Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Cỏ lạ: Khác gì “ốc bươu vàng”?

25/07/2012
Xâm nhập vào Việt Nam dù có chủ định hay ngẫu nhiên, thực vật ngoại lai xâm hại luôn khiến các ngành chức năng đau đầu, vì tính hủy hoại môi trường dai dẳng, cũng như những hệ lụy khôn lường cho nền kinh tế xã hội. Điều đáng nói là khi những thực vật ngoại lai ấy phát triển rầm rộ, các phương án phòng ngừa và tận diệt của khoa học dường như thường trở nên quá muộn, chưa nói đến sự bất lực. Gói thầu số 7, dự án đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai đang phải đối mặt với một loại cỏ lạ như vậy, bất chấp sự "can ngăn” của những người trong cuộc.
Trồng cỏ lạ: Phải tính toán vì lợi ích lâu dài
môi trường hay vì cuộc chạy đua dự án
Trong thư yêu cầu gửi nhà tư vấn Gestinsa Ingenieria SL Supervision Consultant (doanh nghiệp Tây Ban Nha, đơn vị tư vấn cho dự án đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai) ngày 7-6-2012, Tổng công ty Ðầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã yêu cầu đơn vị tư vấn rà soát, kiểm tra và cung cấp tài liệu của tất cả các giống cây trồng đề bảo vệ mái taluy thuộc dự án. Đồng thời, đối với những giống cây mới chưa được cấp phép, nhà tư vấn hướng dẫn nhà thầu (Công ty THHH xây dựng cầu đường Quảng Tây – gọi tắt là nhà thầu Quảng Tây) làm hồ sơ xin cấp phép theo đúng quy định của Việt Nam hoặc đổi sang giống cây đã được phép sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam. Báo cáo trên phải nộp về VEC trước ngày 15-6.
Trên thực tế, trước khi đưa ra thông điệp trên, các giống cỏ của nhà thầu Quảng Tây đã được phủ trồng từ đầu năm dọc theo gói thầu A7 (dài 54km đoạn đi qua tỉnh Lào Cai). Loại cỏ có tên Bermuda Glass, Pigeon Pea, Jin He Huan. Đây là những loại cỏ có hạt, sức phát triển cực nhanh, xanh và đẹp. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, loại cỏ có hạt (khác với cỏ rễ mọc lan) sẽ có sự khuếch tán trong không khí và rất có thể sẽ ảnh hưởng tới các vùng khác ngoài dự án. "Đến nay chưa thể biết được mức ảnh hưởng của giống cỏ do nhà thầu Quảng Tây cung cấp. Nếu có khuếch tán, không thể lường được hậu quả xấu ảnh hưởng đến môi trường. Liệu giống cỏ này có gặm nhấm hết đất đai trong vùng khi mức phát triển là cực mạnh? Đây cũng là lý do Gestinsa yêu cầu nhà thầu tạm dừng nhập khẩu và trồng giống cây trên trước khi đưa ra đầy đủ giấy tờ hợp lệ và thông số về giống cỏ trên”, đại diện Gestinsa cho biết.

Trong thư gửi nhà thầu Quảng Tây, ông Francisco Javier de Bonifaz, Trưởng tư vấn Gestinsa khẳng định, đến thời điểm ngày 19-6, Gestinsa chưa nhận được bất cứ tài liệu về nhập khẩu nguồn gốc giống cỏ thuộc gói thầu A7. Thậm chí, Gestinsa đã không dưới 2 lần yêu cầu nhà thầu Quảng Tây "tạm dừng công tác trồng cỏ tại hiện trường bằng các giống cỏ nhập khẩu hoặc bất kỳ vật liệu nào không có giấy phép… Nộp các giấy tờ liên quan trước ngày 22-6”. Tuy nhiên, "phớt lờ” mọi "chỉ thị”, các giống cỏ "lạ” đến nay vẫn tiếp tục được phủ xanh các mái taluy, phát triển cực nhanh theo toàn tuyến.


