Việc S-Fone đơn phương chấm dứt hợp đồng, nợ lương, chế độ, bảo hiểm của người lao động (dù đã đưa ra lộ trình chi trả mới đây) không những vô trách nhiệm với người lao động mà còn vi phạm luật.
-(ĐVO) Giới luật sư cho rằng, việc S-Fone đơn phương chấm dứt hợp đồng, nợ lương, chế độ, bảo hiểm của người lao động (dù đã đưa ra lộ trình chi trả mới đây) không những vô trách nhiệm với người lao động mà còn vi phạm luật. Còn phía bảo hiểm cho biết tiền phạt nợ đọng bảo hiểm của SPT sẽ khá lớn.
ICTnews - Giám đốc điều hành S-Telecom (đơn vị vận hành mạng S-Fone) Phạm Tiến Thịnh chia sẻ với giới truyền thông rằng 2 năm nay ông chưa nhận lương.
-Những chặng đường 'vang bóng một thời' của S-Fone
Mạng di động S-Fone lâm vào thế đường cùng
.Đừng để lực lượng lao động dồi dào trở thành gánh nặng! - (14/07) - S-Fone vào thế đường cùng (DT). - S-Fone ngừng hợp đồng với toàn bộ nhân viên (VNE). - “S-Fone không chối bỏ trách nhiệm với người lao động” (VnEco).
- Hải Phòng: Gần 1.000 công nhân đình công (GDVN). - Nữ kế toán “ăn” 300 triệu đồng rồi… nghỉ việc (NLĐ).
“S-Fone không chối bỏ trách nhiệm với người lao động”VnEconomy -S-Fone đã chính thức kết thúc hợp đồng lao động với tất cả cán bộ công nhân viên kể từ ngày 11/6/2012
Trong lúc tìm nguồn vốn đầu tư để thay máu công nghệ và ổn định mô hình kinh doanh mới, Công ty CP Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), đơn vị chủ quản mạng S-Fone, từng bước ngừng hợp đồng lao động và đi đến chấm dứt hợp đồng với toàn bộ nhân viên kể từ 11/6. Ngoài việc đơn phương chấm dứt hợp đồng, công ty công ty còn chưa thanh toán lương, chế độ trong hai tháng cuối trước khi kết thúc hợp đồng và chưa đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc từ đầu năm 2011 đến nay cho người lao động. Người lao động cũng không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Trao đổi với báo chí, ông Hoàng Sĩ Hóa, Tổng giám đốc Công ty CP Bưu chính Viễn thông Sài Gòn, cơ quan chủ quản S-Fone xác nhận, số tiền công ty nợ người lao động hiện lên đến 43 tỷ đồng, trong đó nợ bảo hiểm xã hội là hơn 19 tỷ đồng.
Tại buổi hòa giải giữa SPT và người lao động, SPT cam kết 6 tháng tới sẽ trả hết tiền lương còn thiếu, chế độ phụ cấp, hỗ trợ mất việc... cho các cựu nhân viên. Ước tính số tiền này là trên 20 tỷ đồng. Song song quá trình đó, SPT sẽ trả bảo hiểm xã hội trong vòng 6 - 9 tháng. Ngoài số tiền trên, đối với người lao động nghỉ việc trong đợt này (11/6) không được hưởng trợ cấp thất nghiệp do công ty không chốt sổ bảo hiểm xã hội, công ty sẽ hỗ trợ 1,5 tháng lương và người lao động sẽ nhận vào tháng 8 tới.
Theo nhận định của giới luật sư, cơ quan chủ quản của S-Fone đã vi phạm nhiều điều khoản của Bộ luật Lao động, từ khâu chấm dứt hợp đồng tới việc nợ lương, bảo hiểm của người lao động.
Theo nhận định của giới luật sư, cơ quan chủ quản của S-Fone đã vi phạm nhiều điều khoản của Bộ luật Lao động, từ khâu chấm dứt hợp đồng tới việc nợ lương, bảo hiểm của người lao động.
