(Đất Việt) Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Sản cho biết, từ cuối tháng 2 đến hết tháng 5.2012, khiếu nại đông người, vượt cấp tăng mạnh, trong đó một số vụ việc có tính chất, mức độ gay gắp và phức tạp hơn. Nổi lên là các vụ khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án tại Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Hải Phòng… Thanh tra Chính phủ đã thành lập 9 đoàn công tác phối hợp với các địa phương để giải quyết các vụ việc phức tạp, tồn đọng kéo dài tại 11 tỉnh, thành phố…
Người dân quận 9, TP.HCM nộp đơn khiếu nại về đất đai với đại diện Bộ Tài nguyên - môi trường tháng 8-2005 - Ảnh: T.T.D/Tuổi trẻ |
Tại buổi họp báo công bố kết quả hoạt động của Thanh tra chính phủ quý II năm nay, báo chí đặt nhiều câu hỏi về kết quả thanh tra việc liên kết đào tạo tại Đại học Quốc gia Hà Nội. TÔng Sản cho biết, hiện công tác thanh tra vẫn đang được tiếp tục vì có một số vấn đề mới phát sinh, phía Đại học Quốc gia Hà Nội vẫn chưa trình ra được các tài liệu, bằng chứng cho việc chấp hành đúng pháp luật của mình. Hơn nữa, vụ việc này hiện vẫn chưa có ý kiến của Thủ tướng nên cơ quan thanh tra chưa thể công bố rộng rãi.
Theo báo cáo, quý 2.2012, Thanh tra Chính phủ đã ban hành 6 kết luận thanh tra, báo cáo Thủ tướng, gồm: Thanh tra việc quản lý vốn, tài sản tại Tổng công ty Hàng hải (Vinalines), thanh tra việc quản lý việc liên doanh, liên kết đạo tạo đại học, sau đại học của Đại học Quốc gia Hà Nội; thanh tra công tác quản lý đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị tại Vĩnh Phúc... Thủ tướng Chính phủ cũng đã có ý kiến đối với 6 kết luận thanh tra, bao gồm: thanh tra tại Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel), Tập đoàn Hóa chất, Vinalines, quản lý sử dụng đất tại Kiên Giang…
Tổng hợp kết quả từ 6 cuộc thanh tra đã có ý kiến của Thủ tướng nói trên, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị thu hồi về cho ngân sách 1.503 tỷ đồng, 48 ha đất; kiến nghị các cơ quan thẩm quyền xem xét, xử lý 1.978 tỷ đồng (trong đó vi phạm chủ yếu do hạch toán sai quy định, chi không đúng đối tượng, chưa được phê duyệt…) và 155 ha đất; kiến nghị tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có vi phạm, chuyển cơ quan điều tra xem xét 1 vụ việc.Cũng trong 6 tháng đầu năm, thanh tra các bộ ngành đã triển khai 6.029 cuộc thanh tra, kết thúc và ban hành kết luận 1.933 cuộc, phát hiện vi phạm về kinh tế 2.981 tỷ đồng, 1.407 ha đất; kiến nghị thu hồi về cho nhà nước 2.026 tỷ đồng, 1.243 ha đất; kiến nghị loại khỏi giá trị quyết toán và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý 956 tỷ đồng, xử lý.
@- Khiếu nại đông người tăng mạnh (ĐV).Vụ nổ súng đã biến tranh chấp đất đai thành mối ưu tiên của Việt Nam basam
– Thanh tra Chính phủ đang rà soát vụ thu hồi đất tại Bồng Lạng (DT).
-Dân xã Xuân Quan 'bị xã hội đen đánh'? bbc
Một số người dân phản đối dự án Ecopark ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên cáo buộc họ bị ‘xã hội đen’ đánh đập.
Vụ tấn công được nói xảy ra chiều thứ Năm 12/7 ở xóm Một, xã Xuân Quan.
Nói chuyện với BBC qua điện thoại, một phụ nữ nói bà còn đang ở hiện trường xảy ra vụ việc vào buổi tối cùng ngày.
“Xã hội đen vào tận nhà chúng tôi đánh, nhiều người đi cấp cứu chưa biết sống chết ra sao,” người này nói.
Một phụ nữ khác nói nhiều người bị đánh ở đầu ngõ, đã chạy vào nhà bà lánh nạn.
“Tôi chốt cửa lại. Chừng 20 thằng cứ xông vào, máu me đầy giường, đầy sân nhà tôi.”
“Nào chai bia, gậy gộc, đập người ta tan nát.”
“Tầm ấy chỉ có vài người dân đến, vài ông già chẳng làm gì được,” người này kể.
Người này thốt lên “dã man khủng khiếp”, và rằng những kẻ tấn công dọa “nếu còn chứa người, sẽ đập chết cả gia đình”.
