Minh họa: DAD |
Lãi suất liên ngân hàng là một chỉ dấu quan trọng của hệ thống. Tại thời điểm cuối quý 3, đầu quý 4 năm ngoái, lãi suất liên ngân hàng lên rất cao, có thời điểm tới hơn 40%. Đó là dấu hiệu của tình trạng mất thanh khoản nghiêm trọng tới mức có thể phá sản bất kỳ lúc nào của nhiều ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ.
Từ đầu năm trở lại đây, lãi suất liên ngân hàng đã giảm nhiều, hiện nay nằm ở mức một con số. Điều đó cho thấy mặc dù còn một số ngân hàng nhỏ vẫn trong vùng nguy hiểm, nhưng câu chuyện đổ vỡ hàng loạt có vẻ như đã được tạm thời loại bỏ.
Từ chỗ chênh vênh bên miệng núi lửa của khủng hoảng tài chính hồi nửa cuối năm ngoái, kinh tế Việt Nam đang đi dần vào một mùa đông của suy thoái.
Mùa đông của suy thoái
Lạm phát đã hạ nhiệt, tốc độ tăng giá tiêu dùng trong sáu tháng qua chỉ có 2,52% so với mức tăng 13,33% của sáu tháng đầu năm 2011 và 3,37% của sáu tháng đầu năm 2010. Điều này không lạ vì giữa tăng trưởng tín dụng và lạm phát có quan hệ nhân quả rất chặt chẽ với độ trễ khoảng 6-8 tháng. Việc lạm phát thấp tại thời điểm này là kết quả của việc thắt chặt tiền tệ - tín dụng từ khoảng tháng 4 tới tháng 12 năm ngoái.
Lãi suất ngân hàng nhờ các quyết định hành chính liên tục kế tiếp nhau của Ngân hàng Nhà nước đã giảm về mức thấp đáng kể so với năm ngoái. Lãi suất huy động không kỳ hạn về còn 9% trong khi lãi suất huy động có kỳ hạn nằm ở mức 12-13% và lãi suất cho vay chính thức giảm còn khoảng 15-17%.
Do lãi suất tiền đồng trong suốt năm 2011 và sáu tháng đầu năm 2012 rất cao so với tốc độ trượt giá đồng tiền và việc Nhà nước siết chặt quản lý kinh doanh ngoại hối ngoài luồng, sức ép về tỉ giá lên VND trong giai đoạn vừa qua không lớn. Tiền đồng cơ bản giữ được giá trị sau đợt phá giá mạnh hồi tháng 2-2011.
Sự ổn định này phần nhiều mang tính tình huống và giả tạo. Lạm phát sẽ lại bùng phát một khi tín dụng tăng trở lại giống như kịch bản hồi năm 2010: năm 2008 gặp lạm phát cao tương tự năm 2011. Năm 2009 lạm phát giảm do hiệu ứng độ trễ của chính sách thắt chặt vào cuối năm 2008, giống như những gì đang diễn ra hiện nay. Năm 2010 lạm phát vụt lên trở lại ở mức hai con số sau khi chính sách tiền tệ - tín dụng được nới lỏng một phần.
Điều khá dễ thấy là lãi suất giảm trong thời gian qua phần nhiều do các biện pháp hành chính. Trên thực tế lạm phát đã giảm rất mạnh, Ngân hàng Nhà nước đã bơm khá nhiều tiền vào hệ thống ngân hàng thương mại và dư địa tín dụng được mở toang từ đầu năm nhưng hệ thống ngân hàng thương mại (mất thanh khoản mạnh và nợ xấu trên 10%) vẫn phải cạnh tranh quyết liệt để giành giật nguồn tiền gửi. Vì thế lãi suất huy động vẫn cao hơn rất nhiều so với lạm phát.
Câu chuyện tranh cãi về lãi suất thực dương hay âm, sau hơn một năm, vẫn đối mặt với câu trả lời từ thực tế là lãi suất thực vẫn còn dương và dương rất nhiều. CPI tháng 5 và tháng 6 vừa qua so với cùng kỳ năm ngoái lần lượt là 8,34% và 6,9% trong khi lãi suất huy động trung bình vẫn còn ở mức hai con số. Điều này dẫn tới chuyện lãi suất cho vay có giảm nhưng còn xa mới nằm trong sức chịu đựng hợp lý của hệ thống doanh nghiệp.
