Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

Quần soóc kẹp đầu rùa đá, cụ bà nhường ghế hoa khôi

(Trái hay phải) – Mấy hôm nay, thế hệ hậu sinh đã một lần nữa khiến các bậc lão làng phải ngã bổ chửng khi chứng minh rằng thân phận con rùa đáng thương không chỉ bởi lên đình đội hạc xuống chùa đội bia…
Không chỉ đội hạc và bia!
Không chỉ đội hạc và bia!
Trong khi hình ảnh nam sinh đứng trên đầu cụ rùa Văn Miếu đúng lúc dịp thi đại học vẫn chưa phai mờ, thì sau ba nữ sinh tạo dáng cưỡi cổ cụ rùa đội bia Vĩnh Lăng viết về Lê Lợi, hôm nay, thêm hai học sinh thanh lịch thể hiện đẳng cấp cao hơn với màn mặc quần soóc kẹp chặt đầu rùa. 

VnExpress vội hốt hoảng cảnh báo hình như đây đã trở thành một trào lưu thuộc hàng hot nhất với giới trẻ.
Nhìn lại những lời ca cẩm của các bậc cao niên rằng sao Việt Nam ta chẳng sáng tạo được gì mới mẻ, ta thấy các nam thanh nữ tú cưỡi rùa này đang muốn chứng tỏ chúng tôi chẳng thua kém gì thế giới.
Thanh niên toàn cầu từng có trào lưu chụp ảnh cắm đầu xuống, mà đỉnh cao là cắm đầu vào… bồn cầu, nhưng so với ảnh kẹp đầu cụ rùa giữa hai đùi thì cũng chả biết mèo nào kém mỉu nào.
Chưa thể khẳng định đám hậu sinh có vinh dự được cụ rùa cho ngồi trên lưng là “khả úy” hay “khả ố”, nhưng ta hãy thử nghĩ xem tại sao chúng lại làm như vậy.
Đầu tiên, người ta nghĩ chúng kém hiểu biết, thiếu tôn trọng các giá trị văn hóa của dân tộc, gì thì gì, chúng ta cũng có tới 4.000 năm văn hiến, mà con rùa đội bia tiến sĩ lại được coi là một biểu tượng đỉnh cao của nền văn hiến ấy.
Nghe chừng cũng có một chút ít thuyết phục nào đó, nhưng hình như chưa đủ. Trong trường hợp mới nhất, hai cô bé tuổi hoa ngây thơ diện áo đôi in hình Đôrêmon, quần soóc, đeo túi thời trang, tạo dáng xì tin trên lưng rùa đã hùng hồn tuyên bố "ảnh chụp theo hứng cá nhân", "nếu các bạn muốn ném gạch thì đây cũng rất vui lòng đón nhận và còn tặng lại các bạn gấp đôi". Hai nàng không quên để lại lời nhắn cho thiên hạ: Mình đang rất cần gạch để xây nhà.
Dĩ nhiên, lượng gạch đá mà hai nàng nhận được mấy ngày qua có lẽ đã đủ để xây hẳn một khu đô thị mới, nhưng nhìn sự hào hứng của các nàng, ta có thể tạm suy ra rằng sự chú ý của thiên hạ là mục đích của việc tạo dáng kỳ khôi nói trên.
 Nói một cách giản dị: Nếu thế giới không có máy ảnh và không có Facebook, tức là không thể gào lên cho thiên hạ biết rằng tôi đang làm những thứ kỳ quái, thì sẽ chẳng có ai đi kẹp cổ các cụ hay hành hạ voọc quý hiếm.  Chơi trội mà như áo gấm đi đêm thì chơi trội làm quái gì nhỉ?
Nhìn tư một góc khác, sự nổi tiếng bằng cách ngồi đầu cụ rùa thật ra cũng chẳng khác gì một số kha khá những cách khác, có vẻ như sang trọng hơn. Nếu quí vị cứ nhất quyết không tin, xin mời đến với chương trình Miss Ngôi sao.
Ghi chú: Bình luận và chú thích của cư dân mạng.
Ghi chú: Bình luận và chú thích của cư dân mạng.
Dù cái từ mít kia được dịch là hoa hậu hay hoa khôi, thì kẻ sở hữu danh hiệu này cũng phải quốc sắc thiên hương, nào người đẹp, nào tâm hồn đẹp, trí tuệ cũng phải sáng láng, tóm lại là một biểu tượng đủ khiến thiên hạ ngưỡng mộ.
Chỉ hiềm một nỗi, vì các nàng Miss Ngôi sao này là Miss, nên tầm văn hóa và nhận thức của họ - hoặc của những người chọn họ - cũng khác hẳn người thường.
Mấy hôm nay, nổi tiếng chẳng kém gì các bức ảnh hành hạ cụ rùa là tấm ảnh chụp cảnh một buổi đi làm từ thiện tại Long An của những người đẹp từ cuộc thi này.
Khá khen cho tay nhiếp ảnh nào của Ban Tổ chức đã vô cùng xuất sắc trong việc lột tả thần thái các nhân vật:  Trong khi các người đẹp tươi như hoa được sắp xếp ngồi trang trọng ở hàng ghế có bàn tử tế với nước lọc sẵn sàng, thì các cụ bà tóc bạc còng lưng ngồi lom khom trên dãy ghế nhựa. Đương nhiên, ở thời nhà văn Nam Cao, trẻ con không được ăn thịt chó, thì trong ngày từ thiện của các chân dài, người già không được uống nước.
Chẳng biết cụ rùa đáng tôn trọng hơn hay các cụ già đáng tôn trọng hơn, nhưng có lẽ sẽ thật khó nghe khi bảo rằng các người đẹp đi làm từ thiện này biết ứng xử hơn mấy đứa em đang hăng say đè đầu cưỡi cổ rùa.
Thế mới biết, chúng ta phải nhiệt liệt hoan nghênh vị nào đã đề xuất bỏ quách cái gọi là phần thi ứng xử trong cuộc đua giành ngôi Hoa hậu Việt Nam.
Nghĩ thêm chút nữa, ta sẽ thấy không nên quá nặng lời với lũ trẻ vô tâm, thậm chí là vô học. Thật ra thì bấy lâu nay, đầu các cụ rùa Văn Miếu của chúng ta đều đã nhẵn thín như thể quy y cửa Phật, do các sĩ tử vô cùng hiếu học tranh nhau sờ để mong được phù hộ độ trì.
Quí vị thử nghĩ mà xem, sờ đầu các cụ và kẹp cổ các cụ có khác nhau nhiều lắm hay không? Một đằng vì ước mơ cao đẹp rằng sung sẽ rụng trúng đầu trong phòng thi, đằng còn lại muốn khẳng định giá trị bản thân với trò chơi trội.
Cả hai đều giống nhau ở chỗ chẳng cần biết di sản là thứ gì, phải ứng xử ra sao, và điều này thì chẳng riêng gì lớp trẻ: Người lớn chúng ta vẫn thường hay nhét tiền lẻ vào bất kỳ chỗ nào có thể nhét ở mọi ngôi chùa, với một khát khao thành kính và thầm kín là mong Đức Phật từ bi hỉ xả hãy cho con được phát tài phát lộc, hoặc trúng quả buôn lậu, hoặc hạ cánh an toàn, đại loại thế!
Mấy tháng qua, ngành Giáo dục từng khiến xã hội xôn xao bàn tàn với những đề văn về thói dối trá, về thói cơ hội, rồi về mê muội thần tượng là thảm họa. Nghe đâu khi làm đề văn về thảm họa thần tượng, có học sinh đã quyết định nghe theo đáp án đề dối trá rằng phải trung thực trong học tập và thi cử, nên viết huỵch toẹt không chút đắn đo: Nào em không muốn làm tiếp bài này vì em yêu SuJu…, nào hẹn gặp lại ở mùa thi năm sau, vì em yêu các anh, một lần và mãi mãi...
Chúng ta cứ trách bọn trẻ con toàn đi thần tượng ở đẩu ở đâu, từ ca sĩ Hàn Quốc tới cầu thủ Italia và diễn viên điện ảnh Hollywood, đồng thời ra sức kêu gọi chúng  phải biết tôn trọng những giá trị truyền thống ngàn năm của dân tộc.
Lịch sử và văn hóa dân tộc ta rõ là không đến nỗi nhạt nhẽo, nhưng làm sao mà chúng nó lại cứ thờ ơ thế nhỉ, thậm chí còn ngày càng bạo dạn trong việc ngồi lên đầu truyền thống?
Ai biết được, nhưng quý vị thử nghĩ coi, nếu thần tượng các cụ mà chẳng hiểu cái thứ cụ cõng trên lưng có nghĩa ra sao, thì cũng mù quáng kém gì tình yêu của các nàng tuổi teen với các anh chàng SuJu tận bên Hàn Quốc. Quan trọng hơn, giả sử hiểu đi chăng nữa, thì có mấy ai còn lọ mọ làm theo những lời huấn thị sáng chói tự ngàn xưa đó cơ chứ.
Những dòng rực rỡ trên bia tiến sĩ đầu tiên khoa Nhâm Tuất (1442) vẫn còn vang vọng như một vệt sáng chói của nền văn hiến Việt Nam: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn.
Mấy hôm trước, báo chí Việt Nam đặt một câu hỏi mà ai cũng thấy hình như không phải dành cho mình: Hơn 9.000 giáo sư, sao Việt Nam không có bằng sáng chế?
Tam Thái
@ gdvn-Quần soóc kẹp đầu rùa đá, cụ bà nhường ghế hoa khôi

