Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

Thị trường tài chính VN: Cuộc chơi của cáo và thỏ

-Mới đây thị trường xôn xao khi một bản tin cho hay, khoản đầu tư của quỹ đầu tư Texas Pacific Group (TPG) vào trái phiếu chuyển đổi của Masan Group (MSN) đã lãi hơn 5 lần.

Trước đó, TPG cũng đã thắng lớn trong thương vụ đầu tư vào FPT... Một lần nữa thị trường lại giật mình về cái tên TPG.

Texas Pacific Group có bí quyết gì khi đầu tư vào các công ty Việt Nam qua hình thức đầu tư gián tiếp (mua cổ phiếu/trái phiếu chuyển đổi)? Để có thể lý giải phần nào thành công của quỹ đầu tư của Mỹ này, cần nhìn lại hai thương vụ điển hình của họ tại Việt Nam.

TPG - FPT, tháng 10/2006

Quý IV/2006 là thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam đang sôi động, các công ty đổ xô niêm yết trên sàn trước khi kết thúc năm để được hưởng ưu đãi thuế. TPG tìm đến FPT rất sớm, từ tháng 10/2006, với giao dịch mua 10% cổ phần của FPT cùng với Intel Capital, trước khi cổ phiếu của FPT niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE).

Thời điểm đó, 10% cổ phần của FPT tương đương 60,8 tỷ đồng. TPG và Intel Capital đã bỏ ra 36,5 triệu USD để mua vào 10% cổ phần của FPT.

Với tỷ giá giao dịch chính thức VND/USD được công bố ở quanh mức 16.000 đồng/1 USD tại thời điểm đó thì TPG đã phải mua cổ phiếu của FPT với mức giá khoảng 95.000 đồng/cổ phiếu (trên mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu).

Nhờ tư cách cổ đông chiến lược nước ngoài, quỹ đầu tư Mỹ này đã được quyền mua cổ phiếu FPT với giá chỉ bằng khoảng 70% giá OTC khi đó.

Theo thỏa thuận, TPG phải giữ cổ phiếu của FPT tối thiểu 6 tháng tính từ lúc cổ phiếu này lên sàn. Và ngày 14/12/2006, tức là khoảng gần 2 tháng sau khi giao dịch được công bố, cổ phiếu FPT được chào sàn với mức giá 400.000 đồng/cổ phiếu, gấp hơn 4 lần mức giá mà TPG mua vào.

Hơn thế, trong một ngày giao dịch đỉnh điểm, cổ phiếu của FPT đã chốt phiên giao dịch ở mức 665.000 đồng/cổ phiếu. Kết thúc thời hạn phải nắm giữ cổ phiếu FPT trong 6 tháng, TPG lập tức bắt đầu quá trình thoái vốn.

Một nhà đầu tư từng mua bán cổ phiếu FPT lúc đó nhớ lại, sau đó thị trường xôn xao khi giá cổ phiếu "bluechip" này sụt giảm thê thảm trong nhiều phiên giao dịch, khiến các nhà đầu tư lỡ mua vào ở mức giá cao chót vót phải ngậm trái đắng.

Còn với TPG, giao dịch cổ phiếu FPT đã mang về cho họ một khoản lợi nhuận gấp 4 lần so với số vốn đầu tư ban đầu. Sau thương vụ này, nhiều doanh nghiệp bắt đầu lưu vào bộ nhớ của họ cái tên "TPG".

TPG - MSN, tháng 9/2009

Sau thương vụ với FPT, TPG không dừng lại, bất chấp sự suy giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam. Ba năm sau, họ lại gây chú ý bằng thương vụ mua trái phiếu chuyển đổi của Tập đoàn Masan (MSN).

Lần này, đích ngắm không phải là một công ty công nghệ như FPT mà là một tập đoàn tư nhân sở hữu cổ phần chi phối trong một công ty hàng đầu thuộc ngành hàng tiêu dùng Việt Nam.

