Mệnh lệnh toàn quân trực chiến được coi là biện pháp xử lý tình huống bất ngờ một khi phe của ông Ri Yong-ho kháng cự.
Thực hư câu chuyện mà tờ “Chosun Ilbo” đăng ngày 20/7 cho rằng “đã xảy ra giao chiến trong quá trình bãi miễn ông Ri khiến 20 binh sĩ thiệt mạng” vẫn chưa thực sự rõ ràng và cho đến giờ cũng chưa thấy có điều gì bất thường xảy ra trong nội bộ Bắc Triều Tiên sau tuyên bố miễn nhiệm mà Hội nghị Bộ Chính trị Đảng Lao động Triều Tiên ra nghị quyết hôm 15/7.Lý do khiến ông Ri Yong-ho bị bãi miễn chức vụ
Mùa Xuân năm 2009 – sau khi Tổng Bí thư Kim Châng In lâm trọng bệnh, ông Ri Yong-ho đã được bổ nhiệm chức vụ Tổng tham mưu trưởng quân đội Triều Tiên, chuẩn bị cho cuộc chuyển giao quyền lực sang ông Kim Châng Un.
Theo đánh giá của các chuyên gia về Bắc Triều Tiên của Hàn Quốc và Nhật Bản, nguyên nhân của cuộc thanh trừng này là cuộc đối đầu giữa ông Ri Yong-ho và ông Choe Ryong-hae, người được bầu làm Tổng Cục trưởng Tổng Cục chính trị KPA tại Đại hội đại biểu Đảng Lao động Triều Tiên.Tổng Cục trưởng Tổng Cục chính trị là vị trí có quyền hành cao nhất trong quân đội nước này. Người tiền nhiệm của ông Choe là ông Jo Myong- rok, nhân vật lừng lẫy tiếng tăm từng thay mặt Tổng Bí thư Kim Châng In có chuyến thăm lịch sử đến Mỹ năm 2000, vừa qua đời năm 2010.
Chức vụ này chỉ đứng thứ hai sau Tổng tư lệnh tối cao và có vai trò chỉ đạo vấn đề nhân sự trong quân đội, kiểm duyệt tư tưởng và bắt giữ các quan chức vi phạm kỷ luật.Ồng Jo là quân nhân trong khi ông Choe chỉ là đảng viên và không có bề dày kinh nghiệm trong quân ngũ. Tuy nhiên, ông Choe lại là cộng sự gần gũi của cố Tổng Bí thư Kim Châng In và tướng dưới quyền ông Jang Song- theak, em rể ông Kim Châng In.
Việc bãi nhiệm ông Ri Yong-ho được cho là quyết định của ông Choe và gia tộc họ Kim, gồm ông Kim Châng Un, cô ruột ông Kim, bà Kim Kyong-hui, và chồng bà, ông Jang Song-theak.Rõ ràng, việc ông Choe giữ chức Tổng Cục trưởng Tổng Cục chính trị sẽ khiến vị trí của ông Ri Yong-ho bị lung lay. Ông Ri là người thuộc phái cứng rắn, từng tham gia chỉ đạo vụ đánh đắm tàu tuần tra của Hàn Quốc và pháo kích đảo Yeonpyeong hồi năm 2010.
Cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội Triều Tiên Ri Yong-ho và ông Kim Jong Un (ảnh: KCNA) |
Mùa Xuân năm nay, ông Ri cũng là người nắm quyền chỉ đạo thực tế trong vụ phóng vệ tinh thất bại và xúc tiến các bước nhằm dọn đường cho vụ thử hạt nhân.
Tuy nhiên, từ tháng 5/2012, dư luận bắt đầu nhận thấy những thay đổi trong đường lối tăng cường “chính sách tiên quân” (quân đội hàng đâu) của Bình Nhưỡng. Giới phân tích cho rằng việc bãi nhiệm ông Ri cho thấy có sự thay đổi trong đường lối của gia tộc họ Kim nhằm chuyển quyền lực từ tay quân đội vốn giữ quá nhiều sức mạnh nhờ nền chính trị “tiên quân sang quyền chỉ đạo của Đảng Lao động Triều Tiên.
