--Vietnamese navy showing off muscles by firing live ammo in South China Sea (LiveLeak.com):-Biển Đông dậy sóng: Nations at Impasse Over South China Sea, Group Warns (NYT 24-7-12) -- Nguyên văn báo cáo này là: Stirring up the South China Sea (II) : Regional responses (International Crisis Group 24-7-12) -- Đây là báo cáo thứ hai. Báo cáo thứ nhất (mà viet-studies cũng đã link) là: Stirring up the South China Sea (I) (International Crisis Group 23-4-12) ◄◄
– Tình hình ‘rất căng thẳng’ – (BBC) Cảnh báo về xung đột ở Biển Đông
Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế (International Crisis Group - ICG), một tổ chức có uy tín trụ sở đặt tại Brussels, Bỉ vừa ra phúc trình nói về tình hình căng thẳng hiện tại ở Biển Đông.
Phúc trình mang tựa đề: "Khuấy động Biển Đông: phản ứng của khu vực" nhìn vào cuộc tranh chấp lãnh thổ hiện thời giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Philippines, Malaysia, với nhận định tranh chấp này đang vào chỗ bế tắc.
Các tác giả nhận xét: "Lập trường mạnh bạo của các quốc gia tuyên bố chủ quyền đang đẩy căng thẳng khu vực lên cấp độ mới".
Việt Nam và Philippines được nhận định là có thái độ đối đầu hơn cả đối với Trung Quốc.
"Tất cả các quốc gia tranh chấp chủ quyền đang tăng cường năng lực quân sự và hành pháp, trong khi tại các nước đó tinh thần dân tộc chủ nghĩa đang khiến các nhân vật theo phái cứng rắn kêu gọi hành động dứt khoát hơn để khẳng định chủ quyền."
Paul Quinn-Judge, giám đốc chương trình Á châu của ICG, được hãng AFP dẫn lời nói: "Thiếu đồng thuận về cơ chế giải quyết bất đồng thì căng thẳng tại Biển Đông sẽ dễ dàng leo thang thành xung đột quân sự".
"Chừng nào Asean chưa đưa được ra một chính sách nhất quán về Biển Đông, thì chưa thể áp dụng một bộ quy tắc giải quyết các tranh chấp chủ quyền có tính ràng buộc."
ICG đã có một phúc trình về Biển Đông, trong đó phân tích tương quan giữa tình hình chính trị nội bộ Trung Quốc và các chính sách của nước này tại Biển Đông.
Phúc trình mới, là phần tiếp theo, đề cập tới thái độ của các nước trong khu vực và các yếu tố có thể khiến căng thẳng leo thang.
Cơ chế giải quyết
Theo ICG, các quốc gia trong khu vực đang có cách nhìn khác nhau về cơ chế giải quyết bất đồng.
Bắc Kinh muốn giải quyết giữa hai nước liên quan với nhau, trong khi Việt Nam và Philippines muốn lôi kéo theo Hoa Kỳ và khối Asean.
ICG cho rằng nếu không muốn cơ hội tìm giải pháp chung lụi tàn thì các nước cần phải tăng nỗ lực thúc đẩy việc khai thác dầu khí và nguồn lợi thủy sản chung, đồng thời tìm cách thông qua được quy tắc ứng xử có ràng buộc pháp lý rõ ràng cho tất cả các bên liên quan.
"Các nước cùng tuyên bố chủ quyền Biển Đông đều hăng hái theo đuổi việc thăm dò dầu khí, và quan tâm bảo vệ ngư trường ... những điều này làm cho sự cố dễ xảy ra."
ICG cho rằng khía cạnh dân tộc chủ nghĩa khiến cho các chính quyền gặp khó khăn hơn trong hạ nhiệt các vụ việc, đồng thời hạn chế khả năng hợp tác trong khu vực.
"Trong số các nước Đông Nam Á, chính phủ Việt Nam phải chịu nhiều áp lực nội bộ nhất trong việc bảo vệ tuyên bố chủ quyền của mình trước Trung Quốc."
Mặc dù Trung Quốc và nhiều quốc gia Đông Nam Á khác đã bắt tay vào công cuộc hiện đại hóa hải quân của mình, sự gia tăng số lượng tàu hải giám trong khu vực tranh chấp mới là nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ xung đột.
Các tàu này đã có mặt trong các xung đột trong thời gian gần đây.
Mặc dù được trang bị đơn giản hơn và ít vẻ hăm dọa hơn so với các tàu chiến, tàu hải giám dễ triển khai hơn và hoạt động dưới hệ thống chỉ huy thoáng hơn cũng như tiếp cận những cuộc giao tranh dễ dàng hơn.
