-Ghi chú ngắn về Xã hội Dân Sự »
Trong mấy năm gần đây, tôi đã viết đến vài chục bài về đề tài “Xã Hội Dân Sự” (viết tắt là : XHDS). Các bài này đã được phổ biến trên báo chí cũng như trên mạng Internet. Tác giả cũng đã nhận được từ bạn đọc những phản hồi rất thuận lợi, có tính khích lệ đối với người viết. Nhưng gần đây, có một số bạn đọc lại yêu cầu nên viết thật ngắn gọn về vấn đề “ Xây dựng XHDS tại Việt nam”. Vì thế, tác giả xin được ghi thật vắn tắt trong mấy điểm như sau :
1/ Định nghĩa XHDS.
XHDS là một trong ba khu vực tạo thành cái “Không gian Xã hội” trong một vùng địa lý nhất định. Ba khu vực đó là: Nhà nước + Thị trường kinh tế + XHDS ( The Social Space = The State + The Marketplace + The Civil Society). Ba khu vực này cùng tồn tại song hành với nhau, trong một tư thế “cộng đồng sinh tồn” (Co-existence).
Như vậy, XHDS bao gồm mọi tổ chức phi chính phủ (NGO = Non-governmental organizations), cụ thể như các hội thiện nguyện, hội tương tế, hội đồng hương, hội hướng đạo, hội cựu học sinh, sinh viên, hội phụ huynh học sinh, các hội đòan tôn giáo v.v…
Trong khi nhà nước thì phải dùng các biện pháp cưỡng chế (coercion) để thi hành luật pháp, thông qua Tòa án, cảnh sát, nhà tù, Sở Thuế vụ v.v…, thì XHDS hòan tòan điều hành thông qua tinh thần hy sinh tự nguyện của đông đảo các thiện nguyện viên, mà phần đông được đào tạo và khích lệ bởi các tổ chức tôn giáo hay văn hóa xã hội khác.
2/ Liên hệ giữa XHDS và Nhà nước.
Trong một xã hội thật sự dân chủ, thì XHDS hòan tòan độc lập, tách biệt đối với Nhà nước. Mà XHDS cũng không hề nhằm thay thế được guồng máy nhà nước.Như vậy XHDS đóng cả hai vai trò: vừa là đối tác, vừa là đối trọng đối với nhà nước (Counterpart/Counterbalance). Cụ thể như các hội từ thiện nhân đạo, hôi phụ huynh học sinh, hội Hồng Thập Tự v.v…, thì luôn luôn hợp tác với nhà nước để cùng chăm lo săn sóc cho những nạn nhân thiên tai, bão lụt, cho người già yếu hay lo việc mở mang về giáo dục… Mặt khác, giới trí thức, giới lãnh đạo tinh thần của các tôn giáo, thì phải đóng vai trò “ nói lên tiếng nói lương tâm” để bênh vực những nạn nhân của bất công xã hội, của sự tham nhũng thối nát do nhân viên chánh quyền gây ra: đó là vai trò làm “đối trọng” như đã ghi ở trên.
Tại nhiều nước, chánh phủ lại còn trích ngân sách quốc gia để hỗ trợ cho các tổ chức tư nhân đảm trách công tác xã hội. Cụ thể như ở Mỹ, tổ chức USCC (US Catholic Charities) nhận thực hiện nhiều dịch vụ xã hội (social service) do chánh phủ trao phó cho họ đứng ra làm, mà được nhà nước cấp thêm ngân khoản cho họ nữa. Ở bên Âu châu cũng tương tự như vậy: chánh phủ vẫn thường trợ cấp cho các tổ chức tư nhân nào mà có hoạt động phục vụ công ích. Ở Pháp, những hội như Hồng Thập Tự thì được công nhận là có ích lợi công cộng (organisation reconnue d’utilité publique), và do đó thường được nhà nước trợ cấp về tài chánh cũng như về các phương diện khác.
