Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012

Họp tháo gỡ khó khăn, vì sao doanh nghiệp thờ ơ?

SGTT.VN - Hội trường 240 chỗ, nơi tổ chức hội nghị giao ban xuất khẩu của bộ Công thương, trong sáng ngày 17.7 dường như rộng hẳn lên khi số người tham dự chỉ chiếm 30% số ghế. Trong đó, đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp chiếm khoảng 20 ghế.

Đành rằng chủ đề chính tuy mang tính định kỳ, cứ mỗi sáu tháng một lần, song ban tổ chức đã không quên kèm thêm chủ đề đang rất nóng trong đời sống doanh nghiệp: tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về vốn và lãi suất. Vậy sao doanh nghiệp lại bỏ qua cơ hội để có thể kiến nghị, nêu các vấn đề bức xúc trong thực tế kinh doanh của chính họ?


Nhiều doanh nghiệp không mặn mà với các cuộc họp tháo gỡ khó khăn vì không thấy hiệu quả thiết thực từ đó.

Là một trong số ít doanh nghiệp tham dự hội nghị, ông Đỗ Hà Nam, tổng giám đốc công ty cổ phần tập đoàn Intimex cho biết, tuy doanh nghiệp này thuộc nhóm đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất thấp, nhưng để vay được nguồn tiền này quả thật là “khó ơi là khó”. Theo ông Nam, Intimex đầu tư nhà máy chế biến gạo 200 tỉ đồng, nhưng chỉ vay ngân hàng được 50 tỉ đồng. Ông Nam khẳng định: “Một doanh nghiệp có doanh số xuất khẩu dự kiến 1 tỉ USD năm 2012 như Intimex gặp khó như vậy, thì đơn vị nhỏ và vừa không vay được vốn rẻ là đúng!” Về góc độ người cho vay, ông Trần Phú Minh, phó tổng giám đốc ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), nói: “Ngân hàng cũng như doanh nghiệp, chúng tôi chịu trách nhiệm tự huy động vốn, tự cho vay nên phải tính đến tỷ lệ đảm bảo an toàn đồng vốn đầu tư. Chúng tôi không thể cho vay tuỳ tiện”.

Câu chuyện trên cho thấy khoảng cách giữ người đi vay và người cho vay, phần nào lý giải nguyên nhân doanh nghiệp không mặn mà với các cuộc họp tháo gỡ khó khăn.

Hỏi giám đốc một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu cá tra, vị này cho biết, ông nhận thư mời nhưng không tham gia vì nghĩ những cuộc họp như thế này sẽ chẳng bao giờ giúp được gì. Vị này nói thẳng: “Khó thì khó rồi, tới dự họp có đề đạt nguyện vọng cũng chỉ được họ tiếp thu, tổng hợp rồi trình cấp có thẩm quyền giải quyết. Thôi, để dành thời gian làm việc khác!”

Đến từ địa phương mà xuất khẩu cá tra là ngành chủ lực, bà Mai Thị Ánh Tuyết, giám đốc sở Công thương An Giang cho biết, từ đầu năm tới nay UBND tỉnh tổ chức bốn hội nghị, còn sở Công thương phối hợp chi nhánh ngân hàng Nhà nước gặp riêng từng doanh nghiệp tìm giải pháp tháo gỡ, nhưng cuối cùng cũng chỉ là để tập hợp ý kiến đề xuất, rồi trình cấp trên.

Kết luận hội nghị của thứ trưởng bộ Công thương, ông Nguyễn Thành Biên, dường như cũng không mang lại tin vui cho doanh nghiệp, bởi mọi đề xuất, chẳng hạn như gói vay 9.000 tỉ đồng của cộng đồng doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra có mấy tháng qua, vẫn chờ ý kiến của cấp cao hơn.

HOÀNG BẢY @- Họp tháo gỡ khó khăn, vì sao doanh nghiệp thờ ơ? (SGTT).

