Một trong những ngôi sao đang lên của đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Hồ Xuân Hoa, vừa được chỉ định vào vị trí lãnh đạo đảng tại một tỉnh quan trọng ở Trung Quốc, tỉnh Quảng Đông.
Ông thay thế ông Uông Dương, nhân vật được nhiều người nhìn nhận là một nhà cải cách hàng đầu.
Các bài liên quan
Trung Quốc chuyển thế hệ lãnh đạo
Lãnh đạo mới của Trung Quốc ra mắt
Thành phần bị TQ coi là 'nguy hiểm'
Hãng Tân hoa xã không nói vị trí sắp tới của ông Uông Dương là gì. Không có gợi ý nào rằng ông bị sa thải.
Ông Hồ Xuân Hoa, 49 tuổi, người vốn được Chủ tịch sắp ra đi của Trung Quốc - ông Hồ Cẩm Đào - bảo trợ, được dề bạt vào Bộ chính trị hồi tháng trước.
Được biết đến với cái tên "Hồ bé", tân lãnh đạo Quảng Đông thuộc nhóm được gọi là các nhà lãnh đạo thuộc "thế hệ thứ sáu" sinh vào những năm 1960s và trong số xếp hàng đợi để lên nắm quyền trong đợt chuyển giao quyền lực kế tiếp vào năm 2022.
Ông Vương Quân sẽ thay thế ông Hồ Xuân Hoa vào vị trí bí thư vùng Nội Mông, Tân hoa xã cho biết.
Thay đổi này diễn ra sau khi có khẳng định ông Tập Cận Bình giữ chức Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng trước.
Ông Uông Dương cũng là thành viên Bộ chính trị, nhưng đã không được đề bạt vào số 7 thành viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị đợt này. Các phân tích gia nói rằng ông có thể trở thành Phó Thủ tướng vào sang năm.
Ông Uông từng được xem là đối thủ của ông Bạc Hy Lai, chính trị gia bị cách chức Bí thư Trùng Khánh năm nay.
Chức bí thư tỉnh Quảng Đông, trung tâm lớn ngành sản xuất của Trung Quốc, là trong số những vị trí lãnh đạo tỉnh quan trọng nhất của đất nước này.
Quảng Đông, tỉnh đông dân nhất Trung Quốc, thường được xem là nơi thử nghiệm các cải tổ.
Các phóng viên cho biết không rõ hướng đi chính trị của ông Hồ sẽ như thế nào.-TQ thay Bí thư tỉnh Quảng Đông
*****************
Ông thay thế ông Uông Dương, nhân vật được nhiều người nhìn nhận là một nhà cải cách hàng đầu.
Các bài liên quan
Trung Quốc chuyển thế hệ lãnh đạo
Lãnh đạo mới của Trung Quốc ra mắt
Thành phần bị TQ coi là 'nguy hiểm'
Hãng Tân hoa xã không nói vị trí sắp tới của ông Uông Dương là gì. Không có gợi ý nào rằng ông bị sa thải.
Ông Hồ Xuân Hoa, 49 tuổi, người vốn được Chủ tịch sắp ra đi của Trung Quốc - ông Hồ Cẩm Đào - bảo trợ, được dề bạt vào Bộ chính trị hồi tháng trước.
Được biết đến với cái tên "Hồ bé", tân lãnh đạo Quảng Đông thuộc nhóm được gọi là các nhà lãnh đạo thuộc "thế hệ thứ sáu" sinh vào những năm 1960s và trong số xếp hàng đợi để lên nắm quyền trong đợt chuyển giao quyền lực kế tiếp vào năm 2022.
Ông Vương Quân sẽ thay thế ông Hồ Xuân Hoa vào vị trí bí thư vùng Nội Mông, Tân hoa xã cho biết.
Thay đổi này diễn ra sau khi có khẳng định ông Tập Cận Bình giữ chức Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng trước.
Ông Uông Dương cũng là thành viên Bộ chính trị, nhưng đã không được đề bạt vào số 7 thành viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị đợt này. Các phân tích gia nói rằng ông có thể trở thành Phó Thủ tướng vào sang năm.
Ông Uông từng được xem là đối thủ của ông Bạc Hy Lai, chính trị gia bị cách chức Bí thư Trùng Khánh năm nay.
Chức bí thư tỉnh Quảng Đông, trung tâm lớn ngành sản xuất của Trung Quốc, là trong số những vị trí lãnh đạo tỉnh quan trọng nhất của đất nước này.
Quảng Đông, tỉnh đông dân nhất Trung Quốc, thường được xem là nơi thử nghiệm các cải tổ.
Các phóng viên cho biết không rõ hướng đi chính trị của ông Hồ sẽ như thế nào.-TQ thay Bí thư tỉnh Quảng Đông
*****************
Bí Mật Ngũ Giác Đài – Phần IV – A4
QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ HOA KỲ
1945 – 1967
IV-A-4
DIỄN BIẾN CỦA CHIẾN TRANH
HOA KỲ HUẤN LUYỆN QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CÔNG HÒA
1954 – 1959
Lời người dịch:
Ghi chú: (1) chữ Việt Nam trong bài đều có nghĩa là Nam Việt Nam hay Việt Nam Cộng Hòa khác với miền Bác được ghi rõ là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hay viết tắt là VNDCCH
(2) các phần chữ nghiêng nằm trong dấu móc vuông là tác giả ghi thêm cho rõ nghĩa
-Nguyễn Quốc Vĩ
Paris, tháng 12/2012
Quân Đội Nhân Dân thai nghén từ đội Tuyên Truyền Giải Phóng Quân 34 người năm 1944, nhưng đã lớn lên được nuôi dưỡng, trang bị và huấn luyện bởi Trung Cộng thành một quân đội hùng mạnh ước tính hơn 250 ngàn người vào năm 1954 – Mười lời thề đầu tiên của QDNDVN trong đó lời thề thứ nhất là “Hy sinh tất cả vì tổ quốc Việt Nam, chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để tiêu diệt bọn phát xít Nhật-Pháp và bọn Việt gian phản quốc, làm cho nước Việt Nam trở nên một nước độc lập và dân chủ ngang hàng với các nước dân chủ trên thế giới.” (1) Họ đã đánh bại Thực Dân Pháp và điểm mốc là trận Điện Biên Phủ. Hiệp Định Đình Chiến Genève năm 1954 chấm dứt chiến tranh nhưng Đất Nước bị chia hai ngang vĩ tuyến 17, một giải pháp do sáng kiến của Liên Sô (để tránh tham gia thế chiến tiềm năng), ủng hộ bởi Trung Cộng (muốn tạo vùng đệm ở phía Nam nước họ), thỏa thuận bởi Pháp (để mau mau rút lui) và áp đặt lên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa không ký kết Hiệp Định Đình Chiến Genève.
Lực lượng người Việt trong quân đội Liên Hiệp Pháp thành lập năm 1948 với tên gọi là quân đội Việt Nam mà thực chất là dưới quyền xử dụng của Thực dân Pháp hầu mong kéo dài sự chiếm đóng và bóc lột Việt Nam cho đến ngày Thực Dân Pháp bị Việt Minh đánh bại ở Điện Biên Phủ năm 1954. Đất nước bị chia hai, Pháp rút về miền Nam vẫn còn ý đồ thực dân. Độc Lập mà Pháp gọi là đã trao cho Việt Nam qua Hiệp Ước Elysée hay Hiệp Ước Pau thực chất chỉ là một cái gọi là Độc Lập [Pháp vẫn giữ quyền kiểm soát tài chính, thương mại và chính sách đối ngoại và quân sự của Việt Nam (2)]. Mãi đến 6 tuần trước khi Điện Biên Phủ thất thủ tháng 5-1954, Pháp ký trao toàn vẹn Độc Lập cho Việt Nam với Bảo Đại. Cuối cùng người Mỹ đã giúp ông Diệm hất Pháp ra khỏi Việt Nam, giúp đào tạo và xây dựng lại quân đội miền Nam thành Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa để cùng Nam Việt Nam và các nước Tự Do khác ngăn chận xâm lăng của Cộng Sản … Khẩu hiệu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là “Tổ quốc, Danh dự và Trách Nhiệm”.
