Hà Nội có ba chợ truyền thống đã chuyển thành trung tâm thương mại. Đến lúc này, vị Giám đốc Sở Công Thương phải thừa nhận, cả ba trường hợp này đều thất bại, để lại bài học đắt giá.
Kiến nghị có thêm khu vui chơi của chủ đầu tư chợ Hàng Da chưa đủ sức thu hút được khách mua.
Kiến nghị có thêm khu vui chơi của chủ đầu tư chợ Hàng Da chưa đủ sức thu hút được khách mua.
Ông Lê Hồng Thăng, Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, sau khi có kết quả của đợt kiểm tra rà soát hệ thống chợ, trung tâm thương mại (TTTM) tại các quận nội thành vào tháng 8, Hà Nội sẽ quyết định những nơi không thực hiện đúng theo quy hoạch sẽ xem xét việc chuyển đổi mục đích sử dụng. Sở dĩ phải có đoàn thanh tra này vì thực tế, việc chuyển đổi mô hình từ chợ truyền thống thành TTTM tại một số chợ có tiếng của Hà Nội đã thất bại nặng nề, khi tiểu thương bị "đẩy ra đường" còn diện tích xây mới bị bỏ trống. Không ít chủ đầu tư đang phải đệ đơn xin được chuyển đổi chức năng của công trình.
Quả đắng
Hà Nội có ba chợ truyền thống đã chuyển thành trung tâm thương mại. Đó là Cửa Nam, Hàng Da và phần đang cải tạo tại chợ Hôm - Đức Viên. Đến lúc này, vị Giám đốc Sở Công Thương phải thừa nhận, cả ba trường hợp này đều thất bại, để lại bài học đắt giá.
Các tiểu thương phản đối bỏ chợ xây dựng trung tâm thương mại vì cho rằng, nó chỉ mang lại lợi nhuận chủ yếu cho nhà đầu tư. Nhưng trên thực tế, với chính các chủ đầu tư, đây cũng là những trái đắng khi tiền đã chi ra mà thu về chưa được bao nhiêu. Họ đã không hề lường đến khả năng không thể hình thành được chợ, bởi các tiểu thương và người mua quay lưng. Vậy nên, giờ chủ đầu tư phải tính toán đến việc chuyển đổi chức năng.
Trong khi những tranh luận về việc có nên hay không nên chuyển đổi mô hình chợ truyền thống sang TTTM vẫn chưa có hồi kết thì lãnh đạo Hà Nội đã một lần nữa khẳng định, trong quy hoạch đã được rút kinh nghiệm, không có chuyện chợ truyền thống sẽ chuyển sang trung tâm thương mại lớn theo kiểu chợ không ra chợ, trung tâm thương mại không ra trung tâm thương mại. Những chủ đầu tư đã trót "cưỡi lưng cọp" sẽ rất khó xoay chuyển tình thế.
Sai từ gốc
Lý giải nguyên nhân vì sao các chủ đầu tư thất bại khi tham gia vào những dự án này, ông Trần Như Trung, Phó giám đốc Savills Hà Nội cho rằng, ngay ở xuất phát điểm chúng ta đã sai, từ việc thiết kế phân chia cho đến tư duy tổ chức. Là mô hình mới kết hợp chợ truyền thống và TTTM, cho dù muốn đổi mới cho văn minh hơn nhưng vẫn phải tôn trọng cái chung mang tính cộng đồng, thay vì chỉ nhìn vào những lợi ích riêng.
Sai lầm lớn nhất là việc quên rằng, chính việc giúp đỡ những lợi ích chung đó mới là yếu tố quyết định dẫn đến những lợi ích riêng sau này. Những người tham gia, bao gồm chủ đầu tư, hộ kinh doanh cá thể, người mua, phải được đối xử bình đẳng vì cùng trên một con thuyền và cùng cần phải chèo lái nó để thành công. Từ lập luận này ông Trung cho rằng, cần tuân thủ nguyên tắc: phải cộng sinh và đặt lợi ích chung lên hàng đầu, cho dù việc này cần rất nhiều thời gian, sự kiên nhẫn và tinh thần hợp tác.