Gestinsa đã không dưới 2 lần yêu cầu 
nhà thầu Quảng Tây "tạm dừng công tác trồng cỏ
tại hiện trường bằng các giống cỏ nhập khẩu

Vì lợi ích lâu dài môi trường hay vì cuộc chạy đua dự án? Trên nguyên tắc, bất cứ thực vật ngoại lai (ở đây là giống cỏ Quảng Tây) phải được sự cho phép (cấp giấy) bởi Cục Bảo vệ thực vật và Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) mới được nhập khẩu về Việt Nam. Vì sao giống cỏ trên trót lọt qua biên giới? Vì sao nhà thầu không đưa ra các thông số đạt tiêu chuẩn? Mức ảnh hưởng của giống cỏ hạt tới môi trường thực vật khác ra sao? Hiểm họa lâu dài (nếu có) đối với môi trường như thế nào? Phải chăng, do lợi ích kinh tế, do sự chạy đua về thời gian, nhà thầu Quảng Tây đã cố tình "vượt mặt” chủ đầu tư và đơn vị tư vấn để tiếp diễn "vở kịch” sự đã rồi. Hay câu chuyện còn có những nguyên nhân khác?

Dự án đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai là một trong những công trình trọng điểm của Chính phủ, tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng, với sự tham gia của nhiều chủ đầu tư, nhiều nhà thầu chính, phụ. Quyền lợi kinh tế vì thế cứ chia sẻ (có cả tới nhà thầu "4 phẩy”), vì cái lợi trước mắt, bỏ qua những hiểm họa lâu dài về nhân sinh, môi trường, người gánh chịu cuối cùng vẫn là nhân dân và sẽ thực sự nguy hại, tới tận đời con cháu. Các ngành chức năng cần sớm vào cuộc để có "lời giải” thỏa đáng với những câu hỏi trên.

Trong danh sách 100 sinh vật ngoại lai xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng trên thế giới, nhiều loài đang hiện diện tại Việt Nam và mối nguy lớn cho môi trường sinh thái. Trong số này, nhiều sinh vật đến nay vẫn phát triển dai dẳng mà chưa có cách nào diệt trừ được. Điển hình nhất là cây mai dương, bèo Nhật Bản, ốc bươu vàng, bọ cánh cứng hại dừa, bọ phấn thuốc lá...
Tuấn Việt

@ -Cỏ lạ: Khác gì “ốc bươu vàng”?- Cỏ lạ: Khác gì “ốc bươu vàng”? (ĐĐK).