Tương tự, áp lực về tỉ giá hiện nay ở mức thấp là do chênh lệch về lãi suất gửi VND và USD quá cao. Ngay cả khi điều chỉnh yếu tố trượt giá, thì lãi suất thực - tức là lãi suất tiền đồng trừ đi lạm phát của tiền đồng - vẫn cao hơn nhiều so với USD. Tuy nhiên vì tỉ giá được giữ cố định nên người dân chỉ quan tâm đến lãi suất danh nghĩa: tiền đồng không mất giá với USD, lãi suất tiền đồng cao hơn từ 3 lần (hiện nay) tới 5 lần (như hồi năm 2011) so với lãi suất USD, vì thế không có lý do gì phải giữ USD.
Mức chênh lệch quá lớn này đủ để bảo vệ người giữ tiền đồng ngay cả khi tiền đồng bị phá giá từ 5% (năm nay) tới 15% (năm ngoái). Đó là lý do lớn để VND ổn định trong thời gian qua. Tuy nhiên, lòng tin này của người giữ tiền đồng sẽ bị phá vỡ ngay khi lãi suất tiền đồng giảm tới mức mà chênh lệch lãi suất VND và USD không còn đủ lớn để cho họ cảm giác an toàn nữa.
Tăng trưởng kinh tế, theo con số chính thức của Tổng cục Thống kê, cũng giảm về mức thấp nhất trong khoảng mười năm trở lại đây. GDP của sáu tháng đầu năm nay tăng 4,38% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức thấp nhất trước đó là 4,46% vào quý 2-2009. Và điều này hợp lý bởi vì cuộc khủng hoảng năm 2008-2009 diễn ra khi sức chịu đựng của hệ thống doanh nghiệp còn tương đối tốt do có một thời gian dài tăng trưởng đều đặn và nhiều doanh nghiệp huy động được tài chính do phát hành cổ phiếu cho các nhà đầu tư để tạo thành cái đệm tiền mặt (cash cushion) cho doanh nghiệp khi tín dụng bị thắt chặt.
Trong giai đoạn hiện nay, phần lớn doanh nghiệp không còn được lợi thế này nữa và vì thế sức chịu đựng của họ kém hơn rất nhiều so với hồi ba năm trước.
Chưa phải đáy?
Sự ổn định tạm thời trên bề mặt do lạm phát hạ nhiệt không phải là chỉ dấu của sự an toàn. Khối thuốc nổ lớn đang nằm trong hệ thống ngân hàng hiện nay là các khoản nợ xấu, và không ai biết quy mô (đi kèm với sức tàn phá) của nó đến đâu.
Ngay cả số liệu chính thức từ Ngân hàng Nhà nước cũng không rõ ràng: chiều 7-6-2012, giải trình trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đưa ra con số nợ xấu tới 10%. Tuy nhiên tại hội nghị sơ kết sáu tháng của ngành ngân hàng ngày 7-7-2012 tại Hà Nội lại thông báo rằng tính đến cuối tháng 5, tổng nợ xấu của toàn hệ thống chiếm 4,47% (tương đương 100.000 tỉ đồng) tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế.
Mức chênh lệch giữa 4,47% và 10% là vô cùng lớn, tương đương 241.000 tỉ đồng, hoặc khoảng 11,5 tỉ USD. Công bố mới nhất của thanh tra ngân hàng lại đưa ra con số nợ xấu của hệ thống ngân hàng đến cuối tháng 3-2012 là hơn 202.000 tỉ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ cấp tín dụng.
Mặc dù có nhiều giải pháp được bàn đến để giải quyết khối tài sản “xấu” này, nhưng chưa có bất kỳ động tác kiên quyết nào được thực hiện. Lý do cũng dễ hiểu: Việt Nam đang ở trong tình trạng có rất nhiều ràng buộc và vì thế không dễ gì giải được bài toán nợ xấu một cách nhanh chóng.
Đấu tranh để tồn tại
Dưới góc độ vi mô, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước một bài toán khó, có lẽ là khó nhất kể từ trong lịch sử khiêm tốn về kinh tế thị trường của Việt Nam hiện đại. Trong khi thị trường đầu ra bị thu hẹp nghiêm trọng, lãi suất các khoản vay vẫn còn rất cao và khả năng vay mượn thêm khá bi đát, câu chuyện xoay đủ vốn để cầm cự tiếp trở thành câu chuyện “tồn tại hay không tồn tại”.
