(VEF.VN) - Giải cứu DN, để thiết thực, doanh nghiệp (DN) cho rằng chính sách của Nhà nước cần đi đúng chỗ và thực thi quyết liệt hơn chứ mới chỉ nói thì chưa tin được.
- Bộ Công Thương đang đưa đề án “Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp”. Tuy nhiên, để thiết thực, doanh nghiệp (DN) cho rằng chính sách của Nhà nước cần đi đúng chỗ và thực thi quyết liệt hơn chứ mới chỉ nói thì chưa tin được.Nghe nhưng chưa thấy
Điệp khúc DN chịu lãi suất cao, thu hẹp sản xuất, phá sản, hàng tồn kho đã quá quen thuộc. Đã có nhiều hoạt động hỗ trợ được công bố, tuy nhiên cộng đồng DN vẫn cho rằng chỉ nghe chứ chưa thấy.
Bà Quách Tố Dung, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho rằng: Các thông tư, chỉ đạo của thống đốc về vốn vay thì có nhưng hiện nay ngân hàng mức chỉ ở giai đoạn xem xét, đàm phán chứ chư thực hiện đồng bộ, giải quyết thấu đáo cho doanh nghiệp.
Trong khi đó ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Cần Thơ nêu quan điểm: “DN có lợi nhuận cao đến mấy cũng không đủ lãi để trả lãi cho ngân hàng. Để giải quyết tình trạng này Chính phủ và NHNN cần phải thay đổi và điều chỉnh, nếu không có biện pháp thì vỡ nợ xảy ra. Nhiều DN mất cân đối, hoạch toán không đúng thì ngân hàng không cho vay. Lãi suất đề ra như vậy nhưng cũng cần có liên tịch và kiểm tra những đầu mối ngân hàng ở TƯ. Đến nay vẫn chưa tìm thấy sự nhất quán giữa NHNN và ngân hàng thương mại nên doanh nghiệp mong vốn cũng chỉ biết nghe các lời hứa từ trên”.
Chủ trương của Bộ Công thương là tập hợp nhiều ý kiến của các DN để hoàn thiện đề án trình Chính phủ và đẩy nhanh tiến độ thực thi. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay thì việc phát triển thị trường trong nước mấu chốt là việc tìm cơ chế để hàng hóa giao lưu. Hầu hết DN cho rằng nên thành lập một tổ công tác chuyên trách ở cấp Bộ để tìm sự liên kết giải quyết giữa nhiều Bộ với nhau bởi tiếng nói của sở không thể đến với các bộ khác.
Ông Vũ Huy Hoàng - Bộ trưởng Bộ Công Thương - cho biết: “Khả năng thực hiện kinh tế năm 2012, nhiều khó khăn mà cộng đồng doanh nghiệp đang đương đầu, nhiều doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, phá sản, hàng tồn kho. Bình quân hàng tồn kho 6-2012 tăng 26% so với cùng kỳ năm 2011. Trong khi đó, tiếp cận vốn, lãi suất, đầu vào tăng… tất cả mọi điều này liên quan đến phát triển kinh tế và an sinh xã hội.
Đi cùng doanh nghiệp tới đâu?
Trong khi các DN đang uể oải với tình hình kinh doanh sụt giảm thì sức ép cạnh tranh từ các DN nước ngoài luôn là nỗi ám ảnh. Hầu hết doanh nghiệp đều cho rằng các cơ chế chính sách của nhà nước tác động vào thị trường chưa đủ liều lượng để tăng sức đề kháng trước cạnh tranh. Hàng rào kỹ thuật xây dựng vẫn chưa đủ mạnh để tạo nên một lợi thế nhất định cho các DN nội.
Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tôn Hoa Sen lo ngại: “Một trong những mối hiểm họa lớn nhất cho việc cạnh tranh của doanh nghiệp nội là chống chọi với tình trạng chuyển giá của các doanh nghiệp FDI. Thậm chí ngân sách nhà nước thâm hút rất nhiều khi tình trạng này vẫn đang tiếp diễn. Trong khi đó cần một giải pháp cứng rắn và triệt để thì hiện nay cơ chế của ta vẫn đang còn loay hoay. Vì vậy nếu không cứng rắn siết chặt điều này thì doanh nghiệp trong nước sẽ thất bại ngay trên sân nhà nếu “đấu tay đôi” với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nươc ngoài.”
Về vẫn đề lãi suất, theo phân tích của ông Vũ thì hiện nay lãi suất có giảm thêm 2 -3% nữa thì DN cũng chưa chắc được cứu. Phần nhiều DN chỉ có thể tiếp cận được vốn nếu lãi suất xuống dưới 10%. Đành rằng thật khó có ngân hàng nào chấp nhận được mức lãi suất như vậy nhưng nếu không mạnh bạo thì dòng thác suy thoái của doanh nghiệp sẽ không thể chặn đứng. Hiện nay không ít doanh nghiệp tồn tại như những “khối u ác tính” hủy hoại cả cơ thể nền kinh tế. Nếu DN chết quá nhiều thì ngân hàng cũng khó sống.
Trong khi nhiều DN gồng mình chịu đựng sự khắc nghiệt của thị trường xuất khẩu thì ngay tại nội địa để giải quyết thủ tục hành chính cũng đang chồng thêm nỗi lo. Các hiệp hội ngành hàng xuất khẩu lớn là thủy sản, chế biến gỗ, da giày đã kiến nghị với Bộ Công thương, Tổng cục Hải quan nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính trong xuất nhập khẩu tuy nhiên vẫn đề vẫn chưa đi đến hồi kết.
Ông Phạm Thanh Hoan, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần may Việt Tiến cho biết, theo quy định, doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu dành cho gia công xuất khẩu sẽ được ân hạn thuế trong vòng 275 ngày. Tuy nhiên để được ân hạn thuế, DN phải trải qua thủ tục nhiêu khê, phức tạp. DN phải mất nhiều thời gian và chi phí, cần có tài sản thế chấp, phải qua nhiều lần công chứng… Đây là vướng mắc lớn nhất nên đề xuất dung hòa chính sách vĩ mô để tháo gỡ khó khăn này.
Nhiều cơ hội thiết lập chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu có thể sẽ bị bỏ quá nếu như các cơ chế chính sách trong nước còn quá cứng nhắc. Cụ thể như ngành gỗ thành phẩm Việt Nam hiện đang đứng thứ 7 trên thế giới về xuất khẩu, chỉ đứng sau các nước phát triển như Đức, Ý, Trung Quốc… Với bối cảnh suy thoái kinh tế như hiện nay thì nhu cầu tiêu dùng sẽ không còn hướng đến những sản phẩm gỗ giá cao của các nước phát triển thì cơ hội dành cho Việt Nam rất lớn.
Theo ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM, các doanh nghiệp gỗ cần có cơ chế hỗ trợ về vốn vay để đầu tư công nghệ hiện đại nhằm nâng cao năng suất và chất lượng. Hiện tại đang có nhiều cơ hội để tận dụng trang thiết bị hiện đại tại các doanh nghiệp đóng cửa ở nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp trong ngành cũng đang kiến nghị cần lập được chợ hoặc một vùng kinh doanh đồ gỗ để giải quyết đầu ra cho doanh nghiệp và cũng tạo động lực xuất khẩu.
Vì vậy ngoài những biện pháp về thuế, ngân hàng, tài chính nhưng vẫn cần có những biện pháp căn cơ hơn nữa. Dự thảo của đề án tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đã được Bộ Công thương xây dựng như là một giải pháp bổ sung. Tuy nhiên để thực thi một cách trơn tru thì còn tùy vào mức độ tiếp nhận ý kiến của doanh nghiệp đến đâu.