- Công ty mua bán nợ Việt Nam có nguy cơ mất vốn lớn (Infonet).
- Nhà băng “nhìn nhau” hạ lãi suất: Còn đến bao giờ? (DT). - Đục nước, béo… ngân hàng ! (DĐDN).
- Nhiều “đại gia” nhà nước lỗ, nợ vẫn trả lương cao (DT). - Quá nửa tập đoàn, Tcty kinh doanh bằng vốn chiếm dụng, sử dụng sai mục đích (Infonet). - Nhiều tập đoàn, tổng công ty nợ lớn (NNVN). Nguy cơ mất vốn ở Công ty mua bán nợ của Bộ Tài Chính
- Doanh nghiệp và thất nghiệp – (RFA).- Chuyện một doanh nghiệp chết vì lãi suất (TP).
Hạ thuế xuất khẩu dừa từ 3% xuống 0% (TT).
- Giá vàng “nội” nới rộng khoảng cách với thế giới (DT). - Giá vàng giảm còn 41,75 triệu đồng/lượng (VOV).
- Xuất khẩu nông lâm thủy sản dự kiến đạt 26 tỷ USD (KTĐT).
- Bảo trợ cho nông dân còn hạn chế (KTĐT).

- Cà phê trong nước tiếp tục tăng giá (VnEco).- WTO: ‘TQ phân biệt đối xử công ty Mỹ’ — (BBC).

China to buy US assets via GM pension (Financial Times)-Deal, secretive even by private equity standards, will make Beijing a sizeable investor in many large US and European private equity funds
TQ cam kết 20 tỷ đô la cho châu Phi bbc
Trung Quốc tung tiền ve vãn châu Phi và kêu gọi châu lục này phối hợp với Trung Quốc trên các vấn đề quốc tế.
EVN không hạch toán nhiều khoản vào giá thành điện VnEconomy

- Cánh đồng mẫu lớn chưa giúp nông dân hết thiệt thòi (SGTT).- Hàng Việt được người Việt tin dùng ở mức nào? (Petrotimes). - Đến lượt hàng Thái ‘tấn công’ chợ Việt (ĐV).
Sự vô cảm trong hoạt động xúc tiến thương mại?”: “Không thể tin được” (TT) TT - Ngày 18-7, đã có rất nhiều ý kiến của bạn đọc gửi về báo Tuổi Trẻ bày tỏ sự bức xúc sau bài báo “Sự vô cảm trong hoạt động xúc tiến thương mại?” đề cập Cục Xúc tiến thương mại “huýt còi” yêu cầu dừng ngay việc tổ chức Hội chợ hàng VN chất lượng cao tại Campuchia.
* Tôi thật sự kinh ngạc và có thể nói là giận dữ sau khi đọc bài này. Thật không thể tin được khi lực cản đối với việc mở rộng thị trường cho hàng VN chất lượng cao không phải do cơ quan thương mại Campuchia (nếu họ muốn bảo hộ sản xuất trong nước họ), không phải do cơ quan không có chức năng trực tiếp xúc tiến thương mại như: công an, biên phòng... mà lại chính do Cục Xúc tiến thương mại của Bộ Công thương!
Hàng Trung Quốc gắn nhãn mác Việt (TT). - Bảo vệ người tiêu dùng chủ yếu ở… hội thảo(PLTP). – Người tiêu dùng Việt cần nơi để bày tỏ quan điểm.   - Để người tiêu dùng bớt yếu thế(ANTĐ).


-@-Doanh Nghiệp và Thất Nghiệp
Vũ Hoàng & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA Ngày 120718
Hậu quả bất lường: bảo vệ công nhân mà gây thất nghiệp  

