Lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng, các vấn đề đặt ra là vừa phải bình đẳng, vừa yêu cầu DNNN thực hiện tái cơ cấu trong môi trường pháp luật, cạnh tranh. Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cũng đồng quan điểm và nêu giải pháp về tái cơ cấu DNNN: Cùng với việc thu nhỏ các DNNN, phải cải tổ, giám sát để làm minh bạch, vấn đề đại diện phải mang tính độc lập hơn, chuyên nghiệp hơn.
Đề án tổng thể Tái cơ cấu kinh tế do Chính phủ trình Quốc hội xác định, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tập trung thực hiện đồng thời trên ba nội dung sau đây:
Một là, xác định rõ vai trò, chức năng của từng loại DNNN (công ích, quốc phòng, an ninh, điều tiết ổn định kinh tế vĩ mô và vì phát triển quốc gia, nhưng các thành phần kinh tế khác không đầu tư) để từ đó sắp xếp, phân loại, cơ cấu lại danh mục đầu tư và ngành nghề kinh doanh, tập trung vào các ngành nghề kinh doanh chính; cổ phần hóa, đa dạng hóa sở hữu các DNNN không cần nắm giữ 100% sở hữu; thoái vốn ở các DNNN không cần nắm giữ cổ phần đa số.
Hai là, đổi mới, phát triển và áp dụng khung quản trị hiện đại theo thông lệ quốc tế đối với các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
Ba là, áp đặt đầy đủ kỷ cương Nhà nước và kỷ luật thị trường buộc các DNNN phải hoạt động đầy đủ theo cơ chế thị trường và cạnh tranh bình đẳng như các doanh nghiệp khác.
Các giải pháp cụ thể như: Áp dụng khung quản trị hiện đại theo thông lệ quốc tế đối với doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn và doanh nghiệp có cổ phần chi phối của Nhà nước. Tách chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước với chức năng quản lý nhà nước và chức năng giám sát độc quyền trong kinh doanh của các cơ quan hành chính Nhà nước; đồng thời, thiết lập cơ quan đầu mối chuyên trách thực hiện đầy đủ tất cả các quyền sở hữu Nhà nước; chịu trách nhiệm giám sát, tổng hợp, theo dõi và đánh giá kết quả hoạt động, cơ cấu và hiệu quả sử dụng tài sản, thực trạng bảo toàn và phát triển vốn ở từng doanh nghiệp nói riêng và khu vực DNNN nói chung. Hoàn thiện các quy chế quản trị nội bộ tập đoàn/tổng công ty theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Đổi mới cơ chế tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ quản lý chủ chốt của tập đoàn, tổng công ty; sắp xếp, bố trí lại cán bộ, nhất là các cán bộ quản lý chủ chốt; chủ động quy hoạch, đào tạo, đãi ngộ và bố trí hợp lý cán bộ quản lý đảm bảo thực hiện được mục tiêu chiến lược và phát triển ổn định lâu dài của tập đoàn, tổng công ty. Thực hiện công khai và minh bạch hoá thông tin đối với các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước…
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia kinh tế.
Ông Võ Trí Thành. |
Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành: Phải để TĐKTNN chịu áp lực cạnh tranh
- Ông nhìn nhận ra sao về tính cấp bách của tái cơ cấu DNNN mà trọng tâm là tập đoàn và tổng công ty Nhà nước?
Có 3 lý do quan trọng nhất, đó là do quá trình chuyển đổi, do vai trò lớn lao trong nền kinh tế và do bản chất của chính DNNN. Bản chất của việc chuyển đổi cũng nói lên rằng việc thể chế hóa nền kinh tế tập trung trước kia là thất bại.
Thứ hai, phải cấp thiết đặt ra tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là TĐKTNN vì dù đã trải qua nhiều năm tháng chuyển đổi, nhưng số này vẫn còn giữ một nguồn lực khổng lồ, kể cả vốn, con người, đất đai hạ tầng, tài nguyên… Nắm giữ nhiều nguồn lực, nhưng tập đoàn lại bộc lộ nhiều yếu kém.
Lý do thứ ba, phải hiểu bản chất của DNNN, bao giờ cũng có tính cố hữu thể hiện ở hai vấn đề mà chưa bao giờ, chưa ở đâu, hay nói cách khác là không bao giờ có thể giải quyết được triệt để hẳn, kể cả mặt lý luận, cũng như mặt thực tiễn.
Đó là vấn đề xung đột của chủ đại diện, chủ sở hữu và người đại diện. Với DNNN, chủ sở hữu là Nhà nước nên rất dễ dẫn đến xung đột tài chính. Vấn đề thứ hai là rủi ro đạo đức, hay nói dân dã là “tiền chùa”, họ làm liều, hậu quả là Nhà nước chịu.
- Hướng tái cơ cấu cần nhấn mạnh điểm nào để tránh các xung đột nói trên, thưa ông?
Cùng với việc thu nhỏ các DNNN, phải cải tổ, giám sát để làm minh bạch, vấn đề đại diện phải mang tính độc lập hơn, chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, để làm việc này, cần phải có một thời gian quá độ. Nguyên tắc cơ bản là phải đặt DNNN trong môi trường cạnh tranh.
- Ông có thể nói cụ thể hơn?
Cụ thể, cần phải thực hiện 5 vấn đề sau:
+ Giám sát, minh bạch hóa thông tin và vấn đề đại diện;
+ Quản trị DNNN, tập đoàn theo thông lệ tốt, trong quản trị này phải có nền tảng tốt để xây dựng hệ thống quản trị, mối quan hệ giữa HĐQT với CEO (giám đốc điều hành).
+ Cổ phần hóa phải đặt trong môi trường cạnh tranh quốc tế và trong nước, phải bắt TĐKTNN chịu áp lực cạnh tranh để vươn lên.
+ Cần có bước đi cho cổ phần hóa, xác định mô hình nào, doanh nghiệp nào cần phải 100% cổ phần, doanh nghiệp nào Nhà nước còn giữ và doanh nghiệp nào Nhà nước giữ lại đa số. Để làm được việc này, một trong những thay đổi quan trọng nhất là phải thay đổi được chất lượng quản trị, cũng như có đối tác chiến lược.
+ Với DNNN, tập đoàn thua lỗ trầm trọng, cần nhanh chóng cải tổ, cơ cấu, thậm chí cho phá sản nếu cần thiết. Trong đó, cần thay đổi cấu trúc chiến lược kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, thay đổi bộ máy nhân sự…
Ông Nguyễn Minh Phong. |
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong: Phải cải sửa địa vị tập đoàn
Trao đổi với chúng tôi, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, cần nghiên cứu xây dựng Luật Tập đoàn, trong đó quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của tập đoàn, quyền hạn đến đâu. Quan điểm là không để tập đoàn địa vị quá tầm gây nhiều phức tạp…
- Theo ông, có nên đưa tập đoàn về các bộ, ngành để quản lý, tránh lạm quyền như hiện nay?
Hiện nay, do phân cấp quản lý chưa hợp lý nên toàn bộ bức xúc của các tập đoàn đều xuất phát từ mấy nguyên nhân: Cơ sở pháp lý cho hoạt động của các TĐKTNN, tổng công ty chưa rõ, chưa đầy đủ. Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp là dùng chung với các loại hình doanh nghiệp khác, không có luật tập đoàn, và đặc biệt là không có luật tập đoàn Nhà nước, nên cơ sở pháp lý không đầy đủ. Có tập đoàn là do Thủ tướng quản lý, lại có tập đoàn là do địa phương quản lý.
Ví dụ Hanoisimex lại do Hà Nội quản lý. Như vậy, phân cấp, phân quyền quản lý cũng chưa rõ, chưa thống nhất. Hơn nữa, hiện nay, việc quản lý tập trung quá mức vào Chính phủ. Theo tôi, Chính phủ không nên là người quản lý trực tiếp các tập đoàn. Việc bổ nhiệm thành viên HĐQT do Thủ tướng quyết định là không hợp lý.
- Vậy cần chỉnh sửa thế nào?
Trong luật cần bổ sung mấy điểm. Thứ nhất, nên có luật chung cho hoạt động tập đoàn với tư cách là một tổ hợp kinh doanh mang tính chất một mặt là cho lợi nhuận, một mặt là phi lợi nhuận. Cần chia mảng để họat động phải rành mạch, chuyên nghiệp, tránh hiện tượng lạm dụng.
Cái thứ hai là cần đưa các tập đoàn về bộ, không trực thuộc Chính phủ nữa, sẽ tập trung vào một đầu mối duy nhất, đúng ngạch.
Và thứ ba là cần có cơ chế bổ nhiệm cán bộ hợp lý, sao cho công khai, minh bạch, kể cả cơ quan nào quản lý hay ai quản lý cũng phải tuân theo luật, với những tiêu chí, yêu cầu, quy trình công khai, sẽ không có cơ chế phụ thuộc…
- Theo quy định, Chủ tịch HĐQT được quyết 50% vốn dẫn tới quyền năng có khi nhiều hơn cả Quốc hội, việc này cần nhìn nhận ra sao?
Đây là vấn đề bất cập trong quản lý tài chính của tập đoàn, dẫn đến xuất hiện các dự án siêu khủng, có khi vượt cả thẩm quyền Quốc hội. Luật tập đoàn mới nên có quy định phân quyền, phân cấp không chỉ ở trung ương cho tập đoàn mà ngay trong chính nội bộ tập đoàn để đảm báo tính giám sát.
Về nguyên nhân thất thoát, tôi cho rằng, do các hoạt động một phần mang yếu tố phi lợi nhuận. Vì không lợi nhuận nên họ không phải hạch toán, không phải báo cáo chi tiết tài chính nên tạo ra lạm dụng. Thứ hai là thông qua kênh chất lượng thấp. Thứ ba là các hoạt động của DNNN chỉ cần bảo toàn vốn, đây là cơ hội tốt các tập đoàn chạy dự án.
