Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Liên tiếp bị thụt két, NH vẫn bình chân?

Theo sự đồn đoán ngầm trong giới ngân hàng, nợ xấu của cả hệ thống ngân hàng ít nhất cũng trên 2 con số  (trên 10%), nhưng thực tế ngay cả NHNN cũng chưa chính thức thừa nhận con số này. Trong đó, một vài lãnh đạo ngân hàng tiết lộ, tuy chưa thống kê đầy đủ nhưng nợ xấu do quản lý yếu kém, nghiệp vụ sai phạm… của cán bộ, nhân viên ngân hàng thường chiếm đến 20 - 30% trong tổng nợ xấu và “nợ này thường là nợ nhóm 5”.

(Đất Việt) Nợ xấu của ngân hàng đang có xu hướng phình ra nhưng vẫn chưa có hướng nào khả dĩ có thể giảm bớt.

Nhiều ngân hàng như Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Donga Bank… đều cho biết sau 7 tháng nợ xấu đã tăng cao so với trước đó. Theo ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc NHNN, nợ xấu toàn hệ thống tính đến tháng 7/2012 đã tăng gấp nhiều lần so với cuối năm 2011. 

La liệt vụ vay "đểu"

Chỉ trong 10 ngày cuối tháng 7/2012, ngành ngân hàng đã chứng kiến hàng chục vụ đổ bể tín dụng với con số hàng trăm tỷ đồng do chính nhân viên, cán bộ ngành ngân hàng gây nên. Nổi đình đám trong số này là trường hợp của cựu giám đốc Eximbank Bình Dương Đào Thanh Trường đã lập hồ sơ khống vay khoảng 135 tỷ đồng. Ông này đã nhờ 40 “người quen” đứng tên vay 135 tỷ đồng, và quá trình này được chấp thuận gần như ngay lập tức vì việc phê duyệt do chính ông Trường và các thuộc cấp thân tín của mình thẩm định. Đáng nói là các bước nghiệp vụ trong các hợp đồng tín dụng này đều không tuân thủ, như việc lập, ký hồ sơ khống, không ghi cụ thể ngày, tháng trong hồ sơ vay vốn nhưng ông này vẫn dễ dàng thụt két ngân hàng, và hiện đã bỏ trốn cùng với khoản tín dụng nói trên. 

 Đổ lỗi cho nợ xấu là do khách quan, nhưng thực chất một phần khá lớn nợ xấu do nội bộ các ngân hàng gây ra lại không được thừa nhận. Ảnh: TNLinh.


Một trường hợp khác là nguyên Trưởng phòng giao dịch Bình Chánh của Sacombank Nguyễn Hoàng Ngân đã dễ dàng qua mặt cả khách hàng lẫn ngân hàng để cuỗm 2,9 tỷ đồng từ tay ngân hàng. Với chức vụ và quyền hạn của mình, Ngân đã làm sẵn giấy nhận nợ và đưa khách hàng ký tên trước, sau khi ngân hàng giải ngân thì “cuỗm” luôn số tiền này. Cũng như trường hợp của Đào Thanh Trường, Nguyễn Hoàng Ngân đã cao chạy xa bay cùng với số tiền lớn và ngân hàng vẫn đang “bối rối” chưa biết tính sao với khách hàng đã bị cán bộ của mình lừa đảo.

Không chỉ những vị “có máu mặt” mới dám thụt két ngân hàng, ngay cả nhân viên kho quỹ cũng có thời cơ để gây nợ xấu.  Đó là trường hợp của Nguyễn Phi Vũ, nhân viên quỹ của chi nhánh Bình Dương, Ngân hàng liên doanh Shinhan Vina đã tráo đổi tiền âm phủ lấy tiền thật, ngang nhiên lập lờ đánh lận con đen trong hơn một năm trời mới bị phát hiện. Từ năm 2010 đến tháng 5/2011, bằng cách trộn lẫn tiền thật và tiền âm phủ vào cùng gói, Vũ đã tráo được hơn 1,83 tỷ đồng tiền của ngân hàng. 

Cần “thanh lọc cơ thể”

Sau nhiều sai phạm của một số cán bộ, nhân viên trong hệ thống ngân hàng, gây nợ xấu, giữa cuối tháng 7/2012, lần đầu tiên Vietinbank đã quyết định sa thải 15 cán bộ của chi nhánh Bến Tre vì sai phạm trong điều hành nghiệp vụ, dẫn đến nợ xấu lớn. Ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietinbank, cho biết nợ xấu có khả năng mất vốn trong tổng dư nợ đến giữa năm 2012 đang tăng 147% so với đầu năm 2012. Trước đó, ngân hàng này công bố, nợ xấu chỉ ở mức 1,2% nhưng nay đã tăng lên 2,45% với mức 6.929 tỷ đồng. Tuy nhiên, trường hợp của Vietinbank đến thời điểm này vẫn là trường hợp đầu tiên chủ động thanh lọc nguyên nhân gây nợ xấu. 