-Hoa hậu sạch đề nghị làm sạch đội ngũ hoa hậu
Nghe Bộ trưởng Giáo dục lên lớp về dại khôn, dối trá…
Trừ lương, thưởng nhân viên ném đá cụ rùa
****************************

-Văn hóa hoan hô ở Thế vận hội Nguyễn Giang BBCVietnamese.com
Cập nhật: 17:23 GMT - thứ hai, 30 tháng 7, 2012

Đi xem giải tennis Thế vận hội London ở sân Wimbledon nổi tiếng, tôi chứng kiến và cũng nhiệt tình tham gia các màn vỗ tay của người xem cho ba tay vợt nổi tiếng để thấy văn hóa ‘cổ động viên’ các nước cũng thật khác nhau.


Khu vực quanh các sân tennis ở Wimbledon là nơi picnic

Đây cũng là dịp nhắc tới thói hò hét vô lối của một số bạn Việt Nam có thể đã gây hại cho vận động viên Olympics nước này, theo lời kể lại.


Sức hút của các vì sao

Tôi đến sân Wimbledon từ trước giờ thi đấu vòng loại hôm Chủ Nhật 29/7 để cùng hàng nghìn người Anh và người xem đủ mọi quốc gia chiêm ngưỡng các nhân vật nổi tiếng mà từ xưa mới chỉ thấy trên TV.

Vừa qua vòng kiểm tra an ninh, bước vào khu sân tennis đã thấy ngay Roger Federer tập dượt cùng Stanislas Wawrinka ở một trong nhiều sân ngoài trời.

Hai tay vợt Thuỵ Sĩ cùng tập trước giờ Wawrinka vào đấu vòng loại với Andy Murray của Anh và Federer có mặt hôm nay chỉ để ủng hộ cho bạn và người đồng hương.

Sau 12 giờ, các sân ngoài trời bắt đầu vào những trận như đôi nữ của Lý Na và Trương Soái của Trung Quốc gặp cặp đối thủ Argentina.

Ngay sân bên là cuộc đấu vòng loại đơn nam với Marcos Baghdatis (Cyprus) và Go Soeda (Nhật Bản).

Trừ vài sân lớn khác và nhất là sân Centre Court có mái che mà tôi sẽ nói đến sau, nhiều sân tennis của Wimbledon nằm ngoài trời, các lối đi xung quanh đầy người xúm xít xem và chụp ảnh các ngôi sao của tennis thế giới.

Nhìn các sân thi đấu nhỏ đẹp, phủ cỏ xanh và xung quanh trồng hoa như các ngôi vườn ngay khu sang trọng Wimbledon, tôi đã tưởng văn hóa đấu và xem tennis trong yên lặng mới đúng kiểu Ăng-lê.

Trên đồi cỏ Henman thuộc khoảnh đất của Câu lạc bộ Quần vợt trên cỏ Anh Quốc (All England Lawn Tennis and Croquet Club) người dân tổ chức picnic giữa trời nắng, vừa nghỉ trên cỏ, vừa xem tennis trên màn hình to hoặc nhìn xuống một số sân ở dưới.

Nhưng khi vào chỗ có vé của mình ở sân trong nhà, Centre Court thì tôi lại thấy cả một không khí khác.


Sân Centre Court là sân duy nhất có mái che để thi đấu khi thời tiết xấu

Trước trận Agnieszka Radwanska (Ba Lan) gặp Julia Goerges (Đức), tiếng nhạc rộn ràng phát ra từ loa và hai màn hình rộng ở góc sân khiến hàng nghìn người trên khán đài vòng quanh cũng phấn chấn theo.

Trong số người xem có người vẫn cờ Ba Lan, cờ Đức nhưng không quá ồn ào.

Người xem, đa số là dân Anh, ủng hộ công bằng cho cả hai cô gái trẻ.

Nhưng sang trận Andy Murray gặp Stanislas Wawrinka thì không khí rùng rùng chuyển động.

Sự hưng phấn như bùng lên và cờ Liên hiệp Vương quốc Anh cùng cờ xứ Scotland, quê hương của Andy Murray, tung bay.

Nhưng kỷ luật trên sân khiến tôi thán phục cả người xem và ban tổ chức.

Mỗi khi các cây vợt hết giờ nghỉ và quay lại sân mà trên khán đàn vẫn còn ồn ào vì người xem nói chuyện, ăn uống và đi lại, trọng tài chỉ cần nói “Take your seat, thank you!” (Đề nghị ngồi xuống ghế, xin cảm ơn!), là tiếng ồn giảm đi tới mức im bặt.

Các đợt vỗ tay cũng vậy.

Chúng dịu ngay xuống sau khi trọng tài nhắc rất nhẹ “Thanh you”.


Nhưng cũng có cảnh hò hét hoặc lời hô khuyến khích các vận động viên.

Vào lúc 16:14, khi Andy Murray dẫn trước với tỷ số 5:3 nhưng có nguy cơ tụt dốc trước sức lên của Stanislas Wawrinka, tiếng la “Come on Andy” (Cố lên Andy) rộ lên sau một cú mất bóng của vận động viên Scotland.

Thú vị nhất là ngay sau lưng tôi có một cậu bé đi xem cùng cha.

Cậu này luôn ủng hộ ai đang thua.

Khi nghe ai hô ‘Come on Andy”, cậu bé lập tức hét “Come on Wawrinka”.

Tôi cứ ngỡ cậu bé là người Thuỵ Sĩ nhưng không phải vậy.


Sharapova chia thời gian giữa những giây tĩnh tâm và hưng phấn

Với tiếng Anh trong sáng, cậu lại hô “Come on Peer” khi ở trận sau đó, cô Shahar Peer của Israel bị đường bóng của Maria Sharapova, đại diện cho Nga quần thảo tung cả tóc và váy.

Tiếng hô lạc lõng

Nhưng những tiếng hô chỉ còn thú vị khi không quá chói, quá to.

Một ông người Nga ngồi ngay sau tôi, khoác áo đỏ có dòng chữ Russia (là vận động viên hay cổ động viên?) như không biết ‘thủ tục’ tế nhị đó ở xứ Anh.

Ngay từ đầu trận của Sharapova, ông ta gào liên tục: “Davai Masha” vang khắp sân.

Những người Anh xung quanh chỉ quay sang nhìn một cách ý nhị.

Có lúc Sharapova thắng một set, ông người Nga sướng quá hát rống lên “Rossyia, Vpieriod!” (Nước Nga tiến lên!).

Tiếng cười rộ xung quanh nhanh chóng biến thành nét nhăn mặt khó chịu.