Chấm dứt tập đoàn đầu tư ra ngoài ngành trước 2015
Ngày 21/7, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2012-2015. Theo đề án, doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước sẽ được phân loại theo 3 nhóm. Nhóm 1, DNNN nắm giữ 100% vốn điều lệ trong các lĩnh vực độc quyền Nhà nước, quốc phòng, an ninh; xuất bản; thủy nông; bảo đảm an toàn giao thông; xổ số kiến thiết; sản xuất, phân phối điện quy mô lớn, đa mục tiêu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh…Nhóm 2, doanh nghiệp cổ phần hóa mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoạt động trong các ngành, lĩnh vực theo quy định tại Quyết định số 14/2011/QĐ-TTg ngày 4/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Nhóm 3, các DNNN thua lỗ kéo dài, không có khả năng khắc phục sẽ thực hiện bán, chuyển nhượng, tái cơ cấu lại nợ để chuyển thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên; giải thể, phá sản. Đề án khẳng định, việc tái cơ cấu tập đoàn, tổng công ty Nhà nước được thực hiện một cách toàn diện từ mô hình tổ chức, quản lý, nguồn nhân lực, ngành nghề sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển, đầu tư đến thị trường và sản phẩm. Đề án xác định sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp là một nhiệm vụ trọng tâm từ 2012-2015. Xác định số lượng, danh sách cụ thể các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100%, nắm giữ trên 75%, nắm giữ từ 65% đến 75%, nắm giữ từ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ và các doanh nghiệp khác. Trong quá trình thực hiện, căn cứ tình hình thực tế, tiếp tục rà soát để đẩy mạnh cổ phần hóa. Chấm dứt đầu tư ra ngoài ngành trước năm 2015. Từng tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trình Thủ tướng Chính phủ; từng tổng công ty, doanh nghiệp do Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập trình Bộ, UBND tỉnh, thành phố Đề án tái cơ cấu để phê duyệt trong quý III năm 2012. Kiên quyết sắp xếp, cơ cấu lại hoặc giải thể, phá sản những doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, thua lỗ kéo dài, mất khả năng thanh toán nợ đến hạn theo quy định. Đề án cũng chỉ rõ, đơn vị nào không thực hiện được phải kiểm điểm, làm rõ nguyên nhân. Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn: Đưa tập đoàn cạnh tranh bình đẳng, minh bạch theo thị trường Quan điểm và mục tiêu của tái cơ cấu là phải thực hiện bình đẳng, minh bạch, công khai theo định hướng thị trường. Hiện nay, chúng ta phải xác định những điểm chưa bình đẳng giữa DNNN và ngoài Nhà nước. Chúng tôi cho rằng, các vấn đề đặt ra là vừa phải bình đẳng, vừa yêu cầu DNNN thực hiện trong môi trường pháp luật, cạnh tranh. Hiện, vốn chủ sở hữu của Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty là 653 nghìn tỷ đồng, toàn bộ lợi tức sau thuế sẽ để lại doanh nghiệp mỗi năm để tái đầu tư, cho thấy các DNNN khi sử dụng vốn Nhà nước sẽ không bị sức ép về chi phí vốn. |
Bài 4: Cận cảnh tái cơ cấu, cổ phần hóa tập đoàn
Cổ phần hóa TĐKTNN: Bên rầm rộ kế hoạch, bên quạnh hiu
Ngay sau khi Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế được trình ra Quốc hội tại kỳ họp thứ 3, Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan thực hiện kế hoạch sắp xếp, cổ phần hóa DNNN giai đoạn 2012 - 2015 và danh sách các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa năm 2012.Theo báo cáo của 4 Bộ, 9 TĐKTNN, 10 tổng công ty Nhà nước đặc biệt và 57 địa phương gửi Bộ Tài chính tính đến hết tháng 6/2012 về kế hoạch sắp xếp, cổ phần hóa DNNN giai đoạn 2012-2015 thì: tổng số DNNN thực hiện các hình thức sắp xếp, cổ phần hóa giai đoạn này có 899 doanh nghiệp. Trong đó: Cổ phần hóa 367 doanh nghiệp; các hình thức sắp xếp khác (giao, bán, giải thể, phá sản, giữ nguyên là công ty TNHH một thành viên, chuyển thành công ty TNHH 2 thành viên) 532 doanh nghiệp. Kế hoạch cổ phần hóa DNNN năm 2012 là 93 doanh nghiệp.
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông đã lên kế hoạch tái cơ cấu.
Trong số các doanh nghiệp thuộc khối tập đoàn, tổng công ty cổ phần hóa có công ty mẹ của các Tổng Công ty Lắp máy (Lilama), Tổng Công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng (Licogi) - thuộc Tập đoàn Công nghiệp xây dựng; Tập đoàn Dệt may, Tổng Công ty Xi măng…
Tại Tổng Công ty Hàng hải (Vinalines), sẽ có 3 đơn vị được cổ phần hóa trong năm nay là Công ty Dịch vụ hàng hải Vinalines Hải Phòng, Công ty Hàng hải Vinalines Nha Trang và Công ty TNHH Cảng Khuyến Lương. Cơ quan chủ quản cũng sẽ tiến hành cổ phần Công ty TNHH Lọc - Hóa dầu Bình Sơn thuộc Tập đoàn Dầu khí và 2 đơn vị thuộc Tổng Công ty kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) là Công ty Khoáng sản Lai Châu và Công ty Đầu tư và kinh doanh khoáng sản Vinaconex.
Trong khi đó, nhiều TĐKTNN lại “thoát” cổ phần hóa trước năm 2015. Hồi tháng 4/2012, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) giai đoạn 2012 - 2015.
Theo đó, duy trì 100% vốn Nhà nước tại công ty mẹ - VRG và 22 công ty TNHH một thành viên trồng và chế biến cao su. Với phương án này, trước năm 2015, chỉ cổ phần hóa Công ty Tài chính TNHH một thành viên Cao su Việt Nam, với tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trên 50% vốn điều lệ. VRG phải tổ chức thoái vốn tại 6 công ty con và 9 công ty liên kết, trong đó, có các khoản đầu tư vào CTCK SHS, Quỹ đầu tư Việt Nam, CTCP Cảng hàng không quốc tế Long Thành...
Và góc nhìn cận cảnh
Để có góc nhìn cận cảnh, chúng tôi đã dành nhiều thời gian “thị sát” việc cổ phần hóa ở các tập đoàn rường cột.
Điều đáng chú ý là, khi chúng tôi tìm hiểu vấn đề này, nhiều TĐKTNN tỏ ra ngại nói về cổ phần. Có thực tế là, DNNN giống như “của chung”. Nếu DNNN, TĐKTNN có thua lỗ, làm ăn kém hiệu quả thì cũng không làm ảnh hưởng đến túi tiền của những vị được giao trách nhiệm quản lý DNNN.
Ngoại trừ trường hợp phạm tội, còn không họ chỉ bị kiểm điểm về việc đã thiếu năng lực, nếu cần thiết thì chuyển công tác sang nơi khác. Nhà nước chỉ cử đại diện của mình để quản lý TĐKTNN, lợi nhuận của tập đoàn theo nguyên tắc phải “chảy” vào ngân sách Nhà nước và khi TĐKTNN làm ăn thua lỗ thì ngân sách Nhà nước phải rót để “cứu” tập đoàn trả nợ (điển hình như vụ việc ở Vinashin, Vinalines).
Điều này vừa tạo tính cạnh tranh không lành mạnh vừa làm hao mòn ý chí làm việc của người lao động. Vì được ưu ái như thế, nhiều TĐKTNN tỏ rõ “ngại” cổ phần hoá, vì bản chất của cổ phần hóa không khác gì tước mất “bầu sữa”. Bởi thế, trong quá trình đi thu thập tài liệu để viết bài về công tác CPH các TĐKTNN, chúng tôi không dễ gì được tiếp cận với các thành viên Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc.
Dù đã xác định để tạm thời phân chia các TĐKTNN thành 3 nhóm: nhóm độc quyền (như điện, xăng dầu); nhóm đào tài nguyên lên bán (như dầu khí, than khoáng sản) và nhóm có sự cạnh tranh theo thị trường (như dệt may, bưu chính viễn thông), song phần lớn các TĐKTNN đều “ngại” chia sẻ.
“Ông lớn” Tập đoàn Dầu khí (Petro Vietnam) nhấn mạnh tại Đề án Tái cấu trúc tập đoàn giai đoạn 2012 - 2015 đã trình Thủ tướng là “xây dựng tập đoàn trở thành doanh nghiệp Nhà nước tốt nhất, là trụ cột của kinh tế Nhà nước, công cụ vật chất của Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, an sinh xã hội, tích cực tham gia giữ vững chủ quyền quốc gia trên biển”.
Đề án cũng xác định tập đoàn sẽ đầu tư vào 5 lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính là: thăm dò khai thác dầu khí, lọc - hóa dầu, công nghiệp khí, công nghiệp điện và dịch vụ dầu khí chất lượng cao, trong đó thăm dò khai thác dầu khí là cốt lõi. Trong 4 quan điểm được Petro Vietnam nhấn mạnh, đáng chú ý “yếu tố nhân sự là quyết định thành bại trong kinh doanh và tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước”.
Ở 4 nhóm giải pháp, tập đoàn nêu rõ, sẽ mạnh dạn xử lý các đơn vị làm ăn thua lỗ, mục đích kinh doanh không phù hợp dưới các hình thức: bán khoán, cho thuê, sáp nhập, giải thể…
Thật ra, những ý trọng tâm mà Petro Vietnam nêu trên chỉ là chuyện cũ nhắc lại. Dù lên tập đoàn, hay trước đây là tổng công ty, thì việc dầu khí là trụ cột của nền kinh tế Nhà nước đã mang tính tất yếu khi mà nguồn thu từ dầu khí chiếm khoảng 25% GDP.
Đây là lĩnh vực đào tài nguyên đất nước để bán dạng thô, gần đây có thêm lọc, hóa dầu và công nghiệp khí, điện, thì lẽ ra cái cần cơ cấu nhất là Petro Vietnam làm thế nào để giảm bớt việc bán tài nguyên thô gây lãng phí năng lượng quốc gia, thì điều này còn bỏ ngỏ. Trong văn bản trả lời câu hỏi của Báo CAND, ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc EVN cho hay, từ nay đến năm 2015, EVN cần trên 500 ngàn tỷ đồng để đầu tư các công trình nguồn và lưới điện.