Lập đề án khẩn cứu doanh nghiệp (NLĐ 25-7-12)
Vietnam Inflation Eases as Demand Sags (WSJ 24-7-12)
Điểm mặt các ‘ông lớn’ Việt lỗ khủng (VTC 25-7-12)
-CPI tiếp tục âm: Đối mặt suy giảm kép (VEF 24-7-12) Cần sớm chặn đà giảm phát (VnEx 24-7-12) -- Giống như thằng bé tập lái xe: Nhấn hết ga, đụng vào tường một cái rầm! Bảo lui ngay thì cũng nhấn hết ga tụt lùi đụng hàng rào nghe cái cốp, bảo bẻ nhanh qua tay phải thì suýt lọt xuống cống, bảo quẹo qua tay trái thì cán nhẹp luống hoa! Chạy tới chạy lui mà vẫn không ra khỏi sân nhà, chiếc xe gần nát mà miệng thằng bé thì cứ bi bô, hứa sẽ "tái cơ cấu"! Cuối cùng phải đá đít nó xuống để người lớn lái!
Doanh nghiệp xuất khẩu “đau” vì thủ tục “vô tình” (PLVN 25-7-12)
Cấm mang vàng miếng khi xuất nhập cảnh
Nợ xấu ngân hàng có thể lên đến 10%
Ngân hàng đang đẩy mạnh gom vàng? (VnEconomy)- Thị trường liên tiếp xuất hiện thông tin một số ngân hàng thương mại đột ngột tăng lãi suất để gom vàng, bán ra để kiếm lời
-@-Giảm lãi suất cho vay: Nói suông đã thấy nhạt miệng
Doanh nghiệp (DN) gặp nhiều khó khăn nên khó có điều kiện trả nợ. Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm của toàn hệ thống ngân hàng (NH) cũng chỉ đạt 0,76%. Tình hình này buộc NH đang có nhiều hành động thực tế hơn.
Cơ cấu nợ cũ, đẩy nhanh cho vay mới
Nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm chỉ đạt 6,3%, mức nhập siêu thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Trong đó, mức giảm nhiều nhất được ghi nhận là nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất và phục vụ sản xuất. Điều này cho thấy sức mua của nhiều thị trường nhập khẩu hàng Việt Nam đang có sự suy giảm đáng kể.
Các DN trong nước thiếu đơn hàng, nhất là đơn hàng dài hạn. Theo ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công Thương, khó khăn lớn nhất của các DN hiện nay chính là các DN đã vay vốn với lãi suất cao trước đây hiện không còn khả năng trả nợ khi đầu ra bị thu hẹp.
Trước thực tế trên, cộng thêm chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây về việc điều chỉnh khoản vay cũ xuống mức 15% cùng mục tiêu tăng trưởng tín dụng 8 - 10% trong 6 tháng còn lại của năm 2012, nhiều NH phải chủ động cơ cấu lại nguồn vốn vay cũ cũng như đẩy nhanh vốn ra để lưu thông.
Ông Phan Huy Khang, Tổng giám đốc NH Sacombank cho biết, Sacombank đã điều chỉnh giảm lãi suất các khoản vay cũ xuống dưới 15%/năm đối với khách hàng DN và hộ dân. Theo thống kê, Sacombank có khoảng 26.000 tỷ đồng dư nợ tại NH được điều chỉnh trong đợt này và bình quân lợi nhuận Sacombank giảm 80 tỷ đồng/tháng.
Sacombank đã ký kết biên bản thỏa thuận hỗ trợ 1.110 tỷ đồng vốn với hạn mức cho vay mỗi DN từ 30 - 300 tỷ đồng, giải ngân từ nay đến cuối năm 2012 cho16 DN tại TP.HCM lãi suất 13%/năm cố định trong 3 tháng đầu.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc NH OCB, cho biết, 379 hợp đồng vay cũ tại OCB đã giảm lãi suất xuống dưới 15% cho các đối tượng thuộc bốn lĩnh vực ưu tiên.
