Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

Nghệ An: Công an cấm gần 1000 người học Anh ngữ

-Nghệ An: Công an cấm gần 1000 người học Anh ngữ

VRNs (12.07.2012) – Nghệ An – Với những lý do không có căn cứ pháp luật, công an Nghệ An đã cấm không cho gần 1000 người tham gia khoá học Anh ngữ hè tại giáo xứ Cầu Rầm, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Khoá học Anh ngữ hè này được cha chánh xứ, Hội đồng mục vụ (HĐMV) giáo xứ Cầu Rầm mời các thiện nguyện viên từ Hoa Kỳ về nước dạy hoàn toàn miễn phí. Năm 2012 này đã là năm thứ ba. Khoá học tiếp nhận mọi thành phần, từ trẻ em đến người lớn, từ công nhân đến viên chức hành chánh, và Công giáo cũng như không Công giáo đều có thể tham dự.

Từ năm 2010 đến nay cữ mỗi dịp hè các thiện nguyện viên Hoa Kỳ đã tình nguyện về bồi dưỡng tiếng Anh cho giới trẻ tại thành phố Vinh. Năm đàu tiên số lượng học viên là hơn 500, sang năm 2011 số lượng học viên là hơn 700 em. Hai năm 2010 và 2011 việc dạy và học đã  diễn ra an toàn, tốt đẹp và đạt kết quả cao, vì thế năm nay, Cha xứ cùng HĐMV tiếp tục chương trình này. Đây thực sự là một sân chơi lành mạnh và bổ ích cho các em trong dịp hè và cũng là cơ hội cho nhiều người nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình, các bậc phụ huynh rất an tâm khi cho con em mình theo học tại đây. Bởi vậy mà hè năm nay số lượng học sinh theo học khóa bồi dưỡng Tiếng Anh này tăng cao, lên tới gần 1000 em với đủ mọi thành phần, từ các em học sinh tiểu học, trung học cho đến các bạn sinh viên đang theo học tại các trường ĐH ở TP Vinh và cả các giáo viên cũng như các viên chức chuyên khoa Anh ngữ cũng như các công nhân viên chức đã đi làm nhưng vẫn tranh thủ thời gian theo học, trong đó có hơn 600 em là lương dân.

 

Các giáo viên Mỹ thiện nguyện này đã biến lớp học thành sân chơi, nên các học sinh hạnh phúc vì được đến lớp - VRNs

Một việc làm tốt như vậy, một khóa học bổ ích như vậy tưởng chừng như sẽ được chính quyền tỉnh Nghệ An ủng hộ tuyên dương và khuyến khích hơn vì rằng Cha xứ, HĐMV xứ Cầu Rầm, các thiền nguyện viên đã làm thay việc cho “Đảng”, cho “Chính quyền” tỉnh Nghệ An trong công tác giáo dục. Vậy mà thay vì phải cảm ơn ủng hộ thì chính quyền tỉnh Nghệ An ra sức ngăn cản. Với những lý do hết sức vô lý, công an bắt buộc phải dừng khóa học.

Hành động này của chính quyền dường như đã chuẩn bị từ trước và lên kế hoạch rất kín kẽ. Ngay từ những ngày đâu tiên chuận bị cho khóa học hè, họ đã ra sức ngăn cản, việc làm đầu tiên của họ là trục xuất cô Natalie Xuân Văn – trưởng đoàn thiện nguyện viên, giáo viên tiếng Anh và Kế toán Mỹ ra khỏi Việt Nam khi cô vừa đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 24.07.2012 mà không nêu lí do. Sau đó họ liên tục cử công an đến làm việc, hạch sách đủ điều với Cha xứ, HĐMV xứ Cầu Rầm và đặc biệt là gây khó dễ cho các thiện nguyện viên.

Các thiện nguyện viên đã được Đai sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ cấp thị thực, khi đến ở giáo xứ Cầu Rầm cũng đã làm thủ tục đăng ký tạm trú với công an phường Cửa Nam, các thiện nguyện viên rất tôn trọng pháp luật Việt Nam và tuân thủ đầy đủ các thủ tục rườm rà do công an bày ra.