Có một khe cửa hẹp để giúp các doanh nghiệp này, đó là dòng vốn tìm đến mục tiêu mua bán và sáp nhập (M&As). Về triển vọng dài hạn, Việt Nam vẫn là một nền kinh tế đang phát triển còn nhiều tiềm năng để tiếp tục bứt phá. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư quốc tế đang hướng sự chú ý tới các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các nhà đầu tư đến từ những quốc gia mà khả năng phát triển hầu như đã bị bão hòa. Nhật Bản là một trong các quốc gia có sự quan tâm mạnh mẽ nhất đến việc tìm mua hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, đây chỉ là một cánh cửa hẹp. Nó không phải là một thứ thuốc an thần mà ai cũng có thể mua được ngoài chợ. Dòng vốn này chỉ tìm đến với một số doanh nghiệp tốt nhất, có nhiều tiềm năng nhất, được quản trị bài bản nhất trong các ngành có sức hấp dẫn nhất ở Việt Nam trong trung hạn. Nó cũng chỉ đến được với các doanh nghiệp biết cách săn lùng và tiếp cận với nó. Nhưng dẫu là một cánh cửa hẹp, có vẫn còn hơn không.
Với mối lo khá mơ hồ và cảm tính về việc “đổ vỡ dây chuyền”, Việt Nam không muốn bất kỳ ngân hàng nào phá sản, không muốn bất kỳ người gửi tiền nào bị mất tiền, không quốc hữu hóa, và cũng không đủ nguồn lực để cứu trợ tài chính (bail-out) toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng như các doanh nghiệp “quá lớn để đổ vỡ” (too-big-to-fail). Việt Nam rất dễ và nhiều khả năng sẽ rơi vào tình trạng hệ thống ngân hàng dày đặc các zombie banks giống như ở Nhật hồi thập niên 1990 trước đây (mặc dù lý do Nhật Bản có các zombie banks khác với Việt Nam).
Đặc điểm của zombie banks là chúng tồn tại nhưng không còn khả năng cung cấp các chức năng bình thường của ngân hàng, tức là huy động rồi cho vay. Việc này dường như đã bắt đầu từ đầu năm nay khi mà dư địa tín dụng được mở toang nhưng tính đến ngày 30-6-2012, tín dụng tăng trưởng chỉ ở mức 0,76% so với cuối năm 2011.
Hậu quả mà Nhật Bản phải đối phó hồi thập niên 1990 thường được nhắc đến là một thập niên bị đánh mất - tức là một thập niên hầu như không có tăng trưởng. Và một tương lai tương tự không phải là không thể xảy ra đối với Việt Nam.
|
- Chuyển hoá các khoản nợ xấu (DĐDN). - Nợ xấu tăng mạnh, “gặm” mòn lợi nhuận các ngân hàng (DT). Nợ xấu tăng mạnh, “gặm” mòn lợi nhuận các ngân hàng -- Ngân hàng xử lý nợ xấu như thế nào? (TBKTSG).
- Vinalines lỗ hơn 1.400 tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm (Gafin).- Vô duyên như ngành điện (Bee).- Tỉ phú chân đất bại tình (NLĐ). - Những đại gia bị bủa vây bởi… vòng lao lý (NĐT).
- Điểm mặt ‘ông lớn’ Việt lãi khủng (ĐV). (ĐVO) Mặc dù kinh tế khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp 'sống dở, chết dở' nhưng Vinamilk, PV Gas, Vietinbank, Vietcombank, Techcombank... vẫn 'đút túi' hàng nghìn tỷ đồng 6 tháng đầu năm 2012
- Vinalines lỗ hơn 1.400 tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm (Gafin).- Vô duyên như ngành điện (Bee).- Tỉ phú chân đất bại tình (NLĐ). - Những đại gia bị bủa vây bởi… vòng lao lý (NĐT).
-Nợ có khả năng mất vốn của Vietinbank tăng 147% sau 6 tháng VnEconomy -Sau 6 tháng, nợ có khả năng mất vốn của Vietinbank tăng lên 2.254 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận 6 tháng giảm mạnh so với cùng kỳ--VCB: Tín dụng tăng 2,95%, nợ có khả năng mất vốn lên 3.897 tỷ
- Điểm mặt ‘ông lớn’ Việt lãi khủng (ĐV). (ĐVO) Mặc dù kinh tế khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp 'sống dở, chết dở' nhưng Vinamilk, PV Gas, Vietinbank, Vietcombank, Techcombank... vẫn 'đút túi' hàng nghìn tỷ đồng 6 tháng đầu năm 2012
Vinamilk báo lãi 2.753 tỷ đồng
Theo báo cá của Vinamilk,, doanh thu thuần của Vinamilk quý 2 đạt 7.237 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng đạt 13.266 tỷ đồng - tăng gần 30% so với mức 10.245 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2011.