Thậm chí, có những khách hàng hiện nay được cơ cấu lại nợ lãi suất chỉ còn 12% vì “sức khỏe” những khách hàng này đang rất yếu buộc OCB phải linh hoạt về lãi suất để hỗ trợ DN. Còn đối với các lĩnh vực khác, theo ông Tùng, tùy theo uy tín của DN, NH sẽ xem xét giảm lãi suất nếu thấy cần thiết.
Tương tự, ông Phạm Thiện Long, Phó tổng giám đốc NH HDBank, cũng thông tin về việc NH đang đang tập trung ưu tiên cơ cấu lại nợ cho các khách hàng DN thân thiết, có hoạt động hiệu quả và khả năng hấp thụ vốn tốt xuống dưới 15%. Lãnh đạo NH SHB cho biết còn 35% khách hàng đang vay với LS trên 15%/năm, hiện các chi nhánh NH đang giảm LS cho các khoản vay này, không phân biệt khách hàng cá nhân, DN.
Cơ hội giấu nợ xấu?
Hiện đang có nhiều ý kiến trái chiều về những hành động hiện tại của NH. Thậm chí, không ít người hoài nghi việc điều chỉnh lãi suất cho vay khách hàng cũ đã vay trước đây xuống 15%/năm, mục đích sâu xa chỉ nhằm giấu khoản nợ xấu vốn có tại các NH (nợ xấu của NH tính đến tháng 6 là 6,3%, cao hơn nhiều so cuối năm 2011).
Theo đó, nợ xấu tồn tại nhiều năm là sự tích lũy dồn tụ của những năm tăng trưởng nóng trước đó. Một phần do NH thẩm định dự án không chính xác, giải ngân vội với lãi suất cao khiến DN mất đi phương hướng kinh doanh.
Và khi có quá nhiều vốn, DN đầu tư đa ngành, đầu tư theo phong trào mà không có sự quản lý giám sát của NH, dẫn đến nợ xấu ngày hôm nay. Thay vì phải cơ cấu các NH yếu thì nay, chỉ thị ban hành như cơ hội để NH và DN bắt tay nhau biến hóa các khoản nợ sắp đến thời hạn báo cáo cuối năm, nay nợ xấu thành nợ tốt bằng cách đảo nợ, gia hạn nợ với lãi suất rẻ...
Có lẽ đây chỉ là những ý kiến suy luận dựa trên diễn biến thị trường. Và dẫu rằng còn rất nhiều ý kiến phản đối từ phía DN không được vay vốn rẻ hay DN không được cơ cấu nợ cũ... nhưng thực tế cho thấy, gần đây hệ thống NH thương mại đã có nhiều hy sinh lợi nhuận (chuyện mà trước nay hiếm có), hỗ trợ DN vượt qua giai đoạn khó khăn là điều đáng ghi nhận.
Thừa nhận điều này, ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM cho biết, hầu hết các NH thương mại đều đã cơ cấu lại nợ cũ cho DN. Ngoài ra, theo thống kê chưa đầy đủ nhưng tính sơ bộ trên địa bàn thành phố đã có trên 4.200 DN nhỏ và vừa tiếp cận 25.200 tỷ đồng với lãi suất tối đa 13%/năm, lãi suất phổ biến từ 12 - 12,5%/năm.
Không chỉ vậy, các NH cũng nhận thức khó khăn mà các DN đang đối mặt không những là thiếu hụt về nguồn vốn sản xuất kinh doanh mà còn về đầu ra của sản phẩm.
Do đó, nói như ông Nguyễn Đình Tùng, định hướng tiếp theo các NH sẽ chú trọng mở rộng các sản phẩm dịch vụ tài chính dành cho cá nhân nhằm góp phần kích cầu và kích thích sản xuất.