Mặt khác, giới truyền thông báo chí, các đại học (Academy), giới lãnh đạo tinh thần v.v…, thì luôn luôn phải thức tỉnh, cảnh giác để phê phán những sai trái, lệch lạc, sa đoạ nhũng lạm cuả viên chức trong guồng máy nhà nước, khiến gây ra bao nhiêu bất công, thiệt thòi cho người dân thấp cổ bé miệng, thân cô, thế cô. Tại nước Mỹ, vai trò “Kiểm soát và Giữ sự Quân bình” (Checks and Balance) cuả người dân đối với chánh quyền, thì luôn luôn được đề cao và thường xuyên được áp dụng. Nhờ có sự đối trọng như vậy, mà bớt được những sự nhũng lạm vượt quá quyền hạn của giới lãnh đạo chánh quyền.
3/ Liên hệ giữa XHDS và Thị trường Kinh tế.
Trong một xã hội dân chủ, thì XHDS cũng như Thị trường kinh tế đều là do các tư nhân tổ chức và điều hành, mà không bị nhà nước khống chế, lũng đọan. Thế nhưng có sự khác biệt về động cơ thúc đẩy họat động, đó là XHDS không nhằm tìm kiếm lợi nhuận; trong khi đó thì các công ty, xí nghiệp trong khu vực Thị trường kinh tế chỉ họat động với mục đích cốt yếu là để kiếm lời, để làm giàu cho bản thân và cho doanh nghiệp của mình. Mặt khác, Thị trường kinh tế còn bị nhà nước kiểm sóat để ngăn ngừa nạn độc quyền, sự khai thác bóc lột nhân công, hay gây xáo trộn thị trường tiêu thụ v.v…
Thường thì các doanh nghiệp lại yểm trợ tài chánh cho các hoạt động từ thiện, nhân đạo hay cho ngành giáo dục, văn hóa… Việc này được nhà nước khuyến khích bằng cách cho miễn đóng thuế (tax exempt). Điển hình là các Foundation lớn của Mỹ như Ford, Rockefeller, Bill Gates Foundation v.v…, thì đều do các “đại gia” trong Thị trường kinh tế lập ra và có tầm vóc họat động khắp thế giới, với một ngân sách khổng lồ, chi tiêu mỗi năm có thể lên tới hàng trăm, hàng ngàn triệu mỹ kim.
Sự việc như vậy không thể nào xảy ra dưới chế độ độc tài tòan trị của cộng sản. Ta sẽ bàn chi tiết về vấn đề này trong mục (5) dưới đây.
4/ Vai trò cuả Tôn giáo trong XHDS.
Tôn giáo đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển và củng cố XHDS, đặc biệt là trong các quốc gia có nền móng dân chủ tiến bộ như ở Âu Mỹ. Điển hình như tại nước Mỹ, thì trong số hơn một triệu tổ chức phi chính phủ (NGO), thì có đến trên 60% là phát xuất từ các tôn giáo. Và trong số cỡ ba triệu nhóm nhỏ (small groups), thì cũng phải có tới gần hai triệu nhóm là do các tôn giáo đứng ra tổ chức hay hỗ trợ.
Các tổ chức và nhóm nhỏ như vậy đã và đang thực hiện một “Chương trình hành động xã hội dựa vào niềm tin” (Faith-based Social Action Program) trên toàn quốc và cả trên thế giới nữa.