Vì vậy, câu chuyện nguồn khách chưa nhiều, mặt hàng chưa phong phú… khiến việc chuyển đổi thất bại chỉ là những nhận định ở vòng ngoài. Lời giải cho bài toán này là một câu chuyện phức tạp hơn và các chủ đầu tư muốn sửa lỗi đầu tư cần phải mạnh dạn thay đổi từ gốc.
Việc chuyển đổi chợ là phù hợp với xu thế, nhưng cũng vẫn phải giữ những sinh hoạt văn hóa đặc trưng riêng của chợ truyền thống, do đó chủ đầu tư cần phải tôn trọng những gì đã được coi là truyền thống và rất đỗi quen thuộc với cuộc sống của những người dân.
Tuy nhiên, việc thay đổi là bắt buộc và thực sự cần thiết. Vấn đề lúc này là chủ đầu tư cần phải sửa những lỗi đầu tư. Cần tập trung chuyển đổi về mặt cấu trúc cả về kỹ thuật và tư duy. Theo đó, mặt bằng cần phải được làm lại theo hướng tôn trọng các bên trong kinh doanh. Các chủ đầu tư cần phải chú trọng đến các yếu tố kỹ thuật trong bán lẻ. Không gian bị chia nhỏ, bít kín, làm mất đi tính cộng đồng trong giao thương phải được thiết kế lại và phân bổ theo mặt hàng. Như vậy, buộc lòng các chủ đầu tư cần phải có một cuộc cách mạng trong đầu tư. Nếu nhìn theo cách này, chỉ kiến nghị có thêm khu vui chơi như của chợ Hàng Da là chưa đủ tạo được sự thay đổi từ gốc rễ.
Ông Trung cho rằng, chỉ khi các tiểu thương và chủ đầu tư hợp tác được với nhau thì mới mong thay đổi được cục diện đầu tư vốn đang hết sức bi đát này.
(Theo Doanh nhân)-Hà Nội thừa nhận thất bại khi xây chợ hiện đại
Chợ ngừng chuyển đổi, tiểu thương mừng ra mặt
Đầu tư chợ: 'Đất hứa' thành đất hoang
Bỏ hoang chợ hiện đại, dân tìm về chợ cóc
Hà Nội: Hoang tàn chợ đầu mối
-Nước mắt Chợ Dừa sau 7 năm “hiện đại hoá” (VnMedia 6-7-12) (VnMedia) - “7 năm rồi kể từ ngày mất cái Chợ Dừa, sao bây giờ con mới đến?” - người phụ nữ từng nhiều năm bán hàng ở Chợ Dừa, giờ ngồi bán mẹt hàng trong con ngõ nhỏ cạnh chợ tủi thân nói
Những năm gần đây, khi đi qua khu vực ngã 5 Ô Chợ Dừa, nhiều người chỉ biết ở góc đường Đê La Thành - nơi vị trí “đắc địa” có một quán Karaoke to đùng, cao đến ngạo nghễ. Nhưng những người đã từng sinh ra, lớn lên hay sinh sống ở khu vực này đã lâu, thì trong tâm trí họ không thể quên, nơi đây đã từng là một cái chợ sầm uất với tên gọi thân thương: Chợ Dừa.
Những người đã từng sinh ra, lớn lên hay sinh sống ở khu vực này đã lâu, thì trong tâm trí họ không thể quên, nơi đây đã từng là một cái chợ sầm uất với tên gọi thân thương: Chợ Dừa.
Dù cái chợ này, giống như nhiều chợ khác ở Hà Nội, có một nhược điểm là không được sạch sẽ cho lắm bởi nó nằm thụt xuống cạnh đê, nhưng nó vẫn là một cái chợ, vừa là nơi mưu sinh cho hàng trăm tiểu thương, vừa là nơi cung cấp thực phẩm, hàng hoá tiêu dùng hàng ngày cho người dân ở quanh khu vực này.
