SGTT.VN - Thống kê chưa đầy đủ của tỉnh Quảng Ngãi cho thấy số tàu cá của địa phương này bị nước ngoài bắt giữ, tính từ năm 2005 đến nay, đã lên đến 160 tàu/1.350 tàu. Trong đó, bị Trung Quốc bắt nhiều nhất: 100 tàu.
Con tàu của thuyền trưởng Nguyễn Thành Nhất (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) bị tàu Trung Quốc bắt ngày 16.5, được thả về 23.5.
Điều đáng lo ngại là số tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt ngày càng tăng nhanh. Bằng chứng là riêng từ năm 2009 đến đầu tháng 7.2012, Trung Quốc đã bắt, đòi tiền chuộc và thu giữ tài sản trên 70 tàu. Phần lớn các chủ tàu sau khi bị bắt đều rơi vào cảnh nợ nần chồng chất, phá sản, phải đi làm thuê cho tàu cá khác. Bên cạnh đó, gần đây khi Trung Quốc gia tăng tàu cá và các lực lượng khác ra Biển Đông, xâm phạm vùng biển của Việt Nam khiến ngư dân Quảng Ngãi nói riêng và ngư dân miền Trung nói chung càng lo lắng. Vậy các cơ quan chức năng cần làm gì để ngư dân vững tin ra khơi?
Ông Nguyễn Anh Tuấn (chủ tịch UBND xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi):
Ngư dân ta ước ao được bảo vệ
Ngư dân phản ánh rất nhiều việc tàu cá của ta ra khơi chưa bao xa đã gặp tàu Trung Quốc, càng ngày càng đông. Nếu chúng ta không có giải pháp để can thiệp thì không chỉ khó khăn về công tác cứu nạn cứu hộ mà ngư trường của ta cũng ngày càng hẹp dần, kéo theo đời sống ngư dân sẽ ngày càng vất vả. Trong khi đó, tàu cá Trung Quốc “đổ bộ” vào vùng biển Trường Sa luôn được các tàu bán vũ trang của họ theo bảo vệ. Ngư dân ta cũng ao ước mỗi khi ra khơi được cơ quan chức năng bảo vệ, để tự tin, yên tâm làm ăn; cũng như không bị tàu cá to lớn và tàu bán quân sự của Trung Quốc uy hiếp, cướp tài sản.
Ông Phùng Đình Toàn (chi cục phó chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Quảng Ngãi):
Chính sách hỗ trợ đã có, nhưng hạn chế
Đó là quyết định 48 năm 2010 của Thủ tướng về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ hải sản trên các vùng biển xa. Còn với tỉnh Quảng Ngãi, từ ba năm qua đã có chính sách hỗ trợ cho ngư dân bị thiên tai, có tàu cá bị nước ngoài bắt giữ, với mức hỗ trợ mỗi khẩu 15kg gạo/ba tháng; ngư dân bị nạn tử vong trên biển là 2 triệu đồng/trường hợp; và đã thành lập quỹ hỗ trợ ngư dân với số vốn trên 5,2 tỉ đồng. Đến nay, tổng kinh phí hỗ trợ ngư dân theo quyết định 48 được tỉnh Quảng Ngãi duyệt là 32 tỉ đồng, hiện đã giải ngân 20 tỉ đồng. Tuy nhiên, số tàu bị Trung Quốc và nước ngoài bắt giữ được hỗ trợ từ nguồn kinh phí này là rất ít. Trong khi đó, số tiền trên 5 tỉ đồng của quỹ hỗ trợ ngư dân chỉ đủ đóng năm con tàu đánh bắt xa bờ mà thôi.
Ông Nguyễn Duy Trinh (phó chủ tịch UBND xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi):
Muốn kêu cứu nhưng rất khó
Hiện nay ngư dân phần lớn đều biết số liên lạc của lực lượng biên phòng, hải quân và cảnh sát biển. Tuy nhiên, khi bị bắt, ngư dân bị khống chế nên không biết cách gì để cầu cứu. Hơn nữa, ở vùng biển Hoàng Sa, ngư dân của ta dù có liên lạc được với lực lượng vũ trang của ta cũng khó trở tay vì nhiều nơi trên vùng biển này lực lượng Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép.
Ông Trần Em (phó chủ tịch UBND huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi):
Ngư dân tích cực giữ gìn lãnh hải nên cần được hỗ trợ
Ngoài đánh bắt hải sản, thực tế ngư dân ta đã tham gia tích cực vào việc giữ gìn lãnh hải của tổ quốc, cung cấp cho các cơ quan chức năng nhiều thông tin giá trị liên quan đến an ninh quốc gia. Ngoài ra, tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi còn tham gia cùng với lực lượng biên phòng, lực lương hải quân truy bắt tàu nước ngoài xâm nhập, tuần tra truy quét tội phạm trên biển. Những đóng góp này là có thật, do vậy, việc hỗ trợ cho ngư dân bị Trung Quốc và các nước bắt giữ tàu khi đang hành nghề trên vùng biển Việt Nam là điều cần thiết.
Ngư dân Võ Đào (35 tuổi, thuyền trưởng tàu cá QNg 90 019 TS ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, từng bị tàu cá Trung Quốc trấn lột tài sản năm 2011):
Chẳng biết bám víu vào đâu
Tàu tôi mới về từ Hoàng Sa cách đây mười ngày. Năm nay ra khơi thấy tàu đánh cá, tàu kiểm ngư Trung Quốc nhiều hơn các năm. Tụi tôi vẫn cố bám biển nhưng cũng lo bị Trung Quốc bắt nữa. Tuy nhiên, nếu bị bắt thì cũng đành chịu vì trên vùng biển xa Hoàng Sa hiện nay, khi gặp tàu nước ngoài vây bắt, ngư dân chẳng biết bám víu vào đâu để nhờ can thiệp.