Chính nghĩa thuộc về bên nào? Câu hỏi hàm chứa sự đối nghịch tự nó sẽ không thể có kết luận. Cả hai quân đội Nam và Bắc đều lấy Tổ Quốc làm trọng, sẳn sàng vì Tổ Quốc mà chiến đấu, sẳn sàng quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh. Tiếc, một nghĩa trang Arlington chưa được xây dựng ở Việt Nam, vì sự hình thành một nghĩa trang như thế cũng đồng nghĩa với tiếng mõ, tiếng trống làng mà Dân Tộc khua vang khởi sự gọi nhau đi hội nghị Diên Hồng mà nước lạ, bọn người Chiêu Thống từ lâu không muốn.
Câu hỏi kế tiếp là cái thế cố vấn Tầu và Quân Đội Nhân Dân, Mỹ và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có gì khác? Cái rập khuôn và chỉ tiêu 5% trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất kinh hoàng ở miền Bắc, chiến thuật biển người ở Điện Biên Phủ “cố vấn” bởi Tầu mà tôi được biết nó trăm lần tai hại cho Dân Tộc hơn anh cố vấn Mỹ suốt ngày than là Diệm không nghe lời … và nhất là anh cố vấn Mỹ không có ý đồ thực dân hay đầu óc chủ nghĩa Đại Hán.
Hơn nữa thế kỷ trôi qua, nhiều sự kiện và thông tin và đặc biệt qua tập tài liệu này cho cho phép mỗi người chúng ta có cái nhìn có lẽ là khách quan hơn.
(1) http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_Tuy%C3%AAn_truy%E1%BB%81n_Gi%E1%BA%A3i_ph%C3%B3ng_qu%C3%A2n
(2) The Vietnam War, Seeds of Conflict, 1945 - 1960, Accessed August 25, 2007
Chữ viết tắt
CNO
|
Center for National Operations – Trung Tâm Hành Động Quốc Gia
|
MAAG
|
Military Assistance Advisory Group
|
CINCPAC
|
Commander in Chief, Pacific Command
|
FEC
|
French Epedition Corps – Quân Viễn Chinh Pháp
|
MDAP
|
Mutual Defence Assistance Program trong đó Mỹ cho các Đồng Minh “mượn” trang thiết bị vũ khí chiến tranh
|
VNA
|
Viet Nam Army – Quân Đội Việt Nam
|
NSC
|
National Securitu Council – Hội Đồng An Ninh Quốc Gia
|
ISA
|
International Security Affairs
|
STEM
|
Temporary Equipment Recovery Mission
|
DRV
|
Democratic Republic Viet Nam – Việt Nam dân Chủ Cộng Hòa
|
Quai d'Orsay
|
Trụ sở Bộ Ngoại Giao Pháp ở Quai d’Orsay Paris
|
USARPAC
|
USA Rim Pacific Command – Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương Mỹ
|
OSD
|
Office of Secretary Defense – Văn Phòng Bộ Trưởng Quốc Phòng
|
DEPTAR
|
Department of Army – Bộ Quân Đội
|
ASD
|
Administrative Services Department(?)
|
OCMH
|
Office Chief of Military History
|
OPLAN
|
Operational/Operations Plan
|
USOM
|
United States Operations Mission
|
CG
|
Commanding General
|
SDC
|
Strategic Defense Command
|
IV-A-4
HOA KỲ HUẤN LUYỆN QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CÔNG HÒA
1954 – 1959
Lời Tựa
Chuyên khảo này lượt qua các quy định của Mỹ đối với nền an ninh của Việt Nam trong giai đoạn ngay sau Hội nghị Giơ-ne-vơ.
Sau đây là các mục:
Tóm tắt thông tin
Diễn tiến theo thời gian
Bảng mục lục và đề cương
Chú thích
Tham khảo thư loại
Diễn tiến theo thứ tự thời gian
1948
|
Quân Đội Quốc Gia Việt Nam được Pháp thành lập. (FALL-Raskin P 82.)
|
08-01-1949
|
Các Điều Khoản của Hiệp Định Elysée thừa nhận về nguyên tắc việc thành lập quân đội Việt Nam.
|
10-01-1949
|
Bảo Đại hy vọng được Mỹ viện trợ vũ khí
|
02-06-1949
|
Bảo Đại tuyên bố làm Hoàng Đế Việt Nam - Mỹ ủng hộ chế độ Bảo Đại
|
17-10-1949
|
JCS trình kế hoạch xử dụng quỹ MDA phần 303 dành cho những vùng trừ Trung Quốc, cụ thể là khu vực Đông Nam Á
|
16-01-1950
|
Bắc Kinh công nhận Công Hòa Dân Chủ Việt Nam đứng đầu là Hồ Chí Minh, Moscow công nhận tiếp theo ngày 31-01-1950. / J. B.
|
02-02-1950
|
Những báo cáo đầu tiên về trang thiết bị Trung Quốc đã được gửi đến cho Việt Minh. Họ bắt đầu cuộc tổng tấn công. / J. B
|
07-02-1950
|
Mỹ và Anh công nhận Việt Nam, Lào và Campuchea là các quốc gia liên kết nằm trong Liên hiệp Pháp sau khi Pháp duyệt Hiệp Định m 1949
|
16-02-1950
|
Pháp yêu cầu Mỹ viện trợ quân sự và kinh tế cho chiến tranh Đông Dương.
|
19-02-1950
|
Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn được nâng lên hàng Sứ Quán, và một Đại Sứ được bổ nhiệm cho Việt Nam, Campuchia và Lào. / J.B.
|
06-03-1950
|
Rusk yêu cầu bổ nhiệm Tùy Viên Quân Sự cho Sứ Quán Mỹ tại Saigon. /1ST 288.
|
25-03-1950
|
Bộ trưởng Quốc phòng Phan Huy Quát vạch ra một kế hoạch trang bị cho quân đội Việt Nam mà không có Pháp tham gia. (Thông điệp 204 Guillion gửi cho Acheson)
|
05-04-1950
|
JCS đề xuất cho Bộ Trưởng Quốc Phòng trực tiếp cung cấp viện trợ cho Pháp ở Đông Dương. Cơ sở là dựa trên lý thuyết Domino liên quan đến sự sụp đổ của các nước Đông Nam Á.
|
24-04-1950
|
MỸ hỏi Pháp họ hy vọng đạt được gì với viện trợ quân sự của Mỹ. Mười hai tiểu đoàn người bản xứ sẵn sàng phục vụ quân đội năm 1951.
|
08-05-1950
|
Tại Hội Nghị các Bộ Trưởng Ngoại Giao tại Paris, Bộ Trưởng Ngoại Giao Schuman tuyên bố rằng một quân đội Quốc Gia Việt Nam sẽ được thành lập, và Bộ Trưởng Ngoại Giao Acheson tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ gửi viện trợ kinh tế và quân sự cho các nước Đông Dương và Pháp.
|
25-05-1950
|
Mỹ chính thức công bố ý định thành lập một phái bộ viện trợ kinh tế cho các nước Đông Dương. R. Blum là Trưởng Phái Bộ.