Luật sư Trần Đình Triển, Trưởng văn phòng luật sư Vì Dân cho rằng, việc SPT đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động là vi phạm luật. Cụ thể, điểm a, điểm b khoản 1 Điều 38 Bộ luật Lao động có nêu: Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp: 1. Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng; 2. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải. Như vậy, việc SPT chấm dứt hợp đồng khi người lao động không vi phạm các điều khoản trên là trái luật. Còn với lý do mà SPT nêu ra rằng công ty chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động vì chuyển đổi mô hình hoạt động sang Công ty TNHH Thông tin và Viễn thông di động S-Telecom là không hợp lý. Trong trường hợp chuyển đổi hình thức hoạt động kinh doanh, công ty có thể chấm dứt hợp đồng lao động cũ nhưng không có nghĩa là sa thải nhân viên, mà công ty phải lập lại hợp đồng theo hình thức mới cho người lao động.
“Tôi có theo dõi vụ việc này, và không hề thấy S-Fone đề cập gì đến việc người lao động có tiếp tục được ký lại hợp đồng lao động hay không, sau khi công ty này hoàn tất việc chuyển đổi mô hình hoạt động. Những nội dung trong thông báo chấm dứt hợp đồng lao động cho thấy không có một tín hiệu hay sự ràng buộc gì giữa công ty và người lao động, để người lao động sẽ trở lại làm việc sau khi S-Fone hoàn thành việc chuyển đổi sang hình thức mới. Ngoài ra, việc chấm dứt hợp đồng lao động trên phải dựa trên sự thỏa thuận giữa công ty và người lao động, nhưng thực tế công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng, chỉ dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa đại diện của SPT với đại diện công đoàn của công ty. Như vậy là SPT không những vô trách nhiệm với người lao động mà còn làm sai luật”, luật sư Triển nói.
Tuy nhiên, vấn đề người lao động quan tâm nhất là việc thanh toán lương, chế độ, trợ cấp thất nghiệp từ đơn vị chủ quản SPT. Ông Triển cho rằng, việc SPT không đóng bảo hiểm cho người lao động từ đầu năm 2011 đến nay, rồi việc nợ lượng, chế độ, trợ cấp thất nghiệp của người lao động lại càng vi phạm Bộ Luật Lao động.
Cụ thể, Điều 59 Bộ luật Lao động quy định: Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn và tại nơi làm việc. Trong trường hợp đặc biệt phải trả lương chậm, thì không được chậm quá một tháng và người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm trả lương.
Kể cả trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản, thì theo quy định tại Điều 66, Bộ luật Lao động, tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác của người lao động vẫn là khoản nợ được ưu tiên thanh toán. Số tiền trên phải được thanh toán nếu giá trị tài sản còn lại của công ty (sau khi trừ đi các khoản nợ có bảo đảm mà công ty đã nợ, cũng như phí phá sản khi công ty yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản) đủ để trả nợ cho người lao động (theo quy định tại điều 35, 37 Luật phá sản).
“Như vậy, việc SPT đưa ra lộ trình thanh toán lương, trợ cấp cho người lao động và trả nợ bảo hiểm trong vòng 6 – 9 tháng tới là quá chậm so với quy định. Đấy là chưa nói trước đó công ty đã nợ lương người lao động vài tháng mà không có một cuộc họp bàn hay lời hứa khi nào trả lương cho họ cho đến khi người lao động phản ánh. Doanh nghiệp đã quá vô trách nhiệm với người lao động. Với những cán bộ nhân viên mà công ty không chốt sổ bảo hiểm thì công ty cần đóng bảo hiểm đầy đủ để chốt sổ cho họ”, luật sư Triển nói.
Về vấn đề nợ đọng bảo hiểm xã hội của SPT, theo ông Trương Trọng Thắng, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, việc nợ đọng bảo hiểm xã hội hiện là “căn bệnh mạn tính” xảy ra ở hầu hết địa phương trên cả nước. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, như do kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp làm ăn thất bát. Nhưng quan ngại hơn, do lãi suất nộp chậm tiền bảo hiểm xã hội thấp hơn lãi suất đi vay ngân hàng nên doanh nghiệp chẳng dại gì tích cực đóng bảo hiểm xã hội, mà tận dụng nguồn tiền đó để quay vòng làm ăn hoặc cho vay.
Tuy nhiên, do mức phạt đối với doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm xã hội còn quá nhẹ, hiện chỉ có 2 mức phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền tối đa chỉ 30 triệu đồng nên nhiều doanh nghiệp vẫn ngang nhiên trốn đóng bảo hiểm xã hội.
