Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

Tổng thống Thiệu ra lệnh tái chiếm Hoàng Sa, nhưng...

TLQ: Bối cảnh quốc tế chung quanh vụ Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974 -

-Tổng thống Thiệu ra lệnh tái chiếm Hoàng Sa, nhưng...

Ngay sau khi các chiến hạm của hải quân VNCH thất thủ trước Trung Quốc, đích thân Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh cho Tư lệnh hải quân vùng I "bằng mọi giá" phải giành lại đất của tổ tiên. Lần này, lực lượng không quân được giao vai trò tiên phong.
Gấp rút chuẩn bị tái chiếm Hoàng Sa

Ngay trong ngày 19.1.1974, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh điều 5 phi đoàn chiến đấu F5, bao gồm 4 phi đoàn thuộc sân bay Biên Hoà, 1 phi đoàn thuộc sân bay Đà Nẵng, tổng cộng 120 chiếc.

Địa điểm tập kết là sân bay Đà Nẵng.

Song song đó, Hải quân Việt nam Cộng hòa cũng gấp rút hình thành một Hải đoàn đặc nhiệm mới sẽ có nhiệm vụ thực hiện kế hoạch tái chiếm đảo sau khi lực lượng không quân rút đi.

Hải đoàn này bao gồm tàu HQ-6, HQ-17 điều động từ Trường Sa trở về và chiến hạm HQ-5 từng tham chiến tại Hoàng Sa trước đó.

Đại tá Hà Văn Ngạc tiếp tục được chỉ định làm chỉ huy Hải đoàn này.

Về phía không quân, sau khi nhận được lệnh, chỉ huy các phi đoàn 520 – Nguyễn Văn Dũng, phi đoàn 536 – Đàm Thượng Vũ, phi đoàn 540 – Nguyễn Văn Thanh, phi đoàn 544 – Đặng Văn Quang, phi đoàn 538 – Nguyễn Văn Giàu đã bàn bạc và lên kế hoạch tác chiến rất kỹ lưỡng.

Theo đó, bốn phi đoàn có nhiệm vụ tấn công và oanh tạc các chiến hạm của Trung Quốc, một phi đoàn có nhiệm vụ bảo vệ. Thời gian oanh kích sẽ kéo dài khoảng 30 phút.

Mỗi phi đoàn được trang bị 24 chiến đấu cơ F.5 và trên mỗi chiếc F5 được trang bị thêm 3 bình xăng phụ.

Để hỗ trợ cho kế hoạch, hàng ngày các máy bay thám thính RF5 của không lực VNCH có nhiệm vụ bay và chụp ảnh toàn bộ Hoàng Sa.


Vào phút cuối, chiến đấu cơ F5 đã không được lệnh xuất kích - Ảnh minh họa

Từ những bức không ảnh này, bộ phận phân tích thuộc lực lượng không quân sẽ theo dõi sự di chuyển, thay đổi đội hình của các tàu chiến Trung Quốc.

Ngoài ra, nó còn cung cấp cho các phi công chuẩn bị tham chiến biết được cách bố trí đội hình phòng thủ để từ đó có cách đối phó thích hợp.

Và theo những bức ảnh không thám ấy, thời điểm ngày 20.1.1974, tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc có tổng cộng 43 tàu chiến lớn nhỏ.

Sở dĩ lực lượng không quân VNCH tin tưởng vào kế hoạch oanh tạc và tái chiếm Hoàng Sa là do thời điểm đó, chiến đấu cơ F5 có nhiều lợi thế hơn Trung Quốc.

Mặc dù khoảng cách đường bay từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa tương đương khoảng cách từ đảo Hải Nam đến Hoàng Sa nhưng F5 được xem là ít tốn nhiên liệu hơn Mig 21 của Trung Quốc.

Giờ "G" đã không điểm

Khi mọi kế hoạch được bên không quân chuẩn bị đầy đủ thì bất ngờ Tổng thống Thiệu ra lệnh hủy kế hoạch oanh kích tái chiếm Hoàng Sa.

