(Tamnhin.net) - Gần đây theo báo cáo của TTCP thì con số làm ăn thua lỗ ở các DNNN là khống dưới 70% thậm chỉ nếu kiểm tra hết thì là 100% là lỗ đặc biệt là các TĐ lớn đã đầu tư dàn trải ngoài ngành quá lớn Chính phủ đang yêu cầu các tập đoàn thoái vốn đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính của mình. Nhưng thực tế thì sao? Hãy tìm hiểu rồi rõ thêm chi tiết.
Với bản Dự thảo Nghị định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu của Bộ Tài chính vừa trình QH trong đề án tái cấu trúc các DNNN nêu rõ: “Doanh nghiệp đã góp vốn, đầu tư vào các lĩnh vực quy định (bất động sản, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm) phải có phương án cơ cấu lại theo hướng giảm dần tỷ lệ vốn góp. Việc thoái vốn tại các lĩnh vực này phải hoàn thành trước ngày 31-12-2015”. Tuy nhiên,vì chưa có quy định chung, nên việc thoái vốn thế nào, thoái cho ai và lộ trình thực hiện cụ thể ra sao là do doanh nghiệp tự quyết định.
Tại hội nghị về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước do Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức đầu tháng 6 tại Hà Nội, mỗi doanh nghiệp báo cáo chuyện thoái vốn một kiểu. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), đứng thứ hai trong danh sách đầu tư ngoài ngành (gần 7.000 tỉ đồng), chỉ sau tập đoàn Công nghiệp Cao su, đã thừa nhận việc kinh doanh đa ngành không hiệu quả và giải pháp được đưa ra là không cho phép doanh nghiệp thành viên tiếp tục đầu tư, thành lập thêm doanh nghiệp ngoài ngành chính; đồng thời bán phần vốn đã đầu tư cho tất cả các nhà đầu tư có nhu cầu, kể cả bán trực tiếp trên sàn giao dịch chứng khoán. PVN còn đề xuất “mạnh dạn xử lý các đơn vị làm ăn thua lỗ, mục đích kinh doanh không phù hợp” có thể nói "cái thùng này" kêu to nhất.
Vấn đề quan trọng nhất là PVN không đưa ra một lộ trình chi tiết về việc thoái số vốn 5.636 tỉ đồng đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm (chiếm đến 52,6% tổng vốn đầu tư vào các lĩnh vực này của 21 tập đoàn, tổng công ty nhà nước). Mặt khác, trong lĩnh vực bất động sản, sau khi tuyên bố rút vốn tại tòa tháp dầu khí do Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVX) làm chủ đầu tư, PVN chuyển qua mua thêm 1.100 tỉ đồng cổ phần tăng thêm do PVX phát hành. Trước đó, Chính phủ đã có chỉ thị yêu cầu PVN rút lui, không được góp vốn vào lĩnh vực bất động sản.
Ở tập đoàn Điện lực (EVN), theo những công bố thì số vốn phải thoái khác xa con số mà Bộ Công Thương đưa ra. Văn bản về tái cơ cấu của tập đoàn hôm 8-6-2012 cho biết EVN sẽ chuyển nhượng toàn bộ vốn cổ phần đã đầu tư ngoài ngành (khoảng 1.102 tỉ đồng) từ nay đến năm 2015. Trong khi đó, cuối năm 2011, Bộ Công Thương lại khẳng định bằng văn bản là EVN còn 2.108 tỉ đồng đầu tư vào ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản (không tính phần đã thoái ở EVN Telecom). Như vậy 1.000 tỉ đồng chênh lệch này thực hư ra sao và sẽ giải quyết như thế nào? "Cái thùng này" cũng kêu khá to.
