Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

Phát biểu của Ngoại trưởng Clinton tại lễ kỷ niệm 20 năm Chương trình Fulbright Việt Nam

-Phát biểu của Ngoại trưởng Clinton tại lễ kỷ niệm 20 năm Chương trình Fulbright Việt Nam

Human Rights – USG

Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton

Hà Nội – Việt Nam

10-07-2012

Người dịch: Dương Lệ Chi

.

Cảm ơn rất nhiều. Ôi, tôi rất vui khi có mặt tại đây trong dịp này, hai năm sau khi chồng tôi đã ở đây (cười). Và tôi nghĩ rằng, như cô Thảo nói, gia đình Clinton và Việt Nam có mối quan hệ rất thân mà tôi hy vọng [mối quan hệ này sẽ] tiếp tục thêm nhiều năm nữa trong tương lai. Có mặt ở đây, tại trường đại học lớn này, tôi thực sự rất cảm kích ông Chủ tịch, Chủ tịch Hoàng Văn Châu, cảm ơn ông rất nhiều, cảm ơn ông và sự lãnh đạo của ông, và cảm ơn tất cả các sinh viên và cựu sinh viên Fulbright, những người đang có mặt ở đây để chúng ta kỷ niệm 20 năm Chương trình Fulbright Việt Nam.

 Tôi nghĩ, rất dễ dàng khi một người như tôi đến thăm, hoặc chồng tôi, hay Bộ trưởng [Quốc phòng] Leon Panetta vừa đến đây, tập trung vào các quan chức cao cấp, những người [mà chúng tôi] đến để viếng thăm. Nhưng thực sự là, mặc dù đó là mục đích quan trọng, nhưng điều này cũng quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng hơn, chính là mối quan hệ hàng ngày giữa những người dân của chúng ta. Có rất nhiều người Việt Nam và rất nhiều người Mỹ làm quen với nhau, những người có cơ hội cùng làm việc với nhau hay cùng học tập với nhau, hay thậm chí sống chung với nhau để tạo ra các mối quan hệ, thực sự đưa chúng ta xích lại gần nhau hơn. Cho nên tôi rất vui mừng khi có mặt ở đây, đại diện cho đất nước tôi và hàng triệu người Mỹ, những người có thiện cảm về Việt Nam và những người quan tâm sâu sắc về tương lai của đất nước này, và đặc biệt là tương lai của những người bạn trẻ như các bạn.

Một trong những cách mà chúng tôi thể hiện là hỗ trợ nghiên cứu học tập ở nước ngoài. Hoa Kỳ có một lịch sử lâu dài làm điều đó, bởi vì chúng tôi nghĩ rằng điều này sẽ giúp người Mỹ đến thăm các nước khác [có cơ hội] học hỏi và hình thành các mối quan hệ lâu dài, và chúng tôi muốn người dân từ các nước khác cũng làm tương tự ở Hoa Kỳ. Không cường điệu quá khi nói rằng, các chương trình như Chương trình Fulbright đóng vai trò quan trọng trong chính sách ngoại giao của Mỹ. Ông William J. Fulbright là người rất nổi tiếng, một thượng nghị sĩ Mỹ nổi tiếng vào thời của ông, và ông ấy đã tin tưởng mạnh mẽ rằng, điều quan trọng nhất là phá vỡ các bức tường về sự hiểu lầm và ngờ vực. Không phải chúng ta hoàn toàn đồng ý tất cả mọi điều, bởi vì không có hai người nào, nói chi tới hai đất nước, hoàn toàn đồng ý tất cả mọi thứ, nhưng chúng ta sẽ xem nhau như là những người đồng hành trong một cuộc hành trình có chung [mục đích], một cuộc hành trình mà [chúng ta] sẽ lấp đầy với tất cả mọi khả năng sẵn có cho những người dân trên khắp thế giới. Và không phải tình cờ mà chúng tôi tập trung vào việc gia tăng mối quan hệ giữa người với người của chúng ta ở đây, ở Việt Nam và ở khắp châu Á như là một cách để xây dựng nhiều và nhiều hơn nữa những mối quan hệ đó.

Vì vậy, trong hai thập niên qua, chương trình Fulbright đã giúp gia tăng các mối quan hệ giữa hai nước chúng ta và nó đã, như chúng ta vừa nghe, nghĩa là đã thay đổi cuộc sống của hơn 8.000 sinh viên, học giả, các nhà giáo dục, và thương gia Mỹ và Việt Nam. Thật vậy, chương trình này đã đào tạo một số nhà lãnh đạo xuất sắc, và tôi biết nó sẽ tiếp tục đào tạo các nhà lãnh đạo xuất sắc. Đã có các con số đáng kể về các cựu sinh viên Fulbright trong các chính sách Việt Nam – các phó thủ tướng, một bộ trưởng ngoại giao – ông [Phạm Bình] Minh, người mà tôi vừa mới gặp, là một cựu sinh viên Fulbright. Và những người khác đã có những đóng góp quan trọng trong các lĩnh vực khoa học, kinh doanh, nghệ thuật, và chắc chắn là trong giới học thuật.

Bây giờ, một số cựu sinh viên hoàn hảo nhất từ tất cả các chương trình học bổng của chúng tôi đã có mặt ở đây với chúng ta hôm nay, và những câu chuyện đáng chú ý của họ cho thấy những gì có thể khi bạn giúp đỡ những người trẻ tuổi tài năng có được những kỹ năng và những kết nối mà họ cần có để thành công. Bây giờ, tôi có thể kể cho các bạn nghe hàng trăm câu chuyện, nhưng tôi chỉ nói một ví dụ.

Đỗ Minh Thuy (?), cô Đỗ đâu rồi? Đỗ Minh Thuy có ở đây không? À, có cô đây rồi. Vâng, cô Đỗ đã sử dụng học bổng Fulbright của mình để học ngành báo chí ở trường Đại học Indiana. Và sau khi tốt nghiệp, cô đã quyết định rằng, các nhà báo đồng nghiệp của cô ở Việt Nam xứng đáng có được cơ hội tiếp cận các loại kỹ năng và kinh nghiệm mà cô đã có. Vì vậy, cô đã tuyển một số bạn bè mà cô đã gặp ở Indiana để giúp cô tạo ra một chương trình đào tạo và tư vấn các nhà báo trẻ. Và hôm nay, nhóm của cô đã điều hành các hội thảo với hơn 2.300 người tham gia ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ một người, một học bổng đã có tác động lan tỏa như thế trong một lĩnh vực đời sống Việt Nam.

Đàm Bích Thủy, Đàm Bích Thủy có ở đây không? Vâng. Một người có học bổng Fulbright khác, và là người tốt nghiệp tại Trường Kinh doanh Wharton, thuộc Đại học Pennsylvania, là một trong những người phụ nữ nổi bật nhất trong lĩnh vực tài chính ở Đông Nam Á. Là Phó Chủ tịch Ngân hàng ANZ, cô lãnh đạo hơn 10.000 nhân viên, và cô nói rằng đi du học đã giúp cô, và tôi xin trích [lời của cô]: “để tiếp cận thế giới và người dân từ các nền văn hóa khác, với cái nhìn cân bằng hơn, không thiên vị, trong khi duy trì nguồn gốc của tôi“. Đây là một cách nói rất dễ thương.

Và tôi nghĩ rằng, hai người phụ nữ này và rất nhiều người trong số các bạn, đại diện cho các chuyên gia và các học giả đã học ở Hoa Kỳ, để rồi đem kinh nghiệm đó về thực hành ở quê nhà. Và ngay cả những người trẻ tuổi đang trên đường làm công việc tương tự. Hiện có hơn 15.000 sinh viên Việt Nam đang học tại Hoa Kỳ, và tôi tin rằng thế hệ sinh viên này và các học giả có được vị trí tốt để đóng góp rất nhiều cho tương lai Việt Nam. Và không chỉ về giáo dục và kỹ năng của họ, mà còn về mối quan hệ và triển vọng mà họ có được và mang theo về nhà, sau đó sẽ được họ làm nền tảng để tạo ra cơ hội mới, cách suy nghĩ mới, đổi mới, sẽ giúp cho rất nhiều người Việt Nam khác thực hiện ước mơ của mình.

