Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

Tàu cá Trung Quốc tăng chóng mặt nhờ trợ giá

-Tàu cá Trung Quốc tăng chóng mặt nhờ trợ giá
12/08/2016 08:59 GMT+7
TTO - Quy mô ngành đánh bắt xa bờ của Trung Quốc vô cùng khủng khiếp, mà một trong những nguyên nhân là nhờ chính sách trợ giá nhiên liệu của chính phủ.

Theo Greenpeace, Mỹ đã gửi yêu cầu chính thức lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) yêu cầu Trung Quốc phải công khai chính sách trợ giá cho DWF của họ, đồng thời phải thực thi chính sách này theo những quy định của WTO.


Sau nhiều năm theo dõi ngành đánh bắt xa bờ (DWF) tại các vùng biển nước ngoài hoặc vùng biển quốc tế của các tàu cá Trung Quốc, Greenpeace vừa công bố những thông tin mới nhất cảnh báo về tình trạng bành trướng không kiểm soát của hoạt động này.

Theo đó, hiện Trung Quốc có tổng cộng khoảng 2.460 tàu cá, nhiều gấp 10 lần so với số tàu cá của Mỹ. Đáng lo ngại hơn, số tàu cá Trung Quốc sẽ còn tăng nhanh và nhiều hơn nữa khi chính quyền Bắc Kinh tiếp tục chương trình trợ giá cho hoạt động này.

Động thái chống lưng cho DWF của Trung Quốc được Greenpeace cảnh báo không những ảnh hưởng tới sự phát triển của chính ngành này của Trung Quốc mà còn gây sức ép và nhiều vấn đề phức tạp khác cho sự bình ổn chung trên các đại dương thế giới.

Greenpeace chỉ ra vấn đề chính sách trợ giá nhiên liệu của Chính phủ Trung Quốc cho tàu cá ngày càng tăng.

Bắc Kinh đã trợ giá cho doanh nghiệp DWF của họ từ lúc giá dầu diesel là 2.870 nhân dân tệ (431,74 USD)/tấn cho tới khi tăng lên 5.070 nhân dân tệ/tấn.

Chỉ tính riêng việc trợ giá này, số tiền nhà nước Trung Quốc bỏ ra chống lưng cho DWF đã tăng gần 10 lần, từ mức 281 triệu nhân dân tệ (42 triệu USD) năm 2006 lên 2,68 tỉ nhân dân tệ (403 triệu USD) năm 2011.

Cùng với tăng trợ giá, việc công khai các chính sách này cũng ngày càng mù mờ hơn kể từ khi Trung Quốc buộc phải công bố báo cáo trợ giá DWF năm 2011. Sự thiếu minh bạch đương nhiên khiến các bên thứ ba không thể phân tích và đánh giá chính xác thực trạng của DWF Trung Quốc.

Không chỉ được nhà nước chống lưng, báo cáo của Greenpeace còn chỉ ra thực tế các doanh nghiệp DWF được chính quyền cấp tỉnh, thành phố ưu đãi đặc biệt trong phát triển.

Chỉ trong các năm từ 2012-2014, số lượng tàu cá DWF của Trung Quốc đã tăng từ 1.830 chiếc lên 2.460 chiếc, mức tăng tương đương với lượng tăng trong 16 năm từ 1994-2010. Lượng tàu cá này chủ yếu tập trung tại hai tỉnh Phúc Kiến và Sơn Đông.

Hai tỉnh này có số lượng tàu cá chiếm tới 2/3 tổng lượng tàu cá tăng thêm của toàn Trung Quốc. Chưa kể tỉnh Phúc Kiến còn có kế hoạch khuếch trương số tàu cá của họ thêm 400 chiếc vào năm 2020.

Việc phát triển ồ ạt đội tàu cá DWF của Trung Quốc bị đánh giá là vượt quá khả năng khai thác thực tế và thiếu bền vững.

Nghiên cứu của Greenpeace chỉ rõ các doanh nghiệp DWF của Trung Quốc sẽ không thể thu được lợi nhuận từ hoạt động khai thác nếu không được chính phủ trợ giá nhiên liệu.

Chẳng hạn, từ năm 2012-2014, đội tàu cá của tỉnh Phúc Kiến tăng thêm 149% nhưng năng lực khai thác chỉ tăng 63%.