Lợi nhuận gộp quý 2 của Vinamilk đạt 2.410 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng đạt 4.198 tỷ đồng. Doanh thu tài chính quý 2 đạt hơn 147 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng đạt 292 tỷ đồng. Chi phí tài chính quý 2 của Vinamilk là 29,2 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng là trên 8 tỷ đồng - trong đó chi phí lãi vay chỉ trên 3 tỷ đồng. Chi phí bán hàng quý 2 là 625 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp là 126 tỷ đồng.
Sau khi trừ đi các chi phí, Vinamilk lãi sau thuế quý 2 đạt 1.491 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng đạt 2.753 tỷ đồng - tăng mạnh so với mức 2.090 tỷ đồng của 6 tháng đầu năm 2011.
Theo giải trình của Vinamilk, nguyên nhân giúp lợi nhuận quý 2/2012 của công ty tăng 36,46% so với cùng kỳ năm ngoái là do lợi nhuận từ hoạt động sản xuất tăng, trong đó doanh thu tăng gần 30%. Trong khi đó, chi phí tài chính giảm gần 78%, chủ yếu do hoàn nhập dự phòng.
Tính đến 30/6, vốn chủ sở hữu của Vinamilk đạt 13.776 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư của chủ sở hữu đạt 5.561 tỷ đồng, thặng dư vốn cổ phần đạt 1.277 tỷ đồng, lợi nhuận chưa phân phối đạt gần 5.100 tỷ đồng,…
Sau khi trừ đi các chi phí, Vinamilk lãi sau thuế quý 2 đạt 1.491 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng đạt 2.753 tỷ đồng.
|
PV Gas nộp thuế 1.000 tỷ đồng, còn lãi 4.554 tỷ đồng
Tổng công ty Khí Việt Nam - Công ty cổ phần công bố báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý II/2012 của công ty mẹ.
Theo đó, doanh thu thuần của công ty trong quý II đạt 16.238 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán quý II chiếm 82% doanh thu, lợi nhuận gộp còn 2.947 tỷ đồng. Doanh thu tài chính là 317 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính
Lũy kế 6 tháng, lợi nhuận gộp đạt 6.051 tỷ đồng. Trừ đi các chi phí, lợi nhuận trươc sthuees còn 5.549 tỷ đồng. GAS đóng gần 1.000 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế còn 4.554 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên cổ phiếu sau 6 tháng đạt 2.399 tỷ đồng.
Viettinbank 6 tháng lãi 1.960 tỷ đồng
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam ( CTG ) thông báo kết quả kinh doanh quý II và 6 tháng đầu năm 2012 của ngân hàng mẹ.
Không còn được hoàn nhập lớn như cùng kỳ cộng với phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 1.453 tỷ đồng, lãi sau thuế quý II/2012 của CTG chỉ còn 565 tỷ đồng, giảm 70% so với cùng kỳ. Một điểm đáng chú ý là, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của CTG chiếm hơn 66% lợi nhuận trước dự phòng. Tính tổng 6 tháng đầu năm, Viettinbank lãi 1.960 tỷ đồng.
Mặc dù thu nhập lãi thuần, lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối sụt giảm so với cùng kỳ nhưng các mảng hoạt động cung cấp dịch vụ, mua bán chứng khoán đầu tư, thu nhập cổ tức và hoạt động khác tăng trưởng mạnh nên lợi nhuận thuần trước trích lập dự phòng vẫn tăng 10.60% so với cùng kỳ nhưng do chi dự phòng lớn nên LNST sụt giảm mạnh.
Vietcombank lãi trước thuế gần 2.800 tỷ đồng
Không còn được hoàn nhập lớn như cùng kỳ cộng với phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 1.453 tỷ đồng, lãi sau thuế quý II/2012 của CTG chỉ còn 565 tỷ đồng, giảm 70% so với cùng kỳ. Một điểm đáng chú ý là, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của CTG chiếm hơn 66% lợi nhuận trước dự phòng. Tính tổng 6 tháng đầu năm, Viettinbank lãi 1.960 tỷ đồng.
Mặc dù thu nhập lãi thuần, lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối sụt giảm so với cùng kỳ nhưng các mảng hoạt động cung cấp dịch vụ, mua bán chứng khoán đầu tư, thu nhập cổ tức và hoạt động khác tăng trưởng mạnh nên lợi nhuận thuần trước trích lập dự phòng vẫn tăng 10.60% so với cùng kỳ nhưng do chi dự phòng lớn nên LNST sụt giảm mạnh.