Đề cập tái cơ cấu, EVN nhấn mạnh hai lĩnh vực: tái cơ cấu ngành nghề và tái cơ cấu sở hữu. Về tái cơ cấu ngành nghề, EVN tập trung vào lĩnh vực chính là sản xuất kinh doanh điện năng và đầu tư phát triển theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, rút khỏi các lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành. Trong lĩnh vực viễn thông công cộng, bàn giao nguyên trạng EVN Telecom sang Tập đoàn Viễn thông Quân đội quản lý theo Quyết định số 2151/QĐ-TTg ngày 5/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong các lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, bảo hiểm, chứng khoán: Hội đồng thành viên EVN đã có các Nghị quyết về chủ trương chuyển nhượng cổ phần của EVN tại các lĩnh vực này. “Tập đoàn đã tiến hành xây dựng lộ trình và đang nỗ lực tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng cổ phần, kiên quyết phấn đấu đến năm 2015 sẽ thực hiện thoái vốn triệt để tại các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm” - ông Tri nói.
Tuy nhiên, về tái cơ cấu sở hữu, cổ phần hóa, EVN chỉ thông tin ngắn gọn: Tiếp tục cổ phần hoá theo chỉ đạo của Chính phủ. Tiến hành xem xét, báo cáo Chính phủ cho bán tiếp cổ phần tập đoàn đang nắm giữ tại các công ty phát điện đã cổ phần hóa mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối. Nguồn vốn thu được sẽ tập trung cho đầu tư phát triển nguồn và lưới điện.
Thành lập các Tổng Công ty Phát điện trước mắt trực thuộc EVN, sau đó sẽ tách khỏi EVN và tiến hành cổ phần hoá vào thời điểm thích hợp phục vụ cho vận hành thị trường phát điện cạnh tranh theo lộ trình của Chính phủ. Như vậy, việc cổ phần hóa EVN chỉ “nhắm” vào các công ty con - những đơn vị chỉ mang tính phụ trợ, còn nguồn vốn khổng lồ ở công ty mẹ vẫn khoanh vùng!
Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) khó cưỡng lại cổ phần hóa, bởi ngành nghề này hiện cạnh tranh cực lớn, không dễ để có bao cấp hay độc quyền như EVN, dầu khí, than, khoáng sản, xăng dầu...
Cho tới thời điểm này, hơn 80% đơn vị thành viên của tập đoàn đã hoàn tất công tác cổ phần hóa. Tập đoàn này cho rằng, sau cổ phần hóa, một số doanh nghiệp thành viên Vinatex đạt kết quả kinh doanh tốt như Tổng Công ty cổ phần May Nhà Bè đặt mục tiêu chia tỷ lệ cổ tức từ 18% đến 25% và đạt mức lợi nhuận trước thuế 65 tỷ đồng (năm 2011).
Tuy nhiên, theo đại diện Bộ Công Thương, Vinatex sẽ khó hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa trong năm 2012, bởi tập đoàn này vừa gửi văn bản lên Bộ Công Thương đề nghị lựa chọn đơn vị xác định giá trị doanh nghiệp. Theo đó, có 5 đơn vị được Vinatex đệ trình đang chờ Ban chỉ đạo Cổ phần hóa của Bộ Công Thương phê duyệt...
Nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ bán cổ phần các TĐKTNN ra bên ngoài không cao, chứng tỏ tình trạng cổ phần hóa “khép kín” trong nội bộ doanh nghiệp vẫn đang diễn ra phổ biến, hạn chế việc thu hút nhà đầu tư có tiềm năng về vốn, công nghệ và trình độ quản lý. Bởi vậy cần có chuyển biến mạnh mẽ từ hình thức cổ phần hóa nội bộ là chính sang hình thức bán cổ phần ra ngoài doanh nghiệp, kể cả việc bán cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo Bộ Tài chính, danh sách doanh nghiệp cổ phần hóa trong năm 2012 chỉ có 5 tập đoàn kinh tế, gồm Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Hóa chất, Tập đoàn Công nghiệp xây dựng, Tập đoàn Phát triển Nhà và Đô thị, Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Ngoài ra, đợt sắp xếp này còn có 15 tổng công ty Nhà nước đặc biệt, trong đó có Tổng Công ty Đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), Hàng hải Việt Nam, Cà phê Việt Nam sẽ được cổ phần hóa, sắp xếp lại theo đúng quy định.
Sợ cổ phần vì tập đoàn lo mất “bầu sữa”
Ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, các tổng công ty, tập đoàn Nhà nước nắm trong tay vốn chủ sở hữu của Nhà nước lên đến 700.000 tỷ đồng, lớn hơn tổng số thu ngân sách hằng năm của quốc gia, song hiệu quả kinh doanh lại không tương xứng với đầu tư của Nhà nước và sự kỳ vọng của nhân dân. Một số "quả đấm thép" đang rò chảy khiến chúng ta phải tính đến tái cấu trúc, phải nghĩ đến phương thức đầu tư, cách thức quản trị doanh nghiệp và phải chăng có nguyên nhân là do Nhà nước quá ưu đãi, sẵn sàng cung ứng "bầu sữa" ngân sách, nguồn lực đất đai mà chưa xem xét toàn diện đến năng lực hiện thực và khả năng thực hiện của các doanh nghiệp này. Mỗi khi doanh nghiệp "hoạn nạn", Nhà nước dễ dàng mở ngân khố, hầu bao quốc gia để giải cứu, ném “phao cứu sinh”, đến nỗi nhiều doanh nghiệp không mặn mà cổ phần hóa, chỉ muốn bao cấp dài dài. |
Bài 3: Tập đoàn kinh tế - Lỗ hổng pháp lý và nhân sự
Địa vị pháp lý của Tập đoàn kinh tế Nhà nước quy định trong Nghị định 101 khiến nhiều Bộ, ngành nói rằng, họ không thể “đụng” đến tập đoàn. Có ý kiến từng ví: Chủ tịch HĐQT thậm chí còn tự coi ghế như Bộ trưởng! So về dự án, tiền bạc, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn nắm trực tiếp nguồn vốn lớn và có quyền quyết định đầu tư hay không, còn Bộ trưởng thì chỉ quản lý về hành chính Nhà nước.
So với thế giới, khái niệm tập đoàn kinh tế ở Việt Nam chậm hơn rất nhiều. Ngày 7/3/1994, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 90 và 91 thành lập các tổng công ty Nhà nước (sau đó dẫn tới sự ra đời các tổng công ty 90, 91), nhưng phải đến năm 2005 thì một số tổng công ty được tổ chức thành tập đoàn kinh tế. Tập đoàn Công nghiệp Than, khoáng sản Việt Nam là doanh nghiệp đầu tiên được “khai sinh” vào ngôi nhà TĐKTNN, đến năm 2012, cả nước có 13 tập đoàn kinh tế và 96 tổng công ty Nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con.
Pháp lý: vừa muộn vừa hổng
Các nhà kinh tế cho rằng, về xu thế khách quan, sự phát triển kinh tế thị trường và tập đoàn kinh tế ở nước ta phải phát triển theo con đường rút ngắn - sớm hiện đại hoá lực lượng sản xuất và tổ chức quản lý bảo đảm phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với an sinh xã hội.
Điểm nữa, kinh tế tập đoàn không hình thành từ sự phát triển lên nấc thang cao hơn của doanh nghiệp, mà hình thành từ chính sách giải quyết vấn đề kinh tế quốc doanh - một vấn đề tồn tại từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá trước đây, là hướng chủ đạo của phát triển kinh tế thị trường. Vì vậy, dẫn tới thực trạng các TĐKTNN đầu tư Nhà nước càng lớn thì hiệu quả lại không tương xứng do trình độ tổ chức, quản lý yếu kém, thiếu cơ chế minh bạch, dễ tham ô, tham nhũng.
Ngày 20/12/2009, thời điểm Nghị định 101/2009/NĐ-CP về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý TĐKTNN của Chính phủ có hiệu lực thi hành. Đây là văn bản pháp lý của Chính phủ quy định về lĩnh vực này, và tới nay cũng là văn bản pháp lý cụ thể, trực tiếp nhất trong quản lý Nhà nước về TĐKTNN, nhưng lại ra đời sau khi khai sinh tập đoàn tới 4 năm.
Vấn đề nổi cộm nhất của TĐKTNN và là gốc rễ dẫn tới kinh doanh thua lỗ, yếu kém là chưa tách biệt chức năng thực hiện các quyền chủ sở hữu với chức năng quản lý hành chính nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Kiểu làm “hai trong một”, cơ quan quản lý hành chính Nhà nước vẫn đồng thời là cơ quan thực hiện quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu Nhà nước đối với tập đoàn, tổng công ty dẫn đến tình trạng chồng chéo, thiếu minh bạch về vai trò, chức năng của cơ quan Nhà nước. Trong khi đó, mô hình và phương thức hoạt động còn nhiều bất cập làm hạn chế chất lượng quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại tập đoàn, tổng công ty.
Việc thí điểm thành lập các TĐKTNN dựa trên cơ sở các tổng công ty 90, 91, cùng với việc chuyển các tổng công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con cũng chưa được phân định rõ ràng giữa tập đoàn và tổng công ty. Việc thay đổi này chủ yếu mới mang tính hình thức mà chưa có sự thay đổi mang tính căn bản về quản lý Nhà nước cũng như quản trị doanh nghiệp.
Vai trò chủ sở hữu công ty mẹ cũng bị giới hạn: Công ty mẹ không được toàn quyền định đoạt vốn, tài sản của công ty con, kể cả công ty TNHH một thành viên. Hiện chưa có quy định hạn chế cơ cấu đầu tư trong nội bộ tập đoàn, tổng công ty dẫn đến tình trạng một số trường hợp công ty con đầu tư ngược trở lại công ty mẹ, công ty mẹ đầu tư chi phối cả “công ty cháu” làm phức tạp quan hệ đầu tư, gây tình trạng chồng chéo, lẫn lộn trong việc thực hiện quyền của chủ sở hữu vốn, gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng quản lý, sử dụng vốn Nhà nước.