Không tìm được lý do gì về thủ tục để gây khó dễ lại vấp phải sự phản đối từ các phụ huynh học sinh công an thay đổi kế hoạch. Lần này họ lại gây áp lực và đưa ra một lý do hết sức vô lý; chiều ngày 05.07.2012,  phòng quản lý xuất nhập cảnh – công an tỉnh Nghệ An buộc các thiền nguyện viên lên làm việc. Chỉ với năm thiện nguyện viên, họ đã bị chia ra làm hai nhóm đem vào hai phòng khác nhau như là hỏi cung “tội phạm”. Công an hỏi, hạch sách, dọa nạt… các thiện nguyện viên suốt ba giờ đồng hồ, từ 14:00 đến hơn 17:00. Quyết định cuối cùng được đưa ra là buộc dừng khóa học Anh văn hè 2012 với lý do các thiện nguyện viên mang Visa du lịch không được phép dạy học. Không biết các ông công an này moi được đâu ra cái luật này đẻ ra quyết định như vậy nữa. Khi công an nói với thiện nguyện viển rằng ở Việt Nam mang Visa du lịch thì không được dạy học các thiện nguyện viên chỉ biết lắc đầu không hiểu nổi, Davis và Jame sau đó còn nói là “để thử tìm xem coi có nước nào trên thế giới có quy đinh như vậy không”. Xin lưu ý, các thiện nguyện viên này dạy Anh Văn tại cầu Rầm không như là hoạt động nghề nghiệp, mà chỉ là hoạt động công ích hướng về cộng đồng.

 

Gần 1000 học viên cùng với phụ huynh ngồi trong nhà thờ nghe cha chánh xứ Cầu Rầm thông báo khoá học Anh ngữ hè 2012 bị cấm tiếp tục - VRNs

Phụ huynh phát biểu ý kiến

Việc làm này của công an Nghệ An đã gây bất bình lớn đối với các em học sinh cũng như phụ huynh học sinh, bởi đây là việc mà lẽ ra các nhà chức trách xã hội phải làm, nhưng họ đã không làm và còn tìm cách phá hoại người khác làm việc tốt đó. Phải chăng chính quyền Nghệ An đang cố gắng thực hiện chính sách ngu dân ngay trên quê hương mình để họ dễ bề cai trị, dễ bề lừa lọc và đàn áp dân.

Trước những việc làm ám muội của công an Nghệ An, sáng 09.07, Cha quản xứ cùng Hội Đồng Mục vụ giáo xứ đã có cuộc tiếp xúc với tất cả các em học sinh và phụ huynh học sinh để biết rõ ý kiến của họ. Cha xứ cùng HDMV giáo xứ Cầu Rầm cũng mời đại diện Phòng Xuất Nhập Cảnh công an Nghệ An đến để tiếp thu ý kiến của dân. Tuy nhiên, với việc làm đen tối của mình, công an Nghệ An đã không dám đối diện với ánh sáng công lý của những người dân lương thiện, vì thế họ đã không hiện diện trong cuộc tiếp xúc này.

Qua buổi tiếp xúc, các phụ huynh tỏ ra rất bất bình trước việc làm của công an Nghệ An. Các ý kiến của phụ huynh học sinh đều muốn viết đơn kiến nghị gửi Phòng Công An Xuất Nhập Cảnh Nghệ An để biết lý do và đồng thời yêu cầu công an phải tạo điều kiện cho con em họ tiếp tục được theo học khóa bồi dưỡng tiếng Anh này.

Có phụ huynh tâm sự rằng: “Tôi có ba đứa con đang theo học ở đây, gia đình tôi nghèo lắm, hằng ngày tôi phải đi bán rau muống để nuôi con ăn học. Các cháu muốn học tiếng Anh nhưng gia đình không có tiền cho các cháu học thêm ở ngoài, rất may Cha xứ và HĐMV tổ chức các lớp tiếng  Anh nên các cháu mới có cơ hội học tập. Vậy mà hôm nay công an lại không cho các cháu được tiếp tục học ở đây, không biết rồi tương lai của các con tôi sẽ ra sao (?)”