Theo lời bà, những kẻ này sau đó rời khỏi nhà bà và sang nhà một người đàn ông khiếu kiện khác đánh, khiến ông này cũng phải được đưa vào viện.
Liên quan Ecopark?
Người phụ nữ ở xã Xuân Quan nói mặc dù không có đủ bằng chứng, nhưng bà "cho rằng vụ tấn công liên quan chuyện nhiều hộ dân còn phản đối dự án Ecopark của công ty Đầu tư Bất động sản Việt Hưng".
“Người đi khiếu kiện đòi quyền lợi, đã bị đánh nhiều lần, nhưng lần này là dã man nhất,” theo bà.
Một số trang mạng xã hội trong nước từng cáo buộc vào tháng Sáu, một số người dân cũng ở xã Xuân Quan bị “xã hội đen dùng gậy đánh, phải đi bệnh viện”.
Blog của bà Lê Hiền Đức đưa tin về vụ tấn công hôm 12/7, và nhắc lại trong vụ tấn công hồi tháng Sáu, "công an Hưng Yên không hề có một động thái nào điều tra, truy tố nhóm xã hội đen kia".
Dự án Ecopark đã trở thành tâm điểm của vụ cưỡng chế lớn, bất chấp phản kháng của hàng trăm nông dân Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm 24/4.
Trang web chính của Ecopark quảng cáo rằng khu ‘đô thị sinh thái’ này có vị trí lý tưởng cho giới đầu tư hoặc người mua từ Hà Nội, rằng nó nằm ngay cạnh làng gốm Bát Tràng, cách cầu Thanh Trì 4 km, và cách hồ Hoàn Kiếm 13 km.
Trang web này cũng cho biết từ khi triển khai dự án sau quyết định hồi tháng 6/2004 của Chính phủ, công ty Đầu tư Bất động sản Việt Hưng (Vihajico) đã bỏ ra 200 tỷ đồng tiền Việt Nam, tương đương với 10 triệu đôla để "hỗ trợ ba xã Phụng Công, Cửu Cao, Xuân Quan đã có diện tích thu hồi gần 500 ha với gần 5.000 hộ dân".
Tuy vậy, những người dân phản đối ở đây nói vẫn còn “hơn 50%” hộ gia đình không đồng ý.
- Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo: Người biểu tình đang bị lợi dụng(Infonet). "Vào ngày cuối tuần đã diễn ra tình trạng tụ tập, biểu tình phản đối Trung Quốc có những hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo nước ta. Tuy nhiên đa số những người tham gia là những người khiếu kiện về đất đai, bị lợi dụng để gây phức tạp an ninh – trật tự".
Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo khẳng định như vậy trong phiên bế mạc HĐND TP Hà Nội chiều 13/7.
Ông Thảo cho biết, trong vòng một năm Hà Nội đã huy động doanh nghiệp, cải tạo 11 hồ nước với nguồn vốn trên 300 tỷ đồng. Nhưng do nguồn vốn, giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, phương án xã hội hóa chưa đúng lúc nên chưa đạt hiệu quả.
Đối với Công viên Tuổi trẻ, qua hai năm việc xử lý vẫn dậm chân tại chỗ. Tuy nhiên Chủ tịch Hà Nội khẳng định sẽ tập trung xóa bỏ những điểm không đúng quy hoạch, xóa khu ổ chuột, ổ chích hút trong Công viên Tuổi Trẻ. Ngoài ra Hà Nội sẽ phải xem lại mô hình này, nhưng không thể xã hội hóa được. Theo kế hoạch sẽ dãn bớt mật độ ở Cung Thiếu Nhi về Công viên Tuổi Trẻ.
Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo phát biểu phiên bế mạc HĐND TP Hà Nội. Ảnh LD |
Công viên Đống Đa hiện còn 800 hộ dân đang cư trú với thái độ bất hợp tác nên việc triển khai rất chậm. Hay tình trạng lấn chiếm, tái lấn chiếm còn diễn ra. Điển hình Công viên Hòa Bình vừa làm xong người dân đã nhảy vào làm quán…
Trong lĩnh vực quản lý đô thị, xây dựng nông thôn mới tại kỳ họp này Hà Nội đã thông qua 12 quy hoạch chuyên ngành, UBDN đã triển khai 32 đồ án quy hoạch chung, 34 quy hoạch phân khu đô thị, 10 quy hoạch chi tiết, 3 quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc.
Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, những tháng cuối năm Hà Nội sẽ thực hiện kế hoạch tăng thu 5% đối với những trường hợp không thuộc diện hoãn, đặc biệt thực hiện tiết kiệm chi.