Sau này, một số người cho rằng, nguyên nhân xuất phát từ sự cố vấn của Đại tá Hà Văn Ngạc, người trức tiếp chỉ huy trận đánh vào ngày 19.1.1974.

Khi đó, Đại tá Ngạc tin rằng "một cuộc phản kích tái chiếm sẽ thất bại ngoại trừ đó là một chiến thuật thí quân nằm trong một chiến lược cao hơn".

Được biết, các tàu chiến của VNCH lúc đó chỉ là các tuần dương hạm cũ (WHEC) được Lực lượng tuần duyên Mỹ (US Coast Guard) chuyển giao cho.

Do thiết kế nên các tàu này thích hợp cho công tác tuần tiễu hơn là chiến đấu, bởi nó vừa chậm chạp vừa nặng nề nên khó chống trả lại với các chiến hạm chiến đấu tối tân hơn.

Loại tàu này cũng chỉ được trang bị một hải pháo 127 ly, còn vị trí đặt 2 khẩu hải pháo 40 ly đã được Hải quân Việt Nam Cộng hòa tháo dỡ làm bãi đáp trực thăng.

Theo nhiều người, nhận định của Đại tá Ngạc có cơ sở, bởi nhiệm vụ giữ đảo thuộc về Hải quân.

Không thể phản ứng bằng "súng đạn", Tổng thống Thiệu chuyển hướng sang lĩnh vực ngoại giao.

Liên tiếp các ngày 20, 21, 22.01.1974, Bộ Ngoại giao lẫn Tổng thống VNCH đã liên tục thông báo tình hình quần đảo Hoàng Sa cho Đại sứ Hoa kỳ tại Sài Gòn và Tổng thống Hoa kỳ Richard Nixon biết.

Thế nhưng, để đáp lại những thông báo ấy, Đại sứ quán lẫn Chính phủ Hoa kỳ đều im lặng.

Không những thế, Hoa kỳ còn ra lệnh cho hạm đội 7 ở Thái Bình Dương tránh xa quần đảo Hoàng Sa.

Chính sự "im lặng" của Mỹ là nguyên nhân trực tiếp khiến Trung Quốc tiếp tục xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam.

Như vậy, có thể thấy rằng ngoài nguyên nhân khách quan chủ yếu là tham vọng bá quyền của Trung Quốc ra, về phía Việt Nam Cộng hòa vào thời điểm ấy đã không đủ năng lực quân sự lẫn ngoại giao để tái chiếm quần đảo Hoàng Sa.

Nguyễn Minh - Vũ Kiều (tổng hợp)



-Việt Nam 'buông' Hoàng Sa cho TQ?

Cựu quan chức cao cấp của Hội Hữu nghị Việt - Trung nói 'dường như' Việt Nam trên thực tế đã từ bỏ chủ quyền đối với Hoàng Sa trước sức ép của Trung Quốc.

Tiến sỹ Vũ Cao Phan, nguyên Phó Chủ tịch và Tổng thư ký của hội nói ông đã khuyến cáo lãnh đạo Việt Nam yêu cầu ông Tập Cận Bình chấp nhận đàm phán về quần đảo Hoàng Sa, mà hiện Trung Quốc đang chiếm toàn bộ, trong chuyến đi này.


Tuy nhiên ông Phan nói với Nguyễn Hùng trong Bàn tròn thứ Năm hàng tuần của BBC rằng phía Việt Nam đã bỏ ngoài tai.

Tiến sỹ Phan, người cũng là Viện trưởng Viện Chính trị và Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế của Đại học Bình Dương, nói:

"Theo tôi có lẽ bức xúc cơ bản của người dân là chính quyền chưa nhìn thẳng vào sự thực...

"Tôi đề xuất cũng có gì lớn đâu. Điều kiện như thế này ta có thể nói được mà cũng không nói...

"Chúng ta cứ tuyên truyền ở trong nước về Hoàng Sa và Trường Sa và triển vọng thế này thế khác...

"Chúng ta nói thế giới nào có biết đâu. Rất nhiều bạn bè quốc tế nói với tôi rằng đối với Hoàng Sa hình như Việt Nam buông."

