-hoi mai (t/g gửi NQ&TD blog)
Theo điều tra của báo Tiền phong năm 2010, Tập đoàn Điện lực Việt Nam thua lỗ kinh doanh viễn thông khoảng 4.500 tỷ và khoản thua lỗ này gần bằng quỹ lương Tập đoàn EVN. Thực sự đúng như vậy và con số thua lỗ kinh doanh viễn thông năm 2010 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam còn lớn hơn con số 4.500 tỷ.
Công bố của Kiểm toán Nhà nước năm 2010, Công ty Viễn thông Điện lực thua lỗ hơn 1.000 tỷ. Tuy nhiên kiểm toán cũng chỉ xem xét dựa trên số liệu báo cáo của Tập đoàn EVN và số liệu này vẫn thực sự chưa chính xác. Bên cạnh đó, Kiểm toán Nhà nước không kiểm toán phần kinh doanh viễn thông của các Tổng công ty Truyền tải, Tổng công ty Điện lực.
Năm 2010, Công ty EVNTelecom đúng ra thua lỗ khoảng 1.500 tỷ, đó là chưa tính khoản thua lỗ hơn 1.000 tỷ mà Tập đoàn EVN đã đẩy sang cho các Tổng Công ty Điện lực. Tại sao thua lỗ của EVNTelecom năm 2010 là 1.500 tỷ mà không phải 1.000 tỷ như kiểm toán đã công bố?
Thật vậy, bắt đầu từ năm 2010, Tập đoàn EVN yêu cầu các Tổng công ty Điện lực cộng doanh thu cho thuê cột điện treo cáp viễn thông vào doanh thu viễn thông và EVNTelecom được hưởng 70% doanh thu viễn thông. Nhờ vậy, năm 2010, EVNTelecom được bù lỗ khoảng 500 tỷ từ doanh thu cho thuê cột điện treo cáp viễn thông. Đúng ra doanh thu cho thuê cột điện treo cáp viễn thông phải tính vào doanh thu kinh doanh điện và giá điện bán cho người dân có thể hạ nếu như doanh thu cột điện, thanh lý tài sản … được tính vào doanh thu kinh doanh điện.
Trong năm 2010, thua lỗ kinh doanh viễn thông tại các Tổng công ty Điện lực còn lớn gấp nhiều lần EVNTelecom và các khoản thua lỗ này được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh điện. Một sai sót của Kiểm toán Nhà nước là chỉ kiểm toán kinh doanh viễn thông của Tập đoàn EVN tại Công ty EVNTelecom mà không kiểm toán phần kinh doanh viễn thông tại các Tổng công ty Điện lực và Tổng công ty Truyền tải.
Hạ tầng viễn thông của Tập đoàn EVN chủ yếu là do các Tổng công ty Điện lực và Tổng công ty Truyền tải đầu tư. Tài sản viễn thông của các Tổng công ty Điện lực không ít hơn tài sản của Công ty EVNTelecom. Về mặt nhân sự thì theo báo cáo của cựu Chủ tịch Đào Văn Hưng với cựu Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp, lĩnh vực kinh doanh viễn thông của Tập đoàn EVN đem lại công ăn việc làm ổn định cho 13.000 người. Và nhân viên làm trực tiếp công tác viễn thông tại các Tổng công ty Điện lực không ít hơn 6.000 người, con số này lớn hơn gấp 3 lần nhân sự tại EVNTelecom.
Năm 2010, Tập đoàn Điện lực Việt Nam chấn chỉnh công tác viễn thông bằng việc bổ nhiệm lãnh đạo chuyên trách công tác viễn thông tại các Tổng công ty Điện lực, Tổng công ty Truyền tải, Công ty Điện lực. Bên cạnh đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng cho phép các đơn vị tuyển dụng thêm nhân viên làm công tác viễn thông để hoàn thiện các bộ phận làm công tác viễn thông hiện có, đồng thời thành lập các Tổ Viễn thông tại các Điện lực huyện.
Song song với công tác nhân sự, Tập đoàn EVN cũng đưa ra quy chế người đứng đầu đối với lĩnh vực kinh doanh viễn thông. Về công tác đầu tư thì các Tổng công ty Điện lực cũng được giao trọng trách nặng nề hơn, bắt đầu từ năm 2010 phần thiết bị đầu cuối do các Tổng công ty Điện lực đầu tư.
Năm 2010, Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện chiến lược Internet cáp quang FTTH và phần đầu tư cũng được giao trách nhiệm cho các Tổng công ty Điện lực. Các Tổng công ty Điện lực phải đầu tư nhiều hơn, nhưng đề bù lỗ cho EVNTelecom năm 2010, tỷ lệ doanh thu được hưởng của các Tổng công ty Điện lực giảm từ 45% xuống còn 30%.
Như vậy giá trị tài sản của các Tổng công ty Điện lực không ít hơn tài sản của EVNTelecom, nhân sự lớn hơn gấp 3 lần, nhưng tỷ lệ doanh thu được hưởng chưa bằng một nửa EVNTelecom thế thì thua lỗ của các Tổng công ty Điện lực không nhỏ hơn hai lần thua lỗ của EVNTelecom, đó là chưa tính khoản hơn 1.000 tỷ thua lỗ của EVNTelecom mà Tập đoàn EVN đã đẩy sang cho các Tổng công ty Điện lực.