Tôi muốn nói rằng tài năng thì phổ quát, nhưng cơ hội thì không. Có nhiều người thông minh, làm việc chăm chỉ trên khắp nước Việt Nam, thật ra trên toàn thế giới, nhưng họ không có được cơ hội mà một số bạn đã có. Vì vậy, đó là nhiệm vụ của tất cả chúng ta tiếp tục mở những cánh cửa cơ hội đó, bởi vì đi ngang qua đó có thể là một thanh niên hay một thiếu nữ, người trở thành một nhà nghiên cứu y khoa, và khám phá ra một cách chữa lành một căn bệnh khủng khiếp, trở thành một doanh nhân và tạo ra một sản phẩm để Việt Nam xuất khẩu đi khắp thế giới và làm như vậy, sẽ tạo ra hàng ngàn việc làm, trở thành một giáo sư để rồi sau đó tạo ra những thế hệ kế tiếp, kế tiếp, và kế tiếp của những người đóng góp.

Cho nên chúng tôi muốn làm nhiều hơn, và Hoa Kỳ đang tìm cách làm nhiều hơn để gia tăng số lượng các trao đổi giáo dục. Tôi vừa gặp Bộ trưởng Ngoại giao, chính ông ấy là một cựu sinh viên Fulbright, để nói về những gì chúng ta có thể làm thêm, để cho các bạn trẻ Việt Nam có được cơ hội học hành, và chúng tôi sẽ nghiên cứu và tìm cách thực hiện. Nhưng tôi mời các bạn, làm ơn cho chúng tôi biết ý kiến của các bạn về những gì chúng tôi có thể làm việc với các bạn nhiều hơn nữa, làm việc với chính phủ, làm việc với xã hội dân sự, làm việc với các doanh nghiệp Việt Nam, để tạo thêm những kết nối này. Đại sứ của chúng tôi, Đại sứ David Shear có mặt ở đây, và nếu các bạn có ý tưởng nào đó, xin vui lòng cho Đại Sứ quán của chúng tôi biết.

Bởi vì một trong những điều mà tôi ngưỡng mộ nhất, điều mà Việt Nam đã đạt được trong 20 năm qua, ngoài những điều khác, đó là sự hồi phục đáng kinh ngạc và sự cống hiến để cải thiện đời sống và xã hội, và vai trò của người phụ nữ đang thực hiện ở Việt Nam – tôi đã đi nhiều nước, nhưng vẫn chưa thấy trường hợp đó xảy ra, nhưng nó đang xảy ra ngay tại đây, ở Việt Nam, phụ nữ và nam giới cùng nhau xây dựng một Việt Nam mới – tầm quan trọng của giáo dục là điều bảo đảm cho một tương lai tốt đẹp hơn, và liên tục mở cánh cửa [để đi tới] những trình độ cao hơn và cao hơn về tri thức giáo dục. Đây là cách tốt nhất mà tôi nghĩ rằng Việt Nam có thể tự chuẩn bị cho chính mình.

Người ta thường hỏi tôi: Một cá nhân có thể làm gì, một quốc gia có thể làm gì? Ôi, thế giới mà chúng ta đang sống thì không thể đoán trước. Không có cách nào chúng ta sẽ biết tất cả mọi thứ sẽ xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên, chính sách bảo hiểm tốt nhất là giáo dục tốt tại một trường đại học lớn như Đại học Ngoại thương hoặc một trong những trường khác ở Việt Nam, hoặc ở nước ngoài. Cho nên chúng tôi muốn làm việc với các bạn và nói chuyện với các nhà lãnh đạo của các tổ chức giáo dục, cũng như chính phủ của các bạn và những người khác trong xã hội, tìm cách để chúng ta có thể trở thành đối tác tốt hơn khi nói về việc mở những cánh cửa đó cho những người bạn trẻ Việt Nam.

Vì vậy, tôi mong tất cả các bạn có được mọi điều tốt nhất khi các bạn tiếp tục sự nghiệp và nghề nghiệp của mình. Tôi hy vọng các bạn giữ liên lạc với những người mà các bạn đã gặp gỡ, đã làm việc và cùng nghiên cứu với nhau ở Hoa Kỳ. Tôi được truyền cảm hứng từ những điều mà các bạn đã đạt được trong một thời gian như thế, và tôi mong được tiếp tục mối quan hệ đối tác này giữa hai nước chúng ta. Một điều mà tôi nghĩ có thể là, như tôi đã nói trước đó, một mô hình và rằng một [mô hình] có thể càng ngày càng tốt hơn bởi vì chúng ta cùng làm việc đó với nhau. Đó không phải là Hoa Kỳ hay Việt Nam, mà đó là chúng ta cùng làm việc với nhau để tạo ra mối quan hệ kiểu mẫu và cung cấp cơ hội cho người dân hai nước chúng ta sống cuộc sống đầy đủ ý nghĩa nhất mà Thượng Đế đã ban cho. Xin cám ơn tất cả các bạn rất nhiều. (Vỗ tay).

Nguồn: Human Rights – USG

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

TT - “Hà Nội sẽ đớn đau vì giúp Mỹ quay lại”, Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc đã cảnh cáo như vậy trong bài xã luận phát đi lúc 0g20 sáng thứ tư 11-7, sau chuyến thăm Hà Nội của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton.

Bài xã luận bắt đầu bằng răn đe rằng Việt Nam sẽ đớn đau nếu dựa vào sự hậu thuẫn của Mỹ, và kết thúc bằng bức bách rằng nếu muốn sống, Việt Nam phải chọn Trung Quốc!

Hoàn Cầu Thời Báo (HCTB) quá tự tin khi đánh giá rằng “Việt Nam đã thừa nhận mô hình phát triển của Trung Quốc” để rồi vừa khuyên, vừa “nhát ma” rằng “Để cho Mỹ quay trở lại (châu Á), Việt Nam sẽ dễ dàng trở thành một trong những nạn nhân đầu tiên nếu như Đông Á bị chìm trong các rối loạn chính trị”! Có một điều cơ bản mà HCTB đã quên hay không biết, đó là suốt trong mấy ngàn năm Việt Nam vẫn tồn tại như là Việt Nam chính là nhờ dựa trên nền tảng tư tưởng “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân... Đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” (Bình Ngô đại cáo).

Cũng thế khi hù dọa rằng các giá trị phương Tây sẽ biến Việt Nam thành nạn nhân đầu tiên khi Đông Á rối rắm, có lẽ HCTB đã quen e ngại phe đối lập Trung Quốc vốn sốt ruột mơ “giấc mơ hoa”, mà không biết rằng người Việt đủ tri thức và từng trải để hiểu rằng “giấc mơ Mỹ” không như trong sách vở. Cho dù hiến pháp Mỹ đã bãi bỏ nạn nô lệ từ năm 1865, song 1 triệu người Mỹ (trên tổng dân số Mỹ năm đó là 35 triệu người) đã phải chết và bị thương trong bốn năm nội chiến vì vấn nạn nô lệ này. Một thế kỷ sau, người Mỹ da đen vẫn cứ phải sống trong cảnh phân biệt màu da,“separate but equal” (bình đẳng song tách biệt với nhau). Mãi đến 20-4-1971, Tối cao pháp viện Mỹ mới phán quyết đen trắng bình đẳng lên xe buýt! Thế cho nên, HCTB, nếu có lo sợ chuyện “dân chủ, nhân quyền” thì hãy lo cho bên xứ mình trước đã.

Tất cả những thuyết giáo và hù dọa trên nhằm dẫn đến việc công khai ép buộc: “Con đường sống còn duy nhất cho Việt Nam là phối hợp với Trung Quốc nhằm hạn chế chính sách “đóng trụ” của Mỹ tại châu Á. Thay vì là một mắt xích trong sợi xích ngăn chặn Trung Quốc của Mỹ, Việt Nam có thể là một (tiền) đồn chống lại sự can dự sâu sắc của Mỹ tại châu Á”.

Đã là thế kỷ thứ 21 rồi chớ đâu phải thời Chiến quốc cách đây hai mươi mấy thế kỷ để cứ đòi chinh phạt, quy phục chư hầu tranh ngôi bá chủ! “Bài binh bố trận ngăn chặn Trung Quốc” ở đâu chưa thấy, song đã thấy Trung Quốc giương bản đồ “lưỡi bò” chiếm gần hết biển Đông, xua tàu bè húc đuổi thiên hạ, thôn tính lãnh hải và tài nguyên thiên hạ khơi khơi khai thác, thậm chí đem rao bán! Và giờ đây ra tối hậu thư: “Để sống còn hãy là (tiền) đồn chống Mỹ, bằng không sẽ đau đớn đó nhe!”.