Trong khi đó, đội tàu cá tỉnh Sơn Đông tăng 232% nhưng năng lực khai thác chỉ tăng 77%. Theo đó, nếu chính sách trợ giá bị cắt giảm, việc bành trướng vô độ của DWF chắc chắn lãnh hậu quả khôn lường khi quá nhiều gia đình Trung Quốc lệ thuộc sinh kế vào đây.

Nhìn từ góc độ các tranh chấp quốc tế, tình trạng “lạm phát” tàu cá của DWF Trung Quốc rõ ràng đang gây ra nhiều phức tạp và căng thẳng hơn cho các vùng biển quốc tế.

Việc tàu cá Trung Quốc bị lực lượng hải cảnh Argentina đánh chìm và bị hải cảnh Indonesia bắt giữ trong nửa đầu năm nay là những minh chứng cụ thể cho điều này.




5 quan ngại về ngành đánh bắt xa bờ Trung Quốc

1. Trợ giá nhiên liệu ngày càng tăng.

2. Báo cáo về chính sách trợ giá thiếu minh bạch.

3. Cơ chế bảo trợ của chính quyền địa phương gây “lạm phát” số tàu cá.

4. Phát triển ngành đánh bắt không cân bằng và thiếu bền vững.

5. Làm gia tăng các tranh chấp trên biển.

(Nguồn: Greenpeace)




-Phát hiện một tàu cá Trung Quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam
03:50 PM - 05/05/2016 Thanh Niên Online


Ngày 5.5, Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh Quảng Trị cho biết đã phát hiện, và xử lý một tàu cá Trung Quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam.


Theo đó, vào khoảng 10 giờ 15 phút ngày 4.5, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tuần tra quản lý và bảo vệ chủ quyền biển đảo trong phạm vi được phân công, lực lượng tuần tra của Biên phòng Quảng Trị phát hiện tàu Trung Quốc mang số hiệu 16061 vào đánh bắt hải sản trái phép tại vùng biển ở tọa độ 17 độ16 phút vĩ độ Bắc, 107 độ 16 phút kinh độ Đông, cách đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) khoảng 10 hải lý, thuộc lãnh hải Việt Nam.


4 thuyền viên trên tàu cá Trung Quốc bị bắt

Khi bị lực lực lượng chấp pháp Việt Nam phát hiện, trên tàu có 4 thuyền viên người Trung Quốc làm nghề câu vàng.
Lực lượng tuần tra của Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị đã tiến hành lập biên bản vi phạm, cảnh cáo và phóng thích, xua đuổi tàu cá này ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.




Nguyễn Phúc- Mạnh Hùng
Tàu Trung Quốc ngụy trang xâm phạm biển VN
Tại vùng biển Bạch Long Vĩ trên vịnh Bắc bộ, tàu Trung Quốc thường xuyên lợi dụng đêm 
tối, sương mù để đánh cá trong vùng nước thuộc chủ quyền VN mà hai quốc gia đã phân định.

Bộ đội biên phòng trục xuất nhiều tàu cá Trung Quốc

Tàu Trung Quốc ngụy trang xâm phạm biển VN

Tàu cá bị đâm chìm: Mới thấy xác tàu, chưa tìm được 5 ngư dân

--Trung Quốc chuẩn bị cho ngư dân được trang bị vũ khí tràn xuống Biển Đông

Hoạt động đào tạo quân sự cho ngư dân được Trung Quốc tổ chức vào tháng Năm và tháng Tám, những ai tham gia sẽ được chính phủ trả tiền.

Reuters ngày 1/5 đưa tin, các đội tàu cá trên đảo Hải Nam, Trung Quốc đã được tổ chức huấn luyện quân sự và nhận trợ cấp nhiên liệu lẫn nước đá để đổ xuống Biển Đông đánh bắt trong khu vực (Trung Quốc nhảy vào) tranh chấp.

Việc huấn luyện quân sự và hỗ trợ tài chính cho tàu cá Trung Quốc nhằm mục đích để lực lượng này giúp chính phủ Trung Quốc thu thập thông tin về tàu nước ngoài, bao gồm cả tàu quân sự ở Biển Đông.

Tàu cá Trung Quốc chuẩn bị đổ bộ xuống Biển Đông, ảnh: Reuters.