Sau tuyên bố bãi nhiệm ông Rỉ, tờ “Thời báo Hoàn cầu” thuộc Nhân dân nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đăng bài viêt của Giáo sư Trường Đảng trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trương Liên Khôi, đánh giá cao động thái này.
Giáo sư Trương cho rằng “việc bãi nhiệm ông Ri sẽ giúp cho chính sách ngoại giao của Bắc Triều Tiên ổn định và rõ ràng hơn” và biến cố này “đã không nằm ngoài dự tính” của giới quan sát, đồng thời ông Trương cho rằng “từ nay có thể sẽ có thêm nhiều thay đổi lớn về nhân sự ở Bắc Triều Tiên”. Vị giáo sư này còn khẳng định:“Nếu Bắc Triều Tiên cỏ thể thực hiện thay đổi nhân sự một cách ổn định, điều đó cũng sẽ chứng tỏ sự trưởng thành về chính trị của ông Kim Châng Un. Đây là một quá trình nhằm củng cố quyền lực của nhà lãnh đạo Triều Tiên”.Thay đổi đường lối cứng rắn
Cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội Triều Tiên Ri Yong-ho (ảnh: KCNA) |
Sau vụ phóng tên lửa hồi tháng Tư, bên cạnh chỉ thị chuẩn bị cho vụ thử hạt nhân, Bình Nhưỡng cũng kêu gọi sử dụng “hành động đặc biệt và bạo lực cách mạng” trước hành vi “báng bổ Bí thư thứ nhất Kim Châng Un” của truyền thông Hàn Quốc.
Từ thời điểm đó, xuất hiện những thông tin cho rằng Trung Quốc bắt đầu gây áp lực đối với đường lối cứng rắn của Bắc Triều Tiên. Theo nguồn tin quân sự gần gũi với quan hệ Trung-Triều, Bắc Kinh đã rất tức giận trước tuyên bố về “hành động đặc biệt” của Bắc Triều Tiên đối với Hàn Quốc. Sau đó, đường lối cứng rắn của Bắc Triều Tiên đã có những thay đổi.
Ngày 3/5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên cho biết Bình Nhưỡng “không có kế hoạch thử hạt nhân”. Việc Trung Quốc gây áp lực khiến Bắc Triều Tiên đưa ra những phát ngôn thiếu cứng rắn như vậy có thể cho thấy khả năng rằng Bắc Kinh đã đứng đằng sau vụ bãi miễn ông Ri Yong-ho.Chỉ riêng năm 2011, thương mại hai chiều với Trung Quốc chiếm tới 90% trong tổng kim ngạch thương mại trị giá 6,3 tỷ USD của Bắc Triều Tiên. Do đó, mối quan hệ Trung-Triều thực sự có ảnh hưởng to lớn đối với cơ cấu quyền lực của chế độ Kim Châng Un từ nay về sau.
Sau khi tuyên bố bãi nhiệm ông Ri được đưa ra, Bí thư thứ nhất Kim Châng Un được suy tôn là nguyên soái của quân đội nước này. Có lẽ ông Kim Châng Un sẽ không chỉ giải phóng công cuộc cải cách, tiến tới cải tổ kinh tế đất nước một cách thực sự mà đây còn lại động thái ngả sang “phái thân Bắc Kinh”, chuyển hướng sang “đường lối thân Trung Quốc” và phủ định người cha Kim Châng In.
Phải chăng Nguyên soái Kim Châng Un sẽ lựa chọn con đường có nhiều chông gai đến vậy? Có lẽ dư luận cần phải để tâm đến những động tĩnh trong lĩnh vực kinh tế của Bắc Triều Tiên.
@ gdvn-Bắc Kinh đứng sau vụ cách chức Tổng tham mưu trưởng Triều Tiên?