HCTB quên nhiều điều lắm và nhất là quên mô tả viễn tượng sau: thần phục Trung Quốc rồi “cái đường lưỡi bò” đó vẫn cứ tròng vào cổ Việt Nam và các nước khác, và rằng “liên doanh khai thác” dầu khí lúc đó bất quá cũng chỉ là làm phu phen cho “ông chủ lớn” là Tập đoàn dầu khí hải dương, Trung Quốc, và ra khơi đánh cá ngừ đại dương là dưới sự cho phép của Cục Ngư chính và Cục Hải giám Trung Quốc hoặc của chính quyền thành phố Tam Sa! Viễn tượng đó “sung sướng” hay “đớn đau”, cứ đi hỏi đứa con nít sẽ rõ.

DANH ĐỨC

 

Người dịch: Dương Lệ Chi

Nhà khách chính phủ

Hà Nội – Việt Nam

10-07-2012

 

Bộ trưởng Ngoại giao Minh: (Nói tiếng Việt).

Ngoại trưởng Clinton: Cảm ơn ông rất nhiều, Bộ trưởng Ngoại giao Minh, về sự đón tiếp nồng nhiệt của ông hôm nay. Thật là tuyệt vời khi trở lại Việt Nam, và tôi đánh giá cao cơ hội này để tái khẳng định quan hệ đối tác đang phát triển và đôi bên cùng có lợi, giữa hai nước chúng ta.

Tôi rất thích khi nhớ lại chuyến thăm đầu tiên của tôi đến đây hồi năm 2000, và đặc biệt đây là chuyến thăm lần thứ ba của tôi trên cương vị ngoại trưởng, để thấy tất cả các thay đổi và tiến bộ mà chúng ta cùng thực hiện với nhau. Chúng ta đang làm tất cả mọi thứ, từ an ninh hàng hải và chống phổ biến [hạt nhân], cho đến vấn đề y tế công cộng và cứu trợ thảm họa, thúc đẩy thương mại và tăng trưởng kinh tế. Và dĩ nhiên, như Bộ trưởng và tôi đã thảo luận, chúng tôi tiếp tục giải quyết các vấn đề quá khứ để lại, chẳng hạn như chất độc da cam, bom mìn, cũng như tìm kiếm những người mất tích khi làm nhiệm vụ.

Việt Nam đã nổi lên như một lãnh đạo ở khu vực hạ lưu sông Mêkông và Đông Nam Á, Hoa Kỳ và Việt Nam chia sẻ lợi ích chiến lược quan trọng. Khi Bộ trưởng Ngoại giao và tôi đi đến Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Phnom Penh, chúng tôi sẽ có cơ hội tham gia với những người đồng nhiệm, [về các vấn đề] như hội nhập khu vực, vấn đề biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam), an ninh mạng, Bắc Triều Tiên, và tương lai của Miến Điện.

Hoa Kỳ đánh giá rất cao sự đóng góp của Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp bằng con đường hợp tác, ngoại giao, và giảm căng thẳng ở biển Đông và chúng tôi mong ASEAN đẩy nhanh tiến độ với Trung Quốc về một quy tắc ứng xử hữu hiệu để bảo đảm rằng, khi có những thách thức phát sinh, thì chúng bị chế ngự và giải quyết một cách hòa bình, thông qua quá trình đồng thuận, phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được thiết lập.

Bộ trưởng Ngoại giao và tôi đã thảo luận những vấn đề này và nhiều vấn đề khác, bao gồm sự quan tâm của chúng tôi trong việc gia tăng các mối quan hệ văn hóa, giáo dục, và kinh tế. Chúng tôi có một đoàn doanh nghiệp đi cùng chúng tôi trong chuyến đi này, và tôi sẽ họp mặt với họ sau đó.

Tôi cũng sẽ giúp chào mừng kỷ niệm 20 năm sự trở lại của Chương trình Fulbright ở Việt Nam. Gần 15.000 sinh viên Việt Nam du học ở Hoa Kỳ hàng năm. Các sinh viên này đã trở về nước và góp phần phát triển đất nước Việt Nam, và chúng tôi hy vọng rất nhiều trong việc tăng cường các mối quan hệ hơn nữa bằng cách gửi các tình nguyện viên của Tổ chức Hoà bình (Peace Corps) đến Việt Nam trong tương lai không xa.

Khi tôi viếng thăm cùng với Phòng Thương mại Hoa Kỳ và một số lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ, chúng tôi sẽ tìm cách mở rộng thương mại và đầu tư. Khi Bộ trưởng và tôi thảo luận, thương mại đã tăng từ thực tế là con số 0 hồi năm 1995 lên tới con số hiện tại là hơn 22 tỉ đô la. Thật vậy, chỉ trong hai năm, từ năm 2010 đến nay, thương mại đã gia tăng hơn 40%.

Cho nên chúng tôi đang làm việc để mở rộng thương mại, thông qua thỏa thuận thương mại mới trong khu vực, có ảnh hưởng sâu rộng, được gọi là Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương, trong đó sẽ hạ thấp các rào cản thương mại, trong khi nâng cao tất cả các tiêu chuẩn, từ điều kiện lao động cho đến bảo vệ môi trường, đến quyền sở hữu trí tuệ. Cả hai nước chúng ta sẽ được hưởng lợi. Thật vậy, các kinh tế gia hy vọng rằng Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất khi tham gia Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Và chúng tôi hy vọng sẽ hoàn tất thỏa thuận này vào cuối năm nay.

Nâng cao các tiêu chuẩn thì rất quan trọng, bởi vì nếu Việt Nam tiếp tục phát triển và chuyển sang một nền kinh tế kinh doanh sáng tạo cho thế kỷ 21, sẽ có nhiều không gian được tạo ra cho tự do trao đổi ý tưởng, tăng cường pháp trị và tôn trọng các quyền phổ quát của tất cả các công nhân, gồm cả quyền thành lập và tham gia công đoàn.

Tôi muốn nhấn mạnh điều mà hôm qua tôi đã nói ở Mông Cổ. Tôi biết có một số người lập luận rằng, phát triển kinh tế cần phải đặt tăng trưởng kinh tế lên hàng đầu, còn lo nghĩ về cải cách chính trị và dân chủ thì hãy để sau, nhưng đó là một kiểu mặc cả thiển cận. Dân chủ và thịnh vượng đi đôi với nhau, cải cách chính trị và tăng trưởng kinh tế liên quan với nhau, và Hoa Kỳ mong muốn hỗ trợ sự phát triển trong cả hai lĩnh vực này.

Cho nên tôi cũng lo ngại về vấn đề nhân quyền, bao gồm việc tiếp tục giam giữ các nhà hoạt động, các luật sư và các blogger phát biểu ý kiến ôn hòa. Đặc biệt, chúng tôi quan tâm về các hạn chế tự do ngôn luận trên mạng, và phiên tòa sắp diễn ra để xử những người sáng lập [nhóm] được gọi là Câu Lạc bộ Nhà báo Tự do. Bộ trưởng Ngoại giao và tôi đã đồng ý tiếp tục nói chuyện thẳng thắn và tiếp tục mở rộng quan hệ đối tác.

Cho nên, một lần nữa, Bộ trưởng Minh, cho tôi cảm ơn sự hiếu khách của ông và cảm ơn ông đã từ Cambodia trở về để gặp tôi. Tôi đánh giá rất cao nỗ lực đó của ông, và chúng tôi mong muốn tiếp tục hợp tác song phương và hợp tác trong khu vực [với Việt Nam].

Người điều khiển: (Nói tiếng Việt).

Hỏi: (Bằng tiếng Việt).

Bộ trưởng Minh: (Nói tiếng Việt).

Người điều khiển: (Nói tiếng Việt).

Câu hỏi: Cám ơn bà rất nhiều. Bà Ngoại trưởng, tòa án tối cao Ai Cập và các tướng lĩnh cao cấp ở đó đã bác bỏ lời kêu gọi tái triệu tập quốc hội của Tổng thống Morsi, và điều đó sẽ đặt họ vào một cuộc xung đột trực tiếp. Bà nghĩ, điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với sự ổn định chính trị ở Ai Cập? Bà có xem đó như là một vấn đề thu tóm quyền lực hay là sự bảo vệ nền dân chủ?

Ngoại trưởng Clinton: Vâng, trước tiên, tôi nghĩ những gì đang xảy ra trong bối cảnh hiện nay thì rất quan trọng. Có một cuộc cách mạng khá yên bình, một cuộc bầu cử cạnh tranh, và bây giờ có một cuộc bầu cử tổng thống, rất lâu mới có cuộc bầu cử đầu tiên trong lịch sử ở Ai Cập, và Hoa Kỳ vẫn cam kết làm việc với Ai Cập, với chính quyền và xã hội dân sự để hỗ trợ nước này trong việc hoàn thành quá trình chuyển đổi qua dân chủ, đặc biệt, đối phó với rất nhiều vấn đề khó khăn về an ninh và kinh tế mà chính phủ mới sẽ phải đối mặt. Nhưng tôi nghĩ, điều quan trọng là nhấn mạnh rằng, dân chủ không phải chỉ là các cuộc bầu cử, mà là việc tạo ra một cuộc đối thoại chính trị toàn diện, đầy hứng thú, lắng nghe các xã hội dân sự, có quan hệ tốt đẹp giữa các quan chức dân sự và các quan chức quân sự, nơi mà mỗi nhóm người làm việc để phục vụ cho lợi ích của công dân, và dân chủ thực sự là việc trao quyền cho công dân của mình để xác định hướng đi của đất nước.