Mẫu số chung giữa FPT và MSN là cả hai cùng là các doanh nghiệp thuộc loại lớn nhất trong lĩnh vực hoạt động chủ chốt của mình. MSN có doanh thu thuần hợp nhất quý 1/2012 đạt 1.538 tỷ đồng, tăng 16% so với quý 1/2011.

Lợi nhuận sau thuế quý 1/2012 của tập đoàn này cũng tăng 15,7% so với cùng kỳ năm ngoái, tức là từ 389 tỷ đồng lên 450 tỷ đồng.

Không giống như FPT, thay vì bán cổ phần trực tiếp cho TPG, ngày 30/9/2009, MSN phát hành ba trái phiếu chuyển đổi, mỗi trái phiếu trị giá 180 tỷ đồng.

Bên mua là các công ty con của TPG. Star L.P (quỹ đầu tư do TPG Growth thuộc TPG quản lý) gồm: TPG Star Masan, TPG Star Masan II, TPG Star Masan III. Đến ngày 8/10/2009, MSN phát hành thêm một trái phiếu chuyển đổi có giá trị 90 tỷ đồng cho TPG Star Masan, nâng tổng giá trị số trái phiếu chuyển đổi của MSN mà TPG nắm giữ lên 630 tỷ đồng.

Với trái phiếu MSN, TPG phải nắm giữ lâu hơn so với cổ phiếu FPT, tối thiểu 18 tháng mới được chuyển thành cổ phiếu. Nói ví von thì đây là "hợp đồng hôn nhân" mà "người tình" MSN đưa ra để ràng buộc chặt "tay chơi" TPG - vốn quen "thắng nhanh rút sớm" - buộc phải sống chung lâu dài.

Mới đây, ngay sau khi Masan có thông báo về việc chuyển đổi trái phiếu do các quỹ đầu tư thuộc TPG và BankInvest nắm giữ thành cổ phiếu, một bài viết trên CafeF ngày 25/6/2012 giật tít: "TPG lãi hơn 5 lần với khoản đầu tư vào trái phiếu chuyển đổi Masan Group".

Bài báo đưa thông tin, giá chuyển đổi trái phiếu MSN chỉ là 20.374 đồng/cổ phiếu trong khi thị giá ngày 25/6 của MSN là 101.000 đồng/cổ phiếu. Tổng giá trị trái phiếu chuyển đổi là 630 tỷ đồng.

Trong khi đó, TPG hiện đang nắm giữ tới 30,9 triệu cổ phiếu MSN; với giá chuyển đổi như trên sẽ tương đương với thị giá là 3.100 tỷ đồng. Như vậy, giá trị khoản đầu tư của TPG đã tăng 5 lần. Còn nếu tính theo USD thì mức này là 4 lần (tỷ giá tại thời điểm mua vào khoảng 17.000 VND/USD trong khi tỷ giá ngày 25/6 là 20.800 VND/USD).

Với các cổ đông chiến lược, MSN cũng như nhiều doanh nghiệp khác sẽ ưu tiên về mức giá chuyển đổi. Theo một chuyên gia tài chính (xin giấu tên), trong hoạt động đầu tư tại các quỹ thì mức lời đó là bình thường, do tương quan với rủi ro của TPG tại thời điểm đó là rất lớn.

Năm 2009 là năm thứ 2 sau khi khủng hoảng kinh tế bùng nổ tại các nước phương Tây, thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm đó rất khó đoán với nhiều dấu hiệu tăng giảm bất thường.

Bên cạnh đó, mặc dù bây giờ TPG đã thực hiện chuyển đổi chứng khoán, nhưng muốn hoàn vốn đầu tư cũng không phải là chuyện dễ, khi mà MSN là một mã cổ phiếu được đánh giá cao, khối lượng giao dịch chỉ ở mức 30 ngàn cổ phiếu/ngày.