Riêng với tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản (TKV) cũng khó mà thoái được vốn đã góp vào Quỹ Đầu tư Việt Nam (48 tỉ đồng) - một trong năm doanh nghiệp mà TKV hiện đang còn “tồn” vài chục tỉ đồng vốn góp/doanh nghiệp. Trước đó, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, tập đoàn Sông Đà cũng có phần vốn góp 144 tỉ đồng vào Quỹ Đầu tư Việt Nam và cũng đã có quyết định thoái vốn khỏi quỹ này cách đây một năm nhưng chưa thu hồi được số tiền đã đầu tư, có nguy cơ mất vốn. Còn phương án chuyển nhượng 5,3% vốn của EVN ở Ngân hàng An Bình về HDBank đã bị Ngân hàng Nhà nước chính thức từ chối vì “các bên chưa đáp ứng được yêu cầu về tỷ lệ chuyển nhượng vốn sở hữu cổ phần theo quy định của Ngân hàng Nhà nước”. Đến nay chưa thấy phương án thay thế hoặc xử lý vấn đề này từ EVN.
Đáng kể nhất là tập đoàn Công nghiệp Cao su (VRG), nơi có 20% vốn điều lệ đầu tư ra ngoài ngành (3.700 tỉ đồng) và gần một nửa trong số này rót vào lĩnh vực bất động sản. Thay vì thoái vốn theo yêu cầu của Chính phủ, VRG đã hợp thức hóa việc đầu tư bất động sản bằng đề nghị tái cơ cấu tập đoàn theo hướng cho phép bổ sung ngành đầu tư khu công nghiệp là ngành kinh doanh chính.
Trong khi đó thực trạng kinh doanh ở 13 khu công nghiệp (là đất trồng cao su được chuyển đổi mục đích) của tập đoàn này chẳng khả quan gì: ba khu công nghiệp cho thuê được 80%, năm khu cho thuê được 20% và 10 khu công nghiệp còn lại hiện mới đang đi vào hoạt động hoặc đang chuẩn bị các thủ tục đầu tư. Với hiện trạng các khu công nghiệp trên cả nước chỉ mới lấp đầy chưa tới 40% diện tích và hàng trăm khu công nghiệp đang đầu tư dang dở cho thấy đề nghị này của VRG cũng không mấy khả thi.
Không thể để các tập đoàn thích hiểu hoặc thích thoái vốn theo bất cứ lộ trình riêng nào của họ mà cần phải có “đường ray” cho các con tàu trật bánh chạy trở lại đúng đường của mình.
Rõ ràng vấn đề các DNNN đặc biệt là các Tập đoàn vả TCT NN đã có những thành tích "bất hủ" về việc sử dụng không hiệu quả đồng vốn của nhà nước, đầu tư dàn trải ngoài ngành không chuyên nghiệp và thua lỗ nhiều tỷ đồng của vốn của nhân dân vậy mà các ông lớn này không chịu tự quy hoạch lại chính mình để kinh doanh có hiệu quả hơn. Mạt khác vẫn dàn trải vốn, thất thoát thua lỗ thì đòi tăng giá, tổ chức nhân sự quy hoạch lương bổng vẫn "không có dì chuyển biến " như vậy thì chắc chắn không tự tái minh được .Chắc còn nhiều "mắc mớ"?
Nhưng nói cho cùng thì trước hết nhà nước phải có quy định rõ ràng về quyền và trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu các ông lớn này đồng thời cũng quy định về trách nhiệm sử dụng vốn nhà nước thuộc về ai? Chứ cứ giao cho các ông lớn những cái quyền "tự quyết" nhưng khi quyết rồi hậu quả thì thuộc về tập thể còn thành tích lại tặng cho cá nhân thì mãi mãi vấn là bài toán không đáp số và đúng là kiểu cái thùng rỗng thì vẫn thường kêu rất to? Chạy một vòng rồi lại về đúng vạch xuất phát rồi đến khi không cần thành tích mà chỉ cần "lợi ích" cá nhân theo nhóm lợi ích của những nhiệm kỳ là xong nhiệm vụ rồi "hạ cánh an toàn"?Với bản Dự thảo Nghị định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu của Bộ Tài chính vừa trình QH trong đề án tái cấu trúc các DNNN nêu rõ: “Doanh nghiệp đã góp vốn, đầu tư vào các lĩnh vực quy định (bất động sản, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm) phải có phương án cơ cấu lại theo hướng giảm dần tỷ lệ vốn góp. Việc thoái vốn tại các lĩnh vực này phải hoàn thành trước ngày 31-12-2015”. Tuy nhiên,vì chưa có quy định chung, nên việc thoái vốn thế nào, thoái cho ai và lộ trình thực hiện cụ thể ra sao là do doanh nghiệp tự quyết định.