|
30-05-1950
|
Phái Bộ Viện Trợ Kinh tế Mỹ trở lại Sài Gòn. / J. B.
|
06-06-1950
|
Chính phủ Việt Nam cố gắng bù trừ cho thất bại của họ trong việc giành chiến thắng trên các phe quốc gia bằng cách triệt hạ quân du kích và tăng cường sự hình thành của quân đội Việt Nam. Bảo Đại bị chỉ trích vì không đảm nhận tích cực vai trò chỉ huy quân sự của quân đội Việt Nam.
|
29-06-1950
|
Trung Tướng Erskine được chỉ định làm Trưởng Quân Sự của Phái bộ MDAP đến Việt Nam
|
Tháng Bảy-Tháng Tám 1950
|
Chiến tranh Triều Tiên và nỗi sợ hãi trong những hậu quả của một chiến thắng của Việt Minh ở Đông Nam Á đã dẫn đến việc Washington sẳn sàng tăng cường viện trợ cho Pháp ở Đông Dương. Tuy nhiên, viện trợ Mỹ vẫn không làm thay đổi chính sách Pháp tại Việt Nam. Các quan chức Mỹ ở Sài Gòn nào bất đồng với chính sách Pháp ở Đông Dương đều bị đổi đi nơi khác do sự khăng khăng đòi hỏi của Pháp. / J.B.
|
15-07-1950
|
Đứng đầu Phái Bộ là Trung Tướng Erskine đến Việt Nam mở đường cho MAAG. Phái Bộ phải hoàn tấn bản đồ quy hoạch và trao đổi với Pháp. Không một binh sĩ Mỹ nào được gửi vào Đông Dương, chỉ có trang thiết bị quân sự sẽ được gửi đến giúp Pháp.
|
31-07-1950
|
Các nhân viên đầu tiên của MAAG đến Đông Dương.
|
02-08-1950
|
Mười quan chức, thành viên thường trực trong phái bộ Cố Vấn Quân Sự vào Sài Gòn ngay sau một thỏa thuận đã đạt được với Pháp về hoạt động của Phái Bộ Mỹ
|
05-08-1950
|
Báo cáo của Trung Tướng Erskine đã được nộp (NSC 64). Trong đó ông đã nói về tình trạng bế tắc của FEC, lien quan đến vấn đề chính trị Pháp-Việt, tình trạng thiếu an ninh nội bộ, yêu cầu viện trợ quân sự Mỹ ngày càng gia tăng, mối đe doạ Trung Quốc, cộng với việc Pháp không có khả năng đối phó với đe dọa từ Việt Minh.
|
08-08-1950
|
$100 triệu USD thiết bị quân sự Mỹ cho đến 09 tháng 8 đã được sử dụng để trang bị cho quân đội Quốc Gia Việt Nam mới thành lập. Pháp hy vọng rằng quân đội quốc gia này sẽ đảm nhận một phần chính trong việc chiến đấu chống Việt Minh. Quân Việt Nam tại thời điểm đó là vô tổ chức.
|
10-08-1950
|
lô hàng quân sự đầu tiên đến Đông Dương từ Mỹ
|
14-08-1950
|
Chính phủ Pháp đã quyết định giảm 9000 quân Viễn chinh. Việc giảm quân là đi ngược lại lời khuyên của giới quân sự, do việc Quốc Hội từ chối cho phép xử dụng các tân binh ở các nước Đông Dương.
|
15-08-1950
|
Hiệp định song phương giữa Hoa Kỳ - Pháp cho MDA Đông Dương được ký kết ở Djakarta. / 217155.
|
24-08-1950
|
Quân đội Việt Nam được báo cáo là đang từ từ thế chân quân đội Pháp
|
28-08-1950
|
Sinh nhật lần thứ 2 của quân đội Việt Nam được quan sát thấy ở An Nam [miền Trung]. Việc thiếu sĩ quan và [chỉ có sĩ quan] không tác chiến, sự hiện diện các phe phái và chi phí cao làm cản trở sự phát triển của quân đội Việt Nam.
|
14-09-1950
|
Cuộc họp ba bên lần thứ 4 tiết lộ là có 77000 quân thuộc các nước Đông Dương, 44000 quân trong lực lượng Viễn Chinh Pháp.
|
24-09-1950
|
Pháp hứa với [Thủ Tướng] Trần Văn Hữu là sẽ viện trợ để gia tăng quân đội Việt Nam
|
Tháng 10, 1950
|
Báo cáo hàng tháng của MDAP từ Saigòn cho thấy quan hệ nghèo nàn giữa Pháp và MAAG. (Gullion gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao)
|
04-10-1950
|
Thiếu Tướng Brink trở thành người đứng đầu của Phái bộ Viện trợ Quân sự của Mỹ tại Việt Nam.
|
10-10-1950
|
Mỹ thành lập một Phái Bộ Quân Sự ở Sài Gòn.
|
13-10-1950
|
Pháp lên kế hoạch mở rộng quân đội Việt Nam. Tướng De La Tour Du Moulin được bổ nhiệm làm cố vấn quân sự cho họ.
|
4-10-1950
|
Khó khăn trong việc xây dựng quân đội Việt Nam về tuyển dụng, tổ chức cán bộ, chế độ cưỡng bách tòng quân, tài cháinh. /Saigon MSG 1ST ghi chú
|
05-10-1950
|
Trường Võ Bị Liên Quân được khai trương ở Đà Lạt / Lancaster.
|
07-11-1950
|
Lãnh đạo Pháp và Việt Nam nhất trí về việc tập hợp nhanh chóng quân đội Việt Nam.
|
08-11-1950
|
Việt Nam đã dự kiến sẽ chi tiêu 35 - 40 phần trăm ngân sách của năm 1951 để xây dựng một quân đội với 3 sư đoàn.
|
22-11-1950
|
Bộ Trưởng Letourneau nói với Quốc Hội Pháp rằng cả lực lượng Pháp và các quốc gia Đông Dương đều phải được tăng cường
|
Tháng 12-1950
|
Với việc tạo ra Bộ Các Nước Đông Dương, chín Bộ riêng biệt liên quan trực tiếp với và chịu trách nhiệm cho một số lãnh vực hoạt động của Pháp ở Đông Dương được thành lập. / Navarre.
|
04-12-1950
|
Tin công bố Tướng De Lattre de Tassigny sẽ thay thế thay thế Tướng Carpentier và Cao Ủy Pignon như Chỉ huy Tối Cao quân sự và dân sự. Ông nhậm chức hai ngày sau đó.
|
08-12-1950 đến 23-12-1950
|
Thỏa thuận bổ túc cho Hiệp định Elysée 1949 đưa đến sự hình thành của bốn sư đoàn vào cuối năm 1951. / Lancaster.
|
08-12-1950
|
Bảo Đại ký Sắc Lệnh chính thức thành lập Quân đội Quốc Gia Việt Nam
|
15-12-1950
|
Tướng Erskine hoàn thành sứ mệnh của mình.
|
23-12-1950
|
Hoa Kỳ ký hổ trợ phòng thủ chung năm nước với Pháp, Việt Nam, Campuchia và Lào cung cấp không trực tiếp viện trợ quân Mỹ cho lực lượng Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương. Hiệp định về quốc phòng, giúp đỡ lẫn nhau đặt ra những điều kiện mà Viện trợ Mỹ sẽ được phân bổ và trên nguyên tắc là tất cả các vật liệu cung cấp sẽ được bàn giao cho Bộ Tư Lệnh Pháp, trong khi quan hệ trực tiếp giữa các quốc gia liên quan và MAAG rõ ràng là bị Pháp cản trở không cho. / Lancaster.