Tôi quay sang bà người Anh bên cạnh bình một câu nhỏ, “So amusing” (Khá buồn cười), và được nghe câu đáp đầy chất hài hước Ăng-lê “Chỉ mong sao không quá lâu”.

Điều đáng chú ý là một cặp người Israel sau khi thấy ông người Nga hò hét liên tục và to quá đã kéo lá cờ sao David của họ và dẫn cô con gái biến khỏi chỗ ngồi gần đó để đi sang chỗ còn trống khác, an toàn hơn về ‘âm thanh’.

Như thế, tiếng hò hét có thể tạo cảm giác đe dọa.

Tôi không rõ trên sân, Maria Sharapova trong trang phục màu nước Nga, váy thân màu đỏ, lưng có một vạch xanh, váy màu trắng có phản ứng gì trước tiếng hô mà chắc chắn cô nghe rất rõ.

Nhưng tôi để ý thấy cây vợt trẻ đẹp này sau mỗi lần ra bóng đều quay lại hướng về bảng cuối sân, đi ba bốn bước như tĩnh tâm rồi mới quay lại base line để phát bóng.

Cũng liên quan đến vỗ tay và hò hét nơi sân thi đấu, tôi được nghe chuyện tiếng hô to thô lỗ có thể làm hại cho một quốc gia như Việt Nam.

Một quan chức trong đoàn Olympics từ Hà Nội sang London cho hay ông không hài lòng với tiếng hô “Việt Nam cố lên!” trong ngày thi đấu thiếu may mắn của Trần Lê Quốc Toàn.

Theo lời kể thì khi vận động viên cử tạ từ Đà Nẵng bắt đầu nhấc tạ thì có mấy bạn trẻ Việt Nam, chắc là sinh viên, đã gào to khiến lực sỹ của Việt Nam mất đi một vài tích tắc tập trung tâm trí rất cần thiết.

Tiếng hô tiếp theo “Toàn ơi cố lên!” lạc lõng giữa không khí lặng thinh ở cả arena trước khi các vận động viên vào cuộc đã phá mất cân bằng tâm lý của người thi đấu, theo đánh giá của quan chức thể thao có mặt.

Tất nhiên, khó có thể nói đó là lý do duy nhất khiến Trần Lê Quốc Toàn trượt mất huy chương đồng trong ngày 29/7.

Nhưng có lẽ điều chắc chắn là các bạn Việt Nam kia, giống như ông người Nga tôi thấy đã hành xử vô ý thức và nghĩ rằng đi xem là dịp để thể hiện cảm xúc riêng, gào cho sướng nơi công cộng, bất chấp tác động xấu với người thi đấu.

Họ quên rằng tại các nhà thi đấu cũng cần có văn hóa, cần ứng xử đó là ‘Đúng lúc, đúng chỗ’, nhất là ở một xã hội tôn trọng sự ý nhị như Anh.


Trần Lê Quốc Toàn đã mất cơ hội huy chương ở London

************************
- Tiên học lờ, hậu học vờ (SGTT). - Thêm bức ảnh thứ 3 ngồi lên “cụ Rùa” Văn Miếu(NLĐ). – Chàng trai quỳ gối, hotgirl cưỡi cổ cụ Rùa (Bee). – Khoe ảnh cưỡi rùa Văn Miếu để hứng ‘gạch đá’ của dân mạng (ĐV). TRÀO LƯU KHOE ẢNH NGỒI ĐẦU RÙA. - Cosplay, sở thích trẻ con làm người lớn “sợ” (NĐT). Nữ sinh... cưỡi cổ cụ rùa để khoe áo đôi!

@.-3 nữ sinh 'đè đầu cưỡi cổ' rùa đá bị phản ứng quyết liệt (GDVN) - Cư dân mạng còn chưa nguội nhiệt sau khi một nam sinh ngang nhiên nhảy thẳng lên đầu rùa trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám, giờ lại xuất hiện bức hình 3 nữ sinh cưỡi đầu rùa tại một địa danh lịch sử.
Facebook “Cộng Đồng FB Vietnam” đã cho đăng bức hình 3 nữ sinh chưa rõ lai lịch đang rất hồn nhiên ngồi “đè đầu cưỡi cổ” trên đầu rùa đá tại một địa danh lịch sử chứ không phải tại Văn Miếu ở Hà Nội như các thành viên vẫn nhầm lẫn. Lời kêu gọi của facebook này: “Lại thêm một hành động vô ý thức nữa. Comment, chia sẻ để lên án hành động này nhé”!
Hành vi không đẹp chút nào của các nữ sinh
Hành vi không đẹp chút nào của các nữ sinh
Hình ảnh mới được đăng vài giờ trước (lúc 9h59) đến nay đã thu hút hơn 600 người bấm Like tính đến thời điểm này, và 245 người chia sẻ. Nhưng điều đặc biệt hơn là đã có hơn 1.000 comment, gần gấp đôi số lượt Like.
Nhiều lời chỉ trích nặng dành cho hai nữ sinh thiếu văn hóa này, như “Thiếu tôn trọng”, “Vô ý thức!”, “Báng bổ quá”. Ban Thinh Xuan chia sẻ: “Bọn này vô ý thức quá, ngồi lên truyền thống”, Đỗ Ngãi ngao ngán: “Đáng buồn cho một thế hệ trẻ Việt Nam bây giờ”. Bạn Nguyễn Ngọc Hân đồng tình và phẫn nộ: “Vô văn hóa… vô học… không nhận thức được đâu là giá trị văn hóa hay cái gì quý giá. Loại này cho ăn học phí hoài cơm cháo bố mẹ, phí công sức thầy cô”.
@.-3 nữ sinh 'đè đầu cưỡi cổ' rùa đá bị phản ứng quyết liệt

**************************

-Lại 3 thiếu nữ ngồi lên đầu cụ rùa
Chủ nhân của trang Facebook này là một bạn trẻ có nick Z., những tấm ảnh giờ đã bị xóa hoặc không để chế độ công khai (public). Theo thông tin của bạn đọc T.H. thì đây là những sinh viên của một trường ĐH ở tỉnh Bắc Giang.-@ VnEx-Nam thanh niên đứng trên đầu cụ rùa Văn Miếu 

Một nam thanh niên đeo cặp học sinh, đứng tạo dáng chụp hình trên đầu cụ rùa ở Văn Miếu -Quốc Tử Giám, Hà Nội đã khiến cư dân mạng bức xúc.
Trên mạng xã hội Facebook, một thành viên vừa tải lên ảnh một nam thanh niên mặc áo ba lỗ màu đen, đeo cặp học sinh, hồn nhiên đứng, ngồi trên đầu cụ rùa tại Văn Miếu- Quốc Tử giám để chụp hình. Cũng theo một số cư dân mạng thì ảnh này được chụp vào ngày 12/7.
Ngay khi hình ảnh này được phát tán, cộng đồng mạng đã phê phán mạnh mẽ hành động của nam thanh niên này.
-

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi nhiều sĩ tử thường đến cầu may trước mỗi kì thi. Một số người vẫn lén lút sờ đầu rùa, một hành động đã bị ngăn cấm.
@ VnEx-Nam thanh niên đứng trên đầu cụ rùa Văn Miếu 

- Người Việt & ý thức công dân ý thức xã hội (phần I)   —  (Vương Trí Nhàn).

