-(Tamnhin.net) - Chuyện ngược đời nhưng vừa xảy ra và sẽ tiếp tục tái diễn khi người dân ở thị trấn Tân Kỳ (huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) có đơn kháng án gửi lên cấp tòa cao hơn. Tìm hiểu thấy, việc 9 người dân trở thành bị đơn trước tòa có nguồn gốc từ “chiêu bài mị dân” của nguyên chủ tịch UBND thị trấn Tân Kỳ. Và nực cười, khi “tiền bối” bị kỷ luật, chủ tịch UBND thị trấn kế nhiệm lại đâm đơn kiện dân.
Bị đơn Phạm Thanh Bình trao đổi với báo chí
Chủ tịch chơi trò… “mị dân”!
Ngày 20/9/2007, được UBND huyện Tân Kỳ đồng ý, UBND thị trấn Tân Kỳ đã ra thông báo đấu thầu 9 ki ốt dịch vụ (tại khu vực vòng xuyến, bám mặt đường mòn Hồ Chí Minh thuộc khối 8 thị trấn Tân Kỳ) để cho người dân thuê kinh doanh. Đây là vị trí đẹp, thuận lợi phục vụ cho khách du lịch tham quan đường Hồ Chí Minh và di tích lịch sử Quốc Gia “Cột mốc số không” (địa điểm này nằm cách di tích mấy chục mét).
Hơn nữa, các ki ốt đã được xây dựng đầy đủ tiện nghi nên nhiều người dân đã háo hức nộp hồ sơ đăng ký. Xét đấu giá xong, ngày 08/10/2007, UBND thị trấn Tân Kỳ ra quyết định phê chuẩn kết quả. Theo văn bản này thì có 9 người dân trên địa bàn thị trấn Tân Kỳ trúng đấu giá. Mức kinh phí trúng đối với 1 ki ốt thấp nhất là hơn 55 triệu đồng và cao nhất là hơn 58 triệu đồng.
Thực hiện đúng quy định, những người dân trên đã nộp đủ số tiền và có biên lai thu tiền có con dấu của UBND thị trấn Tân Kỳ. Và ký hợp đồng thuê ốt với ông Nguyễn Công Ngọ-Bấy giờ là chủ tịch UBND thị trấn Tân Kỳ (gọi là hợp đồng thứ nhất). Các hợp đồng này đều có thời hạn 20 năm (tính tháng 10/2007 và số tiền trúng đấu giá trên là trả cho 20 năm). Nhưng kinh doanh được 2 năm thì do có đơn kiện nên huyện Tân Kỳ và Sở tài chính Nghệ An trong quá trình kiểm tra đã phát hiện việc ông Ngọ ký hợp đồng trên là trái thẩm quyền. Vậy nên UBND huyện này đã chỉ đạo thị trấn Tân Kỳ hủy hợp thứ nhất với người dân thuê ki ốt.
Và ngày 19/02/2009, thị trấn Tân Kỳ đã có quyết định bãi bỏ hợp đồng thứ nhất. Ngày 24/02/2009, UBND thị trấn đã ký lại bản hợp đồng với thời hạn thuê ki ốt 1 năm đối với 9 hộ dân đã trúng đấu giá (gọi là hợp đồng thứ hai). Và giá trị cho thuê trong bản hợp đồng này là hơn 2,8 triệu đồng/năm. Điều khó hiểu là đã ký lại hợp đồng thứ hai nhưng trong nhiều văn bản thì không thấy đả động đến việc UBND thị trấn trả lại số tiền mà dân đã nộp thuê ki ốt trong hợp đồng thứ nhất!
Giải thích điều này, ông Phạm Thanh Bình-một người dân thuê ki ốt (ở khối 8 thị trấn Tân Kỳ) cho rằng: “Bấy giờ lãnh đạo thị trấn xuống vận động chúng tôi là cứ ký 1 năm để đối phó với huyện còn vẫn thực hiện hợp đồng 20 năm. Vậy nên chúng tôi nghe theo và không đòi lại tổng số tiền đã nạp”.
Điều này trong một văn bản có xác nhận của Mặt trận tổ quốc, Hội nông dân, Ban tài chính, Hội cựu chiến binh đã thừa nhận: “…vận động các hộ ký hợp đồng từng năm 1 là giải pháp tình thế để giúp UBND ổn định tình hình chính trị, còn hợp đồng 20 năm thực tế có giá trị”.
