Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Sửa đổi hiến pháp: Đề xuất chủ tịch nước nắm bộ công an, quốc phòng và ngoại giao


Báo Việt Nam đưa tin về đề xuất tăng quyền lực cho Chủ tịch nước gây đồn đoán về đấu tranh nội bộ Đảng.

BBC — thứ ba, 3 tháng 7, 2012


Có ý kiến cho rằng nên giao cho Chủ tịch nước nắm các bộ công an, quốc phòng và ngoại giao
Trong một diễn biến hiếm thấy, báo Việt Nam vừa đưa tin về đề xuất tăng quyền lực cho Chủ tịch nước, gây đồn đoán về đấu tranh nội bộ Đảng.

Tuy nội dung bài báo mang tựa đề 'Đề xuất chủ tịch nước nắm bộ công an, quốc phòng và ngoại giao' trên tờ Tiền Phong hôm thứ Ba 3/7 nói về cuộc hội thảo khoa học về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp của Đại học Quốc gia, nhưng vấn đề chia lại quyền lực giữa Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ đã gây chú ý mạnh mẽ.
Bài báo này nay không thể truy cập được trên Tiền Phong Online, nhưng vẫn còn trên Bấm một số tờ báo khác.
Tại cuộc hội thảo do Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức hôm thứ Hai 2/7, một số ý kiến của giới học giả cho rằng 'sửa đổi Hiến pháp (1992) lần này cần tăng quyền lực thực tế cho Chủ tịch nước.'
Giáo sư Phạm Hồng Thái, Chủ nhiệm Khoa Luật ĐHQGHN, được dẫn lời nói rằng Hiến pháp hiện hành 'trao quá nhiều quyền' cho người đứng đầu Chính phủ, trong khi quyền lực pháp lý thực tế của Chủ tịch Nước 'rất hạn chế' và chỉ 'mang tính hình thức.'
Ông nêu quan điểm: “Việc trao cho Chính phủ quyền lực lớn như vậy mà không có cơ chế để kiểm soát quyền lực hữu hiệu sẽ dễ dẫn đến tình trạng tùy tiện, thiếu trách nhiệm của bộ máy hành pháp.”
Trong bài báo của Tiền Phong, Giáo sư Thái đề xuất chia lại quyền lực cụ thể như sau: "Nếu khẳng định Chủ tịch nước là chức vụ cao nhất của Nhà nước, thay mặt Nhà nước về đối nội và đối ngoại, thống lĩnh các lực lượng vũ trang thì thiết chế này phải được nắm các bộ công lực gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ ngoại giao, còn Thủ tướng Chính phủ nắm những bộ còn lại và quản lý chính quyền địa phương."

'Khoa học thuần túy'