Như ta đã thấy, các tôn giáo ngày nay không phải chỉ hoạt đông trong lãnh vực từ thiện, nhân đạo, mà còn rất năng nổ cả trong lãnh vực giáo dục, y tế, xã hội và văn hoá nữa. Họ được sự tín nhiệm cuả đa số quần chúng, bởi vì họ hy sinh, tận tuỵ phục vụ những người kém may mắn nhất cuả xã hội. Cụ thể như Mẹ Teresa ở Calcutta, Ấn Độ là cả một tấm gương sáng chói mà khắp thế giới đều mến phục. Hay như gương tranh đấu kiên cường, mà bất bạo động cho Dân quyền (Civil Rights) cuả Mục sư Martin Luther King ở Mỹ trong thập niên 50-60, đã góp phần cực kỳ to lớn trong việc bảo vệ nhân phẩm và nhân quyền cuả người da đen, vốn xưa kia bị đối xử rất tàn tệ vì nạn kỳ thị chủng tộc, đặc biệt là tại các tiểu bang miền Nam nước Mỹ.
5/ XHDS trong một thể chế độc tài, độc đảng.
Trong một chế độ độc tài chuyên chế tòan trị (totalitarian dictatorship) như ở Việt nam, Trung hoa, Bắc Triều Tiên hiện nay, thì đảng cộng sản thâu tóm mọi quyền hành, không những trong chánh quyền, mà còn cả về kinh tế và cả về mặt văn hóa, tư tưởng nữa. Họ không cho tự do hội họp, tự do lập hội, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo…, nên XHDS bị khống chế, kìm hãm không làm sao phát triển tự do thỏai mái được. Họ cấm không cho hội hướng đạo họat động, mà dành độc quyền cho “Đòan Thanh Thiếu niên cộng sản”, cho “Hội Liên hiệp Phụ nữ”, cho “Mặt trận Tổ quốc” … là các “cơ sở ngọai vi của đảng cộng sản” để một mình một chợ, tha hồ mà tung hòanh “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”!. Tất cả đều do đảng cộng sản chỉ huy, điều động.
Toàn bộ ngành truyền thông báo chí và xuất bản sách báo, thì cũng lại do một mình đảng cộng sản độc quyền thao túng hết, không chịu để cho bất kỳ người tư nhân nào được ra báo, hay tổ chức truyền thanh, truyền hình khác với cuả nhà nước.
Về sinh họat tôn giáo, thì họ chỉ cho có “tự do thờ phượng” (freedom of worship) để các tín đồ được đi lễ ở chùa hay nhà thờ. Chứ không hề cho các tôn giáo được tham gia họat động về xã hội từ thiện hay về y tế giáo dục v.v… Chánh quyền cộng sản lại còn tìm mọi cách để triệt hạ các tổ chức tôn giáo nào mà không chịu ngoan ngoãn sinh hoạt trong khuôn khổ chật hẹp do nhà nước áp đặt, bó buộc phải rắp mắt tuân theo. Họ vẫn còn ngoan cố với thành kiến lỗi thời, coi “Tôn giáo là thứ nha phiến, là mê tín dị đoan làm mê hoặc quần chúng” và từ đó họ tìm mọi cách để “diệt trừ tôn giáo”, khiến gây ra sự phân hóa, chia rẽ trầm trọng giữa các tầng lớp dân chúng với nhau.
Do vậy, mà dưới chế độ độc tài, thì XHDS bị kiềm chế rất gay gắt, đến độ bị lụn bại, thui chột đi, không còn sinh khí tối thiểu để phát triển khởi sắc được nữa.
6/ Làm sao để phục hồi XHDS trong hòan cảnh hiện nay ở Việt nam?
Đây là một vấn nạn hết sức khó khăn được đặt ra trước hết cho giới sĩ phu trí thức, cho giới lãnh đạo tinh thần vốn xưa nay là tầng lớp tinh hoa của dân tộc. Các quý vị này phải cùng hợp tác với nhau để nắm lấy vai trò lãnh đạo đối với quần chúng nhân dân, tạo ra được khí thế sôi xục tranh đấu để “Nhân dân cùng nhất tề đứng lên dành lại quyền làm chủ lấy vận mệnh của mình”. Đây không phải là việc “lật đổ chánh quyền”, mà chỉ nhằm dành lại quyền chủ động cuả người dân trong lãnh vực XHDS.