Tại hội nghị về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước do Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức đầu tháng 6 tại Hà Nội, mỗi doanh nghiệp báo cáo chuyện thoái vốn một kiểu. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), đứng thứ hai trong danh sách đầu tư ngoài ngành (gần 7.000 tỉ đồng), chỉ sau tập đoàn Công nghiệp Cao su, đã thừa nhận việc kinh doanh đa ngành không hiệu quả và giải pháp được đưa ra là không cho phép doanh nghiệp thành viên tiếp tục đầu tư, thành lập thêm doanh nghiệp ngoài ngành chính; đồng thời bán phần vốn đã đầu tư cho tất cả các nhà đầu tư có nhu cầu, kể cả bán trực tiếp trên sàn giao dịch chứng khoán. PVN còn đề xuất “mạnh dạn xử lý các đơn vị làm ăn thua lỗ, mục đích kinh doanh không phù hợp” có thể nói "cái thùng này" kêu to nhất.
Vấn đề quan trọng nhất là PVN không đưa ra một lộ trình chi tiết về việc thoái số vốn 5.636 tỉ đồng đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm (chiếm đến 52,6% tổng vốn đầu tư vào các lĩnh vực này của 21 tập đoàn, tổng công ty nhà nước). Mặt khác, trong lĩnh vực bất động sản, sau khi tuyên bố rút vốn tại tòa tháp dầu khí do Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVX) làm chủ đầu tư, PVN chuyển qua mua thêm 1.100 tỉ đồng cổ phần tăng thêm do PVX phát hành. Trước đó, Chính phủ đã có chỉ thị yêu cầu PVN rút lui, không được góp vốn vào lĩnh vực bất động sản.
Ở tập đoàn Điện lực (EVN), theo những công bố thì số vốn phải thoái khác xa con số mà Bộ Công Thương đưa ra. Văn bản về tái cơ cấu của tập đoàn hôm 8-6-2012 cho biết EVN sẽ chuyển nhượng toàn bộ vốn cổ phần đã đầu tư ngoài ngành (khoảng 1.102 tỉ đồng) từ nay đến năm 2015. Trong khi đó, cuối năm 2011, Bộ Công Thương lại khẳng định bằng văn bản là EVN còn 2.108 tỉ đồng đầu tư vào ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản (không tính phần đã thoái ở EVN Telecom). Như vậy 1.000 tỉ đồng chênh lệch này thực hư ra sao và sẽ giải quyết như thế nào? "Cái thùng này" cũng kêu khá to.
Riêng với tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản (TKV) cũng khó mà thoái được vốn đã góp vào Quỹ Đầu tư Việt Nam (48 tỉ đồng) - một trong năm doanh nghiệp mà TKV hiện đang còn “tồn” vài chục tỉ đồng vốn góp/doanh nghiệp. Trước đó, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, tập đoàn Sông Đà cũng có phần vốn góp 144 tỉ đồng vào Quỹ Đầu tư Việt Nam và cũng đã có quyết định thoái vốn khỏi quỹ này cách đây một năm nhưng chưa thu hồi được số tiền đã đầu tư, có nguy cơ mất vốn. Còn phương án chuyển nhượng 5,3% vốn của EVN ở Ngân hàng An Bình về HDBank đã bị Ngân hàng Nhà nước chính thức từ chối vì “các bên chưa đáp ứng được yêu cầu về tỷ lệ chuyển nhượng vốn sở hữu cổ phần theo quy định của Ngân hàng Nhà nước”. Đến nay chưa thấy phương án thay thế hoặc xử lý vấn đề này từ EVN.