Trước việc tại sao UBND huyện không chỉ đạo khi thị trấn Tân Kỳ đã “đi đêm” với dân, ông Nguyễn Văn Thanh-Phó trưởng phòng tài nguyên và môi trường huyện Tân Kỳ cho rằng: “Ở thị họ có thể nói với dân để cho qua chuyện chứ ở huyện thì không bao giờ vì đã biết việc đó là sai. Huyện đã chỉ đạo hủy bỏ hợp đồng 20 năm và ký lại hợp đồng mới… còn vấn đề tài chính ở góc độ chuyên môn thì phòng không chỉ đạo việc thị trấn trả lại tiền đã ký 20 năm mà dân đã nộp”.
9 người dân bỗng bị tòa… triệu tập! Sau khi ký hợp đồng thứ hai, 9 hộ dân trúng đấu giá vẫn kinh doanh, buôn bán bình thường cho đến nay. Và hết thời hạn 1 năm, các hộ dân trên vẫn không ký lại hợp đồng khác cho đến ngày bị khởi kiện. Và tất nhiên số tiền họ đã nộp để thuê ki ốt trong vòng 20 năm vẫn nằm trong “túi” thị trấn Tân Kỳ. Ngày 17/12/2010, UBND huyện Tân kỳ đã có thông báo thu hồi đất và yêu cầu thị trấn Tân Kỳ thanh lý hợp đồng thuê 9 ki ốt của người dân trúng đấu giá để thực hiện dự án xây dựng Trung tâm thương mại Tân Kỳ.
Ngày 15/8/2011, UBND thị trấn Tân Kỳ đã có thông báo thanh lý hợp đồng và hoàn trả lại tiền thuê ki ốt. Tuy nhiên vì một số quyền lợi chưa được giải quyết thỏa đáng nên 9 người dân này chưa đồng ý với phương án thanh lý mà thị trấn đưa ra.
Người dân nộp tiền có hóa đơn nhưng cho rằng mình bị thua thiệt khi tòa tuyên án |
Ở diễn biến khác, liên quan đến nhiều sai phạm, ông Nguyễn Công Ngọ-chủ tịch UBND thị trấn lúc bấy giờ đã bị “đi đầy”. Ông Phan Huy Hoàng-giữ chức chủ tịch UBND thị trấn Tân Kỳ đã làm được cái việc “xưa nay hiếm” là có đơn khởi kiện 9 người dân trên vào ngày 04/11/2011! Tréo ngoe thay, từ chỗ bị chính quyền “chơi trò mị dân”, những người dân này bỗng nhiên sẽ phải hầu tòa!
Hòa giải không xong, ngày 15/3/2012, 9 người dân trên đã nhận được giấy triệu tập của tòa với tư cách là bị đơn trong vụ án “tranh chấp hợp đồng thuê tài sản”. Nhưng 9 người dân đã ký chung đơn từ chối dự phiên tòa.
“Không những chúng tôi mà người dân nơi đây rất bức xúc về hành động của thị trấn. Ai đời, lãnh đạo thị trấn cũ lừa dân nên bị kỷ luật, giờ lãnh đạo mới chưa giải quyết ổn thỏa với dân lại đâm đơn kiện ra tòa. Chuyện có lẽ chỉ có ở địa phương chúng tôi”, một người dân cho hay.
Sau đó, TAND huyện Tân Kỳ lại tiếp tục hòa giải nhưng không thành. Ngày 27/4/2012, TAND huyện này đã đưa vụ án trên ra xét xử sơ thẩm. Phiên tòa xử trong tình trạng 9 bị đơn và 5 người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan vắng mặt. Và tất nhiên, ông Phan Huy Hoàng-Bấy giờ là chủ tịch (từ tháng 5/2012 thôi chức), đại diện UBND thị trấn Tân Kỳ không thể vắng tại tòa nhằm “đấu tranh” cho nguyên do có đơn kiện dân!?
Bản án số 07 của phiên tòa này đã buộc 9 người dân trên trả lại ki ốt và hoàn trả lại số tiền từ 45 triệu đồng đến 49 triệu đồng sau khi đã trừ phần tiền thuê ki ốt cho các bị đơn. “Chúng tôi đã nộp gần 60 triệu đồng để thuê ki ốt 20 năm (có người gần 90 triệu đồng sau khi nhận chuyển nhượng) giờ tòa tuyên thua thiệt, chúng tôi lại còn chịu thêm mức án phí tranh chấp nhiều triệu đồng thì thật vô lý”, bị đơn Phạm Thanh Bình phân tích.
“Làm trò mèo với dân”!
Trao đổi với báo chí, ông Phạm Văn Hóa-Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ thừa nhận việc lãnh đạo thị trấn sai dân đến sự việc như bây giờ có sự thiệt thòi về người dân! “Họ (lãnh đạo thị trấn Tân Kỳ-PV) cũng đã báo cáo lên huyện là đã xử lý rồi nhưng chỉ chuyển hợp đồng 1 năm lên thôi. Ai biết được các cha làm trò mèo với dân ở dưới. Nói với dân ta cứ thực hiện 20 năm còn giờ làm hợp đồng giả 1 năm…
Thị trấn đã sai từ chỗ này đến chỗ khác. Quy trình xử lý cán bộ thì chúng tôi đã xử lý. Chủ tịch thì đã mất chức đi nơi khác, tiếp tục chủ tịch thứ hai cũng đi rồi”.