 
* AFP photo - Công nhân tổ hợp PSA sản xuất hai loại xe Peugeot 
và Citroen nổi tiếng của Pháp biểu tình tại Aulnay Sous Bois 
hôm 13/7/2012, một ngày sau tuyên bố sẽ cắt giảm 8,000 việc làm *
Kỳ trước, khi đề cập đến những ưu điểm của chủ nghĩa tư bản, chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa nói ra điều có vẻ nghịch nhĩ rằng nhà nước và cả các doanh nghiệp cũng không có nhiệm vụ tạo ra việc làm. Ông nhấn mạnh là nhà nước phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm lợi nhuận và chính nhu cầu kiếm lời mới khiến doanh nghiệp tuyển người, nâng cao lợi tức cho xã hội và góp phần giảm bớt nguy cơ thất nghiệp. Diễn đàn Kinh tế xin trở lại đề mục này qua phần thực hiện của Vũ Hoàng.
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, doanh nghiệp có thể giải quyết nạn thất nghiệp như thế nào là đề tài mà chúng ta có gián tiếp nói tới qua chương trình phát thanh tuần trước. Hôm nay, chúng tôi xin đề nghị là ta sẽ đi sâu hơn vào lĩnh vực có thể rất sơ đẳng nhưng cũng là cơ bản của bộ môn kinh tế. Ông nghĩ sao về đề nghị này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước khi trình bày bối cảnh để xác định là chúng ta trao đổi về chuyện gì, tôi xin được kể lại một giai thoại có thật.
- Sau năm 1975, tôi được biết là một ông lãnh đạo Hội Việt Kiều Yêu Nước tại Paris kể cho một người lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam, rằng giai cấp công nhân Pháp đấu tranh thành công đến độ nhân viên bị thất nghiệp vẫn hưởng trợ cấp bằng 70% mức lương cuối cùng nên nhiều người khỏi cần tìm việc nữa! Nghe thấy vậy thì tôi giật mình cho kinh tế Việt Nam nếu người ta tiếp tục lý luận theo kiểu đấu tranh giai cấp vì ai sẽ sản xuất cho người khác tiếp tục hưởng trợ cấp dồi dào như vậy! Sau này, mình cũng chẳng mấy ngạc nhiên về tỷ lệ thất nghiệp quá cao tại Pháp.
- Đó là cái chuyện "được" và "mất" trong kinh tế học là khi người ta chỉ nhìn thấy cái được của một thành phần này mà không thấy cái mất của cả nền kinh tế quốc dân trong lâu dài. Giai thoại năm xưa cũng phần nào giải thích vấn đề hiện tại của Âu Châu với nạn thất nghiệp quá cao khi thị trường lao động được bảo vệ như vậy. Bây giờ, mình mới nói qua phần bối cảnh.
Vũ Hoàng: Theo thói quen, khi trình bày về bối cảnh thì ông cũng có ý xác định là ta đang nói về chuyện gì, ở đâu. Có phải vậy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa rằng đúng như vậy vì trước hết, tôi đề nghị dùng chữ "nhân dụng", là vận dụng nhân lực, thay vì chữ "lao động" với hàm nghĩa tiêu cực. Lý do là nhân loại nói chung đã tiến lên trình độ sản xuất khác, khi bắp thịt không còn vị thế quan trọng bằng kiến thức, kể cả kiến thức của người thợ mà ta gọi là "tay nghề".
- Tiến trình tích lũy kinh nghiệm, tay nghề hay kiến thức nó giải thích vì sao mà người trung niên thường có lương cao dù sức khoẻ kém thanh niên và cũng giải thích vì sao mà phụ nữ hay phái yếu tham gia ngày càng nhiêu hơn vào tiến trình sản xuất. Yếu tố quan trọng ở đây là cái đầu, hay năng suất, hơn là cánh tay. Mà điều kiện then chốt cho sự thăng tiến đó là quyền tự do tìm nơi làm việc và học nghề để có mức lương cao hơn khi đáp ứng yêu cầu của thị trường.
- Thứ hai là trong chế độ độc tài, công nhân viên không có quyền tự do thành lập công đoàn hay hiệp hội độc lập để bảo vệ quyền lợi. Các công đoàn nhà nước là công cụ chính trị của đảng độc quyền và không chỉ giới hạn quyền tự do của thợ thuyền mà còn giúp nhà nước bóc lột công nhân và làm cơ chế lương bổng bị sai lệch, thí dụ như với chiến lược lương rẻ. Vì thế ta mới thấy có hiện tượng biểu tình chính đáng mà vẫn bị coi là phi pháp tại Việt Nam và Trung Quốc.