Tuy nhiên trao đổi với BBC qua điện thoại, khi được hỏi về đề xuất 'chia sẻ quyền lực' này vào thời điểm hiện tại, Giáo sư Thái nói: "Đây chỉ là một hội thảo khoa học thuần túy, các ý kiến đưa ra trao đổi chỉ mang tính nội bộ, tham khảo."
Cũng theo Tiền Phong, tại cuộc hội thảo, Phó Giáo sư Lưu Thiên Hương thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia đã đưa ra đề xuất theo đó "thiết chế Chủ tịch nước nên sửa đổi hẳn theo hướng Chủ tịch nước là người đứng đầu Chính phủ - cơ quan hành pháp nhưng có tính độc lập tương đối đối với Thủ tướng và các thành viên Chính phủ."
Cụ thể theo bà Hương, Chủ tịch nước "chịu trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động ban hành chính sách, Thủ tướng chịu trách nhiệm liên quan các hoạt động điều hành chính sách" và "để đảm bảo tính thực quyền của Chủ tịch nước, Hiến pháp cần trao cho Chủ tịch nước quyền phủ quyết các dự luật của Quốc hội."
Một số ý kiến tại cuộc Hội thảo cũng đề nghị sửa đổi Hiến pháp theo hướng "nhân dân sẽ bỏ phiếu bầu trực tiếp Chủ tịch nước."
Bình luận với BBC từ Thành phố Hồ Chí Minh, một học giả đã và đang tham gia nghiên cứu, tư vấn trong một số dự án luật có liên quan tới lập pháp và lĩnh vực hành chính, hiến pháp cho rằng các quan điểm nói trên đưa ra vào thời điểm này có thể là "mơ hồ."
"Việc chia lại quyền hạn giữa Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ như vậy khó thực hiện vì các văn bản chỉ đạo của Đảng đã quy định rất rõ giới hạn của việc sửa đổi từ lâu, cũng như lần này."
Chuyên gia này cũng cho rằng ý kiến của học giả từ Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia thực ra là một đề xuất "trở lại nội dung của Hiến pháp 1946" nhưng theo quan điểm của ông "việc này cũng rất mơ hồ, khó thực hiện."
Học giả không muốn tiết lộ danh tính này cũng cho hay ông không rõ vì sao các ý kiến này lại được đưa ra vào thời điểm hiện nay, nhất là trong bối cảnh ở trong nước đang có những thông tin khó kiểm định và rất nhạy cảm về cá nhân một số lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cũng như về cuộc đấu tranh bên trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.
*****
Nguồn:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/07/120703_vietnam_constitution_workshop.shtml
Soco International Rises In London On Vietnam Field Purchase
- tin tiếng Việt:
Hai công ty dầu lửa quốc tế chuyển nhượng, mua lại tài sản ở Việt Nam

-Đề xuất chủ tịch nước nắm bộ công an, quốc phòng và ngoại giao TP [đã bị rút]
TP - Ngày 2-7, tại hội thảo bàn về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, tổ chức tại Đại học Quốc gia Hà Nội, nhiều đại biểu cho rằng, việc sửa đổi Hiến pháp lần này cần tăng quyền lực thực tế cho Chủ tịch nước.
Theo GS.TS Phạm Hồng Thái, Chủ nhiệm khoa Luật (ĐH Quốc gia Hà Nội), với quy định của Hiến pháp hiện hành, quyền lực pháp lý - thực tế của Chủ tịch nước rất hạn chế, chỉ mang tính hình thức.
Trong khi đó, Hiến pháp lại trao cho Chính phủ, người đứng đầu Chính phủ rất nhiều quyền.
“Việc trao cho Chính phủ quyền lực lớn như vậy mà không có cơ chế để kiểm soát quyền lực hữu hiệu sẽ dễ dẫn đến tình trạng tùy tiện, thiếu trách nhiệm của bộ máy hành pháp”- GS Thái nhận định.
Theo GS Thái, nếu khẳng định Chủ tịch nước là chức vụ cao nhất của Nhà nước, thay mặt Nhà nước về đối nội và đối ngoại, thống lĩnh các lực lượng vũ trang thì thiết chế này phải được nắm các bộ công lực gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ ngoại giao, còn Thủ tướng Chính phủ nắm những bộ còn lại và quản lý chính quyền địa phương.
PGS.TS Lưu Thiên Hương (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia) đề xuất thiết chế Chủ tịch nước nên sửa đổi hẳn theo hướng Chủ tịch nước là người đứng đầu Chính phủ - cơ quan hành pháp nhưng có tính độc lập tương đối đối với Thủ tướng và các thành viên Chính phủ.
Cụ thể, Chủ tịch nước chịu trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động ban hành chính sách, Thủ tướng chịu trách nhiệm liên quan các hoạt động điều hành chính sách.
Theo PSG.TS Hương, để đảm bảo tính thực quyền của Chủ tịch nước, Hiến pháp cần trao cho Chủ tịch nước quyền phủ quyết các dự luật của Quốc hội.
GS.TSKH Lê Cảm (ĐH Quốc gia Hà Nội) đề nghị sửa đổi Hiến pháp theo hướng nhân dân sẽ bỏ phiếu bầu trực tiếp Chủ tịch nước.
@-Đề xuất chủ tịch nước nắm bộ công an, quốc phòng và ngoại giao
-Lưỡng đầu chế Đông A
Báo chí đưa tin đề xuất Chủ tịch nước nắm Bộ Công an, Quốc phòng và Ngoại giao. Cách đây hơn 1 năm tôi cũng đã từng bàn luận về vấn đề này. Chẳng rõ là đề xuất như vậy là đề xuất suông cho vui hay là thực nữa. Thực ra, nếu ông Trương Tấn Sang năng động thì có thể nắm ba bộ này ngay từ bây giờ, không cần đợi đến khi sửa đổi Hiến pháp nữa, bởi vì sửa đổi Hiến pháp dễ có khuynh hướng sát nhập hai chức Tổng Bí thư và Chủ tịch nước làm một.