Trong khi đó Phó Giáo sư Nông Lập Phu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây, Trung Quốc nói ông đã được học Nam Sa (Trường Sa) và Tây Sa (Hoàng Sa) là của Trung Quốc.

Ông nói: "Tôi từ nhỏ cũng đọc địa lý Trung Quốc nói là Tây Sa, Nam Sa là đất nước của Trung Quốc."
'Nói mãi đá cũng phải mòn'

Tiến sỹ Vũ Cao Phan nói quan điểm "nhìn về đại cục" trong quan hệ Việt - Trung rất mơ hồ và Việt Nam còn có vẻ còn "sợ" khiến Trung Quốc dựa vào đó để lấn át.

Ông nói: "Rõ ràng trong quan hệ Việt Nam với Trung Quốc hình như là Việt Nam chịu sự dẫn dắt của Trung Quốc và Việt Nam thiếu chủ động.Image captionTiến sỹ Vũ Cao Phan nói ít nhất ngư dân Việt Nam phải được đánh cá tại những nơi họ từng hoạt động ở Hoàng Sa

"Chúng ta là nước nhỏ, chúng ta khiêm tốn, chúng ta tôn trọng Trung Quốc, chúng ta tôn trọng tình hữu nghị và chúng ta phấn đấu cho điều đó nhưng điều gì có thể thì chúng ta phải nói chứ, ưỡn ngực, thẳng lưng lên mà nói chứ...

"Người dân người ta đánh giá có thể vì một lợi ích nào chăng? Hay vì bản thân mình không tự đánh giá mình cao hay tự mình nhìn Trung Quốc quá cao, quá lớn chăng?"

Ông Phan nói quan hệ hai bên "phải hữu nghị, phải tốt đẹp nhưng phải bình đẳng" và rằng Việt Nam phải đòi Trung Quốc đặt Hoàng Sa lên bàn đàm phán và nêu giải pháp:

"Tôi đã nói có biện pháp nữa là ba tháng, sáu tháng một lần ta gửi công hàm qua đường ngoại giao yêu cầu đàm phán.

"Nói mãi đá cũng phải mòn chứ. Mà những chuyện này đàm phán cũng có lợi ích cho Trung Quốc chứ.

"Ít nhất hình ảnh của Trung Quốc đối với nhân dân Việt Nam và đối với dư luận thế giới sẽ khác đi...

"Mong muốn tối thiểu của tôi là ngư dân Việt Nam có quyền đánh cá hợp pháp trên ngư trường lịch sử và truyền thống của mình."
'Hải quân đáng gờm'

Trong lúc đó bà Phương Nguyễn, chuyên gia Đông Nam Á của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế gọi tắt là CSIS ở Washington cho rằng cần đặt Hoàng Sa và Trường Sa vào bối cảnh rộng hơn.
Image captionBà Phương Nguyễn nói những gì Trung Quốc có hứa với Việt Nam 'chỉ là lời nói'

Bà nói với Bàn tròn thứ Năm:

"Tôi nghĩ về các vấn đề trên biển chúng ta không nên chỉ nhìn vào những tiến triển giữa Trung Quốc và Việt Nam mà chúng ta phải đặt nó vào bối cảnh Trung Quốc muốn gì trong vùng biển này.

"Trung Quốc muốn dùng Trường Sa và Hoàng Sa để làm bàn đạp để thiết lập Trung Quốc là lực lượng hải quân đáng gờm ở tây Thái Bình Dương.

"Về lâu dài, nếu việc này tiếp tục, mục tiêu của Trung Quốc là đẩy Hải Quân Hoa Kỳ khỏi vùng biển tây Thái Bình Dương...


Về lâu dài, nếu việc này tiếp tục, mục tiêu của Trung Quốc là đẩy Hải Quân Hoa Kỳ khỏi vùng biển tây Thái Bình Dương.Bà Phương Nguyễn, chuyên gia nghiên cứu Đông Nam Á từ Hoa Kỳ

"Trung Quốc có nói gì với Việt Nam, có ký kết gì với Việt Nam, có hứa gì với Việt Nam cũng chỉ là lời nói.