Riêng lĩnh vực an ninh chính trị, Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo cho biết, ngoài việc khiếu kiện về đất đai, trong hai tuần vừa qua vào ngày cuối tuần đã diễn ra tình trạng tụ tập, biểu tình phản đối Trung Quốc có những hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo nước ta. Tuy nhiên đa số những người tham gia là những người khiếu kiện về đất đai, bị lợi dụng để gây phức tạp an ninh – trật tự.
“Chủ trương của Đảng, Nhà nước ta là kiên quyết bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, đồng thời ra sức giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng phát triển đất nước. Nhà nước ta kiên trì sử dụng biện pháp hòa bình, sử dụng tổng hợp các biện pháp đấu tranh chính trị, ngoại giao, pháp lý…” – Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo nhấn mạnh.
- ’Không để người dân bị xúi giục, tụ tập biểu tình’ (VNE)-Tại phiên bế mạc HĐND chiều 13/7, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo thừa nhận, tình hình kinh tế thủ đô đang khó khăn hơn dự báo. Ông cũng đề cập tới một số vụ biểu tình phản đối Trung Quốc vừa diễn ra.
Đánh giá về tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm, ông Nguyễn Thế Thảo cho biết, thực tế diễn ra còn khó khăn hơn dự báo. Mức tăng trưởng 7,6% của thành phố tuy chưa đạt mục tiêu, song đã gấp hơn 1,7 lần mức tăng chung của cả nước. Để đạt mục tiêu tăng trưởng 10-10,5%, 6 tháng cuối năm Hà Nội phải tăng trưởng kinh tế 12-13%.
Tại phiên chất vấn hôm qua, nhiều đại biểu đã bức xúc về công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị. Phát biểu trước HĐND hôm nay, ông Thảo thừa nhận là còn nhiều tồn tại, nổi cộm nhất là việc xây dựng trái phép, sai phép. Mức độ, tính chất vi phạm ở một số công trình rất nghiêm trọng (cố tình vi phạm, cố ý làm trái), trong khi xử lý vi phạm chưa nghiêm, có biểu hiện không chỉ nể nang, né tránh mà còn dung túng, thậm chí bị thao túng...
Ông Nguyễn Thế Thảo: "Việc giải quyết đơn thư, tiếp dân và tình hình khiếu kiện đông người là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên phải quan tâm”. Ảnh: Nguyễn Hưng. |
Liên quan tới tình hình an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội của thủ đô trong thời gian qua, ông Thảo cho rằng, về cơ bản được giữ vững. Công an thành phố đã tập trung các đợt cao điểm trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội; thành lập đội đặc nhiệm 141 để truy quét tội phạm, mang lại hiệu quả. Thành phố cũng đã xử lý có hiệu quả các vụ việc phức tạp liên quan đến tôn giáo, an ninh nông thôn.
Tuy nhiên, ông Thảo cho biết, gần đây xuất hiện tình trạng tập trung đông người kéo về Hà Nội khiếu kiện có tổ chức. Ngoài khiếu kiện về đất đai, trong hai tuần qua, vào ngày chủ nhật, tại trung tâm thành phố đã diễn ra việc tụ tập, biểu tình phản đối Trung Quốc có những hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo.
Theo ông Thảo, nhiều người tham gia biểu tình là những người khiếu kiện về đất đai bị lợi dụng để gây phức tạp về an ninh - trật tự. Thành phố Hà Nội yêu cầu các cấp, các ngành cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu rõ, không bị các phần tử xấu, cơ hội lợi dụng xúi giục xuống đường, tụ tập biểu tình gây mất trật tự an ninh ở thủ đô.
Ông Thảo cũng nhấn mạnh, trong năm nay, việc giải quyết đơn thư, tiếp dân và tình hình khiếu kiện đông người là “nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên phải quan tâm”.
- Cả nước mếu máo kêu khó, Hà Nội chịu chơi xài Ipad (PNTD).
-- Các công viên tại Hà Nội bị ‘xẻ thịt’: Sai chồng sai (TP). - Hà Nội sẽ có công viên Disneyland (VNE).
- Những “công trình nghìn năm Thăng Long” bây giờ ra sao? (Bài 5) (Petrotimes).
>> Bài 1: Quốc lộ 32 – Cung đường “vô địch” về số lần gia hạn
>> Bài 2: Đại lộ Thăng Long – Cung đường nghìn tỉ “giả vờ khánh thành”
>> Bài 3: Công viên trăm tỉ “có cũng như không”
>> Bài 4: Bảo tàng Hà Nội – Công trình “điển hình” cho sự lãng phí
>> Nhếch nhác con đường gốm sứ dài nhất hành tinh
- Bị “ép” làm việc đến ngất xỉu, hàng trăm công nhân đình công (GDVN). Hà Nội: Bị cấm ốm, hơn 400 công nhân đình công (infonet 12-7-12)