Hôm qua máy tính của ttngbt bị hỏng, không đưa tin biểu tình chống TQ được.
Năm nay xui xẻo quá, máy hỏng liên tục ,
-Khuấy đục biển xanh (The Economist)
Trước đó, tình hình căng thẳng giữa Phi Luật Tân và Trung Quốc trong nhiều tuần đã giảm đi. Nó cho thấy đôi bên đã hiểu được rằng có thể mất mát rất nhiều nếu tiếp tục cãi vả về chủ quyền trên bãi cạn Hoàng Nham (Scarborough). Cho dù được Hoa Kỳ hậu thuẫn, Phi Luật Tân thừa biết rằng sẽ trầy da tróc vảy trong mọi trạm chán quân sự. Trung Quốc, trong cơn thịnh nộ, vẫn lo lắng rằng hành động phô trương thanh thế sẽ gây tổn thương cho hình ảnh của họ và sẽ khiến các quốc gia Nam-Á quay lưng nhìn về Hoa Kỳ để tìm lấy một môi trường an ninh. Phi Luật Tân cho biết đã rút hai tuần duyên hạm khỏi bãi cạn vào ngày 15/06 vì lý do thời tiết. Tàu Trung Quốc cũng hành động tương tự, cho dù khó có thể biết được họ đã rút hết đi chưa.
Cho dù được Hoa Kỳ hậu thuẫn, Phi Luật Tân thừa biết rằng
sẽ trầy da tróc vảy trong mọi trạm chán quân sự
Nhưng những lắng động trong khu vực không duy trì được bao lâu. Vào ngày 21/06, Quốc hội Việt Nam đã thông qua bộ Luật Biển và tái khẳng định chủ quyền của quốc gia này trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc tuyên bố đây là một hành động vi phạm quan trọng chủ quyền của họ. Trung Quốc đã trả đũa bằng cách ra quyết định nâng lên hàng “địa khu” đơn vị hành chánh hiện quản lý hai quần đảo và hầu hết các đơn vị hành chánh quản lý khu vực Biển Đông. Bắc Kinh mô tả đơn vị hành chánh Tam Sa, là một thành phố cấp “địa khu” lớn nhất Trung Quốc (Với khoảng chừng vài trăm ngàn người, dân số của Tam Sa còn ít hơn số chim hải âu. Ngoài ra, phạm vi lãnh thổ của “địa khu” này cũng được quy định rất mập mờ và chỉ bao gồm lãnh hải). Một vài người sử dụng internet Trung Hoa đang tranh luận và cố gắng tiên đoán xem ai sẽ là tỉnh trưởng tương lai của “địa khu” này. Tuy nhiên, những tin đồn được chuyển tải trên mạng về một tỉnh trưởng – xuất thân là một nhà thủy học 45 tuổi – đã bị xem như một tin tức… cuội.
Độ căng thẳng càng gia tăng vào cuối tháng 06 với tuyên bố của CNOOC (China National Off-shore Oil Company), một công ty dầu hỏa nhà nước Trung Hoa. CNOOC cho biết đã đem ra đấu thầu 9 khu vực thuộc vùng mà Trung Quốc gọi là Nam Hải để thăm dò và khai thác dầu hỏa và khí đốt. Theo PetroVietnam, một công ty dầu hỏa nhà nước, những khu vực này nằm sâu vào 37 hải lý (68 cây số) bờ biển Việt Nam. Ông Carlyle Thayer, thuộc Đại học New South Wales, nhận định rằng thái độ của CNOOC chắc chắn là một sự “khoa tay múa chân chính trị” để phản ứng việc Việt Nam ban hành bộ Luật Biển. Trong quá khứ Trung Quốc đã bày tỏ mối quan ngại về việc bộ luật này được Việt Nam ban hành. Cũng theo ông Thayer, trong tình hình tranh chấp hiện nay, việc đấu thầu của Trung Quốc sẽ không được các công ty dầu hỏa hưởng ứng.
Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua Luật Biển
Tuy nhiên, đáng lo hơn là việc đôi bên đã đưa ra nhiều dấu hiệu cho thấy họ sẽ bảo vệ yêu sách của mình bằng vũ lực. Vào ngày 28/03, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết đã đưa vào hoạt động những tuần duyên hạm với khả năng tác chiến trên Biển Đông. Trước đó, Việt Nam đã tuyên bố đang hướng dẫn những phi vụ tuần tra trên quần đảo Trường Sa. Về bề nổi, những động thái tương tự ẩn mình dưới những sinh hoạt hàng ngày. Nhưng trên phương diện quân sự, Trung Quốc đã giao tranh với Việt Nam nhiều hơn, so với bất kỳ quốc gia nào khác. Cuộc chạm trán quan trọng gần đây nhất đã diễn ra tại Trường Sa vào năm 1988 và đã đem lại hơn 70 tử vong cho phía Việt Nam. Vào thời điểm này, Việt Nam vẫn còn là một đồng minh anh em của Liên Xô. Kể từ đó, quan hệ ngoại giao đã được cải thiện nhiều, tuy nhiên hiềm khích vẫn tồn tại. Và Hà Nội đã gầy dựng những mối quan hệ quân sự với Hoa Thịnh Đốn, trước con mắt ưu phiền của Bắc Kinh.
Không bên nào muốn căng thẳng tiếp tục leo thang. Ngoại giao Trung Quốc đã cố gắng phơi bày một hình ảnh thân thiện sau khi đợt “ưỡn ngực vận công” trên vấn đề Biển Đông – vào năm 2009 và 2010 – đã nâng cao mối lo ngại của khu vực. Thái độ này cũng đã gây tổn thương cho cố gắng chứng minh Trung Quốc đang hài hòa vươn mình lớn dậy.
Vào giữa tháng 07 sắp đến, các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của các quốc gia ASEAN – cũng như Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton và Dương Kiết Trì, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc – sẽ nhóm họp tại Nam Vang, thủ đô Cao Miên. Lần này, Trung Quốc muốn tránh một cuộc đụng độ như cách đây 2 năm khi bà Clinton đã khẳng định rằng, đối với Hoa Kỳ, Biển Đông là một quan tâm có tầm hạng quốc gia. Tuyên bố này đã tập hợp được những quốc gia đối nghịch với Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông.
Khai thác lòng yêu nước của đại chúng là một trò chơi nguy hiểm. Tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, vào ngày 01/07, hàng trăm người đã tập hợp xuống đường tuần hành để phản đối những yêu sách của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng như Trung Quốc, Việt Nam thường không dung thứ những cuộc biểu tình của quần chúng. Nhưng lấn này, công an đã không làm gì nhiều để can thiệp.
Hãy xứng đáng
Ngày 04/07, tờ Trung HoaHoànCầu Thời Báo (China Global Times), một tờ báo chủ xướng thái độ duy dân tộc, đã dùng mục Thư tòa soạn để xỉ vả cả Việt Nam lẫn Phi Luật Tân (đã một lần nữa đi quá đà khi Phi Luật Tân lên tiếng cho rằng sẽ yêu cầu Hoa Kỳ đưa vào hoạt động những phi cơ trinh sát và thám báo trên những vùng tranh chấp). Tờ báo cho rằng Trung Quốc cần thận trọng phản hồi, nhưng Việt Nam và Phi Luật Tân xứng đáng một nhận lấy một bài học.Hoàn Cầu Thời Báo cũng cảnh cáo rằng nếu họ đi quá xa trong việc khiêu khích, một cuộc công kích sẽ diễn ra.
Giới cầm quyền Bắc Kinh không muốn tình cảm duy dân tộc bùng nổ vì nó có thể đem lại hậu quả phản tác dụng, nếu Bắc Kinh không thoả mãn được những đòi hỏi của quần chúng. Có rất nhiều bất định vào lúc mà Trung Quốc đang chuẩn bị một thay đổi sâu rộng về nhân sự lãnh đạo, vào mùa thu năm nay. Các nhân vật đang có gắng tranh thủ ngồi vào ghế cầm quyền không muốn tỏ ra khiếp nhược. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo bực mình cho rằng “nếu tranh chấp hai quần đảo xảy ra vào thời đại đế chế (của Trung Hoa), chắc chắn vấn đề sẽ được giải quyết một cách dễ dàng”.
The Economist
Nguyễn Gia Dương chuyển ngữ
Tường thuật biểu tình Chủ nhật 08/07/2012 ( Tổng hợp: DLB, HNC, ABS)
“...Rời hàng ngũ nhân dân để bảo vệ dinh thái thú Tàu - Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh làm gì trong thời khắc Tổ Quốc lâm nguy?...”