Hiện, nhiều ngân hàng vẫn tỏ ra bình chân như vại, và chưa hề coi việc tái cơ cấu lại chính hệ thống của mình để giảm thiểu nợ xấu là nhiệm vụ cấp bách. Ông Lê Thẩm Dương, ĐH Ngân hàng TPHCM, cho rằng, để giảm bớt nợ xấu, ngân hàng hiện phải tách bạch các khoản nợ xấu xem nguyên nhân từ khách quan (từ  khách hàng) hay do chính ngân hàng gây ra. “Nợ xấu sinh ra từ trong nội bộ của mình, chứng tỏ quy trình làm việc của các ngân hàng vẫn chưa chuẩn. Phải quản lý từ con người và chuyên biệt hóa từng công đoạn, không được để “ai muốn ôm tiền” đi là được ngay”, ông Dương nói. Cũng theo ông Dương, các ngân hàng hiện nay cần phải thanh lọc lại cơ thể mình, phải tái cơ cấu lại hệ thống quản lý của chính mình và cần làm ngay để tránh mất mát nhiều hơn. 

Theo sự đồn đoán ngầm trong giới ngân hàng, nợ xấu của cả hệ thống ngân hàng ít nhất cũng trên 2 con số  (trên 10%), nhưng thực tế ngay cả NHNN cũng chưa chính thức thừa nhận con số này. Trong đó, một vài lãnh đạo ngân hàng tiết lộ, tuy chưa thống kê đầy đủ nhưng nợ xấu do quản lý yếu kém, nghiệp vụ sai phạm… của cán bộ, nhân viên ngân hàng thường chiếm đến 20 - 30% trong tổng nợ xấu và “nợ này thường là nợ nhóm 5”.

@--Liên tiếp bị thụt két, NH vẫn bình chân?


- Doanh nghiệp – ngân hàng: Tìm lời giải cho sự “bất đồng” (ĐTCK).  - Gói ưu đãi lãi suất 2.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp vi mô (VOV).
- Bao nhiêu lãi suất “ở lại” ngân hàng? (VnEco).  - (ĐV). - Cạnh tranh gay gắt trong cho vay (Đầu tư).- Tìm lời giải cho bài toán hiệu quả với DNNN (Đầu tư).
Trên 30 nghìn doanh nghiệp đã giải thể, ngừng hoạt động (VnEco).

- “Tăng trưởng hợp lý và không gây bất ổn kinh tế vĩ mô” (TTXVN).  - Chính phủ đẩy nhanh giải ngân và ứng vốn cho nền kinh tế (Infonet).


- DN xăng dầu đồng loạt xin tăng giá (VNN).  - Gas tăng giá mạnh, xăng dầu cũng rục rịch tăng (TBKTSG).  - Doanh nghiệp xăng, điện chỉ được định giá trong biên độ cho phép (VOV).
- EVN lời lớn, nhưng không giảm giá (TP).
- Xu hướng mua vàng tích trữ (DV).

Sông Đà - Thăng Long miễn nhiệm hai phó tổng giám đốc
from VnEconomy -ông Nguyễn Đỗ Việt và ông Nguyễn Anh Tuấn thôi giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc để nhận nhiệm vụ mới, kể từ ngày 20/7

- Kinh tế vĩ mô tốt lên, vi mô khó khăn nghiêm trọng (ĐV). - Một góc nhìn chủ quan và phiến diện !  (ND). Nói về bài: Sự kỳ diệu của Việt Nam chấm dứt (Foreign Policy).

Đại gia Việt mua hết veo cua khủng 5 triệu/con trong ngày

Đấu thầu thất bại 2.000 tỷ đồng trái phiếu ngân hàng Chính sách xã hội
Phiên đầu thầu ngày 30/7, hai loại trái phiếu kỳ hạn 3 năm và 5 năm do Ngân hàng Chính sách Xã hội phát hành tỷ lệ trúng thầu đều là 0%.

-Doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc phải đăng ký

Trước ngày 1/5/2013, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc phải hoàn thành việc đăng ký thông tin.
- Xoay trong chiếc chăn hẹp (SGTT). - Nhà đầu tư chưa được giảm lãi suất khoản vay cũ (VnMedia). - Giảm lãi suất về 15%: đồng thuận tạo niềm tin  (SGTT).
- Doanh nghiệp thép đặt cược vào việc tìm vốn (SGTT). - Doanh nghiệp thép: Bất an trước thời cuộc (VIR).
- Doanh nghiệp chỉ định giá xăng dầu trong biên độ cho phép (Công thương). - Giá xăng rục rịch tăng từ 600-1.000 đồng/lít (VOV).
- Kiểm toán – Tấm gương trung thực để doanh nghiệp soi mình (Petrotimes).
- Vàng tiếp diễn đà tăng giá (DT). - Vàng chững giá, USD ngân hàng ngừng giảm (VnEco).
- “Chứng’ và sóng ngầm thâu tóm, sáp nhập (DĐDN).
- Giải pháp vốn cho nhà ở xã hội (DĐDN).
- Cho nhập ô tô mới không cần ủy quyền chính hãng (VNN).
- Xuất khẩu càphê tháng 7 giảm 7,8% (LĐ).

 
- Người chăn nuôi khốn đốn vì thịt nhập khẩu (TBKTSG).- Thịt bẩn và “cái chết” của người nông dân (TTVH).

- Những kết quả từ chuyến công du Nga  (SGTT). - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm khu tự trị Nenetskiy (TN). - Việt Nam xem xét tham gia Liên minh Thuế quan (DT). - Chủ tịch nước dự lễ đưa mỏ dầu khí vào khai thác (PLTP).

 

 

 

Tổng số lượt xem trang