 Trích từ chuyên mục
 Người xưa cảnh tỉnh
đã in trên Thể thao và văn hóa 2005-2007
Các đầu đề nhỏ và chú thích là của người biên soạn
Bảo thủ, dựa dẫm, cầu an 
       Trải qua các đời dân ta  chịu sự cai trị của vua quan, không có thể dùng tâm và mưu cho nước, nước tự nó sống còn. Trên có vua hiền tướng giỏi thì tạm thời yên ổn. Bất hạnh mà không có vua hiền tướng giỏi thì cả nước loạn ly, nhân dân lầm than.
       Từ xưa đến nay, sở dĩ có ít ngày được bình trị (1),  mà có lắm cuộc loạn ly,  nguyên nhân là ở đó.
      Dân nước ta có ưu điểm là an phận, thành thực, nhẫn nại.
     Không biết lợi dụng  những ưu điểm ấy thì sẽ sinh ra ba cái tệ.
     Một là bảo thủ  mà không biết tiến thủ.
     Hai là dựa vào người mà không biết tự lập.
     Ba là yên thân mình nhà mình, mà không biết ái quần ái quốc.
     Không trừ ba cái tệ đó  thì dù có vua hiền tướng  giỏi  cũng chỉ bình trị nhất thời mà thôi,  sao có thể chống chọi với các nước lớn được. Ngày nay phải nghĩ đến tự cường thì ngày sau mới tự cường được.
(1)   xã tắc trong cảnh thái bình, có trên có dưới, trật tự kỷ cương đâu vào đấy
                                                                                                                  Quốc dân độc bản
                                                                                  Tài liệu do Đông Kinh Nghĩa thục soạn, 1907
Tri túc và hiếu cổ 
      Dân ta đại để bảo thủ mà không biết tiến thủ. Sở dĩ bảo thủ một là do tri túc (1), hai là do hiếu cổ (2). Thường thường cho rằng quê mùa chất phác là hay, lặng lẽ rút lui là cao thượng, không biết rằng như vậy là chỉ muốn ăn chơi lười biếng. Đó là tri túc làm trở ngại cho chí tiến thủ. Không biết rằng thế đạo (3) ngày một suy, mà lại than thở phong tục xưa không được phục hồi. Lòng hiếu cổ ấy trở ngại cho chí tiến thủ.
 (1)  tự cho là đủ
(2) ưa thích những gì đã có từ xưa.
(3)đạo sống ở đời
 Quốc dân độc bản1907  
 Cái gì cũng đổ tại trời 
    Thuyết mệnh trời làm cho dân ta bị trở ngại. Nước yếu không quy trách nhiệm cho chính sự tồi tệ, quốc dân bất tài mà lại nói vận số không phải do người quyết định. Lụt lội hạn hán không trách cứ là không có kế hoạch tiêu nước kịp thời, không phòng ngừa đói kém, mà lại nói thiên tai không phải do người gây nên. Dịch bệnh lan tràn thì nói con người sống chết có số, đề phòng cũng vô ích. Cùng làm một nghề, kẻ thành người bại, cũng lại nói họ gặp may, ta gặp rủi. Than ôi! sao lại có cách nói tự hại mình đến thế?
 Quốc dân độc bản1907  
Ma quỷ sống lẫn với người hèn yếu 
     Nước Nam độ bốn mươi năm nay, vận nước ngày một suy, suốt từ trên đến dưới chỉ biết chuyện lười biếng vui chơi.
     Pháp chế lề luật không còn có cái gì ra trò, nhân tài cũng tiêu diệt đi mất cả.
     Người trên thì lâu lâu được thăng trật (1), chẳng qua như sống lâu lên lão làng; người dưới thì đem của mua quan, thật là tiền bạc phá lề luật (...)
      Suốt cả thành thị cho đến hương thôn, đứa gian giảo thì như ma như quỷ, lừa gạt bóc lột, cái gì mà chẳng dám làm; đứa hèn yếu thì như lợn như bò, giẫm cổ dè đầu, cũng không dám ho he một tiếng.
         (1) trật: cấp bậc phẩm hàm
 Phan Châu Trinh
 Thư gửi chính phủ Pháp, 1906 
Ý thức quốc gia thức tỉnh quá chậm  
   Khi cái  tư tưởng quốc gia đã nảy ra trong óc người Tàu, người Cao Ly (1), người nước ta vẫn còn say sưa trong giấc ngủ ngàn năm, chưa có chút gì gọi là giật mình mở mắt cả. Bọn già thì lo làm quan để kiếm tiền nuôi vợ con, bọn trẻ thì lo làm thầy đặng kiếm gạo nuôi miệng, ngoài cái lo xác thịt ra  thì không có một tư tưởng  gì khác.
    Lại thêm một bọn ra vênh mặt múa tay  tự xưng là ái quốc ái chủng, nhưng hỏi đến họ cách khuếch lợi trừ hại, tự cường tự lập thì họ ập ạ như người mơ ngủ, chỉ ngồi ngong ngóng ước mơ thế lực ngoài tràn vào mà thôi.
(1) tức Triều Tiên.
Phan Châu Trinh
                                                                                     Đạo đức và luân lý Đông Tây, 1925       
Khi bàn chuyện quốc gia chỉ ham hư danh 
      Tục ngữ có câu Cọp chết để da, người chết để tiếng. Xem câu nói đó thời danh vẫn nên quý.
     Nhưng tội tình thay! óc ti ti như óc dơi, mắt ti ti như mắt muỗi, ngoài buồng the bếp núc, vẫn không biết gì là nước non; trừ sọ bò đầu heo, vẫn không biết gì là rồng rắn.
       Huống chi vết xấu ở gia đình, thói hủ ở xã hội, gắn sâu buộc chặt trải mấy nghìn năm; đoàn thanh niên cho đến phường tân tiến (1), đua tranh danh giá, chẳng cu-li thượng đẳng thời nô lệ quá ưu; miệng chưa ráo sữa đã lóc lẻm những thẻ bạc bài ngà, ức (2) chưa rời nôi mà ao ước những mề đay kim khánh.
    Ôi! Thế là vinh danh hay sao? Quý hoá hay sao?
(1) đoàn thanh niên đây chỉ thế hệ trẻ, còn phường tân tiến trong xã hội Việt nam đầu thế kỷ XX là lớp người đi theo xu thế Âu hoá.
(2) ngực
 Phan Bội Châu
 Việt Nam quốc sử khảo, 1908 
Làm ra vẻ yêu nước để mưu lợi riêng 
    Chứng bệnh hay giả dối là chứng bệnh chung của người nước ta mà ở trong lại có một chứng đặc biệt là chứng ái quốc giả 
     Nào đám truy điệu, nào tiệc hoan nghênh, nào là kỷ niệm anh hùng, nào là sùng bái chí sĩ, chuông dồn trống giục, nam hát bắc hò, xem ở trong một đám lúc nhúc lao nhao, cũng đã có mấy phần người biết quyền nước đã mất thì tính mạng không còn, hồn nước có về thì giang sơn mới sống.
     Nếu những tấm lòng ái quốc đó mà thật thà chắc chắn thì giống Tiên Rồng chẳng hạnh phúc lắm sao?
      Nhưng tội tình thay, khốn khổ thay,
      người ưu thời mẫn thế chẳng bao nhiêu mà người rao danh thì đầy đường đầy ngõ;
      giọt nước mắt khóc nước vẫn ngày đêm chan chứa mà xem cho kỹ thì rặt nước mắt gừng;
      tiếng chuông trống kêu hồn vẫn trong ngoài gióng giả mà nghe cho tới nơi thì rặt là chuông trò trống hội;
       ngoài miệng thì ái quốc mà trong bụng vẫn là kim khánh mề đay;
       trước mặt người thì ái quốc mà đến lúc đêm khuya thanh vắng thì tính toán những chuyện chó săn chim mồi.
       Cha ôi! trời ôi! ái quốc gì? ái quốc thế ư? Đeo mặt nạ ái quốc để phỉnh chúng lừa đời, một mặt thời mua chuốc lấy tiếng chí sĩ chân nhân, một mặt thì ôm chặt lấy lốt ông tham bà đốc.
 Phan Bội Châu
 Cao đẳng quốc dân, 1928 
Lo việc nước theo lối tự tư tự lợi   
    Nước mất là do rất nhiều điều tệ, tội nhiều không kể hết, nhưng trong đó có bốn cái tội lớn. Một là ngoại giao hẹp hòi; hai là nội trị hủ bại; ba là dân trí bế tắc; bốn là vua tôi trên dưới tự tư tự lợi.
    Vua tôi tự tư tự lợi nên không biết có dân có nước; dân cũng tự tư tự lợi nên cũng không nghĩ gì đến nước đến vua. Ngoại giao nội trị dân trí sở dĩ đồi bại như vậy cũng là do trên dưới đều tự tư tự lợi mà ra cả. Cuối cùng nước bị mất vua bị tù, thần dân đều trở nên giống người mất nước đê tiện. Cái nọc độc tự tư tự lợi nguy hại biết là dường nào.
 Phan Bội Châu
 Việt Nam quốc sử khảo, 1908 
 Tư tưởng gia nô   
    Xem lịch sử nước ta từ xưa đến nay hơn ba nghìn năm, chỉ có gia nô mà không có quốc dân. Quyền vua có nặng, nặng không biết chừng nào; gia dĩ (1) quyền quan lại hứng đỡ quyền vua mà từng từng áp chế.
      Từ cửu phẩm kể lên cho đến nhất phẩm, chồng càng cao, ép càng nặng, đến dân là vô phẩm, thân giá (2) lại còn gì.
        Thằng này là con ngựa thằng nọ là con trâu, buộc cương vào thì cắm cổ cứ đi, gác ách vào thì cúi đầu cứ lủi.
      Gặp Đinh thì làm nô với Đinh, gặp Trần thì làm nô với Trần, gặp Lê Lý thì làm nô với Lê Lý.
        Phận con hầu thằng ở, được đôi miếng cơm thừa canh thải, đã lấy làm hớn hở vênh vang;
         tối năm (3) đứng đầu ruộng mới được bát cơm ăn, suốt đêm ngồi bên bàn khung cửi mới được tấm áo mặc, mà mở miệng ra thì “cơm vua áo chúa “;
         đồng điền này, sông núi nọ mồ hôi lẫn nước mắt cày cấy mở mang, nhưng mà “chân đạp đất vua”, lại giữ chặt một hoạt kê vô lý (4).