Mặc dù những va chạm trên biển đã chưa dẫn đến một cuộc đụng độ quân sự thực sự kể từ 1988, chúng đã gây lo ngại về sự chuyển dời cán cân quyền lực trong khu vực.
Các nước Đông Nam Á dường như cho rằng sự lựa chọn của họ chỉ dừng lại ở giới hạn đàm phán song phương với Trung Quốc, những cố gắng nhằm lôi kéo những các bên khác như Mỹ và Asean cũng như sự phân xử dựa vào Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS).
Asean tê liệt
Các nước Đông Nam Á hiểu rằng họ thiếu sức mạnh để đối mặt với Trung Quốc một cách đơn lẻ.
Việt Nam và Philipines nói riêng đang tìm cách củng cố vị thế của mình trong đối mặt với Trung Quốc bằng cách quốc tế hóa vấn đề.
Bắc Kinh vẫn nhất định giải quyết tranh chấp qua đàm phán song phương, nơi thế mạnh kinh tế và chính trị của họ có khả năng phát huy nhất.
Trung Quốc đồng thời cũng kịch liệt phản đối những nỗ lực của các quốc gia Đông Nam Á trong việc đấy mạnh sự cộng tác với các thế lực bên ngoài và hưởng ứng chiến lược của Mỹ tại Đông Nam Á với mục đích kiềm chế sự bành trướng của họ.
Sự thiếu đoàn kết giữa các nước yêu sách với Trung Quốc, kết hợp với sự yếu kém của kết cấu đa phương trong khu vực đã cản trở việc tìm kiếm giải pháp.
Luật Quốc tế đã được sử dụng một cách chọn lọc bởi các phía có yêu sách để bào chữa cho các hành động trên biển, thay cho việc giải quyết tranh chấp.
Asean, diễn đàn đa phương hàng đầu trong việc giải quyết vấn đề này cũng đã tỏ ra thiếu hiệu quả trong việc giảm căng thẳng.
Sự chia rẽ giữa các thành viên trong khối này, bắt nguồn từ những góc nhìn khác nhau về Biển Đông và sự khác biệt trong việc đánh giá mối quan hệ của từng nước với Trung Quốc đã ngăn cản Asean đi đến một thỏa thuận về vấn đề.
Trung Quốc đã lợi dụng một cách tích cực sự chia rẽ này, đưa ra các chính sách ưu đãi đối với các thành viên Asean không cùng phía với các bên yêu sách với nước này.
Kết quả là không có sự thỏa thuận nào về Qui tắc ứng xử trên Biển Đông được đưa ra, và khối Asean trở nên ngày càng chia rẽ.
Trong khi khả năng xung đột lớn vẫn khá nhỏ, tất cả những xu hướng này đang đi sai chiều, và những triển vọng vào một giải pháp đang mờ nhạt dần.
Sự hợp tác để quản lí tài nguyên trong khu vực tranh chấp cũng có thể giúp giảm căng thẳng giữa các bên yêu sách, tuy nhiên cố gắng duy nhất giữa Trung Quốc, Việt Nam và Philipines trong viêc tổ chức khảo sát địa chấn vào năm 2008 đã hoàn toàn thất bại.
Kể từ đó, các nước yêu sách đã kịch liệt từ chối việc nhường nhịn chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải, vốn cần thiết để thực hiện những kế hoạch như vậy.
Việc thiếu vắng những thỏa thuận trong khu vực về sự lựa chọn các chính sách cũng như một cơ chế để giảm nhẹ và làm dịu bớt xung đột sẽ khiến khu vực biển có tính quan trọng chiến lược này sẽ tiếp tục nằm trong trạng thái bất ổn.
Mỹ tái khẳng định ở châu Á Thái Bình Dương The Reassertion of the United States in the Asia-Pacific Region (Parameters Spring 2012) -- Parameters là tạp chí học thuật của Trường Cao Đẳng Lục Quân Mỹ. Bài này rất có ich (đặc biệt xem Fig. 1 về "Những tam giác trong vùng Thái Bình Dương" ◄ (Cũng nên đọc thêm bài này (của trường Cao Đẳng Hải Quân Mỹ) về chiến lược tên lửa của Tàu:Chinese Missile Strategy and the U.S. Naval Presence in Japan - The view from Beijing (Naval War College Review, Summer 2010))ASEAN Struggles with S. China Sea Dispute (VOA 25-7-12)
Vụ bản đồ Trung Quốc 1904 không có Hoàng Sa,Trường Sa: Phải cho dân Trung Quốc cùng biết (LĐ 25-7-12) -- Với hơn 400 độc giả ở Bắc Kinh, viet-studies đang làm nhiệm vụ của mình!
