Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2012

Giả đạo phạt Quắc

Huỳnh Văn Úc-

Tấn Hiến công là vị vua thứ 19 của nước Tấn-một chư hầu của nhà Chu, cai trị nước Tấn từ năm 676 TCN đến năm 651 TCN. Tấn Hiến công là con trai của Tấn Vũ công. Ngoài Tấn Hiến công Vũ công còn có rất nhiều con trai. Đại phu nước Tấn là Sĩ Vĩ  khuyên Tấn Hiến công giết hết anh em trai của mình để trừ hậu họa. Anh em trai của Tấn Hiến công sợ bị giết bèn bỏ chạy sang nương nhờ nước Quắc. Vì vậy mà nước Quắc trở thành nước thù địch với nhà Tấn, một cái gai cần phải nhổ bỏ. Tấn Hiến công nóng lòng muốn đánh nước Quắc lắm nhưng Sĩ Vĩ can rằng nên chờ nước Quắc loạn rồi hẳn đánh. Chờ dài cổ mà chẳng thấy nước Quắc loạn, các mưu sĩ bèn dâng kế Giả đạo phạt Quắc nghĩa là mượn đường đi qua nước Ngu để đánh nước Quắc. Bèn đem ngựa tốt xe đẹp tặng vua nước Ngu, nói rằng nước Tấn và nước Ngu là đôi bạn vàng. Vua nước Ngu nghe bùi tai bèn cho nước Tấn mượn đường diệt Quắc. Mà cho mượn đến những hai lần, lần thứ nhất vào năm 658 TCN, lần thứ hai vào năm 654 TCN. Sau khi tiêu diệt nước Quắc quân nước Tấn thôn tính luôn nước Ngu, bắt sống Ngu công.

Đời sau có Tam thập lục kế là một bộ sách tập hợp 36 sách lược quân sự của Trung Quốc cổ đại. Giả đạo phạt Quắc được đưa vào sách này với số thứ tự là kế thứ hai mươi bốn. Thời Tam Quốc Lưu Bị đóng quân ở Kinh Châu. Đất ấy là đất mượn của Đông Ngô, Chu Du vẫn có ý đòi lại mà Lưu Bị dây dưa hẹn rằng khi nào lấy được Tây Xuyên thì trả. Chu Du bèn sai Lỗ Túc sang nói với Lưu Bị và Khổng Minh rằng chẳng khó khăn gì cái vụ ấy, Lưu Bị chỉ cần cho Đông Ngô mượn đường đi đánh Tây Xuyên thì mọi việc tự nhiên giải quyết êm thấm cả. Sau khi Lỗ Túc ra về Khổng Minh bèn cười ầm lên mà nói với Lưu Bị rằng: " Đó là cái kế mượn đường diệt Quắc đến cả trẻ con nó còn biết. Chu Du muốn mượn đường lấy Tây Xuyên nhưng kỳ thực là muốn lấy Kinh Châu, đợi khi nào chúa công ra thành khao quân, thì thừa cơ bắt lấy, rồi đánh ùa vào thành, đó gọi là đánh vào chỗ sơ hở, lừa lúc ta không để ý đấy thôi! " Rồi nói nhỏ vào tai Lưu Bị: "Chúa công chỉ việc làm như thế...như thế." Kết quả là Chu Du chuốc lấy thất bại ê chề nên có thơ rằng: Chu Du lập mẹo lấy Kinh Châu/Gia Cát tài tình biết đã lâu/Vẫn tưởng Trường Giang mồi đớp gọn/Nào ngờ cá lại mắc vào câu!