          Cái tư tưởng gia nô! Cái trí thức gia nô! Bệnh gia truyền làm nô đó không biết tự bao giờ để lại, bắt ta phải gông đầu khoá miệng, xiềng tay xiềng chân, chịu gánh gia nô cho già đời mãn kiếp.
(1) thêm vào đó
(2) giá trị con người
(3) quanh năm
(4)  ý nói : Tự mình làm ra mà lại bảo là do ơn người khác, thật là câu chuyện buồn cười
 Phan Bội Châu
 Cao đẳng quốc dân,1928 
Kém óc  hợp quần 
   Đem so sánh nước ta với các nước khác như nước Tàu nước Nhật, xưa chẳng hơn ta là mấy, mà sao nay ta kém người ta xa thế ?
      Người ta mười mình chưa được một: tư tưởng, văn chương, học thuật, công nghệ, thương nghiệp đều kém hết cả.
    Thế thì tại cớ làm sao ?
     Dám quả quyết  rằng chỉ tại người mình  ít biết kính trọng mấy chữ “ xã hội đồng bào”  không coi mấy chữ đó làm quan hệ đến sự sinh tồn tiến hoá, nên trong xã hội không có tình tương thân tương ái, không có  đoàn thể hợp quần.
    Có xã hội mà vẫn lẻ loi, ai biết phận nấy, khôn sống mống chết.
                                                                                                     Nguyễn Bân
                                          Tình hữu ái quan hệ cho xã hội như thế nào? Hữu thanh, 1921
Một vài thói tục đã thành di truyền 
 Một là học để làm quan: Người sinh ra ở đời có học mới khôn, có khôn mới làm hết được bổn phận làm người. Làm quan chẳng qua là một việc trong sự làm người đó mà thôi. Thế mà người mình có cái tính di truyền “đi học cốt để làm quan “, cha truyền con nối, trước bày nay làm, dầu cho ngày nay phép học phép thi đổi ra cách mới, mà người đi học vẫn ôm cái hy vọng làm quan là chủ chốt.
 Hai là làm quan ăn lót: Làm quan... cốt là mượn cái địa vị thế lực mà làm cái lợi riêng, thói ăn của dân cho là cái quyền lợi tự nhiên mình được hưởng, tập dữ tính thành (1) không ai cho là điều quái lạ hổ thẹn.
  Ba là a dua người quyền quý: Ngu dốt mà cũng tán rằng thông minh, bạo ngược mà cũng tán rằng nhân đức... bất cứ việc gì người ra thế nào, đã là quyền quý thì cứ nhắm mắt tán dương.
  Bốn là trọng xác thịt (2): Ngoài sự ăn sung mặc sướng, ở yên ra gần như không có tư tưởng gì nữa. Đối với kẻ khác cũng lấy cái mục đích đó mà xem xét. Nghĩa là không hỏi nhân cách thế nào, mà chỉ thấy ăn mặc xa hoa, lầu cao nhà lớn thì sinh lòng hâm mộ, dầu có hại nòi nát giống, mà đạt được mục đích thì cũng không từ.
    Những điều như thế kể ra không xiết. Lại thêm cái văn minh xu xác (3) thế lực kim tiền, noi theo mà thối giục (4) lên nữa, thôi thì lửa nọ được dầu, sóng kia thuận gió, không những quét sạch bao nhiêu tính di truyền tốt của ông bà ngày trước, mà còn có thể cuốn cả hai mươi triệu đồng bào ta xoay vào cái rốn biển trầm luân, không sao ngóc đầu lên được.
(1làm quen mãi rồi thành ra một thuộc tính tự nhiên
(2) tức là trọng vật chất
(3) xu xác: chưa rõ. Có lẽ là gần nghĩa với xu phụ, tức chạy theo nịnh bợ
(4) thối giục: cũng như hối thúc
 Huỳnh Thúc Kháng 
 Tiếng dân,1929 
Sợ tự do, cam chịu làm nô lệ 
      Đế vương xưa chỉ dạy thờ người trên và biết nghĩa vụ của mình còn quyền lợi không cần biết đến mà cũng không có nữa.
      Tục ngôi thứ đã in rất sâu vào óc người dân quê, đến nỗi những tư tưởng tự do phóng khoáng từ phương Tây truyền sang, đến luỹ tre xanh là dừng lại, biến mất như một ngọn gió mát tan vào một bầu không khí nồng nực nặng nề.
     Tục vị thứ hoá ra tục sùng bái nhân tước (1) một cách u ám đê hèn và thay vào óc kính thượng (2) là một óc nô lệ đáng khinh.
     Tự do cá nhân và hết thảy các tự do ở bên ta và nhất là ở nơi thôn quê chỉ là một câu chuyện hoang đường.
      Cũng vì thiếu tự do --- nếu ta không kể sự tự do phục tùng và tự do uống rượu – nên tình cảnh dân quê về phương diện tinh thần mới có vẻ điêu linh tàn tạ. Cũng vì thiếu tự do nên người ta đối với những công cuộc cải cách mới lạ thường có cái não ngờ vực.
     Sức phản động dìm dập dân quê vào nơi ngu tối, tạo thành cho họ cái tính nô lệ, cái căn tính chịu đựng trước những sự tàn ngược ức hiếp.
(1)     những tước vị do con người đặt ra
(2)     Kính trọng người trên
 Hoàng Đạo
 B ùn l ầy n ư ớc đ ọng,1939
Chưa trưởng thành
trên phương diện công dân
   Nước ta theo đạo thánh hiền, dân khai hoá cũng đã lâu nhưng ví với các nước văn minh thì trí khôn còn thiếu, tư cách chưa toàn, chưa hiểu nghĩa vụ riêng là thế nào, chưa biết trách nhiệm chung ra sao. Nộp thuế là của tiêu chung mà còn có người dân ẩn lậu; đi lính là giữ cho mình mà còn có người trốn tránh; đê điều cấm phòng thân lừa ưa nặng không đánh không đi; lại có những kẻ nay trộm mai cướp không để cho dân yên nghiệp.
                                                                               Phạm Quang Sán
                  Nước ta đã dùng được phép luật văn minh chưaĐông dương tạp chí,1914
Các hội nghề nghiệp yếu ớt ọp ẹp 
  Tục ta nghề nào lập hội ấy, một là để giữ gìn  công việc cho nhau, hai là để liên lạc tình nghĩa với nhau, ba là để binh vực nhau cứu giúp nhau, vậy là cái chủ ý cũng hay, mà lại có  thể sinh lợi để  làm được sự công ích nữa.
     Tiếc thay dân trí ta hẹp hòi, chỉ biết có tiền thì lo ngay đến một mảnh danh giá  cúng về dân, để lấy cái tên  ghi ở trong các đồ sự thần, cho ai nấy trông thấy đồ thờ thì lại nhớ đến tên mình, thế cho là vinh hạnh rồi. Giả sử hội nào cũng gây lấy một cái vốn to rồi cùng nhau mà mở một nghề buôn bán  hoặc công xưởng gì cho có ích lợi thì chẳng hay lắm ru ?   
                                                                                                      Phan Kế Bính
                                                                                              Việt Nam phong tục,1915 
Sinh hoạt hội đoàn dễ bị làm hỏng 
     Toàn cả nhân dân trong nước thiếu hẳn cái công đức (1)... Chỉ biết tư đức (2) mà không biết công đức, nên trừ một số ít người tốt có công tâm, phần đông toàn vì tư tình mưu tư lợi, thích tư đấu, cứu tư hiềm (3), từ làng đến nước đâu đâu cũng biểu hiện lối ganh tham ghét chạ gây ra giành xé chia rẽ như hương thôn kiện tụng, quan trường khuynh loát nhau... mà thiếu hẳn về đoàn thể sinh hoạt công cộng.
   Từ Âu hoá truyền sang, thấy xứ văn minh có những đoàn thể lập hội, công tác thành hiệu (4) rõ ràng, cũng cố bắt chước theo lập hội này hội khác. Song cái bản ngã đã thiếu môn học công dân, nên bất kỳ hội gì, chương trình quy tắc lúc lập định ra không nghĩ đến sự thực hành, thường xảy ra những chuyện do điều nhỏ và ý riêng mà làm hư cả đoàn thể.
(1)   công đức đây không phải công ơn đối với xã hội, mà là đạo đức một công dân trong quan hệ với cả xã hội
(2)   đạo đức trong quan hệ cá nhân (ngược với công đức)
(3)   thích tư đấu: dò xét những chuyện ganh ghét riêng tư; cứu tư hiềm: nghiền ngẫm tính toán quanh những mối hiềm khích giữa người nọ người kia
(4)   thành tựu, hiệu quả
.
 Huỳnh Thúc Kháng
 Tiếng dân,1940
Theo sự chi phối của quan niệm hư vô 
    Có chí mà không làm nổi, đó là vì tài lực không đủ thật không đáng trách. Nhưng trong chúng ta, đáng trách là hạng người sau: Sống ở đời, không có mục đích gì cao hết.
     Họ không có một cuộc đời lý tưởng. Họ không coi một thứ gì là đáng ham chuộng, ngoài sự làm tôi đồng tiền mặc dầu phải quăng bỏ liêm sỉ bán rẻ nhân cách.
      Ngoài ra lại còn một hạng cho ai cũng là người vô vị, việc gì cũng là việc không đáng làm, ngất ngưởng qua ngày, hững hờ đoạn tháng, để đồng tiền huyết hãn (1) của cha mẹ vợ con vào vòng trời hoa đất rượu, phung phí tuổi giàu sức khoẻ vào những cuộc đỏ đen suốt sáng, mây khói thâu canh. Họ cốt sống để tìm những thoả mãn về vật dục 
(1)     huyết: máu, hãn: mồ hôi; ngày nay hay nói: mồ hôi nước mắt
 Hoa Bằng
 Hư sinh, Tri tân, 1943