 

Nét viết trẻ thơ: "Em muốn học tiếng Anh"

Trẻ em và người lớn nghèo cùng biểu thị mong ước được học tiếng Anh

Các em học sinh thì buồn sầu, tiếc nuối vì mình không còn được cơ hội học tiếp. Những giọt nước mắt đã lăn dài trên gò má các em. Nhiều em đã không dấu được nỗi bất bình nên đã viết những khẩu hiệu ngắn để phản đối hành động vô văn hóa của chính quyền Nghệ an: “Chúng cháu muốn học tiếng Anh”. “Chú công an ơi, xin chú cho cháu học tiếng Anh”. “Mẹ ơi, con muốn học tiếng Anh”!… Thật tội nghiệp cho những đứa bé thơ ngây, tuổi thơ của chúng nào có tội tình gì vậy mà chúng lại bị công an chèn ép, ngăn cản những ước vọng của tuổi thơ chúng.  

Về phía các thiện nguyện viên, dù đây là lần đầu tiên họ tới Việt Nam và vùng đất TP Vinh này, nhưng trước đó, họ đã từng được nghe các bạn bè của mình là những thiện nguyện viên của các năm trước nói về một nước Việt Nam thân thiện, giàu tình cảm, mến khách, nên họ muốn đến thăm đất nước Việt Nam và giúp đỡ các học sinh nghèo. Mục đích của Hội Education for the Poor (EFTP) và của các thiện nguyện viên là muốn giúp giới trẻ tại Việt Nam phát huy tài năng và tạo dựng tương lai của mình qua con đường học vấn.  Thế nhưng khi đến Nghệ An, họ thực sự đã bị sốc đối với thái độ và cách làm việc của công an Nghệ An. Họ là những du khách tới Việt Nam, thấy được khát khao học tập của các bạn trẻ đất Việt nên họ đã tình nguyện hy sinh sức lực cho những khát vọng của các em.

Thảo Lê trong buổi họp với 1000 học viên và phụ huynh đã phát biểu: “Chúng tôi những thiện nguyện viên đến đây mong muốn một phần nào giúp cho các bạn trẻ Việt Nam nâng cao trình độ Anh ngữ, nhưng pháp luật Việt Nam không cho chúng tôi dạy học, mà chúng tôi là những người tôn trọng pháp luật nên chúng tôi phải tuân theo, chúng tôi rất buồn khi không được dạy học nữa, mắc dù chúng tôi rất yêu mến các bạn, các em học viên nhưng chúng tôi phải tôn trọng luật pháp đất nước của các bạn”.

Các thiện nguyện viên không thể tiếp tục công việc bồi dưỡng cho các học viên của mình. Họ cũng có người khóc như các học viên của họ. Thương cho người dân phải sống dưới một hệ thống luật ngăn cản việc giáo dục, và nít cơ hội thăng tiến cho người nghèo.

Tim Murphy, thiện nguyên viên của năm 2011 tại Vinh nói: “Khi bắt đầu tham gia vào chương trình, tôi không mong đợi gì từ khóa dạy mà chỉ muốn giúp các bạn trẻ, nhưng không ngờ tôi đã bị cảm xúc vì nét đẹp của văn hóa và người dân Việt Nam. Tôi đã mang về nhà rất nhiều kỷ niệm, cũng như bạn bè và kinh nghiệm mới mà tôi sẽ ấp ủ trong lòng trong nhiều năm tới,… Tôi đã gặp những con người rất ấm áp như thời tiết của Vinh, một đất nước xinh đẹp như các tấm hình postcard, và một nền văn hóa thật thu hút mà tôi mong muốn được học hỏi thêm. Mặc dù tôi là giáo viên của khóa học, nhưng rất nhiều lần tôi cảm thấy mình thật sự là học viên của các học viên của tôi”.

Không biết rồi đây tương lai của đất nước, của quê hương sẽ ra sao khi quyền học tập của các em cũng bị hạn chế, khi những việc làm thiện nguyện lại bị cho là phạm pháp, trong khi đó chính quyền lại dung túng cho những kẻ côn đồ đàn áp người dân lương thiện yêu nước.