 

Cái kế Giả đạo phạt Quắc xưa như trái đất ấy không ngờ lại được ông bạn vàng Trung Quốc mang ra diễn lại. Đó là câu chuyện tranh chấp ở Bãi cạn Scarborough, tên Hán Việt là Hoàng Nham. Đó là một nhóm đảo và bãi đá ngầm cách đảo Luzon 123 hải lý thuộc chủ quyền của Philippines. Philippines cho rằng bãi cạn này hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình được Công ước về Luật biển UNCLOS 1982 công nhận. Năm 1965 Philippines thực thi chủ quyền bằng cách xây ở đó một tháp hải đăng bằng sắt. Đã xảy ra tranh chấp thì ông bạn vàng rầm rập đưa tàu thuyền binh lính đến Bãi cạn Scarborough. Mà từ những căn cứ hải quân ở đảo Hải Nam muốn đến Scarborough thì những tàu thuyền ấy phải đi qua lãnh hải Việt Nam, thiết nghĩ cũng là một kiểu mượn đường diệt Quắc vậy. Tấn Hiến công giả đạo phạt Quắc thì diệt được nước Quắc, chiếm được nước Ngu. Còn Chu Du định mượn kế này thì chuốc lấy thất bại ê chề. Chưa rõ ông bạn vàng giả đạo phạt Quắc rồi sẽ ra sao xin đợi hồi sau phân giải.

 Huỳnh Văn Úc -Giả đạo phạt Quắc

http://www.vanchuongviet.org

--

--Trung Quốc ngang ngược và dư luận Việt Nam Phùng Thức/Người Việt

Sự kiện Trung Quốc ngang ngược gọi thầu các mỏ dầu bên trong thềm lục địa Việt Nam cho thấy hai thái độ rõ rệt trong phản ứng của chính quyền và dư luận Việt Nam.

Phía chính quyền cố gắng tiếp tục làm tròn vai diễn với những tuyên bố từ cấp bộ ngoại giao như thông lệ. Có thể lần này ngôn ngữ ngoại giao mạnh mẻ hơn nhưng về chất lượng phát ngôn vẫn không khác mấy với những lần trước dù mức độ Trung Quốc lấn xâm lấn chủ quyền quốc gia là nghiêm trọng. Ở phía dư luận công dân rộng rãi người ta nghe thấy một giọng nói chung rất cô động, gần như có tính kết luận về sự việc mất chủ quyền này là: Việt Nam hết cửa!

Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, sáng Chủ Nhật, 1 tháng Bảy, 2012. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Khái niệm ‘Việt Nam hết cửa’ được người dân đưa ra gần với nghĩa bị Trung Quốc chiếu bí trên một ván cờ. Không cần suy diễn đến viễn cảnh Trung Quốc có gọi được thầu hay không gọi được thầu, chỉ cần phát ngôn và hành động gọi thầu của Trung Quốc đã cho thấy Bắc Kinh, thông qua Tổng công ty dầu khí Hải Dương ( CNOOC) đã cướp đoạt chủ quyền biển của Việt Nam, đã làm phá sản những nước đi ngoại giao và cả luật biển của Việt Nam vừa mới được quốc hội thông qua.

Vì sao những chủ trương đa phương hóa tranh chấp biển Đông bị lơ sau chuyến đi thăm Trung Quốc của Tổng bí thư đảng công sản Nguyễn Phú Trọng. Thỏa thuận cấp cao Việt - Trung về những nguyên tắc trên biển đã được ký kết chưa tròn một năm đã bị Trung Quốc biến thành một văn bản vô giá trị. 

Xem lai  những tranh chấp mới nhất ở Bãi cạn Scarborough giữa Philippines và Trung Quốc, báo chí Việt Nam và người phát ngôn ngoại giao Việt Nam không thấy lên tiếng gì. Chính quyền Hà Nội cả tin Trung Quốc, chuyển chính sách biển Đông từ đối thoại đa phương sang song phương làm mất đi mặt trận ngoại giao rộng rãi là một sai lầm trầm trọng. Bây giờ Chính quyền Hà Nội kêu gọi quốc tế và các nước bạn bè trong khôi Asean ủng hộ việc hủy thầu thì ai tin, ai quan tâm... Bó đũa đã được Trung Quốc thâm hiểm tách ra từng chiếc và hậu quả phải nhận từ Trung Quốc là điều tất nhiên.