Sài Gòn, công viên 30.4, thanh niên tập trung... đi uống cà phê khá đông nhưng lực lượng an ninh còn đông hơn và đã có mặt từ trước
08h45: Hà Nội bắt đàu biểu tình
Từ Hồ Gươm, thủ đô Hà Nội, trong một sáng mùa hè đẹp nắng ban mai....07h15, tại khu vực Nhà hát Lớn Hà Nội là không khí của một ngày thường, trên thềm có hai biển xanh nhắc nhở mọi người giữ gìn vệ sinh công cộng, có hai chiến sĩ an ninh trẻ ngồi trên bậc thềm, chắc là để phục vụ cho một sự kiện gì đó bên trong nhà hát hôm nay. Vườn hoa nhỏ kè bên Nhà Hát lớn có một tốp thanh niên áo đỏ vừa kéo tới...Khu vực Hồ Gươm, tại Vườn hoa Lý Thái Tổ, mọi người vẫn đang tập thể dục, sát mép đường có hai xe nhỏ của đội trật tự phường sở tại. Chân tượng Đài Cảm tử có một xe nhỏ của cảnh sát giao thông.08h30: Cụ bà Lê Hiền Đức và nhiều bà con Hưng Yên đã có mặt tại khu vực Nhà Hát lớn HN.08h45: Bắt đầu biểu tình với những tiếng hô lớn tại thềm Nhà hát lớn, với khoảng 300 người dân.Xe công an bắt đầu phát loa nhắc nhở...9h00: Đoàn biểu tình bắt đầu di chuyển sang đường Tràng Tiền. 9g 15 Ông Phan Đắc Lữ có mặt tại công viên 30.4 Sài Gòn cho biết: Người dân và nhất là thanh niên đã có mặt rất đông nhưng e rằng không có sự khởi ngòi của lực lượng nhân sĩ trí thức thì sẽ không có biểu tình vì lực lượng an ninh quá đông.Một nguồn tin không chính thức cho biết, giới nhân sĩ trí thức Sài Gòn không có ý định biểu tình sáng nay.
Công Viên 30.4 Sài Gòn lúc 8g45 - ảnh VyTong
9h15′ – Hà Nội: Cho tới lúc này ước lượng hơn 1000 người tham gia biểu tình, do quá đông nên phải đi tràn xuống lòng đường. Lực lượng CSGT, trật tự phường bám theo điều khiển giao thông, nhắc nhở đoàn biểu tình. Không thấy xuất hiện Cảnh sát cơ động, 113.9h25′ – Đến ngã 4 Quang Trung, Tràng Thi lực lượng thanh niên tình nguyện giăng ngang định chặn, nhưng đoàn biểu tình hơn 1000 người đã áp đảo và di chuyển tiếp đến Ngã 4 Quán Sứ, Tràng Thi.9h40′ - Đoàn biểu tình tới gần ngã 4 Trần Phú, Điện Biên Phủ. Đã có hàng rào và lực lượng Công An rất hùng hậu chờ sẵn chặn, có lẽ đoàn biểu tình phải dừng tại đây.10h15′ - Đoàn đã tới ngã 4 Hai Bà Trưng hướng tới Hồ Hoàn Kiếm.Hồ Gươm ơi! Nước xanh như pha mực, mà ngọn Tháp Bút cứ viết mãi lên nền trời xanh Hà Nội những bài thơ hào hoa của đất Tràng An ngàn thưở. Nhưng nếu giặc Tàu gây hấn, đánh chiếm Biển Đông, cướp biển cướp đảo của ta, thì hỡi Bút Tháp Nghiên Đài, hãy viết lên nền trời xanh kia, những câu thơ ái quốc, những câu thơ hờn căm, những câu thơ quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, dù ứa lệ loang máu cũng vẫn xông lên viết tiếp những trang sử vẻ vang của một dân tộc chưa biết sống quỳ.
10h30: Đoàn biểu tình bắt đầu rẽ vào Hồ Gươm. Mặc dù trời Hà Nội đã mưa nhưng đoàn biểu tình vẫn hăm hở bước tới, tiếng hô không dứt. 10h37: Đoàn biểu tình đã bước dần lên từng bậc nhỏ để tiến đến chân tượng đài Lý Thái Tổ.