Và tôi cũng nhận thấy rằng thay đổi thì khó khăn. Thay đổi sẽ không xảy ra cách nhanh. Chúng tôi thấy, trong vài ngày qua có rất nhiều việc ở Ai Cập đang đi về phía trước để giữ cho quá trình chuyển tiếp này đi đúng hướng, và chúng tôi mong rằng có sự đối thoại chuyên sâu giữa tất cả các bên có liên quan để bảo đảm rằng, có một con đường rõ ràng để họ đi theo và những người dân Ai Cập được hưởng những gì mà họ mong đợi khi xuống đường và những gì họ đã bầu chọn, là một chính phủ hoàn toàn được bầu, ra quyết định cho đất nước để đi về phía trước. Và Hoa Kỳ là một đối tác với Ai Cập trong một thời gian dài. Chúng tôi muốn tiếp tục làm việc với họ để thúc đẩy sự ổn định trong khu vực, ngăn ngừa xung đột, cố gắng bảo vệ lợi ích chung trong khu vực. Mối quan hệ với Ai Cập thì quan trọng đối với chúng tôi. Nó cũng quan trọng đối với các nước láng giềng của Ai Cập.

Cho nên tôi mong được gặp và nói chuyện với Tổng thống Morsi và các quan chức hàng đầu khác của Ai Cập, cùng với những người đại diện từ một bộ phận rộng lớn của xã hội Ai Cập khi tôi tới Ai Cập cuối tuần này, để lắng nghe các quan điểm của họ. Tuy nhiên, chúng tôi yêu cầu đối thoại và một nỗ lực phối hợp tất cả các nhóm để cố gắng đối phó với những vấn đề có thể hiểu được, nhưng phải được giải quyết để tránh bất kỳ trở ngại nào có thể làm hỏng quá trình chuyển đổi đang diễn ra.

Người điều khiển: (Nói tiếng Việt).

Hỏi: (Bằng tiếng Việt).

Người điều khiển: Câu hỏi đó dành cho bà.

Ngoại trưởng Clinton: Dành cho tôi à? (Cười). Xin lỗi, tôi đã không nhận ra. Như chúng tôi thảo luận, tôi đã làm việc rất nhiều để bảo đảm rằng Hoa Kỳ đang giải quyết vấn đề chất độc da cam. Đó là một vấn đề quá khứ để lại mà chúng tôi vẫn quan tâm, và chúng tôi đã gia tăng cam kết tài chính của chúng tôi để giải quyết vấn đề đó. Bộ trưởng [Minh] và tôi đã thảo luận ý kiến về một kế hoạch dài hạn để chúng tôi không chỉ xem xét mỗi năm, mà nhìn vào tương lai để cố gắng xác định các bước mà cả hai nước có thể thực hiện. Bộ trưởng cũng đã đề cập đến ý kiến đưa thành phần tư nhân tham gia vào nỗ lực khắc phục hậu quả, và chúng tôi chắc chắn sẽ khảo sát ý kiến đó khi phần thảo luận này diễn ra.

Liên quan đến vấn đề những người mất tích khi làm nhiệm vụ, Hoa Kỳ rất cảm kích sự hợp tác của Việt Nam hơn hai thập kỷ qua, trong nỗ lực giải quyết các quân nhân Hoa Kỳ mất tích. Thật ra, chúng tôi bắt đầu nỗ lực đó trước khi chúng tôi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao hồi năm 1995. Khi tôi cùng với chồng tôi đến thăm [Việt Nam] năm 2000, khi ông ấy còn làm tổng thống, chúng tôi đã thấy công việc mà các đội Mỹ-Việt cùng thực hiện chung, và tôi vô cùng xúc động về điều đó. Và chúng tôi muốn tiếp tục công việc đó. Đó là công việc mà chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ. Thông qua những nỗ lực này, chúng tôi đã xác định được và đưa về nước gần 700 người Mỹ. Nhưng vẫn còn gần 1.300 quân nhân mất tích, và khi Bộ trưởng [Quốc phòng] Panetta đến đây, Việt Nam đã thông báo sẽ mở các khu vực mà trước đây bị hạn chế, và chúng tôi rất cảm kích về điều này. Chúng tôi cũng muốn làm nhiều hơn nữa để giúp Việt Nam lấy lại  những gì đã mất, có rất nhiều điều để chúng tôi làm, và chúng tôi muốn tập trung làm tiếp những điều đang làm khi có thể được.

Người điều khiển: (Nói tiếng Việt).

Câu hỏi: Cảm ơn bà, thưa bà, tôi là Brad Klapper từ AP. Bà cũng sẽ đi Israel tuần tới và trong một nỗ lực để thúc đẩy hòa bình. Cùng lúc, Thủ tướng Palestine – Tổng thống Palestine đã chấp thuận khai quật cựu lãnh đạo Yasser Arafat, trong lúc có các tuyên bố rằng ông ấy có thể đã bị Israel đầu độc. Trong bầu không khí này, liệu có lợi cho bất kỳ tiến bộ hòa bình nào không? Và nếu có tìm ra bất kỳ bằng chứng nào, hoặc thậm chí tạo thêm nghi ngờ về cái chết của Arafat, sẽ có ý nghĩa gì cho những nỗ lực hòa bình? Cảm ơn bà.

Ngoại trưởng Clinton: Vâng, Bradley, tôi sẽ không trả lời câu hỏi nào liên quan đến các giả thuyết. Không ai có thể tiên đoán điều gì có thể hoặc không thể xảy ra về hành động như thế. Tôi sẽ đi đến Israel để thảo luận về một loạt các vấn đề mà Israel, Hoa Kỳ, và các nước trong khu vực quan tâm sắc, và chắc chắn các nỗ lực liên tục để tạo ra một môi trường thuận lợi cho quá trình hòa bình đó. Nhưng đó không phải là vấn đề quan trọng duy nhất trong chương trình nghị sự của chúng tôi. Tôi nghĩ rằng, chúng tôi sẽ không trả lời các tin đồn hoặc các giả thuyết mà những người khác đang thực hiện. Tôi sẽ chờ bất cứ cuộc điều tra nào được thực hiện. Nhưng tôi cũng mong muốn tiếp tục đối thoại với người Palestine. Như ông biết, tôi đã gặp Tổng thống Abbas ở Paris vài ngày trước. Tôi cũng mong gặp các nhà lãnh đạo Palestine khác. Nên tôi nghĩ rằng, có một cuộc thảo luận rộng rãi, quan trọng đối với chúng tôi, mà không có cách nào để đoán trước kết quả của bất kỳ vấn đề cá nhân nào.

Người điều khiển: (Nói tiếng Việt).

Bộ trưởng Minh: Cám ơn bà.

Ngoại trưởng Clinton: Cảm ơn ông.