|
23-12-1950
|
MAAG ở Đông Dương được thành lập. / 217155. Army
|
Năm 1951
|
Quân của Hồ Chí Minh được cho rằng có khoảng 70.000 người với trang bị nhẹ. Trong đó có 2 % là Cộng sản và phần còn lại là những người quốc gia chủ nghĩa. / NYT
|
Năm 1951
|
Lực lượng vũ trang về phía Pháp = 150.000. Khoảng một nửa là người bản xứ với long trung thành và hiệu quả là không chắc chắn. FLEM-CWO.
|
Tháng 01 đến Tháng 03, 1951
|
Tướng De Lattre đã thành công trong việc ngăn chặn tấn công của cộng sản. Việt Minh đã buộc phải quay trở lại chiến thuật du kích. Quân đội dưới quyền xử dụng của người Pháp là 391.000.
|
Tháng 01, 1951
|
Pháp và Việt Minh cả hai đều tổ chức lại lực lượng của mình thành Sư đoàn khi mà chiến tranh đã leo thang từ chiến tranh du kích.
|
08-01-1951
|
MAAG Đông Dương chính thức thành lập với một nhân lực là 128 người. /217154-5.
|
10-01-1951
|
Dưới lãnh đạo của Tướng De Lattre tinh thần chiến đấu của cả Pháp và lực lượng Việt Nam ngày càng gia tăng.
|
Tháng 03-1951
|
De Lattre về Paris xin tiếp viện thêm sĩ quan, hạ sĩ quan và kỹ thuật viên mà nghiệp vụ của họ được yêu cầu để đào tạo quân đội quốc gia
|
15-04-1951
|
Pháp kiểm tra khả năng của cảnh sát Việt Nam về việc duy trì trật tự và kiểm soát sự xâm nhập của Việt Minh trong vùng Vĩnh Bảo phía Nam Hải Phòng.
|
Tháng 05-1951
|
Mùa gió mùa đến đã cho De Lattre cơ hội cống hiến nhiều hơn về thời gian và sự chú ý của mình đến sự hình thành của quân đội quốc gia và trách nhiệm Cao ủy [Đông Dương] của mình.
|
01-05-1951
|
Quân đội Việt Việt Nam có 38.500 người.
|
26-05-1951
|
Tướng Collins xác nhận là đã có $54 triệu tiền vật tư đã được vận tải đến từ tháng 6 năm 1949.
|
14-06-1951
|
Chỉ Huy trưởng quân giáo phái Cao Đài, Đại Tá Trịnh Minh Tây đào thoát khỏi lược lượng Pháp-Việt và dẫn 2,500 quân vào Campuchia.
|
15-07-1951
|
Bảo Đại ra lệnh Tổng Động Viên để đáp ứng một mối đe dọa có thể có từ Trung Quốc nếu thỏa thuận ngừng bắn ở Korea đã đạt được.
|
Tháng 08-1951
|
Cao Ủy Pháp cho miền Nam Việt Nam, tướng Chanson, bị ám sát. / Lancaster.
|
07-08-1951
|
Tiến bộ trong sự hình thành quân đội Quốc Gia Việt Nam đã được báo cáo. Các đơn vị Việt Nam đã thực hiện đầy đủ cam kết. Việc thiếu lãnh đạo, việc cãi vã Pháp-Việt, việc thiếu trang thiết bị và việc quần chúng thờ ơ đã làm cản trở các nỗ lực. / Báo cáo NIE 35.
|
Tháng 09-1951
|
De Lattre đến Washington để làm dịu nghi ngờ của Mỹ liên quan đến ý đồ của Pháp ở Đông Dương và yêu cầu tăng vật tư quân sự cho quân đội quốc gia. Ông trở lại Saigon ngày 19 tháng 10. /Lancaster.
|
02-09-1951
|
Thiếu Tướng Brink báo cáo rằng các lực lượng Pháp-Việt đang thắng.
|
07-09-1951
|
Mỹ ký kết và thỏa thuận viện trợ kinh tế trực tiếp cho Việt Nam. / J.B.
|
20-09-1951
|
Delattre tới Washington để yêu cầu thêm viện trợ Mỹ, đặc biệt là các máy bay mới và những thiết bị hiện đại khác. Những thứ bắt đầu đến Việt Nam nhiều hơn và nhiều hơn nữa.
|
23-09-1951
|
Mỹ hứa sẽ đẩy nhanh viện trợ quân sự và kinh tế cho Đông Dương.
|
Tháng 10-1951
|
Đại Tá Cao Đài Trịnh Minh Tây xây dựng một Chính phủ ly khai. Ông lên án cả Pháp và Việt Minh.
|
01-10-1951
|
Một lô súng đủ cho 4 sư đoàn từ Mỹ đến Việt Nam
|
01-10-1951
|
60.000 trưng binh trình diện để được huấn luyện quân sự như là một phần của lệnh Tổng Động Viên mà Bảo Đại ra lệnh
|
06-11-1951
|
Báo cáo tiến độ NSC 5612/1 (OCB) cho biết rằng sức mạnh nhân sự của ngành công an dân sự đã giảm 20 phần trăm nhờ các thiết bị, các phương tiện truyên thông và vận chuyển được hiện đại hóa. / 159-1.
|
Tháng 12-1951
|
Bài phát biểu của phó chủ tịch đảng Xã Hội Cấp Tiến Daladier đã cho biết việc dân Pháp chống chiến tranh Đông Dương càng ngày càng lớn mạnh. Daladier yêu cầu Pháp tìm kiếm hòa bình thông qua Liên hiệp quốc.
|
18-12-1951
|
Mỹ đề xuất một thỏa thuận được thực hiện giữa Pháp và Mỹ để đảm bảo sự liên tục trong tư cách hợp pháp của Nhà Nước Việt Nam để được hưởng các chương trình viện trợ quân sự và kinh tế hiện nay đang được mở rộng.
Một thỏa thuận đã được phê chuẩn vào ngày 03 tháng 1 năm 1952
|
Năm 1951
|
Lợi dụng những thay đổi về tính chất của cuộc chiến, De Lattre trong chức chức Tổng Đốc ngắn ngủi của mình đã tạo ra động lực quyết định đến sự hình thành trễ quân đội Việt Nam, đầu tiên bằng cách thuyết phục phía Việt Nam chấp nhận các nguyên tắc một chế độ cưỡng bách tòng quân quốc gia, và thứ hai bằng cách đàm phán thành công với Washington viện trợ quân sự để trang bị cho các sư đoàn Việt Nam mà họ bây giờ đề xuất gây dựng và đào tạo. / Lancaster.
|
Đầu năm 1951
|
Một trường đào tạo cho nhân lực Không Quân được mở tại Nha Trang
|
07-01-1952
|
Tướng De Lattre bị ốm, Tướng Salan chỉ huy lực lượng Pháp trong lúc De Lattre vắng mặt.
|
11-01-1952
|
De Lattre chết. Những người cộng sản bắt đầu một cuộc tấn công mới. Với thiết bị Trung Quốc, kể cả pháo binh, họ bây giờ có thể làm tiêu hao các phần thắng của De Lattre và loại bỏ nhiều vị trí [đồn bót] nhỏ hơn giữa các thành phố mà Pháp đã tổ chức.
|
11-01-1952
|
Sức mạnh của quân đội Việt Nam là 65.000.
|
11-01-1952
|
Nguyên thủ ba quốc gia [Mỹ, Pháp, Việt] hội thảo tại Washington
|
28-01-1952
|
Bảo Đại cam kết thành lập một quân đội Việt Nam 120.000 người.
|
04-02-1952
|
Bộ Trưởng Letourneau thảo luận với Bảo Đại và Hoa Kỳ về việc xây dựng với quân đội Việt Nam.