-NGƯỜI VIỆT & Ý THỨC CÔNG DÂN Ý THỨC XÃ HỘI ( phần II)
VƯƠNG-TRÍ-NHÀN
Trích từ chuyên mục
 Người xưa cảnh tỉnh
đã in trên Thể thao và văn hóa 2005-2007
Các đầu đề nhỏ và chú thích là của người biên soạn


 Có độc lập cũng cướp đoạt của cải
và chém giết nhau đến chết
   Trong khoảng vài mươi năm nay, các bậc đại thần ăn dầm nằm dìa ở chốn triều đình, chỉ biết chiếu lệ cho xong việc; quan lại ở các tỉnh thì chỉ lo cho vững thần thế mà hà hiếp bóp nặn ở chốn hương thôn; đám sĩ phu thì ganh nhau vào con đường luồn cúi hót nịnh, không biết liêm sỉ là gì; bọn cùng dân bị nặn bóp mãi mà máu mủ ngày một khô, không còn đường sinh kế nữa.
     Đến bây giờ thì thế sự hư hỏng, nhân dân lìa tan, phong tục suy đồi, lễ nghĩa bại hoại, một khu đất bốn mươi vạn dặm vuông, một dân tộc hơn hai mươi triệu người lại sắp ở vào cái địa vị bán khai mà quay về cái địa vị dã man.
   Nước Nam đã lâu nay học thuyết sai lầm, phong tục hư hỏng, không có liêm sỉ, không có kiến thức. Trong một làng một ấp cũng cấu xé lẫn nhau, cùng nòi cùng giống vẫn coi nhau như thù hằn; có dẫu ai muốn lo toan việc lớn, chưa kể rằng không có chỗ mà nương thân, không có khí giới mà dùng, không có tiền của mà tiêu, giá phỏng Chính phủ (1) cho mượn dăm nghìn khẩu súng, cấp đất vài tỉnh cho ở, không thèm hỏi đến, tha hồ muốn làm gì thì làm, chẳng qua vài năm nếu không báo thù lẫn nhau thì cũng tranh giành địa vị với nhau, nếu không cướp đoạt tiền tài thì cũng giành giật tước vị, tự chém giết nhau đến chết hết mới thôi, quyết không thể sống nổi trong thế giới này, lại còn chống cự ai được nữa.

 (1) đây là chính quyền thực dân Pháp
 Phan Châu Trinh
 Thư gửi chính phủ Pháp,1906

Dân trí thấp kém...
     Dân trí có công với dân quyền lớn vậy thay! (...) Vì vậy, giờ đây tôi xin kể những điều tai nghe mắt thấy để quốc dân cùng biết:
      Hay nghi kỵ lẫn nhau, không làm nên việc gì cả, đó là điều rất ngu thứ nhất.
      Tôn sùng những điều xa hoa vô ích, bỏ bễ những sự nghiệp đáng làm, đó là điều rất ngu thứ hai.
      Chỉ biết lợi mình mà không biết hợp quần, đó là điều rất ngu thứ ba.
      Thương tiếc của riêng, không tưởng đến việc ích chung, đó là điều rất ngu thứ tư.
       Biết có thân mình nhà mình mà không biết có nước, đó là điều rất ngu thứ năm.
     Dân được cường thịnh là nhờ có sự nghiệp công ích. Nay những việc đó, người nước ta đều không thể làm được. Hỏi vì sao không làm được, thì nói là vì không có tiền của. Sở dĩ không có tiền của là vì đã tiêu phí vào những việc vô ích xa hoa rồi.

Phan Bội Châu
 Việt Nam quốc sử khảo, 1908
Dễ ỷ lại
   Tục ngữ có câu rằng Tháp đổ đã có Ngô xây  Việc gì vợ goá lo ngày lo đêm. Tháp đó là tháp của ta, ta không xây được hay sao?
     Nghểnh đầu nghểnh cổ trông ngóng, nếu Ngô (1) không sang thì vạn tuế thiên thu chắc không bao giờ có tháp.
     Tháp đổ mặc tháp, khoanh tay đứng dòm, nghiễm nhiên một đống bồ nhìn rồi hẳn. Hỏi vì cơn cớ làm sao?
      Thì chỉ vì ỷ lại.
    Câu tục ngữ ấy thật vẽ đúng tâm tình người nước ta. Nếu ai cũng lo gánh vác một phần trách nhiệm của mình thì có gánh gì không cất nổi.
      Nhưng tội tình thay, anh nào chị nào trong óc cũng chất đầy một khối ỷ lại. Anh Cột trong mong vào chú Kèo, cô Hường trông mong vào thím Lục, mà chú Kèo thím Lục lại ỷ có anh Cột cô Hường rồi. Rày lần mai lữa, kết cục không một người làm mà cũng không một người phụ trách nhiệm.