"Hành động trên biển của Trung Quốc sẽ không phụ thuộc gì vào những gì hai bên đàm phán hoặc là đồng ý với nhau mà phụ thuộc nhiều hơn vào tham vọng của Trung Quốc ở phía tây Thái Bình Dương."

Bà Phương Nguyễn cũng nói Bắc Kinh hiện đang ở vào thế khó xử theo sau việc Hoa Kỳ cho tàu chiến áp sát đảo đá do Trung Quốc đang chiếm tại quần đảo Trường Sa mà Việt Nam cùng các nước khác cũng tuyên bố chủ quyền.

Nếu ngăn cản tàu Hoa Kỳ, bà Phương Nguyễn nói, Trung Quốc sẽ vi phạm luật quốc tế vì hai đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trên đá ngầm Subi và Vành Khăn (Trung Quốc gọi là Chử Bích và Mỹ Tế), không được hưởng 12 dặm hải lý xung quanh mà vẫn phải để tàu quốc tế qua lại.
Phản đối Tập Cận Bình

Nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Như Quỳnh từ Nha Trang nói khoảng 150 người đã xuống đường phản đối chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hôm 5/11 khiến công an bắt giữ hàng chục người.Image captionBà Như Quỳnh nói Việt Nam cần bảo vệ quyền lợi của ngư dân ngay cả khi muốn có quan hệ tốt hơn với Trung Quốc

Cũng có những hình ảnh cho thấy người biểu tình bị đánh đổ máu.

Bà Như Quỳnh cho rằng chính quyền cần tôn trọng quyền 'tiếp đón' ông Tập của người dân theo cách của riêng họ.

Nhà hoạt động từng được giải thưởng nhân quyền quốc tế cũng nói thêm về chuyện chính quyền cũng phải bảo vệ các ngư dân trên Biển Đông khi họ muốn có quan hệ tốt với Trung Quốc: "Nhà nước nào cũng tồn tại trên nguyện vọng và lợi ích của người dân bởi vậy một bộ phận dù nhỏ của người dân cũng phải được đảm bảo về đời sống, lợi ích và sự an toàn trong việc mưu sinh của họ, phải được đảm bảo và nhà nước phải xem đó là một phần cốt lõi tạo nên giá trị bền vững của nhà nước để đặt lên bàn ngoại giao."

Trong lúc đó nhà nghiên cứu Đông Nam Á của Trung Quốc ở Quảng Tây, ông Nông Lập Phu, phản đối các cuộc biểu tình chống ông Tập ở Việt Nam và cho rằng nó không có lợi cho việc cải thiện quan hệ hai bên.

Ông nói thêm: "Những vấn đề trên biển hai nước lãnh đạo hai Đảng hai nước đã có cơ chế để giải quyết vấn đề này rồi.
Image copyrightNong Lap PhuImage captionPhó Giáo sư Nông Lập Phu nói từ bé ông đọc rằng Nam Sa (Trường Sa) và Tây Sa (Hoàng Sa) là của Trung Quốc

"Vừa rồi tôi xem TV theo Tiến sỹ Vũ Cao Phan giới thiệu, Đảng, Chính phủ Việt Nam đón tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình rất long trọng, trọng thị.

"Trong điều kiện này có một số người lên đường bày tỏ phản đối là không có lợi cho việc phát triển quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc và Việt Nam."

Phó Giáo sư Nông Lập Phu cũng nói thêm chính Việt Nam cũng bắt tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc chứ không chỉ có Trung Quốc đơn phương làm như vậy với ngư dân Việt Nam.

Ông nói người dân Việt Nam không hiểu hết tình hình quan hệ hai bên và đã có những hành động mà ông cho là không hợp lý.