CTV.VRNs

Tường trình từ Nghệ An

 

Quân đội ND gỡ bài này, ??? tại sao?:  Tiếng Anh cho nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.QĐND Online - Khóa học đầu tiên ở Hội đồng Anh Việt Nam với nội dung Tiếng Anh cho Nhiệm vụ Gìn giữ Hòa bình của Liên Hợp Quốc đã kết thúc sáng 11-7 tại Hà Nội với buổi lễ tốt nghiệp của các học viên. Buổi lễ có sự tham dự của Đại sứ Anh tại Việt Nam, Tiến sĩ Antony Stokes và Tùy viên Quốc phòng Anh tại Việt Nam Đại tá Clive Coombes OBE.

  24 cán bộ Viện Quan hệ Quốc tế về Quốc phòng, Bộ Quốc phòng hiện đã đạt chuẩn A2 theo khung tiêu chuẩn tiếng Anh châu Âu sau 5 tháng tập trung học tập tại Hội đồng Anh Việt Nam. Các học viên cũng đã hoàn thành trình độ sơ cấp giáo trình tiếng Anh quân sự Campaign với trang bị tiếng Anh đủ để giao tiếp cơ bản trong môi trường quốc tế.

Khóa học tiếng Anh dành cho các cán bộ sẵn sàng tham gia thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc đánh dấu thành quả đầu tiên từ việc ký Biên bản Ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng giữa Việt Nam và Vương quốc Anh tháng 11-2011. Với mục tiêu trang bị cho các cán bộ quốc phòng vốn tiếng Anh cần thiết cho các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc trong tương lai, khóa học đã được thiết kế với nội dung tiếng Anh thông dụng và tiếng Anh chuyên ngành quốc phòng. Các học viên phải đến lớp cả tuần (trừ thứ bảy và chủ nhật), mỗi ngày học bốn tiếng.

Đại sứ Anh tại Việt Nam, Tiến sĩ Antony Stokes phát biểu: “Tôi rất vui mừng có mặt tại Hội đồng Anh tại Hà Nội để tham dự buổi lễ tốt nghiệp khóa học tiếng Anh đầu tiên dành cho các cán bộ quốc phòng Việt Nam do Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh tài trợ. Khóa học này là bằng chứng cho thấy Việt Nam và Vương quốc Anh là đối tác chiến lược trong lĩnh vực giáo dục và gìn giữ hòa bình. Quan trọng hơn, thiện chí của Việt Nam sẵn sàng lực lượng phục vụ các nghĩa vụ gìn giữ hòa bình cho thấy cam kết rõ ràng của Việt Nam trong việc thể hiện vai trò lớn hơn trên toàn cầu… Và tôi cũng vui mừng tuyên bố: Tiếp nối thành công của khóa học này, Vương quốc Anh sẽ tiếp tục tài trợ một khóa học tiếng Anh nữa trong năm nay”.

An Chung


Tuổi trẻ: - Sẵn sàng cho nhiệm vụ gìn giữ hòa bình.
-  Đào tạo tiếng Việt cho cán bộ an ninh các Đại sứ quán (ANTĐ). – Chùa Quang Minh Tự của PGHH bị tấn công (RFA).- Con trai Điếu Cày kể chuyện thăm cha (BBC).

- NẾU ĐƯỢC LỢI NHIỀU HƠN, HỌ SẼ BÁN GÌ? (Tâm sáng).
- Kẻ hành hạ Tổ Quốc chuẩn bị tháo chạy  —  (DLB).

- Nông dân Văn Giang và Đại Từ Thái Nguyên tiếp tục khiếu kiện tại Hà nội  —  (Lê Hiền Đức).  - Dân oan vẫn tràn ngập Thủ đô Hà nội !   —  www.cgi/http:/coopwatch.blogspot.com/2012/07/dan-oan-van-tran-ngap-thu-o-ha-n...">(PV tự do).

Tổng số lượt xem trang