Tuy nhiên, cách đây 7 năm, cái chợ này đã được phá bỏ để xây lại, với lời giải thích là: hiện đại hoá chợ để khỏi nhếch nhác, để phục vụ nhân dân, để tiểu thương có chỗ bán hàng sạch sẽ, an toàn.
Ấy thế mà, trở lại “Chợ Dừa” sau 7 năm, cái mà người ta nhìn thấy chỉ là một quán Karaoke với cái tên “OCD” (tên gọi tắt của Ô Chợ Dừa?), cùng những tiếng thở dài của các tiểu thương xưa trong những con ngỏ nhỏ hay chợ cóc xung quanh khu vực.
Chị Thuỷ, một người đã từng có 20 năm bán thịt bò trong Chợ Dừa cho biết, từ ngày bị “đuổi” ra khỏi chợ, chị đã may mắn tìm được một chỗ trên đê Kim Liên với giá thuê hiện tại là 3,5 triệu/tháng. Công việc buôn bán của chị không bị ảnh hưởng nhiều, bởi khách hàng vẫn theo chị về chỗ mới chứ không vào cái nơi mà người ta gọi là “OCD”.
“Ngày ấy, chúng tôi tranh nhau cũng không mua nổi một suất trong chợ với giá vài chục đến cả trăm triệu đồng. Mà có mua được thì cũng không được bán thịt. Người ta bảo, “chợ” giờ chỉ bán những thứ văn minh sạch sẽ, không được bán thịt sống! Ấy thế mà lại may. Nhiều người dồn góp, vay mượn mua được sạp hàng, mấy năm nay bán buôn không được, đắp chiếu bỏ không. Giờ, họ rao bán rẻ đi một nửa cũng chẳng có ai mua.” - chị Thuỷ tâm sự.
Nơi chị Thuỷ bán hàng hiên nay là đoạn đê vốn đã nhỏ, nay càng như thu lại. 7 năm nay, nơi này đã gần như trở thành chợ thay thế cho cái Chợ Dừa đã bị phá đi. Ở đây cũng đủ cả, hàng thịt, hàng rau, đồ ăn sáng… chả thiếu thứ gì. Người dân khu vực xung quanh Chợ Dừa xưa, giờ đổ cả về đây đi chợ.
“Người ta cứ phê phán ý thức người dân về chuyện họp chợ cóc, mua bán lộn xộn. Rồi người ta phá chợ đi để xây lại. Nhưng từ ngày họ làm cái việc ấy, chợ cóc, chợ vỉa hè càng nhiều hơn. Không mua bán ở đây thì mua bán ở đâu?”.
Đau xót Chợ Dừa
Nơi xưa kia từng là Chợ Dừa, bây giờ một bên mặt tiền là Ngân hàng, bên còn lại là quán Karaoke “OCD”. Người ta bảo, cứ tối đến là chỗ này tấp nập lắm.
Mảnh đất chợ ngày xưa, một phần người ta xây cái toà nhà ấy, phần còn lại, lẽ ra dự kiến làm chợ với cái lối xuống khiêm tốn. Tuy nhiên, cái chỗ khiêm tốn ấy nay cũng được dành làm bãi để xe.
Sau khi Chợ Dừa bị phá đi để xây mới, bây giờ người ta “họp chợ” ở một cái ngõ nhỏ sâu hun hút đằng sau, với vài hàng rau, thịt, trông hiu hắt đến tội nghiệp.