___________________________

Nguồn bản Anh ngữ: http://www.state.gov/secretary/rm/2012/07/194766.htm 

Nguồn bản tiếng Việt:

http://anhbasam.wordpress.com/2012/07/11/hillary-clinton-phat-bieu-voi-pham-binh-minh-sau-buoi-hop/#more-67373 

 

-TƯỜNG THUẬT ĐẶC BIỆT TẠI CUỘC HỌP CÁC VIÊN CHỨC CAO CẤP BỘ NGOẠI GIAO

 

Lê Quốc Tuấn dịch Việt Ngữ

Background Briefing in Hanoi, Vietnam

Metropole Hotel
Hà Nội, Việt Nam
Ngày 10 tháng 7 năm 2012

ĐIỀU PHỐI VIÊN: Được rồi. Thế là chúng ta đang ở Việt Nam. Chúng ta đã hoàn tất công việc của chúng ta với phía Việt Nam. Chúng tôi đang ở đây với viên chức cao cấp Bộ Ngoại giao, người sẽ cung cấp cho quý vị một chút hiểu biết về công việc của chúng tôi, sau đó chúng ta sẽ kết thúc công việc trong ngày và tạm nghỉ.
VIÊN CHỨC CAO CẤP BỘ NGOẠI GIAO: Tốt lắm. Tốt lắm. Tất cả chỉ có vậy
ĐIỀU PHỐI VIÊN: Cuộc họp này là về tin tức căn bản.
Được rồi. Thưa các bạn, xin nói một chút về các cuộc họp ngày hôm nay như thế nào. Có lẽ trong tất cả các nước ở châu Á - trớ trêu thay lại là một nước cộng sản - chính trong nội bộ chính phủ Việt Nam hiện có những cuộc tranh cãi căng thẳng nhất về con đường phát triển. Họ có nhửng người như Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao, nằm trong số nhửng bô trưởng cởi mở (liberal) hơn, và về kinh tế nhừng người này có một ước muốn mãnh liệt và sâu sắc để có một mối quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ, để cải thiện nhân quyền, và thực hiện các bước cần thiết về mặt kinh tế hầu có thể thiết thực tham dự vào cộng đồng quốc tế. Trong nhiều khía cạnh, tình trạng gần như mất phương hướng. Vì vậy, đối với một số người lớn tuổi hơn một chút so với chúng ta đã từng có kinh nghiệm khac biệt về Việt Nam, việc tương tác được với những người muốn thiết lập một loại quan hệ đối tác với Hoa Kỳ, hơn hẳn với các quốc gia khác, là rất đáng chú ý.
Thành phần đó lại được cân bằng bởi một thành phần khác. Và lý do hôm nay bà Ngoại Trưởng họp với Tổng bí thư Đảng Cộng sản là vì trong Bộ Chính trị và Bộ An ninh Nhà nước cùng quân đội có những thành phần đang có quan ngại sâu sắc về mối quan hệ với Hoa Kỳ. Họ đang lo lắng về sự nhiễm độc (vế tư tưởng). Họ lo lắng về những bất ổn ngày càng tăng trong dân chúng về các vấn đề lao động. Và họ rất thận trọng đối với những nhà bất đồng chính kiến lâu đời như Cha Lý và các nhà đấu tranh tương tự khác.
Các bạn, vấn đề thú vị chính là vai trò của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến cuộc tranh luận này. Vì vậy, những gì đang xảy ra ngay bây giờ - và có lẽ các bạn đang nhìn thấy - một trong những khía cạnh thú vị nhất bên trong Việt Nam chính là đa phần bộ máy đàn áp đang thực sự nhằm vào những người biểu tình chống Trung Quốc, mà chính phủ muốn cẩn thận không để vượt ra ngoài vòng kiểm soát . Gần đây, có tinh thần chống Trung Quốc sâu đẩm phát sinh do nỗ lực từ phía Trung Quốc tự nhận là của họ các khu vực chỉ cách xa bời biển Việt Nam 60-70 dặm, hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền 200 dặm của Việt Nam.
Do đó, tất cả người Việt hiện nay, kể cả những người bảo thủ, đều đang nói rằng họ muốn có một mối quan hệ tốt hơn với Hoa Kỳ. Họ muốn chúng ta dể dàng hơn trong chính sách của chúng ta về một số hạng mục quốc phòng. Họ muốn có một mối quan hệ gần gũi hơn, và họ muốn chúng ta rõ ràng và cứng rắn về quan điểm của chung ta trong vùng Biển Đông. Thật không thể phủ nhận rằng mối quan hệ của chúng ta đã được cải thiện đáng kể với Việt Nam.
Và những gì đang xảy ra ở châu Á nói chung chính là VietNam đã trở thành một điạ điểm thứ hai, dù rằng vẫn còn một phần lớn đầu tư đi đến Trung Quốc, nhưng ngày càng nhiều nước đang lựa chọn Việt Nam cho những cuộc đầu tư lớn. Vì vậy, điều mà Ngoại trưởng vừa đề cập, phần thưởng Intel, một chương trình sản xuất chip vô cùng lớn, vốn đưọc khởi đầu ở Trung Quốc, nhưng càng ngày, Nhật Bản và các quốc gia khác đang hướng về Việt Nam.
Và vì vậy những gì chúng ta đang cố gắng để làm là tham dự về cơ bản, nhưng làm rõ cho họ rằng nếu họ muốn có một mối quan hệ tốt hơn với chúng ta, họ sẽ phải thực hiện các bước cần thiết về mặt kinh tế và họ sẽ phải cải thiện các thành tích nhân quyền của mình, mà trong thực tế, trong một số trường hợp đã bị xấu hơn hơn là cải thiện. Và đó là bức tranh tổng thể của chúng ta.
Những gì đã xảy ra trong vài tuần qua đã thực sự tạo sinh khí cho việc lãnh đạo, và hiếm khi tôi nhìn thấy họ chú ý, mong muốn và cần đến một mối quan hệ tốt hơn với Hoa Kỳ như vậy. Đó là các tin tức chinh hôm nay. Nhưng có lẽ quốc gia này có tiềm năng cho một mối quan hệ được cải thiện là đáng kể nhất. Chỉ xin cung cấp cho các bạn một bối cảnh về việc này, đó là khi tôi làm việc tại Lầu Năm Góc trong những năm 1990, lần đầu tiên chúng tôi đã mở ra mối quan hệ ngoại giao quân sự với quân đội của họ. Thật không thể tin được rằng có ngày Bộ trưởng Quốc phòng sẽ đi đến Vịnh Cam Ranh, nơi rất ít tàu Mỹ đến thường xuyên. Hiện nay, điểu đó không phải là điểu đặc biệt gây tranh cãi. Vì vậy, tiềm năng lất lớn sẽ xảy ra.
Xin hết. Hẹn các bạn ngày mai
ĐIỀU PHỐI VIÊN: Hãy kết thúc phần việc về Việt Nam đã, sau đó chúng ta sẽ đi vào phần việc khác ...
VIÊN CHỨC CAO CẤP BỘ NGOẠI GIAO: Được .
ĐIỀU PHỐI VIÊN: Có câu hỏi nào về Việt Nam trước khi chúng ta sang một vấn đề khác không?
VIÊN CHỨC CAO CẤP BỘ NGOẠI GIAO: Các bạn phải chắc chắn về những người điều khiển trên mặt đất...
HỎI: Có thể cho chúng tôi biết một chút về Đảng Cộng sản? - nhiệm kỳ của nó?
VIÊN CHỨC CAO CẤP BỘ NGOẠI GIAO: Vâng.
CÂU HỎI: Phải nói từ khi ...
VIÊN CHỨC CAO CẤP BỘ NGOẠI GIAO: (không nghe được)
HỎI: Vấn đề nhân quyền đi đến đâu ?
VIÊN CHỨC CAO CẤP BỘ NGOẠI GIAO: Vâng, công bằng mà nói, những gì hấp dẫn nhất- một lần nữa, với các Bộ Ngoại giao và những ban bộ khác - chính là họ khá thông cảm với các thúc đẩy của chúng ta ở nhiều khía cạnh, và họ hiểu rõ những gì là cần thiết để Việt Nam có được một mối quan hệ tốt hơn với Hoa Kỳ. Và một lần nữa, lý do mà chúng tôi muốn gặp những người bên phía Đảngg là vì những phản đối mà chúng tôi nghe được. Ngoại trưởng Clinton đã nêu hết sức rõ ràng và chắc chắn, với những tên tuổi cụ thể để hỏi lý do tại sao đến nay các trường hợp này, trong đó có một số trường hợp từng nêu lên trong nhiều năm, và một số vấn đề quan trọng như trường hợp cha Lý, không có tiến triển mấy hoặc không hề tiến triển gì."
ĐIỀU PHỐI VIÊN: Còn câu hỏi gì về Việt Nam nữa không?
VIÊN CHỨC CAO CẤP BỘ NGOẠI GIAO: Và tôi - à không - và tôi nghĩ , rất chân thực rằng, phản ứng của ông ấy -ông ta cảm thấy khó chịu trong cuộc trao đổi, và tôi nghĩ rằng thời gian sẽ trả lời. Nhưng tôi nghĩ đến việc ông ta đã dự phiên họp - và nghĩ đến những gì chúng ta đang thấy ngày càng nhiều người ở phía cao cấp đang dần nhận ra rằng điều này là cần thiết cho họ .
HỎI: Thế chính bác bạn [US] yêu cầu gặp gỡ ? Chứ không phải là ông ta ...
VIÊN CHỨC CAO CẤP BỘ NGOẠI GIAO: Vâng.
HỎI: Được.
VIÊN CHỨC CAO CẤP BỘ NGOẠI GIAO: Ồ, không, chúng tôi yêu cầu. Chúng tôi yêu cầu. Thực ra , rất khó để gặp ông ta. Ông ấy không phải nhu vậy, ông ấy thường không gặp - và bạn có thể nhận biết khi một số người không thoải mái trong một số cuộc họp, rõ ràng ông ấy bình thường, nhưng ông ầy không phải là phải là loại người quen với việc ngồi xuống để một ai đó tra hỏi về những vấn đề nhân quyền với mình.