Tổng hợp bình luận dư luận lề trái ở Việt Nam đánh giá về khả năng gọi thầu của Trung Quốc có một điểm chung đáng chú ý như sau: Ngay cả khi những tập đoàn dầu khí lớn của thế giới ngần ngại làm ăn ở vùng biển Đông đang có tranh chấp thì Trung Quốc cũng thừa thủ đoạn thành lập các công ty con với nhãn mác quốc tế để dự thầu và trúng thầu. Bởi bản chấc việc Trung Quốc mời thầu lần này trọng tâm chưa phải nhằm mục đích khai thác dầu mà cái chính là áp đặt, hợp thức trắng trợn quyền lực ở biển Đông; dọn đường cho những bước đi tiếp theo, đẩy phía đối thoại song phương Việt Nam vào điểm: Hết cửa! Hết đường tính cho dù có muốn quay lại với chính sách đa phương.

Trong tuyên bố mới nhất của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về việc: đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển Việt Nam thông qua luật biển Việt Nam và các luật pháp quốc tế, công ước về biển... Người ta thấy Hà Nội đang ở tư thế gượng gạo và yếu thế. Trước sự lấn tới thâm hiểm, sự khiêu khích trắng trợn của Trung Quốc, nếu chế độ cộng sản nắm quyền ở Việt Nam có vận động được phiên tòa quốc tế công bình, thậm chí được tuyên thắng kiện thì thử hỏi có ích gì nữa khi biển Đông và nguồn sống dân tộc từ biển bị lưỡi bò Trung Quốc liếm sạch.
  
Nếu tin vào tuyên bố của ông đứng đầu đảng cầm quyền Việt Nam thì người ta sẽ cùng yên tâm -ngây thơ  trước miệng con sói chực chờ. Nhưng có thật là ông Trọng và Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam ngây thơ? Không ai có đầu óc biết phán đoán là lại tin những người bản lĩnh chính trị dầy dạn đó lại ngây thơ, thế thì tại sao những đối sách với Trung Quốc về việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng lại đưa dân Việt Nam và tiền đồ Tổ quốc đến chuyện: mỗi ngày, mở mắt ra là thêm hốt hoảng vì các dàn khoan, tàu hải giám, tàu chiến Trung Quốc  sừng sững và ngang dọc ở thềm lục địa Việt Nam.

Trước thế và lực tham lam sâu hiểm của Trung Quốc hiên nay, đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam vẫn chủ trương cần hòa bình-ổn định để phát triển kinh tế; sự hô hào đó chỉ là một cách nói giả nai để che dấu một sự thật là: Họ cần hòa bình và phát triển để giữ sự độc quyền lãnh đạo của đảng.

Thông qua chuyện đàn áp những cuộc biểu tình, bắt bớ những người biểu tình chống Trung Quốc; nhiều người tin rằng họ sẵn sàng đem chủ quyền quốc gia ra thế chấp cho Trung Quốc để đổi lấy lẽ sống còn của đảng cộng sản Việt Nam. Bình luận về việc này một trí thức muốn dấu tên nói: "Dù người Mỹ có chìa tay ra, và đã chìa tay mời rồi nhưng những người lãnh đạo cộng sản việt nam vẫn từ chối.
 
Chính thể độc tài hiện hành ở Việt Nam khác với chính thể dân chủ của  Philippines, Nam Hàn, Nhật Bản...Những nước dân chủ này chọn lựa chung khu vực an ninh với Hoa kỳ, còn Việt Nam thì không; bởi vì chính quyền Hà Nội lo sợ mất đảng hơn mất nước."

Nói tóm lại dù có mất chủ quyền biển hoặc tiếp tục nhượng bộ chủ quyền quốc gia thì họ vẫn chọn Trung quốc; vì sống cùng với Trung Quốc chính quyền Hà Nội nắm được điều chắc chắn là: đảng cộng sản vẫn độc quyền lãnh đạo Việt nam. 