Do vậy, để thoái hết số vốn đó không phải là chuyện ngày một ngày hai. Chưa kể trong mối quan hệ cung - cầu, khi lượng cung tăng lên thì ảnh hưởng đến giá giao dịch.

Hãy là nhà đầu tư thông minh

Câu hỏi là: có phải vì thị trường Việt Nam không theo một quy luật nào nên giờ mới định giá cổ phiếu MSN quá cao như vậy? Vẫn chuyên gia tài chính trên cho biết, nếu xét trên khía cạnh hoạt động mua bán, kêu gọi đầu tư thì không thể trả lời được là Masan kém hay TPG quá thông minh. Đây có thể là một thương vụ đã được dàn xếp, nhằm đạt được mục đích của cả hai bên.

Masan đã huy động được một lượng vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh của mình trong thời điểm đó và đã đạt được mục tiêu hạn chế những rủi ro như trường hợp của FPT (sau khi TPG bán ra thì giá cổ phiếu sụt giảm liên tục) và giữ chân được TPG trong 3 năm thông qua hình thức phát hành trái phiếu chuyển đổi.

Về TPG, dù chấp nhận bị ràng buộc phức tạp, họ vẫn thực hiện được một phi vụ đầu tư đảm bảo được an toàn cho mình - nếu giá cổ phiếu thấp thì tiếp tục giữ trái phiếu cho tới khi đáo hạn.

Hầu như tất cả các tính toán về lỗ, lãi đã được chốt tại thời điểm 2009 một cách rõ ràng và được sự đồng thuận từ cả hai bên trong cuộc chơi. Do đó, những phép tính gọi là lời lỗ hiện nay đều là do chi phí cơ hội mang lại cho TPG.

Bản thân MSN cũng không lỗ gì trong thời điểm này, nếu không muốn nói là có được lợi ích do giữ được nguồn vốn trong tay mình. Về nguyên tắc, giá trị của các cổ phiếu tại thời điểm này đều đã do thị trường và các nhà đầu tư quyết định.

Việc thị trường đánh giá cao cổ phiếu MSN có thể xuất phát từ nhiều lý do: hoạt động kinh doanh của công ty rất tốt (nhiều sản phẩm đứng đầu và thống lĩnh thị trường hàng tiêu dùng như Chinsu, Omachi, Vinacafe; lại có ngân hàng lớn hậu thuẫn là Techcombank); hoạt động đầu tư ổn định...

Vì những lẽ đó, sau thương vụ này, nhà đầu tư nhỏ lẻ Việt Nam chưa chắc đã có những hiện tượng tiêu cực bán tống bán tháo cổ phiếu của MSN.

Giá trị cổ phiếu phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và Masan không phải là một doanh nghiệp yếu kém khiến nhà đầu tư phải lo lắng nhiều", chuyên gia tài chính nhận định.

Rõ ràng, thị trường tài chính của Việt Nam chỉ mới là một "chú thỏ non" đang đối diện với những "con cáo già" kiểu như TPG.

 --@ -DNSG/DĐDN Thị trường tài chính VN: Cuộc chơi của cáo và thỏ

-IFC cho ngân hàng Phương Đông vay tài trợ xuất nhập khẩu

Tập đoàn tài chính quốc tế (IFC), thành viên World Bank Group chấp thuận cho Ngân hàng Phương Đông (OCB) vay 10 triệu USD để tài trợ nguồn USD.

 

 

 

Luẩn quẩn xử lý nợ xấu: Nhìn từ góc độ thói hư tật xấu

Theo cơ quan Thanh tra của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 5/2012, tổng nợ xấu của cả hệ thống ngân hàng chiếm khoảng 8-10% tổng dư nợ nền kinh tế. Đã có hàng trăm hội nghị, diễn đàn, đối thoại... được tổ chức nhằm nỗ lực tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn, xử lý nợ xấu, giải quyết "cục máu đông" đang tồn tại trong cơ thể nền kinh tế vốn còn nhiều vấn đề.