QUỲNH VŨ -@-Giảm lãi suất cho vay: Nói suông đã thấy nhạt miệng
Phải chấm dứt kiểu tiêu tiền vô tội vạ (TP 23-7-12) -- P/v chuyên gia Phạm Chi Lan
Nói và làm: CPI âm, giảm phát không còn là tín hiệu (VEF 23-7-12)
-Ngân hàng gom vàng kiếm lờiCác ngân hàng (NH) giải thích việc đột ngột tăng lãi suất (LS) chứng chỉ huy động vàng nhằm cân bằng trạng thái, trả nợ cho khách hàng đáo hạn.
--Đột phá
Kinh tế Việt Nam cần tạo ra 3 nhóm đột phá chính: đột phá về văn hóa, đột phá về chiến lược, và đột phá về thể chế quản lý kinh tế. Chúng ta thường chú ý nhiều đến các vấn đề thuộc về thể chế quản lý kinh tế, nhưng chính các yếu tố về văn hóa và chiến lược mới tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài và bền vững cho một nền kinh tế.
Một loạt các sản phẩm công nghệ và thiết bị văn phòng đã qua sử dụng sẽ không được phép nhập khẩu vào Việt Nam kể từ tháng 9
Tỉ lệ lạm phát của Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm qua
Chính phủ Việt Nam cho biết tỉ lệ lạm phát của Việt Nam đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm qua
Góc khuyết lợi nhuận ngân hàng lớn VnEconomy -Có một góc bị khuyết đi trong lợi nhuận của ngân hàng lớn, bên cạnh tác động chính là nợ xấu, dự phòng cao, tín dụng thấp khi định hình bức tranh kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 của các ngân hàng thương mại.
Hai “ông lớn” đã công bố, Vietcombank và VietinBank, đều có những điểm chung: lợi nhuận trước hợp nhất 6 tháng đầu năm đều giảm đáng kể so với cùng kỳ 2011, đặc biệt là VietinBank; nợ xấu và chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng cao; tăng trưởng tín dụng rất thấp, thậm chí VietinBank giảm 3,1%; và cả hai đều đang đứng trước thách thức rất lớn trong việc hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm nay.
Những điểm chung trên cũng đã giải thích cho kết quả lợi nhuận. Song, có một góc khuyết thể hiện khi ngồi lật lại dữ liệu thống kê giao dịch chung của hệ thống. Góc khuyết này có ở nguồn thu trên thị trường liên ngân hàng.
Những năm vừa qua, thị trường liên ngân hàng là một mảnh đất màu mỡ để các ngân hàng dư giả vốn, ưu thế là các ngân hàng lớn, tập trung kinh doanh. Khó khăn thanh khoản hệ thống thường trực, các “ông lớn” trở thành những con thoi tiếp vốn. Một mặt, họ làm tốt vai trò cứu trợ, hỗ trợ thanh khoản hệ thống; nhưng mặt khác, lãi suất cho vay nhiều thời điểm khủng khiếp trên thị trường này tạo nên nguồn lợi lớn. Ngược lại, những ngân hàng nhỏ khó khăn thanh khoản phải méo mặt với chi phí vay mượn đắt đỏ…
6 tháng đầu năm 2012, tình hình đã khác. Góc khuyết lợi nhuận ngân hàng lớn nằm ở đây.
Tất nhiên, so sánh về yếu tố lãi suất ảnh hưởng đến nguồn thu giữa các giai đoạn ở trên cần đối chiếu với lãi suất đầu vào. Song riêng quý 2/2012, lãi suất trên liên ngân hàng thấp hơn hẳn so với lãi suất huy động trên thị trường 1 và trạng thái này kéo dài.
Cả khối lượng và chất lượng (lãi suất) đều bị gọt đi rất lớn như vậy, lợi nhuận trong quý 2/2012 của các “ông lớn” bị khuyết đi so với trước đó riêng trên thị trường liên ngân hàng là rõ ràng. Trùng hợp (đương nhiên) là, theo Ngân hàng Nhà nước, trong quý 2/2012 vấn đề thanh khoản của hệ thống đã được xử lý tốt, đồng nghĩa với cơ hội kiếm lời từ các ngân hàng nhỏ khát vốn đã hẹp đi.