Qua sự kiện nóng Trung Quốc gọi thầu khai thác dầu bên trong thềm lục địa cũng như công khai thành lập thành phố Tam Sa, hiện tình Việt Nam có hai thái độ: Mọi công dân không phân biệt trong nước hay ở hải ngoại đều căm giân và đau buồn khi biết sơn hà đang trong cơn nguy biến, còn chính quyền Hà Nội thì trái lại; bởi họ sẽ còn dâng tiếp cho Trung Quốc chủ quyền trên biển nữa như đã từng dâng chủ quyền trên bộ và trên biển như trước đây.

Và tất nhiên, đổi lại Trung Quốc sẽ có một cam kết cốt lõii là: đảng công sản sẽ độc quyền sở hữu Việt Nam!

-Trung Quốc ngang ngược và dư luận Việt Nam

--Bước tiếp theo của Trung Quốc sau Scarborough SGTT.VN - “Hành động trắng trợn của Trung Quốc vừa qua là bước dấn thêm ở Biển Đông sau khi biết chắc rằng Mỹ sẽ không làm gì hơn” là nhận xét của thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng viện Nghiên cứu chiến lược và khoa học thuộc bộ Công an, khi trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị về vấn đề trên vào chiều 28.6.

Thưa thiếu tướng, ông đánh giá thế nào về việc Trung Quốc mời thầu dầu khí ngay tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mới đây?

“Hành động trắng trợn của Trung Quốc vừa qua là bước dấn thêm ở Biển Đông sau khi biết chắc rằng Mỹ sẽ không làm gì hơn”, thiếu tướng Lê Văn Cương nhận xét.  

 

Tôi có thể ví như chuyện hai gia đình ở gần nhau, mỗi bên đều có nhà cửa, vườn tược, ao cá và sổ đỏ. Tự nhiên nhà bên cạnh đưa người vào đánh bắt cá trong ao của nhà kia. Cho nên hành động đó là sự vi phạm trắng trợn.

Việc gọi thầu của Trung Quốc là bất chấp luật pháp quốc tế, vi phạm Công ước luật Biển năm 1982 của Liên hiệp quốc (LHQ), vi phạm tuyên bố DOC. Điều đáng nói hơn, hành động đó nằm trong chiến lược độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, hay nói cách khác là hành động nối tiếp vụ Scarborough của Philippines mới đây.

Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, cách xa và không liên quan đến chủ quyền của Trung Quốc. Tức là Trung Quốc đang thực hiện âm mưu chiến lược hai giai đoạn, một là biến vùng không có tranh chấp thành tranh chấp, và hai là khẳng định chủ quyền với khu vực có tranh chấp. Trung Quốc đã làm điều này với nhiều nước châu Á; đã và đang làm với Việt Nam. Đó là thủ đoạn của họ.

Vì sao Trung Quốc lại mạnh bạo đến mức xâm phạm khu vực dưới 200 hải lý của Việt Nam, thưa ông?

Mọi hành vi của Trung Quốc đều xuất phát từ lợi ích hẹp hòi của họ. Đây là hành vi thuộc phạm trù chính sách đối ngoại của Trung Quốc, bao giờ cũng gắn với chính sách đối nội. Gần đây xảy ra vụ Bạc Hy Lai, vụ việc này rất lớn, làm cho xã hội Trung Quốc nghi ngờ tính hợp lý của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Và khi nội bộ có vấn đề thì Trung Quốc hay đẩy mạnh sự kiện bên ngoài nhằm làm giảm sức căng bên trong để quy tụ lòng dân, lu loa là nước ngoài xâm phạm lợi ích của Trung Quốc.

Điều thứ hai, tôi cho rằng sau vụ Scarborough, Trung Quốc đã nhận ra điều này qua phép thử của mình: sự can thiệp của Mỹ ở Biển Đông chỉ giới hạn; Mỹ đã không làm gì hơn trong vụ Scarborough ngoài tuyên bố không can thiệp vào tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, và yêu cầu giải quyết hoà bình thông qua đàm phán song phương, đa phương, yêu cầu giữ hoà bình ổn định và đảm bảo thông thương hàng hải quốc tế. Scarborough là cuộc thử nghiệm đầu tiên trong chiến lược mới của Trung Quốc ở Biển Đông, sau đó đến Việt Nam.