Tuy nhiên, dường như lộ trình và phương pháp xử lý nợ xấu đến nay vẫn còn luẩn quẩn, giải pháp căn cơ vẫn chưa được nhìn thấy. Viễn cảnh nền kinh tế, theo dự báo của các chuyên gia thì đến hết năm 2013 tốc độ tăng trưởng GDP mới phục hồi ở mức 6,2%, lạm phát trung bình năm 2012 có thể giảm còn 9,5%, và năm 2013 sẽ tăng lên mức 11,5%.

Bên cạnh đó, khả năng phục hồi nền kinh tế trong nước còn phụ thuộc khá nhiều vào năng lực của các nền kinh tế lớn, tức là từ yếu tố bên ngoài, đặc biệt là cộng đồng Eurozone và Mỹ.

Vậy, vấn đề của khủng hoảng kinh tế, những nguyên nhân nảy sinh nợ xấu, quá trình tìm kiếm giải pháp cho việc xử lý nợ xấu phải chăng chỉ là vấn đề về tài chính, vấn đề của các biện pháp hành chính, tái cấp vốn, tái cơ cấu nền kinh tế...?

Về dài hạn, với mục tiêu phát triển bền vững thì yếu tố con người và quyết tâm thay đổi những thói hư tật xấu của người Việt cũng cần phải tính đến qua nhiều biện pháp mà theo chúng tôi, giáo dục đào đạo, sự dũng cảm nhìn nhận những khiếm khuyết của yếu tố con người là hết sức cần thiết.

Để có thể chứng minh luận điểm ấy, thử nhìn nhận lại thực tế sự ảnh hưởng gián tiếp và trực tiếp của những thói hư tật xấu đến nhiều hoạt động, trong đó có cả tư duy vận hành nền kinh tế:

1. Ăn xổi ở thì

Trần Chánh Chiếu, trong Lục tỉnh tân văn (1908) có viết: “Nước nào cũng có gian giảo, Tây, Nam, Chệt, Chà đều có kẻ tốt người xấu. Song nước ngoài người ta gian khéo xảo lớn, còn nước mình gian vụn xảo vặt. Nói giác thể như một nguời Chệt kia lãnh của người ta đi buôn, lãnh rồi thì lo làm ra té lời cho nhiều, có gian lận thì lấy trong cái tiền lời ấy, chứ không khi nào đụng tới vốn bao giờ. Họ tính như 100 đồng mà làm lợi ra 0,30 đồng, dầu có gian, chủ có hay cũng giám mà cho gian. Còn người nước Nam không phải vậy, cứ guốc đẽo hoài. Chủ ra vốn cho 10 đồng đã phá tán cho lỗ lã, rồi cứ cái vốn lấy hoài, cứ cái mạch châm hoài. Đụng 0,50 đồng cũng gian, 0,30 đồng cũng gian, làm sao mà không háp tiệm...”.

26 năm đổi mới, nền kinh tế đất nước khởi sắc - không thể phủ nhận. Tuy nhiên, thói ăn xổi ở thì vẫn còn nhan nhản đó. Từ Vinashin, Vinalines và hàng loạt các tổ chức kinh tế sử dụng vốn nhà nước, đồng tiền xương máu của nhân dân, niềm tin của nhân dân đang đặt trong tay họ - những nhà quản lý thoái hóa, biến chất, gian xảo, vô trách nhiệm, vô cảm với sự kỳ vọng của nhân dân, với tiền đồ phát triển của đất nước, dân tộc... đang góp phần không nhỏ vào sự lũng đoạn nền kinh tế.