Vai trò Công đoàn  

000_118917745-250.jpg  

Xếp hàng nộp hồ sơ xin việc tại hội chợ việc làm
Hirevent, San Francisco, 12/7/2011. AFP photo  
Vũ Hoàng: Đó là về trường hợp của các nước độc tài, chứ công đoàn hay nghiệp đoàn trong các quốc gia có tự do thì lại khác hẳn. Ông giải thích thế nào về chuyện này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trong các xã hội dân chủ, công đoàn được tự do thành lập để bảo vệ quyền lợi công nhân đối diện với chủ nhân và đây là một nhu cầu chính đáng để định chế hóa việc đàm phán hay ngã giá giữa công nhân viên và doanh nghiệp. Khi người dân tại các nước độc tài đòi được quyền tự do lập hội và sinh hoạt công đoàn thì cũng trong mục tiêu này.
- Tuy nhiên, trong các nước dân chủ, người ta cũng chứng kiến hiện tượng không hẳn có lợi cho quyền lợi công nhân và sinh hoạt kinh tế. Trước hết là các công đoàn tự do có thể thành thế lực chính trị và tác động vào chính trường cho nhiều chủ trương nằm bên ngoài lĩnh vực kinh tế. Nạn chính trị hóa công đoàn là một lý do giải thích vì sao mà ngày càng có ít công nhân trở thành đoàn viên là hiện tượng đã thấy từ mấy chục năm nay.
- Thứ nữa, công đoàn mà bị chính trị hóa thì dễ cấu kết với bộ máy nhà nước và làm lệch lạc quy luật đàm phán giữa công nhân và doanh nghiệp, có khi gây vấn đề kinh tế và dẫn đến nguy cơ thất nghiệp. Nếu trong các nước dân chủ người ta lại theo quan điểm đấu tranh giai cấp như mình vừa nhắc tới tại Pháp thì đấy là vấn đề. Cho nên việc phân biệt này rất quan trọng khi ta nói đến vai trò của công đoàn ở hai thế giới trái ngược, có tự do hay không.
Vũ Hoàng: Phần bối cảnh và định nghĩa ấy dẫn ta về một đề tài thời sự là khi tập đoàn sản xuất xe hơi Peugeot của Pháp quyết định đóng cửa một xưởng ráp chế và sa thải tám ngàn nhân viên. Chính phủ Pháp đã phản đối và đòi can thiệp để bảo vệ quyền lợi của công nhân. Ông nghĩ sao và giải thích thế nào về chuyện này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa rằng tổ hợp PSA sản xuất hai loại xe Peugeot và Citroen nổi tiếng của Pháp đã quyết định hôm Thứ Năm vừa qua là sẽ đóng cửa một xưởng ráp chế tại Aulnay Sous Bois và tái phối trí lại công nhân với hậu quả là cắt mất tám ngàn việc trong hai năm tới. Lý do là nạn sản xuất thừa so với yêu cầu của thị trường, hoặc nói đúng hơn là sức cạnh tranh sút kém khiến xe bán không được và doanh nghiệp bị lỗ. Khi gặp một chuyện như vậy, chính quyền tất nhiên là phải tìm hiểu và can thiệp để giúp đỡ các công nhân có thể bị sa thải.

