Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Không thể “lời tôi hưởng, lỗ Nhà nước và nhân dân chịu”

 
Nếu các chính sách đối phó với suy giảm kinh tế được tập trung vào trợ giúp người nghèo thay vì cấp tập hỗ trợ doanh nghiệp, hố ngăn cách giàu nghèo vốn đã quá sâu sẽ được giảm bớt. 

(TBKTSG) - LTS: Dư luận đang quan tâm liệu có hay không việc nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa, đặc biệt là đầu tư công, trong những tháng cuối năm nay khi mà tăng trưởng kinh tế được dự báo sẽ dưới 5% trong năm nay nếu không có những giải pháp kịp thời. Chuyên đề tuần này của TBKTSG sẽ dành cho các nhà điều hành kinh tế cũng như các chuyên gia kinh tế bày tỏ quan điểm về vấn đề này.

Một năm trước cả nước ca thán về lạm phát cao, ai cũng mong mặt bằng giá cả được kéo xuống. Bây giờ khi giá bắt đầu sụt giảm, dù vẫn còn cao hơn so với cách đây một năm, người dân chưa kịp phấn khởi thì các chuyên gia kinh tế lại cảnh báo nguy cơ giảm phát và suy thoái.

Thông tin về sức mua giảm, tồn kho tăng, doanh nghiệp phá sản hàng loạt và dự báo GDP sẽ tăng dưới 5% tràn ngập mặt báo dường như đã làm các nhà hoạch định chính sách sốt ruột. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bỏ ngoài tai khuyến cáo của IMF, cắt giảm lãi suất liên tục và khi thấy tăng trưởng tín dụng vẫn không nhúc nhích đã buộc các ngân hàng phải “đảo nợ” cho doanh nghiệp với mức lãi suất trần 15%.

Chính phủ cũng quyết liệt không kém khi dự định sẽ tăng tốc giải ngân đầu tư với tốc độ gấp rưỡi từ nay đến cuối năm, chưa kể nếu đề án xử lý nợ xấu được thực hiện sẽ có hàng chục ngàn tỉ đồng được đẩy ra nền kinh tế. Những động thái có tính phản ứng vô điều kiện (knee-jerk) này có thể thúc đẩy tăng trưởng trong ngắn hạn nhưng sẽ đẩy lùi nhiều nỗ lực cải cách và ổn định kinh tế mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua.

Trước hết, cần phải thấy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang và sẽ suy giảm là điều tất yếu khi cả thế giới đang rơi vào một chu kỳ suy thoái mới. Xét cho cùng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam gần bằng toàn bộ GDP nên nền kinh tế không thể tránh khỏi bị “vạ lây” khi các bạn hàng lớn như EU, Mỹ, Nhật, Trung Quốc “hắt hơi sổ mũi”.

Lẽ ra, những cú sốc từ bên ngoài như vậy có thể được hấp thụ bớt một phần nếu chính sách tỷ giá linh hoạt hơn nhưng tiếc là NHNN vẫn khăng khăng giữ ổn định tỷ giá. Những biện pháp nới lỏng tiền tệ và tài khóa sẽ kích thích tổng cầu trong nước nhưng không giúp hàng Việt Nam nâng tính cạnh tranh ngay cả trên thị trường nội địa. Kích cầu bao giờ cũng đi kèm với gia tăng thâm hụt thương mại và một phần nguồn lực kích cầu sẽ thất thoát ra bên ngoài, nhất là trong giai đoạn cả thế giới tìm cách gia tăng xuất khẩu.

Thứ hai, kinh tế suy giảm đồng thời với lạm phát hạ nhiệt là kết quả của những nỗ lực thắt chặt tiền tệ nhằm ổn định vĩ mô trong hai năm qua. Giới doanh nghiệp buộc phải giảm bớt tỷ lệ vốn vay (deleveraging) khi tín dụng bị thắt chặt. Hệ quả tất yếu là đầu tư giảm và quy mô sản xuất thu hẹp.