***********************************


@-Lập đường dây nóng chống thương lái TQ mua hàng trái phép (24/07/12) Ngày 24/7, Văn phòng UBND TP Đà Nẵng cho hay, lãnh đạo TP vừa có văn bản chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan chức năng lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin thu mua hàng hóa trái quy định của các thương lái Trung Quốc.
>> Đà Nẵng tiếp tục phản đối Trung Quốc lập cái gọi là "TP Tam Sa"
Lập đường dây nóng chống thương lái TQ thu mua hàng trái phép
BĐBP Đà Nẵng bám sát ngư dân để kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi thu mua thuỷ, hải sản trái phép của thương lái Trung Quốc - Ảnh: HC
Trước đó, như Infonet đã đưa tin, báo cáo với đoàn khảo sát của Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội tại buổi làm việc chiều 2/7 về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, bảo vệ khu vực biên giới biển, lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng và Bộ đội Biên phòng TP cho hay, từ đầu năm đến nay đã có 198 tàu thuyền nước ngoài, chủ yếu là của Trung Quốc, xâm phạm lãnh hải Việt Nam tại vùng biển Đà Nẵng. Khi phát hiện, BĐBP Đà Nẵng đã xua đuổi và yêu cầu các tàu này phải ra khỏi lãnh hải của Việt Nam.
Ngoài ra, BĐBP Đà Nẵng cũng xử lý 3 vụ (14 người Trung Quốc) núp dưới vỏ bọc đi du lịch tạm trú tại khu vực cảng cá Thọ Quang (quận Sơn Trà) để thu mua hải sản. Cùng với trục xuất những người vi phạm, BĐBP Đà Nẵng đã thành lập tổ công tác thường xuyên kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng trên. Bên cạnh đó, BĐBP Đà Nẵng còn phát hiện trong 2 năm 2010-2011 có hiện tượng nhiều người Trung Quốc đến các địa phương vùng biển thu mua vỏ tàu cũ và đã phối hợp với các lực lượng chức năng đã kịp thời xử lý.
Trước tình hình này, UBND TP Đà Nẵng vừa chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát các đầu mối thu mua hàng hóa cho thương lái Trung Quốc và kịp thời xử lý các vi phạm (nếu có). Đồng thời phối hợp với các ban, ngành chức năng tại địa phương lập đường dây nóng tại các địa bàn chủ chốt để tiếp nhận thông tin của nhân dân.
Lãnh đạo Đà Nẵng cũng chỉ đạo Bộ chỉ huy BĐBP TP chủ trì phối hợp với Sở Công thương, Chi cục QLTT và các cơ quan chức năng liên quan, các đơn vị có nhiệm vụ quản lý địa bàn tại khu âu thuyền và chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về lưu trú, về hoạt động thu mua hải sản trái quy định của người nước ngoài.
Đồng thời yêu cầu Công ty Quản lý Hội chợ triển lãm và các chợ Đà Nẵng, UBND các quận, huyện chỉ đạo các đơn vị, BQL chợ tăng cường kiểm tra các hoạt động mua, bán, thu gom hàng hóa tại các chợ trên địa bàn TP, đặc biệt là tại các chợ đầu mối, bến cảng và báo cáo kịp thời về Sở Công thương các trường hợp nghi ngờ hoặc phát hiện vi phạm.
UBND các quận, huyện chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nông dân, ngư dân địa phương, các đầu mối chuyên cung cấp và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản, thủy hải sản; vận động người dân thực hiện đúng quy định pháp luật, không tiếp tay, hỗ trợ các hoạt động thu gom hàng hóa (đặc biệt nông sản, hải sản), sơ chế, vận chuyển phục vụ buôn bán theo đường tiểu ngạch với các thương lái nước ngoài nói chung, thương lái Trung Quốc nói riêng.
Sở Công thương TP phối hợp với các Sở, ban, ngành, chính quyền địa phương làm cầu nối xây dựng mối liên hệ hợp tác kinh doanh giữa người dân với các doanh nghiệp trên địa bàn TP và trong nước nhằm tạo nguồn thu nhập ổn định cho nông dân, ngư dân và nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định cho doanh nghiệp, tránh tình trạng thị trường bị thao túng, giá cả biến động bất thường.
UBND TP Đà Nẵng cũng yêu cầu các cơ quan báo chí trên địa bàn đẩy mạnh tuyên truyền, phố biến âm mưu, thủ đoạn của các đối tượng (sử dụng hộ chiếu du lịch, giấy thông hành nhập cảnh và lưu trú dài hạn ở Việt Nam để tổ chức trái phép mạng lưới thu gom hàng hóa trực tiếp của dân, đặc biệt là nông sản và thủy sản; thuê thương lái người Việt để mua hàng nhằm trốn tránh các quy định của pháp luật; thực hiện các hành vi lừa đảo như thu mua hàng hóa với giá cao, mua chịu của dân và thương lái Việt Nam sau đó bỏ trốn làm xáo trộn thị trường hàng hóa, ảnh hưởng đến đời sống của dân) để người dân hiểu và có biện pháp phòng tránh.
@-Lập đường dây nóng chống thương lái TQ mua hàng trái phép (24/07/12)
------------------------------------------
SGTT.VN - Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu chính quyền huyện Cam Lâm và các ngành có liên quan cần tuyên truyền, khuyến cáo nông dân cảnh giác trong việc bán xoài Úc cho thương lái Trung Quốc. Động thái này nhằm bảo vệ giá trị, thương hiệu của một loại nông sản mới và tránh những rủi ro như đã từng gặp.