(1)Ngô đây chỉ người Tầu. Tục ngữ có câu Có mặt chú khách vắng mặt thằng Ngô

Phan Bội Châu
 Cao đẳng quốc dân,1928


Trong việc nước cũng ai mạnh thì theo, bỏ hết liêm sỉ
       Sĩ phong (1) nước ta, suy đồi đi là tự đời Lê trung hưng về sau.
       Lúc bấy giờ các vua nhà Lê vẫn cầm quyền mà họ Trịnh dám dấy lên cướp quyền, quan lại và sĩ dân trong nước đều theo họ Trịnh. Hoá nên cái tâm lý sĩ phu thời ấy có hai đàng: thờ vua Lê để tránh tiếng phản quân; thờ họ Trịnh để kiếm đường thực lợi.
        Ban đầu chắc cũng có người áy náy trong lòng, về sau tập thành quen, không còn biết thế nào là sỉ nhục.
       Một người như thế  trăm nghìn người hùa theo, người trên như thế người dưới bắt chước theo, thành ra cả một nước đều bỏ mất đại nghĩa, quên mất liêm sỉ, mà đổ xô nhau vào vòng danh lợi.
      Từ đó về sau, người mình trở nên mềm như con bún, không biết vua là gì, không biết nước là gì, hễ ai mạnh thì theo. Lòng tự trọng của người mình như ngọn lửa đã tắt, không còn bừng lên, như hột giống bị ẩm, không còn nứt lên được.
       Lại thêm cái kiểu chuyên chế từ xưa đến nay, cứ ở trên đè xuống ở dưới đợ lên(2), làm cho nhân dân ngày một đê hèn ngày một yếu ớt. Lòng tham lợi mạnh hơn lòng tư kỷ (3) thì luồn cúi lạy lục mấy cũng chẳng từ; ưa cái sống đục hơn cái thác trong, thì mặt dạn mày dày đâu có quản.

 (1 khí thế, tinh thần
 (2) Theo Tự vị An nam La tinh (1772-1773) đợ có một nghĩa cổ “trao của tin cho ai “, ở đây tạm hiểu là nhẫn nhục chấp nhận
 (3) tự ý thức về cá nhân mình

 Phan Khôi
 Luận về khí tiết, Hữu Thanh, 1923

  Rên rỉ than vãn mỗi khi gặp khó   
   Những kẻ chơi bời lười biếng, vô công rồi nghề, dựa vào người khác mà sống, hưởng lợi mà không sinh lợi, thật chẳng khác gì giống ký sinh trùng trong loài động vật. Đó là những con mọt nước 
  Quen thói ỷ lại vào người thì dù có tâm có lực cũng không dùng được mà dùng cũng chẳng được lâu, tâm tư tài lực ắt sẽ nhụt dần. Hơi khó khăn gian khổ là rên rỉ, than vãn, uất ức bó tay chịu chết.
   Hỏi vì sao không cải lương nói lệnh trên chưa thay đổi.
    Hỏi vì sao không học tập, nói không có tài năng.
   Như thế thì xã hội ngày một suy, nước làm sao mạnh được ?

                                                                                                                            Quốc dân độc bản1907
Không có chí viễn du
     Ái quần (1) bắt đầu tất phải yêu gia đình làng xóm trước. Nhưng ở đời, những người  lưu luyến gia đình làng xóm, bụng họ không nghĩ gì ngoài bát gạo hạt muối, chân không hề bước đi đâu một bước. Xa gia đình làng xóm trăm dặm là nước mắt đã ướt áo, ra khỏi ngõ mười ngày là sốt ruột muốn về.
     Chí thú (2) của họ tất nhiên thấp hèn, kiến văn (3) của họ tất nhiên thô lậu, xã hội trông mong gì ở họ được nữa.
    Khi châu Mỹ chưa ai biết, người châu Âu  cứ sang khai phá, xây nhà dựng cửa cho con cháu. Còn dân ta thì cho rằng “xảy nhà ra thất nghiệp”  nên không có chí viễn du. Không lấy làm lạ trí thức không mở mang, đời sống không đầy đủ, Tổ quốc lâm vào cảnh nguy vong mà không hay biết.

(1) yêu đồng bào đồng loại
(2) ý chí và lạc thú ( niềm vui)
(3) Kinh nghiệm và học thức
Quốc dân độc bản 1907

 Xa lạ với chuyện phiêu lưu
     Người Âu trọng du lịch, xem thường hiểm trở gian nan, đi thám hiểm Băng Dương, đi vòng quanh địa cầu, đều là những việc thường thấy.
     Nước ta có thế không?
     Lìa nhà mươi dặm đã bùi ngùi những mưa gió hoa vàng!  
     Ở lữ thứ (1) vài năm đã than thở quan hà đầu bạc(2)!
     Nói gì đến Xiêm La, Miến Điện, Nam Chưởng, Cao Miên không ai chịu đặt chân tới; nhưng ngay đến Trung Hoa đối với ta vẫn là chỗ cùng tộc loại, cùng đạo giáo, cùng lễ giáo văn học, cho đến phương tiện giao tế, cái gì cũng giống nhau, thế mà người Tàu thì ở nhan nhản khắp nơi kinh kỳ đô hội bên ta, còn người nước ta thì chưa một ai đến thành Ngũ Dương (3) cả.

(1)nhà trọ, chỗ xa lạ
(2)quan hà: cửa ải và sông; quan hà đầu bạc chỉ vất vả mà người đi xa phải chịu khiến người ta già đi
(3) thành Ngũ Dương đây chỉ Quảng Châu, thủ phủ Quảng Đông, chứ không phải tỉnh Quảng Đông nói chung như Đặng Thai Mai đã chú .

Văn minh tân học sách, 1908
Căn tính nô lệ, run sợ trước cái mới
     Kìa những kẻ ham mê đàn sáo, đầu hồ (1), bài lá, cờ tướng, đố thơ, đánh chữ, số tướng, địa lý, phù thuỷ ngày ngày dốc cả trí khôn vào những thứ vô dụng, sống say chết mộng, chả kể làm gì.
     Những hạng cao hơn, đỗ đạt lên một tí được cái tiếng quèn đã vội khủng khỉnh ta đây kẻ cả, tự xưng là bậc giữ gìn thế đạo (2), ngày ngày khoe câu văn hay, khư khư ngồi giữ những thuyết hủ lậu, khinh bỉ hết thảy học mới văn minh.
      Hạng kém hơn nữa thì chỉ nghe có vấn đề thăng quan lên mấy bực cất nhắc mấy người, chứ không hề biết đến vấn đề nào khác.
       Có một ông nào đã nói với các bạn hậu tiến (3): “Các thày muốn ra làm quan, thì phải cẩn thận, đừng đọc sách mới, xem báo mới”.
       Ôi, nếu không biết đến sách báo mới thì thôi, chớ đã biết đến mà lại bưng bít che lấp đi khiến cho không nghe không thấy chuyện gì, để tự mình lại củng cố một căn tính nô lệ, nhân cách như thế thiệt nên lấy làm đau đớn!

 (1) một loại trò chơi của người xưa, ném một cái thẻ xuống một miệng trống rồi tính điểm, được Đại Nam quốc âm tự vị miêu tả là “một cuộc chơi lịch sự “
(2) đạo lý ở đời
(3) hâụ tiến đây chỉ có nghĩa lớp người thuộc thế hệ sau, chứ không phải người kém cỏi.

    Văn minh tân học sách,1908

Mải cúng bái quên cả
trách nhiệm xã hội
    Trong dân gian, phần nhiều hễ có công sai đến thúc giục thuế khoá thì cả hương hào lý dịch cũng lánh mặt. Thế mà ngày cúng thần thì không thiếu mặt nào cả.
      Có những gia đình không được khá giả, qua một kỳ cúng thần mang nợ suốt đời.
      Có người còn phải bỏ xứ đi phiêu tán.
     Thế mà họ không hề oán trách chuyện thần thánh phiền phức, lại đi oán trách sưu cao thuế nặng.