Thêm nữa, cơ chế giám sát và tổ chức thực hiện giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước về sử dụng vốn, tài sản Nhà nước đối với TĐKTNN, tổng công ty còn nhiều bất cập. Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg được coi là công cụ quản lý đối với doanh nghiệp Nhà nước để ràng buộc trách nhiệm của ban quản lý doanh nghiệp vào hiệu quả sử dụng vốn, tài sản Nhà nước nhưng chưa có chế tài đủ mạnh xử lý các hạn chế, yếu kém. Chưa có quy chuẩn về quản lý, giám sát đối với tập đoàn, tổng công ty Nhà nước dẫn đến tình trạng mỗi bộ, ngành có cách thức và mức độ quản lý tập đoàn, tổng công ty khác nhau.
Thực tế cũng cho thấy, chúng ta còn chậm xây dựng một hệ thống tiêu chí an toàn về mặt tài chính trong hoạt động sản xuất - kinh doanh để làm cơ sở cho giám sát, quản lý Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty. Trước khi ban hành Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 5/2/2009, không có văn bản pháp luật nào quy định hệ số an toàn vốn, tỷ lệ vốn và điều kiện được đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, quỹ đầu tư...
Hệ quả là nhiều tập đoàn, tổng công ty đi vay hoặc chiếm dụng vốn quá lớn so với vốn chủ sở hữu, dẫn đến năng lực tài chính yếu kém. Không ít tập đoàn, tổng công ty đầu tư quá nhiều vào các lĩnh vực rủi ro, trong khi đang rất thiếu vốn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh chính, vừa làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, tài sản Nhà nước vừa làm giảm năng lực thực hiện nhiệm vụ chính được Nhà nước giao. Điển hình là việc đầu tư vào bất động sản, chứng khoán gây thua lỗ lớn.
“Ghế” tập đoàn cao quá tầm
Địa vị pháp lý của TĐKTNN quy định trong Nghị định 101 khiến nhiều Bộ, ngành nói rằng, họ không thể “đụng” đến tập đoàn. Theo Nghị định 101 về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế Nhà nước, Hội đồng quản trị các tập đoàn có từ 5 đến 9 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm hoặc thay thế, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành. Chủ tịch HĐQT có quyền quyết định đầu tư thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với mức vốn điều lệ của mỗi công ty đến 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty mẹ…
Với địa vị như vậy, nhiều vị Chủ tịch HĐQT tự cho mình cái ghế sánh ngang Bộ trưởng khiến nguyên Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc từng than thở trước Quốc hội rằng: Có tập đoàn đóng cửa không tiếp đoàn kiểm tra của Bộ, phớt lờ các yêu cầu! Quyền hạn của Chủ tịch HĐQT thậm chí còn vượt cả… Quốc hội, bởi nếu tổng giá trị tài sản tập đoàn, tổng công ty là 100 nghìn tỷ thì Chủ tịch HĐQT được quyết đến 50%, tức 50 nghìn tỷ, trong khi 35 nghìn tỷ đã thuộc thẩm quyền Quốc hội. Bởi thế, việc mua sắm các con tàu nâng tổng số vốn lên cả trăm nghìn tỷ đồng, nhưng Quốc hội không được quyết dẫn tới tàu cũ, tàu thải của nước ngoài có dịp “nghỉ ngơi” ở cảng biển của ta.
Câu chuyện của nguyên Bộ trưởng Võ Hồng Phúc mấy năm trước, giờ lại được người kế nhiệm là Bộ trưởng Bùi Quang Vinh giãi bày trong phiên trả lời chất vấn tại Quốc hội giữa tháng 6 vừa rồi.
Thực tế, việc đặt địa vị pháp lý của HĐQT tập đoàn với nhiều quyền năng lớn đã tạo ra hàng rào vô hình với chính cơ quan quản lý Nhà nước. Như trăn trở của hai đời Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, địa vị quá tầm của tập đoàn khiến cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cùng những bộ khác, đã bị tập đoàn xem nhẹ.
Có ý kiến từng ví: Chủ tịch HĐQT thậm chí còn tự coi ghế như Bộ trưởng! So về dự án, tiền bạc, Chủ tịch HĐQT nắm trực tiếp nguồn vốn lớn và có quyền quyết định đầu tư hay không, còn Bộ trưởng thì chỉ quản lý về hành chính Nhà nước. Một khi cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành dù được giao nhiệm vụ trên giấy tờ nhưng lại không thể kiểm soát được tình hình ở tập đoàn, thì các “ông lớn” tạo ra những “vùng cấm”, đó là môi trường nẩy sinh các tiêu cực, tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi hết sức nguy hiểm.
Chẳng hạn như việc mua sắm tàu biển, tổng vốn những con tàu này giá trị rất lớn, có khi vượt nhiều lần ngân sách hằng năm của các địa phương “có tiếng”, nhưng việc kiểm soát tài chính và quá trình mua sắm ra sao lại dễ dàng được “khép kín”!
Quản trị lối cũ
Trong khi đó, việc quản trị theo mô hình cũ, đầu tư lớn nhưng lợi nhuận thấp, chậm đổi mới theo thị trường cũng là vấn đề nan giải ở không ít tập đoàn. Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên nhân của những bê bối tại tập đoàn, tổng công ty còn nằm ở việc khu vực Nhà nước đang tham gia vào quá nhiều hoạt động, dự án khác nhau, ở nhiều lĩnh vực nhưng đều không hiệu quả. Bà cho rằng, doanh nghiệp Nhà nước bỏ 13 đồng vốn mới thu được một đồng tăng trưởng, trong khi khối tư nhân chỉ cần nửa đồng.
Con số nợ 218.000 tỷ của các tập đoàn, tổng công ty cũng từ đó mà ra và rất khó giải quyết khi mà tỷ lệ nợ ở nhiều nơi đã cao gấp 10 lần vốn chủ sở hữu. Trước đây khi mới hình thành tập đoàn, có nhiều ý kiến cho là không cần thí điểm nhiều, chỉ dừng lại ở khoảng 2 đơn vị rồi đánh giá tất cả các mặt xem mô hình như vậy có ổn hay không, tác dụng nó mang lại ra sao, hiệu quả thế nào, nhưng việc thực hiện vẫn ồ ạt, trong khi doanh nghiệp lại hoạt động không hiệu quả, nợ nần nhiều như hiện nay.
Pháp lý: vừa muộn vừa hổng
Các nhà kinh tế cho rằng, về xu thế khách quan, sự phát triển kinh tế thị trường và tập đoàn kinh tế ở nước ta phải phát triển theo con đường rút ngắn - sớm hiện đại hoá lực lượng sản xuất và tổ chức quản lý bảo đảm phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với an sinh xã hội.
Điểm nữa, kinh tế tập đoàn không hình thành từ sự phát triển lên nấc thang cao hơn của doanh nghiệp, mà hình thành từ chính sách giải quyết vấn đề kinh tế quốc doanh - một vấn đề tồn tại từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá trước đây, là hướng chủ đạo của phát triển kinh tế thị trường. Vì vậy, dẫn tới thực trạng các TĐKTNN đầu tư Nhà nước càng lớn thì hiệu quả lại không tương xứng do trình độ tổ chức, quản lý yếu kém, thiếu cơ chế minh bạch, dễ tham ô, tham nhũng.
Ngày 20/12/2009, thời điểm Nghị định 101/2009/NĐ-CP về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý TĐKTNN của Chính phủ có hiệu lực thi hành. Đây là văn bản pháp lý của Chính phủ quy định về lĩnh vực này, và tới nay cũng là văn bản pháp lý cụ thể, trực tiếp nhất trong quản lý Nhà nước về TĐKTNN, nhưng lại ra đời sau khi khai sinh tập đoàn tới 4 năm.
Vấn đề nổi cộm nhất của TĐKTNN và là gốc rễ dẫn tới kinh doanh thua lỗ, yếu kém là chưa tách biệt chức năng thực hiện các quyền chủ sở hữu với chức năng quản lý hành chính nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Kiểu làm “hai trong một”, cơ quan quản lý hành chính Nhà nước vẫn đồng thời là cơ quan thực hiện quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu Nhà nước đối với tập đoàn, tổng công ty dẫn đến tình trạng chồng chéo, thiếu minh bạch về vai trò, chức năng của cơ quan Nhà nước. Trong khi đó, mô hình và phương thức hoạt động còn nhiều bất cập làm hạn chế chất lượng quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại tập đoàn, tổng công ty.
Việc thí điểm thành lập các TĐKTNN dựa trên cơ sở các tổng công ty 90, 91, cùng với việc chuyển các tổng công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con cũng chưa được phân định rõ ràng giữa tập đoàn và tổng công ty. Việc thay đổi này chủ yếu mới mang tính hình thức mà chưa có sự thay đổi mang tính căn bản về quản lý Nhà nước cũng như quản trị doanh nghiệp.
Vai trò chủ sở hữu công ty mẹ cũng bị giới hạn: Công ty mẹ không được toàn quyền định đoạt vốn, tài sản của công ty con, kể cả công ty TNHH một thành viên. Hiện chưa có quy định hạn chế cơ cấu đầu tư trong nội bộ tập đoàn, tổng công ty dẫn đến tình trạng một số trường hợp công ty con đầu tư ngược trở lại công ty mẹ, công ty mẹ đầu tư chi phối cả “công ty cháu” làm phức tạp quan hệ đầu tư, gây tình trạng chồng chéo, lẫn lộn trong việc thực hiện quyền của chủ sở hữu vốn, gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng quản lý, sử dụng vốn Nhà nước.