Sạp hàng bé tí tẹo nằm dựa lưng vào bức tường của Chợ Dừa - quán Karaoke OCD
Ngồi ở “sạp” hàng dựa lưng vào tường của “chợ”, tức là tường của cái quán Karaoke “OCD”, bà Minh, một người cũng từng nhiều năm bán hàng ở Chợ Dừa nói mà như trách: “Cái trận đại hồng thuỷ xảy ra cách đây 7 năm rồi, sao bây giờ mới thấy con đến?”. Tiếng nói của bà cụ nghe sao mà xót xa. Bà gọi cái ngày phải bỏ chợ mà đi là là ngày "đại hồng thuỷ".
“Hồi ấy khi phá chợ, chúng tôi phản đối thì họ bảo: Xây chợ cho các bà chứ xây cho ai? Thế rồi, người ta tìm mọi cách xua chúng tôi đi…” - một người khác, cũng từng là tiểu thương buôn bán nhiều năm trong Chợ Dừa cũng bùi ngùi nhớ lại.
Những người như chị Thuỷ, bà Minh..., họ nói rằng, lúc ra khỏi cái nơi từng gắn bó mấy chục năm là cái Chợ Dừa ấy, họ không hề nhận được một đồng nào bồi thường, hỗ trợ...
Chứng kiến con ngõ tối tăm, ẩm thấp, lắng nghe tiếng nói trầm trầm của những tiểu thương, ký ức về một cái Chợ Dừa một thuở khiến chúng tôi chạnh lòng muốn rơi nước mắt.
Hà Nội, rồi sẽ có bao nhiêu cái chợ chịu số phận giống như Chợ Dừa?
Nơi ngày xưa từng là cái chợ sầm uất, giờ một phần mặt tiền là ngân hàng, phần còn lại là quán Karaoke
Lối xuống khiêm tốn, và khoảng đất chưa bị xây thành nhà, nay được dùng làm nơi trông giữ xe
Còn đây là lối xuống cái "chợ" cóc bên cạnh toà nhà cao sừng sững nhưng không dành cho khách đi chợ
Con ngõ nhỏ ẩm thấp, tối tăm với vài hàng rau, thịt lèo tèo khiến người ta không khỏi chạnh lòng
Chị Thuỷ, sau 20 năm buôn bán trong Chợ Dừa, 7 năm nay may mắn thuê một chỗ ở rìa đê Kim Liên
Người dân cũng đã quen với việc đi chợ ở vỉa hè, chợ cóc. Chợ Dừa giờ đây với họ chỉ còn trong ký ức
Người dân khu vực cạnh Chợ Dừa xưa, nay vượt qua cái ngã năm rộng mênh mông, đầy xe cộ để đi chợ cóc
-Nước mắt Chợ Dừa sau 7 năm “hiện đại hoá” (VnMedia 6-7-12) -- Bài này lạ, mà hay!
Lợi ích nhóm thâu tóm ở tỉnh (TP 6-7-12)
> Mua nhà giảm giá, kẻo… ‘uống phải nước đục’!
TP - Doanh nghiệp (DN) nhỏ bị bỏ rơi, DN lớn được ưu ái vì những thu nhập phi chính chức của lãnh đạo tỉnh, quá trình phân cấp nảy sinh nhiều lãng phí... là những vấn đề được chỉ ra trong Báo cáo nghiên cứu “Động lực thúc đẩy cải cách kinh tế tại Việt Nam”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố ngày 5-7.
Công trình làm đê ở Hưng Yên với vốn đầu tư 2.700 tỷ đồng (do một doanh nghiệp ở Ninh Bình đầu tư) vẫn tiến độ rùa. Ảnh:P.A. |
DN nhỏ bị bỏ rơi
Theo ông Đậu Anh Tuấn, Phó ban Pháp chế VCCI, khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng, đồng hành và không đi ngược lại chính quyền ở các tỉnh trong nỗ lực cải cách kinh tế ở địa phương.
Tuy nhiên, trong khi ở Bắc Ninh DN lớn đóng vai trò quan trọng vào quá trình cải cách, thì ở Đồng Tháp là DN nhỏ và vừa.