Trong các xã hội dân chủ, công đoàn được tự do thành lập để bảo vệ quyền lợi công nhân đối diện với chủ nhân và đây là một nhu cầu chính đáng để định chế hóa việc đàm phán hay ngã giá giữa công nhân viên và doanh nghiệp.
Ô. Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Nhưng then chốt ở đây là phải tìm hiểu vì sao hãng PSA không thể sản xuất nhiều hơn và bán được nhiều hơn hầu có thêm lợi nhuận và tạo thêm việc làm cho công nhân? Mối nguy trong vụ này là giữa công nhân và doanh nghiệp lại xuất hiện một lực lượng thứ ba là nhà nước, với lý do chính đáng về xã hội mà gây vấn đề về kinh tế là làm cho các hãng xưởng của PSA tại Pháp bị lỗ và mất sức cạnh tranh nếu so với cơ sở sản xuất cũng của PSA ở một nước Âu Châu khác, thí dụ  như tại Tây Ban Nha hay Slovakia.
- Chuyện ấy cũng khiến ta nên nhớ lại là vì sao ba hãng xe hơi Hoa Kỳ bị lỗ lã và gặp nguy cơ phá sản cách đây mấy năm khi các hãng xe của Nhật, Đức và Nam Hàn thiết lập tại Mỹ, tuyển dụng nhân công Mỹ lại vẫn có lời mà chẳng phải cầu cứu nhà nước. Vấn đề là khả năng cạnh tranh.
Vũ Hoàng: Ông nhấn mạnh đến yếu tố cạnh tranh, tức là khả năng sản xuất và bán ra có lời. Nhưng việc truy tìm lợi nhuận như vậy có gây thiệt hại cho công nhân hay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ta nên nhắc lại mục tiêu phải được xem là chính đáng chứ không là một cái tội của doanh nghiệp, đó là lợi nhuận. Ngày nào mà sản xuất thêm vẫn còn có lãi thì doanh nghiệp còn tuyển thêm người. Muốn có lời cao thì doanh nghiệp có thể nâng giá bán nhưng chỉ trong một mức nào đó mà thôi vì đắt quá thì không thể cạnh tranh được và sẽ bị lỗ.
- Giải pháp kia là giảm bớt phí tổn cho mỗi đơn vị sản xuất thêm, tức là phải nâng cao năng suất, với công nhân có tay nghề cao hơn qua tiến trình đào tạo và huấn luyện. Việc cân nhắc hơn thiệt như vậy phải được thảo luận với công đoàn để đôi bên cùng thống nhất về mục tiêu có lợi cho cả hai. Trong mối quan hệ song phương này, nhà nước phải có mặt để đảm bảo là công đoàn và công nhân có quyền tự do chứ không bị ép.  Nhưng đôi khi nhà nước không chỉ giữ vị trí trọng tài và tạo môi trường thuận lợi cho kinh doanh để kiếm lời trong điều kiện lao động an toàn.
- Nhà nước có thể gây ra hậu quả bất lường khi là lực lượng can thiệp vào tiến trình thương thảo song phương giữa công nhân và chủ nhân, giữa công đoàn và doanh nghiệp. Thí dụ như với lý do đẩy lui nạn thất nghiệp, nhà nước hay các chính trị gia làm ra luật hoặc áp dụng chính sách bảo vệ để doanh nghiệp không được sa thải công nhân viên. Hậu quả bất lường ở đây là lý tưởng công bằng lại dẫn tới nạn thất nghiệp!

 