Hai công ty dầu lửa quốc tế chuyển nhượng, mua lại tài sản ở Việt Nam
Hai công ty dầu lửa nước ngoài vừa tuyên bố chuyển nhượng và mua lại lại cổ phần trong các mỏ dầu khí ngoài khơi Việt Nam.

Theo tin từ Reuters, công ty năng lượng Essar Energy Plc đã nhất trí bán lại cổ phần 50% mà hãng này nắm giữ tại lô dầu khí 114 trên biển Đông cho tập đoàn dầu lửa Eni SpA của Italy. Theo điều khoản của thỏa thuận, sau khi các thủ tục chuyển nhượng hoàn tất, Eni sẽ tiếp quản vai trò vận hành của lô 114.
Essar cho biết, cần phải đầu tư thêm mới khai thác được khí đốt ở lô này. Lô 114 nằm ở khu vực nước nông ngoài khơi Việt Nam và ước tính có trữ lượng khí đốt chưa được phát hiện vào khoảng 1 nghìn tỷ feet khối, tương đương hơn 28,3 triệu mét khối, khí đốt.
Hiện giá trị của thỏa thuận chưa được tiết lộ. Essar Energy là công ty có 77% cổ phần nằm trong tay tập đoàn Essar Group của Ấn Độ.
Còn theo tin từ Bloomberg, tập đoàn dầu lửa Soco International của Anh quốc vừa công bố kế hoạch mua thâu tóm cổ phần do đối tác nắm giữ trong một liên doanh dầu khí ở Việt nam. Theo đó, Soco sẽ mua lại cổ phần 20% mà công ty Lizeroux Oil & Gas Ltd đang nắm giữ trong mỏ Tê Giác Trắng.
Soco và các đối tác có kế hoạch sẽ đưa vào hoạt động một giàn khoan thứ hai trên mỏ Tê Giác Trắng vào tháng 8 này, theo đó tăng sản lượng của mỏ này lên 55.000 thùng dầu/ngày.
Trao đổi với Bloomberg, ông Roger Cagle, Giám đốc tài chính của Soco, cho biết, đây là một thỏa thuận “hời”, vì với tư cách cổ đông chính, Soco chỉ phải trả giá rẻ bằng một nửa so với bình thường để thâu tóm số cổ phần nói trên.
Giá cổ phiếu của Soco niêm yết trên thị trường London đã tăng hơn 10% sau khi công ty công bố kế hoạch mua cổ phần ở Việt Nam.
Lizeroux là công ty có cổ phần chính do một nhà quản lý trước đây của Soco là ông Hai Hoang Nguyen nắm giữ.
Hai công ty dầu lửa quốc tế chuyển nhượng, mua lại tài sản ở Việt Nam
- Soco International Rises In London On Vietnam Field Purchase.

Vietsovpetro phát hiện vỉa dầu mới ở Bạch Hổ
Ngày 2/7, Liên doanh dầu khí Việt-Nga Vietsovpetro cho biết vừa phát hiện vỉa dầu mới tại cấu tạo Thỏ Trắng nằm trong lô 09-1 phía Tây Bắc mỏ Bạch Hổ.
-Ông Trương Quốc Dũng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị PVV thay bà Tô Linh Hương
PVV miễn nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc đối với ông Hoàng Anh Tú.
-  Trung đoàn Không quân 910 bị đề nghị phạt 400 triệu đồng (PLTP).
-

Tổng số lượt xem trang