Vietcombank lãi trước thuế gần 2.800 tỷ đồng
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ( VCB ) công bố kết quả kinh doanh quý 2/2012 của ngân hàng mẹ. Theo đó:
Doanh thu lãi thuần của VCB quý này đạt hơn 2.400 tỷ đồng, giảm 9% quý 2 năm trước, 6 tháng đạt 5.633 tỷ đồng, tăng nhẹ 5% cùng kỳ 2011.
Hoạt động dịch vụ quý này lãi 441 tỷ đồng, giảm 2% quý 2 năm trước, lũy kế 6 tháng đạt 621 tỷ đồng, giảm 10% cùng kỳ 2011. Hoạt động kinh doanh ngoại hối quý này tăng trưởng 30% so với quý 2 năm 2011, đạt 289 tỷ đồng. Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh 6 tháng lãi 31,8 tỷ đồng, hoạt động khác lãi 57 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2011 hoạt động khác lỗ hơn 300 tỷ. Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần quý 2 đạt hơn 90,5 tỷ đồng, 6 tháng đạt 264,5 tỷ đồng, gấp 6 lần cùng kỳ 2011.
Doanh thu lãi thuần của VCB quý này đạt hơn 2.400 tỷ đồng, giảm 9% quý 2 năm trước, 6 tháng đạt 5.633 tỷ đồng, tăng nhẹ 5% cùng kỳ 2011.
Hoạt động dịch vụ quý này lãi 441 tỷ đồng, giảm 2% quý 2 năm trước, lũy kế 6 tháng đạt 621 tỷ đồng, giảm 10% cùng kỳ 2011. Hoạt động kinh doanh ngoại hối quý này tăng trưởng 30% so với quý 2 năm 2011, đạt 289 tỷ đồng. Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh 6 tháng lãi 31,8 tỷ đồng, hoạt động khác lãi 57 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2011 hoạt động khác lỗ hơn 300 tỷ. Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần quý 2 đạt hơn 90,5 tỷ đồng, 6 tháng đạt 264,5 tỷ đồng, gấp 6 lần cùng kỳ 2011.
Mặc dù tiết kiệm được 10% chi phí hoạt động trong kỳ nhưng do doanh thu giảm – đặc biệt lại là doanh thu từ lãi thuần khiến LNTT quý 2/2012 của VCB-mẹ đạt 1.124 tỷ đồng, giảm 10% so với quý 2/2011; lũy kế 6 tháng lãi trước thuế đạt 2.786 tỷ đồng, giảm 8% cùng kỳ 2011.
VCB quý 2 trích lập dự phòng rủi ro 1.088 tỷ đồng, 6 tháng trích lập dự phòng hơn 2.000 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm ngoái.
LNST quý 2/2012 đạt 865 tỷ đồng, giảm 9%, 6 tháng đạt 2.156 tỷ đồng, giảm 6% cùng kỳ 2011.
Tại thời điểm 30/6/2012, tổng tài sản của VCB đạt hơn 390.600 tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng đến thời điểm trên là 2,96% tuy nhiên nợ xấu đã tăng từ 2% đầu năm lên 3,47% tại thời điểm cuối quý 2. Nợ có khả năng mất vốn lên đến gần 3.900 tỷ đồng.
Tại thời điểm 30/6/2012, tổng tài sản của VCB đạt hơn 390.600 tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng đến thời điểm trên là 2,96% tuy nhiên nợ xấu đã tăng từ 2% đầu năm lên 3,47% tại thời điểm cuối quý 2. Nợ có khả năng mất vốn lên đến gần 3.900 tỷ đồng.
Techcombank lãi sau thuế 1.223 tỷ đồng
Trong 6 tháng đầu năm nay, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đạt được lợi nhuận sau thuế 1.223 tỷ đồng, tăng 13,8% so với 1.074 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Ngân hàng này cho biết, nhờ giảm chi phí tài trợ vốn thông qua việc ra mắt các sản phẩm kết hợp và bán chéo sản phẩm cho các khách hàng hiện tại nhằm đẩy mạnh tăng trưởng thu nhập lãi thuần đạt mức 18,7% mặc dù tình hình tín dụng còn nhiều khó khăn.
Nhờ cải thiện tăng trưởng thu nhập lãi thuần, bên cạnh việc tăng cường khả năng thanh khoản để giữ vị thế trong việc củng cố thị phần là các yếu tố then chốt giúp lợi nhuận của Techcombank tăng.
Cũng theo Techcombank, tăng trưởng tiền gửi trong 6 tháng đầu năm đạt mức 9,1%, cao hơn nhiều so với tỉ lệ tăng trưởng tiền gửi của hệ thống ngân hàng là 6,5%.
CEO của Techcombank, ông Simon Morris, hồi tháng 5 tuyên bố sẽ đưa ngân hàng này trở thành nhà băng hàng đầu Việt Nam sau 2 năm nữa.