Đáng kể nhất là tập đoàn Công nghiệp Cao su (VRG), nơi có 20% vốn điều lệ đầu tư ra ngoài ngành (3.700 tỉ đồng) và gần một nửa trong số này rót vào lĩnh vực bất động sản. Thay vì thoái vốn theo yêu cầu của Chính phủ, VRG đã hợp thức hóa việc đầu tư bất động sản bằng đề nghị tái cơ cấu tập đoàn theo hướng cho phép bổ sung ngành đầu tư khu công nghiệp là ngành kinh doanh chính.
Trong khi đó thực trạng kinh doanh ở 13 khu công nghiệp (là đất trồng cao su được chuyển đổi mục đích) của tập đoàn này chẳng khả quan gì: ba khu công nghiệp cho thuê được 80%, năm khu cho thuê được 20% và 10 khu công nghiệp còn lại hiện mới đang đi vào hoạt động hoặc đang chuẩn bị các thủ tục đầu tư. Với hiện trạng các khu công nghiệp trên cả nước chỉ mới lấp đầy chưa tới 40% diện tích và hàng trăm khu công nghiệp đang đầu tư dang dở cho thấy đề nghị này của VRG cũng không mấy khả thi.
Không thể để các tập đoàn thích hiểu hoặc thích thoái vốn theo bất cứ lộ trình riêng nào của họ mà cần phải có “đường ray” cho các con tàu trật bánh chạy trở lại đúng đường của mình.
Rõ ràng vấn đề các DNNN đặc biệt là các Tập đoàn vả TCT NN đã có những thành tích "bất hủ" về việc sử dụng không hiệu quả đồng vốn của nhà nước, đầu tư dàn trải ngoài ngành không chuyên nghiệp và thua lỗ nhiều tỷ đồng của vốn của nhân dân vậy mà các ông lớn này không chịu tự quy hoạch lại chính mình để kinh doanh có hiệu quả hơn. Mạt khác vẫn dàn trải vốn, thất thoát thua lỗ thì đòi tăng giá, tổ chức nhân sự quy hoạch lương bổng vẫn "không có dì chuyển biến " như vậy thì chắc chắn không tự tái minh được .Chắc còn nhiều "mắc mớ"?
-@-DNNN thoái vốn ngoài ngành kiểu "thùng rỗng kêu to" rồi "hạ cánh an toàn"?
- Nợ xấu, biệt phái và lương – (www.cgi/http:/nguyenvanphu.blogspot.com/2012/07/no-xau-biet-phai-va-luong.html">Nguyễn Vạn Phú). - Tập đoàn nhà nước cắt giảm lương (TP).
- Phía sau “nghịch cảnh” nợ xấu tăng, phần lớn ngân hàng báo lãi (VnEco). - Nói và làm: Hạ lãi suất theo hứng của ngân hàng (VEF). - Hạ lãi suất nợ cũ (TN). - Nhiều ngân hàng chưa giảm lãi suất khoản vay cũ (VOV). - Giảm lãi suất nợ cũ làm khó ngân hàng nhỏ (TQ). - Lãi suất phân hóa mạnh (NLĐ). – Hạ lãi suất nợ cũ (TN). – Vì sao ngân hàng hồ hởi giảm lãi suất? (PLTP).
NHÌN KHÁCH QUAN, BIỆN CHỨNG VỀ THAM NHŨNG !!!