Nguồn: U.S. State Department

(Cảm ơn thành viên Ba Trợn-X CàfeVN, đã góp ý cho bản dịch này)

- Tường thuật Đặc biệt tại cuộc họp các Viên chức cao cấp Bộ Ngoại Giao   –   (x-café).  

 

 

 - Nhân viên cao cấp BNG Hoa Kỳ: Nguyễn Phú Trọng không thoải mái họp bàn chuyện Nhân quyền - (DLB).   – ‘Kinh tế phải đi đôi với nhân quyền’ (BBC).

 

 

-Ngợi Ca Tư Bản Chủ Nghĩa  Vũ Hoàng & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA Ngày 120711

Những Nghịch Lý Về Chủ Nghĩa Tư Bản Và  Ngộ Nhận Về Chủ Nghĩa Xã Hội 
 
 
* AFP photo - Tấm biển ghi Có Những Lựa Chọn Thay Thế Cho Chủ Nghĩa Tư Bản 
tại các cuộc biểu tình bên ngoài nhà thờ St Paul ở London, ngày 25 tháng 2, năm 2012 *
Trên thế giới ngày nay, người ta đang chứng kiến một nghịch lý. Các quốc gia từng thiết lập và theo đuổi chủ nghĩa tư bản từ nhiều thế kỷ đều bị suy yếu về kinh tế, ngược lại, một số quốc gia đang phát triển hình như đã tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước và đạt kết quả kinh tế tốt đẹp hơn, với vai trò trọng yếu hơn của nhà nước. Diễn đàn Kinh tế nêu vấn đề về lý luận và thực tế này với nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa của đài Á châu Tự do và sau đây là phần giải đáp khá bất ngờ của ông.


"Liên Minh của sự Sợ hãi"

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Thưa ông, từ hơn trăm năm nay, người ta cứ nghe nói đến sự tiêu vong tất yếu của tư bản chủ nghĩa theo các lý luận phổ biến nhất của Karl Marx hay những người tự xưng là "Mác-xít". Sự thật thì các nước đi theo chủ nghĩa tư bản đều phát triển mạnh và thường xuyên cải tiến hay điều chỉnh sau mỗi đợt khủng hoảng. Trong khi ấy, giải pháp tập trung quản lý theo kế hoạch của nhà nước lại thất bại và các nước cộng sản đều bị khủng hoảng và chế độ chính trị sụp đổ, đó là biến cố long trời lở đất đã xảy ra hai chục năm trước tại Liên bang Xô viết và các nước Cộng sản Đông Âu.
Thế rồi, sau thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, hàng loạt quốc gia tiên tiến trong khối tư bản lại bị khủng hoảng kinh tế, như tại Hoa Kỳ, Nhật Bản hay Âu Châu. Trong khi đó, các nước đang phát triển mà áp dụng một hình thái tư bản chủ nghĩa khác, với vai trò chủ đạo về lý luận và lãnh đạo về quản lý của nhà nước, lại đạt thành quả ngoạn mục hơn. Vì vậy, người ta mới nói đến hình thái tư bản nhà nước như một giải pháp phát triển hấp dẫn, nhất là cho các nước nghèo. Vì các vấn đề khá cơ bản về lý luận lẫn thực tế, chúng tôi xin đề nghị là kỳ này, chúng ta sẽ cùng trao đổi về việc đó để làm sáng tỏ một số điểm. Ông nghĩ sao về đề nghị này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ rằng đây là một đề tài hấp dẫn và cần thiết, nhất là để làm sáng tỏ một số ngộ nhận về lý luận. Cũng xin nói ngay từ đầu là tôi vẫn sẽ nói ngược để ngợi ca tư bản chủ nghĩa! Vấn đề là cần hiểu rõ về định nghĩa và thống nhất là ta đang nói về chuyện gì.
- Trước hết, trên thế giới hiện nay, chúng ta đã thấy xuất hiện một "liên minh của sự sợ hãi", giữa một số quốc gia đang nổi lên mà đứng đầu là Trung Quốc. Theo sau là Liên bang Nga cùng vài chế độ độc tài khác, như Bắc Hàn, Iran, Syria, Venezuela và cả Việt Nam. Các quốc gia này có thể viện dẫn một số thành quả kinh tế nhất định để chứng minh rằng lãnh đạo có lý lẽ chính đáng khi cầm quyền một cách tuyệt đối. Cái lẽ chính đáng ấy có thể là đà tăng trưởng cao hoặc sự ổn định chính trị khiến nhà nước lấy được nhiều quyết định cần thiết mà có lợi cho người dân. Sự thật lại hơi khác vì đấy là một liên minh thực tế của các chế độ bất ổn và đang sợ bị sụp đổ. Nhưng nhiều người lại không thấy ra sự thể khách quan này vì một ngộ nhận khác.
Vũ Hoàng: Ông vừa muốn ngợi ca chủ nghĩa tư bản lại vừa nói đến sự bất ổn và thậm chí sợ hãi của một số quốc gia đang có cái vẻ ổn định hoặc đã đạt một số thành tích kinh tế. Chúng ta sẽ trở lại chuyện này. Nhưng ông cũng nói đến một ngộ nhận khác. Thưa ông, ngộ nhận đó là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa rằng ngộ nhận đó là các nước tư bản đều đang bị khủng hoảng và đây là sự khủng hoảng tất yếu của chủ nghĩa tư bản mình đã từng nghe nói đến từ khi có sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác-Lenin. Nói vắn tắt thì người ta lầm tưởng rằng sau khi chế độ tập trung quản lý bằng kế hoạch nhà nước bị sụp đổ cùng hệ thống tổ chức cộng sản, nhiều quốc gia khôn ngoan áp dụng phương pháp tư bản nhưng theo định hướng của nhà nước và chế độ tư bản nhà nước mới là giải pháp. Sự lầm lẫn ở đây nằm trong định nghĩa sai lạc về tư bản chủ nghĩa rồi sự ngộ nhận còn tai hại hơn, đó là ưu thế không hề có của chế độ tư bản nhà nước. Nó chỉ là chế độ "tư bản thân tộc" của tay chân nhà nước, một chế độ bất công và không bền.
 
000_DV1068833-200.jpg
Một người biểu tình đeo cây thánh giá với dòng chữ Chủ Nghĩa Tư Bản Là Chết tại Frankfurt hôm 29/10/2011. AFP photo
Vũ Hoàng: Chúng ta sẽ bắt đầu bằng phần giải thích của ông về định nghĩa sai lạc về chủ nghĩa tư bản. Nó sai lạc ở chỗ nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Sai lạc đầu tiên xuất phát từ cách đánh giá sai lý luận cơ bản của kinh tế gia Adam Smith, người được coi là cha đẻ của tư bản chủ nghĩa, qua những gì ông ta viết từ cuối thế kỷ 18, trước Karl Marx cả trăm năm. Người ta đánh giá sai vì lầm tưởng rằng Adam Smith hoặc cả tư bản chủ nghĩa nằm trên một động lực duy nhất là lợi nhuận.
- Vì lầm lẫn đó, người ta dời đổi mục tiêu từ khoa học qua luân lý với nội dung phê phán chủ nghĩa tư bản là dựa trên lòng tham của con người. Một chế độ xác lập trên máu tham là chế độ đáng ghét về đạo lý. Và nếu nó lại tất yếu sụp đổ vì những lý luận có vẻ khoa học của Marx thì chủ nghĩa Mác Lênin hoặc chủ nghĩa xã hội tất nhiên là có giá trị hơn.
Trên thế giới hiện nay, chúng ta đã thấy xuất hiện một "liên minh của sự sợ hãi", giữa một số quốc gia đang nổi lên mà đứng đầu là Trung Quốc.
Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa
- Sự lầm lẫn ở đây xuất phát từ một điểm căn bản trong lý luận của Adam Smith. Ông ta khách quan nhận định rằng con người ta có một động lực quan trọng trong đời sống, là lợi ích cá nhân hay tư lợi mà nhiều người hời hợt gọi là máu tham hoặc sự ích kỷ. Khái niệm về tư lợi thật ra không đơn giản như vậy vì ước muốn được người khác trọng vọng, thí dụ như chữ "danh" của Đông phương, cũng là tư lợi. Việc thu thập tiền tài để làm việc từ thiện cũng là một loại tư lợi.
- Nhưng, trên cơ sở của tư lợi, chủ nghĩa tư bản mà Adam Smith đề cao và báo trước là hệ thống định chế, là các cơ chế chi phối quyết định của con người trong tập thể. Quan trọng nhất trong các định chế này là quyền tư hữu, là người dân có quyền làm chủ tài sản của mình và nhà nước phải bảo vệ quyền tư hữu đó.
- Song song, Adam Smith cũng tiên báo một hiện tượng sau này người ta mới hiểu ra và ngày nay ai cũng thấy. Đó là vì tư lợi mà nhiều người muốn tiến tới chế độ độc quyền và dùng loại lý luận về đạo lý để bảo vệ cái thế độc quyền đó. Lý luận tiêu biểu nhất chính là công bằng xã hội. Vì yêu cầu công bằng xã hội mà nhà nước nên và cần can thiệp để nâng đỡ hay bảo vệ thành phần này hoặc thành phần khác. Chính là sự can thiệp có vẻ đạo đức và chính đáng ấy mới làm lệch lạc sự vận hành bình thường của thị trường và gây ra vấn đề kinh tế. Và hậu quả nối tiếp là gây ra vấn đề xã hội và chính trị. Nói vắn tắt lại, tư bản chủ nghĩa theo cái nhìn nguyên thủy của Adam Smith là một hệ thống giá trị về văn hóa chứ không đơn giản là chuyện theo đuổi tư lợi!