Lộ diện nhiều nghịch lý về quản trị tập đoàn qua vụ Vinashin, Vinalines. |
Thêm nữa, cơ chế giám sát và tổ chức thực hiện giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước về sử dụng vốn, tài sản Nhà nước đối với TĐKTNN, tổng công ty còn nhiều bất cập. Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg được coi là công cụ quản lý đối với doanh nghiệp Nhà nước để ràng buộc trách nhiệm của ban quản lý doanh nghiệp vào hiệu quả sử dụng vốn, tài sản Nhà nước nhưng chưa có chế tài đủ mạnh xử lý các hạn chế, yếu kém. Chưa có quy chuẩn về quản lý, giám sát đối với tập đoàn, tổng công ty Nhà nước dẫn đến tình trạng mỗi bộ, ngành có cách thức và mức độ quản lý tập đoàn, tổng công ty khác nhau.
Thực tế cũng cho thấy, chúng ta còn chậm xây dựng một hệ thống tiêu chí an toàn về mặt tài chính trong hoạt động sản xuất - kinh doanh để làm cơ sở cho giám sát, quản lý Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty. Trước khi ban hành Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 5/2/2009, không có văn bản pháp luật nào quy định hệ số an toàn vốn, tỷ lệ vốn và điều kiện được đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, quỹ đầu tư...
Hệ quả là nhiều tập đoàn, tổng công ty đi vay hoặc chiếm dụng vốn quá lớn so với vốn chủ sở hữu, dẫn đến năng lực tài chính yếu kém. Không ít tập đoàn, tổng công ty đầu tư quá nhiều vào các lĩnh vực rủi ro, trong khi đang rất thiếu vốn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh chính, vừa làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, tài sản Nhà nước vừa làm giảm năng lực thực hiện nhiệm vụ chính được Nhà nước giao. Điển hình là việc đầu tư vào bất động sản, chứng khoán gây thua lỗ lớn.
“Ghế” tập đoàn cao quá tầm
Địa vị pháp lý của TĐKTNN quy định trong Nghị định 101 khiến nhiều Bộ, ngành nói rằng, họ không thể “đụng” đến tập đoàn. Theo Nghị định 101 về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế Nhà nước, Hội đồng quản trị các tập đoàn có từ 5 đến 9 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm hoặc thay thế, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành. Chủ tịch HĐQT có quyền quyết định đầu tư thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với mức vốn điều lệ của mỗi công ty đến 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty mẹ…
Với địa vị như vậy, nhiều vị Chủ tịch HĐQT tự cho mình cái ghế sánh ngang Bộ trưởng khiến nguyên Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc từng than thở trước Quốc hội rằng: Có tập đoàn đóng cửa không tiếp đoàn kiểm tra của Bộ, phớt lờ các yêu cầu! Quyền hạn của Chủ tịch HĐQT thậm chí còn vượt cả… Quốc hội, bởi nếu tổng giá trị tài sản tập đoàn, tổng công ty là 100 nghìn tỷ thì Chủ tịch HĐQT được quyết đến 50%, tức 50 nghìn tỷ, trong khi 35 nghìn tỷ đã thuộc thẩm quyền Quốc hội. Bởi thế, việc mua sắm các con tàu nâng tổng số vốn lên cả trăm nghìn tỷ đồng, nhưng Quốc hội không được quyết dẫn tới tàu cũ, tàu thải của nước ngoài có dịp “nghỉ ngơi” ở cảng biển của ta.
Câu chuyện của nguyên Bộ trưởng Võ Hồng Phúc mấy năm trước, giờ lại được người kế nhiệm là Bộ trưởng Bùi Quang Vinh giãi bày trong phiên trả lời chất vấn tại Quốc hội giữa tháng 6 vừa rồi.
Thực tế, việc đặt địa vị pháp lý của HĐQT tập đoàn với nhiều quyền năng lớn đã tạo ra hàng rào vô hình với chính cơ quan quản lý Nhà nước. Như trăn trở của hai đời Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, địa vị quá tầm của tập đoàn khiến cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cùng những bộ khác, đã bị tập đoàn xem nhẹ.
Có ý kiến từng ví: Chủ tịch HĐQT thậm chí còn tự coi ghế như Bộ trưởng! So về dự án, tiền bạc, Chủ tịch HĐQT nắm trực tiếp nguồn vốn lớn và có quyền quyết định đầu tư hay không, còn Bộ trưởng thì chỉ quản lý về hành chính Nhà nước. Một khi cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành dù được giao nhiệm vụ trên giấy tờ nhưng lại không thể kiểm soát được tình hình ở tập đoàn, thì các “ông lớn” tạo ra những “vùng cấm”, đó là môi trường nẩy sinh các tiêu cực, tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi hết sức nguy hiểm.
Chẳng hạn như việc mua sắm tàu biển, tổng vốn những con tàu này giá trị rất lớn, có khi vượt nhiều lần ngân sách hằng năm của các địa phương “có tiếng”, nhưng việc kiểm soát tài chính và quá trình mua sắm ra sao lại dễ dàng được “khép kín”!
Quản trị lối cũ
Trong khi đó, việc quản trị theo mô hình cũ, đầu tư lớn nhưng lợi nhuận thấp, chậm đổi mới theo thị trường cũng là vấn đề nan giải ở không ít tập đoàn. Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên nhân của những bê bối tại tập đoàn, tổng công ty còn nằm ở việc khu vực Nhà nước đang tham gia vào quá nhiều hoạt động, dự án khác nhau, ở nhiều lĩnh vực nhưng đều không hiệu quả. Bà cho rằng, doanh nghiệp Nhà nước bỏ 13 đồng vốn mới thu được một đồng tăng trưởng, trong khi khối tư nhân chỉ cần nửa đồng.
Con số nợ 218.000 tỷ của các tập đoàn, tổng công ty cũng từ đó mà ra và rất khó giải quyết khi mà tỷ lệ nợ ở nhiều nơi đã cao gấp 10 lần vốn chủ sở hữu. Trước đây khi mới hình thành tập đoàn, có nhiều ý kiến cho là không cần thí điểm nhiều, chỉ dừng lại ở khoảng 2 đơn vị rồi đánh giá tất cả các mặt xem mô hình như vậy có ổn hay không, tác dụng nó mang lại ra sao, hiệu quả thế nào, nhưng việc thực hiện vẫn ồ ạt, trong khi doanh nghiệp lại hoạt động không hiệu quả, nợ nần nhiều như hiện nay.
“Tôi rất xót xa và trăn trở”!
Tại kỳ họp thứ 3 - Quốc hội khóa XIII vừa rồi, nhiều đại biểu tập trung chất vấn về bức xúc tại các tập đoàn. Trả lời câu hỏi của đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) về trách nhiệm của Bộ KH & ĐT về những thất thoát trong các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước (cụ thể là trường hợp Vinalines), Bộ trưởng KH & ĐT Bùi Quang Vinh giãi bày: Các sai phạm của Vinalines, trong các luật quy định chỉ báo cáo chủ sở hữu, không báo cáo lên bộ, ngành. Bộ KH & ĐT có đến xin các báo cáo cũng không được, họ không cho. “Trong luật quy định rõ như thế nên họ báo không có trách nhiệm phải báo cáo. Tôi đã nhận có trách nhiệm liên quan đến quản lý chung, còn về cái cụ thể rất khó”! |
Tập đoàn kinh tế Nhà nước - Phần chìm: vốn lớn, nợ và sai phạm
Trong loạt bài viết này, Báo CAND đề cập những lát cắt thời sự của TĐKTNN dưới góc độ an ninh kinh tế, từ vai trò rường cột của nền kinh tế đến các hệ lụy từ cơ chế quản lý và con người, cũng như cận cảnh việc tái cấu trúc tập đoàn - một yêu cầu cấp bách trong Đề án Tái cấu trúc nền kinh tế.
Bài 1: Ra biển to, cần tàu lớn
Tập đoàn kinh tế Nhà nước (TĐKTNN) đầu tiên khai sinh cuối 2005. So với lịch sử phát triển các tập đoàn kinh tế trên thế giới, việc đến thập niên đầu thế kỷ XXI mới ra đời tập đoàn kinh tế ở Việt Nam là muộn mằn, nhưng mang tính tất yếu khách quan của xu thế mở cửa, hội nhập. Thực chất, đó là sự liên kết, tập hợp các tổng công ty lớn và áp dụng thí điểm, do đó “thuở ban đầu” của TĐKTNN đã và đang đặt ra hàng loạt vấn đề nóng bỏng.
Nhận diện tập đoàn kinh tế nhà nước
Nghị định 101/2009/NĐ-CP về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý TĐKTNN của Chính phủ ban hành ngày 5/11/2009 xác định: “TĐKTNN thành lập theo Nghị định này là nhóm công ty có quy mô lớn liên kết dưới hình thức công ty mẹ - công ty con và các hình thức khác, tạo thành tổ hợp các doanh nghiệp gắn bó chặt chẽ và lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác”.
Phát triển kinh tế đòi hỏi vai trò rường cột các tập đoàn mạnh.
TĐKTNN bao gồm: công ty mẹ (gọi tắt là doanh nghiệp cấp I) là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc giữ quyền chi phối theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; công ty con của doanh nghiệp cấp I (gọi tắt là doanh nghiệp cấp II) là các doanh nghiệp do doanh nghiệp cấp I giữ quyền chi phối; được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một hoặc hai thành viên trở lên, tổng công ty theo hình thức công ty mẹ - công ty con, công ty liên doanh (trong trường hợp chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp), công ty con ở nước ngoài. Ngoài ra, có công ty con của doanh nghiệp cấp II và các cấp tiếp theo; các doanh nghiệp liên kết của tập đoàn…
Các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam được hình thành chủ yếu từ việc chuyển đổi và tổ chức lại các tổng công ty Nhà nước theo quyết định của Chính phủ. TĐKTNN hoạt động trong những ngành kinh tế mũi nhọn, những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế theo mục tiêu chiến lược phát triển của từng tập đoàn mà tư nhân và các thành phần kinh tế khác khó có thể thực hiện được do hạn chế về năng lực tài chính hoặc kinh nghiệm quản lý, là một trong những công cụ điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
Hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con (chuyển từ quan hệ hành chính trong tổng công ty Nhà nước trước đây sang quan hệ về đầu tư vốn); quy mô và khả năng tích tụ vốn có trình độ cao hơn và quy mô lớn hơn so với các tổng công ty trước đây (trước khi chuyển đổi sang mô hình tập đoàn); phạm vi hoạt động được mở rộng không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài. Quan hệ chặt chẽ giữa các đơn vị thành viên về đầu tư vốn và tài chính, thị trường, phân công chuyên môn hóa, nghiên cứu và phát triển, thể hiện rõ nét đặc trưng quan hệ giữa các doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn kinh tế.