Các quan chức Trung Quốc tuyên truyền với đám ngư dân này rằng, họ đang tham gia bảo vệ cái gọi là "chủ quyền, lợi ích quốc gia" và hoạt động có tổ chức.

Reuters lưu ý, lực lượng "dân quân biển" này sẽ làm tăng nguy cơ xung đột, đối đầu với hải quân các nước khác khi xuất hiện trên đường hàng hải chiến lược chạy qua Biển Đông.

Hoạt động huấn luyện quân sự cho ngư dân do bộ phận dự bị động viên thuộc cơ quan quân sự địa phương ở Hải Nam phụ trách.

Chính quyền đảo này sẽ giám sát quá trình thực hiện. Các nội dung huấn luyện cho ngư dân bao gồm tìm kiếm và cứu hộ, ứng phó với thiên nhiên trên biển và "bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc", một quan chức Hải Nam giấu tên nói với Reuters.

Hoạt động đào tạo quân sự cho ngư dân được Trung Quốc tổ chức vào tháng Năm và tháng Tám, những ai tham gia sẽ được chính phủ trả tiền. Trung Quốc khuyến khích ngư dân sử dụng tàu vỏ thép cỡ lớn thay vì tàu vỏ gỗ để xuống Biển Đông.

Bắc Kinh cũng cung cấp các thiết bị định vị vệ tinh toàn cầu, ít nhất 50 ngàn chiếc để các tàu cá Trung Quốc có thể liên lạc với lực lượng Cảnh sát biển nước này bất cứ lúc nào gặp trường hợp khẩn cấp, bao gồm trường hợp bị tàu tuần tra nước ngoài bắt gặp.

Nhiều ngư dân ở Hải Nam và các nhà ngoại giao nói với Reuters rằng, một số tàu cá Trung Quốc còn được trang bị cả vũ khí. Trong trường hợp đặc biệt "liên quan đến bảo vệ chủ quyền, lực lượng chính phủ Trung Quốc sẽ phối hợp với các tàu cá này.

Động thái này diễn ra sau khi Indonesia đã cố gắng bắt giữ một tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế quần đảo Natuna phía Nam Biển Đông. Một tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đã nhanh chóng ngăn chặn tàu Indonesia và giải cứu tàu cá vi phạm này. Sự kiện đã dấy lên một tranh cãi ngoại giao giữa hai nước.

Hồng Thủy
Nguồn: Giáo dục Việt Nam-




-Trung Quốc thuê ngư dân ra Trường Sa 27 ngàn USD 1 tàu, không cần đánh cá
HỒNG THỦY 05/04/16

(GDVN) - Chính phủ đã trả 180 ngàn nhân dân tệ (khoảng 27 ngàn USD) cho mỗi chủ tàu để họ đi đến quần đảo Trường Sa. Chúng tôi phải ở đó 2 tuần..

The Straits Times ngày 5/4 đưa tin, làng chài Đàm Môn ven biển phía Nam đảo Hải Nam đã trở thành tuyến đầu của việc Trung Quốc sử dụng ngư dân nước này vào mục đích "bảo vệ (cái gọi là) vùng biển truyền thống tổ tiên".


Đặt chân đến Đàm Môn, người ta có thể thấy những tấm pa-nô, áp phích khổ lớn in hình ông Tập Cận Bình về thăm làng chài này năm 2013 khi vừa nhậm chức. Đồng thời những phát biểu của ông Tập Cận Bình cũng được in thành khẩu hiệu khẳng định cái gọi là "chủ quyền từ thời cổ đại" của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ông Tập Cận Bình thăm làng chài Đàm Môn ngày 8/4/2013, ngay sau khi nhậm chức không lâu. Ảnh: Tân Hoa Xã


Chuyến thăm diễn ra ngày 8/4/2013 với mục đích chính trị giữa lúc gia tăng căng thẳng tranh chấp chủ quyền - hàng hải trên Biển Đông. Bắc Kinh rất coi trọng làng chài Đàm Môn và lấy các hoạt động đánh bắt cá (bất hợp pháp) của làng chài này để chứng minh cho yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp và bành trướng) của họ trên Biển Đông.