Tại Hưng Yên và Cà Mau các DN lớn không đóng vai trò “đầu tàu” cải cách, mà chỉ vận động hành lang riêng vì lợi ích của họ; nhất là ở Cà Mau, DN nhỏ gần như không được quan tâm vì “thấp cổ, bé họng”.
Lấy ví dụ ở Cà Mau, ông Tuấn bình luận: “Cà Mau có thế mạnh về đầu tư nuôi trồng thủy sản, nên chính quyền của tỉnh này gần như chỉ tập trung vào các nhu cầu của ngành thủy sản và cung cấp điều kiện ưu đãi cho một số DN lớn. Còn có những hiệp hội ngành nghề khác, 4 năm gần đây hầu như không đối thoại với chính quyền tỉnh”.
Hay ở Hưng Yên, DN nhỏ và vừa có cảm nhận chính quyền địa phương ít quan tâm tới họ, tiếng nói của họ chưa có giá trị. Mặt khác, chính quyền tỉnh này cũng thừa nhận, họ đã quá chú trọng vào các dự án và đề xuất từ các DN lớn ở ngoài tỉnh đầu tư vào địa phương.
Theo nhóm nghiên cứu, DN địa phương rất bất bình về ưu đãi tiếp cận đất đai dành cho DN lớn từ các tỉnh khác và DN FDI.
“Trong vài trường hợp, nhà đầu tư triển khai dự án quy mô nhỏ hơn, thời gian ngắn hơn so với cam kết để tận dụng ưu đãi, rồi chuyển nhượng dự án cho một pháp nhân khác để trục lợi. Thực trạng này không chỉ ở Hưng Yên” - ông Tuấn cảnh báo.
Theo nhóm nghiên cứu, việc chính quyền địa phương “ưu ái” DN lớn hơn vì những cơ hội có “thu nhập phi chính thức”.
TS Lê Đăng Doanh cho rằng, DN lớn được ưu ái, vì nó đem lại “một số lợi ích gì đó” cho lãnh đạo chính quyền. Đây chính là “lợi ích nhóm và tư duy nhiệm kỳ” mà hiện nay, không chỉ còn rất mạnh ở địa phương, mà ở Trung ương cũng không phải là ít.
Mỗi tỉnh có lối đi riêng
TS Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký VCCI cho biết, quá trình nghiên cứu, có người nói quá trình phân cấp ở Việt Nam vượt ngoài tầm kiểm soát.
Hiện ở địa phương nổi lên về sự lãng phí đầu tư công, đặc biệt là xây dựng quá nhiều sân bay, cảng biển, khu công nghiệp. Các tỉnh quá quan tâm vào thu hút FDI mà quên đi DN trong nước.
Theo bà Hằng, sự phân cấp cho các tỉnh là chìa khóa của sự thành công. Tuy nhiên, việc cho phép các tỉnh tìm lối đi riêng liệu có phải là yếu tố then chốt tạo nên những bước đi tiến bộ của Việt Nam trong phát triển thể chế và kinh tế. Điều này rất khó chứng minh, vì chúng ta không thể kiểm tra qua các dữ kiện phản biện.
TS Lê Đăng Doanh cho rằng, tính năng động, tự chịu trách nhiệm của cấp tỉnh thể hiện rõ trong quá trình phân cấp. Tuy nhiên, mặt trái của nó là đầu tư lãng phí, và đất đai là vấn đề cần quan tâm.
Ông lưu ý, sự điều hòa, phối hợp giữa T.Ư và địa phương, địa phương với địa phương còn yếu. “Không để địa phương chỉ có cạnh tranh mà không hợp tác với nhau. Thứ nữa, phải công khai minh bạch về thông tin, anh làm cái gì thì trên phải biết, chứ một tỉnh một công trường, đến lúc tóe loe ra rồi trên mới biết thì lúc đó quá chậm rồi”.