Quan hệ giữa tập đoàn với bộ, ngành và Chính phủ khác hẳn các loại hình doanh nghiệp thông thường. Nhà nước là chủ sở hữu của tập đoàn kinh tế. Chính phủ thống nhất thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ và đối với phần vốn nhà nước tại TĐKTNN; Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập công ty mẹ, quyết định tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty mẹ theo đề nghị của bộ quản lý ngành và ý kiến của các bộ, ngành có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm thành viên HĐQT tập đoàn; giao bộ quản lý ngành, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và hội đồng quản trị tập đoàn thực hiện một số quyền của chủ sở hữu theo pháp luật hiện hành, theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của từng tập đoàn.
Giám sát đối với TĐKTNN được thực hiện theo các phương thức: Thông qua chế độ báo cáo của hội đồng quản trị công ty mẹ; thông qua thực hiện kiểm toán tại công ty mẹ và các đơn vị thành viên; thông qua thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất của công ty mẹ; thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá của các cơ quan theo quy định.
Tàu lớn và sứ mệnh vượt biển
Với quy mô về vốn, tài sản đóng vai trò quan trọng trong hệ thống kinh tế nhà nước, hoạt động của tập đoàn, tổng công ty nhà nước vì vậy luôn song hành cùng tiến trình phát triển kinh tế của đất nước. Khối DNNN mà nòng cốt là các tập đoàn, tổng công ty, đã đóng góp gần 40% giá trị GDP, tạo ra 39,5% giá trị sản xuất công nghiệp, trên 50% kim ngạch xuất khẩu và 28,8% tổng thu nội địa (không kể thu từ dầu thô và thuế xuất nhập khẩu).
Về cơ bản, khi các tổng công ty 91 được thí điểm chuyển đổi thành TĐKTNN đánh dấu bước đi mới với tiến trình hội nhập, nâng cao tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh của các tổng công ty. Sau thời gian thí điểm, TĐKTNN cùng với các tổng công ty Nhà nước tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, góp phần bảo đảm điều tiết vĩ mô của Nhà nước; tham gia tích cực vào việc bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao khả năng hội nhập kinh tế quốc tế.
Một số TĐKTNN giữ vai trò cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân, như Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, đóng góp vào khoảng 30% GDP hằng năm. Quy mô vốn sở hữu của các TĐKTNN tăng lên đáng kể, các tập đoàn đã huy động được một lượng vốn khá lớn từ các thành phần kinh tế khác thông qua việc cổ phần hoá các công ty thành viên của tập đoàn và thành lập mới các công ty cổ phần.
Vốn và tài sản Nhà nước tại DNNN nói chung và ở các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước nói riêng là bộ phận chủ lực, cấu thành và không thể tách rời của tổng nguồn lực quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong việc huy động sức mạnh tổng thể và chủ đạo của kinh tế Nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nền kinh tế.
Chẳng hạn, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam cung cấp dịch vụ viễn thông cho vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng; Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam thông qua thực hiện trồng cây cao su đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết công ăn, việc làm cho vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và đã xây dựng được một lực lượng tự vệ với trên 10.000 người...
Nhiều tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đóng vai trò là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết thị trường, ổn định giá cả, nhất là trong điều kiện nền kinh tế không ổn định, phải đối phó với những biến động về cung - cầu hàng hóa, về giá cả, cụ thể Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam, Tổng Công ty Thép Việt Nam... theo chỉ đạo của Chính phủ đã không tăng giá bán sản phẩm mặc dù chi phí đầu vào tăng để góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường.
Nếu đánh giá một cách tổng quát hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước theo các chỉ tiêu cơ bản thì có thể thấy: đa số các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã kinh doanh có lãi; các chỉ tiêu nhìn chung đều tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước, nhưng mức độ thì khác nhau, có tập đoàn, tổng công ty đạt hiệu quả cao, có đơn vị lại đạt hiệu quả rất thấp, nhưng nhìn tổng thể, vai trò của tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong thời gian qua là hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Với xu hướng phát triển, hội nhập quốc tế hiện nay, việc hình thành và phát triển mô hình tập đoàn kinh tế là điều tất yếu. Chủ trương tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước mà trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty để hình thành những tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đủ mạnh chi phối nền kinh tế và có vai trò, vị trí ngày càng lớn, có đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn, tổng công ty cùng ngành kinh doanh trong khu vực.
Tuy nhiên, giai đoạn thí điểm của TĐKTNN đang là những bước đi dò dẫm ban đầu, có thể coi đó là thời kỳ “quá độ” của kinh tế tập đoàn, chưa rõ bản sắc, lối đi thích hợp, cơ chế chính sách pháp luật chưa theo kịp, rẽ lối vào thị trường nhưng TĐKTNN lại đang mang trong mình cơ chế và cả tư duy bao cấp nặng nề.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khóa IX) nêu: Hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty Nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế, kinh doanh đa ngành, trong đó có ngành kinh doanh chính, chuyên môn hóa cao và giữ vai trò chi phối lớn trong nền kinh tế quốc dân, có quy mô rất lớn về vốn, hoạt động cả trong nước và ngoài nước, có trình độ công nghệ cao và quản lý hiện đại, đào tạo, nghiên cứu triển khai với sản xuất kinh doanh. Thí điểm hình thành tập đoàn kinh tế trong một số lĩnh vực có điều kiện, có thế mạnh, có khả năng phát triển để cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả như: dầu khí, viễn thông, điện lực, xây dựng… |
13 tập đoàn kinh tế nhà nước hiện hành 1. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) 2. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) 3. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) 4. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) 5. Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) 6. Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) 7. Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) 8. Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm (Bảo Việt) 9. Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) 10. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) 11. Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD Holdings) 12. Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam (Songda) 13. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) |
@Tập đoàn kinh tế Nhà nước - những lát cắt thời sự
-- Tập đoàn kinh tế Nhà nước – Phần chìm: vốn lớn, nợ và sai phạm (CAND).
Vụ án tại Vinashin và Vinalines là những dẫn chứng cụ thể về sai phạm tại Tập đoàn kinh tế Nhà nước. Trong khi đó, nhiều tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đầu tư “ngoài lề” dẫn tới thiếu trọng tâm, trọng điểm, thua lỗ, nợ nần chồng chất cùng việc quản trị theo lối cũ đang đặt ra gánh nặng...
Thực tiễn hoạt động của các TĐKTNN trong thời gian qua đã khẳng định thành công bước đầu trong việc thực hiện chủ trương đúng đắn của Đảng và mục tiêu thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế Nhà nước của Chính phủ. Tuy nhiên, mô hình tập đoàn kinh tế ở Việt Nam còn mới mẻ, vì vậy các tập đoàn kinh tế cũng bộc lộ một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.
Đó là TĐKTNN được thành lập, liên kết bằng quyết định hành chính, một số tập đoàn là biến thể của mô hình tổng công ty cũ, nên chưa thực hiện được mục tiêu đề ra là trở thành tập đoàn kinh tế mạnh. Quy mô và nguồn vốn quá nhỏ so với các tập đoàn kinh tế trong khu vực và trên thế giới; tổ chức và hoạt động chưa có đổi mới nhiều so với tổng công ty Nhà nước trước đây, chưa tạo được sự đột phá mạnh mẽ cho mô hình tập đoàn kinh tế. Kết quả sản xuất, kinh doanh của một số tập đoàn chưa tương xứng với đầu tư của Nhà nước, hiệu quả hoạt động chưa cao, năng suất lao động còn thấp, sức cạnh tranh chưa đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.
Việc thực hiện huy động vốn, nguồn lực của các thành phần kinh tế khác vào sản xuất, kinh doanh thông qua cổ phần hóa, tiếp nhận doanh nghiệp thành viên, cùng các thành phần kinh tế khác thành lập các công ty cổ phần mới tạo ra cơ cấu đa sở hữu ở một số tập đoàn triển khai còn chậm dẫn tới hạn chế về thu hút thêm vốn, kinh nghiệm quản lý, điều hành và sự giám sát của xã hội đối với hoạt động của tập đoàn kinh tế.
Kiểm toán Nhà nước công bố, EVN lỗ 8.400 tỷ đồng về lợi nhuận trước thuế năm 2010. |
Vốn chiếm dụng cao, nợ quá hạn và khó đòi
Tại cuộc họp báo hôm 18/7, Kiểm toán Nhà nước công bố: tỷ lệ vốn bị chiếm dụng cao, nợ quá hạn và khó đòi phát sinh lớn, đầu tư ngoài ngành dàn trải, chưa xây dựng kế hoạch tiền lương... là những sai sót tồn tại ở nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Báo cáo kết quả kiểm toán năm 2011 về niên độ ngân sách năm 2010 đã chỉ ra nhiều sai phạm trong công tác điều hành, quản lý và sử dụng nguồn vốn của 21 tập đoàn, tổng công ty nhà nước được kiểm toán. Một số tập đoàn, tổng công ty bị lỗ, kết quả kinh doanh giảm mạnh so với năm 2009.
Đơn cử, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lỗ hơn 8.400 tỷ đồng về lợi nhuận trước thuế năm 2010, tổng tài sản - nguồn vốn giảm gần 7.790 tỷ đồng, thuế và các khoản còn phải nộp NSNN tăng 102 tỷ đồng. Kết quả kiểm toán tại các DNNN đã điều chỉnh tổng tài sản - nguồn vốn giảm hơn 8.110 tỷ đồng, tổng doanh thu - thu nhập thuần giảm 240 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế giảm 7.116 tỷ đồng, thuế và các khoản còn phải nộp ngân sách nhà nước (NSNN) tăng 937,8 tỷ đồng.
