Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam - Kỳ 11: Chọn nông nghiệp là mũi nhọn

Đó là lựa chọn của hầu hết các chuyên gia, các nhà quản lý kinh tế cho kinh tế VN trong giai đoạn tới. Xác định lại ngành mũi nhọn để có đầu tư, tạo đột phá là một trong những nhiệm vụ quan trọng để phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế VN phân tích, Hàn Quốc và một số nước như Singapore, Thái Lan... có các tập đoàn mạnh về tài chính và nhân lực nên dễ dàng hình thành các ngành kinh tế hoặc sản phẩm mũi nhọn. Nhưng đến nay VN vẫn chưa thể xác định đâu là ngành kinh tế mũi nhọn. Bởi các tập đoàn lớn là doanh nghiệp (DN) nhà nước hoạt động chưa thành công nên khó đi theo hướng này.
gặt lúa
Xây dựng chiến lược cụ thể phát triển ngành nông nghiệp - Ảnh: Bạch Dương
Ngành lợi thế
Theo TS Thiên, đối với VN, nông nghiệp là ngành cơ sở và từ đó có thể tìm ra sản phẩm mũi nhọn có tính lan tỏa để tập trung đầu tư. Nhưng phải tổ chức nghiên cứu một cách bài bản. Nhà nước không nên tham gia trực tiếp vào việc lựa chọn ngành hay sản phẩm mũi nhọn, mà phải là các tập đoàn thực hiện dựa trên sự hỗ trợ của nhà nước. Ngành mũi nhọn này phải hội đủ các yếu tố như đúng xu hướng; nếu khôn ngoan thì có thể kết hợp với năng lực mạnh mẽ của nhà đầu tư nước ngoài. Còn trong dài hạn, ngành mũi nhọn phải là công nghệ thông tin và công nghệ cao.
Phát triển khu công nghiệp để phục vụ nông nghiệp là cần thiết, nhưng để tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ở một địa phương mạnh về nông nghiệp là sai. Ở VN thời gian qua hình thành quá nhiều khu công nghiệp bằng cách đánh đổi đất đai của nông nghiệp
TS Nguyễn Văn Ngãi - ĐH Nông Lâm TP.HCM
Làm bật các nghịch lý để ngành mũi nhọn "tự" lộ diện, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại, ông Phan Thế Ruệ lập luận, chiến lược phát triển kinh tế VN xác định tập trung phát triển công nghiệp nhưng thực tế cho thấy, nông nghiệp mới trở thành cứu cánh cho công nghiệp trong thời gian qua. Đặc biệt trong lúc kinh tế khó khăn, nông nghiệp góp phần to lớn ổn định việc làm. Sản phẩm nông nghiệp là sản phẩm xuất khẩu bền vững nhất, có khả năng cạnh tranh trong khi các sản phẩm công nghiệp hiện nay chủ yếu là gia công, nằm trong chuỗi giá trị thấp nhất, cần phải dần loại bỏ để tiến tới các sản phẩm tự sản xuất có giá trị cao hơn. Vì vậy, nên tập trung phát triển nông nghiệp trở thành ngành mũi nhọn. Thậm chí, phải để 2 ngành này hỗ trợ nhau theo kiểu nông nghiệp sẽ tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, giảm nhập siêu và phát triển công nghiệp để đưa công nghệ vào nông nghiệp.
Sản xuất quy mô lớn
TS Vũ Thế Dũng - Phó khoa Quản trị DN (Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) - phân tích, để phát triển được ngành nông nghiệp phải tiến lên sản xuất quy mô lớn. Từ đó mới có thể ứng dụng được khoa học kỹ thuật và phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ đi kèm. Chúng ta đã có chủ trương phát triển những trang trại quy mô lớn, hiện đại hóa nông thôn. Nhưng để thực hiện được điều này cần có quyết tâm chính trị lớn. Bởi nếu như ngày xưa, mô hình hợp tác xã (HTX) đã không phát huy được động lực phát triển do hình thức sở hữu là của chung thì chính sách đất đai là sở hữu chung cũng khó khuyến khích người dân, DN tham gia đầu tư xây dựng trang trại lớn để sản xuất lớn. Vì vậy, phải có quyết tâm để thay đổi hình thức sở hữu về đất đai. Chính phủ phải vận hành minh bạch để tránh được những yếu tố cản trở khác như có những người nông dân bị mất đất. Kế tiếp cần có quy hoạch vùng cụ thể để đầu tư lập chuỗi dây chuyền liên hoàn. Ví dụ quy hoạch ĐBSCL chuyên sản xuất, nơi khác là nghiên cứu chuyển giao công nghệ đầu vào như giống, cây trồng, kỹ thuật canh tác; nơi khác thì nghiên cứu và cung cấp công nghệ chế biến; nơi khác chuyên sâu hơn về dịch vụ gồm tiêu thụ, quảng bá thương hiệu...

63 tỉnh thành như 63 quốc gia
“Chiến lược phát triển ngành kinh tế mũi nhọn thì chúng ta không thiếu, mục tiêu luôn đúng nhưng quá trình thực hiện lại gặp khó khăn. 63 tỉnh thành của ta phát triển kinh tế như 63 quốc gia. Địa phương nào cũng làm theo cách của mình, như các tỉnh có phong trào xây dựng cảng biển, sân bay... Điều đó không mang lại hiệu quả, thậm chí còn có tác dụng ngược bởi các lợi ích trước mắt mà không phải lâu dài. Hơn nữa, cơ chế chính sách, nguồn lực, tài chính không đảm bảo khiến nông nghiệp phát triển tự phát, không có định hướng. Chẳng hạn như người dân Bến Tre phá dừa để trồng cây khác và nông dân cứ mãi chạy theo thị trường”, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại Phan Thế Ruệ nói.
Một chuyên gia kinh tế đến từ Trung tâm nghiên cứu và phát triển ĐBSCL bức xúc, câu chuyện xây dựng chợ đầu mối đã nói đến nhiều lần nhưng chưa thực hiện được. Trong khi thực tế, bất kỳ sản phẩm nào từ trái cây, hạt lúa, cà phê... đều cần phải xây dựng chợ đầu mối với các công nghệ tồn trữ, chế biến để điều tiết được sản xuất và tiêu thụ mà không bị ép giá. Vì vậy, chúng ta phải đầu tư đồng bộ từ sản xuất đến tồn trữ, chế biến và tiêu thụ (nội địa và xuất khẩu). Sở dĩ chúng ta không thể chủ động về giá bán, người dân vẫn luôn gánh chịu thiệt thòi bởi câu chuyện “được mùa thì mất giá” cũng là do thiếu ngành công nghiệp chế biến để tồn trữ và tạo giá trị gia tăng cao cho nông sản. Đây cũng là ý kiến của ông Phan Thế Ruệ khi khẳng định, nếu giải quyết được các khâu này, chúng ta sẽ xây dựng thành công nền nông nghiệp mũi nhọn.
TS Nguyễn Văn Ngãi, ĐH Nông Lâm TP.HCM, cũng nhấn mạnh, nông nghiệp phải là ngành kinh tế mũi nhọn và là tiền đề chuẩn bị cho sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ sau này. Có thể nhìn thấy kinh nghiệm của Hàn Quốc qua một quy trình phát triển chặt chẽ như vậy. Không chỉ nói thúc đẩy nông nghiệp là thuần túy đi sản xuất ra lúa, gạo, cà phê... mà phải phát triển công nghiệp và dịch vụ phục vụ cho lĩnh vực này. Chẳng hạn phát triển cơ khí chế tạo sẽ làm ra nhiều máy móc, thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành nông nghiệp. Dịch vụ sẽ tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho nông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.
Có một vấn đề đáng quan ngại là các địa phương phát triển kinh tế như một VN thu nhỏ. Trong khi thực tế, chiến lược phát triển kinh tế quốc gia khác với chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh và mỗi tỉnh có lợi thế riêng của tỉnh đó. “Tỉnh Bến Tre có cần thiết phát triển các khu công nghiệp hay không? Phát triển khu công nghiệp để phục vụ nông nghiệp là cần thiết, nhưng để tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ở một địa phương mạnh về nông nghiệp là sai. Ở VN thời gian qua hình thành quá nhiều khu công nghiệp bằng cách đánh đổi đất đai của nông nghiệp”, TS Ngãi phát biểu.
GS-TS Bùi Chí Bửu, Phó giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp VN (VAAS) kiêm Viện trưởng Viện KHKT nông nghiệp miền Nam:Hướng đi là "cánh đồng mẫu lớn"
 