Còn việc nợ đọng bảo hiểm xã hội của SPT, vừa qua SPT có nói rằng sẽ trả bảo hiểm xã hội trong vòng 6 - 9 tháng, thì doanh nghiệp này sẽ bị phạt tiền chậm nộp bảo hiểm xã hội, công thức và lãi suất tiền phạt tính theo quy định tại Điều 56 QĐ 1111/BHXH-QĐ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Với số tiền nợ bảo hiểm xã hội 19 tỷ đồng trong vòng nhiều tháng từ đầu năm 2011 cho tới 6 – 9 tháng sau thì SPT sẽ phải nộp số tiền phạt khá lớn.
Ông Thắng cũng cho rằng, đã đến lúc cần thay đổi quan niệm về hành vi nợ, trốn tránh đóng bảo hiểm xã hội. Theo đó, cần hình sự hóa các vụ doanh nghiệp trốn, nợ đọng kéo dài tiền bảo hiểm xã hội. Bởi việc trốn, nợ bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp là hành vi cố ý làm trái, chiếm dụng vốn, xâm hại quyền lợi của người lao động để trục lợi. Khi đã làm trái quy định của pháp luật, đã xâm hại đến lợi ích được pháp luật bảo vệ của người khác, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội thì nên có hình thức xử lý hình sự mới phù hợp.
ICTnews - Giám đốc điều hành S-Telecom (đơn vị vận hành mạng S-Fone) Phạm Tiến Thịnh chia sẻ với giới truyền thông rằng 2 năm nay ông chưa nhận lương.
Trao đổi với báo giới xoay quanh vấn đề S-Fone nợ lượng của nhân viên, ông Phạm Tiến Thịnh cho biết bản thân ông đã gần 2 năm nay chưa nhận lương, còn nhân viên S-Fone chưa nhận lương 2 tháng. "Không có chuyện S-Fone quỵt lương của người lao động. Khi S-Fone triển khai mô hình mới, tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng sẽ ưu tiên thanh toán lương cho người lao động", ông Thịnh nói.
Ông Thịnh cho hay, lúc trước mô hình hoạt động của S-Fone là hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), sau 2 năm được giấy chứng nhận đầu tư, chuyển đổi BCC thành công ty liên doanh. Theo điều lệ sẽ phải thanh lý BCC, bao gồm thanh lý các loại hợp đồng với đối tác bên ngoài, trong đó có tất cả hợp đồng lao động. Vì vậy, S-Telecom phải thanh lý hợp đồng với tất cả nhân viên rồi mới ký tiếp. Còn mô hình hiện giờ của S-Fone có quy mô khiêm tốn hơn, khách hàng ít hơn, giai đoạn này lại vừa nhận được công văn của Bộ TT&TT cho phép chuyển đổi sang 3G từ cuối tháng 3. S-Fone đang xây dựng kế hoạch kinh doanh mới dựa trên nền công nghệ mới, chỉ cần một số lượng nhân viên thiết lập hệ thống mới nên phải tinh giản bộ máy, kinh doanh cũng thu hẹp.
Tháng 9/2010, SPT tuyên bố đã chọn được "thuyền trưởng" mới để đưa con tàu S-Fone vượt qua "bão tố" trên thương trường di động. Người cầm lái "con tàu" S-Fone là ông Phạm Tiến Thịnh, Việt kiều Đức với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viễn thông, từng đảm nhiệm nhiều vị trí quản lý cấp cao cho các nhà khai thác và cung cấp dịch vụ điện thoại di động cũng như truyền thông đa phương tiện hàng đầu thế giới như Bertelsmann, T-Mobile International, Qualcomm, Telkom Indonesia Group, Indosat Group…
Ông Phạm Tiến Thịnh được cho là người có lý lịch đáng nể khi ông tốt nghiệp Cử nhân quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản trị Tài chính của Học viện tư Bertelsmann ở Guetersloh (Đức) và tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Chiến lược kinh doanh của trường Bách Khoa Rudolf Rempel ở Bielefeld, Đức. Ông thông thạo 4 ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp và tiếng Bahasa (ngôn ngữ chính thức của Indonesia và Malaysia).