Trong 6 tháng đầu năm nay, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đạt được lợi nhuận sau thuế 1.223 tỷ đồng, tăng 13,8% so với 1.074 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Ngân hàng này cho biết, nhờ giảm chi phí tài trợ vốn thông qua việc ra mắt các sản phẩm kết hợp và bán chéo sản phẩm cho các khách hàng hiện tại nhằm đẩy mạnh tăng trưởng thu nhập lãi thuần đạt mức 18,7% mặc dù tình hình tín dụng còn nhiều khó khăn.
Nhờ cải thiện tăng trưởng thu nhập lãi thuần, bên cạnh việc tăng cường khả năng thanh khoản để giữ vị thế trong việc củng cố thị phần là các yếu tố then chốt giúp lợi nhuận của Techcombank tăng.
Cũng theo Techcombank, tăng trưởng tiền gửi trong 6 tháng đầu năm đạt mức 9,1%, cao hơn nhiều so với tỉ lệ tăng trưởng tiền gửi của hệ thống ngân hàng là 6,5%.
CEO của Techcombank, ông Simon Morris, hồi tháng 5 tuyên bố sẽ đưa ngân hàng này trở thành nhà băng hàng đầu Việt Nam sau 2 năm nữa.
-- Tập đoàn kinh tế Nhà nước – những lát cắt thời sự (CAND).- Tăng chỉ tiêu tín dụng: Ai đủ sức vượt rào? (VEF).
- 5 thông tin tiền tệ ngân hàng nổi bật tuần qua (Gafin/XL).
- Khủng hoảng và “mớ bòng bong” các mô hình kinh tế (CafeF).
- Tổng quan chuyển động ngành tài chính ngân hàng 22-7-2012 (VF). - Tiết kiệm thế nhằm nhò gì (VEF). -- Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư công trong quá trình tái cơ cấu kinh tế (VHNA).
- Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay (TT).
- PVFC lỗ 263 tỷ đồng từ mua bán chứng khoán (VnEco).
- Ngôi làng có hàng chục tỷ phú phất lên nhờ…dược liệu (Bee).
- Người Nhật bỏ ăn gạo truyền thống do khủng hoảng (SGTT/Gafin).
- Nga bị chỉ trích về luật xem NGO là ‘Đại lý của Nước ngoài’ (VOA). - Nga: Đối tác chiến lược và thị trường tiềm năng (Vietin). - Tổng thống Nga ký phê chuẩn gia nhập WTO (TN).
- Tỉ phú Ropert Murdoch từ chức lãnh đạo News Corps (SGTT).- Tiến sĩ Võ Trí Thành: Giảm lãi suất chưa đủ để cứu doanh nghiệp (Petrotimes). - Doanh nghiệp có vốn 5 triệu vay được 3 tỷ (VOV). - Hạ lãi vay xuống 15%: DN nhỏ bị loại khỏi cuộc chơi? (Infonet).
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, tiêu dùng chứ không phải sản xuất, mới chính là mắt xích quan trọng trong việc giải quyết khó khăn của nền kinh tế hiện nay.
--Maritime Bank làm đại lý hoàn thuế VAT cho khách quốc tế
Làm gì để kích cầu nền kinh tế Việt Nam? – (RFA).
- EVN trần tình về độc quyền trong ngành điện (DT). - Yêu cầu rà soát lộ trình tái cơ cấu EVN (TP). - ‘Chênh lệch tỷ giá tính vào giá điện, người dùng phải chịu’ (Infonet).
- Nhà nước phải hỗ trợ nhiều mặt (TT).
-- Đến năm 2015: Giá điện chỉ tăng chứ không giảm (CAND).
- Khu tái định cư Thủy điện Sông Tranh 2: Người dân mất niềm tin (ĐĐK). – Thủy điện làm hạ lưu khô hạn bất thường (PLTP). – Thủy điện là… vĩ đại (DV).
Bài 2: Dân khổ vì tỉnh “ngại” thu hồi đất dự án Vinashin.
- Quảng Bình: Vụ “Chủ tịch tỉnh bị kiện vì ba ba”: Bên bị kiện thắng (DV). - Sản xuất lúa 2012: Lợi nhuận của nông dân “teo” dần (TBKTSG).
- TPHCM: Tiền xu bị “hắt hủi” (DT). Một bị cáo trong vụ Securency nhận tội.SGGP -
Một bị cáo vụ Securency nhận tội
Làm gì để kích cầu nền kinh tế Việt Nam? – (RFA).