Lúa gạo với quy mô sản xuất 0,5-1,0 ha/nông hộ là bài toán khó cho VN. Tổ chức lại sản xuất theo quy mô lớn, mô hình “cánh đồng mẫu lớn” đang được triển khai thí điểm ở các tỉnh ĐBSCL là một hướng đi đầy triển vọng để khắc phục những tồn tại trên. Nhưng đây là việc làm rất khó, cần có cơ chế hỗ trợ của Chính phủ. Nhà nước hứa hẹn đầu tư cho nông nghiệp nhiều nhưng thực hiện lời hứa ít. Chúng ta vẫn chờ đợi sự đầu tư ấy thông qua nguồn vốn chính phủ, ODA, FDI; nhưng rồi tỷ lệ này vẫn ở mức khiêm tốn. Tôi đặc biệt quan tâm đến nguồn ngân sách đầu tư cho khoa học công nghệ đối với nông nghiệp ở các tỉnh phía nam. Thiếu khoa học công nghệ, sản xuất nông nghiệp khó có thể phát triển nhanh.
Khâu thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch hiện còn lạc hậu làm ảnh hưởng đất chất lượng nông sản. Sấy lúa là khâu quan trọng bậc nhất còn đang bị xem thường, bảo quản sau thu hoạch còn thiếu những quy định, ít có chuyên viên giỏi được đào tạo có hệ thống... đây là những nội dung chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục.
N.T.Tâm (ghi)
PGS-TS Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam: Xây dựng thương hiệu, logo cho nông sản
Theo tôi, không thể làm cá thể được nữa mà cần liên kết sản xuất
 
theo mô hình HTX. Chỉ có hợp tác mới có logo, thương hiệu và chỉ có hợp tác mới giúp cho thương hiệu bền vững được.
Bây giờ, muốn HTX không phát triển èo uột theo tôi lại cần tới vai trò của nhà nước. Kinh nghiệm của Đài Loan, Nhật... cho thấy họ hỗ trợ HTX nhiều lắm, từ tập huấn kỹ thuật cho đến thông tin thị trường, hỗ trợ tài chính để nông dân xây dựng nhà đóng gói (packing house). Một lần nữa tôi xin kiến nghị nhà nước cần xây dựng thương hiệu, tạo cho nông nghiệp nói chung và trái cây nói riêng một logo thống nhất để dán lên các sản phẩm đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, có xuất xứ hàng hóa như Thái Lan, để giúp cho người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm đạt GAP và không đạt GAP, qua đó thúc đẩy đầu ra.
Chí Nhân (ghi)
TS Alan Phan - Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa tại Hồng Kông và Thượng Hải:Thị trường sẽ quyết định
 
Tôi cho rằng lợi thế lớn nhất của VN nằm ở lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ thông tin. Tuy nhiên Chính phủ đừng nên vội xác định đâu là ngành kinh tế mũi nhọn và đưa ra những chính sách ưu đãi. Bởi thực tế cho thấy sẽ có hiện tượng những DN, cá nhân đổ xô vào lĩnh vực đó để nhận được ưu đãi nhưng rồi không làm gì. Quan trọng nhất là để thị trường sẽ quyết định. Chẳng hạn ban đầu chính bản thân một số DN Thái Lan tự mình phát triển những cách thức để thu hút du khách. Sau đó chính phủ Thái Lan thấy các DN đã thành công mới có những yểm trợ như quảng bá thông tin ra bên ngoài và hiện nay ngành du lịch Thái Lan phát triển mạnh thuộc hàng nhất nhì trên thế giới. Tại VN, nếu như các DN, người dân bỏ tiền ra đầu tư vào lĩnh vực nào thì có nghĩa họ đã xem ngành đó có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh của riêng mình. Nếu xác định sai họ phải trả giá là mất tiền. Chính phủ chỉ nên hỗ trợ bằng cách cung cấp nhiều thông tin hơn nữa trong từng lĩnh vực, hoặc thậm chí có chính sách khuyến khích nhiều nhà đầu tư tham gia như giảm thuế mà không bỏ ra đồng tiền nào thì sẽ tránh được những tiêu cực phát sinh hay mất tiền của người dân.
TS Lê Đạt Chí - Trường ĐH Kinh tế TP.HCM: Khuyến khích sản xuất quy mô lớn
Sản xuất nông nghiệp là quan trọng nhưng hiện nay người nông dân
 
chỉ thực hiện ở quy mô nhỏ, lẻ tẻ nên bị chèn ép đầu ra và phụ thuộc vào khâu trung gian. Người sản xuất nhỏ cũng không thể đàm phán nên chi phí đầu vào như giống, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu... quá cao. Hơn nữa, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất cũng cần phải có diện tích canh tác đủ lớn. Vì vậy, chính sách tín dụng cho nông nghiệp nông thôn không phải chỉ tập trung đưa vào các DN nhà nước như kiểu thu mua tạm trữ lúa gạo hay mía, cà phê... mà những ưu đãi phải hướng trực tiếp đến người nông dân, cho người nông dân vay để tập trung cho sản xuất, giảm được tình trạng “bán lúa non” vì thiếu vốn hay bị thương lái chèn ép giá. Chính sách tín dụng này cũng sẽ góp phần thúc đẩy việc đầu tư và mở rộng dần quy mô sản xuất của người nông dân.
Chúng ta cũng phải xác định vai trò quan trọng của các ngành công nghiệp phụ trợ cung cấp giống, thức ăn, phân bón... cho nuôi trồng và sản xuất các ngành nông lâm ngư nghiệp. Thực tế sản xuất nông nghiệp thì lợi nhuận thấp nhưng các công ty kinh doanh sản phẩm phụ trợ cho nông nghiệp đều có lợi nhuận cao. Một khi người nông dân đã tham gia sản xuất lớn thì tự động các DN trong nước cũng sẽ tham gia đầu tư nhiều hơn vào việc cung ứng các dịch vụ, sản phẩm phụ trợ.
M.Phương (ghi)
@ - Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam - Kỳ 11: Chọn nông nghiệp là mũi nhọn
Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam - Kỳ 10: Xây dựng thương hiệu toàn cầu
Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam - Kỳ 9: Chấm dứt lối kinh doanh thụ động
4 việc lớn mong đợi nhà nước
Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam - Kỳ 8: Không để nhóm lợi ích trì hoãn

Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam - Kỳ 7: “Quả đấm thép” dân doanh

Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam - Kỳ 6: Kích thích tiêu dùng cứu doanh nghiệp

Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam - Kỳ 5: Quyết liệt tạo kênh dẫn vốn dài hạn
>>

- Không có chuyện kinh tế suy giảm kép (NDH).
(NDHMoney) Kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn nhưng không có chuyện đang suy giảm kép, ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), nói.
Trong bài phỏng vấn trên Vneconomy, tiến sỹ Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội được trích lời cho biết tăng trưởng kinh tế thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước, làm phát giảm quá thấp ngoài mong muốn, nền kinh tế của chúng ta đang rơi vào giai đoạn suy giảm kép.

Tuy nhiên, theo tiến sỹ Thành, rất khó nói Việt Nam rơi vào giai đoạn thiểu phát, chứ khó có thể giảm phát. Nền kinh tế được coi là đang trong giai đoạn suy giảm khi nó diễn ra liên tiếp vài quý.

Hiện tại kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức 4,38% trong 6 tháng đầu năm (4% trong quý 1 và 4,66% trong quý 2). Mặc dù tăng trưởng kinh tế đối với một nước đang phát triển như vậy là thấp nhưng cũng cần phải đợi thêm quý nữa mới biết được liệu Việt Nam có đang trong giai đoạn suy giảm hay không.
Trong khi đó, mặc dù lạm phát trong tháng 6 có giảm (âm) nhưng chưa nói lên được điều gì khi mà lạm phát tính theo cùng kỳ năm vẫn tăng 6,9% trong 6 tháng đầu năm. Dự kiến trong năm 2012, lạm phát Việt Nam vẫn ở mức 7-8%, và nếu ở mức 5-6% thì vẫn là mức tăng, không hề giảm như quan ngại.

Theo tiến sỹ Thành, phải nói thực nguy cơ giảm phát là có, tuy nhiên điều đó vẫn chưa xảy ra. “Với cá nhân tôi, tôi tự tin là kinh tế sẽ đi lên,” ông Thành nói tại cuộc hội thảo do SHS tổ chức hôm 7/7 tại Hà Nội.

Trong 6 tháng đầu năm, lạm phát giảm nhanh, thâm hụt thương mại giảm mạnh, cán cân thanh toán quốc tế thặng dư, dự trữ ngoại hối tăng mạnh, thanh khoản tăng nhưng nợ xấu cũng tăng nhanh. Sản xuất đình trệ, đình đốn ở nhiều khu vực, tồn kho cao, doanh nghiệp giải thể hàng loạt….

Trước đó, ông Ngân cho biết Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam đang xuất hiện nhiều khó khăn và thử thách. Nền kinh tế của chúng ta đang rơi vào giai đoạn suy giảm kép, khi GDP 6 tháng đầu năm chỉ tăng khoảng 4,38%, trong đó, tuy quý II có tăng hơn quý I, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước. Nếu không có giải pháp kịp thời thì tăng trưởng còn tiếp tục gặp khó.

Cùng với đó, số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngừng hoạt động, phá sản, giải thể ngày càng nhiều, kéo theo tình trạng thất nghiệp gia tăng, thu ngân sách nhà nước cũng suy giảm.



TS Võ Trí Thành: Phương án xử lý nợ xấu có thể rõ ràng trong tháng 8
TS Thành cũng cho hay, nhiều khả năng trong năm nay Ngân hàng Nhà nước sẽ bỏ trần lãi suất, khi mà các ngân hàng yếu kém được xử lý xong.