“Trảm” hai chủ tịch thị trấn Tân Kỳ!Liên quan đến nhiều sai phạm, trong đó có vụ ký hợp đồng sai thẩm quyền với 9 ngườu dân, ông Nguyễn Công Ngọ bị kỷ luật và mất chức chủ tịch thị trấn Tân Kỳ. Và xuống làm cán bộ địa chính xã Đồng Văn (từ tháng 7/2010).Ông Phan Huy Hoàng - Chủ tịch UBND thị trấn Tân Kỳ kế nhiệm ông Ngọ mới đây cũng bị kỷ luật khiển trách vì cũng dính đến chuyện 9 ki ốt cho thuê. Ông Hoàng buộc miễn nhiệm Ủy viên ban chấp hành Huyện ủy Tân Kỳ và hiện “rớt” xuống làm phó Chủ tịch UBND thị trấn Tân Kỳ từ tháng 5/2012.
|
Châu Anh
Cử tri Hà Nội gửi hàng trăm kiến nghị về đất đai, giao thông
Dân Trí
(Dân trí) - Tránh ùn tắc giao thông, cử tri kiến nghị Hà Nội không nên xây dựng chung cư, trung tâm thương mại trên đất của các cơ quan, bệnh viện, xí nghiệp đã di chuyển khỏi thành phố. Quỹ đất đó nên xây dựng các công trình công cộng phục vụ lợi ích ...
Cử tri đề nghị Hà Nội đốc thúc các dự án “rùa”Thanh Niên
Trên đất các cơ quan di chuyển khỏi thành phố: Không xây chung cưLao động
Khốn khổ vì dự án “treo”An ninh thủ đô
- TQ: bất ngờ cưỡng chế lúc nửa đêm, dân ôm bình ga tử thủ (GDVN).
- Chất vấn trong Đảng: Gắn với trách nhiệm giải trình (VNN).
- Hàng triệu ‘quan xã’, vì sao? (TVN). - Mỗi xã có 170 cán bộ dân “trả lương” (DV).
- Thu hồi đất có dấu hiệu trái luật tại Hà Nam: Bài 2: Dấu hiệu vi phạm pháp luật của chính quyền (DT).
- Cử tri TPHCM bức xúc giá đền bù, tạm cư kéo dài (SGGP).
- Đề nghị đổi tên UBND thành ủy ban hành chính. Thí điểm chính quyền đô thị tại TP.HCM: Sẽ đụng đến nhiều “ghế”, nhiều người (SGTT).
- Khi công chức biết xin lỗi dân (PLTP).
- Quan chức Quốc hội lý giải tại sao có “hiện tượng Nguyễn Bá Thanh” (GDVN).
- Hà Nội: Thi hành kỷ luật 307 đảng viên (ANTĐ).
- Sinh nhật lần thứ 100 TBT Nguyễn Văn Cừ: Công khai, thành thật làm Đảng được thống nhất, mạnh mẽ (VOV). – Xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, gắn bó mật thiết với nhân dân (SGGP).
- Vinashin, ‘sạt sề đựng rác’! (NV). - Thủy điện chặn nước, hạ du Quảng Nam hạn hán trầm trọng (NV).
- Bao giờ chấm dứt nạn mãi lộ? (ĐĐK). - Tòa án đâu chỉ là một ngành (PLTP). -Hơn 200 tỉ đồng di dân vùng dự án điện hạt nhân (NLĐ). Hy vọng nó không có tiền!
- Hà Nội: “Xã đảo” Minh Châu khốn khó (DV).
- Hôm nay xử vụ quan chức đánh cờ bạc tỷ (VNN).
-"Quan" Sóc Trăng quỳ gối năn nỉ để được đánh cờ
(NLĐO) - Tại phiên tòa, bị cáo Đinh Văn Mười, nguyên Phó chủ nhiệm UBKT Thành ủy Sóc Trăng, chối quanh và cho rằng đã bị điều tra viên dụ cung nên khai không đúng sự thật.
– Tổng bí thư, chủ tịch nước nói dựa vào dân, thủ tướng CSVN thẳng tay đàn áp dân (Người Việt).
- “Thả lỏng” lắp đặt truyền hình cáp, gây nhiễu truyền hình số (Infonet).
-
Không cấm thí sinh mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi - Ít ra họ cũng bớt vô cảm rồi ư ?!