Hiện vẫn còn những con thoi chủ lực trên liên ngân hàng chưa công bố báo cáo tài chính quý 2 và 6 tháng 2012 nên chưa định hình được toàn diện góc khuyết đó. Song, một tính toán tại một ông lớn cho thấy 6 tháng đầu năm nay cho vay thị trường liên ngân hàng giảm tới gần 49% so với cùng kỳ 2011 thì rõ ràng một nguồn thu quen thuộc đã bị khuyết đi.
Quy mô giao dịch bình quân mỗi ngày bằng VND trên thị trường liên ngân hàng (đơn vị: tỷ đồng; tính trên cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước)
Lãi suất VND trên liên ngân hàng một năm trở lại đây (đơn vị: %, nguồn: MSB)
- Nợ xấu ngân hàng có thể lên đến 10% (VNE). - Nợ xấu gây nghẽn tín dụng (ĐV). – Phòng ngừa vỡ bong bóng tài sản: lành mạnh tín dụng (SGTT). - Góc khuyết lợi nhuận ngân hàng lớn (VnEco).
- Việt Nam: Lạm phát xuống tới mức thấp nhất kể từ tháng 9/2009 – (RFI). – Tỉ lệ lạm phát của Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm qua (VOA). - Bốn lưu ý sau diễn biến CPI tháng 7 (VnEco).
- Giảm lãi suất các khoản vay cũ về 15%: Thiếu chế tài phạt, doanh nghiệp bị phân biệt đối xử (CAND). - Ngân hàng huy động vàng để chuyển sang tiền đồng?(SGGP). - Ngân hàng gom vàng kiếm lời (TN). - Dính “bẫy” cán bộ ngân hàng, hàng loạt đại gia mất tiền tỷ (GDVN).
- Điểm trũng nợ xấu (ĐĐK).- Việt Nam: Lạm phát xuống tới mức thấp nhất kể từ tháng 9/2009 – (RFI). – Tỉ lệ lạm phát của Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm qua (VOA). - Bốn lưu ý sau diễn biến CPI tháng 7 (VnEco).
- Giảm lãi suất các khoản vay cũ về 15%: Thiếu chế tài phạt, doanh nghiệp bị phân biệt đối xử (CAND). - Ngân hàng huy động vàng để chuyển sang tiền đồng?(SGGP). - Ngân hàng gom vàng kiếm lời (TN). - Dính “bẫy” cán bộ ngân hàng, hàng loạt đại gia mất tiền tỷ (GDVN).
- Lạm phát kinh tế mới chỉ đạt 2,22% (ĐV).
- CPI tháng 7 giảm 0,29%, mạnh nhất kể từ năm 2009 (VnEco). - CPI tiếp tục giảm 0,29% (VOV). - Chỉ số giá cả nước giảm, giá thuốc nhảy vọt (DT). - Chuyên gia: Tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm tối đa là 5% (TBKTSG).
- CPI tháng thứ hai liên tiếp giảm sâu (Đầu tư).
- Hạ lãi suất: Lung tung, mỗi ngân hàng một kiểu (VEF).
-VietinBank kỷ luật cùng lúc 15 nhân sự cấp cao đv/nld
Một nguồn tin cho biết, lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) vừa có quyết định kỷ luật đối với ban giám đốc chi nhánh Bến Tre vì có nhiều sai phạm trong điều hành nghiệp vụ, để xảy ra nợ xấu với số tiền rất lớn, có nguy cơ khó thu hồi.
- Lê Anh Hùng: Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước: Từ nhận thức đến hành động (boxitvn).
- Đã bị từ chối, Tập đoàn Than “mặc cả” xin giảm thuế (Bee).
- Bị cáo Phạm Thanh Dũng lãnh án chung thân về tội nhận hối lộ (PLTP).