 Nguyễn Trường Tộ
 Tám việc cần làm gấp,1867

Không thiết việc đời
    Dân ta xưa nay chỉ quen sống “sau lũy tre xanh ‘, không thạo cách hội họp vả lại về tinh thần lại hay có tính cẩu thả. Sống được là may, học hành mà làm gì … đó là những câu họ thường trả lời cho ta khi ta khuyên họ nên học cho biết.
 Ngô Tất Tố
 Thời vụ, 1938
Chống đối tự phát
          Nước ta là một nước canh nông, đối với công nghệ  không những không khuyến khích mà lại còn áp chế. Theo sách Lịch triều hiến chương, đời Lê Dụ Tôn đặt lệ trưng thu hoành lạm (1) khiến nhiều nhà nghề không kham nổi mà đành bỏ nghiệp. “Như nhà nước đòi sơn thì dân chặt cây đi, nhà nước đòi vải lụa thì dân phá khung dệt, đòi gỗ thì dân quăng búa rìu, đòi tôm cá thì dân xé lưới “.

     (1 ) thu mua quá mức
                                                                                                             Đào Duy Anh
                                                                         Việt nam văn hoá sử cương,1938

 Đi đâu cũng lo quay về  làng  
   Dân trí hẹp hòi, ở ta nhiều người học hành chẳng qua mong lấy thi đỗ làm quan cho làng cho họ được nhờ.
    Công nghệ buôn bán thường đợi khách đến tận làng mà mua những đồ chế hoá (1). Người bất đắc dĩ phải đi xa cầu thực (2), hồ (3) kiếm được đồng tiền dư, trước hết phải lo nghĩ tới việc dựng cái nhà thờ, tậu vài ba mẫu ruộng ở quê quán  mình.
     Nói việc nhỏ nhặt như người đi làm công làm việc, nhiều kẻ vì nghĩa làng nước  mà quên đến cả nghĩa doanh sinh (4), chỗ  cao lương bổng không cầu, mà cầu lấy nơi ít tiền nhưng được tư án quán, tức có tên về làng về nước;
       kẻ  bán buôn nơi thành thị hoặc kẻ có tài chế hoá ra được thứ hàng gì khéo, vị yêu nghệ (5) mà chuyên nghệ thì ít,  song vị muốn tăng công để lấy chút danh mệnh  để đem mặt về ngẩng nơi đình đám thì nhiều,  cho nên lòng  ao ước nhỏ nhen  được thoả là không lo gì đến nghệ nữa.
(1)   làm ra
(2)   kiếm ăn
(3)   những mong, may ra
(4)   tìm cách sinh nhai
(5)     vị  nay đọc là , vị yêu nghệ thì ngày nay nói vì yêu nghề     
                                                                                                                                             Nguyễn Văn Vĩnh
                                          Chỉnh đốn lại cách cai trị dân xã, Đông  dương tạp chí,1914

Ngoài  làng xã không biết gì đến nước nhà đến thế giới
    Tục nước mình thường hay thiên trọng ở chốn hương thôn, quanh năm suốt tháng lẩn quẩn ở trong làng, chiếm được một chỗ ngồi nơi hương đảng (1) đã lấy làm vinh dự, tranh nhau làm ông phó, tranh nhau làm ông xã, tranh nhau ăn trên, tranh nhau ngồi cao, chửi mắng nhau, đánh đập nhau, kiện tụng nhau.
     Cái câu “Hương đảng tiểu triều đình” cùng “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp” luôn luôn ở cửa miệng.
      Có nhiều người hết cơ hết nghiệp vì một việc tức khí nơi hương thôn.
      Có nhiều người khánh kiệt gia tài vì một bữa hương ẩm (2).
      Ngoài cái làng ra không còn biết đến nước nhà là gì, thế giới là gì.
      Vì vậy mà tư tưởng cục cằn, kiến văn chật hẹp. Mấy dãy tre nơi đầu làng đã là cái khám nhốt người ta rồi. Không những không có người nào ra ngoại quốc học tập làm ăn, mà ngay đến trong nước, mỗi tỉnh mỗi xứ cũng coi như một thế giới riêng.
(1)   làng xóm
(2)cuộc ăn uống mời gần như cả làng
 Trần Huy Liệu
 Một bầu tâm sự, 1927
Tình yêu làng nước cản trở tiến bộ
     Cái xã hội nhỏ ấy có thể là một sự trở ngại lớn cho tiến bộ.
       Vì làng An Nam  xưa là một xã hội thống nhất về chính trị  cũng như về tôn giáo nên một số đông dân làng chỉ có cái quan niệm với làng mà thôi. Họ chỉ biết có luỹ tre xanh có đình làng của họ, ngoài ra đều là người dưng nước lã cả, không có gì liên  lạc với họ hết.
      Những chuyện tranh nhau đánh nhau giữa hai làng An Nam xưa thường có xảy ra. Tình yêu người đồng bào bị cái tình yêu người cùng làng làm phai lạt, đó là cái hại lớn.
    Sự liên lạc quá mật thiết giữa làng và dân làng còn là sự trở ngại cho công cuộc di dân, cho sự thông thương, cho sự tiến bộ.
    Đi xa tức là bỏ làng, và bỏ làng đối với  người xưa là một điều xấu, một sự cực nhục!
Hoàng Đạo
                                                                           Làng xã, báo  Ngày Nay, 1940

Ương ngạnh, hoài nghi, khó dìu dắt  
     Trước hết nông dân ta ngày nay (bài này viết tháng hai 1945  ---  VTN chú )  đều còn dốt nát.
      Bởi dốt nên thủ cựu mà thủ cựu một cách bướng bỉnh. Bao nhiêu điều gì mới lạ khác với thói thường, với sự quen dùng, họ đều coi như không tốt và không bao giờ có ý tò mò muốn dùng.
     Đại đa số chỉ sống lần hồi từng ngày, nên họ không hề có những sự trông  xa, hoặc lâu dài và phiền phức rắc rối.
       Họ cần những hoa lợi mau chóng chắc chắn và dễ dàng, dẫu rằng ít ỏi.
       Họ nhận thấy ruộng thiếu phân bón nhưng họ chẳng biết làm thế nào cho có nhiều phân. Vì hình như họ cho sự thiếu thốn ấy là dĩ nhiên.
       Họ nghiệm thấy những giống thóc họ thường cấy là không cứng cây, không chịu được nước ngập, v.v.. nhưng họ chẳng muốn tìm các giống tốt hơn và giá thử có tìm thấy họ cũng không dám cấy thí nghiệm.
       Họ cũng từng biết nghĩ  rằng nếu rất nhiều người họp lại  chung công của để đắp một khúc đê, xây vài va cửa cống thì có lẽ giữ được nước mưa để cả một cánh đồng khô khan  trở nên chan hoà nước và cây cối tươi tốt.
        Nhưng họ cũng lại tin rằng  đó là một sự chẳng bao giờ nên dám làm, vì chắc đâu đã được lợi. Vả lại công việc khó khăn và lâu dài lắm. Thà rằng chẳng nghĩ đến làm còn hơn (!)
         Dốt nát, thủ cựu, nghèo, ưa thực tế, hay ngờ vực nhút nhát, mọi nhẽ ấy đã tạo thành những  người nông dân khó hiểu, khó dìu dắt và khiến cho người nào nông nổi ương tính phải bực mình, có khi đến phải cáu phải ghét.                                                                     
Thảo Am tức Nghiêm Xuân Yêm   
                                                Nông dân mới trong nghề nông xứ ta Thanh Nghị, 1945



-- Nhiều khuất tất trong Đoàn bay 919 (NLĐ).
- Báo Người Việt gặp sóng gió  —  (BBC).- Ðại diện Người Việt gặp gỡ cộng đồng   –   (Người Việt).
- Một tuần, 2 sản phụ và 1 nữ bệnh nhân đột tử tại Bệnh viện Đa khoa Đắk Nông (NLĐ).  – Bình Định: Tước giấy phép hành nghề BS để sản phụ tử vong (TT).

Tổng số lượt xem trang