Do khai thác non để bán cho thương lái Trung Quốc, rong mơ cạn kiệt nhanh. Trong ảnh: người dân khai thác rong mơ tại Ninh Vân, Khánh Hoà.
Sự cảnh báo này là cần thiết bởi trước đó, tại tỉnh Khánh Hoà và nhiều địa phương khác, hàng loạt mặt hàng nông sản được người dân khai thác và nuôi trồng quá mức để bán cho thương lái Trung Quốc, sau đó gánh hậu quả nặng nề.
Thương lái Trung Quốc mua không cần tốt xấu
Xoài Úc là giống xoài được công ty EMU Việt Nam ở huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà phối hợp với trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Khánh Hoà du nhập và trồng thành công từ mấy năm gần đây. Xoài Úc có đặc điểm trái to, tròn, thơm ngon... nhìn chung có nhiều ưu thế hơn hẳn các giống xoài khác trồng tại các địa phương ven biển thuộc tỉnh Khánh Hoà. Chính vì xoài Úc cho hiệu quả kinh tế cao, nên diện tích tăng khá nhanh, đến nay đã lên đến gần 1.000ha. Xoài Úc thương phẩm đang được công ty EMU Việt Nam thu mua và chế biến xuất khẩu.
Tuy vậy, từ khoảng hai tháng trở lại đây, tại các vườn xoài Úc có rất nhiều thương lái Trung Quốc đến mua để đưa về nước qua đường tiểu ngạch. Một thương lái tên M. chuyên mua xoài ở thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm cho biết công ty EMU Việt Nam mua xoài theo hình thức phân loại, đóng gói, gắn thương hiệu để xuất khẩu trong khi các thương lái Trung Quốc mua rất “à um” không cần phân loại, không đóng nhãn mác và mua với giá cao hơn 1 – 2 giá. Sau khi gom mua, họ chở xoài về Trung Quốc chủ yếu bằng đường bộ. “Xoài đâu giống như cái kẹo sản xuất hàng loạt nên không đồng đều, có trái tròn, trái méo. Thế nhưng thương lái Trung Quốc mua tất, như vậy rất dễ bán”, M. nói. Hiện công ty EMU Việt Nam mua xoài theo phân loại: 32.000 đồng/kg loại 1, 28.000 đồng/kg loại 2, 18.000 đồng/kg loại 3, và xoài dạt 10.000 đồng/kg. Trong khi đó thương lái Trung Quốc mua “xô” với giá lên đến 28.000 đồng/kg.
Hiện toàn tỉnh Khánh Hoà có khoảng 500ha xoài Úc đang cho thu hoạch với sản lượng khoảng hơn 700 tấn. Năm nay, công ty EMU Việt Nam dự kiến mua để xuất khẩu khoảng 500 – 600 tấn, nhưng do thương lái Trung Quốc vào tranh mua, đẩy giá lên cao khiến công ty này chỉ mua được chưa đến 240 tấn.
Không tiếp tay cho thương lái Trung Quốc
Hướng dẫn, vận động người dân không tiếp tay, hỗ trợ các hoạt động thu gom hàng hoá (đặc biệt nông sản, hải sản), sơ chế, vận chuyển phục vụ buôn bán theo đường tiểu ngạch với các thương lái nước ngoài nói chung, thương nhân Trung Quốc nói riêng. Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng vừa có văn bản yêu cầu các cơ quan chức năng với nội dung như trên. Văn bản trên cũng yêu cầu siết chặt việc quản lý hoạt động thu mua hàng hoá của thương nhân Trung Quốc trên địa bàn thành phố; lập đường dây nóng tại các địa bàn chủ chốt để tiếp nhận và xử lý kịp thời thông tin của người dân cung cấp.
Ông Dương Tôn Đoàn, phó tổng giám đốc công ty EMU Việt Nam nói do phải cạnh tranh với thương lái Trung Quốc nên có khi ba, bốn ngày doanh nghiệp không mua được xoài. Trước đây doanh nghiệp thu mua, phân loại ngay tại vườn nhưng bây giờ có lúc phải mua “xô” cho kịp với thương lái Trung Quốc, sau đó đem về nhà máy phân loại. Nhưng lo ngại nhất là Hong Kong không phải là thị trường chính ngạch nhưng đã xuất hiện xoài Úc Khánh Hoà, do thương lái Trung Quốc xuất qua. “Xoài Úc qua Hong Kong theo đường thương lái Trung Quốc bị hư hỏng nhiều... Nguy hiểm nhất là điều đó mất uy tín thị trường xuất khẩu trong tương lai”, ông Đoàn lo ngại.
Thực tế cho thấy gần đây không chỉ xoài Úc, tình trạng tranh mua của các thương lái Trung Quốc đã ảnh hưởng nhiều đến các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Thương lái Trung Quốc đã thuê các thương nhân người Việt Nam mua sản phẩm như khóm, khoai lang, cua... với giá cao. Thấy bán được giá cao, nông dân phá bỏ luôn hợp đồng đã ký với nhà máy để bán cho họ. Sở dĩ thương lái Trung Quốc trả giá cao hơn thương nhân trong nước vì không phải đóng thuế, từ đó họ có thể thao túng thị trường, tạo ra môi trường cạnh tranh thiếu bình đẳng, phần thiệt cuối cùng thường là nông dân và doanh nghiệp Việt Nam.
Một số ý kiến cho rằng, phần lớn thương nhân Trung Quốc núp bóng thương nhân trong nước, không trực tiếp mua nông sản của nước ta nên khó xử lý. Do đó, cần có những quy định để kiểm soát hoạt động của cả thương nhân Việt Nam khi tham gia hợp tác với thương nhân nước ngoài, nhất là Trung Quốc.