Làng chài này còn trở thành điểm du lịch bởi Tập Cận Bình đã từng đến đây. Chính quyền trung ương Trung Quốc cuối tháng 11 năm ngoái đã quyết định rót 1 tỉ nhân dân tệ (1 nhân dân tệ tương đương 0,15 USD) để xây dựng "bảo tàng Biển Đông" ở Đàm Môn, dự kiến sẽ mở cửa năm 2017.

Ngư dân Trung Quốc Lin Guanyong cho hay, việc đánh bắt của ông ở Biển Đông rất nguy hiểm, không chỉ là thời tiết. Lin Guanyong đã từng bị cơ quan chức năng Việt Nam bắt giữ năm 2011 cùng với 20 ngư dân khác vì đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển Việt Nam.

Tàu cá vi phạm được đưa vào bờ xử lý và họ phải nộp phạt 2500 USD và được thả sau 2 tuần. Lin Guanyong thừa nhận tà cá của mình đã vượt biên vào vùng biển láng giềng, nhưng nói rằng ngư dân các nước khác cũng nhảy sang "vùng biển Trung Quốc".

Trong khi ngư dân Trung Quốc hiện diện ở nhiều tỉnh ven biển như Chiết Giang, Quảng Đông, Quảng Tây thì Đàm Môn lại là làng chài "quan trọng nhất về chính trị", vì được Trung Quốc sử dụng làm vũ khí chứng minh "yêu sách chủ quyền" đối với quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam).

Zhang Hongzhou, một học giả từ trường Nghiên cứu Quốc tế Rajratnam, Singapore nói với The Straits Times: "Hoạt động đánh bắt cá và hồ sơ của họ là một trong những bằng chứng chính mà Trung Quốc đưa ra chứng minh cho yêu sách "chủ quyền lịch sử" nước này tuyên bố ở BIển Đông".

Một số ngư dân Đàm Môn đang tích cực tham gia hoạt động tranh chấp lãnh thổ, hàng hải với láng giềng, bao gồm sự kiện giàn khoan 981 hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam năm 2014.

Trong nhiều năm qua, ngư dân Đàm Môn được chính phủ cung cấp nguồn tài chính để duy trì sự hiện diện (bất hợp pháp) của họ ở những tiền đồn Trung Quốc xây bất hợp pháp ở Trường Sa. Lin Guanyong gia nhập hoạt động này năm 2012.

"Chính phủ đã trả 180 ngàn nhân dân tệ (khoảng 27 ngàn USD) cho mỗi chủ tàu để họ đi đến quần đảo Trường Sa. Chúng tôi phải ở đó 2 tuần. Họ không quan tâm chúng tôi có đánh bắt hay không. Họ chỉ muốn chúng tôi ở đó", Lin Guanyong nói với The Straits Times.

Lin Guangyong tâm sự: "Tôi rất ít học, đó là lý do tại sao tôi đi đánh cá. Tôi sẽ làm việc này thêm 10 hoặc 20 năm, nhưng tôi hy vọng con cháu tôi không phải theo nghề cha".






(VTC News)- Tổng thư ký Hội nghề cá Việt Nam nói cần phải kiên quyết đuổi những kẻ cắp đang đánh bắt cá trái phép khỏi vùng biển của ta.

Trao đổi với phóng viên VTC News về việc 30 tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép ở Trường Sa của Việt Nam, ông Trần Cao Mưu - Tổng thư ký Hội nghề cá Việt Nam nói: "Trung Quốc đang xâm phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam".


- Hiện nay sản lượng khai thác cá của ngư dân Việt Nam ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa là bao nhiêu, thưa ông?

Thực ra, sản lượng cá ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa là dồi dào và ổn định nhất hiện nay, ngư dân Việt Nam thường xuyên khai thác ở Hoàng Sa và Trường Sa với sản lượng cá khá lớn.




Ông Trần Cao Mưu - Tổng thư ký Hiệp hội Nghề cá Việt Nam


Trong khi báo chí Trung Quốc đưa tin, mấy ngày qua, ngư dân của 30 tàu cá Trung Quốc chỉ đánh bắt được vài trăm kg cá.

Điều này cho thấy, trình độ của ngư dân Trung Quốc kém hay nói cách khác đó là ngư trường lạ, họ lần đầu tiên đến nên không am hiểu rõ nguồn thủy hải sản ở vùng biển này là điều đương nhiên.

Trong khi đó, khả năng khai thác cá của ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa là rất tốt, nhiều ngư dân Việt Nam chủ yếu sống bằng nghề cá.