Thị trường nhân dụng  


000_GYI0057387508-250.jpg
Xếp hàng nộp hồ sơ xin việc về lĩnh vực y tế tại một hội chợ việc làm tổ chức ở New York vào 08/5/2009. AFP photo  
Vũ Hoàng:Chuyện hậu quả bất lường này quả là ly kỳ. Vì sao mục tiêu ban đầu là giải trừ thất nghiệp lại có thể dẫn tới thất nghiệp?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta nhắc đến một trường hợp phổ biến là các luật lệ bảo vệ quyền lao động hoặc chính sách lương bổng gọi là "công bằng". Mục tiêu ở đây là giúp công nhân viên đang có việc sẽ không mất việc và giữ được mức lương cao. Nhưng kết quả là làm thị trường lao động bị sơ cứng và lương bổng quá đắt khiến doanh nghiệp bị lỗ nên sẽ tìm giải pháp nâng cao năng suất và khỏi tuyển thêm người mới. Hậu quả là người đã có việc thì được ngồi mát ăn bát vàng, người chưa có việc thì tìm không ra doanh nghiệp tuyển dụng và kinh tế nói chung sa sút vì cái lý tưởng cao quý đó.
- Một thí dụ là trước khi cải cách kinh tế quãng hai chục năm trước, xứ Ấn Độ đã có loại luật lệ bảo vệ lao động như vậy. Cụ thể là kỹ sư trong doanh nghiệp nhà nước về điện thoại có quy chế làm việc toàn thời và vĩnh viễn, tức là không bao giờ bị sa thải. Kết quả là doanh nghiệp bị lỗ, nhân viên vẫn có việc có lương mà chẳng sản xuất gì nhiều. Sau khi cải cách và phải cổ phần hóa hay tư nhân hoá các cơ sở sản xuất này, tức là bán cho tư doanh, thì tư doanh bị kẹt vì hợp đồng bảo vệ đó. Họ không tham gia đầu tư và không tạo thêm việc làm cho kinh tế Ấn Độ cho tới khi xứ này phải sửa lại luật lệ. Chính là sự can thiệp của nhà nước để đẩy lui thất nghiệp lại là yếu tố gây ra thất nghiệp.
Vũ Hoàng: Bây giờ thì thính giả của chúng ta có thể hiểu vì sao ông nói rằng nhà nước không có chức năng tạo ra việc làm vì đấy là vai trò của doanh nghiệp khi truy tìm lợi nhuận.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nếu không hiểu quy luật kinh tế thông thường thì người ta có thể nghĩ lý luận đó nhuốm mùi phản động nhằm bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp hay giới chủ nhân. Sự thật nó phức tạp hơn thế. Tôi xin lấy một thí dụ tại Hoa Kỳ này từ ba chục năm về trước để mình nhìn ra toàn cảnh.
- Năm 1982, tạp chí chuyên đề về kinh doanh là Forbes đã lần đầu tiên trình bày danh sách 400 người giàu nhất của nước Mỹ, trong đó có 23 người thuộc dòng họ du Pont, 14 người thuộc dòng Rockefeller và 11 người họ Hunt, là các đại gia tỷ phú từ nhiều đời. Hai chục năm sau, danh mục này chỉ còn ba ông Rockfeller, một ông Hunt và chẳng còn tay du Pont nào nữa. Điều ấy có nghĩa là xã hội thường xuyên chuyển dịch và đào thải chứ không thể có hiện tượng con vua lại cứ làm vua. 
Khi tìm hiểu thêm về các đại gia tỷ phú đó thì mình còn thấy rằng nhiều người khởi nghiệp rất sớm, từ khi còn ở tuổi thiếu niên. Họ cứ thế mà học nghề từ dưới lên, cho đến khi làm chủ doanh nghiệp xưa kia đã tuyển họ nên hiểu rất thấu đáo tiến trình sản xuất và kinh doanh.

Yếu tố ảnh hưởng đến nhân dụng chính là tính toán đầu tư của loại doanh nghiệp này và tạo ra môi trường thuận lợi cho đầu tư chính là một cách thiết thực để đẩy lui thất nghiệp.
Ô. Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Yếu tố then chốt ở đây là quyền tự do và khả năng thay đổi chứ không nằm trong chế độ bảo vệ. Khi nhà nước thi hành chính sách bảo vệ, dù là vì động lực xã hội cao đẹp, thí dụ như về lương bổng, phúc lợi và điều kiện lao động, kể cả quyền nghỉ hè mà vẫn ăn lương, nhà nước lại góp phần gây ra tình trạng thất nghiệp lưu cữu ở mức cao, kéo dài khá lâu cho những người mất việc. Chúng ta có thấy hiện tượng đó tại Âu Châu nếu so sánh với Hoa Kỳ.
Vũ Hoàng: Chúng ta đi đến đoạn kết là tính toán kinh doanh với ảnh hưởng vào lĩnh vực nhân dụng như ông nói. Xin ông trình bày cho tiến trình này.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thực tế thì doanh nghiệp phải tính toán làm sao để mỗi khi sản xuất thêm một đơn vị thì vẫn còn có lời và còn có lời thì còn sản xuất. Đó là hoàn cảnh chung, nhưng các tổ hợp lớn thật ra chẳng là những cơ sở tuyển dụng nhiều nhất. Khi nghiên cứu thị trường nhân dụng và cần giải quyết nạn thất nghiệp người ta mới thấy rằng các doanh nghiệp loại nhỏ và trung bình mới tuyển dụng nhiều nhất trong vòng năm năm mới được thành lập. Yếu tố ảnh hưởng đến nhân dụng chính là tính toán đầu tư của loại doanh nghiệp này và tạo ra môi trường thuận lợi cho đầu tư chính là một cách thiết thực để đẩy lui thất nghiệp.
- Ngược lại, khi nhìn sự thể với nhãn quan đấu tranh theo lối "hơn bù kém", nghĩa là cái được của người này là cái mất của người khác, thì nhà nước tạo ra hiện tượng tranh ăn vì phe nào cũng muốn giành cho mình một phần bánh lớn hơn thay vì nghĩ đến sản xuất một cái bánh to hơn. Hậu quả của tâm lý đó là làm sản xuất co cụm và thất nghiệp kéo dài.
Vũ Hoàng: Xin cảm ơn ông Nghĩa về những lý luận rất cơ bản này của kinh tế học.
 -@-Doanh Nghiệp và Thất Nghiệp