2. Chỉ biết cạnh tranh trong những thứ vặt

Dương Bá Trạc, trong Tiếng gọi đàn (1925) viết: “Cạnh tranh là một cái tính phổ thông của nhân loại, những bậc danh nhân kiệt sĩ đua tài chọi sức, chẳng là vì cái danh thực mà cạnh tranh đấy ư? Những bậc phú hào bên các nước Âu Mỹ làm nên cho dân được thịnh nước được giàu, chẳng là vì một cái lợi to mà cạnh tranh đấy ư?”.

Việc các ngân hàng thương mại cạnh tranh lặt vặt trong huy động vốn bằng nhiều phương thức trong những năm qua thực sự là một thảm họa mà bây giờ ai cũng nhìn thấy.

Từ cạnh tranh bằng quà tặng, khuyến mãi, đi sân sau, phong bì, chiết khấu, thỏa thuận ngầm..., thậm chí chấp nhận cả việc bị cách chức, đi tù, đã từ từ đẩy các doanh nghiệp vào thế tiến thoái lưỡng nan.

Lãi suất huy động do cạnh tranh vô tội vạ buộc họ phải nâng lãi suất cho vay. Doanh nghiệp như những kẻ đã phóng lao nên phải theo lao. Đến lúc cái tầm nhìn của họ không còn nhìn thấy ngọn lao đâu cả thì đã quá muộn.

Lãi suất cho vay cứ tăng dần tăng dần, của cải vật chất từ từ đã được thế chấp hết cho ngân hàng, thành quả lao động không đủ sức để trang trải nợ nần, nguy cơ phá sản đến gần cửa. Nợ xấu và khả năng tiếp cận vốn từ các thể chế tín dụng vì thế mà dần dần mất. Họ thoi thóp, kêu cứu trong khi các ngân hàng thương mại gần như đóng sập cửa lại với nhiều cơ chế tín dụng thắt chặt đến nín thở.

Các doanh nghiệp cũng vì tham gia vào những cuộc cạnh tranh không khoan nhượng để tiếp cận với nguồn vốn, sẵn sàng chấp nhận lãi suất cao bằng nhiều cách khác nhau, bất chấp tín dụng đen hay trắng cũng tiếp tay cho khủng hoảng.

3. Tính ỷ lại

Phan Bội Châu, trong Cao đẳng quốc dân (1928) viết: “Tục ngữ có câu rằng Tháp đổ đã có Ngô xây - Việc gì vợ góa lo ngày lo đêm. Tháp đó là tháp của ta, ta không xây được hay sao? Nghểnh đầu nghểnh cổ trông ngóng, nếu Ngô không sang thì vạn tuế thiến thu chắc không bao giờ có tháp. Tháp đổ mặc tháp, khoanh tay đứng dòm, nghiễm nhiên một đống bù nhìn rồi hẳn. Hỏi vì cơn cớ làm sao? Thì chỉ vì ỷ lại”.

Có lẽ dư âm của nền kinh tế bao cấp tập trung còn trì nặng tư duy. Quan niệm ta chết có nhà nước lo, nền kinh tế đất nước trì trệ, khủng hoảng, suy thoái có nhà nước lo, “Tháp đổ đã có Ngô xây” cứ như hệ thống tài chính trong nền kinh tế sụp đổ ta không cần có trách nhiệm cụ thể nào.

Tính ỷ lại ăn sâu vào tâm thế người Việt. Nếu ở Mỹ, Lehman Brothers sừng sỏ, Washington Mutual bề thế đệ đơn bảo hộ phá sản với tổng giá trị lên đến 1,018 tỷ USD thì ở Việt Nam, ngân hàng không thể phá sản. Khi tỷ lệ nợ xấu tăng cao đến mức nguy hiểm thì nhà nước phải tính đến việc dự kiến cấp 100.000.000 tỷ để thành lập công ty mua bán nợ.
Việc thành lập công ty mua bán nợ thực sự sẽ mang lại lợi ích cho các ngân hàng, các doanh nghiệp hay nền kinh tế? Chưa ai dám chắc, kể cả các chuyên gia kinh tế tài chính đầu đàn hay các nhà hoạch định chính sách.