Việc thiếu sĩ quan làm chậm lại hiệp định huấn luyện. Đạt được một thỏa thuận về việc bổ nhiệm một Tham mưu trưởng và một Bộ trưởng Quốc Phòng toàn thời gian [để phân biệt với việc kiêm nhiệm].
|
11-02-1952
|
Lính nhảy dù Việt Nam được sử dụng trong một cuộc tấn công ở đồng bằng Bắc Bộ.
|
22-02-1952
|
Lực lượng Cao Đài ly khai đụng độ với Pháp. Lãnh đạo của họ, Đại Tá Trinh Minh Tây bị tố cáo là một kẻ phản bội.
|
23-02-1952
|
Pháp yêu cầu viện trợ Mỹ nhiều hơn để vũ trang các sư đoàn tân lập
|
24-02-1952
|
Tướng Salan sơ tán quân đội Pháp và Việt Nam ra khỏi Hòa Bình và trên con đường từ cuối phía Tây của Hoà Bình đi Hà Nội để cung cấp thêm quân cho các chiến dịch ở đồng bằng sông Hồng.
|
08-03-1952
|
Bảo Đại bổ nhiệm Tướng Nguyễn Văn Hinh làm Tham Mưu Trưởng.
|
18-03-1952
|
Acheson nói với một Ủy Ban Thượng viện rằng tình hình Đông Dương là rất nghiêm trọng. Ông nhấn mạnh sự cần thiết là phải có một lực lượng bản xứ lớn hơn và hiệu quả hơn. Letourneau cảm thấy báo động của Acheson là phi lý.
|
Từ tháng 04 đến cuối 1952
|
Lực lượng người Việt ngày càng được sử dụng trong chiến đấu.
|
01-04-1952
|
Bộ Trưởng Letourneau được bổ nhiệm làm Cao ủy, và vẫn nằm trong nội các Pháp như Bộ Trưởng các nước Đông Dương. Tướng Salan vẫn làm chỉ huy quân sự..
|
10-04-1952
|
Letourneau nói rằng Pháp sẽ duy trì quân đội [Pháp] của họ ở nước này cho đến khi quân đội bản xứ đã sẵn sàng.
|
16-04-1952
|
Các sĩ quan người bản xứ theo Tướng Nguyễn Văn Hinh về nắm các chức vị trong Bộ Tổng Tham Mưu
|
19-04-1952
|
Tướng Salan ca ngợi quân đội người bản xứ đã xóa các ổ địch ở đồng bằng sông Hồng
|
27-04-1952
|
Quân đội Việt Nam thành lập nhóm chiến đấu cấp Trung đoàn như đã được vạch ra bởi Tham Mưu Trưởng của họ
|
Tháng 05-1952
|
Bộ Tổng Tham Mưu ra đời.
|
18-05-1952
|
Việc phát triển lực lượng người bản xứ đã đưa lực lượng Pháp và Đông Dương lên tổng số là 400,000 người. 50.000 quân chính quy đã được thêm vào kể từ 19 tháng Sáu
|
24-05-1952
|
Việt Nam định gọi lứa tuổi 20-28 có bằng Trung Học để phục vụ như Sĩ quan trong quân đội. Lệnh Tổng Động Viên bị hủy bỏ.
|
28-05-1952
|
Tại các cuộc họp ba bên ở PARIS, họ nhấn mạnh nhiều hổ trợ tài chánh từ MỸ là cần thiết để đưa quân đội các quốc gia Đông Dương lên con số 200,000 người
|
Tháng 06, 1952
|
Bốn quân khu của Việt Nam được thành lập.
|
Tháng 06, 1952
|
Letourneau tới Washington để thảo luận về việc tăng Viện Trợ Mỹ. Những cuộc thảo luận dẫn đến một thỏa thuận tăng viện trợ quân sự và tài chính của Mỹ để trang trải 40% chi phí chiến tranh của Pháp ở Đông Dương. Một thông cáo cuối cùng được ban hành ngày 18 tháng 6 tuyên bố rằng cuộc đấu tranh trong đó lực lượng của Liên Hiệp Pháp và có sự tham gia của các nước Đông Dương, chống lại lực lượng của Cộng sản xâm lược ở Đông Dương, là một phần trong nổ lực của các quốc gia Tự Do trên thế giới chống lại những nỗ lực chinh phục và lật đổ của Cộng Sản. / Bộ Ngoại Giao
|
03-06-1952
|
Dưới quyền của Cao ủy Letourneau, Pháp đã làm kích động phe dân tộc chủ nghĩa ôn hòa qua việc bổ nhiệm Nguyễn Văn Tâm làm Thủ Tướng Chính Phủ Trung Ương. Nguyễn Văn Tâm là cha của Tướng Nguyễn Văn Hinh, người sau đó đã trở Tư Lệnh quân đội Việt Nam, bị căm ghét vì ông ta đã đàn áp tàn bạo các phong trào kháng chiến Việt Nam
|
07-06-1952
|
Biệt kích Pháp-Việt đột kích vùng biển Trung Phần VN
|
09-06-1952
|
Pháp hy vọng sẽ chuyển gánh nặng chiến tranh cho các lực lượng Việt Nam.
|
15-06-1952
|
Heath, Bộ Trưởng của Mỹ và Letourneau, Bộ Trưởng của Pháp trao đổi ở Washington. Letourneau thúc hối tăng viện trợ để mở rộng lực lượng bản xứ và kêu gọi một chính sách chung Mỹ - Anh - Pháp để đảm bảo hổ trợ của phương Tây cho Việt Nam
|
24-06-1952
|
Trong một cuộc tranh luận về NSC 124, việc đào tạo một quân đội bản xứ là một giải pháp thay thế, đưa ra bởi Bộ Trưởng Kimball đã thành công xem xét Liên Sô ở tầm chiến tranh địa phương.
|
25-06-1952
|
Nguyễn Văn Tâm nhậm chức Thủ Tướng, được bổ nhiệm bởi Bảo Đại, và nhà vua không ở trong nước
|
Tháng 07-1952
|
Sứ quán Mỹ ở Sài Gòn được nâng lên qui chế Đại sứ quán. Đại sứ Hoa Kỳ đã trình Ủy Nhiệm Thư lên Bảo Đại. Đại sứ quán Việt Nam được thành lập ở Washington DC / JB
|
12-07-1952
|
Letourneau tiết lộ rằng quân đội Quốc Gia Việt Nam đã đạt mức 68.000 người.
|
30-07-1952
|
Pháp cảnh báo rằng họ có thể phải từ bỏ cuộc chiến nếu Mỹ không tăng kinh phí cho các hợp đồng quốc phòng Pháp. Viện trợ cho Đông Dương năm 1953 đã được thiết lập ở con số $350-triệu. Pháp gợi ý cần các lực lượng tiếp ứng của Mỹ.
|
01-08-1952
|
Thủ Tướng Việt Nam hứa sẽ có thêm hai sư đoàn người Việt vào cuối năm. Dự kiến một loại thuế mới để gây quỹ cho quân đội.
|
21-09-1952
|
Việt Minh tổ chức một cuộc tấn công gần Sài Gòn.
|
12-10-1952
|
Chuyến tầu chở viện trợ quân sự của Mỹ lần thứ 200 đến Sài Gòn. /J.B.
|
Năm 1952
|
Một trường đào tạo hải quân được thành lập tại Nha Trang.
|
20-01-1952
|
Tướng 0'Daniel đi Việt Nam để đánh giá kế hoạch hành động của Letourneau.