Tổng nợ phải thu của 21 tập đoàn, tổng công ty đến hết năm 2010 là 56.656 tỷ đồng, nợ phải thu trên tổng tài sản là 9,7% và trên vốn chủ sở hữu là hơn 36%. Do chưa có biện pháp thu hồi nợ hiệu quả và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên nhiều doanh nghiệp có tỷ lệ vốn bị chiếm dụng cao, nợ quá hạn và khó đòi phát sinh lớn như Tập đoàn HUD, Tổng Công ty Xây dựng đường thủy, Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp...
Quản lý nợ thiếu chặt chẽ nên để cán bộ chiếm dụng, tham ô tiền bán hàng như tại Công ty cổ phần Gạch ngói Sài Gòn (thuộc Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn). Thậm chí, có doanh nghiệp cho đơn vị khác và cá nhân vay vốn trong khi đang phải đi vay vốn để kinh doanh như Tổng Công ty Khoáng sản thuộc Tập đoàn TKV cho Công ty cổ phần Đá quý và vàng Hà Nội vay 3,4 tỷ đồng, Công ty Gạch ngói gốm Tiền Giang vay gần 15 tỷ đồng.
Cùng với đó, việc xác định kiểm kê sản phẩm dở dang, nguyên nhiên vật liệu xuất dùng và tồn kho chưa chính xác, nhất là các doanh nghiệp khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản, xây dựng. Tình trạng hàng tồn kho dự trữ lớn, vượt nhu cầu, tài sản cố định đã đưa vào sử dụng nhưng lại chưa quyết toán, đặc biệt là do không nghiên cứu kỹ nhu cầu nên nhiều tập đoàn, tổng công ty sử dụng tài sản cố định sau đầu tư không hiệu quả.
Quy mô vốn chủ sở hữu của 21 tập đoàn, tổng công ty được kiểm toán đạt gần 157.000 tỷ đồng. Ngoại trừ Tổng Công ty Xây dựng đường thủy có lợi nhuận sau thuế năm 2010 bị lỗ 76.440 tỷ đồng, lỗ lũy kế hơn 890.300 tỷ đồng, các đơn vị được kiểm toán còn lại cơ bản bảo toàn, phát triển được vốn nhà nước.
Tuy nhiên, 11/21 tập đoàn, tổng công ty hoạt động kinh doanh chủ yếu trên vốn chiếm dụng, vốn vay, trong đó một số doanh nghiệp có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu và lợi ích của cổ đông thiểu số cao. Chẳng hạn Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn là hơn 9 lần, Tập đoàn HUD là hơn 4 lần, Tổng Công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng gần 4,8 lần... Điều này dễ gặp phải nguy cơ mất an toàn, mất cân đối tài chính, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản và các doanh nghiệp mà sản phẩm có giá trị lớn, thời gian sản xuất kéo dài.
Có doanh nghiệp huy động và sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến mất cân đối lớn về nguồn vốn. Năm 2009-2010, Công ty Điện lực Hải Phòng đã không cân đối được số tiền 300 tỷ đồng và đến hết năm 2010 là 191 tỷ đồng. Ngược lại, có doanh nghiệp thừa vốn nhưng không có phương án sử dụng để tái đầu tư mở rộng sản xuất, chủ yếu gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng, gây lãng phí.
Trường hợp EVN, Kiểm toán Nhà nước cho rằng, cơ chế hạch toán giá thành điện của EVN chưa tính toán các khoản thu có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện. Ngoài ra, quy hoạch ngành thép, xi măng chưa phù hợp với quy hoạch ngành điện, điều này tạo nên thực trạng thiếu điện, phải mua bên ngoài và phát nguồn điện giá cao. Theo đó, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính hơn 21.765 tỷ đồng, trong đó, các khoản tăng thu hơn 3.207 tỷ đồng; giảm chi hơn 2.199 tỷ đồng. Tại 29 tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước và tổ chức tài chính, số thuế, phí và các khoản khác phải nộp tăng thêm sau kiểm toán là hơn 589,5 tỷ đồng.
Tình hình nợ đọng của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước (nguồn Bộ Tài chính). |
Bài học từ Vinashin, Vinalines
Việc kinh doanh thua lỗ, nợ nần chồng chất cùng các sai phạm về quản trị, tham ô, tham nhũng thể hiện điển hình ở hai vụ án Vinashin và Vinalines. Sau vụ nợ nần, thua lỗ lên tới con số kỷ lục của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) năm 2010, một bản sao tương tự lại thể hiện ở Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Trong quá trình tái cơ cấu Vinashin thì Vinalines được chỉ định tham gia nhận một phần tài sản của Vinashin, với kỳ vọng Vinalines như một chiếc phao cứu sinh, sẽ tham gia vực dậy một Vinashin trên bờ vực phá sản.
Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau đó, khi Thanh tra Chính phủ có kết luận thanh tra ở Vinalines, nợ trên 36 ngàn tỷ đồng, riêng năm 2010 lỗ lên tới gần 1,3 ngàn tỷ đồng, thì vụ việc đã rất nghiêm trọng. Ở vụ án này, theo CQĐT, các bị can đã lợi dụng dự án mua tàu chở dầu cũ ở Công ty Vận tải Biển Đông thuộc Vinalines để tham ô tài sản bằng cách thông đồng, lập dự án, ký khống hợp đồng thanh toán, nâng khống hàng tỷ đồng để chiếm hưởng cá nhân.
Một trong những sai phạm gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng ở Vinashin trước đây, có việc tập đoàn này mua về những con tàu cũ không sử dụng; thì nay, Kết luận của Thanh tra Chính phủ ở Vinalines cho thấy, tổng công ty này cũng mua 17 con tàu trên 15 tuổi không đủ điều kiện đăng ký tại Việt Nam. Đáng lưu ý là con tàu mang tên Lively Falcon, đã 30 tuổi, vẫn được Vinalines mua về và đăng ký treo cờ nước ngoài!
Sai phạm, thất thoát ở Vinashin có việc không chấp hành ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thì ở Vinalines cũng chưa bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tổng công ty này duy trì thời điểm cao nhất có 149 chiếc tàu, thời điểm ít nhất có 100 chiếc tàu, nhưng lại phân bố dàn trải, phân tán, manh mún ở 18 đơn vị khai thác. Đội tàu hoạt động chủ yếu để cho thuê định hạn làm lệch hướng phát triển thị trường vận tải biển phục vụ nền kinh tế quốc dân.
Giai đoạn từ 2007 - 2010, Vinalines đã đầu tư 14 dự án xây cảng thì hầu hết xảy ra vi phạm. Trong khi Chính phủ chỉ cho phép chi phí tối đa cho tổ chức lễ khởi công dự án là 50 triệu đồng, thì Vinalines lại lãng phí chi gấp 80 lần, với số tiền hơn 4 tỷ đồng... Tính đến ngày 30/4/2010, tổng số tiền lãng phí từ những vụ được xác định có dấu hiệu làm trái là hơn 489 tỷ đồng.
Theo đề án tái cơ cấu DNNN của Bộ Tài chính, dư nợ vay ngân hàng của DNNN lớn là 415.347 tỷ đồng tương đương 16,9% tổng dư nợ cả nước. Trong đó, hơn một nửa số nợ tập trung vào các TĐKTNN (218.738 tỷ) chiếm 8,76% tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng. Bốn tập đoàn nợ lớn nhất là PetroVietnam (72.300 tỷ), EVN (62.800 tỷ), Vinacomin (20.500 tỷ) và Vinashin (19.600 tỷ). Có 30/85 tập đoàn và tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao hơn 3 lần. Đặc biệt có 7 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ này trên 10 lần gồm TCT Xây dựng Công nghiệp (Tập đoàn Sông Đà), TCT Xây dựng CTGT 1, TCT Xây dựng CTGT 5, TCT Xây dựng CTGT 8, TCT Xăng dầu Quân đội, TCT Thành An và TCT Phát triển đường cao tốc… |
(Còn tiếp)
- Phải chấm dứt kiểu tiêu tiền vô tội vạ (ĐV).- Nợ xấu là của cả nền kinh tế(ĐTCK). - Kêu và… cứu
- Mạnh tay “bơm” vốn đầu tư công và nỗi lo lạm phát tái xuất (VnEco).
- Dự án triển khai chậm, sẽ kiên quyết cắt và chuyển vốn (NNVN). - Ông lớn ngân hàng giảm lãi, tăng vọt nợ xấu (VNE). - TS Võ Trí Thành: ‘Chủ ngân hàng phải trả giá cho nợ xấu’ (Infonet). - Khi nợ có khả năng mất vốn của nhiều ngân hàng tăng mạnh (VnEco). - Nhiều ngân hàng chỉ hạ lãi suất trên giấy? (NĐT). “Tôi không đồng ý với thống đốc”
TP - Trao đổi với PV Tiền Phong, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành không đồng tình với cam kết “neo” lãi suất cho vay 15%/năm ít nhất một năm, mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cam kết với doanh nghiệp (DN). Theo ông, lãi suất từ 7-10%/năm DN mới phát triển được.
- Doanh nghiệp khó chung thủy với ngân hàng (VIR). - Ngân hàng, doanh nghiệp và niềm tin cần gầy dựng lại (SGTT).
6 tháng, Vinalines lỗ 1.439 tỷ đồngVnEconomy -6 tháng cuối năm, Vinalines dự kiến sản lượng hàng thông qua cảng đạt 70 triệu tấn, tổng doanh thu đạt 26.200 tỷ đồng
-Mạnh tay “bơm” vốn đầu tư công và nỗi lo lạm phát tái xuất VnEconomy -Nếu mỗi tháng còn lại của năm nay giải ngân hơn 21.000 tỷ đồng vốn đầu tư công/tháng thì sang 2013, lạm phát có quay trở lại?