Lạm phát trước đây do tăng trưởng quá nóng và đầu tư quá mức cần thiết (overinvestment) nhưng không hiệu quả, bởi vậy giảm phát và giảm đầu tư là điều nên có. Một giai đoạn suy giảm là điều kiện cần để nền kinh tế đào thải những doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, quá phụ thuộc vào vốn vay, phụ thuộc vào đặc quyền, đặc lợi. Cuộc thanh lọc này nếu được kết hợp với quá trình tái cấu trúc mạnh mẽ các doanh nghiệp nhà nước sẽ đẩy mạnh năng suất của nền kinh tế trong tương lai. Giải cứu tất cả doanh nghiệp bằng mọi giá có thể khôi phục tăng trưởng nhưng nền kinh tế sẽ ngày càng kém hiệu quả và rủi ro tiềm ẩn càng cao.

Thứ ba, nếu các chính sách đối phó với suy giảm kinh tế được tập trung vào trợ giúp người nghèo thay vì cấp tập hỗ trợ doanh nghiệp, hố ngăn cách giàu nghèo vốn đã quá sâu sẽ được giảm bớt. Trong những năm tăng trưởng nóng, một số người đã giàu lên nhờ vào cơ chế và dòng tín dụng dễ dãi. Đa số dân chúng còn lại dù có thu nhập tăng lên nhưng phải đối mặt với lạm phát cao và dịch vụ công ngày càng thu hẹp nên khả năng tích lũy rất thấp.

Quá trình phân tầng xã hội chỉ giảm tốc khi lạm phát và tăng trưởng hạ nhiệt. Nếu Chính phủ tập trung nguồn lực xây dựng một hệ thống an sinh xã hội và mạnh tay trợ cấp người nghèo thì ảnh hưởng của suy giảm kinh tế sẽ giảm đáng kể, đó cũng sẽ là nền móng cho một xã hội bình đẳng và ổn định hơn. Vung tay chi tiền thuế của dân để cứu doanh nghiệp sẽ là hình thức chuyển ngược của cải từ đa số dân chúng cho một tầng lớp nhỏ trong xã hội vốn đã giàu có. Nếu phải cứu một số doanh nghiệp nào đó cần phải có cơ chế ràng buộc để họ phải chia sẻ một phần lợi nhuận trong tương lai cho xã hội chứ không thể “lời tôi hưởng, lỗ Nhà nước và nhân dân chịu”.

@-Không thể “lời tôi hưởng, lỗ Nhà nước và nhân dân chịu”

-- Đầu tư công chưa bị siết thực sự

--  Lẽ ra phải giảm hơn nữa

--  Dấu hỏi về kế hoạch tái cơ cấu kinh tế

--- Vốn đầu tư công: “Vẫn trong kế hoạch” (TBKTSG).  - .- Mấy năm trước cặp tôi lúc nào cũng đầy ắp tiền (PN Today). - Bài 4: Cận cảnh tái cơ cấu, cổ phần hóa tập đoàn (CAND).- Bài 3: Tập đoàn kinh tế – Lỗ hổng pháp lý và nhân sự (CAND). Mời xem lại: Bài 1  Tập đoàn kinh tế Nhà nước – những lát cắt thời sự.  Bài 2 Tập đoàn kinh tế Nhà nước – Phần chìm: vốn lớn, nợ và sai phạm.