|
Tháng 02-1953
|
Một Ủy ban Đặc Biệt cho trợ lý Bộ Trưởng Ngoại Giao đặc trách về ISA đề xuất chống lại việc Mỹ tham gia trực tiếp vào chương trình đào tạo cho quân đội Việt Nam trong tương lai gần. /JCS Hist.
|
04-02-1953
|
Bộ Trưởng Letourneau báo cáo về một kế hoạch mới để tăng tốc độ đào tạo quân Việt Nam
|
16-02-1953
|
Cựu Thủ Tướng Reynaud cảm thấy việc tăng quân đội Việt Nam là giải pháp duy nhất để thoát tình trạng bế tắc về quân sự. Thống Tướng Juin đồng tình.
|
22-02-1953
|
Bộ Tư Lệnh Tối Cao Pháp-Việt xem xét việc tăng gấp đôi quân đội Việt Nam. Chuyện xảy ra là Pháp chấp nhận kế hoạch của Tướng Nguyễn Văn Hinh, chỉ huy trưởng quân đội của Bảo Đại nhằm gia tăng quân chính quy. Khó khăn tài chính đã được dự đoán.
|
23-02-1953
|
Một cuộc hội đàm đã diễn ra tại Đà Lạt, Việt Nam, giữa các Tư lệnh Quân Sự cao cấp Pháp và Việt Nam. Họ quyết định tăng gấp đôi kích thước dự kiến của VNA bằng cách tuyển thêm 60 tiểu đoàn. Thành viên hiện diện gồm có Bảo Đại (lãnh đạo Quốc Gia), Nguyễn Văn Tâm (Thủ Tướng), Nguyễn Văn Hinh (Tham Mưu Trưởng), Letourneau, và [Tướng Raoul] Salan. Quyết định đó là một động thái nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc quân sự. Quân chính quy = 160.000. Ba chục ngàn sẽ được thêm vào cuối năm 1953 tức 20 tiểu đoàn.
|
24-02-1953
|
C.L Sulzberger báo cáo cho Thủ Tướng Mayer khi nói rằng Pháp không thể đáp ứng nhiều hơn bất kỳ cam kết nào ở Âu châu, trừ khi các Đồng Minh NATO gia tăng viện trợ của họ. Một ủy ban đã nhất trí tăng cường VNA từ 30 tiểu đoàn đến việc Mỹ cung cấp 42 triệu tiền viện trợ với điều kiện Mỹ được quyền đặt các quan sát viên chung với quân đội. / NYT 022443.
|
24-02-1953
|
Một Ủy Ban Quân Sự Tối Cao Pháp-Việt quyết định tăng lên 71 tiểu đoàn.
|
25-02-1953
|
Việt Nam được tự do hơn trong việc phát triển quân đội quốc gia mà không thông qua việc kiểm soát của Pháp. 54 tiểu đoàn đã được hình thành vào năm 1953, kiểm soát các vùng ít bị quân nổi dậy kiểm soát
|
Mùa Xuân 1953
|
Quân Viễn chinh Pháp = bộ binh 175, 000 quân chính quy bao gồm 54,000 Pháp, 30.000 Bắc Phi, 18.000 Phi châu, 20.000 lính Lê Dương, 53.000 quân người bản xứ, và 55, 000 quân không chính quy, đội ngũ Hải Quân có 5.000, Không quân có 30.000. Quân đội các nước Đông Dương có 150.000 chính qui và 50.000 quân không chính quy tại Việt Nam, 15.000 tại Lào, 10.000 ở Campuchia./ Navarre.
|
Tháng 03, 1953
|
Ủy Ban Quân Sự Tối Cao Pháp-Việt đồng thuận một chương trình mới trong năm 1953 gọi nhập ngũ 40.000 thanh niên đế lập 54 tiểu đoàn “biệt kích” để tăng cường sức mạnh của quân đội Việt Nam
|
14-03-1953
|
Chính phủ Pháp xem xét một kế hoạch để làm giảm bớt các cam kết của họ ở Đông dương bằng cách đào tạo nhiều quân Việt hơn.
|
20-03-1953
|
Trong một chuyến viếng thăm Đông Dương, Tướng Mỹ Mark Clark ca ngợi chiến thuật và phương pháp đào tạo của Pháp, thấy không cần giảng viên quân sự Mỹ, và nói rằng Hoa Kỳ sẽ không áp đặt phương pháp của Mỹ lên Pháp.
|
23-03-1853
|
Tướng Mark Clark nhấn mạnh nhu cầu mở rộng quân đội Việt Nam, và đã quan tâm trong việc phát triển dân quân địa phương, cán bộ viên chức, và tính di động của quân đội
|
25-03-1953
|
H.W. Baldwin lạc quan về đầu tư của Pháp và sức mạnh của quân đội Việt Nam.
|
22-04-1953
|
Trong cuộc họp hai bên (Mỹ-Pháp) ở Washington, Dulles đã rất lo lắng về việc Pháp sẽ thông [hay không thông] qua các phương pháp đào tạo của Mỹ đã rất thành công ở Triều Tiên được mang ra xử dụng ở Đông Dương. / JCS Hist
|
22-04-1953
|
Chính phủ Paris ra sắc lệnh Pháp rằng Đông Dương sẽ được đại diện bởi một Ủy Ban Tối Cao gồm Tổng Cao Ủy Sài Gòn và các Cao Ủy của mỗi nước Đông Dương
|
26-04-1953
|
G. Gautier được bổ nhiệm làm Cao Ủy Việt Nam.
|
Tháng 05, 1953
|
Toàn bộ sức mạnh của Việt Minh = 280, 000 người gồm quân chính quy, quân địa phương và dân quân. Nổi bật là lực lượng tấn công chính có 70.000 người trong năm sư đoàn ưu tú
|
08-05-1953
|
Tướng Henri Navarre được chỉ định bởi Thủ Tướng Mayer làm Tổng Chỉ Huy các lực lượng Liên hiệp Pháp ở Đông Dương thay Tướng Salan. Ông nhậm chức ngày 20 tháng 5
|
04-06-1953
|
Việc phát triển quân đội Việt Nam như Pháp đã hứa hẹn năm 1949 đã chậm phát triển do thiếu sĩ quan, do Pháp thiếu niềm tin về phía Việt Nam và vấn đề thuế khóa của Pháp / NIE 91
|
Tháng 07, 1953
|
Suốt cả tháng ở Paris Navarre tham dự các cuộc họp liên quan đến hoạt động Pháp ở Đông Dương. Quy mô các yêu cầu của Navarre bị bác bỏ bởi các Tham mưu trưởng vì nếu chấp thuận, thì sẽ gây ra một ảnh hưởng rất xấu đến tình hình quân sự chung ở Âu châu và Bắc Phi. Họ đề xuất cố gắng để có một sự bảo đảm quốc tế về sự toàn vẹn lãnh thổ của Lào để giảm bớt trách nhiệm của Pháp về vấn đề an ninh. / Lancaster
|
03-07-1953
|
Chính phủ Pháp trao một văn thư cho Cao Ủy Việt Nam, Campuchea trong đó đưa ra tuyên bố long trọng là Pháp sẵn sàng hoàn trả Độc Lập và lãnh thổ cho họ bằng cách chuyển tất cả các chức năng còn lại mà Pháp còn kiểm soát, và mời các chính quyền đó đàm phán để giải quyết những đòi hỏi của Pháp trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, tư pháp, quân sự, chính trị / Lancaster.
