho chính quyền Obama.



Việc CNOOC muốn mua công ty Nexen của Canada với giá 15 tỉ USD nếu thành công sẽ là vụ thu mua lớn nhất do công ty TQ thực hiện kể từ khi chiến dịch đầu tư ra bên ngoài được khởi xướng năm 2005.
Thương vụ này khớp với mô thức đầu tư của TQ. Thứ nhất là ưu tiên vào năng lượng. Theo Dự án Theo dõi Đầu tư Toàn cầu của TQ (China Global Investment Tracker) của Quỹ Heritage, đầu tư vào năng lượng chiếm hơn 50% tổng số đầu tư của TQ ra bên ngoài kể từ nửa cuối 2009.
Thứ hai là TQ mở rộng dần theo địa lý, vào Australia giai đoạn 2006-2007, tiểu vùng sa mạc Sahara sau đó và Nam Mỹ từ 2010 - 2011. Tuy nhiên sau một thời gian tiếp cận, tính hấp dẫn của các dự án giảm dần và sự phản đối của sở tại gia tăng do đó các công ty TQ bắt đầu tìm kiếm các thị trường khác và ban đầu nhắm tới Châu Âu nhưng đến nay tình hình cho thấy thị trường tiềm năng là Bắc Mỹ. Tính đến tháng 6/2012, Mỹ dẫn đầu nhưng kể từ sau thương vụ này thì Canada sẽ trở thành nước dẫn đầu.
Thứ ba, các công ty nhà nước chiếm phần lớn lượng đầu tư ra bên ngoài, tới 90% tổng vốn đầu tư, trong đó 3 công ty lớn nhất là Công ty dầu khí quốc gia TQ (CNP), Sinopec và CNOOC (là công ty dầu khí nhỏ nhất, độc quyền về phát triển dầu khí ngoài khơi).
Thứ tư, TQ sẵn sàng trả giá cao. Giáo chào của CNOOC cao hơn gấp rưỡi giá cổ phiếu của Nexen một ngày trước đó và đây không phải là lần đầu tiên.
Thứ năm, thương vụ này, cũng như các thương vụ trước đó, bị phản đối từ quốc gia sở tại và ngay cả ở nơi khác. Tổng giá trị các giao dịch không thành kể từ 2005 là hơn 150 tỉ USD, trong đó nổi tiếng nhất là CNOOC mua không thành Unocal mặc dù trả tới 18 tỉ USD. Có thể nói khoản đầu tư 16 tỉ USD mà CNOOC muốn mua Nexen là khoản tiền mà CNOOC muốn tiêu 7 năm nay.
Thương vụ này sẽ có tác động sâu rộng. Về mặt chính sách, vụ việc này cho thấy việc ngăn cản vụ Unocal năm 2005 là một sai lầm. Như trường hợp Nexen, việc CNOOC tìm cách mua Unocal là một giao dịch tự do. Việc chính phủ Mỹ phản đối chỉ khiến cho CNOOC đi đầu tư ở nơi khác, cùng với các công ty dầu khí anh chị lớn hơn và các công ty TQ trong các lĩnh vực khác. Việc Mỹ tham gia vào đầu tư từ TQ bị ngừng lại một vài năm và TQ do đó đi tìm dầu khí ở nơi khác mà Mỹ không muốn như Iran.
Một điều khác là nếu Mỹ muốn tác động tới việc TQ tham gia vào thị trường năng lượng quốc tế, Mỹ không nên phản đối giao dịch Nexen. Chính phủ Mỹ đã đúng khi không khuyến khích TQ đầu tư vào các nơi như Venezuela, Sudan, v.v. nhưng ngoài những nơi đó thì TQ có thể đầu tư ở đâu. Do đó, một quốc gia (như Canada) tôn trọng giao dịch quốc tế, có một hệ thống giám sát mạnh và là một đồng minh thân cận của Mỹ là sự thay thế hợp lý nhất.
Cũng phải thấy là ở đây có sự hoán đổi vị trí. TQ vốn ghen tị với thành công của Mỹ trong việc đa dạnh hóa nguồn sử dụng năng lượng từ lệ thuộc vào dầu lửa Trung Đông. Thương vụ mua Nexen, vốn sở hữu nhiều nguồn nhiêu liệu hóa thạch trên thế giới là cách để TQ hướng tới mục tiêu này. Trong khi đó, Mỹ đang làm trệch hướng phát triển quan hệ gần gũi hơn với Canada khi để trò chơi chính trị cản trở dự án xây dựng đường ống Keystone XL. Việc Bắc Kinh sẵn sàng trả giá cao cho các tài sản ở vùng sâu vùng xa có thể không phải là quyết định đầu tư đúng đắn nhưng trái ngược với thái độ phản đối của chính quyền Obama cản trở nước Mỹ tiếp cận tới các tài sản năng lượng ngay liền kề.