Báo cáo do VCCI phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển –IDS (Đại học Sussex, Vương Quốc Anh) thực hiện, chọn 2 cặp tỉnh ở đồng bằng sông Hồng là (Bắc Ninh, Hưng yên) và đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp và Cà Mau), có một số nét tương đồng các điều kiện kinh tế, xã hội.
Báo cáo ngoài dựa vào chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong vòng 5 năm lại đây; mỗi tỉnh, nhóm nghiên cứu phỏng vấn cơ quan quản lý nhà nước, lãnh đạo DN, với hơn 120 cuộc phỏng vấn cả lĩnh vực công-tư.
Phạm Anh
- Bộ Chính trị họp về phát triển kinh tế-xã hội của bốn vùng – Sắp có nghị quyết mới của Bộ Chính trị về phát triển TP.HCM. - Chính sách mới – Quyết định mới (ND). – Đề xuất Bình Chánh (TP.HCM) thành thị xã: Thay áo mới để phục vụ dân tốt hơn(PLTP).
– Bộ Nội vụ vào cuộc xử lý vi phạm tại EVN (PLTP). - Tổng kiểm tra chất lượng các công trình thủy điện (VTC).
- Địa chính trị-kinh tế quốc tế và VN: 6-7-2012 (VF).
Thêm hai thứ trưởng (và 5 phó thủ tướng!) thì được, 500 cán bộ thì phải trình: Thủ tướng bổ nhiệm 2 thứ trưởng (LĐ 6-7-12)Vụ xã có 500 cán bộ: Sẽ báo cáo Thủ tướng (DT 6-7-12)- Nguyễn Bá Thanh: ‘Tôi sẽ nhậu với mấy ông xe thồ tự quản’ (ĐV). - Quan chức Quốc hội bàn về “hiện tượng Nguyễn Bá Thanh” (GDVN).
Tiểu thương chưa thống nhất phương án xây chợ mới -(TNO) Chiều 6.7, UBND Q.Sơn Trà TP.Đà Nẵng tổ chức đối thoại với tiểu thương chợ An Hải Đông để tìm phương án thống nhất di dời tiểu thương sang chợ tạm, bàn giao mặt bằng để xây chợ mới sau 3 lần họp bàn bất thành.
- Tập đoàn, tổng công ty xây dựng nợ nần chồng chất (LĐ).
--Hơn 3.100 doanh nghiệp ngành xây dựng ngừng hoạt động hoặc giải thể
Con số này được đưa ra tại hội nghị giao ban triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2012 ngành xây dựng, tổ chức tại Hà Nội ngày 6/7.
- Tìm lối ra cho kinh tế Việt Nam – Kỳ 6: Kích thích tiêu dùng cứu doanh nghiệp (TN). - Nhường sân….
- Người mua thiếu niềm tin: BĐS còn bi đát (VEF). - Đề nghị thu hồi 810 ha đất của các doanh nghiệp (TN). - Hà Nội đề nghị thu hồi đất vi phạm lớn nhất từ trước tới nay (VnEco).
- Minh bạch giá điện: Đòi hỏi và mong ước (VEF). - EVN cần 20.000 tỉ đồng cho các dự án điện cấp bách (PLTP).
- Ngân hàng “lén” thu phí ATM (TT). - Ngân hàng vẫn ngang nhiên “móc túi” khách hàng (VTC).
- Đến lượt ngành chăn nuôi kêu cứu (TT). - Giá thịt heo, gà giảm, thiệt hại 2.500 tỉ đồng/tháng (NLĐ).
- Sẽ có nhiều doanh nhân Anh chọn VN (TN).
- Thâm hụt thương mại của Việt Nam giảm không hẳn là tin vui (RFI).
- IMF khuyến nghị Việt Nam cẩn trọng khi giảm tiếp lãi suất (VNEco).
'Ngân hàng cho vay giống tiệm cầm đồ'(Tamnhin.net) - Gặp gỡ các ngân hàng TP HCM sáng 6/7, lãnh đạo Công ty Tân Nhất Hương nhận xét, nhà băng hiện nay cho vay chỉ dựa trên tài sản thế chấp là chính, giống như cách làm của tiệm cầm đồ.