Việc này ở các thành phố, thì dễ có điều kiện thuận lợi hơn để phát động lôi cuốn giới thanh thiếu niên vốn có trình độ văn hóa cao hơn, lại được tiếp cận nhiều với những tiến bộ của phong trào tranh đấu về Dân chủ, Tự do, Nhân quyền trên thế giới. Rồi lần hồi từ các thành thị sẽ lan đến các vùng thôn quê xung quanh, theo phương thức “vết dầu loang” nhằm mở rộng phạm vi sinh họat mỗi ngày khởi sắc thêm mãi lên. Ta cần lưu ý đến nghiã vụ cuả người dân thành thị đối với người bà con kém may mắn hơn ở nông thôn, vốn là nạn nhân lâu đời cuả nạn cường hào ác bá xưa kia, cũng như mới hiện nay do cán bộ cộng sản chuyên môn hà hiếp, áp bức, bóc lột dân chúng nhân danh chủ thuyết “Vô sản chuyên chính” và “Hận thù giai cấp” v.v…
( Xin coi bài “Xây dựng XHDS tại các thành phố” và bài “Thành thị phải tiếp ứng nông thôn” đã phổ biến gần đây, vào tháng 11/2008).
Đây chính là sự mở đầu cho một “nền Dân chủ Tham gia” (Participatory Democracy), trong đó mọi người dân đều có cơ hội tham dự vào công việc chung của tập thể cộng đồng, mà chính họ là một thành viên họat động tích cực, chứ không còn bị gạt ra lề như trong chế độ cực quyền tòan trị của cộng sản.
Chi tiết thực hành sẽ do tính sáng tạo và năng động của giới lãnh đạo tại từng địa phương cơ sở cùng hợp lực với nhau mà đề ra được phương sách thích nghi cho từng hòan cảnh đặc thù của mỗi địa phương, từng môi trường văn hóa xã hội khác biệt nhau.
Có thể nói thật vắn tắt là: Kinh nghiệm xây dựng XHDS đã có sẵn trong truyền thống dân tộc, mà được cha ông chúng ta tích lũy từ lâu đời, thông qua các vị tôn trưởng của từng thôn xã xưa kia. Các vị tôn trưởng này chính là giới lãnh đạo nòng cốt tại hạ tầng cơ sở nông thôn từ ngàn xưa cuả xã hội dân sự trên đất nước ta. Đó là các cụ đồ nho, các chức sắc đã về hưu, các vị tu sĩ cuả các tôn giáo, các thân hào nhân sĩ tại điạ phương …
Và hơn thế nữa, ngày nay ta lại còn có thể học tập được kinh nghiệm xây dựng và phát triển XHDS cụ thể của các nước đã có truyền thống dân chủ vững chắc ở Âu Mỹ. Đặc biệt là kinh nghiệm phục hồi và tái thiết của các nước Đông Âu vừa mới thóat khỏi ách độc tài cộng sản 20 năm nay.
Cái kinh nghiệm quý báu này cuả thế giới hiện đại có thể giúp ta rất nhiều trong công cuộc “Nâng cao dân trí, Chấn hưng Dân khí và Cải tiến Dân sinh”, đó chính là bí quyết để xây dựng và củng cố XHDS tại khắp nơi ở nước ta, như nhà cách mạng tiền bối Phan Châu Trinh đã kêu gọi ngay từ hồi đầu thế kỷ XX vậy.
© Đoàn Thanh Liêm
© Đàn Chim Việt
Muốn phát triển một XHDS tại Việt Nam, mỗi người Việt cần có khả năng tự thành lập các hiệp hội, phong trào (theo pháp luật). Phong trào Con đường Việt Nam, Phong trào Hừng đông dân tộc Việt gần đây là những ví dụ. Người dân có quyền lựa chọn. Không nên bài xích (và thậm chí chửi bới). Dù còn non nớt, thậm chí chưa hoàn thiện và còn nhiều vụng về, đây là những hạt mầm đầu tiên của một XHDS.