- Biến động tỷ giá: “Sao không nghe Thống đốc?” (VnEconomy).
- Sợ bị bẫy lãi suất (NLĐ).
- Tan tành chứng khoán! (NLĐ).
- Nhiều doanh nghiệp ‘chết’ oan (ĐV).
Dạy nghề cho lao động nông thôn: Học cho… vui (TP 21-7-12)
Nhiều doanh nghiệp 'chết' oan (ĐV 21-7-12)
Biến động tỷ giá: “Sao không nghe Thống đốc?” (VnE 20-7-12) -- Thống đốc Nguyễn Văn Bình hỏi lại rằng: “Tại sao không nghe Thống đốc? Tôi lấy sinh mạng chính trị của mình để nói, thế sao không tin? Hãy tin và nghe Thống đốc, làm theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Bao giờ cũng nói trước khi làm, làm đúng như nói…”. Ben Bernanke có dám đem "sinh mạng chính trị" ra mà đấu với Nguyễn Văn Bình không? Xấu hổ nhé! (Mơ ước của THD: Được đứng nghe lóm khi hai ông Nguyễn Văn Bình và Đinh La Thăng ngồi nhậu với nhau!)
Ngân hàng xử lý nợ xấu như thế nào?
(TBKTSG) - Tại Việt Nam, từ vài chục năm nay, việc xử lý nợ xấu là trách nhiệm của chính các ngân hàng thương mại, Nhà nước có thể hỗ trợ thêm nhưng rất ít. Hiện nay, các ngân hàng thương mại vẫn đang âm thầm thực hiện các giải pháp để xử lý nợ xấu và để làm việc này, các ngân hàng phải chấp nhận hy sinh lợi nhuận trước mắt, bỏ chi phí ra để xử lý dứt điểm.
Nợ có khả năng mất vốn của Vietinbank tăng 147% sau 6 tháng
VnEconomy -Sau 6 tháng, nợ có khả năng mất vốn của Vietinbank tăng lên 2.254 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận 6 tháng giảm mạnh so với cùng kỳ
- Chuẩn bị nhân lực cho 3 tuyến metro (TT).
- Quy hoạch 930ha khu trung tâm TP.HCM: Hiện thực hoá ý tưởng không dễ (SGTT). - Rủ nhau mang ngoại tệ mạnh sang cho …Tàu ! (Mạnh Quân).
- Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế (Petrotimes). - Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 50% nợ thuế (TTXVN).
- Lãi suất dưới 15%/năm: Duy trì được bao lâu? (SGTT).
- Xung quanh việc doanh nghiệp Việt Nam liên tục bị kiện bán phá giá: Doanh nghiệp quá bị động. - Cứu doanh nghiệp bằng mọi giá?(ĐĐK). - Văn hóa doanh nghiệp với khởi nghiệp và sáng tạo (Vietin).
- Đi tìm chữ “tư” trong hình thức đầu tư đối tác công – tư (SGTT). - Dịch vụ công tại Việt Nam còn mang tính 1 chiều (DT).
- Vì sao tăng lãi suất huy động vàng? (ĐV). - Giá vàng thêm một phiên tăng nhẹ (VOV)
- Tránh thuế phí cao, đổ dồn kinh doanh xe bán tải (VEF). - Tìm nguyên nhân doanh nghiệp xăng dầu thua lỗ (VnMedia).- Độc quyền khó đi đôi với minh bạch (DĐDN). - Giảm giá điện: Kiểm toán bảo có, EVN nói không (Infonet).
- Sợ bị bẫy lãi suất (NLĐ).
- Tan tành chứng khoán! (NLĐ).
- Nhiều doanh nghiệp ‘chết’ oan (ĐV).
Dạy nghề cho lao động nông thôn: Học cho… vui (TP 21-7-12)
Nhiều doanh nghiệp 'chết' oan (ĐV 21-7-12)
Biến động tỷ giá: “Sao không nghe Thống đốc?” (VnE 20-7-12) -- Thống đốc Nguyễn Văn Bình hỏi lại rằng: “Tại sao không nghe Thống đốc? Tôi lấy sinh mạng chính trị của mình để nói, thế sao không tin? Hãy tin và nghe Thống đốc, làm theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Bao giờ cũng nói trước khi làm, làm đúng như nói…”. Ben Bernanke có dám đem "sinh mạng chính trị" ra mà đấu với Nguyễn Văn Bình không? Xấu hổ nhé! (Mơ ước của THD: Được đứng nghe lóm khi hai ông Nguyễn Văn Bình và Đinh La Thăng ngồi nhậu với nhau!)
Ngân hàng xử lý nợ xấu như thế nào?