- Khẳng định quyền thương lượng trong quan hệ lao động (LĐ). - Lao động không nhận được tiền hỗ trợ thất nghiệp (TN).Đừng để lực lượng lao động dồi dào trở thành gánh nặng! - (14/07) - S-Fone vào thế đường cùng (DT). - S-Fone ngừng hợp đồng với toàn bộ nhân viên (VNE). - “S-Fone không chối bỏ trách nhiệm với người lao động” (VnEco).
“S-Fone không chối bỏ trách nhiệm với người lao động”VnEconomy -S-Fone đã chính thức kết thúc hợp đồng lao động với tất cả cán bộ công nhân viên kể từ ngày 11/6/2012

Bianfishco phải trả cho 2 công ty gần 3,5 tỉ đồng
(NLĐO) - Ngày 16-7, TAND quận Ô Môn (TP.Cần Thơ) đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ đòi thanh toán nợ giữa 2 công ty với Công ty CP Thủy Sản Bình An (Bianfishco, trụ sở tại KCN Trà Nóc, quận Ô Môn).
- Nghệ An: Sập hầm đào vàng, 10 người thương vong (GDVN). - Nghệ An: Sập hầm vàng, 3 người chết, 7 người bị thương (DT).
Khoảng tối trong bức tranh về xuất khẩu lao động: Nợ nần và bỏ trốn (Đầu tư). -  www.cgi/http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/07/120717_viet_workers_a...">Người Việt ở Moscow kêu cứu (BBC). Người Việt sống 'như thời nguyên thủy'
Mẹ của một trong các lao động Việt Nam ở Moscow nói con bà và hàng trăm người khác sống như 'thời nguyên thủy' trong một xưởng may.
Bà Phạm Thị Nhi, 50 tuổi, nói con gái bà đã sang Nga làm nghề may từ một năm nay nhưng không kiếm được xu nào và giờ còn phải nhờ gia đình gửi tiền chuộc để có thể về lại Việt Nam.
Bà Nhi cũng nói cô Doãn Thị Mỹ và con rể bà Nguyễn Tiến Sáng đã bị đánh và đưa đi trong ngày 17/7.
BBC liên tục nhận được nhiều cuộc điện thoại kêu cứu từ Moscow và Việt Nam trong ngày 17/7.
Những người gọi điện từ Moscow nói họ bị đánh đập, bắt làm việc tới 18 tiếng một ngày trong khi lương làm ra chỉ đủ trả tiền ăn.