-"NỘI LỰC DÂN TỘC BẮT ĐẦU TỪ MỖI CON NGƯỜI VN
trước khi chảy chung vào DÒNG THÁC DÂN TÔC...(Trần Trung Đạo)
Giới thiệu trang nhà của PT Hừng đông dân tộc Việt
Nguyễn Văn Thạnh
-SAN JOSE (VB) -- Phong Trào Con Đường Việt Nam vừa mở một trang Web lấy tên là www.conduongvietnam.org để trình bày những bài viết nói về mục đích, lập trường của phong trào này để phổ biến rộng rãi cho mọi người biết.
Doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, luật sư Lê Công Định, kỹ sư Lê Thăng Long là 3 người đã phối hợp khởi xướng phong trào này. Cả ba người đã bị kết án tù vì tội âm mưu chống phá nhà nước Cộng Sản Việt Nam trong phiên tòa vào tháng 6/2009, Thức bị 16 năm tù, Định 5 năm tù, Long 5 năm tù.
Kỹ sư Lê Thăng Long đã được trả tự do sớm vào ngày 4 tháng 6 năm 2012 và chỉ vài ngày sau, nhà đấu tranh dân chủ này đã khởi xướng mạnh mẽ Phong Trào Con Đường Việt Nam qua các cuộc phỏng vấn với các cơ quan truyền thông quốc tế và các bài viết phổ biến trên mạng.
Trong danh sách công bố thành phần nòng cốt sáng lập phong trào gồm có: Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Lê Thăng Long (là 3 người khởi xướng), Trần Văn Huỳnh (thân phụ của Thức), Nguyễn Công Huân (biên tập trang mạng Dân Luận ở Đan Mạch), Lê Quốc Tuấn ( biên tập trang mạng X-cafe VN ở Canada), Blogger Hoàng Dũng (ở Việt Nam ) và bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi (San Jose, Hoa Kỳ).
Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi, Phó Tổng Thư Ký Đảng Dân Chủ Việt Nam (dangdanchuvietnam.com), cho biết lý do ông tham gia vào thành phần sáng lập phong trào vì Phong Trào Việt Nam đề cao những quyền căn bản của con người, là con đường thích hợp để phát triển đất nước và ông đã có quen biết và làm việc với những người khởi xướng phong trào này.
Việc kỹ sư Lê Thăng Long vừa mới ra tù đã phát động phong trào tạo nên sự chú ý của công luận trong nước lẫn hải ngoại, có người ủng hộ, có người dè dặt, có người nghi ngờ.
Phong Trào Con Đường Việt Nam được mô tả là khát vọng của những người thao thức với vận mệnh dân tộc trong bối cảnh bị cai trị bởi một chế độ độc đảng độc tài đầy rẫy tham nhũng, kềm hãm sự phát triển của đất nước và trong nguy cơ của những kẻ cầm quyền hèn nhục muốn bán đứng quyền lợi tối thượng của tổ quốc cho đế quốc phương Bắc.
Từ lý thuyết cao đẹp lý tưởng hướng tới sự áp dụng vào thực tế quê nhà thì con đường còn nhiều chông gai, con đường Việt Nam vốn đã như vậy và trông mong nhiều sự đóng góp của nhân tài dòng giống Tiên Rồng.