Hành động này là sự chiều chuộng theo kiểu không nỡ đem con bỏ chợ, có vẫn hơn không, nhưng chưa đủ và chẳng biết bao nhiêu mới đủ. 100.000.000 tỷ hay thêm vài trăm ngàn tỷ trong tương lai để chiều chuộng thói ỷ lại trầm kha, không ai đoan chắc!

4. Ích kỷ và khôn vặt

Nguyễn Đỗ Mục, trong Đông dương tạp chí  (1914) viết: “Cái tật ích kỷ vốn là một thứ hay lây: Trông thấy những vườn hoa cây cảnh ở sân nhà trường hay ở nơi đền chùa, hoặc cạnh đường đi lối lại, đã không biết giữ gìn để làm một cái cảnh vườn chung thì chớ, nhiều người lại còn đang tay bẻ tàn bẻ hại, để đem về nhà mà chơi thích chí lấy một mình. Cái chứng ích kỷ đã mọc ra, đến lúc lớn lên thành ra một người đi đến đâu phá hủy đến đấy. Cũng vì lẽ đó mà dân An Nam không mấy khi có được cảnh vui chung, ai có muốn chơi cảnh thì lại phải xây một vài cái bể cạn hay là bầy mươi lăm cái chậu con để làm một khu vui riêng mà không chung chạ với ai cả. Dần dần nảy ra một cái tư tưởng đáng cười, đáng khinh, đáng ghét, đáng sợ là hai chữ ích kỷ, mà một câu "ăn cỗ đi trước lội nước đi sau" đủ vẽ hết được ruột gan”.

Nền kinh tế đất nước đang ở trong giai đoạn nước sôi lửa bỏng. Việc phải tìm giải pháp vực dậy là một yêu cầu cấp bách. Cái sai là không thể tránh khỏi và phải sửa.

Trong ngắn hạn, có lẽ giải pháp thành lập công ty mua bán nợ là cần kíp. Sự chia sẻ quyền lợi lẫn nhau vì tiền đồ chung của một nền kinh tế, sự ổn định và phát triển bền vững của cả một dân tộc trong giai đoạn hiện tại đòi hỏi những tổ chức tín dụng, cộng đồng các doanh nghiệp phải dẹp bỏ thói ích kỷ và khôn vặt của mình.

Điều cần nói và cần phải cảm thông: Không có một vị lãnh đạo nào có thể nhìn thấu hết mọi việc, không thể cầm tay chỉ việc, không thể chăm chút từng li từng tý, không thể truyền bảo cho từng cá nhân, thể chế, tổ chức nào; không thể lúc nào cũng dang tay mà đỡ đần, chiều chuộng mãi những đứa con hư.

Xã hội chỉ thay đổi được khi mỗi một cá nhân dũng cảm thay đổi mình, dẹp bỏ những thói hư tật xấu đang ăn sâu vào con người mình. Nghị quyết IV của TƯ Đảng đang làm điều đó. Vọng thế!

Cũng không phải ngẫu nhiên mà người Mỹ đã đề cử hiệu trưởng trường Đại học Dartmouth Jim Yong Kim, người không xuất thân từ nền tảng tài chính - tín dụng trở thành người đứng đầu Ngân hàng Thế giới (WB).

Thế giới đang nhìn nhận sự phát triển bền vững của nền kinh tế dưới góc độ con người. Các bậc tiền nhân cũng với những trăn trở thâm sâu đã dũng cảm nhìn thấy những thói hư tật xấu. Sự luẩn quẩn trong việc xử lý nợ xấu rõ ràng đang tiềm ẩn những vấn đề liên quan đến con người, đến những thói hư tật xâu thâm căn cố đế của người Việt.