- Họp bàn ‘giải cứu’ 92 cô dâu Việt ở Đài Loan (TP).
- Vụ lao động tại Nga kêu cứu: Tám lao động tại Vinastar bị bắt đưa đi nơi khác (PLTP).
- Bi hài chuyện gái Tây làm dâu Việt  (NĐT).  -  Nổ súng tại Mỹ, 2 người gốc Việt thiệt mạng (TN).Án mạng tại khu thương xá người Việt ở Washington DC: Two dead in Eden Center shootings in Falls Church (WP 15-7-12)
--Coi bói qua điện thoại xuyên quốc gia, mất gần tám tỉ đồng
Tiền Phong Online
Theo Công an tỉnh Sóc Trăng, vợ chồng Hứa Thị Điều (49 tuổi) và Cao Văn Anh (52 tuổi, cùng ngụ xã Hòa Tú 2, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) xem bói cho chị Phạm Lệ Quyên ở Úc, lừa lấy gần tám tỉ đồng. Vợ chồng Điều và Anh. Ảnh: chụp lại từ hồ sơ vụ án ...
Nữ Việt kiều mất 7 tỉ vì mê muội bói toánAn ninh thủ đô
Dùng mê tin dị đoan lừa Việt kiều hàng chục ngàn USDVietNamNet
Nghe bói qua điện thoại, mất gần 8 tỉXãLuận.com
--Du học về nước: Thất nghiệp như thường
Kinh tế khó khăn, đến cả những người đi làm có kinh nghiệm nhiều năm cũng ‘bạc mặt’ vì tìm việc.
-Chinese unemployment will become 'more severe', Wen Jiabao warnsTelegraph -China's job market could suffer a downturn and the government needs to step up efforts to create more positions, Premier Wen Jiabao said, underscoring official concerns about an economic slowdown
Trung Quốc xây nhà giam ‘ngư dân nước ngoài’ trên đảo Hoàng Sa Nguoi Viet Online
Một bản tin trên mạng Anh ngữ 'Military of China' viết rằng, “Trung Quốc xây dựng trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa một nhà giam để ‘giam ngư dân ngoại quốc bị bắt giữ.’”
- Tập đoàn nhà nước vẫn gây quan ngại (TQ).  Puma Energy mua lại công ty nhựa đường Chevron Vietnam (Sgtt)-
VNPT sẽ không được sở hữu cả VinaPhone và MobiFone VnEconomy -
Với Thông tư số 10/2012/TT - BTTTT, VNPT sẽ không được sở hữu cùng một lúc hai mạng di động
"Giá điện có thể giảm 34 đồng/KWh"
Theo Kiểm toán Nhà nước, năm 2010, EVN phải điều chỉnh giảm lợi nhuận trước thuế hơn 7.700 tỷ đồng, thuế và các khoản nộp ngân sách tăng 102 tỷ đồng.
- Chính sách vui là chính (Đào Tuấn). Chính sách… “vui là chính”. Dân Việt
Nợ xấu: 'Trần tình' rồi thêm lo (VEF 18-7-12)
Nửa cuối 2012: Hàng loạt DN sẽ tiếp tục phá sản? (VEF 18-7-12)
Kiểm toán Nhà nước: Các 'ông lớn' lỗ to vì nhà đất (VTC 18-7-12) Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẫn làm ăn tệ hại (SGTT 18-7-12)
“Sai phạm nghìn tỷ” tại các dự án BT, bài toán khó giải?
VnEconomy -Bộ Kế hoạch và Đầu tư từng công bố một báo cáo nhắc đến các sai phạm tài chính nghiêm trọng tại một số dự án BT của Hà Nội
- Nợ xấu: Tự gây ra sao đòi nhà nước xử lý? (VEF).  - Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng   –   (www.cgi/http:/www.rfa.org/vietnamese/in_depth/bad-debt-in-bk-sys-071820120818...">RFA).  – “Giảm lãi đại trà thì ngân hàng chết!” (PLTP).
- Lừng khừng hạ lãi suất (NLĐ). - Hạ lãi suất, không lẽ là chuyện đùa? – Kỳ 2: Xử lý các ngân hàng không chịu chia sẻ (TN).
- Kiểm toán NN: Quỹ bình ổn xăng dầu là quỹ ảo (VOV).
-
- Miễn, giảm thuế sẽ tác động ngay đến nền kinh tế (Đầu tư).
- Kiểm toán Nhà nước: Các ‘ông lớn’ lỗ to vì nhà đất (VTC). - Bất động sản Hà Nội: bắt đầu bỏ của chạy người - (Cầu Nhật Tân/VNEco). - Đụng đâu sai đấy (LĐ).  - Trung tâm tài chính ‘ma’ la liệt giữa Hà Nội (VNN).
- Nửa cuối 2012: Hàng loạt DN sẽ tiếp tục phá sản? (VNN).
- Hành trang “Trịnh” trong cuộc khám phá FPT (TVN).
- VNPT sẽ không được sở hữu 2 mạng (NLĐ).

Tổng số lượt xem trang