Thứ ba, trong tương quan lực lượng Việt Nam – Trung Quốc, Trung Quốc đánh giá Việt Nam yếu thế hơn.

Đáng chú ý, Trung Quốc hành động có chọn thời điểm, tính toán vị trí, không gian cẩn thận chứ không phải bột phát.

Theo ông, diễn biến sắp tới sẽ thế nào?

Thế giới hiện nay phụ thuộc lẫn nhau, không thể vì anh mạnh mà anh muốn làm gì thì làm. Trung Quốc còn muốn làm ăn với thế giới, nhưng bộ mặt thật của Trung Quốc đã bộc lộ trong quan hệ với Việt Nam, thế giới sẽ cảnh giác. Tôi nghĩ Trung Quốc có thể được một trong dự án này, nhưng lại có thể mất đến 10 hoặc 100 khi lòng tin của cộng đồng quốc tế với Trung Quốc giảm sút.

Sắp tới, diễn biến của tình hình sẽ phụ thuộc vào phản ứng của Việt Nam và sức mạnh của Việt Nam.

Đầu tiên chúng ta phải giải quyết bằng song phương. Dù sao việc giữ ổn định và củng cố quan hệ với Trung Quốc là quan trọng. Việt Nam đã có quan hệ hữu nghị lâu đời với Trung Quốc. Tại sao chúng ta không nói với Trung Quốc rằng, chúng tôi hết sức coi trọng quan hệ Việt – Trung, nhưng hành động của các vị vừa rồi là vi phạm tuyên bố chung mà Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã ký với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hồi tháng 10 năm ngoái, rằng “hành động này của các đồng chí là vi phạm cam kết”?

Còn cấp độ trao đổi, tôi nghĩ phải là Tổng bí thư trao đổi với Tổng bí thư, Chủ tịch nước nói với Chủ tịch nước, hoặc Thủ tướng nói với Thủ tướng... Phản ứng của chúng ta theo tôi là chưa đủ khi mới có người phát ngôn bộ Ngoại giao lên tiếng. Chúng ta hết sức tôn trọng bạn nhưng không có nghĩa bạn muốn làm gì thì làm, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam không thể bị xâm phạm.

Ở cấp độ đa phương, chúng ta có thể đưa vấn đề ra ASEAN, ARF, APEC và Liên hiệp quốc. Chúng ta có đầy đủ các định chế quốc tế và khu vực, tại sao không tận dụng? Tôi nghĩ chúng ta có điều kiện và phải làm mạnh hơn trên nguyên tắc bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia, và quan trọng là biết lúc nào thì lựa chọn biện pháp nào. Ngoài ra, chúng ta còn dư địa rộng rãi để khai thác như có thể đưa vấn đề ra Liên hiệp quốc v.v.

Ông nghĩ thế nào về sự kết nối để củng cố đoàn kết trong ASEAN, thưa ông?

Đáng tiếc là ASEAN với vấn đề Biển Đông thực sự rời rạc. Như vụ Scarborough, Việt Nam là nước duy nhất lên tiếng, các nước khác có nói gì đâu. Cho nên hy vọng đưa vấn đề ra ASEAN không hiệu quả, chủ yếu là nội lực. Còn chuyện kết nối, chúng ta không kết nối để chống lại ai mà cái chính là để trao đổi thông tin, hợp tác nghiên cứu khoa học, bảo vệ chủ quyền của chính mình...

Việt Nam đã tuyên bố công khai là không dùng nước này chống lại nước khác. Tuy nhiên, với những hành động của Trung Quốc thời gian gần đây, có lẽ cũng nên tự hỏi phải chăng Trung Quốc đang muốn nói rằng họ cứ làm theo ý mình, ai làm gì cũng mặc, thậm chí bất chấp cả luật pháp quốc tế?

 

-Bước tiếp theo của Trung Quốc sau Scarborough

 

Tổng số lượt xem trang