Một nguồn tin cho biết, lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) vừa có quyết định kỷ luật đối với ban giám đốc chi nhánh Bến Tre vì có nhiều sai phạm trong điều hành nghiệp vụ, để xảy ra nợ xấu với số tiền rất lớn, có nguy cơ khó thu hồi.
Tổng số cán bộ bị kỷ luật lên đến 15 người.
Theo đó, kỷ luật với hình thức cách chức đối với giám đốc Lê Văn Thanh và phó giám đốc Huỳnh Thị Ngọt; buộc thôi việc đối với phó giám đốc Dương Tấn Khôi. Ba cán bộ là trưởng, phó phòng nghiệp vụ bị kỷ luật cách chức, một người bị sa thải.
Chín người còn lại là cán bộ tín dụng bị kỷ luật chuyển công tác khác. Ngoài hình thức kỷ luật, lãnh đạo VietinBank còn buộc các cán bộ này phải có trách nhiệm thu hồi nợ xấu trước khi nhận nhiệm vụ mới hoặc nghỉ việc.
Theo đó, kỷ luật với hình thức cách chức đối với giám đốc Lê Văn Thanh và phó giám đốc Huỳnh Thị Ngọt; buộc thôi việc đối với phó giám đốc Dương Tấn Khôi. Ba cán bộ là trưởng, phó phòng nghiệp vụ bị kỷ luật cách chức, một người bị sa thải.
Chín người còn lại là cán bộ tín dụng bị kỷ luật chuyển công tác khác. Ngoài hình thức kỷ luật, lãnh đạo VietinBank còn buộc các cán bộ này phải có trách nhiệm thu hồi nợ xấu trước khi nhận nhiệm vụ mới hoặc nghỉ việc.
- Đã bị từ chối, Tập đoàn Than “mặc cả” xin giảm thuế (Bee).
- Bị cáo Phạm Thanh Dũng lãnh án chung thân về tội nhận hối lộ (PLTP).
-Đầu tư sân bay quốc tế:-Bỏ ra ngàn tỉ thu về chẳng bao nhiêu
TT - Theo quy hoạch cảng hàng không đến năm 2020 cả nước sẽ có thêm năm cảng hàng không quốc tế, nâng tổng số sân bay quốc tế lên 10 sân bay. Thế nhưng hiện chỉ có 2/5 sân bay quốc tế đang kinh doanh có lãi.-
Doanh nghiệp BĐS: Báo lãi ‘tượng trưng’, tồn kho hàng nghìn tỷTT - Theo quy hoạch cảng hàng không đến năm 2020 cả nước sẽ có thêm năm cảng hàng không quốc tế, nâng tổng số sân bay quốc tế lên 10 sân bay. Thế nhưng hiện chỉ có 2/5 sân bay quốc tế đang kinh doanh có lãi.-
Với vốn điều lệ vài trăm đến cả nghìn tỷ đồng, nhưng nhiều doanh nghiệp bất động sản lại báo lãi vài tỷ đồng, con số mà một số chuyên gia gọi là “lãi tượng trưng”. Trong khi đó, hàng tồn kho của nhiều doanh nghiệp lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Buốt ruột vì bỏ tiền tỷ mua dự án hoang
-How the West Was Re-Won Project Syndicate --At a time when the US economy remains fragile, Europe’s financial crisis is fueling an existential funk, and Japan’s deep structural malaise continues, the West's decline seems undeniable. But there are good reasons to doubt conventional wisdom, beginning with the West's growing awareness of its new, reduced position in the world.
Buốt ruột vì bỏ tiền tỷ mua dự án hoang
-Nông sản oằn lưng cõng phí - Một gánh rau mất đứt 2 - 3 kg- Mía đường Miền Tây: Lo “hiệu ứng gà gáy” (SGTT). - Nông sản oằn lưng cõng phí (TN). - Cần nới lỏng thị trường, cứu xuất khẩu gạo (PLTP). - Kiến nghị chuyển thu mua gạo tạm trữ sang dự trữ gạo quốc gia. - Xây dựng sản phẩm trọng điểm cho ĐBSCL (TT).
