- -Khối EFTA có màu xanh trên bản đồ
(Gafin) - Như vậy, Việt Nam và EFTA có đầy đủ cơ sở để tiến tới việc đàm phán và ký Hiệp định Thương mại tự do toàn diện giữa 2 bên.
TTXVN cho biết, chiều 3/7, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã ký bản ghi nhớ về việc khối thương mại tự do châu Âu (EFTA) chính thức công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.
Đồng thời, Bộ trưởng đã cùng Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Na Uy tại Việt Nam tuyên bố chính thức khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EFTA.
Thống kê cho thấy, năm 2011 tổng giá trị thương mại song phương giữa EFTA với Việt Nam đạt 2 tỷ USD. Vệt Nam xuất sang khối EFTA chủ yếu là giày dép, dệt may, đồ gỗ trang trí nội thất, thủ công mỹ nghệ, hạt điều.
Khối mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) thành lập ngày 3/5/1960, với mục đích hình thành một khu vực tự do thương mại khác của các nước châu Âu không gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) thời đó và nay là Liên minh châu Âu EU.
Hiệp ước EFTA được ký ngày 4/1/1960 tại Stockholm với 7 nước bên ngoài EEC. Sau đó Hiệp ước Stockholm được thay thế bằng Hiệp ước Vaduz. Ngày nay chỉ còn Iceland, Na Uy, Thụy Sĩ và Liechtenstein vẫn còn là thành viên EFTA.Hiện ba nước Iceland, Na Uy, Liechtenstein là thành viên của Thị trường chung Liên minh châu Âu thông qua Thỏa ước về Khu vực kinh tế châu Âu (EEA), có hiệu lực từ năm 1994.Thụy Sĩ, thành vên còn lại, đã ký kết một bộ thỏa ước song phương với Liên minh châu Âu năm 1999, bao trùm nhiều lĩnh vực, trong đó có phá bỏ các rào cản thương mại, rào cản về di chuyển lao động, vận tải hàng hóa và công nghệ.
@ -EFTA công nhận quy chế kinh tế thị trường cho VN
- Điện, nước thất thoát: túi tiền dân “ngắn” lại (TT). - Tăng giá điện, nước chưa hợp thời? (VOV). -Cạnh tranh kiểu… EVN? (ĐĐK).
- Điện, nước thất thoát: túi tiền dân “ngắn” lại (TT). – Hà Nội chưa tăng giá nước sạch trong năm nay(Infonet). – Giá điện đã minh bạch chưa? (ĐV).
- Giá xăng giảm có kéo mặt bằng giá xuống? (VTC).
- “Tiền thuế của dân không thể dùng để mua nợ xấu ngân hàng” (VnEco).
"Chính phủ sẽ không dùng tiền mặt xử lý nợ xấu"
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cũng khẳng định, không có cơ sở nói công ty mua bán nợ xấu có vốn 100 nghìn tỷ đồng.
Ông Vũ Đức Đam: Số vốn 100.000 tỷ của công ty mua bán nợ xấu chưa đủ cơ sở
Trong 6 tháng đầu năm, tổng phương tiện thanh toán M2 tăng 6,84%, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tăng 7,83%.
- Kinh tế Việt Nam “có thể đã qua giai đoạn tệ nhất” (VnEco).- Chính phủ đánh giá tình hình kinh tế – chính trị 6 tháng đầu năm (VOV). – Kinh tế 6 tháng: Tình hình xấu nhất đã qua (VnMedia). – ‘Kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh hơn trong nửa cuối năm’ (VNE). –Kinh tế Việt Nam “đã qua giai đoạn xấu nhất” (DT). – Kinh tế Việt Nam đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất (VOV).
- Tái cơ cấu tiêu tốn nhiều tỉ USD? (ĐĐK). - Nguy cơ thiếu 80.000 tỷ đồng vốn cho nền kinh tế (VNE).- Tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô (TTXVN).
- NHNN sẵn sàng đưa ra 40.000 tỷ đồng giải quyết hàng tồn kho (VOV).
- Chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang A: Doanh nghiệp phải tự cứu mình (ĐĐK).- Giá vàng đi xuống, USD “chợ đen” giảm mạnh (VnEco).