>>Điều gì xảy ra với đoàn tàu cá trái phép Trung Quốc?



Bình quân thu nhập của ngư dân Việt Nam đánh bắt cá ở Hoàng Sa, Trường Sa đạt 50 đến 70 triệu cho chuyến đi 30 ngày.

Tuy nhiên, 30 tàu cá Trung Quốc đánh bắt được ít hay không được kg nào ở Hoàng Sa, Trường Sa thì cũng là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.

Anh không thể vào nhà người ta ăn cắp, rồi hô hào rằng đây là của nhà tôi từ ngày xưa.

- Thưa ông, Hiệp hội Nghề cá đánh giá thế nào về việc một số chuyên gia Trung Quốc kêu gọi vũ trang hóa ngư dân?

Trung Quốc không thực hiện đúng tinh thần DOC, theo điều 4 của DOC, các bên cần giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hòa bình.


Trung Quốc luôn rao giảng với người dân rằng "Việt Nam chiếm hết biển, đảo của họ, khai thác hết dầu của Trung Quốc", rõ ràng đây là luận điệu vu khống và tạo sự hiểu lầm cho người dân Trung Quốc, việc nước này vũ trang hóa quân sự ngư dân là sai trái, chắc chắn sẽ bị quốc tế lên án.




Trên thế giới này, làm gì có chuyện ngư dân đi đánh cá lại mang theo súng ống, đạn dược. Có chăng, chỉ là những kẻ cướp đi chặn đường người khác.



Trên thế giới này, làm gì có chuyện ngư dân đi đánh cá lại mang theo súng ống, đạn dược. Có chăng, chỉ là những kẻ cướp đi chặn đường người khác.


Tôi thấy, lâu nay Trung Quốc luôn có kiểu "nói một đằng, làm một nẻo". Hôm trước, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc nói muốn hợp tác khai thác Biển Đông với ASEAn, hôm sau, họ úp mở chuyện vũ trang cho ngư dân. Đó là còn chưa kể chuyện thành lập cái gọi là Thành phố Tam Sa, rồi đưa quân đội đồn trú ở đó.

- Nếu họ thành công việc vũ trang hóa ngư dân sẽ bất lợi như thế nào cho ngư dân Việt Nam?

Nếu họ thành công trong việc vũ trang hóa ngư dân thì họ sẽ gây hấn, gây khó khăn nhất định cho ngư dân Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu Trung Quốc vũ trang trước, ngư dân Việt Nam cũng sẽ không chấp nhận mất mát này. Ngư dân Việt Nam bao đời nay có truyền thống anh hùng, dũng cảm, sẵn sàng bảo vệ từng gang tấc lãnh hải cha ông để lại.

Chúng ta kiên quyết giải quyết mâu thuẫn bằng con đường hòa bình, nhưng nếu cần, chúng ta cũng không thể thua kém.

- Theo ông, những hành động gây hấn của Trung Quốc gần đây đã có tính toán từ trước. Hiệp hội nghề cá cần làm gì để bảo vệ ngư dân đánh bắt xa bờ?



Ngư dân Trung Quốc đang khai thác cá trái phép tại Trường Sa


Hiệp hội nghề cá Việt Nam đồng tình với Bộ Ngoại giao về việc phản đối việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa.


Đây là hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam, chúng tôi đề nghị các cơ quan chức năng dứt khoát có những biện pháp yêu cầu Trung Quốc chấm dứt những hành động ngông cuồng

Chúng tôi cũng đã gửi công văn đến Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp&Phát triển nông thôn cùng các ban ngành liên quan, đề nghị có biện pháp hữu hiệu, kịp thời bảo vệ ngư dân.

- Thế còn việc 30 tàu cá Trung Quốc đánh cá trái phép ở Trường Sa, chúng ta nên giải quyết thế nào?

Chúng ta không thể nói họ về ngay mà cần phải có những hành động cụ thể, dứt khoát để đuổi họ ra khỏi vùng biển của chúng ta.

- Điểm yếu và thiếu của ngư dân Việt Nam trong đánh bắt xa bờ hiện nay là gì, thưa ông?

Trước đây, ngư dân Việt Nam thường đánh bắt riêng lẻ, nhưng hiện nay, ngư dân đã đánh bắt theo hình thức đội đánh bắt, nhóm đánh bắt, hỗ trợ lẫn nhau.