@ sgtt-Hơn lúc nào hết, ngư dân cần được bảo vệ khi ra khơi
Đội tàu đánh cá của TQ 'dính' bão lớn ở Trường Sa | infonet.vn
Tân Hoa Xa đưa tin, đội tàu đánh cá gồm 30 chiếc của Trung Quốc đang thực hiện những hoạt động đánh bắt cá trái phép tại khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã
- Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Ưu tiên bảo vệ ngư dân (VnEco). – Thêm hơn 1,5 tỉ đồng giúp ngư dân(NLĐ). - Người mang lũy tre làng ra Trường Sa (DV). - Ngư dân Khánh Hòa đóng nhiều tàu lớn bám biển (PLTP).
- Ảnh: Quan chức quân sự Việt Nam tại RIMPAC 2012 (VTC).
- Tướng Trung Quốc thừa nhận thực lực hải quân kém Nhật Bản (GDVN).
- Nga sẽ khởi tố thuyền trưởng tàu cá TQ — (BBC). - Nga khởi tố 2 thuyền trưởng Trung Quốc xâm phạm lãnh hải (NLĐ).
- Thuyền trưởng 8X chinh phục Hoàng Sa (PLTP). - Người Việt Nam tiếp tục xuống đường biểu tình chống Trung Quốc (VOA). – Hà Nội tiếp tục biểu tình chống TQ ngày 22/7 – (RFA). – Tại Việt Nam, người dân tiếp tục xuống đường phản đối Trung Quốc – (RFI). – Ảnh chủ nhật ngày 22/7/2012 – (Người Buôn Gió). - www.cgi/http://quehuongcualua.blogspot.com/2012/07/anh-bieu-tinh-ngay-22-than...">Ảnh đẹp biểu tình ngày 22 tháng 7 - (Lê Dũng). - Hình ảnh biểu tình ngày 22.07.2012 (TCPT). – Việt Nam biểu tình phản đối ‘Trung Quốc xâm lăng’ (Guadian/ TCPT). – Người dân nghĩ gì về những cuộc biểu tình chống TQ? – (RFA). – Người dân biểu tình thể hiện lòng yêu nước là việc bình thường – (RFI).- Hà Nội biểu tình chống TQ lần ba — (BBC). - ẢNH ĐẸP BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI CHINA 22/07/2012 — (Blog Thành).
- Ngày mới ở Trường Sa (TT). - Tre ở Trường Sa (QĐND).
- Trung Quốc ngang nhiên tổ chức bầu cử phi pháp ở “TP.Tam Sa” (TN). - Không thể để Trung Quốc bá đạo tại Biển Đông (CAND). - Các tài liệu cổ khẳng định đường lưỡi bò được nhào nặn “vô căn cứ” (GDVN).
- TQ “khoái chí” trước thất bại của Asean — (BBC).
- Thế giới 7 ngày: ASEAN đồng thuận về vấn đề Biển Đông (VOV).
- Biển Đông tiếp tục dậy sóng: Tương lai nào cho COC? (NLĐ). – ASEAN coi biển Đông là vấn đề chung của khối(NLĐ).
- Trang bị vũ khí cho ngư dân Trung Quốc: Dọa dẫm! (PLTP). - Quan ngại về chiêu “vũ trang cho ngư dân” (TN). - Trung Quốc lại chơi trò hai mặt (TT). - Trò chơi hai mặt (Trần Nhương). – ‘‘Trung Quốc có nguy cơ bị cô lập”(ANTĐ). – Ấn Độ tăng cường uy hiếp Trung Quốc (PLTP).
- Đường ta ta cứ đi, việc ta ta cứ làm – (Nguyễn Thông). Liên quan đến bài của ông Trần Bình Nam: Chừng nào “Trung quốc Lật Ngửa Lá Bài”? (Trần Bình Nam/Ba Sàm). - TQ dùng chiến lược ‘nghìn vết cắt’ ở Biển Đông (VNN).
- Benoît de Tréglodé: Biển Đông: Dự án khai thác và bảo đảm an ninh giữa Trung Quốc và Việt Nam (boxitvn).
- Kế hoạch Biển Đông của Đài Loan (Diplomat/ SGTT).
- Chủ tịch QH Campuchia Heng Samrin: ‘Campuchia mãi khắc ghi công lao của Việt Nam’ (VNN).
- Ngoại trưởng Hillary Clinton: ‘Trục châu Á’ là để thúc đẩy nhân quyền và dân chủ (The Hill/ TCPT).
- Chủ tịch Trương Tấn Sang sắp thăm Nga – (BBC).- Trung Quốc và con đường đi đến « nước lớn » (Trương Nhân Tuấn). - Những đề xuất ngông cuồng bá quyền nhất của Trung Quốc (PNTD). - Mưu đồ độc chiếm Biển Đông của TQ bất chấp lịch sử (DT/DNSG).
- Căng thẳng tiếp tục gia tăng trên Biển Đông: Trung Quốc đang cố tình ‘thêm dầu vào lửa’ (Petrotimes).
- Nguyên tắc 6 điểm gắn kết ASEAN về Biển Đông (TTXVN).
- - Con bài chiến lược ‘giấu mặt’ của Mỹ tại châu Á (ĐV). Khánh thành nhiều tượng đài liệt sĩ (TN). – Khánh thành giai đoạn I, Khu hành lễ Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 (ND).