(TBKTSG) - Tại Việt Nam, từ vài chục năm nay, việc xử lý nợ xấu là trách nhiệm của chính các ngân hàng thương mại, Nhà nước có thể hỗ trợ thêm nhưng rất ít. Hiện nay, các ngân hàng thương mại vẫn đang âm thầm thực hiện các giải pháp để xử lý nợ xấu và để làm việc này, các ngân hàng phải chấp nhận hy sinh lợi nhuận trước mắt, bỏ chi phí ra để xử lý dứt điểm.
Nợ có khả năng mất vốn của Vietinbank tăng 147% sau 6 tháng
VnEconomy -Sau 6 tháng, nợ có khả năng mất vốn của Vietinbank tăng lên 2.254 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận 6 tháng giảm mạnh so với cùng kỳ
- Chuẩn bị nhân lực cho 3 tuyến metro (TT).
- Quy hoạch 930ha khu trung tâm TP.HCM: Hiện thực hoá ý tưởng không dễ (SGTT). - Rủ nhau mang ngoại tệ mạnh sang cho …Tàu ! (Mạnh Quân).
- Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế (Petrotimes). - Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 50% nợ thuế (TTXVN).
- Lãi suất dưới 15%/năm: Duy trì được bao lâu? (SGTT).
- Xung quanh việc doanh nghiệp Việt Nam liên tục bị kiện bán phá giá: Doanh nghiệp quá bị động. - Cứu doanh nghiệp bằng mọi giá?(ĐĐK). - Văn hóa doanh nghiệp với khởi nghiệp và sáng tạo (Vietin).
- Đi tìm chữ “tư” trong hình thức đầu tư đối tác công – tư (SGTT). - Dịch vụ công tại Việt Nam còn mang tính 1 chiều (DT).
- Vì sao tăng lãi suất huy động vàng? (ĐV). - Giá vàng thêm một phiên tăng nhẹ (VOV)
- EVN trần tình về độc quyền trong ngành điện (DT). - Yêu cầu rà soát lộ trình tái cơ cấu EVN (TP). - ‘Chênh lệch tỷ giá tính vào giá điện, người dùng phải chịu’ (Infonet).
- Nhà nước phải hỗ trợ nhiều mặt (TT).
-- Đến năm 2015: Giá điện chỉ tăng chứ không giảm (CAND).
- Khu tái định cư Thủy điện Sông Tranh 2: Người dân mất niềm tin (ĐĐK). – Thủy điện làm hạ lưu khô hạn bất thường (PLTP). – Thủy điện là… vĩ đại (DV).
Bài 2: Dân khổ vì tỉnh “ngại” thu hồi đất dự án Vinashin.
- Quảng Bình: Vụ “Chủ tịch tỉnh bị kiện vì ba ba”: Bên bị kiện thắng (DV). - Sản xuất lúa 2012: Lợi nhuận của nông dân “teo” dần (TBKTSG).
- TPHCM: Tiền xu bị “hắt hủi” (DT). Một bị cáo trong vụ Securency nhận tội.SGGP -
Một bị cáo vụ Securency nhận tội
Chống tham nhũng tại Việt Nam:
-
‘The Dictator’s Learning Curve,’ by William J. Dobson
http://www.nytimes.com/2012/06/11/books/the-dictators-learning-curve-by-william-j-dobson.html
[The Empire Returns: U.S. in Southeast Asia]
http://www.huffingtonpost.com/andrew-lam/the-empire-returns-us-in-_b_1678614.html
- Chuyện lạ “gia đình trị” ở một xã nghèo (VTV). - Cách chức Bí thư xã xài sang nhất miền Tây (VTC).
- Đồng Nai: Tiếp tục làm rõ vụ 200 cán bộ thuê người thi hộ (PLTP). - Mỹ: Tiểu bang Wisconsin phát triển thương mại với Việt Nam (VOA).
‘The Dictator’s Learning Curve,’ by William J. Dobson
http://www.nytimes.com/2012/06/11/books/the-dictators-learning-curve-by-william-j-dobson.html
[The Empire Returns: U.S. in Southeast Asia]
http://www.huffingtonpost.com/andrew-lam/the-empire-returns-us-in-_b_1678614.html
- Chuyện lạ “gia đình trị” ở một xã nghèo (VTV). - Cách chức Bí thư xã xài sang nhất miền Tây (VTC).
- Đồng Nai: Tiếp tục làm rõ vụ 200 cán bộ thuê người thi hộ (PLTP). - Mỹ: Tiểu bang Wisconsin phát triển thương mại với Việt Nam (VOA).