-Danh sách những người sáng lập phong trào Con Đường Việt Nam
Dưới đây là danh sách các thành viên sáng lập Phong trào Con đường Việt Nam
1 | Trần Huỳnh Duy Thức (người khởi xướng phong trào) Nghề nghiệp: Kỹ sư CNTT, doanh nhân, nhà kinh tế Hoạt động: Nghiên cứu, công nghệ, dân chủ, nhân quyền Địa chỉ: Việt Nam | |
2 | Lê Công Định (người khởi xướng phong trào) Nghề nghiệp: Luật sư, thạc sỹ luật Hoạt động: Nghiên cứu, dân chủ, nhân quyền Địa chỉ: Việt Nam | |
3 | Lê Thăng Long (người khởi xướng) Nghề nghiệp: Kỹ sư viễn thông, Doanh nhân Hoạt động: xã hội, dân chủ, nhân quyền Địa chỉ: 80 Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP. Hồ Chí Minh. | |
4 | Trần Văn Huỳnh (phát ngôn viên) Nghề nghiệp: Cựu giáo viên Anh văn cấp 3 (trung học phổ thông) Cựu viên chức Phòng Văn hóa Đối ngoại thuộc Sở VHTT Tp HCM Hiện đang nghỉ hưu Địa chỉ: Việt Nam | |
5 | Nguyễn Công Huân Nghề nghiệp: Phó giáo sư tại trường đại học Aalborg Hoạt động xã hội: Biên tập viên trang Dân Luận Địa chỉ: Đan Mạch | |
6 | Lê Quốc Tuấn Nghề nghiệp: Real Estate Broker Hoạt động: Blogger, dịch giả (chuyên về Chính trị, xã hội). Hiện là Quản trị viên, Tổng biên Tập trang mạng XCafeVN Địa chỉ: Canada | |
7 | Nguyễn Xuân Ngãi Nghề nghiệp: Bác sỹ chuyên khoa Tim mạch Hoạt động: y tế, cộng đồng, xã hội Địa chỉ: Hoa Kỳ | |
8 | Hoàng Dũng Nghề nghiệp: Kinh doanh quảng cáo Hoạt động: blogger tự do Địa chỉ: Việt Nam |
-
Thanh niên / SGTT đã rất khéo khuyến khích biểu tình
Các bà mẹ biểu tình
(TNO) Hơn 200 phụ nữ Anh đã mang con đi biểu tình trước một quán cà phê tại TP.Bristol (Anh) vì lệnh cấm cho con bú trong quán này, theo Daily Mail.
Nguyên do là vào ngày 4.7, bà mẹ trẻ Kelly Schaecher, 28 tuổi, tới dùng bữa trưa tại quán cà phê này và định cho đứa con sơ sinh của mình bú tại chỗ, nhưng bị nhân viên ở đây ngăn cản và yêu cầu phải bế con ra góc tường để cho bú.
Kelly tức giận bỏ ra khỏi quán nhưng đi được một đoạn chưa xa, cô còn nghe nhân viên này lớn tiếng quát lên phía sau rằng: “Từ nay về sau đừng có tới quán này nữa”.
Quá tức giận vì thấy mình bị kỳ thị, Kelly đã đưa sự việc này lên mạng và kêu gọi các bà mẹ đang cho con bú lên tiếng, và cuối cùng đã nhận được sự ủng hộ của hơn 200 bà mẹ.
Họ đã dùng phương pháp biểu tình có văn hóa ngay trước quán cà phê đó bằng cách ngồi trật tự cho con bú và giơ biểu ngữ phản đối.
Ông chủ quán cà phê đã nhận ra sai sót của nhân viên, xin lỗi Kelly và lập tức cho treo bảng... “Ở đây cho phép các bà mẹ cho con bú”.
Quá tức giận vì thấy mình bị kỳ thị, Kelly đã đưa sự việc này lên mạng và kêu gọi các bà mẹ đang cho con bú lên tiếng, và cuối cùng đã nhận được sự ủng hộ của hơn 200 bà mẹ.
Họ đã dùng phương pháp biểu tình có văn hóa ngay trước quán cà phê đó bằng cách ngồi trật tự cho con bú và giơ biểu ngữ phản đối.
Ông chủ quán cà phê đã nhận ra sai sót của nhân viên, xin lỗi Kelly và lập tức cho treo bảng... “Ở đây cho phép các bà mẹ cho con bú”.
Ngọc Bi