Chúng ta cũng đã có những biện pháp, chính sách hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ, hay có những động thái ủng hộ vật chất, tinh thần ngư dân đánh cá. Thậm chí trang bị các thiết bị cứu hộ cứu nạn hiện đại, thông tin liên lạc v.v.


Chúng ta không thể nói họ về ngay mà cần phải có những hành động cụ thể, dứt khoát để đuổi họ ra khỏi vùng biển của chúng ta.


Tuy nhiên, ngư dân Việt Nam chưa đủ sức để chống chọi với thiên tai, bão gió. Nói chung đã có tiến bộ hơn trước kia như các ngư dân đã biết giúp đỡ lẫn nhau, khi gặp gió bão hay sự cố ở biển có thể điện về, công tác cứu hộ cứu nạn cũng tốt hơn.

Nhưng chúng ta cần phải làm tốt hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa nếu không sẽ bị lép vế.

- Vậy chúng ta cần có những biện pháp cụ thể nào để khuyến khích ngư dân liên tục đánh bắt xa bờ, khẳng định chủ quyền của mình?

Trước hết, để ngư dân sản xuất hiệu quả phải có một chuỗi chính sách, từ quy trình chế biến, hậu cần, đầu ra, chứ không chỉ trang bị tàu thuyền lớn, hiện đại là được. Tôi nghĩ, thuyền lớn lưới to là cái tốt, nhưng khâu hậu khai thác cũng rất quan trọng.

Chúng ta cần phải quan tâm mạnh tới chuỗi sản xuất, từ cơ sở hậu cần dịch vụ, từ điện nước, chế biến, thông tin liên lạc, cứu hộ cứu nạn, thị trường, chế biến sau đánh bắt.


Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN vừa được có lợi gì cho ngư dân Việt Nam, thưa ông?
Công ước quốc tế về luật biển (ULCOS 1982), DOC, và COC là điều kiện thuận lợi cho quá trình các nước ASEAN đấu tranh trực diện với Trung Quốc.
Đó cũng là cơ sở pháp lý tốt nhất để Việt Nam khẳng định chủ quyền của chúng ta bằng cái hợp tác với các nước ASEAN, bằng cách thực hiện nghiêm túc UNLCOS 1982.
DOC đã khằng định, những tranh chấp trên Biển Đông phải giải quyết bằng con đường hòa bình. Nhưng Trung Quốc thì không, tôi nghĩ chúng ta cần có những hành động mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa để khẳng định chủ quyền, khẳng định cái mà chúng ta có quyền bảo vệ.
Việc ASEAN đạt được thống nhất trong cách ứng xử với Trung Quốc ở Biển Đông là rất quan trọng, cho thấy các nước ASEAN không bị mắc mưu "Bẻ đũa từng chiếc" của Trung Quốc.
Khi đã có nguyên tắc 6 điểm, chúng ta càng có cơ sở pháp lý, sự ủng hộ quốc tế để bảo vệ ngư dân.



- Xin cảm ơn ông!