Ngân hàng không tin doanh nghiệp -(TBKTSG Online) - Mục tiêu giải ngân 30.000 tỉ đồng cho doanh nghiệp vay vốn trong tháng 6 như đề ra ban đầu của UBND TPHCM và Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TPHCM đã không đạt được khi con số tăng trưởng tín dụng tháng 6 chỉ đạt trên 20.000 tỉ đồng.
-Đắk Nông: Phớt lờ yêu cầu của Phó Thủ tướng, công chức dùng xe biển xanh đi nhậu
(Tamnhin.net) - Trong khi nhiều địa phương trong cả nước nghiêm cấm cán bộ công chức nhà nước uống rượu...
-Thực phẩm sạch: Thị phần nhường cho nước ngoài?(Tamnhin.net) - Các doanh nghiệp (DN) và nhà sản xuất thực phẩm trong nước lao đao vì tình trạng thực phẩm và hàng tiêu dùng kém an toàn đạt mức báo động đỏ. Lợi dụng tình hình này, DN nước ngoài đã đổ bộ vào Việt Nam với các mô hình thực phẩm tươi sạch, an toàn và lập tức chiếm ưu thế. Điều này không đơn thuần chỉ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến các DN Việt trong ngắn hạn, mà xét ở tầm vĩ mô dài hạn sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh và thị phần trong, ngoài nước.
Nhường sân... -Không chỉ là vấn đề đình đốn sản xuất, thất nghiệp hay phá sản... nếu vẫn chậm trễ đưa các giải pháp cứu doanh nghiệp (DN), chúng ta đứng trước nguy cơ nhường sân cho nước ngoài.
- Những “công trình nghìn năm Thăng Long” bây giờ ra sao? (Bài 3) (Petrotimes).
Thông báo của phái bộ IMF ở Việt Nam:
Statement by the IMF Mission to Vietnam (Bloomberg 6-7-12) ◄
Vì sao tiền xu bị người dân chối bỏ? (NĐT 6-7-12)
Chợ và những ý kiến không nên bỏ qua
-Đìu hiu "chợ hiện đại" giữa lòng Hà Nội
>>Hà Nội xem lại việc chuyển chợ thành siêu thị
>>Chuyển đổi chợ: Bài học thành công từ Đồng Xuân, Bến Thành
>>Hiện đại hoá chợ Hà Nội bằng cách nào?
>>Quản lý chợ Hà Nội, học gì từ các nước
>>Những "dấu hỏi" cho bản quy hoạch chợ Hà Nội
>>Phá chợ xây siêu thị là "phú quý giật lùi"?
>>"Mẹ tôi 90 tuổi vẫn thiết tha chống gậy ra chợ"
>>Phải có mặc cả, trả giá mới là chợ
>>Hà Nội sẽ không còn chợ?
Tập đoàn, tổng công ty xây dựng nợ nần chồng chất (LĐ 7-7-12)
Ông Bùi Kiến Thành:Chúng ta đang bay trong vùng bất ổn định (PN Today 6-7-12)
Vietnam Budget Income Falls in Challenge to Expansion Target (Bloomberg 6-7-12)
- Nông dân Hà Tĩnh chưa vui dù có được mùa (ND).
- Đưa hàng vào siêu thị: Trầy trật! (PLTP). - Hoa quả nội đánh bật hàng Trung Quốc (Eva). – Cảnh giác khi bán xoài Úc cho thương lái Trung Quốc (TT).
- Trung Quốc âm thầm thu mua đất hiếm (VnEco). - TQ muốn Mỹ đừng làm ảnh hưởng quan hệ thương mại (RFA).
- Tổng thống Mỹ: Kinh tế đang đi đúng hướng (VOA).
- Xử lý nợ xấu-nhìn từ kinh nghiệm thế giới (TQ).