- ‘Cần có gói kích cầu tiêu dùng để vực dậy nền kinh tế’ (VNE).  - Cần một đề án giải cứu doanh nghiệp(VOV).
- Ngân hàng nói “không vô cảm”, doanh nghiệp kêu vẫn thiếu vốn (VnEco).
- Ngân hàng sẽ giảm lãi suất một lần nữa trong quý 3? (Petrotimes). - Lãi suất được cho là đã chạm đáy(TBKTSG).  - Lãi suất hạ sẽ ảnh hưởng mạnh tới tỷ giá (VOV).  - Lãi suất 15%: Không phải là một đặc ân(VEF). - Ngân hàng thương mại đang được ‘nuông chiều’ (TP).
- Kiến nghị giảm lãi suất cho vay trung hạn xuống dưới 12%/năm (VnEco). - Giảm lãi suất, mở cơ hội kinh doanh (VnEco). - TP HCM: Ngân hàng giảm 16.000 tỷ lợi nhuận vì giảm lãi suất (TP).
- Cứu doanh nghiệp: vẫn chờ đợi sự phối hợp của các bộ  (SGTT). - Đề án giải cứu DN: Nói thì chưa tin được (VEF). - Chưa có doanh nghiệp nào đăng ký vay gói giải cứu cá tra (SGTT). - Dồn sức cứu doanh nghiệp (TT). - Vì sao hàng trăm DN nợ báo cáo tài chính?(VTV). - Cưỡng chế thuế nhiều doanh nghiệp (TP).
- Ngân hàng đang đẩy mạnh gom vàng? (VnEco). - Vàng tăng mạnh sát mốc 42 triệu đồng/lượng (DT). - USD tự do rẻ hơn ở ngân hàng (LĐ).
- Phía sau nỗi niềm oan ức của nhà đầu tư chứng khoán (VnEco/TBKTSG). - “Hy vọng cơ quan quản lý nghiêm khắc hơn” (ĐTCK). -Thị trường chứng khoán: Làm mới để tăng độ hấp dẫn (Petrotimes).
- Giá đất mặt phố Hàng Đào hiện khoảng 500-550 triệu đồng/m2 (VnMedia).
- ‘Thí điểm hợp pháp hóa mại dâm’? (ĐV).  - Nhìn thẳng hơn vào thực tế (DV).

- Petrolimex bết bát trong nước, kiếm bộn ở nước ngoài (DT).EVN 'thích' mua điện Trung Quốc giá cao


Nông sản oằn lưng cõng phí - Kỳ 3: Heo, gà đang bị phí đè

Giá đầu ra giảm trong khi giá đầu vào vẫn cao, đặc biệt là gánh nặng phí khiến nhiều người chăn nuôi đứng trước cảnh phải “treo chuồng”.

 - Lạm phát tại Việt Nam suy yếu do nhu cầu tiêu dùng sụt giảm (WSJ/ TCPT).
- Điện lực Hà Nội ký giao ước vì lợi ích khách hàng (Infonet).
- Nhập siêu thấp, chưa vội mừng (ĐV).
- Sợ “dịch giá” hơn dịch bệnh (LĐ). - Dân bức xúc về bất hợp lý trong hỗ trợ chăn nuôi lợn (DV).
- Cà phê giảm 100.000 đồng/tấn (VOV). - Kinh đô cà phê “hoang mang” vì thông tin cà phê bẩn (DT). Đăng Lê Nguyên Vũ trên báo Mỹ: Chairman Vu, Vietnam's Coffee King (Forbes 24-7-12) -- Bình luận của ông này về kinh tế Việt Nam:Đột phá (TN 24-7-12)

Ghi hóa đơn 55 tỉ, cả “tập đoàn” lãnh án
(NLĐO) - Sau khi lập công ty ma, các “giám đốc” ảo đã ghi khống giá trị hàng trước thuế và hóa đơn GTGT với số tiền hơn 55 tỉ đồng.

Đua nhau ‘thanh lý’ cửa hàng thời trang – VnExpress
Thay vì chiêu thức quen thuộc là giảm giá, khuyến mãi, các shop thời trang giờ đây lại thi nhau treo biển thông báo thanh lý hàng tồn để câu khách. Không ít trong số này thực sự khó khăn, nguy cơ phải đóng cửa.
- Giày thừa, dép thiếu (DNSG).
- Ngân hàng đổ vốn cho BĐS: Cứu người để cứu mình (ĐTCK).
- Bết bát, đại gia chứng khoán gửi ‘tâm thư’ (VTC).
- Bài học làm giàu nhanh kiểu…bong bóng (DT).

Tổng số lượt xem trang