- Cập nhật dữ liệu kinh tế vĩ mô VN cuối T6-2012 (VF).- Vào chợ mỗi ngày – TTCKVN 3-7-2012 (VF).
- Mặt bằng bán lẻ Hà Nội: Đóng cửa nhiều hơn là mở mới (DĐDN).
- Airbus sắp lập nhà máy A320 tại Mỹ (BBC).- HSBC: Tăng trưởng tín dụng năm nay chỉ 13% (TBKTSG).
- Thuế nhập khẩu xăng, dầu tăng lần thứ 5 liên tiếp (VnMedia). – Tăng thuế nhập khẩu xăng, dầu lên 12% (DT).
- Cho vay bất động sản chỉ còn dưới 10% (VnMedia).
- VN-Index xuống mức 413 điểm (TT).
- Vàng tăng vọt qua mốc 42 triệu đồng/lượng (DT).
- Phát triển công nghiệp ôtô: Còn gì để mơ mộng? (VnEco).
- Bridgestone xây nhà máy lốp thứ 50 tại Việt Nam (VNE).
- Việt Nam “ngày càng trở thành một điểm đến hấp dẫn” (Tamnhin.net).
- “Rút ruột” ngân hàng 45 tỷ đồng đặt độ bóng đá (DT).
- Phát hiện chất phóng xạ trong nước tiểu trẻ em Fukushima (DV). – Điện lực Tokyo rút khỏi dự án điện hạt nhân Việt Nam (VNE).
- Tác động xấu từ dự án đường ống dẫn khí đốt mới của Trung Quốc (Petrotimes).
-Giá điện có lãi vẫn tăng: DN thêm suy kiệt
Bất ngờ tăng giá điện như một cú "knock- out" giáng thẳng vào các doanh nghiệp (DN) vốn đang suy kiệt. Trong khi đó, các chuyên gia trong ngành nói rằng, giá điện thời điểm hiện nay không hề lỗ.
Không phải thời điểm thích hợp để tăng giá điện
Ngán ngẩm điện tăng, hàng hóa hết đường giảm giá
Điện vô tình, ép DN đến cửa "tử"
Gói cứu trợ của Chính phủ vẫn còn chưa thấm tới doanh nghiệp, giá xăng dầu liên tiếp 5 lần giảm cũng khiến DN khấp khởi mừng thì bỗng, giá điện lại tăng. Cú sốc giá điện này đang dập tắt hi vọng hồi phục sản xuất của nhiều DN hiện nay.Chia sẻ với PV VietnamNet, ông Lương Vạn Vinh, Giám đốc công ty TNHH Mỹ Hảo ngao ngán tỏ vẻ khó hiểu: "Thời điểm bây giờ, giá dầu đang xuống, tất cả nguyên vật liệu đều đang giảm, kinh tế khó khăn, tại sao lại tăng giá điện? Giá điện tăng là hết sức vô tình!""EVN kêu tăng giá để bù lỗ, cũng hết sức vô lý. Nếu sản xuất kinh doanh điện mà còn lỗ thì tại sao, có bao nhiêu nhà đầu tư vẫn vào ngành điện?", ông Vinh băn khoăn.Theo ông Vinh, ngoại trừ lò đốt không dùng điện, còn lại các dây chuyền thiết bị, tất cả máy móc đều chạy bằng điện cả. Giá điện tăng thì giá thành sản xuất tất yếu tăng. Nhưng vì sức mua suy giảm, chúng tôi cũng không thể tăng giá sản phẩm được.
Ông nhắc đi nhắc lại nhiều lần: "Doanh nghiệp vốn đã đang khó khăn thế này, sao lại còn tăng giá điện?"
Cũng tâm trạng này, ông Đỗ Duy Thái, Tổng Giám đốc Công ty Thép Việt tỏ ra thất vọng: "Nhà nước nói cần phục hồi sản xuất mà lại tăng giá điện thì thật vô lý! Trong bối cảnh này, doanh nghiệp đóng cửa phá sản hàng loạt thì tăng giá điện là đi ngược với chủ trương hỗ trợ DN, phục hồi sản xuất".
Phạm Huyền