Từ góc độ an ninh, TQ một lần nữa thể hiện khả năng cải tiến cơ sở kỹ thuật của mình thông qua việc mua từ bên ngoài. Nexen có kinh nghiệm về khai thác dầu cát, khoan xa bờ và hệ thống hút, chứa, trung chuyển trên biển. Việc CNOOC mua Nexen sẽ nâng cao năng lực của CNOOC và trong lĩnh vực khai thác dầu cát sẽ giúp nâng cao năng lực của 2 công ty dầu khí lớn khác của TQ.
Do đó, mặc dù không có tác động an ninh trực tiếp, về lâu dài nhiều khả năng việc này sẽ tác động tới an ninh khu vực. Cụ thể là việc phát triển các khu dự trữ dầu ở Biển Đông hiện đang lệ thuộc vào các công ty tư nhân nắm công nghệ khoan xa bờ. Một khi CNOOC làm chủ công nghệ khoan xa bờ của Nexen, CNOOC sẽ có thêm khả năng thực hiện các dự án khó hơn trên Biển Đông. Bên cạnh việc khai thác ngay gần lục địa TQ, cùng với sự gia tăng hiện diện về quân sự ở khu vực thì việc này sẽ dẫn tới khả năng TQ càng gia tăng mạnh hơn kiểm soát ở khu vực. Điều này không có nghĩa là Mỹ nên cản trở thương vụ Nexen mà lại chính là lý do để Mỹ gia tăng hiện diện ở Biển Đông để làm rõ thông điệp với TQ là Mỹ đứng về phía đồng minh của mình.
Cả Chính quyền và Quốc hội không nên phản đối công khai vụ mua Nexen của CNOOC hoặc gây sức ép riêng đối với Canada để chặn đứng thương vụ này.
Mỹ nên giám sát các hoạt động khai thác dầu của TQ tại Biển Đông, yêu cầu làm rõ các đòi hỏi của TQ tại khu vực này và ủng hộ bộ quy tắc ứng xử (COC) hiệu quả, có tính ràng buộc đối với các bên trong vùng lãnh thổ tranh chấp, trước khi các doanh nghiệp TQ thuộc sở hữu nhà nước tiến hành các hoạt động thúc đẩy toan tính tại khu vực này.
Phù hợp với thẩm quyền quy định thương mại với các quốc gia khác, Quốc hội Mỹ nên công nhận lập luận của Bộ Ngoại giao, đó là Kestone XL sẽ không có đe dọa về môi trường và cho phép xây dựng đường ống dẫn dầu.
Mỹ và thế giới sẽ hưởng lợi từ đầu tư năng lượng giữa các nền kinh tế thị trường. Việc TQ đầu tư vào Canada là một phần của xu hướng này và nên được hoan nghênh, song song với việc giám sát việc TQ ứng dụng công nghệ có được vào các khu vực nhạy cảm trên thế giới.
TS. Derek Scissors là nghiên cứu viên cao cấp về Chính sách Kinh tế Châu Á và Dean Cheng là nghiên cứu viên về Chính trị Trung Quốc và Các vấn đề An ninh, Trung tâm Nghiên cứu Châu Á, Quỹ Heritage
Trần Quang (gt)

-- Trung Quốc mua năng lượng từ Canada: các bài học cho Mỹ (Heritage Foundation/ NCBĐ).

*************************
@ tt-CNOOC mua Nexen: Mỹ cáo buộc giao dịch nội gián (29/07) TT - Mỹ đã ra lệnh đóng băng tài khoản của các công ty bị cáo buộc sử dụng thông tin giao dịch nội gián để trục lợi xung quanh gói mời thầu của Tổng công ty Dầu khí hải dương TQ (CNOOC) với Công ty dầu khí Nexen Canada.
--
Một giàn khoan dầu của Nexen tại biển Bắc - Ảnh: Reuters
Ủy ban giao dịch chứng khoán Mỹ (SEC) cho biết các công ty này đã sử dụng tài khoản tại Singapore và Hong Kong để thu lợi bất chính hơn 13 triệu USD.
Cụ thể, Công ty Well Advantage có trụ sở tại Hong Kong đã thu mua hơn 830.000 cổ phiếu Nexen vào ngày 19-7 và một công ty giấu tên có tài khoản tại Singapore đã mua hơn 676.000 cổ phiếu Nexen.