Không những thế năm 2010, các Tổng công ty Điện lực phải đầu tư hạ tầng viễn thông của gần 5.000 trạm 3G với số tiền hơn 2.000 tỷ. Hạ tầng trạm 3G được các Tổng công ty Điện lực xây dựng hoàn thành trước 30/9/2010. Tuy nhiên vẫn không có thiết bị để lắp và khi bàn giao qua Tập đoàn Viettel thì Tập đoàn Viettel không sử dụng được do không đảm bảo chất lượng. Tập đoàn EVN đầu tư ra không sử dụng, nhưng từ khi bàn giao mặt bằng đến nay tiền thuê mặt bằng vẫn phải trả đều đều và năm 2010 tiền thuê mặt bằng được chuyển từ trách nhiệm của EVNTelecom phải trả sang cho các Tổng công ty Điện lực phải trả tiền thuê mặt bằng lắp đặt trạm thay EVNTelecom.
Thua lỗ viễn thông năm 2011 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng không ít hơn năm 2010. Đáng lẽ ra năm 2011, Tập đoàn EVN có lợi nhuận, nhưng vì viễn thông Tập đoàn EVN thua lỗ 3.500 tỷ và phần thua lỗ viễn thông được dấu dưới thua lỗ kinh doanh điện.
Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam Phạm Lê Thanh không dính dáng đến viễn thông và là người phản bác đầu tư vào lĩnh vực viễn thông của HĐQT Tập đoàn EVN, thậm chí Ông Phạm Lê Thanh chưa từng tham gia cuộc họp nào về lĩnh vực viễn thông của Tập đoàn EVN. Lĩnh vực viễn thông của Tập đoàn EVN do Phó Chủ tịch HĐQT điều hành trực tiếp và Chủ tịch HĐQT gián tiếp điều hành, tất cả các chỉ thị Phó Tổng Giám đốc chuyên trách công tác viễn thông đều nhận từ vị Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐQT. Ông Phạm Lê Thanh không chịu trách nhiệm trực tiếp thua lỗ viễn thông của Tập đoàn EVN. Tuy nhiên Ông Phạm Lê Thanh đã nói dối với người dân, đồng thời bao che cho cấp dưới và thua lỗ của Tập đoàn EVN do quản lý điều hành kém của một số lãnh đạo Tập đoàn không thể bắt người dân phải gánh chịu.
Theo điều tra của báo Tiền phong năm 2010, Tập đoàn Điện lực Việt Nam thua lỗ kinh doanh viễn thông khoảng 4.500 tỷ và khoản thua lỗ này gần bằng quỹ lương Tập đoàn EVN. Thực sự đúng như vậy và con số thua lỗ kinh doanh viễn thông năm 2010 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam còn lớn hơn con số 4.500 tỷ.
Công bố của Kiểm toán Nhà nước năm 2010, Công ty Viễn thông Điện lực thua lỗ hơn 1.000 tỷ. Tuy nhiên kiểm toán cũng chỉ xem xét dựa trên số liệu báo cáo của Tập đoàn EVN và số liệu này vẫn thực sự chưa chính xác. Bên cạnh đó, Kiểm toán Nhà nước không kiểm toán phần kinh doanh viễn thông của các Tổng công ty Truyền tải, Tổng công ty Điện lực.
Năm 2010, Công ty EVNTelecom đúng ra thua lỗ khoảng 1.500 tỷ, đó là chưa tính khoản thua lỗ hơn 1.000 tỷ mà Tập đoàn EVN đã đẩy sang cho các Tổng Công ty Điện lực. Tại sao thua lỗ của EVNTelecom năm 2010 là 1.500 tỷ mà không phải 1.000 tỷ như kiểm toán đã công bố?
Thật vậy, bắt đầu từ năm 2010, Tập đoàn EVN yêu cầu các Tổng công ty Điện lực cộng doanh thu cho thuê cột điện treo cáp viễn thông vào doanh thu viễn thông và EVNTelecom được hưởng 70% doanh thu viễn thông. Nhờ vậy, năm 2010, EVNTelecom được bù lỗ khoảng 500 tỷ từ doanh thu cho thuê cột điện treo cáp viễn thông. Đúng ra doanh thu cho thuê cột điện treo cáp viễn thông phải tính vào doanh thu kinh doanh điện và giá điện bán cho người dân có thể hạ nếu như doanh thu cột điện, thanh lý tài sản … được tính vào doanh thu kinh doanh điện.
Trong năm 2010, thua lỗ kinh doanh viễn thông tại các Tổng công ty Điện lực còn lớn gấp nhiều lần EVNTelecom và các khoản thua lỗ này được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh điện. Một sai sót của Kiểm toán Nhà nước là chỉ kiểm toán kinh doanh viễn thông của Tập đoàn EVN tại Công ty EVNTelecom mà không kiểm toán phần kinh doanh viễn thông tại các Tổng công ty Điện lực và Tổng công ty Truyền tải.