- Nhiều bản đồ khẳng định TQ không có Hoàng Sa, Trường Sa (TT). - Thấy lòng yêu nước qua tấm bản đồ.
- Thượng nghị sĩ McCain: Trung Quốc ‘khiêu khích không cần thiết’. - Trung Quốc muốn áp đặt nhanh chóng tình trạng đã rồi về chủ quyền trên Biển Đông – (RFI). – Phản ứng của Việt Nam, Philippines, Mỹ về việc TQ lập đồn quân sự ở Tam Sa (VOA). - Philippines bác bỏ nguy cơ xung đột ở biển Đông (PLTP). – Bộ Ngoại giao Mỹ phản đối lập Tam Sa (PLTP). – Mỹ chỉ trích hành động ‘đơn phương’ của Trung Quốc trên Biển Đông – (RFI).
- Các lực lượng “khuấy đục” Biển Đông của TQ: Hải cảnh và cứu nạn (Kỳ 1) (Infonet). – TQ chuẩn bị tập trận, mưu dựng sân bay ở Trường Sa (PN Today). - Đuối lý, Trung Quốc đang giở các bài cùn tại Biển Đông (TQ). – Tình hình Biển Đông: Quân đội Trung Quốc đợi lệnh (PN Today). – Phỏng vấn TS Bonnie Glaser, chuyên gia nghiên cứu châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS):Trung Quốc muốn dọa các nước khác (NLĐ).
Chuyên gia Dương Danh Dy: Trung Quốc sẽ còn kiếm cớ khiêu khích (DV 25-7-12)
-Trung Quốc muốn áp đặt nhanh chóng tình trạng đã rồi về chủ quyền trên Biển Đông
– Trung Quốc không thể đăng kí được tên miền “Tam Sa”(Infonet). - Video, ảnh: Khánh thành trái phép ‘thành phố Tam Sa’ (VTC).
- Bắc Kinh sẽ mất mát nhiều nếu tính toán sai (FT/TVN). - Hoa Kỳ quan ngại việc TQ thành lập thành phố Tam Sa (RFA). - Nguy cơ xung đột vũ trang ở biển Đông (LĐ). - Châu Á – Thái Bình Dương sẽ bùng nổ các căn cứ ‘lá súng’ của Mỹ (ĐV).
- Hoàng An Bình: Cuộc sát hạch chưa có mấy đột phá! (VHNA). - Bùi Tín: Được về chiến thuật, thua về chiến lược (VOA’blog). - TTK ASEAN nhấn mạnh sự gắn kết các thành viên (TTXVN). – Ngoại trưởng Indonesia lại thăm Hà Nội – (BBC). - ASEAN – Biển Đông: Đâu lại hoàn đó? (TVN). - Vũ khí kinh tế (RFA). - Ngoại giao kinh tế cưỡng bức (TN). - Hoa Kỳ có bảo vệ Philippine nếu Trung Quốc tấn công?: Will the US defend Philippines if China attacks? (ABS News). - Tư lệnh Phòng không của Campuchia thăm Việt Nam (TTXVN).
VN ủng hộ Campuchia vào Hội đồng Bảo an bbc
Trung Quốc leo thang gây hấn tại Biển Đông: Tướng Thước lên tiếng
(GDVN) - “Bài học về sự thất bại vẫn còn nguyên đó cho tất cả những nước nào muốn dùng sức mạnh cường quyền để áp đặt ý muốn chủ...
Đài Loan ỷ thế Trung Quốc làm càn trên biển Đông?
Indonesia, Việt Nam kêu gọi an ninh, ổn định trên biển Đông
TT - Trong cuộc họp báo chiều 25-7 tại Hà Nội, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa nhấn mạnh Indonesia tin chắc có thể dựa vào Việt Nam như là một đối tác mạnh mẽ, để tiếp tục duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong vấn đề biển Đông. “Tôi muốn ...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Ngoại giao IndonesiaBáo Phú Yên
Lập kênh thông tin liên lạc giữa hải quân hai nướcLao động
Việt Nam-Indonesia thảo luận sâu vai trò trung tâm của ASEAN về ...Tiền Phong Online
Thanh Niên -Người Lao Động
Mô hình nào cho dân quân biển?