 

Chủ nghĩa Tư bản

 

Vũ Hoàng: Thưa ông, đó là về lý luận. Chứ về thực tế và đối chiếu với hoàn cảnh ngày nay của nhân loại thì chủ nghĩa tư bản đó là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nói rằng chủ nghĩa tư bản là một hệ thống văn hóa và có giá trị về đạo lý thì có vẻ ngược ngạo nhưng sự thật là như vậy. Đó là nhà nước phải bảo vệ quyền tư hữu, phải đảm bảo khả năng thực thi các hợp đồng của người dân với nhau và không cho phép bất cứ ai nhân danh bất cứ điều gì mà can thiệp vào quyền quyết định của người khác. Vì thế, tư bản chủ nghĩa chỉ có thể phát triển trong một chế độ dân chủ là nơi mà mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau trước luật pháp do đại diện của mình thiết lập ra.

- Bây giờ ta đi vào thực tế và tôi xin lấy một thí dụ rất cụ thể đã được nói tới ở Việt Nam và nơi khác.

- Hiển nhiên là nhà nước có nhiệm vụ làm ra chính sách kinh tế có lợi cho việc tuyển dụng và đẩy lui nguy cơ thất nghiệp. Nhưng nhà nước không có nhiệm vụ tạo ra công ăn việc làm. Nói vậy thì có người thấy là chướng. Tôi xin nói thêm một điều chướng tai khác nữa, là doanh nghiệp cũng không có nhiệm vụ tạo ra việc làm. Nhà nước không thể là một cơ quan xã hội có nhiệm vụ tìm việc và tư doanh cũng chẳng là một trung tâm lao động có chức năng tuyển dụng.

- Nhà nước có nhiệm vụ và yêu cầu về chính sách là tạo điều kiện cho tư doanh được làm ăn dễ dàng để theo đuổi lợi nhuận. Tư doanh có quyền theo đuổi lợi nhuận và phải chấp nhận rủi ro trên doanh trường chứ không được đòi hỏi nhà nước bênh vực hay bảo vệ. Việc bênh vực hay bảo vệ đó chỉ khiến nhà nước can thiệp vào doanh trường, nâng đỡ thành phần nay hay thành phần khác và vô hình chung giúp cho một số cơ sở kinh doanh chiếm ưu thế trên các cơ sở khác. Thế rồi, trong tiến trình truy tìm lợi nhuận, tư doanh mới tạo ra việc làm. Càng sản xuất có lời thì càng tuyển thêm người và kết quả là đẩy lui nguy cơ thất nghiệp.
Vũ Hoàng: Ông vừa nêu ra một nghịch lý quả thật là hơi chướng tai, nhưng nghe ra thì hình như cũng có cơ sở. Ông giải thích chuyện này cho rõ ràng hơn được không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: 
- Trong một tiền kiếp của bản thân tôi, khi còn là nhân viên của một ngân hàng phát triển cách nay gần bốn chục năm, tôi vẫn thẩm định giá trị các dự án đầu tư của tư doanh và một trong các tiêu chuẩn đó là đánh giá xem dự án này sẽ tạo ra bao nhiêu việc làm.
- Sau này mình mới biết là sai nếu dùng tiêu chuẩn đó để thanh lọc dự án. Lý do là nếu lấy tiêu chuẩn "tạo ra việc làm" thì dự án xây dựng Vạn lý Trường thành của Trung Hoa có giá trị nhất. Hoặc nếu nói theo một kinh tế gia nổi tiếng của Thế kỷ 20 là ông Milton Friedman, một dự án đào kinh có thể có giá trị tuyển dụng lao động rất cao nếu thay vì dùng máy móc hay cuốc xẻng, người ta dùng muỗng nĩa hoặc tay không để đào đất. Theo phương pháp đó thì dự án thủy lợi này tạo ra cả triệu việc làm. Nhưng đó là một dự án có giá trị kinh tế rất thấp và là một sự lãng phí. 
- Bây giờ ta tiến xa hơn một chút mà nói đến việc sản xuất thiết bị, khiến những người đào đất bằng tay bị mất việc và phải đi tìm việc khác. Nhưng việc sản xuất đó cũng khiến nhiều người có việc làm mới trong suốt quy trình chế biến sắt thép, thiết kế rồi vận chuyển và bảo trì máy móc.
 
000_DV1104358-200.jpg

Thủ tướng Anh David Cameron nói về trách nhiệm của Chủ nghĩa Tư bản và nền kinh tế tại New Zealand House ở London ngày 19 tháng 1 năm 2012. AFP photo
Vũ Hoàng: Ông vừa nêu ra một thí dụ lý thú và cũng gián tiếp nói đến vai trò của nhà nước trong một yêu cầu lao động có vẻ chính đáng mà lại gây ra hậu quả lãng phí.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa đúng như vậy và tôi xin nói đến một trường hợp khác để khỏi bị hiểu lầm là mình theo "chủ nghĩa phục Mỹ"! 

- Quãng ba chục năm trước, người Mỹ hốt hoảng vì sự suy sụp của kỹ nghệ thép trước sự lớn mạnh của ngành thép Nhật Bản hay Nam Hàn. Vì yêu cầu bảo vệ việc làm cho công nhân ngành thép, nhà nước mới can thiệp vào thị trường và đánh thuế trên thép nhập khẩu. Nhờ vậy mà Hoa Kỳ đã "cứu được" 5.000 công việc. Nhưng cũng vì vậy mà thép lên giá và gây thiệt hại cho các nhà sản xuất Mỹ cần thép trong tiến trình sản xuất của họ. Sự thiệt hại đó khiến kinh tế Mỹ mất một số việc cao gấp năm con số công việc nói là được cứu trong ngành thép. Và kết quả là doanh nghiệp Mỹ tìm cách đầu tư ra ngoài, tạo ra việc làm cho thợ thuyền xứ khác, dụ như Trung Quốc hay Việt Nam.