Hiệp hội nghề cá: Phải đuổi kẻ cắp khỏi biển của ta (VTC).
-THE GUARDIAN - DÂN VIỆT NAM BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI "SỰ XÂM LĂNG CỦA TRUNG QUỐC"
-Esmer Golluoglu viết từ Hà Nội
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Những người biểu tình cũng bị thúc đẩy bởi sự thất vọng ngày càng tăng về các vụ vi phạm nhân quyền của chính quyền độc đảng Hà Nội.
Lần thứ ba trong tháng này, hàng trăm người biểu tình đã diễu hành qua các đường phố Hà Nội để phản đối các khẳng định về chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc trên vùng Biển Đông.
Người biểu tình đã làm ngưng lưu lượng giao thông giữa buổi sáng khi họ mang biểu ngữ, cờ Việt Nam và hô to "Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc về Việt Nam!", "Đả đảo Trung Quốc xâm lược!"
Diễu hành qua các con đường xưa cũ từ thời thuộc địa phủ bóng cây xanh của thủ đô dẫn đến đại sứ quán Trung Quốc, những người biểu tình đã bị công an cảnh sát phong toả khu vực đuổi đi. Vào năm ngoái, những cuộc biểu tình tương tự cũng đã bị công an cảnh sát phá vỡ.
Cuộc biểu tình hômn chủ nhật diễn ra sau một vụ tranh chấp ngày càng căng thẳng hơn về khu vực mà Trung Quốc gọi tên là Biển Nam Trung Hoa và Việt Nam goị là Biển Đông, một khu vực có trữ lượng đáng kể về dầu hỏa và khí đốt, các tuyến đường vận chuyển quốc tế quan trọng và quyền đánh bắt cá mà một số nưóc Đông Nam Á đòi hỏi.
Bắc Kinh, vốn đã đưa ra các khẳng định chủ quyền trên toàn bộ vùng Biển Đông , gần đây đã làm Hà Nội khó chịu sau khi Công ty Dầu khí Quốc Gia Trung Quốc (CNOOC) do chính phủ hỗ trợ tuyên bố rằng họ đang tìm dự thầu để thăm dò dầu khí ở những khu vực mà Hà Nội xem là vùng biển của Việt Nam, trong khi tháng trưóc, Hà Nội đã làm gia tăng căng thẳng bằng việc ban hành luật tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa.
Cuộc tranh cãi đã làm hỏng các đàm phán khu vực vào tuần qua ở Pnom Penh, mặc dù Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã đồng ý về một "quy tắc ứng xử" và có kế hoạch sẽ đàm phán vào tháng Chín mà Việt Nam và Trung Quốc có liên quan.
Những người biểu tình cũng phản đối sự gia tăng các vi phạm về nhân quyền. Chiếm đoạt đất đai và các quan tâm đến bạo lực của công an là chủ đề cho nỗi giận dữ ngày càng tăng trong dân số 90 triệu của Việt Nam, một sự thực đang làm chính quyền độc đảng của Hà Nội hoảng sợ, các nhà phân tích cho biết.
"Điều mà chính phủ không muốn là những cuộc biểu tình không kiểm soát được", chuyên gia Carlyle Thayer Việt Nam của Đại học New South Wales cho biết. "Những người biểu tình thì ôn hòa ... [nhưng] chắc chắn họ sẽ bị áp bức đến cùng."
Dù hộ tống những người biểu tình qua các đường phố và đã không bắt giữ ai, nhưng công an cảnh sát đã đàn áp thẳng tay rất nhiều nhà bất đồng chính kiến trong vài tuần qua, một số nhà hoạt động và blogger có ảnh hưởng đã bị sách nhiễu và bị giam giữ.
"Tối hôm qua công an đã đến nhà tôi và nói với tôi rằng nếu tham dự các cuộc biểu tình tôi sẽ bị bắt giữ," một nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng đã nói với báo Guardian qua điện thoại vào ngày Chủ nhật.
"Sáng nay, khi tôi đã cố gắng ra khỏi nhà, một nhóm người trong số họ đã ép buộc tôi phải vào trong nhà để ngăn chặn tôi, và họ vẫn còn ở bên ngoài."
Hôm chủ nhật, các công an chìm nổi di chuyển tự do giữa đám đông vài trăm người, chụp ảnh người biểu tình và nghe trộm các cuộc trò chuyện. Những nhà hoạt động có thể tham dự biểu tình bị những nhân viên chìm bám sát, những người từng tích cực theo dõi các cuộc gọi điện thoại, email và nơi ở của họ.