“Tăng trưởng kinh tế thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước, lạm phát giảm quá thấp ngoài mong muốn, tinh thần doanh nhân Việt đang xuống dốc. Nền kinh tế rơi vào suy giảm kép”. Đó là nhận định của TS. Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Những nghịch lý hiện nay đang tồn tại trong nền kinh tế của chúng ta theo ông là những gì?
Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam đang xuất hiện nhiều khó khăn và thử thách.
Nền kinh tế của chúng ta đang rơi vào giai đoạn suy giảm kép, khi GDP 6 tháng đầu năm chỉ tăng khoảng 4,38%, trong đó, tuy quý II có tăng hơn quý I, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước. Nếu không có giải pháp kịp thời thì tăng trưởng còn tiếp tục gặp khó.
Cùng với đó, số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngừng hoạt động, phá sản, giải thể ngày càng nhiều, kéo theo tình trạng thất nghiệp gia tăng, thu ngân sách nhà nước cũng suy giảm.
Điều mà tôi thấy nghịch lý trong bối cảnh hiện nay là nền kinh tế khó khăn như vậy, nhưng khoản chi ngân sách vẫn theo xu hướng đang tăng lên. Trong 6 tháng đầu năm 2012, tổng thu ngân sách chỉ ước đạt khoảng hơn 346 nghìn tỷ đồng nhưng chi ngân sách vẫn gần 414 nghìn tỷ đồng. Rồi đâu đó vẫn là những đề xuất xây trụ sở này, trụ sở kia từ trung ương đến các tỉnh, thành phố hàng trăm nghìn tỷ đồng. Rồi vấn đề xử lý nợ xấu ngân hàng, cần phải làm nhanh là làm rốt ráo, nếu không nó sẽ đe dọa đến sự an toàn của cả hệ thống ngân hàng Việt Nam, nhưng không hiểu sao vấn đề này vẫn còn chần chừ...
Vấn đề nợ xấu xem ra có vẻ là câu chuyện rất “khó xử” giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính vì dường như đang có sự cạnh tranh “ngầm” xem Bộ nào có đủ “sức nặng” hơn để đứng ra gánh vác việc này?
Theo tôi, Chính phủ cần lập ngay một ủy ban liên bộ để tập trung xử lý nợ xấu đang lớn nhanh và biến tướng gây tác động xấu đến tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay, lãi suất vừa qua tăng cũng vì khâu này, một số ngân hàng yếu kém cũng vì nguyên nhân đó. Nếu chần chừ, như tôi đã nói, thì tình hình sẽ càng xấu hơn đối với hệ thống ngân hàng.
Chính phủ mặc dù luôn tuyên bố nhất quán ưu tiên kiềm chế lạm phát nhưng có vẻ lại muốn dốc sức để thúc đẩy cho tăng trưởng hơn?
Tôi đồng tình với Chính phủ về mục tiêu kinh tế - xã hội hiện nay là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy, để có thể đảm bảo thực hiện nhất quán mục tiêu này, tôi cho rằng Chính phủ cần chia thành 2 nhóm giải pháp. Nhóm giải pháp ngắn hạn để giải quyết những khó khăn trước mắt và nhóm giải pháp dài hạn có tính ổn định lâu dài để khuyến khích đầu tư, sử dụng vốn hiệu quả, sử dụng các nguồn lực xã hội, góp phần tăng trưởng bền vững.
Về gói giải pháp ngắn hạn thì Chính phủ cũng đã có khá đầy đủ rồi, như các giải pháp miễn giảm giãn thuế, đẩy nhanh tiêu thụ hàng tồn kho, hạ nhanh lãi suất, hỗ trợ xúc tiến thương mại cả trong nước và ngoài nước... Nhưng trong các giải pháp ngắn hạn, vẫn phải tính đến một tầm nhìn dài hạn.
Chẳng hạn, như với vấn đề lãi suất, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phải hạ nhanh lãi suất cho vay nhưng cũng cần phải đồng thời cam kết lãi suất sẽ không quay đầu tăng cao trở lại hoặc biến động thất thường trong những năm trước khi, lúc tăng, lúc giảm, khi thì còn 10%, 6% nhưng lúc lên 16%, 18%, 20%.
Có làm được như vậy, doanh nghiệp và nhà đầu tư mới dám vay và yên tâm vay. Chính phủ cũng cần điều hành lãi suất theo lạm phát mục tiêu hoặc theo lạm phát cơ bản ngay để hạn chế bớt những cú sốc từ bên ngoài. Mặt khác, tuy giảm nhanh lãi suất nhưng không thể giảm các điều kiện cho vay, giảm chất lượng tín dụng vì nếu không, vòng luẩn quẩn nợ xấu sẽ tăng trở lại.
6 tháng cuối năm được xác định là thời kỳ cấp tập giải ngân đầu tư công. Ông nhìn nhận về tinh thần này thế nào?
Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công là định hướng rất đúng và việc tiếp tục tháo gỡ khó khăn, giải ngân các dự án đầu tư công theo đúng tiến độ và kế hoạch được duyệt, thể hiện quyết tâm rất cao của Chính phủ trong việc thúc đẩy tăng trưởng. Nhưng chỉ đẩy mạnh việc giải ngân thôi hoặc cố giải ngân bằng mọi giá là rất nguy hiểm, cũng giống như việc giảm lãi suất đồng thời giảm cả điều kiện cho vay, để đạt tiến độ.
Vì vậy, đi liền với giải ngân phải là việc hoàn thiện thể chế giám sát đầu tư công theo hướng công khai, minh bạch và hiệu quả, nhất là nâng cao vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư dự án và người cấp phép dự án. Chỉ thị 1792 của Thủ tướng Chính phủ đã thể hiện được tinh thần này rất rõ nhưng để Chỉ thị này được thực thi nghiêm túc, thì các cơ quan chức năng phải rất sát sao.

@-“Nền kinh tế rơi vào suy giảm kép”
Chính phủ thừa nhận tăng GDP khó đạt 6% (VnEx 4-7-12) -- Thủ tướng hứa: Chính phủ không để lạm phát quá thấp (VEF 4-7-12) -- 99,99% dân chúng sẽ vò đầu bức tóc khi nghe câu này! (Chợt nhớ tin sáng nay trên báo Mỹ: Thị trưởng New York là Mike Bloomberg đọc diễn văn (do phụ tá viết, tất nhiên), đọc nửa chừng, ông ta ngừng lại, than lớn tiếng: WHO WROTE THIS SHIT? (Ai viết cái đồ c.. này?))
Lỏng lẻo hệ thống giám sát tài chính Việt Nam (TVN 4-7-12) Vụ khuôn viên dòng họ Thái ở Huế bị lấn chiếm đất đai: Không chỉ là chuyện cá nhân (TS 4-7-12)
Kinh tế Việt Nam: Hard grind for Vietnam (FT 3-7-12) -- Bài Jonathan Pincus.  BBC lược thuật: Kinh tế Việt Nam: 'Bơi không áo tắm' (BBC 3-7-12)




-Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam - Kỳ 4: Cắt "sở hữu chéo" trị nợ xấu
"Chặn" vốn vào sản xuất, rủi ro hệ thống do tỷ lệ vượt quá giới hạn an toàn... Sức ép giải quyết nợ xấu là có thật. Tuy nhiên, nếu không phân loại nợ xấu và "cắt" tình trạng "sở hữu chéo" ở các ngân hàng (NH), xử lý nợ xấu sẽ rơi vào tình trạng "quýt làm cam chịu" và không "trị" tận gốc căn bệnh này trong hệ thống NH của chúng ta.
Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam
Cần tách bạch các loại nợ xấu của ngân hàng khi xử lý - Ảnh: D.Đ.Minh

Sở hữu chằng chịt 
Theo NHNN, nợ xấu chiếm khoảng 10% trong toàn hệ thống, tương đương với 258.000 tỉ đồng (khoảng 12 tỉ USD). Đây là một tỷ lệ rất cao và rủi ro. Nếu không giải quyết món nợ này, các NH vẫn tiếp tục huy động, nhưng để nuôi nợ xấu chứ không thể cấp vốn cho sản xuất. Nói vậy để thấy, sức ép giải quyết nợ xấu là hết sức cấp thiết. Tuy nhiên, chúng ta đều biết, bản chất của các NH cổ phần tại VN là sở hữu chéo chằng chịt. Chuyện một cổ đông lớn, một nhóm đầu tư sở hữu cổ phần ở nhiều NH; NH này sở hữu NH kia; các tập đoàn, doanh nghiệp sở hữu NH, thành lập các mô hình công ty cổ phần đầu tư tài chính để làm "sân sau" cho NH... rất phổ biến, gây ra một loạt các hệ lụy.

TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia: Minh bạch, công khai các khoản nợ xấu

Chúng ta có thể thành lập công ty mua bán nợ xấu thuộc NHNN nhưng để tránh tiêu cực, lợi ích nhóm, hoạt động của nó phải được công khai, minh bạch thông qua việc lập thêm hội đồng liên ngành về xử lý nợ. Vì đáng ngại nhất khi xóa nợ là không thể xóa được tiêu cực. Phải đưa ra tiêu chí, căn cứ cụ thể để mua, xóa nợ. Ví như, DN nợ, thua lỗ do nguyên nhân khách quan (thiên tai, hỏa hoạn, bão lũ, dịch bệnh) thì được khoanh, xóa nợ hoặc với các DN khác, nợ nần do kinh doanh yếu kém, chủ quan, cùng lắm chỉ khoanh lại, không cho vay mới và từ từ đòi nợ. DN nào thấy hỗ trợ cũng không thể phát triển được thì phải chấp nhận cho phá sản, coi như cái giá phải trả cho chương trình tái cơ cấu.
TS Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính - ngân hàng: Xử lý nợ tránh làm thất thoát vốn nhà nước
 Nếu NHNN tính đến phương án mua lại nợ xấu của các tổ chức tín dụng yếu kém cần cân nhắc 3 vấn đề: nguồn lực tài chính; hoàn thiện môi trường pháp lý về việc mua bán nợ; và phải tính toán cụ thể mức giá mua và dự kiến sau này thoái vốn như thế nào để đảm bảo không quá thiệt thòi cho vốn ngân sách nhà nước. Phải xây dựng được thị trường mua bán nợ để xử lý khoản nợ được mua lại, vì khi mua chẳng ai muốn ôm cục nợ đó. Bên cạnh đó, NHNN cũng cân nhắc việc cử người tham gia giám sát, điều hành ở các NH thương mại và các công ty này phải có chuyên gia giỏi về xử lý nợ. Công ty mua bán nợ này nên được hoạt động độc lập nhưng phải có sự giám sát của một cơ quan nào đó, như Quốc hội chẳng hạn.
Anh Vũ (ghi)

Đơn cử, theo quy định, NH không được cho chính người sở hữu vay vốn nhưng nhờ "sở hữu chéo" như nói trên, hầu hết các NH cổ phần đều cho chính chủ của mình vay vốn thông qua việc cho công ty con, công ty trực thuộc, công ty liên đới, công ty bạn, công ty của những công ty con... vay. Vào thời điểm kinh tế tăng trưởng thuận lợi, ai cũng có tiền để quay vòng thì mọi chuyện đều ổn.
Nhưng vào lúc kinh tế gặp khó khăn như mấy năm gần đây, nhiều khoản vay này trở thành nợ xấu khi "sân sau" gặp khó khăn không thể trả; thậm chí nhiều khoản nợ xấu, NH cũng không ráo riết thu hồi vì "người nhà vay". Uớc tính của chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu, người thành lập NH First Vietnamese-American Bank, NH người Việt đầu tiên tại Mỹ, khoản nợ xấu từ các "sân sau" này chiếm không dưới 25% trong tổng nợ xấu của toàn hệ thống NH, tương đương giá trị 65.000 tỉ đồng.
Với bản chất "sở hữu chéo" này, nếu xử lý nợ xấu theo cách mà chúng ta đang đưa ra hiện nay (giãn nợ, gia hạn nợ, mua nợ xấu cho toàn hệ thống NH) sẽ dẫn đến tình trạng tiền thuế của dân được sử dụng để "cứu" các ông chủ NH, các nhóm lợi ích.
Không chỉ vậy, "sở hữu chéo" còn đẩy hệ thống NH của ta đến tình trạng cực kỳ rủi ro. Đơn cử theo quy định hiện nay, vốn pháp định tối thiểu của NH phải là 3.000 tỉ đồng. Nhưng với sở hữu chéo, các NH hoàn toàn có thể "lách" thông qua việc vay vốn từ NH này, góp cho NH kia và ngược lại. Cả 2 NH này đều báo cáo tăng vốn, các ông chủ NH cũng tăng sở hữu nhưng thực chất chỉ là tăng ảo. Như vậy, quy định an toàn vốn bị vô hiệu hóa. Cũng có nghĩa là, nếu loại bỏ yếu tố “sở hữu chéo”, vốn thực chất của các NH bị rút xuống thấp hơn nhiều so với con số công bố hiện nay. “Sở hữu chéo” cũng giúp các NH "phù phép" nợ xấu khi cần thiết. Họ có thể chuyển khoản nợ này từ NH này sang NH kia. Thay vì nói là dư nợ cho vay thì gọi là tài sản khác, ủy thác đầu tư... Bằng cách này, không chỉ các quy định nợ xấu bị vô hiệu hóa, NH còn không phải trích dự phòng rủi ro.
Tác hại của chuyện "sở hữu chéo" là đổ vỡ. Đó là lý do Mỹ và hầu hết các nước trên thế giới tuyệt đối cấm “sở hữu chéo” trong ngành NH.
Không mua nợ "sân sau"
Giải quyết nợ xấu là cần thiết nhưng vì sở hữu chằng chịt như phân tích trên, nợ xấu của hệ thống NH nhất thiết phải được phân loại cụ thể trước khi xử lý. Nợ xấu nào nhà nước có thể đứng ra "dọn dẹp" nhằm khơi vốn vào sản xuất; loại nợ xấu nào NH tự chịu trách nhiệm phải tách bạch, rõ ràng để không lấy vốn ngân sách phục vụ nhóm lợi ích.
Tiến sĩ Lê Trọng Nhi, chuyên gia tài chính NH, cho rằng không khó để nhận dạng các loại nợ xấu này, vấn đề là NHNN muốn làm hay không. Sử dụng khái niệm "nợ xấu giả" cho loại nợ xấu từ "sân sau" của các NH cổ phần; nợ từ việc cho vay quá số vốn cần thiết ở các dự án công... ông Nhi cho rằng nếu làm đúng, đủ, các loại nợ xấu này đã "ăn cụt" vốn của không ít NH.
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cũng khẳng định khi vấn đề nợ xấu được giải quyết trên tầm mức quốc gia, nên tách bạch loại nợ xấu. Những món nợ đúng quy định, với một giới hạn tối đa dựa trên vốn chủ sở hữu của NH cho vay (15% cho một khách hàng có liên quan, và 25% cho nhóm khách hàng có liên quan). Những loại tín dụng đã giúp doanh nghiệp có vốn làm ăn và đóng góp nhiều cho nền kinh tế; Nợ trong trường hợp người đi vay gặp khó khăn thật sự, cần được hỗ trợ hoặc xử lý công bằng và nghiêm túc. Còn những món nợ xấu cho vay trong mối quan hệ chồng chéo, quan hệ "sân sau" thì các NH phải chịu trách nhiệm. "Với loại nợ xấu mà người đi vay là những bên liên quan, đã vay được những món tiền hậu hĩnh với những điều kiện ưu đãi. Nay những người này lại mất khả năng thanh toán lại được nhà nước cứu thì hóa ra cả nền kinh tế đang “vỗ béo” cho các đại gia, các nhóm lợi ích và các NH được sử dụng như là một sân sau của các thế lực tài chính", ông Hiếu nói.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chính sách công của Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, phân tích doanh nghiệp đầu tư sai thì bị siết nợ, NH cho vay sai thì cũng phải chấp nhận phá sản, sáp nhập. Không thể có chuyện, NH kinh doanh có lãi thì hưởng, nhưng nợ xấu cao lại được nhà nước đứng ra dọn dẹp hộ rồi NH đó, các ông chủ NH đó, vẫn tiếp tục tồn tại, tiếp tục là ông chủ.
Xử lý nợ xấu từ “sở hữu chéo” là động chạm đến các nhóm lợi ích. Nhưng vấn đề này không chỉ dừng ở nghịch lý việc lấy tiền thuế của dân phục vụ "sân sau" của các NH. Với vị trí độc quyền cung cấp vốn cho nền kinh tế, "sức khỏe" của hệ thống NH có tác động trực tiếp tới sức khỏe nền kinh tế. Nếu vẫn để tình trạng này tiếp diễn, rủi ro hệ thống là rất lớn. Xử lý nợ xấu NH một cách minh bạch, sòng phẳng, công khai để thực hiện quyết tâm tái cơ cấu NH của Chính phủ, người dân đang chờ đợi câu trả lời từ NHNN.

TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính: Nguyên tắc là mua nợ xấu giá rẻ
 
Để tiến trình xử lý nợ xấu được nhanh hơn thì có thể thành lập công ty mua bán nợ của quốc gia. Nguyên tắc là mua lại nợ giá rẻ vì DN và NH tạo ra nợ xấu phải chịu thiệt hại do kinh doanh yếu kém. Ngoài ra, chỉ tập trung mua những khoản nợ quan trọng có tác động thúc đẩy kinh tế, tạo sức lan tỏa.  Nếu NHNN cho rằng hiện nay nợ xấu khá lớn, là “cục máu đông” gây nguy hiểm cho nền kinh tế, thì không thể để các NH thương mại yếu kém tiếp tục tái cấu trúc theo hướng tự nguyện mà phải can thiệp mạnh, trong đó có sử dụng công cụ công ty mua - bán nợ quốc  gia.
Mai Phương (ghi)
Ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (Vafi): Cần thiết thì cho phá sản
 
Việc xử lý nợ xấu trong hệ thống NH đòi hỏi nhanh chóng, cấp bách để dòng vốn trong hệ thống NH được lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên phương án thành lập công ty mua bán nợ xấu NH sẽ ngốn vài năm. Có nhiều giải pháp khác có thể triển khai nhanh được đó là việc tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài với tư cách là cổ đông chiến lược vào các NH yếu kém. Một biện pháp khác là quốc hữu hóa các NH yếu kém. NHNN có thể giao NH yếu kém cho các NH khỏe hơn thông qua việc cho vay tái cấp vốn ưu đãi để tái cơ cấu lại hệ thống NH yếu kém. Còn cho các NH yếu kém sáp nhập lại với nhau hoặc xóa nợ cũng sẽ không giải quyết được vấn đề nội tại của chính họ. Sau khủng hoảng tài chính châu Á, các NH nhỏ, yếu kém gần như biến mất (qua hình thức giải thể, phá sản, thôn tính). Châu Âu cũng vậy, họ chỉ cứu NH lớn, còn NH nhỏ tự để phá sản. Việt Nam cũng nên vậy, những NH nhỏ cần cho phá sản thì phá sản chứ không nên nuông chiều như thời gian qua khi viện dẫn lý do ảnh hưởng đến nguồn tiền gửi của người dân.
Nhà nước không cần bỏ tiền xử lý các khoản nợ xấu NH mà nên có những giải pháp như không đánh thuế thu hút khối tư nhân tham gia vào lĩnh vực mua bán nợ.
Thanh Xuân (ghi)
Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn: Mua nợ xấu bằng trái phiếu
 