Nhà nước có nhiệm vụ và yêu cầu về chính sách là tạo điều kiện cho tư doanh được làm ăn dễ dàng để theo đuổi lợi nhuận.
Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa
- Một thí dụ nóng hổi khác là Đạo luật Canh nông của Hoa Kỳ, năm năm lại duyệt xét một lần và vừa được tái tục. Vì mục tiêu xã hội rất cao đẹp là bảo vệ nông gia, Đạo luật này lại gây thiệt thòi cho nhiều thành phần khác ở tại Hoa Kỳ, và nhất là cho nông gia của xứ khác. Đây không là một biểu hiện của tư bản chủ nghĩa mà chỉ là xã hội chủ nghĩa trá hình với hậu quả bất ngờ là lại gây ra bất công xã hội mà ít người nhìn ra.
- Cũng xin nói thêm là ta nên hoài nghi loại chữ như "xã hội chủ nghĩa" vì trong thế kỷ 20, nó dẫn tới hai tai họa trái ngược mà tàn khốc như nhau là chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội quốc gia của Đức quốc xã, nghĩa là chủ nghĩa phát xít. Loại "xã hội chủ nghĩa" lý tưởng này là một bước tiến tới "chủ nghĩa tư bản nhà nước" với hậu quả tất yếu là "chủ nghĩa tư bản thân tộc", chủ nghĩa tư bản phe phái và là một sự bất công khác.
Vũ Hoàng: Phải chăng ta có thể đi tới kết luận ở đây rằng chủ nghĩa tư bản nhà nước không là chủ nghĩa tư bản mà chỉ là sự bất công được định chế hóa bằng luật lệ của đảng cầm quyền?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Đúng như vậy thưa ông. Chủ nghĩa tư bản nhà nước có sự hấp dẫn của nó, nhưng dẫn đến chủ nghĩa tư bản thân tộc. Tức là những kẻ có chức có quyền can thiệp vào thị trường để nâng đỡ thân tộc hay phe đảng của mình và đi ngược đạo lý nguyên thủy của tư bản chủ nghĩa. Các nước dân chủ cũng bị nguy cơ tư bản thân tộc khi nhiều nhóm thế lực tác động vào chính quyền để bênh vực hay bảo vệ phe phái của mình. Nhưng nhờ quy luật dân chủ, hiện tượng đó có thể bị giới hạn hoặc đẩy lui và thường xuyên bị báo chí phanh phui.
- Tại các nước không có dân chủ, nhà nước có thể nhân danh lý tưởng xã hội chủ nghĩa để thiết lập chế độ tư bản nhà nước mà thực chất vẫn là bao che cho thân tộc, phe phái hoặc những ai có quan hệ với đảng viên cán bộ của đảng. Ta đang chứng kiến việc đó tại Trung Quốc và Việt Nam hoặc Liên bang Nga hay Venezuela. Chẳng phải ngẫu nhiên mà đấy cũng là nơi xuất phát ra những lập luận đả kích hoặc xuyên tạc tư bản chủ nghĩa.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc phỏng vấn lý thú và đầy nghịch lý này.

 

-Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc hội đàm

Chiều 11/7, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì.

- Tiếp xúc song phương với Trung Quốc và các đối tác khác của ASEAN: Việt Nam quan ngại sâu sắc tình hình biển Đông (TT). - Quan hệ Việt-Trung vẫn ‘tốt đẹp’ - (BBC)

- Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc hội đàm (TTXVN).  - Ngoại trưởng Việt – Trung nói về Biển Đông (VNE).
- GS Tương Lai: “Người không có chữ tín sao gọi là người được”  —  (Người lót gạch).  – Phỏng vấn TS Trần Trường Thủy: Trung Quốc không còn nhiều ‘bài’ trên Biển Đông (TP).

-Settle sea disputes 'without coercion': Clinton
PHNOM PENH (AFP) - United States (US) Secretary of State Hillary Clinton on Thursday urged nations with rival territorial claims in the South China Sea to settle their disputes 'without coercion'.

- TQ theo đuổi chính sách hiếu chiến với nhiều nước (TT).  - Chiêu kích động tình hình biển Đông của báo TQ (ĐV). - Vẫn trò “đánh lận con đen” (ANTG).  - Trung Quốc đã “lắt léo” thế nào để thực hiện tham vọng tại Biển Đông? (GDVN).
- Bắc Kinh từ chối COC, Ngoại trưởng Philippines: TQ ép người quá đáng (GDVN).  - Biển Đông: Mỹ bênh vực Philippines (VNN).

- Vụ 3 tàu cá bị Trung Quốc bắt giữ: Đến kỳ trả nợ, ngư dân khốn đốn (TP).- Ngoại trưởng Trung-Nhật bàn về quần đảo tranh chấp (TTXVN).

Trung Quốc không muốn Biển Đông được đề cập tại thượng đỉnh ASEAN (VOA).  – China Warns Asean Against Discussing South China Sea Tensions, Rebuffing Clinton’s Call For Resolution (IBT).  – Trung Quốc giục ASEAN tránh xung đột biển Đông: China Urges Asean to Avoid Sea Spat (WSJ).    – Trung Quốc chưa nhận thảo luận COC -(BBC).  – ASEAN, TQ chật vật để đạt tiến bộ về Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông (VOA).  – Tham vọng Trung Quốc ở Biển Đông: trọng tâm của Diễn đàn ARF - (RFI).  – Tranh cãi Biển Đông, Asean họp khẩn - (BBC).  –Trì hoãn, tranh cãi gây trở ngại cho giải pháp của ASEAN về Biển Ðông (VOA).   – Nếu ASEAN lùi, Trung Quốc sẽ lấn tới!(PLTP). –  COC là cơ sở để giải quyết xung đột (TN).
ASEAN tăng cường quan hệ đối tác (TN). - ASEAN và Trung Quốc bất đồng về nội dung COC(RFA). - COC là cơ sở để giải quyết xung đột (TN).  - Bà Hillary Clinton mong muốn ASEAN xây dựng COC (TTXVN).
Đối đầu Mỹ – Trung trên vấn đề Biển Đông - (RFI).  - USS George Washington thăm Hong Kong(BBC).    – Tàu ngầm Mỹ trong cảng Subic – Kỳ 1: Trở lại sau 20 năm   –   Tàu ngầm Mỹ trong cảng Subic – Kỳ 2: Bến cũ, người xưa và…  –   Tàu ngầm Mỹ trong cảng Subic – Kỳ 3: USS Louisville từ đâu tới? (PLTP).
Philippines, Campuchia bất đồng về biển Đông (PLTP).  - Philippines cho đấu thầu ba lô dầu khí tại Biển Đông(RFI).  – Philippines cho đấu thầu 3 lô dầu khí ở Biển Đông (VOA).
Biển Đông: Trung Quốc đang ngược chiều gió? (TVN).- Nhật Bản dấn sâu vào vấn đề biển Đông(Infonet).   - Nhật Bản phản đối tàu Trung Quốc tới gần các quần đảo có tranh chấp (VOA). - Mỹ “có nghĩa vụ bảo vệ” quần đảo Senkaku (LĐ). - Giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển Đông(TTXVN). - Tướng Trung Quốc răn đe dùng vũ lực giải quyết vấn đề đảo Điếu Ngư (GDVN).  -Trung Quốc đưa tàu ngư chính đến vùng đảo tranh chấp với Nhật Bản - (RFI).  - Nhật phản đối TQ xâm phạm chủ quyền - (BBC).  - Nhật Bản-ASEAN thảo luận về căng thẳng Biển Đông (VOA).

Mỹ hài lòng về tiến bộ trong đàm phán thương mại Thái Bình Dương(VOA).  – Quan hệ ASEAN-Hoa Kỳ: lợi ích kinh tế-thương mại quan trọng(VF).

-Dân miền Trung có thể chết và đói vì thủy điện Nguoi Viet Online -Quảng Nam đang là tỉnh đứng đầu về số lượng công trình thủy điện với 62 dự án đã phê duyệt, tổng công suất 1.6 triệu MW.

-Russia’s ‘internet blacklist’ sparks fears (Financial Times)-The new law will see any sites deemed to be harmful added to a special register and blocked across Russia

 

- Xem xét hỗ trợ ngư dân bị Trung Quốc bắt tàu (TT). - Những viên đá từ chiến sĩ công an trẻ (TT).–  Phú Yên đề ra giải pháp tiếp tục thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 (ND). - Tàu Hải quân cứu 8 thuyền viên gặp nạn tại Trường Sa (QĐND).  -  Biển đảo trong trái tim tôi (TN). - Nguyễn Hữu Quý: 5 mục tiêu của “đường lưỡi bò” (BoxitVN).  –Nghiên cứu khoa học về biển Đông (NLĐ).   - Tầm quan trọng của Biển Đông trong bối cảnh tình hình khu vực đang thay đổi  –   Đã đến lúc chấm dứt sự mơ hồ chiến lược tại Biển Đông   –   Tin tuần từ 9/7-15/7(NCBĐ).

 

- Chuyến thăm lịch sử của bà Clinton (TN). - Lần đầu tiên, Ngoại trưởng Mỹ đi thăm Lào (RFI).  – Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton thăm Lào (VOA).  – Hoa Kỳ ‘ve vãn’ Lào sau gần 60 năm (BBC).  – Lào trong chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ ở châu Á (TQ).
- Đại sứ Mỹ đầu tiên từ 22 năm qua đến Miến Điện (RFI).  – Ðại sứ Hoa Kỳ đến Rangoon lần đầu tiên từ 22 năm nay(VOA).  - Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế đối với Myanmar (VOV).  –  Tổng thống Mỹ Obama loan báo giảm nhẹ trừng phạt kinh tế Miến Điện(Thụy My).
- Em trai nghèo khó của Obama không cần anh giúp đỡ (Bee).

 

- Danh Đức: Thế kỷ 21 không phải thời Chiến quốc (TT).

 

 

 

Tổng số lượt xem trang