Hạ tầng viễn thông của Tập đoàn EVN chủ yếu là do các Tổng công ty Điện lực và Tổng công ty Truyền tải đầu tư. Tài sản viễn thông của các Tổng công ty Điện lực không ít hơn tài sản của Công ty EVNTelecom. Về mặt nhân sự thì theo báo cáo của cựu Chủ tịch Đào Văn Hưng với cựu Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp, lĩnh vực kinh doanh viễn thông của Tập đoàn EVN đem lại công ăn việc làm ổn định cho 13.000 người. Và nhân viên làm trực tiếp công tác viễn thông tại các Tổng công ty Điện lực không ít hơn 6.000 người, con số này lớn hơn gấp 3 lần nhân sự tại EVNTelecom.
Năm 2010, Tập đoàn Điện lực Việt Nam chấn chỉnh công tác viễn thông bằng việc bổ nhiệm lãnh đạo chuyên trách công tác viễn thông tại các Tổng công ty Điện lực, Tổng công ty Truyền tải, Công ty Điện lực. Bên cạnh đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng cho phép các đơn vị tuyển dụng thêm nhân viên làm công tác viễn thông để hoàn thiện các bộ phận làm công tác viễn thông hiện có, đồng thời thành lập các Tổ Viễn thông tại các Điện lực huyện.
Song song với công tác nhân sự, Tập đoàn EVN cũng đưa ra quy chế người đứng đầu đối với lĩnh vực kinh doanh viễn thông. Về công tác đầu tư thì các Tổng công ty Điện lực cũng được giao trọng trách nặng nề hơn, bắt đầu từ năm 2010 phần thiết bị đầu cuối do các Tổng công ty Điện lực đầu tư.
Năm 2010, Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện chiến lược Internet cáp quang FTTH và phần đầu tư cũng được giao trách nhiệm cho các Tổng công ty Điện lực. Các Tổng công ty Điện lực phải đầu tư nhiều hơn, nhưng đề bù lỗ cho EVNTelecom năm 2010, tỷ lệ doanh thu được hưởng của các Tổng công ty Điện lực giảm từ 45% xuống còn 30%.
Như vậy giá trị tài sản của các Tổng công ty Điện lực không ít hơn tài sản của EVNTelecom, nhân sự lớn hơn gấp 3 lần, nhưng tỷ lệ doanh thu được hưởng chưa bằng một nửa EVNTelecom thế thì thua lỗ của các Tổng công ty Điện lực không nhỏ hơn hai lần thua lỗ của EVNTelecom, đó là chưa tính khoản hơn 1.000 tỷ thua lỗ của EVNTelecom mà Tập đoàn EVN đã đẩy sang cho các Tổng công ty Điện lực.
Không những thế năm 2010, các Tổng công ty Điện lực phải đầu tư hạ tầng viễn thông của gần 5.000 trạm 3G với số tiền hơn 2.000 tỷ. Hạ tầng trạm 3G được các Tổng công ty Điện lực xây dựng hoàn thành trước 30/9/2010. Tuy nhiên vẫn không có thiết bị để lắp và khi bàn giao qua Tập đoàn Viettel thì Tập đoàn Viettel không sử dụng được do không đảm bảo chất lượng. Tập đoàn EVN đầu tư ra không sử dụng, nhưng từ khi bàn giao mặt bằng đến nay tiền thuê mặt bằng vẫn phải trả đều đều và năm 2010 tiền thuê mặt bằng được chuyển từ trách nhiệm của EVNTelecom phải trả sang cho các Tổng công ty Điện lực phải trả tiền thuê mặt bằng lắp đặt trạm thay EVNTelecom.
Thua lỗ viễn thông năm 2011 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng không ít hơn năm 2010. Đáng lẽ ra năm 2011, Tập đoàn EVN có lợi nhuận, nhưng vì viễn thông Tập đoàn EVN thua lỗ 3.500 tỷ và phần thua lỗ viễn thông được dấu dưới thua lỗ kinh doanh điện.
Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam Phạm Lê Thanh không dính dáng đến viễn thông và là người phản bác đầu tư vào lĩnh vực viễn thông của HĐQT Tập đoàn EVN, thậm chí Ông Phạm Lê Thanh chưa từng tham gia cuộc họp nào về lĩnh vực viễn thông của Tập đoàn EVN. Lĩnh vực viễn thông của Tập đoàn EVN do Phó Chủ tịch HĐQT điều hành trực tiếp và Chủ tịch HĐQT gián tiếp điều hành, tất cả các chỉ thị Phó Tổng Giám đốc chuyên trách công tác viễn thông đều nhận từ vị Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐQT. Ông Phạm Lê Thanh không chịu trách nhiệm trực tiếp thua lỗ viễn thông của Tập đoàn EVN. Tuy nhiên Ông Phạm Lê Thanh đã nói dối với người dân, đồng thời bao che cho cấp dưới và thua lỗ của Tập đoàn EVN do quản lý điều hành kém của một số lãnh đạo Tập đoàn không thể bắt người dân phải gánh chịu.