Quá trình tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn theo việc tăng trưởng nợ là điều tất yếu. Việc mua lại nợ xấu thực chất là mua lại các tài sản nên có thể trả bằng trái phiếu có sự bảo lãnh của NHNN hoặc Chính phủ, lãi suất thấp chỉ 1-2%/năm. Chúng ta không chi trả nợ xấu bằng tiền tươi thóc thật nên sẽ không gây áp lực gia tăng lạm phát. Giải quyết được nợ xấu là giúp cho những DN có khả năng tiếp cận được vốn vay mới để hoàn tất các dự án dang dở, góp phần phục hồi kinh tế. Điều quan trọng nhất là phải có cơ chế mua bán nợ công bằng, đảm bảo khách quan và cần thiết phải có sự giám sát của Quốc hội.
 Mai Phương (ghi)
Ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank): Vì lợi ích chung
 
Nên lập công ty có thể 100% vốn nhà nước, hoặc cổ phần nhà nước chi phối thông qua NHNN. Các NH có nợ xấu phải đóng góp một phần tiền của mình dưới dạng ký quỹ có hưởng lãi suất, để tạo nguồn vốn hoạt động cho công ty này. Công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp, nhưng phải hoạt động dựa trên sự giám sát, thanh tra, kiểm toán thường xuyên. Tất cả tài sản tồn đọng đều sẽ được mua, có cái mua giá cao, cái mua giá thấp. Tất cả mọi thành phần đều phải chịu thiệt, NH, DN và xã hội đều phải chịu thiệt một chút vì cái chung của cả nền kinh tế, để lợi ích tất cả cùng hưởng.
Anh Vũ (ghi)

Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam - Kỳ 3: Gấp rút khơi thông tín dụng

Những đợt hạ lãi suất (LS) dồn dập của Ngân hàng Nhà nước VN (NHNN) dường như không mang lại nhiều tác dụng khi các doanh nghiệp (DN) vẫn không thể hấp thụ, tiêu hóa được vốn.
Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam: Gấp rút khơi thông tín dụng
Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam: Gấp rút khơi thông tín dụng 
Những “núi” hàng tồn kho với giá thành cao vẫn đang chất chồng, nợ xấu của ngân hàng (NH) ngày một gia tăng, nếu không được giải quyết thì chắc chắn dòng tín dụng còn bị ứ đọng và hy vọng phục hồi nền kinh tế càng trở nên mong manh.
Trao đổi với Thanh Niên, TS Cao Sĩ Kiêm (ảnh) - nguyên Thống đốc NHNN - bày tỏ lo lắng khi trong khoảng một thời gian quá dài chính sách tiền tệ thắt chặt, đã bóp nghẹt dòng chảy tín dụng, nền kinh tế bị “đói” vốn, DN phá sản hàng loạt. Đến khi mọi sự chịu đựng đã vượt quá giới hạn, LS liên tiếp bị “ép” xuống, nhưng sức khỏe của DN đã quá yếu không thể hấp thụ vốn.
Bằng chứng rõ nét nhất là tín dụng sau 6 tháng tăng không đáng kể, chỉ số giá tiêu dùng sau 38 tháng đã “âm”. Giải pháp căn cơ cấp bách nhất hiện nay phải khơi dòng tín dụng, xử lý hàng tồn kho.

Nền kinh tế của chúng ta vốn phụ thuộc chủ yếu vào vốn tín dụng từ hệ thống NH, mặt khác, trong giai đoạn vừa qua khả năng thanh khoản của người dân, cũng như các DN đã cạn kiệt từ lâu, vì vậy số vốn nhỏ nhoi đến với DN không đủ kích thích kinh tế 

Tiền “bơm” chảy đi đâu ?
NHNN cho biết đã “bơm” một lượng tiền lên tới hàng trăm nghìn tỉ đồng từ đầu năm đến nay vào nền kinh tế, nhưng theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tín dụng đến 12.6 mới chỉ tăng 0,17% so với mục tiêu 15-17% trong 2012. Vậy nguồn tiền này đã “chảy” đi đâu, thưa ông?
Theo như tuyên bố của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, khoản tiền đồng mà NHNN đã bơm ra thị trường là vô cùng lớn. Trong đó, đã mua vào 9 tỉ USD để bơm ra 180.000 tỉ đồng. Ngoài ra, trong tháng 2.2012, cơ quan này cũng đã bơm ra 60.000 tỉ đồng để phục vụ các chương trình nông nghiệp và nông thôn.
Trước đó, cuối năm 2011 đưa ra 30.000 tỉ đồng để cứu trợ các NH mất khả năng thanh khoản. Số tiền trên đã góp phần cứu các NH trước nguy cơ vỡ nợ và cải thiện thanh khoản cho toàn hệ thống.
Sở dĩ nguồn tiền trên chảy vào tín dụng không đáng kể, vì ngay sau khi tung tiền đồng ra mua USD dự trữ với con số 180.000 tỉ đồng, ngay lập tức NHNN đã phát hành trái phiếu để thu tiền về với con số là 90.000 tỉ đồng. Cơ quan điều hành lo ngại việc dùng tiền đồng mua USD - thực chất là hoán đổi tiền - sẽ dễ tác động gây tăng lạm phát.
Vì vậy, việc thu hồi tiền về là cần thiết. Ngoài ra, tiền còn được luân chuyển dưới hình thức cho vay qua thị trường liên NH. Thêm vào đó là các NH thanh toán vay mượn lẫn với nhau... Số tiền còn lại dù có đến được với các DN thì cũng không đáng kể.
Trong khi đó, như đã biết nền kinh tế của chúng ta vốn phụ thuộc chủ yếu vào vốn tín dụng từ hệ thống NH, mặt khác, trong giai đoạn vừa qua khả năng thanh khoản của người dân, cũng như các DN đã cạn kiệt từ lâu, vì vậy số vốn nhỏ nhoi đến với DN không đủ kích thích kinh tế.

Vấn đề mấu chốt hiện nay về chính sách tiền tệ là cần phải nhanh chóng xử lý nợ xấu. Các ngân hàng cũng nên xem doanh nghiệp là bạn đồng hành, cơ cấu lại những khoản nợ nằm trong khả năng và giới hạn an toàn nhất định
TS Cao Sĩ Kiêm - nguyên Thống đốc NHNN

Giải quyết nợ xấu và hàng tồn kho
NHNN dồn dập hạ LS, nhưng DN khó tiếp cận được, theo ông vấn đề ở đây là gì?
LS cao hiện nay không còn là trở ngại chính dẫn đến ứ đọng tín dụng. Nó chỉ là một nguyên nhân nhưng không phải nút thắt.
Trước hết, chúng ta phải nhìn nhận một cách khách quan, rõ ràng NHNN đã giảm LS rất mạnh, chỉ trong vòng 5 tháng giảm trần huy động LS tiền gửi (ngắn và trung hạn) từ 14%/năm xuống còn 9%/năm để kéo lãi vay từ mức 18-20%/năm xuống còn khoảng 13-14%/năm. Tất nhiên đó là biên độ mà nhà điều hành đưa ra, còn thực tế mỗi một chính sách đưa ra đều có độ trễ của nó.
Với tiền tệ, theo tôi độ trễ của nó khoảng vài tháng, bởi đó là thời gian cần để các NH có thể giảm chi phí bình quân huy động vốn rất cao từ thời gian trước. Mà theo tôi biết chi phí này hiện nay tại nhiều NH vẫn còn lên tới cả 12-14%/năm thì làm sao các NH có thể hạ ngay lãi vay trên diện rộng cho nhiều DN, có chăng chỉ là các khách hàng VIP và khách hàng lớn.
Vậy theo ông, để cứu DN, cứu nền kinh tế đang có dấu hiệu suy thoái, chúng ta phải làm ngay những gì để khơi dòng tín dụng?

Việc điều hành chính sách tiền tệ kiểu giật cục trong thời gian qua (lãi suất lúc tăng cao, lúc giảm nhanh trong thời gian ngắn) khiến các doanh nhân mất niềm tin, ở vào thế thủ nên không dám đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh 
PGS-TS Trần Hoàng Ngân - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia

Vấn đề mấu chốt hiện nay về chính sách tiền tệ là cần phải nhanh chóng xử lý nợ xấu.
Các NH cũng nên xem DN là bạn đồng hành, cơ cấu lại những khoản nợ nằm trong khả năng và giới hạn an toàn nhất định.
Mô hình công ty mua bán nợ của NHNN dự định thành lập cũng là một giải pháp, nhưng cần phải đảm bảo được sự minh bạch, công khai, tránh cứu vớt những DN làm ăn không đàng hoàng, không còn khả năng hồi sinh và tránh để lợi ích nhóm cục bộ chi phối.
Đối với hàng tồn kho thì sao, thưa ông?
Khó khăn lớn nhất của DN hiện nay là hàng tồn kho. Nguyên nhân tồn kho vì sức mua giảm, DN không có đầu ra. Các DN cũng không thể hạ giá thành, vì trước đó phải vay vốn với LS quá cao, nên để tháo gỡ nhà nước phải vào cuộc thật đồng bộ.
DN thuộc lĩnh vực nào thì bộ, ngành đó phải tham gia, như nông lâm thủy sản thì Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn phải vào cuộc, xem cần có giải pháp gì để hỗ trợ sức mua, giúp DN có thể giảm giá thành.
Các hiệp hội ngành nghề cũng phải vào cuộc, xem DN hội viên của mình khó ở đâu, làm cầu kết nối cho họ... Giải pháp nào cũng cần phải có sự phối hợp, không thể mạnh ai người ấy làm, người ấy đi xin hỗ trợ. Giải phóng được hàng tồn kho, có đầu ra, DN quay vòng được vốn, NH xử lý được nợ xấu mới dám tiếp tục cho vay.