- Điểm mặt những vụ lừa đảo bán hàng đa cấp đình đám (VnMedia). - Sẽ cấm kinh doanh qua mạng kiểu đa cấp (VTC).
- 12 doanh nghiệp lãi nghìn tỷ trên sàn chứng khoán (VNE). - Nghị định 58: Chuẩn niêm yết mới sẽ được áp dụng kể từ ngày 15-9-2012 (VF).
- An nhàn như kinh doanh điện (ANTĐ). - Không để EVN tăng giá tùy tiện (KP). - Cục trưởng Cục quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa: “Không thể thích tăng giá xăng là được” (TT). - Điều hành xăng dầu có lợi cho… doanh nghiệp? (TT).
- Cần cơ chế thanh tra, giám sát giá điện (Thanh tra). - Đến 2015, giá điện chỉ tăng, không giảm: Không để EVN tăng giá tùy tiện (TP).
- Ngân hàng nước ngoài phải báo cáo lãi suất VND (TTXVN).
- Vàng phục hồi yếu ớt, USD tăng mạnh (DT). - Sẽ báo cáo Ngân hàng Nhà nước (TT).
- Cấp thiết hỗ trợ nông dân, cứu ngành chăn nuôi (ĐĐK).
- ĐBSCL trước mùa lũ mới: Có cấm lúa vụ ba? (NNVN). - ĐBSCL: lại bỏ lúa trồng cam (TT).- Giá lúa vẫn thấp dù được “mồi” giá (RFA).
- Tôm Việt Nam gặp khó ở thị trường Nhật Bản (DV).
- Rợn người cảnh hoang tàn tại đô thị Mê Linh (VNMedia).
- Việt Nam cấm nhập khẩu hàng công nghệ đã qua sử dụng (VOA).
- Điểm mặt những vụ lừa đảo bán hàng đa cấp đình đám (VnMedia). - Sẽ cấm kinh doanh qua mạng kiểu đa cấp (VTC).
- 12 doanh nghiệp lãi nghìn tỷ trên sàn chứng khoán (VNE). - Nghị định 58: Chuẩn niêm yết mới sẽ được áp dụng kể từ ngày 15-9-2012 (VF).
- An nhàn như kinh doanh điện (ANTĐ). - Không để EVN tăng giá tùy tiện (KP). - Cục trưởng Cục quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa: “Không thể thích tăng giá xăng là được” (TT). - Điều hành xăng dầu có lợi cho… doanh nghiệp? (TT).
- Cần cơ chế thanh tra, giám sát giá điện (Thanh tra). - Đến 2015, giá điện chỉ tăng, không giảm: Không để EVN tăng giá tùy tiện (TP).
- Ngân hàng nước ngoài phải báo cáo lãi suất VND (TTXVN).
- Vàng phục hồi yếu ớt, USD tăng mạnh (DT). - Sẽ báo cáo Ngân hàng Nhà nước (TT).
- Cấp thiết hỗ trợ nông dân, cứu ngành chăn nuôi (ĐĐK).
- ĐBSCL trước mùa lũ mới: Có cấm lúa vụ ba? (NNVN). - ĐBSCL: lại bỏ lúa trồng cam (TT).- Giá lúa vẫn thấp dù được “mồi” giá (RFA).
- Tôm Việt Nam gặp khó ở thị trường Nhật Bản (DV).
- Rợn người cảnh hoang tàn tại đô thị Mê Linh (VNMedia).
- Việt Nam cấm nhập khẩu hàng công nghệ đã qua sử dụng (VOA).
-How the West Was Re-Won Project Syndicate --At a time when the US economy remains fragile, Europe’s financial crisis is fueling an existential funk, and Japan’s deep structural malaise continues, the West's decline seems undeniable. But there are good reasons to doubt conventional wisdom, beginning with the West's growing awareness of its new, reduced position in the world.