Reuters cho biết ngày 23-7, CNOOC tuyên bố đã đạt được thỏa thuận về việc mua lại Nexen trị giá 15,1 tỉ USD khiến cổ phiếu Nexen cùng ngày tăng vọt 52%. Cả hai công ty này đều rao bán cổ phiếu vào cùng ngày này, nhờ đó đã thu về lợi nhuận lần lượt là 7 triệu USD và 6 triệu USD.
SEC đã cáo buộc Trương Chí Vinh, người điều hành Công ty Well Advantage và cũng là chủ của một công ty khác, có “thỏa thuận hợp tác chiến lược” với CNOOC.
Ngoài việc đóng băng tài sản trị giá hơn 38 triệu USD của hai công ty này, SEC cũng đang tìm kiếm phán quyết cuối cùng của tòa án để buộc trả lại số tiền thu lợi bất hợp pháp, nộp phạt tài chính...
-Việt Nam ở vị trí nào trong chính sách ngoại giao Hoa Kỳ? (phần 1)   –   (RFA).   Ông Andrew Young, đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ đã nói rõ lập trường của Mỹ đối với Việt Nam hồi đầu năm 1977 như sau: "Chúng tôi xem Việt Nam như một Nam Tư ở châu Á. Không phải là bộ phận của Trung Quốc hay của Liên Xô, mà là một nước độc lập. Một nước Việt Nam hùng mạnh và độc lập là phù hợp với lợi ích quốc gia của Mỹ." 
-Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ. Tin tức cho biết, một trong những trở ngại lớn trong vòng đàm phán đầu tiên đó là, Việt Nam đưa ra điều kiện bồi thường chiến tranh làm điều kiện bang giao với Hoa Kỳ. Trong khi phía Việt Nam cho rằng, Hoa Kỳ phải bồi thường chiến tranh là một nghĩa vụ không thể phủ nhận, phía chính phủ Carter cho biết sự hỗ trợ theo yêu cầu của Việt Nam là không thể thực hiện được. 
Một nguyên nhân không kém phần quan trọng, đó là quan điểm khác nhau của các viên chức Hoa Kỳ trong vấn đề Việt Nam và Trung Quốc đã thay đổi sau ba vòng đàm phán. Trong khi ông Cyrus Vance, Ngoại trưởng Hoa Kỳ thời bấy giờ, cùng lúc muốn Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao với hai nước Việt -Trung, thì ông Zbigniew Brzezinski, Cố vấn An ninh Quốc gia, chỉ tập trung vào Liên Xô cũ, tức là bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc để gây áp lực với Liên Xô.
 - Phần 2   –   (RFA). Tôi tin rằng bình thường hóa và gia tăng tiếp xúc giữa Mỹ và Việt Nam sẽ tiến tới mục đích tự do tại Việt Nam, như đã làm ở Đông Âu và Liên Xô cũ.
Cựu TT Bill Clinton
-chính sách của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam được giới chuyên gia đánh giá tương đối thấp so với quan hệ giữa Hoa Kỳ với các nước khác trong khu vực. Các chuyên gia cho rằng, một trong những nguyên nhân chính ngăn cản Việt Nam phát triển quan hệ hơn nữa với Hoa Kỳ đó là: hệ thống chính trị độc đảng ở Việt Nam dẫn đến các quan điểm khác nhau về ý thức hệ giữa hai nước. 
..... think again and once more: It's really that Deng was smarter?
Don't bullshit me, Messrs.
So....The difference?
Open eyes and read: Between Reagan and all idiots, who - following him - was in White House.
- For Chinese, it's better to act now - and preempt the competition. The lesson of 1974: Timing is everything.
.....But the time isn't in China's side, Messrs: Why Chinese may lose teeth before they can get claws.
- On eve of Vietnam President's visit to Russia, in any way
a Lee Kuan Yew style of state for Russia? - No way.....
Why: Oil, Gas, Woods, ect..., Messrs.
Any Russian authority lives on it. The tiny Singapore - in contrast - owns nothing, not say about air and sea.
- Do you mean Russia is too weak to choose between himself and China, don't you?
- U.S.-Vietnamese rapprochement and Hanoi’s Dilemma? - Blah. Vietnam soul isn't the one of yours, Russians:
1/ We know what we want
2/ We have own identity what you still can't find.
Can Russia play an active part in the Pacific game?
"..Washington used the territorial dispute between Vietnam and China in the South China Sea in spring 2010 to its benefit.."