PGS-TS Trần Hoàng Ngân - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia: Thôi ngay cách điều hành chính sách kiểu giật cục !

Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam: Gấp rút khơi thông tín dụng 

Từ năm 2007 trở về trước, LS huy động của các NH dưới 10%/năm nhưng những năm sau đó liên tục tăng trên mức này, năm 2008, 2011 lên 18%/năm. Việc điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) kiểu giật cục trong thời gian qua (LS lúc tăng cao, lúc giảm nhanh trong thời gian ngắn) khiến các doanh nhân mất niềm tin, ở vào thế thủ nên không dám đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Cũng trong thời gian qua chính sách tài khoản, CSTT mở rộng làm cung tiền nở khá nhanh, từ mức 40% GDP của năm 2000 tăng lên 120% GDP vào năm 2010; dư nợ tín dụng bình quân của 10 năm trở lại đây tăng 30%, trong khi các nước khác khoảng 10%...
Từ các vấn đề trên cho thấy CSTT hiện nay cần hướng đến 3 mục tiêu quan trọng đó là kiềm chế lạm phát, hỗ trợ kinh tế tăng trưởng hợp lý và hỗ trợ cho quá trình tái cơ cấu kinh tế. Trong đó chính sách LS phải được điều hành theo lạm phát lõi, lạm phát cơ bản để có được LS cho vay ở mức 10 - 12%/năm nhằm hỗ trợ khu vực sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn NH trong thời gian tới cần được ưu tiên cho lĩnh vực nông nghiệp. Chừng nào NHNN tái cơ cấu xong hệ thống ngân hàng, lúc đó trần LS mới có thể được tháo dỡ. Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng hiện nay như một khối u kéo lì nền kinh tế, vì vậy trong giai đoạn này, các giải pháp chấp nhận không nên đặt nhiều vào tăng trưởng kinh tế mà nên tập trung làm lành mạnh “cơ thể” tài chính.
T.Xuân (ghi)

Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam: Gấp rút khơi thông tín dụng 

TS Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia: Quan trọng là quản lý nợ xấu
Lãi suất giảm nhưng tín dụng tăng trưởng chậm. Để có thể khơi thông tín dụng cho DN, vấn đề quan trọng nhất hiện nay đối với hệ thống NH đó là việc xử lý nợ xấu.
Đề án thành lập Công ty mua bán nợ xấu NH đang được soạn thảo để trình Chính phủ trong thời gian tới.
Tuy nhiên để các khoản nợ xấu không quay trở lại vào 10 năm tới, hệ thống NH cần công khai minh bạch tình hình tài chính, áp dụng các chuẩn mực về kế toán quốc tế, quản lý rủi ro theo các tiêu chuẩn hiện đại của thế giới.
Thanh Xuân (ghi)
Ông Trần Thanh Vân - Phó giám đốc Công ty cổ phần Gentraco (Cần Thơ): Hàng không bán được, vay tiền cũng không biết làm gì

 

Từ tháng 1 đến tháng 4.2012, các DN trong đó có Gentraco phải vay với LS khoảng 18-19%/năm, cùng với thị trường đầu ra bị thu hẹp nên DN hầu như làm ăn không có lãi. Trong khoảng 1 tháng trở lại đây, chúng tôi đã tiếp xúc với nhiều NH để vay vốn nhưng cũng không phải dễ. Duy chỉ có Agribank, NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chấp nhận cho vay mới với LS 13-14%/năm, nên chúng tôi dám đầu tư mở rộng thêm kho gạo với sức chứa 80.000 tấn.
Dù vậy theo tôi, trong hoàn cảnh hiện tại, LS cho vay khoảng 12%/năm thì DN biết cách xoay xở khả dĩ mới dám vay. Hiện chúng tôi và nhiều DN đang còn hàng tồn kho nhiều, nếu không giải quyết được, không có hỗ trợ về giá, về sức mua thì DN có vay vốn cũng chẳng biết làm gì.
Anh Vũ (ghi)
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành: Lãi suất dưới 10% thì các DN mới hoạt động được

Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam: Gấp rút khơi thông tín dụng 

Trong ngắn hạn, NHNN phải xác lập một hạn mức tín dụng với LS thấp dưới 10% thì các DN mới hoạt động được. Tôi nghĩ rằng với quyền hạn của mình, NHNN hoàn toàn có thể làm được điều này bằng các công cụ tài chính.
Về dài hạn, điều tiết lưu lượng tiền ra nền kinh tế thế nào cho phù hợp, tránh việc cung tiền quá nhiều có thể gây lạm phát hoặc quá ít sẽ gây thiểu phát cũng là vai trò của NHNN.
Điều này sẽ liên quan đến khả năng dự báo để việc bơm tiền ra và hút tiền vào đạt được hiệu quả theo đúng mục tiêu. Trong công tác điều hành, NHNN phải đẩy mạnh công tác xử lý, giám sát không để xảy ra hiện tượng kiểu như xé rào LS. Điều đó mới đảm bảo được CSTT với mức LS hợp lý đến được với DN nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Mai Phương (ghi)

Sử dụng mạnh “chiếc gậy” tài khóa
Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam: Gấp rút khơi thông tín dụng 
Chính sách tài khóa giai đoạn này cần phát huy vai trò nhiều hơn nữa, mạnh hơn nữa đối với tăng trưởng. Chính phủ đã có Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10.5.2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường (NQ 13). Tuy nhiên, các giải pháp trong NQ số 13 như vậy là chưa đủ liều lượng và chưa toàn diện. Chính sách tài khóa như một “chiếc gậy” vừa bẩy vừa đập; một mặt, duy trì và thậm chí tăng thêm nguồn vốn cho những khu vực hoạt động có hiệu quả, tạo nhiều công ăn việc làm; mặt khác hạn chế chi tiêu của ngân sách vào những khu vực không hiệu quả, lãng phí vốn, đầu tư công tràn lan. Phải nhận thấy rõ chính sách tài khóa đúng đắn mới có được vai trò, tác dụng chính trong việc tạo ra và duy trì tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.
Tài khóa thắt chặt chẳng những có tác dụng kiềm chế lạm phát mà còn góp phần giảm bội chi ngân sách nhà nước, Chính phủ không phải chịu áp lực phát hành trái phiếu để bù đắp bội chi, mặt bằng lãi suất nhờ vậy cũng bớt “nóng”. Khi đó, việc giảm LS tháo gỡ khó khăn cho DN, ổn định thị trường mới có hiệu quả. Không có cách nào để một Ngân hàng trung ương có thể thực hiện tốt việc ổn định được giá cả, lãi suất, tỷ giá... đồng thời với hỗ trợ tăng trưởng sản xuất nếu thiếu sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả của chính sách tài khóa.
TS Nguyễn Thị Thanh Hương
(TBT Tạp chí Ngân hàng)

Lạm phát vừa qua lại lo đối phó với suy giảm kinh tế; mục tiêu xuất khẩu nhưng sau 20 năm, vẫn nhập siêu; chiến lược công nghiệp hóa nhưng vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên vật liệu bên ngoài... TS Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM cho rằng, nguyên nhân sâu xa là chúng ta "đắm chìm" quá lâu trong giai đoạn gia công.
>> Tìm lối ra cho kinh tế

Nhiều người "đàm tiếu" rằng, ngành mũi nhọn của ta như trái mít. Nghĩa là chi chít các mũi nhọn

Trong đề án tái cấu trúc kinh tế có nêu ra khá nhiều ngành mũi nhọn. Điểm lại trong suốt nhiều năm qua có thể thấy, rất nhiều ngành được chọn là kinh tế mũi nhọn đến thời điểm này, chúng ta vẫn chưa thực sự có một "mũi nhọn" nào để cạnh tranh với thế giới, ông lý giải thế nào về nghịch lý này?
Đây không phải là vấn đề mới. Khái niệm ngành mũi nhọn trong chiến lược kinh tế của cả nước, của địa phương... đều được nêu ra. Nói nôm na, ngành nào có lợi thế, cạnh tranh được thì chúng ta coi là mũi nhọn. Đến mức, nhiều người "đàm tiếu" rằng, ngành mũi nhọn của ta như trái mít. Nghĩa là chi chít các mũi nhọn. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của ta khi xác định ngành mũi nhọn là mới chỉ nói ý chí, muốn làm cái gì mà quên mất một điều quan trọng là làm bằng cách nào, nguồn lực nào, ai làm. Từ kế hoạch 5 năm, 10 năm, tới đề án tái cấu trúc kinh tế hiện nay đều chưa làm rõ chúng ta sẽ phát triển ngành mũi nhọn bằng cách nào, với chính sách gì. Đó là nguyên nhân chúng ta chưa có "mũi nhọn" nào cả.
Việc xác định ngành mũi nhọn có ý nghĩa rất lớn trong việc đầu tư vốn, tạo cơ chế, chính sách để tạo đột phá cho ngành này. Theo ông, chúng ta có nên "chọn" lại một hay một vài ngành mũi nhọn để tập trung phát triển?
Đó là tư duy của nền kinh tế kế hoạch kiểu cũ. Chúng ta thường nghĩ đưa ra sản phẩm nọ, sản phẩm kia, ngành nọ, ngành kia rồi nhà nước làm. Nhưng trong một nền kinh tế thị trường, chủ thể thực thi là doanh nghiệp (DN). Họ chỉ làm những cái thị trường cần, những cái tạo lợi nhuận cho họ chứ không phải cái nhà nước muốn. Nhà nước cũng không thể bảo DN làm cái nọ cái kia. Chúng ta đang trả giá về nông nghiệp. Chúng ta thường quy hoạch trồng cây này, nuôi con kia và đưa người nông dân tới chỗ nghe theo làm, làm xong không có thị trường, cuối cùng họ lại chặt cây nọ, trồng cây kia, tạo sự bất ổn. Trong kinh tế thị trường, ý đồ chiến lược của nhà nước phải thể hiện qua chính sách và định chế. Để các chính sách này tác động lên thị trường, thị trường tự vận động và DN tìm thấy cơ hội của họ ở đó.

Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam
Tăng cường sản xuất nguyên, vật liệu với tỷ lệ nội địa hóa cao. Trong ảnh: Nhà máy lắp ráp Ô tô Trường Hải

Nhưng thực tế cũng có nhiều ngành được hỗ trợ, ưu đãi về cơ chế, chính sách nhưng vẫn không thể đột phá, thưa ông?
Đó là do chúng ta đã duy trì quá lâu nền công nghiệp gia công, dựa trên giá trị gia tăng và nội địa hóa thấp nên càng xuất khẩu thì càng nhập siêu do phải nhập nguyên liệu. Hậu quả là sau 20 năm xây dựng, một loạt các ngành mũi nhọn đều tiêu điều. Đơn cử như chúng ta tập trung phát triển công nghiệp điện tử thì điện tử chết dở sống dở, chỉ gia công để sống; công nghiệp ô tô không thành công khi kêu gọi đầu tư nước ngoài; ngành cơ khí què quặt, không đủ sức trang bị cho nền kinh tế; thiếu tư duy phát triển công nghiệp hỗ trợ, không có chính sách khuyến khích xây dựng thương hiệu, sáng tạo ứng dụng công nghệ mới. Nói nôm na, trong quá trình công nghiệp hóa chia 4 giai đoạn nhưng chúng ta "đắm chìm" quá lâu trong giai đoạn đầu. Giai đoạn dựa vào nguyên liệu, vật liệu, công nghệ, thị trường bên ngoài để phát triển bên trong. Hay nói cách khác, nền kinh tế vẫn ở trong thời kỳ gia công chứ chưa chuyển sang giai đoạn sản xuất, giai đoạn tạo ra được linh kiện, phụ kiện để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Với mô hình tăng trưởng này, theo ông, liệu chúng ta có thể thực hiện tái cơ cấu kinh tế?
Tôi khẳng định, muốn thực hiện mục tiêu tái cấu trúc kinh tế, phải đạt cho được, thay đổi cho được mô hình tăng trưởng hiện nay. Chúng ta không thể dựa vào khai thác tài nguyên thô, lao động rẻ, gia công, đẩy vốn ra để tăng trưởng mà phải làm ngược lại. Chúng ta phải chuyển cho được nền kinh tế từ gia công sang sản xuất. Nghĩa là giai đoạn sáng tạo một phần về công nghệ; phải sản xuất được nguyên liệu vật liệu với tỷ lệ nội địa hóa cao; những thương hiệu mang tên VN.
Cụ thể chúng ta phải làm gì để "chuyển" sang sản xuất như ông nói?
Phải phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Muốn làm được điều này, phải gắn liền với phát triển DN vừa và nhỏ chứ không phải các tập đoàn, kể cả tư nhân hay nhà nước. Phải có những chính sách thật mạnh để hỗ trợ ngành công nghiệp phụ trợ, tạo thành các cụm công nghiệp liên kết.
Chúng ta phải hình thành được hệ thống quan điểm rõ ràng, thể hiện bằng chính sách, đạo luật, định chế và phải "phân vai", nhà nước làm gì và tư nhân làm gì. Cái nhà nước làm hướng tới mục tiêu tạo điều kiện cho khu vực tư nhân phát triển theo đúng mục tiêu nhà nước muốn. Ví dụ, ta có bờ biển dài, vậy VN có làm công nghiệp đóng tàu hay không? Theo tôi là nên làm dù thế giới chê và thừa nhưng không có nghĩa là VN không nên làm. Ít nhất là vận tải dọc ven biển và dọc sông ĐBSCL. Nhưng trong ngành đóng tàu thì nhà nước phải đầu tư cho nghiên cứu, công nghiệp hỗ trợ, hóa chất, điện tử... phải hình thành các cụm như vậy. Hay chiến lược của chúng ta là công nghiệp hóa thì phải phát triển ngành công nghiệp cơ khí. Không có cơ khí, không thể công nghiệp hóa. Sau xác định ngành, sản phẩm thì đầu tư "phân vai", nhà nước làm gì và tư nhân làm gì, rồi chính sách phải đồng bộ để hỗ trợ cho ngành phát triển...

Với độ mở lớn, trong 4 năm vừa rồi, kinh tế VN chịu nhiều tác động tiêu cực từ kinh tế toàn cầu. Cộng với mô hình kinh tế bất cập dẫn tới những hệ quả nặng nề. Để xử lý, Chính phủ thường áp dụng biện pháp tình thế nên bao giờ cũng có tác động tích cực và tiêu cực. Gói kích cầu năm 1999 - 2000 phục hồi tăng trưởng thì gây lạm phát năm sau. Gói giải pháp giảm tổng cầu, ngăn chặn lạm phát năm 2011 thì gây suy giảm, trì trệ năm 2012...

Nguyên Khanh
(thực hiện
-Vai trò của nhà nước không được làm rõ, chính sách bị thao túng bởi các nhóm lợi ích... là căn nguyên của sự bất ổn vĩ mô. Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chính sách công của Chương trình kinh tế Fullbright (ảnh) đã có cuộc trao đổi với Thanh Niên xung quanh những vấn đề phải được làm rõ, được giải quyết trước, để có thể thực hiện tái cơ cấu kinh tế hiệu quả.
>> Cần “gói kích thích” hơn “bơm tiền” ồ ạt vào thị trường
Ngân hàng yếu kém thì sáp nhập, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đầu tư kém hiệu quả thì cắt vốn; đầu tư công dàn trải thì "siết" lại, cách tái cơ cấu kinh tế của ta vẫn nặng về "sai đâu, sửa đó" mà chưa chỉ rõ nguyên nhân sâu xa của các vấn đề này. Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn tới các bất ổn kinh tế hiện nay?
Tôi cho rằng đó là sự thiếu rõ ràng vai trò của Nhà nước trong cả 3 mảng điều hành, can thiệp và tham gia làm kinh tế thị trường. Chúng ta vẫn hay nói một cách chung chung "nhà nước đóng vai trò chủ đạo" nhưng vai trò của nhà nước trong cả ba mảng này đều rất mông lung. Chính vì sự mông lung đó nên mạnh ai nấy làm, không cần biết chức năng của cơ quan ấy là gì, có phù hợp hay không và không có sự phối hợp giữa các cơ quan. Từ đó gây ra lãng phí, thiếu hiệu quả và thất thoát vốn ngân sách.

cảng Thị Vải
Cảng Thị Vải - Cái Mép thu hút được vốn đầu tư nước ngoài nhưng ngay sau đó, nhà nước lại đầu tư 2 dự án xây dựng cảng ở đây, lẽ ra tiền đó phải dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng, đường lên cảng... - Ảnh: Nguyễn Long

"Vừa đá bóng, vừa thổi còi"
Ông có thể phân tích cụ thể hơn về sự "thiếu rõ ràng" này?
Chúng ta đều biết, vai trò của nhà nước là điều tiết nhưng ở rất nhiều trường hợp, thay vì điều tiết nhà nước lại đứng ra tự làm. Mà nếu đã làm, thì không thể điều tiết được. Ví dụ như vụ Vinalines, Bộ GTVT vừa là người điều tiết, vừa là chủ sở hữu thì làm sao có thể điều tiết được? Hay chuyện giá điện, EVN là cơ quan đề xuất giá điện thì Cục Điều tiết điện lực phải là cơ quan độc lập. Nhưng cả hai cơ quan này đều thuộc Bộ Công thương... Nếu "vừa đá bóng, vừa thổi còi", ngay cả khi anh làm đúng, xã hội cũng không tin.
Chúng ta đều biết, vai trò của nhà nước là điều tiết nhưng ở rất nhiều trường hợp, thay vì điều tiết nhà nước lại đứng ra tự làm. Mà nếu đã làm, thì không thể điều tiết được. Ví dụ như vụ Vinalines, Bộ GTVT vừa là người điều tiết, vừa là chủ sở hữu thì làm sao có thể điều tiết được?