=Khi nợ có khả năng mất vốn của nhiều ngân hàng tăng mạnh
(VnEconomy)-Tốc độ tăng nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) ở nhiều ngân hàng đang tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm nay
-Liều lĩnh dùng tiền âm phủ tráo đến 1,8 tỷ đồng VietNamNet
- Lợi dụng nhiệm vụ được giao quản lý tiền, một nhân viên ngân hàng đã dùng tiền âm phủ tráo lấy tiền thật để tiêu xài. Ngày 23/7, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” do bị ...
Tráo tiền âm phủ lấy tiền thậtThanh Niên
8 năm tù vì tráo tiền âm phủ lấy tiền thậtTuổi Trẻ
Rút hơn hai tỷ đồng bằng chiêu trộn tiền... âm phủVietnam Plus
-Nhân viên ngân hàng dùng tiền âm phủ tráo 2,1 tỉ tiền thật
(NLĐO) - Lợi dụng sơ hở của đồng nghiệp, nam nhân viên kiểm quỹ đã mua tiền địa phủ rồi đóng gói để tráo tiền thật.
- Phú quý giật lùi (LĐ). - Cần tăng cường các hoạt động quản lý doanh nghiệp (VEN).
- Tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu bảy tháng khoảng 0,09% (SGTT). - 6 tháng đầu năm 2012: Xuất khẩu là điểm sáng của nền kinh tế(Petrotimes).
- Chật vật “xoay” tiền mua nhà thời hạ giá (Infonet). - Ra ngõ gặp dự án bất động sản bỏ hoang (TP).
- Đầu tuần, giá vàng giảm nhẹ (TN). - Vàng tiếp tục xuống giá, USD ngân hàng bật tăng (VnEco).
- Xăng đột ngột tăng giá: Người tiêu dùng lại lao đao (ĐĐK).
- Chỉ số giá tiêu dùng sụt giảm: chưa nên kích cầu (SGTT).
- Nhập siêu 7 tháng thấp kỷ lục (VnEco).
- Minh bạch “kiểu EVN” (SGTT).
- Lo ‘xổng’ giá xăng dầu khi thả về cho doanh nghiệp (VNE).
- EVN khó thoái vốn đầu tư ngoài ngành (NNVN).
>> Hơn nửa tập đoàn, Tổng công ty hoạt động bằng vốn vay
Có 11/21 tập đoàn, Tổng công ty hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa trên vốn chiếm dụng, vốn vay. Tình trạng này diễn ra ở Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, với tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu gấp tới 9,19 lần, Tổng công ty Xây dựng phát triển hạ tầng 4,79 lần, Tổng công ty Cơ điện xây dựng Nông nghiệp và thủy lợi 4,39 lần, Tập đoàn HUD 4,01 lần, Tập đoàn EVN 3,83 lần...
* Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính 21.765,5 tỷ đồng.
Phát sinh lớn nợ quá hạn, nợ khó đòi
Sáng 18/7, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã họp báo công bố kết quả kiểm toán năm 2011 về niên độ ngân sách năm 2010. Đáng chú nhất trong báo cáo năm nay là kết quả kiểm toán chuyên đề các tập đoàn, Tổng công ty (TĐ-TCT)và các tổ chức ngân hàng (NH), tài chính.
Năm 2011, KTNN đã kiểm toán tại 21 doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và 8 tổ chức tài chính, NH, bảo hiểm. Kết quả cho thấy năm 2010, các TĐ-TCT tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố bất lợi như lãi vay NH, lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng ở mức cao, thị trường tiêu thụ khó khăn. Tuy nhiên, vẫn có 19/21 TĐ-TCT được kiểm toán vẫn có lãi. Một số TĐ-TCT bị lỗ, kết quả kinh doanh bị giảm so với năm 2009. Ví dụ điển hình như lợi nhuận trước thuế của TĐ Điện lực Việt Nam (EVN) lỗ 8.416 tỷ đồng, TCT Xây dựng đường thủy lỗ 73,5 tỷ đồng. Còn một số TCT mặc dù lợi nhuận cao nhưng chủ yếu là từ hoạt động đầu tư tài chính, trong khi đó, hoạt động kinh doanh chính hiệu quả lại thấp.
Về báo cáo tài chính và công tác quản lý tài chính, cơ bản các TĐ-TCT đã bảo toàn, phát triển được vốn Nhà nước, ngoại trừ TCT Xây dựng đường thủy với lợi nhuận sau thuế năm 2010 lỗ 76,440 tỷ đồng, lỗ lũy kế 890,308 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 586,321 tỷ đồng. Bên cạnh đó, có 11/21 TĐ-TCT hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa trên vốn chiếm dụng, vốn vay, trong đó có một số DN có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu và lợi ích của cổ đông thiểu số cao, nên dễ gặp phải nguy cơ mất an toàn, mất cân đối tài chính. Tình trạng này diễn ra ở Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, với tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu gấp tới 9,19 lần, Tổng công ty Xây dựng phát triển hạ tầng 4,79 lần, Tổng công ty Cơ điện xây dựng Nông nghiệp và thủy lợi 4,39 lần, Tập đoàn HUD 4,01 lần, Tập đoàn EVN 3,83 lần...
Chưa kể, còn có tình trạng các DN huy động sử dụng vốn sai mục đích dẫn tới mất cân đối lớn về nguồn vốn. Ví dụ năm 2009-2010, Công ty Điện lực Hải Phòng huy động và sử dụng vốn sai mục đích, phát sinh vượt so với kế hoạch nên không cân đối được nguồn vốn 300 tỷ đồng, đến hết tháng 12/2010, số tiền mất cân đối là 191 tỷ đồng. Ngoài ra, các TĐ-TCT hiện quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên với diện tích lớn nhưng nhiều diện tích đất vẫn chưa được các địa phương ký hợp đồng cho thuê hoặc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. Nhiều DN còn sử dụng đất sai mục đích, xây dựng không đúng quy hoạch hoặc chậm, không xây dựng các công trình công cộng khi thực hiện các dự án khu đô thị. Công tác bình ổn giá của các đơn vị này cũng vẫn có nhiều sai sót. Ví dụ như việc trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu ngay cả khi DN lỗ đã tạo ra quỹ ảo, EVN chưa tính hết các khoản giảm thu liên quan đến sản xuất kinh doanh vào cơ chế hạch toán giá thành điện, tỷ lệ tổn thất điện năng cao.
Cùng với việc hoạt động dựa vào vốn vay, vốn chiếm dụng, tại các DN này tỷ lệ vốn bị chiếm dụng cao, nợ quá hạn, nợ khó đòi phát sinh rất lớn. Tổng nợ phải thu của 21 TĐ-TCT là 56.656 tỷ đồng, chiếm 9,7% tổng tài sản và 36,09% vốn chủ sở hữu. Cùng đó, việc xác định kiểm kê sản phẩm dở dang, nguyên nhiên vật liệu xuất dùng và tồn kho chưa chính xác, nhất là các DN khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản, xây dựng. Tình trạng hàng tồn kho dự trữ lớn, vượt nhu cầu, tài sản cố định đã đưa vào sử dụng nhưng lại chưa quyết toán, đặc biệt là do không nghiên cứu kỹ nhu cầu nên nhiều TĐ-TCT sử dụng tài sản cố định sau đầu tư không hiệu quả.
Ngân hàng “lách” lãi suất tái cấp vốn
Về các tổ chức tài chính, NH, kết quả cho thấy nhìn chung các tổ chức tín dụng tuân thủ đúng quy định đặt ra. Tuy nhiên, nhiều sai sót trong hoạt động của các NH quốc doanh lớn và NH chính sách đã được ghi nhận. Sai phạm mà nhiều NH mắc phải trong năm 2010, theo KTNN là gia hạn nợ không đúng quy định. Có khoản vay thời hạn 90 ngày nhưng được gia hạn đến lần thứ 4, làm thời gian vay kéo dài 389 ngày. Trong khi đó, theo quy định, thời gian cho vay không được quá một năm và thời gian gia hạn không vượt quá thời gian cho vay lần đầu tiên.
Riêng NH Phát triển Việt Nam (VDB), năm 2010 đã cho vay thương mại ngoài các chương trình được Nhà nước cho phép và kinh doanh lỗ 18,1 tỷ đồng. Nợ quá hạn của NH này là 438 tỷ đồng và cũng tăng so với năm 2009. Trong khi đó, VDB lại huy động vốn vượt quá nhu cầu cho vay nên phải gửi tại các NHTM. Cùng với đó, việc NHNN áp dụng lãi suất tái cấp vốn thấp hơn nhiều lãi suất huy động trên thị trường đã khiến một số NH lợi dụng như một nguồn vốn giá rẻ ưu đãi, không cơ cấu lại các khoản đầu tư để trả đúng hạn...
Công ty mua bán nợ mang tiền đi gửi ngân hàng
Theo kết quả kiểm toán, Công ty TNHH Một thành viên Mua bán nợ Việt Nam (DATC) "không thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ chính là mua bán nợ và đầu tư dài hạn tái cấu trúc cho doanh nghiệp". Cụ thể, nguồn vốn, quỹ của DATC đến 31/12/2010 là trên 2.616 tỷ đồng. Tuy nhiên, số vốn để mua nợ và đầu tư dài hạn tái cấu trúc doanh nghiệp chỉ chiếm 47,23%, tương đương 1.235,88 tỷ đồng, còn số tiền DATC gửi ngân hàng (Công ty Cho thuê tài chính 2 - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - ALCII) tới 48,61%, tương đương với 1.272 tỷ đồng. Chính việc sử dụng vốn không đúng, gửi tiền và cho vay không đúng nhiệm vụ, nên việc sử dụng vốn của DATC đạt hiệu quả thấp, thanh khoản kém.
Ngoài ra, việc gửi tiền của đơn vị này cũng dẫn tới có nguy cơ mất vốn. Cụ thể, DATC gửi tiền tại ALCII 110 tỷ đồng, nhưng đến 31/12/2011, các hợp đồng tiền gửi tại ALCII đã quá hạn trên 2 năm, DATC chỉ thu được 12,68 tỷ đồng tiền lãi, nguy cơ mất vốn ước tính trên 70 tỷ đồng.