Phía SPT cho biết, việc chọn ông Phạm Tiến Thịnh vào vị trí Giám đốc Điều hành của S-Telecom trong giai đoạn này là một trong những nỗ lực giúp S-Fone sẵn sàng bước vào giai đoạn phát triển vững mạnh và toàn diện hơn nữa.
Mất việc, bị nợ lương và không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định… nhiều nhân viên của mạng di động S-Fone/S-Telecom đã khiếu nại và được công ty hứa trả nợ theo kiểu “nhỏ giọt” trong vòng 9 tháng.
Ngày 18/7, Công ty cổ phần Dịch vụ Bưu chính viễn thông Sài Gòn (SPT) đã tiến hành hoà giải lao động cơ sở để giải quyết tình trạng nợ lương, thôi việc nhân viên… khiến người lao động khiếu nại xảy ra ở Trung tâm điện thoại di động CDMA (S-Fone/S-Telecom), trực thuộc SPT.
Phía SPT cho biết, hiện công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội, nợ người lao động đã nghỉ việc ở cả 3 miền và nhóm chuyển tiếp làm việc tại S-Telecom là 43 tỷ đồng, trong đó nợ BHXH chiếm trên 19 tỷ đồng. Chính vì tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đang gặp khó khăn nên đã xảy ra tình trạng trên.
Tại buổi hoà giải, đại diện người lao động đã yêu cầu SPT phải có cam kết về lộ trình thanh toán các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội đối với người lao động.
Phía SPT hứa rằng, lộ trình chi trả sẽ diễn ra trong vòng 9 tháng. Trong đó, mỗi tháng SPT sẽ dành 5 tỷ đồng chi trả các khoản nợ, ưu tiên trả trước cho người lao động đã nghỉ việc. Đối với người lao động nghỉ việc không được hưởng trợ cấp thất nghiệp do công ty không chốt sổ bảo hiểm xã hội nên công ty sẽ hỗ trợ 1,5 tháng lương đối với nhóm lao động đã nghỉ việc ngày 11/6 (kể từ tháng 8/2012).
Phía SPT hứa rằng, lộ trình chi trả sẽ diễn ra trong vòng 9 tháng. Trong đó, mỗi tháng SPT sẽ dành 5 tỷ đồng chi trả các khoản nợ, ưu tiên trả trước cho người lao động đã nghỉ việc. Đối với người lao động nghỉ việc không được hưởng trợ cấp thất nghiệp do công ty không chốt sổ bảo hiểm xã hội nên công ty sẽ hỗ trợ 1,5 tháng lương đối với nhóm lao động đã nghỉ việc ngày 11/6 (kể từ tháng 8/2012).
Trước đó, hàng chục nhân viên của Trung tâm Điện thoại di động S-Telecom thuộc SPT tại TPHCM và chi nhánh Đà Nẵng đã kéo đến trụ sở của công ty, chi nhánh để đòi tiền nợ lương, các chế độ khác.Tính đến thời điểm này, S-Fone và S-Telecom thuộc SPT đã cho khoảng 500 lao động ở TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng… nghỉ việc (không kể một số tự xin nghỉ).
Tất cả số lao động bị thôi việc, mất việc làm này đều rơi vào tình cảnh bị nợ lương, nợ tiền trợ cấp thôi việc, không được thanh toán bảo hiểm y tế, trợ cấp thất nghiệp, trong đó không ít người rơi vào hoàn cảnh khó khăn, điêu đứng.
-Những chặng đường 'vang bóng một thời' của S-Fone
Mạng di động S-Fone lâm vào thế đường cùng
.Đừng để lực lượng lao động dồi dào trở thành gánh nặng! - (14/07) - S-Fone vào thế đường cùng (DT). - S-Fone ngừng hợp đồng với toàn bộ nhân viên (VNE). - “S-Fone không chối bỏ trách nhiệm với người lao động” (VnEco).
- Hải Phòng: Gần 1.000 công nhân đình công (GDVN). - Nữ kế toán “ăn” 300 triệu đồng rồi… nghỉ việc (NLĐ).
“S-Fone không chối bỏ trách nhiệm với người lao động”VnEconomy -S-Fone đã chính thức kết thúc hợp đồng lao động với tất cả cán bộ công nhân viên kể từ ngày 11/6/2012