Cũng vì không xác định rõ ràng vai trò của mình nên trong rất nhiều chuyện, nhà nước thậm chí đứng ra cạnh tranh với tư nhân. Ví dụ ở cảng Thị Vải - Cái Mép, chúng ta đã thành công khi thu hút được vốn đầu tư cảng rất hiện đại để đón tàu có trọng tải lớn. Tất cả là vốn nước ngoài và liên doanh. Nhưng ngay sau đó, nhà nước lại đầu tư 2 dự án xây dựng cảng ở đây. Vấn đề đặt ra là, nếu các nhà đầu tư nước ngoài, các công ty liên doanh đã nhìn thấy được tiềm năng của việc xây cảng và bỏ vốn vào đây thì không việc gì nhà nước (PMU 85 thuộc Bộ GTVT) lại phải bỏ vốn vào làm 2 cảng để cạnh tranh. Lẽ  ra tiền đó phải dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng, đường lên cảng...
Ngược lại trong lĩnh vực y tế - giáo dục, chúng ta lại muốn xã hội hóa hoàn toàn. Nếu xã hội hóa hoàn toàn, ta sẽ khiến một bộ phận dân chúng không tiếp cận được với dịch vụ giáo dục và y tế. Lĩnh vực này là nhiệm vụ của nhà nước phải làm, các nước đều làm thế thì ta lại chuyển gánh nặng sang cho khu vực tư nhân...
Nghĩa là cái cần phải "tái cấu trúc" trước tiên chính là vai trò quản lý, điều hành của nhà nước?
Đúng vậy, phải xác định rõ vai trò thực sự của nhà nước. "Tái" vai trò này về đúng chức năng, nhiệm vụ của mình chứ không "lấn sân" hay "đá lộn sân" như lâu nay. Ví dụ như giá điện, khi có độc quyền, gây tổn hại cho xã hội thì nhà nước phải đứng ra điều tiết cho dù độc quyền đó là của nhà nước hay tư nhân. Những vấn đề thị trường không làm được, không muốn làm hay làm sai lệch thì nhà nước phải làm hoặc phải can thiệp...
Dùng thể chế kinh tế bên ngoài để kiểm soát DNNN
Nhưng thực tế vẫn có các nhóm lợi ích chi phối những quyết định quan trọng trong nền kinh tế. Nghĩa là ngay cả khi nhà nước đứng vào đúng vị trí của mình, nếu không loại bỏ được các nhóm lợi ích này thì tình trạng đầu tư dàn trải, phá vỡ quy hoạch, lãng phí vốn ngân sách sẽ vẫn còn tiếp diễn, thưa ông?
Tình trạng nhiều tổ chức, cá nhân đều hoạt động theo lợi ích cục bộ là một thực tế không thể phủ nhận. Điều này thể hiện rõ nhất ở mối quan hệ "tam giác" trong đầu tư công. Ví dụ, chính quyền địa phương muốn xin làm một dự án sân bay, người thực hiện là DNNN và cơ quan trung ương là người phê duyệt. Mặc dù biết rõ là sân bay này không cần thiết vì tỉnh bên, chỉ cách chưa đầy 100 km đã có một sân bay, trong quy hoạch cũng không có... nhưng sân bay vẫn được duyệt vì cơ quan trung ương không quan tâm đến lợi ích chung của cả vùng đó. Ừ thì địa phương bên cạnh có sân bay nhưng là chuyện của tỉnh đó. Tỉnh đó có hậu thuẫn chính trị riêng của tỉnh đó. Còn tỉnh này sẽ có hậu thuẫn cho mình nên đồng ý đưa vào quy hoạch. Nếu không có tiền, địa phương làm thì bố trí vốn trái phiếu, doanh nghiệp làm thì chỉ đạo cho vay... Điều này dẫn tới tình trạng tỉnh nào cũng có sân bay, cảng, khu kinh tế... bất chấp nhu cầu thị trường không có, quy hoạch không có.
Theo phân tích của ông và dựa trên thực trạng đầu tư dàn trải, lãng phí... thì nhóm “lợi ích cục bộ” xuất hiện ngày càng nhiều. Đâu là nguyên nhân của tình trạng này?
Đây là hậu quả của sự chia cắt, phân mảng trong thể chế kinh tế. Nỗ lực của ta là xây dựng thể chế kinh tế mới, luật pháp mới, bộ máy mới... nhưng tất cả cái mới đó đều bị phân mảng, chia cắt. Sự chia cắt đó khiến bản thân thể chế kinh tế mới lại tạo thành các nhóm lợi ích riêng. Đáng lẽ anh tạo ra thể chế kinh tế mới để điều tiết, chi phối và điều chỉnh lại hành vi của các nhóm lợi ích. Để nhóm lợi ích phải đi theo mục tiêu của xã hội nhưng cuối cùng ta lại để sự chia cắt hình thành nên các nhóm lợi ích mới.
Vậy để tái cơ cấu kinh tế hiệu quả, phải xác định vai trò của nhà nước hay khắc phục tình trạng chia cắt của các thể chế kinh tế, thưa ông?
Phải sửa cả hai, phải xác định vai trò của nhà nước và hoàn thiện thể chế kinh tế mới không bị phân mảng như hiện nay. Bởi khi nhà nước thực hiện đúng vai trò của mình sẽ phải dùng thể chế kinh tế để điều tiết lại. Vì luôn luôn có tình trạng các nhóm lợi ích tạo áp lực để vô hiệu hóa chuyện kiểm soát. Tình trạng các dự án không hiệu quả nhưng vẫn được phê duyệt như nói trên là một minh chứng điển hình. Với một thể chế kinh tế tốt, nếu vì áp lực chính trị anh phải phê duyệt thì sau đó, anh sẽ sử dụng thể chế tài chính để kiểm soát lại. Nói nôm na là, tôi thất bại trong việc kiểm soát cấp phép thì giờ không cấp tiền. Các ngân hàng tự đánh giá kiểm định, nếu thấy sân bay, cảng hay khu kinh tế này hiệu quả... thì họ sẽ tài trợ. Khi họ đồng ý tài trợ mà không có áp lực chính trị, thậm chí lúc đó, có thể nhà nước sẽ bỏ tiền ngân sách bổ sung thêm. Khi có tín hiệu thị trường, có nhu cầu cơ sở, thì nhà nước sẽ làm.
Trong quản lý các DNNN, Trung Quốc cũng sử dụng các thể chế kinh tế bên ngoài để kiểm soát. Họ bắt các tập đoàn phải niêm yết ở Hồng Kông, Singapore... Như vậy, "tôi" không kiểm soát anh nhưng các nguyên tắc kinh tế của thế giới sẽ kiểm soát anh. Các thể chế bên ngoài ấy sẽ phát hiện anh nếu anh có vấn đề và cơ quan nhà nước kiểm soát thông qua các thể chế này.
Nguyên Hằng (thực hiện)

- Lỏng lẻo hệ thống giám sát tài chính Việt Nam (Mạnh Quân).
Lỏng lẻo hệ thống giám sát tài chính Việt Nam (TVN 4-7-12)
Vì sao nông dân liên tục “dính bẫy” thương lái Trung Quốc? (NĐT 4-7-12)
Khu đô thị “ma” ở thiên đường nhà đất (DT 4-7-12)
Petrolimex trần tình "nghi án" chiếm dụng hàng tỷ đồng tiền thuế
-  DATC tái cơ cấu Bianfishco: Tăng vốn điều lệ Bianfishco lên 1.000 – 1.200 tỷ đồng (Cafef/SGGP).
SHB sẽ tham gia tái cấu trúc Bianfishco
Sau khi sáp nhập với Habubank, SHB trở thành cổ đông lớn nhất của Bianfishco với 78% vốn điều lệ. SHB muốn là đơn vị chủ trì tái cơ cấu Bianfishco.
--Công nhân lũ lượt rời nhà máy thuỷ sản
- Thủ tướng: Dự trữ ngoại hối tăng hơn 10 tỷ USD trong 6 tháng (VnEconomy). Tụt 13 tỉ, hơn một nửa, chỉ sau 4 năm?- “Xem xét xử lý ngay nợ xấu bằng nguồn dự phòng rủi ro” (VnEconomy).
Hơn 26.000 doanh nghiệp Việt Nam đóng cửa (VOA).
- Việt Nam đàm phán hiệp định thương mại tự do với khối EFTA (VOA).

Bộ Tài chính: Giá điện tăng ít tác động đến giá hàng hoá
Không đẩy sự thất thoát điện, nước về phía dân
Không thể bắt xã hội gánh lỗ cho ngành điện

TP - Theo đánh giá của các chuyên gia, việc tăng giá bán điện 5% là không có cơ sở. Bộ Công Thương và EVN không thể bắt toàn xã hội gánh lỗ cho doanh nghiệp.

Sự thật về nợ bất động sản: gấp 1,8 lần báo cáo
08:30 ngày 05.07.2012
SGTT.VN - Tính đến thời điểm cuối năm 2011, tổng dư nợ cho vay bất động sản là 348.000 tỉ đồng. Theo nhận định của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, con số này vượt hơn 1,8 lần so với ngân hàng công bố trước đây.
- Doanh nghiệp không được “tự tung tự tác” giá xăng (PLTP).  - Chuyện tăng giá điện: Khéo hay không khéo? (ĐV).
- Nga -Việt thúc đẩy hợp tác dầu khí (BBC).
- Tập đoàn khách sạn Pháp Accor mở rộng hoạt động tại Việt Nam   —  (RFI).
-  G7 đứng đầu thị trường cà phê hòa tan VN (TN).
-Phó Thống đốc: Chọn SJC là thương hiệu vàng quốc gia (TTXVN).- Việt Nam mua tạm trữ nửa triệu tấn gạo (VOA).
- Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam tăng (VOA).

Tổng số lượt xem trang