|
03-07-1953
|
M. Dejean được bổ nhiệm làm Cao Ủy Đông Dương
|
09-07-1953
|
Tướng Mỹ O'Daniel kết thúc một cuộc khảo sát 3 tuần. Ông ủng hộ việc gia tăng viện trợ quân sự và có niềm tin về chiến thắng của Pháp một khi quân đội Việt Nam được hoàn thành tổ chức
|
12-07-1953
|
Với đàm phán song phương Pháp-Mỹ, kế hoạch Navarre được xác định, là phải tổ chức lại cấu trúc để tạo ra các đơn vị thích nghi tốt hơn với điều kiện của chiến tranh và các hoạt động tấn công. / IST Ghi Chú 67.
|
16-07-1953
|
James Reston, NYT (báo New York Time) , đã gắn kết sự bê trễ trong việc phát triển quân đội bản xứ với sự không nhiệt tình dành cho chế độ Bảo Đại
|
27-07-1953
|
Sau đình chiến ở Hàn Quốc, Viện trợ Mỹ cho Pháp tại Việt Nam đã tăng trưởng về khối lượng
|
06-09-1953
|
Những người dân tộc chủ nghĩa không cộng sản đã tổ chức họp tại Sài Gòn. Họ lên án chủ nghĩa thực dân Pháp, chỉ trích Thủ Tướng và yêu cầu bầu Quốc Hội.
|
23-09-1953
|
Pháp chính thức chính thức thỏa thuận cho nhân viên Mỹ kiểm tra xem viện trợ Mỹ đã được đưa về đâu.
|
Tháng 10, 1953
|
Người ta hy vọng rằng sẽ có 30,000 người mới sẽ được huy động vào quân đội Việt Nam trước tháng 12.
|
14-10-1953
|
Một Đại hội toàn quốc Việt Nam gồm 200 người được triệu tập ở Sài Gòn chứ không phải là các đại biểu tiềm năng được lựa chọn cho một cuộc họp với Pháp. Họ thông qua nghị quyết tuyên bố một Việt Nam Độc Lập không thể nằm trong Liên Hiệp Pháp
|
15-10-1953
|
Tướng Navarre tung ra hoạt động tấn công nặng nhất trong hai năm.
|
Tháng 11, 1953
|
Tướng O'Daniel và Bonsal đã tiến hành một khảo sát thứ hai tại Việt Nam. / Báo cáo nộp ngày 12-19-53.
|
Tướng O'Daniel báo cáo là tất cả những đề nghị mà ông đưa ra cho Pháp đều thất bại ngay từ lúc giới thiệu những ảnh hưởng lớn của Mỹ trong việc lập kế hoạch hoạt động và đào tạo các lực lượng Việt Nam. / JCS HIST.
| |
Thiếu Tướng Paul W. Caraway báo cáo rằng quân đội quốc gia không có vẻ là giả đò
| |
19-11-1953
|
Báo cáo thứ nhì của Tướng O'Daniel cho biết là người Pháp nắm sáng kiến quân sự. Quân đội bản địa đã phát triển như kế hoạch. Các tiểu đoàn Việt chỉ nên dùng với các lực lượng chính quy và không dùng các tiểu đoàn một cách riêng rẽ. Việc các lực lượng Pháp được tổ chức lại thành các nhóm lưu động và cấp sư đoàn là có ý nghĩa. Việc đào tạo quân đội Quốc gia là không đạt yêu cầu. Trưởng MAAG Đông Dương song hành trong các kế hoạch của Pháp.
|
29-11-1953
|
Hồ Chí Minh đưa ra lời kêu gọi đàm phán hoà bình trên một tờ báo ở Stockholm.
|
17-12-1953
|
Nguyễn Văn Tâm rời chức Thủ Tướng
|
18-12-1953
|
Bảo Đại yêu cầu Hoàng Thân Bửu Lộc nắm chức Thủ Ttướng của Việt Nam. Ông này vào chức vào ngày 16 tháng 01, 1954 và phục vụ cho đến 16 tháng 06, 1954.
|
Năm 1953
|
Một phần đáng kể của viện trợ Hoa Kỳ trong năm 1953 là dành cho việc trang bị cho quân đội Việt Nam đã phát triển tới mức 155.000 người vào thời điểm kết thúc năm 1952, và được mở rộng thêm 40.000 vào cuối năm 1953, để đạt được một sức mạnh 300.000 người vào cuối năm 1954. Pháp có kế hoạch tăng sức mạnh của quân Viễn Chinh của họ ở Đông Dương đến mức 250,000 vào cuối năm 1953. / ALM
|
Năm 1954
|
Có 25 tùy viên được bổ nhiệm cho STEM để hổ trợ về kinh tế và kỹ thuật cho Đông Dương. STEM có 100 nhân viên người bản xứ
|
Tháng 11, 1954
|
Quân Viễn Chinh Pháp ở Đông Dương = 240.000, Quân Đội Quốc Gia Việt Nam = 211.000; Quân Đội Lào = 21.000.; Quân Đội Campuchia = 16.000. Việt Minh = 115.000 quân Chính quy cộng với 185.000 dân quân + du kích.
|
16-01-1954
|
Nội các của Hoàng Thân Bửu Lộc ra mắt
|
26-01-1954
|
Tại Hội Nghị Tứ Cường ở Berlin, Bidault xác nhận rằng một hội nghị về Đông Dương sẽ được tổ chức. Kết quả chính của Hội Nghị Berlin là việc xác định ngày 26 tháng 4 là ngày của Hội Nghị về Đông Dương. / FLEM-CWO.
|
29-01-1954
|
Bộ Trưởng Ngoại Giao gửi văn thư cho Bộ Trưởng Không Quân chỉ đạo việc gửi 200 quân nhân Không Quân đến Đông Dương từ nay đến ngày 15 tháng Sáu năm 1954.
|
29-01-1954
|
Trung Tướng Erskine, Chủ tịch Ủy Ban Đặc Biệt của TổngThống về Đông Dương, cho rằng MAAG Đông Dương nên nâng cấp nhiệm vụ để giúp trong việc đào tạo
|
Tháng 12, 1954
|
Sư đoàn tân lập đầu tiên ra mắt theo kế hoạch Navarre và bị giữ không hoạt động, đã quay lưng lại với Bảo Đại và người Pháp./ FLEM-CWO.
|
Tổng thống Rhee của Hàn Quốc đề nghị gửi một Sư đoàn Hàn Quốc vào Đông Dương. Bị từ chối. / 314-1
| |
01-12-1954
|
Tổng thống Eisenhower, Hội đồng An ninh Quốc gia, các Tham mưu Liên quân, các cơ quan khác của chính phủ và Uỷ ban Đặc Biệt dưới sự chủ trì của W. Bedell Smith đã nghiên cứu tình hình Đông Dương trong hướng Mỹ sẽ phải làm gì. Họ đã xem xét việc xử dụng các lực lượng mặt đất, không quân, hải quân Mỹ ở Đông Dương và cũng xem xét các lý thuyết cũ cho rằng Đông Dương là chìa khóa đến Đông Nam Á, cân nhắc giải pháp thay thế như tăng cường sức mạnh cho Thái Lan. / FLEM-CWO.
|
05-01-1954
|
Trung tướng. 0’Daniel báo cáo vể chuyến đi khảo sát lần thứ ba đến Việt Nam, đề xuất 1) Tổ chức của một nhóm nhỏ nhân viên nhanh chóng đi Việt Nam với kế hoạch chi tiết về hoạt động và đào tạo 2) Hai sĩ quan dược bổ nhiệm cạnh Chính Phủ Việt Nam 3) Thêm ngân quỹ cho STEM 4) Đào tạo chỉ huy cho lực lương Hải quân và Không quân Việt Nam
|
09-02-1954
|
Bộ Trưởng Bộ Chiến Tranh René Pleven đi thăm vòng Việt Nam. / Lancaster.