TRƯƠNG ĐĂNG ÁI

 Tin nóng! Tin nóng! "Phép lạ" Việt Nam đến lúc chấm dứt! The End of the Vietnamese Miracle (Foreign Policy 11-7-12) ◄◄

 

Kế hoạch 2011- 2015 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (CP).  - EVN đảm bảo cung cấp điện trong thời gian cắt khí PM3 (VOV). - Thủy điện nhỏ đã ốm thêm yếu (ĐV).

Thủ tướng yêu cầu EVN từ năm nay phải có lãi (DT) nên người dân chuẩn bị sẵn tinh thần: Phải tăng giảm giá điện theo mùa (TP). - ‘Dân còn nghèo, sao mang giá điện đi sánh với thế giới?’(VTC).

Đề xuất điều chỉnh giá xăng dầu 10 ngày/lần (DT).- Áp lực giảm giá đeo bám vàng, USD tự do nhích lên (VnEco).

-  Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam – Kỳ 11: Chọn nông nghiệp là mũi nhọn (TN).
- Tổng quan chuyển động ngành tài chính ngân hàng ngày 12-7-2012(VF). -
- Dự báo sản lượng cà phê giảm (TN). –  Doanh nghiệp Việt đầu tư trồng 100.000ha cà phê tại Angola (SGGP).
-  Nhập siêu 6 tháng 158 triệu USD.
- PVN tìm lối thoát nạn đầu tư sai (PLTP).
- - Doanh nghiệp lại viết tâm thư gửi Bộ trưởng Tài chính (VNE).
- Quảng Bình: Chủ tịch tỉnh bị kiện vì… ba ba (DV).

- Cuộc chiến 70.000 tấn đường giá rẻ (TT).
- Một kiểu trúng thầu lạ đời (ĐV).
- Khánh Hòa mở lối cho dự án gây tranh cãi (VnEco).
- Tổng quan chuyển động ngành bất động sản ngày 12-7-2012 (VF).   - Bất động sản: “Phải hạ giá nữa mới tiêu thụ được” (VnEco). - Hơn 70% doanh nghiệp khai lỗ (TN). - Vốn rẻ loanh quanh tìm doanh nghiệp (ĐV).


- Hà Nội sẽ ‘ngoạm’ thêm 42.000 ha đất lúa (ĐV).  - Đất là vàng, là tiền mà lại bỏ hoang! (SGTT).
Nam Cường xin trả lại dự án cho Thành phố
- Sở hữu nhà thứ 2 ở Hà Nội sẽ bị đánh thuế ‘quằn’ lưng (VTC).
- Thị trường tài chính Việt Nam: Cuộc chơi của cáo và thỏ (DĐDN).
- VN-Index tăng mạnh phiên cuối tuần (TT).
- SJC thành “vàng quốc gia”, các loại khác sẽ thế nào? (Petrotimes).
- Phí ATM bị tận thu đến… bất ngờ (Infonet).

- Điện hạt nhân – Hãy nhìn thẳng vào thực lực của mình (boxitvn). - Hồi chuông cảnh tỉnh từ ‘thảm hoạ nhân tạo’ Fukushima (VNN).

 
- Sự thần kỳ của kinh tế Hàn quốc (TS).
- “Hy Lạp không đáp ứng đủ điều kiện cứu trợ tài chính” (TTXVN). - Các công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc: Hết tuần trăng mật (DNSG).

- ADB: ‘Eurozone và Mỹ ảnh hưởng châu Á’  —  (BBC).   – ADB : Khủng hoảng châu Âu tác động đến tăng trưởng châu Á  —  (RFI).  –Xuất khẩu yếu kém ảnh hưởng tới các nước đang phát triển ở châu Á  —  (VOA).
- Mỹ trừng phạt Iran, dầu thô vội nâng giá (VnEco).
- Pháp: PSA Peugeot Citroen đóng cửa nhà máy lớn nhất ở ngoại ô Paris  —  (RFI).
- Các dấu hiệu mới về tình hình kinh tế yếu kém ở châu Âu  —  (VOA).

 

 

Tổng số lượt xem trang