Xoài Úc tại Khánh Hoà đang bị thương lái Trung Quốc tranh mua kiểu “không cần phân biệt tốt xấu”. Trong ảnh: nông dân đang thu hoạch xoài Úc.

Bài học cay đắng từ rong mơ bị khai thác tận diệt
Từ mấy năm nay, khai thác rong mơ để xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc là nghề của nhiều người dân ven biển miền Trung. Có thời điểm, giá rong mơ liên tục tăng từ vài ngàn đồng/kg lên 9.000 – 10.000 đồng/kg khô, nên người dân đua nhau khai thác rong mơ. Thậm chí, rong mơ trưởng thành từ tháng 5 – 8, nhưng mới tháng 3 khi còn non cũng đã bị khai thác theo kiểu tận diệt.
Chính vì vậy, năm nay dù rong mơ vào chính vụ nhưng tại các xã/phường vốn được xem là vựa rong mơ của tỉnh Khánh Hoà như xã Ninh Vân, xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hoà; phường Vĩnh Hoà, thành phố Nha Trang không còn cảnh tấp nập người dân phơi rong mơ kéo dài dọc các bãi biển, hai bên đường đi như trước đây. Chẳng hạn, tại xã Ninh Vân, thị xã Ninh Hoà năm nay mới chỉ khai thác được khoảng 200 tấn rong mơ, bằng 1/3 so với năm ngoái. Rong mơ mất mùa, khiến cuộc sống hàng trăm hộ dân làm nghề này trở nên khó khăn. Lao động vất vả, ngụp lặn dưới biển sâu để cắt được cây rong nhưng thu nhập mỗi người chỉ khoảng 100.000 đồng/ngày. Anh Nguyễn Văn Tuấn, một thợ lặn chuyên cắt rong mơ ở xã Ninh Vân cho biết từ tháng 3 khi rong mơ còn non người dân đã đua nhau cắt bán cho thương lái Trung Quốc, vì thế rong mơ ngày càng ít.
TS Lê Như Hậu, viện Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nha Trang (thuộc viện Khoa học và công nghệ Việt Nam), thư ký đề tài khoa học “Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu giải pháp bảo vệ nguồn lợi rong mơ tại Khánh Hoà” cho hay, rong mơ có vai trò rất quan trọng đối với môi trường, là nơi làm tổ của các loài thuỷ sản, hấp thụ các chất thải hữu cơ tại các vùng cửa biển. Đặc biệt rong mơ có vai trò rất quan trọng trong chiết xuất thực phẩm dinh dưỡng... Thế nhưng, do khai thác quá mức để bán cho Trung Quốc, sản lượng rong mơ tại Khánh Hoà đang suy giảm nghiêm trọng, tốc độ mỗi năm giảm từ 1 – 2 lần. TS Hậu lo lắng: “Rong mơ cạn kiệt không những dẫn đến suy thoái về rong mơ mà còn suy thoái về môi trường, đặc biệt là suy thoái về nguồn lợi ven bờ”.
BÀI VÀ ẢNH: LÊ ANH