-Muốn vay vốn nhanh phải hối lộ 5-10% (TT 15-7-12) -- Về chuyện hối lộ, thằng Trương Duy Vi (sư phụ của Tập Cận Bình) trong cuốn "Làn Sóng Trung Quốc" mà tôi giới thiệu mấy hôm trước cho rằng hối lộ ở Mỹ còn nhiều hơn cả ở Trung Quốc! Theo hắn ta thì tiền vận động tranh cử ở Mỹ đâu khác gì tiền hối lộ (cũng là tiền mua chuộc "ân huệ" của chính trị gia cả thôi!) vậy thì nếu tổng cộng tiền vận động tranh cử ở Mỹ thì hơn cả tiền hối lộ ở Trung Quốc!
Làm quan để kiếm chác, thế có chết không! (Tamnhin 15-7-12) -- P/v GS Trần Ngọc Hiên
Khó phát triển nếu không minh bạch (LĐ 15-7-12) -- Bài của Nguyễn Quang A
Tài sản tăng thêm 100 triệu đồng phải giải trình nguồn gốc (PLTP 15-7-12) -- Sẽ có rất nhiều người chỉ tăng thêm 99,99 triệu đồng
Giá trị thật của ngôi nhà cổ gỗ sưa đỏ ở Bắc Giang (NĐT 15-7-12) -- Nhà này có Internet băng rộng không? Có Wifi không? Nếu không thì nó không có giá trị gì cả.
Khi loãng...lương tâm, khi tắc...trách nhiệm!
ĐH Hùng Vương: Cần được xử lý nghiêm minh!
Petro Vietnam đã khắc phục hàng nghìn tỷ đồng chi sai (12/7/2012)
PVN sẽ đưa thêm 7 công trình dầu khí mới vào khai thác (10/7/2012)
Đến 2015, Tập đoàn, TCty nhà nước phải hoàn thành việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành (10/7/2012)
Triển khai quy hoạch điện VII: Khó khăn vẫn là thu xếp vốn (28/6/2012)
Bất cập '3 trong 1' tại các tập đoàn kinh tế nhà nước (23/6/2012)
EVN đang cần hơn 500 tỷ đầu tư (23/6/2012)
Petro Vietnam sẽ tái cấu trúc như thế nào? (23/6/2012)
- Kinh tế Việt Nam nửa cuối năm: Điểm đáng đáng chú ý — www.cgi/http:/www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-econo-in-2nd-half-yr-highlig...">(RFA).
- Toàn cảnh kinh tế-tài chính VN 15-7-2012(VF).
- Chứng khoán UpCom như ngôi chợ “ma” (PLTP). - Sẽ rút ngắn thời gian xử phạt (TT).
- Sức mua thấp, siêu thị vẫn đua nhau mở rộng (VEF).
- Câu tiền thuê bao bằng tổng đài rác (VNE).
- Thật, giả chuyện thừa – thiếu đường (SGGP).
– Đọc cuộc sống (TP).
- Suy kiệt vì tôm chết (TT).
- Xuất cá cảnh sang Mỹ (TT).
- Hàng ế đầy kho, phó tổng giám đốc cũng phải đi bán hàng (VTC).
- Hàng loạt nông dân vỡ nợ vì mua “gian hàng điện tử” (TP).
- Chợ An Hòa (Cần Thơ): Tiểu thương và BQL chợ “tố” nhau (SGGP).
- Máy móc thiết bị chủ yếu vẫn nhập từ Trung Quốc (TT).
-Lương tại Trung Quốc tăng nhanh bất chấp suy giảm tăng trưởng
Đây là bằng chứng cho thấy Trung Quốc có thể chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng chậm hơn mà không phải đối phó với bất ổn chính trị.
- Trung Quốc đổ hàng tỉ USD vào Campuchia (TT).
- - Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận có thể chậm tiến độ khởi công (CAND). - Họ đã nói 02 (Gs. Hoàng Xuân Phú/Inrasara). - Tương Lai: HÃY NHÌN QUA DÂN CHÚNG, BẠN SẼ NHÌN THẤY CHÂN LÝ — www.cgi/http:/dttl-nguoilotgach.blogspot.com/2012/07/hay-nhin-qua-dan-chung-b...">(Người lót gạch).