That's Russia soul to you, Messrs.
The Myth of American democracy. And the song - I said for long time ago - named as “middle class"? - It's merely the cake they (politicians, lobbyists, and big corporations) use to bullshit you all, Americans. However.... The Matter is in other: How the democracy might back to Jungle in the most democratic country?
****************************************
- Hiện đại hóa hải quân để bảo vệ chủ quyền (VNN). - Bộ Ngoại giao và Quốc phòng trả lời thắc mắc về vấn đề bảo vệ Biển Đông (RFA).
- “Đảo con”… hát quốc ca(SGGP).  - Bản đồ cổ thu hút người xem.  –  - Festival các cảng biển quốc tế lần đầu tiên tại Việt Nam. - Hồi ký của GS Nguyễn Xiển: Hoàng Sa là của Việt Nam! (VTC).
- “Ngàn năm thương nhớ mãi Trường Sa” (GDVN).
- Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt đại biểu các thế hệ cán bộ quân đội được đào tạo tại Trung Quốc qua các thời kỳ (ND). - Khắc ghi tấm lòng “nhường cơm sẻ áo” (QĐND).–  Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nhấn mạnh ưu tiên phát triển quan hệ với Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (CRI).
- TRỞ LẠI CAM RANH – TÍNH TOÁN CHIẾN LƯỢC CỦA NGA – (Bùi Văn Bồng).   - Nga bác bỏ thông tin về việc mở lại căn cứ ở Việt Nam   –   (RFI).  -  Nga bác tin mở thêm căn cứ hải quân ở nước ngoài (VNN). - Việt Nam – Nga đẩy mạnh hợp tác công tác lập pháp (TN). - VN – LB Nga sẽ tăng cường quan hệ đối tác toàn diện (VTV).
- Đoan Trang: Con đường nam tiến của Trung Quốc (PLTP).  -Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a sẽ thiết lập cơ chế đối thoại Hải quân (CRI).  - Đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, Trung Quốc và Đài Loan có thể hợp tác xẻ thịt biển Đông.    - Tình hình Biển Đông: Ngày càng trở nên tồi tệ? (CFR/ BoxitVN). 
 – Trung Quốc khiến khu vực lo ngại (NLĐ).  – Biển Đông : Bắc Kinh càng hung hăng, láng giềng càng mất lòng    –   (RFI).  – Thiện Tùng: Trung Quốc với Đông Nam Á   –   (BoxitVN). – Chuyên gia quốc tế chỉ rõ miệng lưỡi cú diều Trung Quốc(PN Today).  -  Marty Natalegawa: “Nguy cơ mâu thuẫn ở biển Đông lộ rõ” (PLTP). - Đảng đối lập Đài Loan phản đối cái gọi là “khu phòng thủ Tam Sa” (GDVN). - Cựu đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam nói gì về Biển Đông? (Global Times/VTC). - Thế giới 24h: TQ tàn hại môi sinh Biển Đông (VNN). - Rất khó có Bộ Quy Tắc Ứng Xử vì Trung Quốc (NV). - Indonesia khôn khéo trong hợp tác quân sự với Trung Quốc và các nước (GDVN). - Biển Đông: “Cái bẫy giam hãm Trung Quốc” (TT). - Trung Quốc nên học cách lắng nghe! (ANTĐ).

- Truyền thông Trung Quốc đưa tin bản đồ Trung Quốc 1904 Tuổi trẻ. -Trung Quốc đưa tin về bản đồ nhà Thanh không có Hoàng Sa. VNExpress - Nên công bố rộng rãi “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (ĐĐK).
- Bài của GS Carl Thayer bị Global Times cắt xén (NV/ Hữu Nguyên). Bài gốc của GS Carl Thayer: Vietnam is the Real Pivot. -Vietnam looking to play pivotal role with both China and US.
- Tàu chỉ huy 30 tàu cá TQ ra Trường Sa chết máy trên biển Đông(GDVN).  Đội tàu cá TQ ra Trường Sa: Đi hùng hổ, về... chết máy (Đất Việt)-Tân Hoa Xã ngày 27/7 đưa tin, tàu hậu cần - và cũng là tàu chỉ huy của 30 tàu cá Trung quốc kéo ra khu vực quần đảo Trường Sa đánh bắt trái phép - trên đường về đã bị chết máy ngày 27/7 ở khu vực cách cảng Tam Á 300 hải lý.-  Trung Quốc khoe “tàu tuần tra lớn nhất” (TN).

Tổng số lượt xem trang