Giá khoai lang tăng, nông dân lại ùn ùn bỏ lúa
Chưa có thống kê chính xác nhưng theo UBND các xã thuộc huyện Bình Tân, Bình Minh, Tam Bình (Vĩnh Long) khi khoai lang tím Nhật tăng giá trở lại, dù chưa tới mức đỉnh như hồi năm ngoái (1,2 triệu đồng/tạ), nhưng diện tích đất lúa chuyển sang trồng khoai lang có chiều hướng tăng nhanh trở lại. Một số nơi đã chuyển 100% diện tích đất lúa sang chuyên canh khoai lang. Phòng nông nghiệp Bình Tân cho hay, đã khuyến cáo nông dân không nên phát triển rầm rộ khoai lang theo hướng chuyên canh, nhưng không hiệu quả. Tổng diện tích khoai lang tại Vĩnh Long, tính đến đầu tháng 6.2012, đã lên tới gần 9.500ha, gấp rưỡi hồi năm 2011.
Giá khoai lang tăng trở lại do nhiều xe container đã trở lại làm “hàng” cho thương lái Trung Quốc tại các vựa khoai lang thuộc xã Thuận An, huyện Bình Minh.
NGỌC TÙNG
@-Cảnh báo sự thao túng của thương lái Trung Quốc  (SGTT).

Cảnh báo sự thao túng của thương lái Trung Quốc
SGTT.VN - UBND tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu các ngành có liên quan cần tuyên truyền, khuyến cáo nông dân cảnh giác trong việc bán xoài Úc cho thương lái Trung Quốc. Động thái này nhằm bảo vệ giá trị của một loại nông sản mới..

- UBND TP Đà Nẵng: Yêu cầu không tiếp tay thương nhân Trung Quốc gom hàng (TT). Thương lái Trung Quốc lùng sục mua cây trâm cổ thụ (CAND).

'Siết' hoạt động thu mua hàng hóa của thương lái Trung Quốc
Việc thương lái Trung Quốc sang Việt Nam gom hàng đã gây nhiều hệ lụy tại các địa phương. Trước tình trạng này, TP Đà Nẵng đã đưa ra nhiều biện pháp mạnh tay để dẹp “loạn”.




-- Vận chuyển 300 triệu đồng tiền giả về Hà Nội tiêu thụ (TN).
Hai nam thanh niên vận chuyển tiền giả bị bắt ở ga Hà Nội (Dân trí) - Cường và Dụng cũng khai nhận, hai đối tượng buôn bán tiền giả từ bên kia biên giới về Việt Nam theo đường mòn, sau đó tập kết tại Lạng Sơn trước khi tuồn sâu vào trong nước. Ngày 25/7, Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV (PC46- CATP Hà Nội) ...
Vận chuyển 300 triệu đồng tiền giả về Hà Nội tiêu thụThanh Niên
Phá đường dây vận chuyển tiền giả xuyên quốc giaNgôi Sao
Tuồn tiền giả 500.000 đồng về Hà NộiVNExpress
- Ào ào trả nồi Trung Quốc vì nghi kém chất lượng (VNN).
- Vì sao thực phẩm Trung Quốc liên tục bị phát hiện nhiễm độc? (DT).


- Gà thải TQ tràn ngập: Thảm họa không được kiểm soát (DT). - Nguy cơ ngộ độc từ gà thải loại “đội lốt” gà ta (DV).
- Người dân liên tiếp trả hàng Trung Quốc vì chất lượng “dỏm” (Dân Trí). - Cảnh giác thương lái Trung Quốc (KP). - Kiểm soát việc thu mua hàng của thương nhân nước ngoài (SGGP). - Người dân phản đối quảng cáo sai sự thật của một công ty bán hàng TQ (RFA). - Công ty An Khang mua lại hàng Trung Quốc đã bán (SGGP). - Mất nghìn tỷ đồng vì giống bệnh từ TQ (ĐV).