Cách Trung Quốc dùng “luật” tại Biển Đông
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tiếp nhận bản đồ quý liên quan đến Hoàng ... Báo Phú Yên
Tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (triều đình nhà Thanh ấn hành năm 1904) do Tiến sĩ Mai Ngọc Hồng, nguyên Trưởng phòng Tư liệu thư viện - Viện Hán Nôm hiến tặng, là minh chứng xác đáng bác bỏ những tuyên bố của Trung Quốc đối với các ...
“Đường lưỡi bò” là bịa đặtcand.com
Không bản đồ nào của Trung Quốc trước 1909 có Hoàng Sa, Trường SaDân Trí
Nhiều bản đồ khẳng định TQ không có Hoàng Sa, Trường SaTuổi Trẻ
Người Việt -Thanh Niên -Đài Tiếng Nói Việt Nam
Mỹ khởi động 'Chiến tranh giữa các vì sao' phiên bản mới?
(Đất Việt)-Các chuyên gia quân sự Mỹ đang kêu gọi chính phủ Mỹ tái phát triển và trang bị hệ thống phòng thủ chống tên lửa sử dụng thiết bị laser động năng ngoài tầng khí quyển có thể phá hủy các tên lửa đạn đạo chống hàng không mẫu hạm của Trung Quốc.
--Đối đầu Trung-Mỹ đang thay thế cho cạnh tranh Xô-Mỹ trước đây?
Xe tăng kiểu mới Trung Quốc vẫn đầy hạn chế, khó tác chiến đô thị -- Vì sao Nga khởi tố hình sự thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc? (TQ).
- Sochi và chuyến thăm Nga lịch sử của Chủ tịch nước (VNN). - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm chính thức LB Nga (TN). - Rusvietpetro to Start Output in Russia (The Moskow Times).
Ấn Độ không thèm mua máy bay trực thăng Trung Quốc
Báo Ấn Độ: Trung Quốc sẽ thiết lập căn cứ ở Seychelles
-Mig-29 thử cùng tàu sân bay Ấn Độ, Trung Quốc mất ngủ
(Phunutoday) - Ngày 24/7, tại vùng biển Ba-ren thuộc miền bắc nước Nga, tầu sân bay Ấn Độ mang tên INS Vikramaditya đã được thử nghiệm cùng với sự góp mặt của chiến đấu cơ Mig-29KUB, động thái này ngay lập tức đã thu hút sự chú ý của Trung Quốc
Thông tin này ngay lập tức đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của truyền thông Trung Quốc cũng như quân đội nước này, hầu hết các trang mạng về kỹ thuật quân sự đều đăng tải thông tin việc tầu sân bay Ấn Độ tiến hành tập dượt với chiến đấu cơ...
Hình ảnh tầu INS Vikramaditya chuẩn bị ra biển Ba-ren thực hiện việc thử nghiệm với chiến đấu cơ Mig-29KUB
INS Vikramaditya lừng lững trước biển Ba-ren như một hòn đảo di động...
Báo chí Trung Quốc đưa tin đây là lần đầu tiên chiến đấu cơ hải quân Mig-29KUB thực hiện các chuyến cất và hạ cánh trên tàu sân bay Vikramaditya của hải quân Ấn Độ...
Hình ảnh chiếc Mig-29 được cho là tham gia cuộc tập dượt thử trên tầu Vikramaditya
Hình ảnh Mic-29 vào đà và cất cánh từ tầu sân bay Vikramaditya trong quá trình thử nghiệm...
Theo báo Trung Quốc, người điều khiển chiếc Mig-29 cất cánh từ tầu Vikramaditya là đại tá, phi công Nicholas Diordits
Bay cùng Nicholas Diordits là phi công thử nghiệm Mikhail Belyaev và họ là những người đầu tiên thực hiện các chuyến cất và hạ cánh trên tàu sân bay Vikramaditya.
Nhưng theo trang mạng Chinamil cho biết: Vikramaditya đang chạy thử trên biển Ba-ren và việc cất hoặc hạ cánh trên chiếc tàu sân bay này vẫn chưa hoàn thiện. Vì vậy, chiếc Mig-29KUB chỉ thực hiện mô phỏng quy trình hạ cánh...
Còn thời điểm Mig-29 sẽ tiến hành thử nghiệm chính thức sẽ diễn ra sau nhưng thời gian và địa điểm chưa được xác định rõ
Nhưng cho dù thế nào đi chăng nữa thì việc Ấn Độ đang dần qua mặt Trung Quốc trong việc hoàn chỉnh kế hoạch phát triển sức mạnh tầu sân bay, sẽ khiến cho Bắc Kinh ăn không ngon, ngủ không yên. (Trong hình là cảnh Mig-29 hạ cánh trên tầu Vikramaditya và được cáp hãm đà phanh lại)