|
Giữa tháng Hai 1954
|
Tướng Fay và Blanck , Tham Mưu trưởng Không Quân và Quân Đội [Mỹ] tương ứng và Bộ Trưởng Bộ Chiến Tranh Pierre de Chevigne của Pháp đi thăm khắp Việt Nam. / Lancaster.
|
Tháng 03 – Tháng 04, 1954
|
Trận Điện Biên Phủ nổ ra.
|
03-03-1954
|
Hoàng Thân Bửu Lộc đến Paris với một đoàn đại biểu để đàm phán giải quyết vấn đề Việt Nam trên cơ sở lời tuyên bố long trọng của chính phủ Pháp ngày 03 Tháng 07 năm 1953. Pháp khăng khăng đòi lập một Uỷ Ban để xem xét nền Độc Lập hoàn toàn và một Uỷ Ban để xác định tính chất của Việt Nam trong Liên Hiệp Pháp. Điều này có hiệu quả trói buộc và chấm dứt các hành động [của đoàn VN] cho đến khi Hội nghị Genève được mở ra (Xem 082454) / Lancaster
|
20-03-1954
|
ALSOP báo cáo rằng Tướng Ely cho biết ở Washington rằng Pháp không thể giành chiến thắng với các phương tiện đang có trong tay và do đó phải tìm kiếm một đàm phán Hòa Bình nhưng Mỹ không thể chấp nhận điều này vì không có đánh nhau ở Đông Dương, như ở Hàn Quốc.Kẻ thù đang có mặt khắp nơi, vì vậy nếu Pháp rút đi, bất cứ giải pháp đàm phán nào cũng nhanh chóng dẫn đến việc cộng sản kiểm soát toàn bộ./ FLEM-CWO.
|
22-03-1954
|
Đô Đốc Arthur Radford, Chủ Tịch JCS, tuyên bố rằng Pháp sẽ thắng cuộc chiến này. / FLEM-CWO.
|
24-03-1954
|
Tổng Thống Mỹ ca ngợi chủ nghĩa anh hùng của quân đội Pháp và tuyên bố rằng xâm lược của Cộng Sản đã được chiến đấu ở Đông Dương. “Cộng Sản xâm lược” trở thành cụm từ được xử dụng ở Washington để nói đến chiến tranh Đông Dương. / FLEM-CWO.
|
29-03-1954
|
Dulles đã đọc bài phát biểu đã được Tổng Thống phê duyệt, tuyên bố rằng sự thống trị của cộng sản Đông Dương và Đông Nam Á bằng bất cứ thế nào cũng sẽ đe dọa nghiêm trọng tới cộng đồng các nước Tự Do và [chúng ta] không nên thụ động chấp nhận. Qua những lời lẽ đó, ông đã loại bỏ ngay bầu cử tự do như một phương tiện để hợp pháp hóa chính phủ cộng sản Hồ Chí Minh ở Đông Dương, thay vào đó nhấn mạnh sự phong phú của khu vực và tầm quan trọng chiến lược của nó. Phản ứng ở Sài Gòn là Mỹ không được ưa chuộng. / FLEM-CWO kiểm tra FLEM CWO trang 689 Ghi Chú 99
|
Tháng 04, 1954
|
Tướng Ó’Daniel được bổ nhiệm thường trú vào Đông Dương. / JCS Hist.
|
03-04-1954
|
Một cuộc họp bí mật được tổ chức ở Washington, Dulles và Radford cố gắng thuyết phục tám lãnh đạo của Quốc Hội để ủng hộ một nghị quyết của Quốc Hội cho phép Mỹ tham gia vào chiến tranh Đông Dương. Cuộc họp được tổ chức bởi thẩm quyền của Tổng Thống. Các nhà lập pháp
có mặt là Thương Nghị Sĩ William F. Knowland, TNS. Eugene Milliman, TNS. Lyndon JohnsonTNS Richard B. Russell, TNS Earl C. Clements, Chủ Tịch Hạ Viện Joseph Martin, Dân Biểu John H. Mc Cormack, và Dân Biểu. J. Percy Priest. Radford muốn gửi 200 máy bay từ Hàng Không Mẫu Hạm Essex đang có mặt ở biển Đông cộng thêm nhiều máy bay khác đến từ Philippines, để cứu Điện Biên Phủ. Những vấn đề được đưa mà không ai trong ba Tham Mưu Trưởng chấp nhận ý tưởng đó. Radford nói vì ông đã dành nhiều thời gian ở vùng Viễn Đông hơn bất kỳ người nào trong số họ và do đó ông hiểu tình hình tốt hơn. / FLD1-CWO. |
07-04-1954
|
Tổng Thống.Eisenhower xử dụng các phiến Domino để chứng minh thuyết Domino trong buổi họp báo. / Gentleman Trang.100
|
13-04-1954
|
Một văn thư được Bộ Trưởng Quốc Phòng gửi JCS nêu rõ rằng quân đội có khả năng lập và duy trì an ninh nội bộ chống những người bất mãn và kẻ cướp nhưng không thể chống nỗi một cuộc xâm lược toàn diện dưới sự điều khiển của DRV
|
15-04-1954
|
Đô Đốc Radford, Chủ tịch JCS cho biết trong một bài phát biểu rằng mất Đông Dương sẽ là khúc dạo đầu cho việc mất tất cả khu vực Đông Nam Á và đe doạ đến một khu vực rộng rãi hơn. / Gentleman Trang.100
|
16-04-1954
|
Phó Tổng thống Nixon trong một diễn văn trước Hiệp Hội Các Biên Tập Viên Báo Chí ở Mỹ đã loại trừ khả năng đàm phán với những người cộng sản để phân chia lãnh thổ. Ông đã nói: "Hy vọng rằng Mỹ sẽ không phải gửi quân đến đó, nhưng nếu chính phủ không thể tránh việc đó, chính quyền phải đối mặt tình thế và gửi các lực lượng của mình đến đó." / Gentleman.
|
26-04-1954
|
Phản ứng của công chúng là đối nghịch với tuyên bố của Nixon đến nỗi Dulles phải nói việc đưa quân đội là không có thể. / FLEM-CWO.
|
28-04-1954
|
Một Tuyên bố chung Pháp-Việt nói rằng Việt Nam nay hoàn toàn độc lập (Độc lập mà Pháp đã tuyên bố nửa tá lần)
|
Tháng 05, 1954
|
Quai d'Orsay trước sự khăng khăng của Bộ Ngoại Giao Mỹ đã gửi sứ giả đến gặp Bảo Đại ở Cannes yêu cầu chấp nhận bổ nhiệm Diệm. Diệm đã có mặt ở Sài Gòn năm 1954. (WID 41-57). Đầu tháng Năm, Diệm gặp rắc rối với Bảo Đại. Cả Pháp lẫn Bảo Đại đều không ưa Diệm. Dulles và Hồng y Spellman ủng hộ của một chính phủ do Diệm đứng đầu mặc dù đã có những chỉ dấu rằng Dulles cũng không hồ hởi lắm khi giới thiệu Diệm. Chính phủ Pháp không phản đối việc này. Một số lãnh đạo Pháp khuyến khích [bổ nhiệm Diệm] như cựu Cao ủy Letourneau và Frederic-Dupont là những người trong một vài ngày trước khi chính phủ Laniel sụp đổ đã từng là Bộ trưởng Bộ Các Nước Đông Dương. / J • B.
|
03-05-1954
|
Trung Tướng Thomas J.H Trapnell không đồng ý trong gần như tất cả các khía cạnh với Tướng 0'Daniel về đánh giá chiến tranh Đông Dương của ông này. Ông nhấn mạnh bản chất chính trị của chiến tranh và nói rằng một giải pháp quân sự là không thể.
|