----------------------------------------

Gian-tế sgtt
 -Phố "lạ", quản lý cũng lạ
Người nước ngoài đến Việt Nam cư trú, kinh doanh, học tập... bao giờ cũng được hoan nghênh một khi chấp hành đầy đủ các quy định pháp luật. Nhưng cái kiểu “chào đón” của các cơ quan chức năng ở Bình Dương mà Thanh Niên phản ánh trong bài Phố “lạ” ở Bình Dương thì quả thật là... lạ. -  Phố “lạ”, quản lý cũng lạ (TN). - Nói tiếp chuyện Báo chí và việc quảng bá sang Tàu du lịch… (Mạnh Quân).
Xã hội đen Trung Quốc gây rối ở Bình Dương (TN/ Sống Mới).  - “Hình như chính quyền luôn “bảo kê” cho quặng lậu” (DT). - Thu hồi giấy phép dự án quặng sắt do Trung Quốc đầu tư (ĐV).
- Vụ người Trung Quốc nuôi cá trái phép tại vịnh Cam Ranh:  Phạt 4 công ty 100 triệu đồng (SGGP).
 Kiểm điểm 13 cán bộ đi Trung Quốc// nước ngoài không phép (NLĐ).


-----------------------------------------------------
----------------------------------------------------------




- Vụ phòng khám Maria: Lãnh đạo Sở Y tế trả lời thế nào? (DT). - Liên quan đến phòng khám Trung Quốc: cơ quan chủ quản né trách nhiệm  (SGTT).


Nhiều người Trung Quốc khám bệnh “chui”Ngày 23.7, báo cáo nhanh của Thanh tra Sở LĐ-TB-XH TP.HCM về kết quả thanh tra 8 phòng khám (PK) y học cổ truyền (YHCT) có người Trung Quốc tại TP cho thấy: nhiều PK sử dụng lao động “chui”, và vi phạm nhiều chính sách pháp luật
Phòng khám Mỹ-Việt: Bác sĩ Trung Quốc xinh đẹp nhưng đồ tể
Phạt 60 triệu với 2 phòng khám có bác sĩ TQ “chui”
Mỗi cơ sở bị xử phạt hành chính là 30.750.000 đồng, đồng thời phải ký cam kết không được tiếp tục sử dụng bác sĩ người nước ngoài không có giấy phép
Xử 2 phòng khám sử dụng bác sỹ Trung Quốc “chui” (TTXVN).  Vụ tử vong tại phòng khám Maria: Sở Y tế không đùn đẩy trách nhiệm! (DT).   -  Nhiều người Trung Quốc khám bệnh “chui” (TN). -- Bệnh nhân liên tiếp bị nạn tại phòng khám Trung Quốc: Cơ quan chức năng không thể phủi trách nhiệm  (Petrotimes). - Hà Nội chấn chỉnh cơ sở y tế có yếu tố nước ngoài (TTXVN). - Sao cứ phải chờ chết người rồi mới đình chỉ? (ĐV).
-- Bác sĩ Trung Quốc xinh đẹp: Sẽ bị ung thư chờ chết (PN Today). - Lại phát hiện người Trung Quốc hành nghề không phép (TT). - Xử lý sai phạm ở phòng khám tư nhân chưa nghiêm (SK&ĐS).
-----------------------------------------------




- Sữa bột Trung Quốc nhiễm độc chất cực mạnh (PLTP). - Trung Quốc: Sữa cho trẻ sơ sinh nhiễm chất gây ung thư (DT). - Sữa bột Trung Quốc chứa chất gây ung thư (TT). - Thu hồi sữa bột trẻ em chứa nấm mốc (VTC).

- Trung Quốc: Lại phát hiện độc tố gây ung thư trong sữa cho trẻ nhỏ – (RFI).
Trung Quốc thu hồi sữa có chất gây ung thư

Tổng số lượt xem trang