Phóng viên biểu tình, những nhà báo nhân dân chân chính
Không biết những tờ giấy nầy ghi điều gì?
TỄU ĐÃ KHÓC NHIỀU KHI THẤY HÌNH ẢNH NÀY:
Hiệp sĩ Công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng
…10h50′ – Kết thúc buổi biểu tình ngày 08 tháng 07.
Huỳnh Ngọc Chênh
Nguồn: huynhngocchenh.blogspot.be
Đâu là phóng viên, đâu là “cớm” viên?
9h05′– Sài Gòn: Có khoảng 100 thanh niên ngồi và cầm biển hiệu Hải tặc tại Công viên 30/04, lực lượng Công An đang kèm cặp và để ý rất sát sao. Chưa thấy bóng dáng đoàn biểu tình.
.
9h15′ – Hà Nội:Cho tới lúc này ước lượng (có lẽ) hơn 1000 người tham gia biểu tình, do quá đông nên phải đi tràn xuống lòng đường. Lực lượng CSGT, trật tự phường bám theo điều khiển giao thông, nhắc nhở đoàn biểu tình. Không thấy xuất hiện Cảnh sát cơ động, 113. 9h25′ – Đến ngã 4 Quang Trung, Tràng Thi lực lượng thanh niên tình nguyện giăng ngang định chặn, nhưng đoàn biểu tình (có lẽ) hơn 1000 người đã áp đảo và di chuyển tiếp đến Ngã 4 Quán Sứ, Tràng Thi.
Các thanh niên đeo băng đỏ giữ trật tự,
hiền hơn nhiều so với những cuộc biểu tình năm 2011
9h40′ -Đoàn biểu tình tới gần ngã 4 Trần Phú, Điện Biên Phủ. Đã có hàng rào và lực lượng Công An rất hùng hậu chờ sẵn chặn, có lẽ đoàn biểu tình phải dừng tại đây.
10h00′ -Đoàn biểu tình đã phải quay lại, đến ngã 4 Điện Biên Phủ, Hàng Bông. Trên đường đi có 1 phóng viên quay phim, mang máy quay đề tên HTV. Mọi người vây quanh rất đông định tạo điều kiện để PV tác nghiệp, nhưng anh ta lại cất máy và lẩn mất.
Cùng xe phát sóng, chuẩn bị phương tiện kỹ thuật
để truyền hình trực tiếp về trung tâm chỉ huy
10h10′ -Tại SG mưa rắc hột nhẹ, có lực lượng CSCĐ ém quân ở tòa nhà đối diện Đại Sứ Quán Trung Quốc. Mọi người giải tán.
10h15′ -Đoàn đã tới ngã 4 Hai Bà Trưng hướng tới Hồ Hoàn Kiếm.10h30′ -Đoàn biểu tình rẽ từ Hai Bà Trưng sang Hàng Bài hướng tới Bờ Hồ, các lực lượng Công An đã chặn cấm xe cộ di chuyển. Trời Hà Nội xuất hiện mưa nhỏ.
10h45′ - Đoàn đã tập trung tại tượng đài Lý Thái Tổ hô khẩu hiệu.
Phụ Lục 2:
Hinh ành biểu tình 08/07/12 (Dân Làm Báo)
Lúc 10h25: Đoàn biểu tình đang đi đến đường Hai Bà Trưng, gần Tòa án Hà Nội, hướng về phía Bờ Hồ. Nhìn chung, cuộc biểu tình tại Hà Nội đến lúc này chưa xảy ra sự cố nào đáng tiếc, mặc dù trước đó lực lượng công an được huy động hùng hậu, an ninh thắt chặt.
Từ Vũng Tàu, chị Bùi Thị Minh Hằng tự tay treo biểu ngữ
trước cổng ngôi nhà 106, Lê Hồng Phong
Tại Vũng Tàu, chị Bùi Thị Minh Hằng vẫn kiên trì bày tỏ
lòng yêu nước trước sự theo dõi gắt gao
của lực lượng CA dày đặc
Rời hàng ngũ nhân dân để bảo vệ dinh thái thú Tàu -
Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh làm gì
trong thời khắc Tổ Quốc lâm nguy?
(Ảnh: Facebook Vỹ Nguyễn)