"Tôi đi đâu họ cũng theo" một trong những nhà hoạt động dân chủ từng nhiều lần bị cầm tù vì các nỗ lực dân chủ của ông đã nói với báo Guardian. "Tôi co hơi sợ một chút nhưng tôi phải tiếp tục, tôi không thể cho phép họ ngăn cản mình làm những gì tôi cần phải làm."
Năm ngoái, dù các cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã diễn ra được trong khoảng ba tháng, sau đó chính quyền đã đàn áp và bắt giữ hàng chục người biểu tình sau khi các cuộc thảo luận giữa Trung Quốc và Việt Nam bắt đầu.
Một bài báo của tờ The Guardian năm ngoái tường thuật chi tiết sự xâm phạm ngày càng tăng của chính phủ đối với những người tranh đấu, đã dẫn đến việc một phóng viên của mình bị bắt giam và hai người được phỏng vấn buộc phải trốn khỏi Việt Nam.
Nhưng những người biểu tình nhiều lần cho thấy một thế hệ ngày càng am hiểu về công nghệ, những người muốn có được những thông tin tốt hơn bao giờ hết, với một số những người tham dự biểu tình quay phim, ghi âm, nhanh chóng đưa các hình ảnh và video sau khi cuộc biểu tình đã kết thúc một cách ôn hòa.
"Hiện nay, chúng tôi có internet, chúng tôi có thể liên lạc, giao tiếp với nhau", một sinh viên biểu tình 25 tuổi cho biết "Mặc dù rất muốn nhưng họ không thể ngăn cản được chúng tôi".
Nguồn: The Guardian
@-THE GUARDIAN - DÂN VIỆT NAM BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI "SỰ XÂM LĂNG CỦA TRUNG QUỐC"
Biểu tình ở Hà Nội: Vietnamese protest against 'Chinese aggression'  (Guardian 22-7-12)
- Protests erupt in Vietnam as S.China Sea spat continues (Global Times).
- - Bảo vệ ngư dân là nhiệm vụ quan trọng và ưu tiên (VnMedia). - Nên chuyển đổi một số tàu lớn sang làm tàu kiểm ngư (SGTT). - Ngư dân không nao núng  (NNVN).
- Chủ quyền biển đảo trên báu vật thời Nguyễn (VNE).  - Biển Đông ‘khát’ ngư dân trẻ (TP).
- Bài học gì sau Nguyên tắc 6 điểm về Biển Đông (SGTT).
- Mưu đồ độc chiếm Biển Đông của TQ bất chấp lịch sử (DNSGCT).  – Phỏng vấn PGS.TSKH Hà Minh Hòa: Vụ bản đồ toàn lãnh thổ Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa: Không thể xóa bỏ chứng cứ lịch sử (TT).  - Biển cũng không yên (TT).
- Trung Quốc tiếp tục leo thang bầu “chủ tịch Tam Sa” (TTXVN).  - TQ lập BTS 3G trái phép ở Hoàng Sa của Việt Nam.  - TQ chính thức đồn trú trên Biển Đông —  (BBC).  – Phỏng vấn Giáo sư Carlyle Thayer: Trung Quốc đang tăng áp lực với Việt Nam (VNE).  - Trung Quốc trắng trợn vi phạm chủ quyền Việt Nam (VnMedia).
-Trung Quốc “ngụy trang lợi ích quân sự ở biển Đông” (tno)
-  China Plans to Put Garrison on Disputed Island (BusinessWeek). - Trung Quốc đề xuất vũ trang cho ngư dân (VNE). - Philippines: Vũ trang cho ngư dân là ý tưởng rất nguy hiểm (Infonet). - Ngư dân Trung Quốc – vật tế thần của “quan thiên triều”? (PNTD). - TQ thành lập đơn vị cấp sư đoàn “Tam Sa” vũ trang hóa tàu cá, ngư dân?(GDVN).
- Khi Indonesia lên tiếng… (SGTT).
- Hoạt động khai thác dầu khí của Trung Quốc (ĐV/TT).
- Đài Loan dùng Thần sấm vô hiệu hóa Trung Quốc (PNTD). - Đài Loan khoe pháo chống đổ bộ (ĐV).
- Nga khởi tố thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc (DT).
- Cuộc đối đầu Mỹ – Trung ở Thái Bình Dương: Mỹ quyết giành ngôi bá chủ (Petrotimes).
- Tranh chấp chủ quyền: Từ Bắc Cực nhìn về Biển Đông (VNE). - Tổng thống Philippines quyết không nhân nhượng Trung Quốc (TN).  - Nghị sĩ Philippines muốn ‘giải quyết vấn đề Trung Quốc’ (VNE).  - TT Philippines giục ra luật hiện đại hóa quân sự (VNN).
- Đài Loan sắp tung “Thần sấm 2000″ chống Trung Quốc (NLĐ).  - Đài Loan triển khai tên lửa chống đổ bộ (VNE).
- Trung Quốc xuống giọng với Nga vụ tàu cá (TT).
- Lá chắn tên lửa Mỹ sẽ bao vây Trung Quốc? (VNN).
Chính trị Trung Quốc: China’s Communist Elders Take Backroom Intrigue Beachside (NYT 21-7-12)


Tổng số lượt xem trang