-Trần Bình Nam
...Trường Sa đất cũ thu về ...nhưng tại sao lại để Hoàng Sa vẫn trong tay Trung +
-Trường Sa đất cũ thu vềTiền Phong
TP - Giải phóng quần đảo Trường Sa năm 1975 là một chiến dịch quân sự do một lực lượng hỗn hợp đặc công nước và bộ binh cấp tiểu đoàn thiếu thực hiện. Những trận đánh chớp nhoáng diễn ra, đối phương nhanh chóng đầu hàng. Nhưng ý nghĩa của nó thật lớn lao. Thời điểm đó nó làm vẹn nghĩa “núi sông thu về một mối”.
Đoàn tàu không số tại cảng Hải Phòng những năm chiến tranh. Ảnh: tư liệu.Đoàn tàu không số tại cảng Hải Phòng những năm chiến tranh. Ảnh: tư liệu.
Với hậu nhân ngày nay, sau nhiều lần biển Đông dậy sóng lại càng biết ơn những người lính năm xưa đã giúp “xây tường, dựng cổng, cài phên dậu”cho ngôi nhà Việt nơi biển xa.
Phóng viên Tiền Phong tìm gặp nhân chứng sống, đại tá Hoàng Minh Toản, nguyên đặc phái viên quân chủng Hải quân, một trong hai sĩ quan chỉ huy chiến dịch giải phóng quần đảo Trường Sa và đại tá Trần Phong, thời điểm đó là quyền Tham mưu trưởng Đoàn 125 tàu không số, là người trực tiếp dự thảo kế hoạch chở quân đổ bộ lên quần đảo Trường Sa.
Đại tá Hoàng Minh Toản chia sẻ: Không chỉ bây giờ quần đảo Trường Sa mới được coi như là cánh cổng của nước Việt. Từ thời Pháp, Nhật chiếm đóng Đông Dương, các nhà chiến lược quân sự của họ đều đánh giá cao vị trí, vai trò của quần đảo Trường Sa trong việc phòng thủ, bảo vệ từ xa cho đất liền. Mất Trường Sa như nhà mất cổng, địch vào đến cửa nhà mới biết, khi đó e là mọi việc đã muộn. Chính vì vậy, rất nhiều kẻ thù thèm muốn Trường Sa.
Trận đánh đầu tiên nhằm thu hồi đảo Song Tử Tây nằm về cực bắc quần đảo Trường Sa do thiếu tá Mai Năng chỉ huy với 120 cán bộ, chiến sĩ đặc công nước thuộc Đoàn 126 (trung đoàn) Hải quân cùng 26 bộ đội Quân khu 5 đi trên 3 tàu vận tải số hiệu 673, 674, 675 Đoàn tàu không số 125. Trang bị hỏa lực của đơn vị gồm 2 khẩu cối 81 ly, 2 khẩu 12ly7, súng chống tăng B40, B41, tiểu liên AK47, dĩ nhiên không thể thiếu vũ khí sở trường của đặc công nước là các loại thuốc nổ diệt lô cốt, đánh chìm tàu. Ngày 11/4 đoàn tàu cải trang thành tàu cá, từ Đà Nẵng thẳng tiến Song Tử Tây, vượt khoảng cách 490 hải lý (gần 900km) trên biển.
Đại tá Hoàng Minh Toản. Ảnh: T.Đ.
Trong những năm chiến tranh, quần đảo Trường Sa nằm dưới sự quản lý của chính quyền Sài Gòn. Làm thế nào những thủy thủ tàu không số thông thạo luồng lạch trên biển để chỉ dùng la bàn có thể cặp đảo Song Tử Tây mà không bị chệch hướng, lạc đường? Chưa kể khi tàu tới vùng biển quốc tế khu vực ngang Quy Nhơn bị tàu chiến hạm đội 7 của Mỹ chặn lại, cho trực thăng quần thảo trên đầu dò xét, anh em buộc phải đổi hướng chạy về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc) giả làm tàu cá nước này. Qua mặt được máy bay, tàu chiến Mỹ, nhưng hướng đi đã lệch đáng kể so với ban đầu. Đại tá Hoàng Minh Toản chia sẻ: “Xác định đúng đảo Song Tử Tây giữa mênh mông trùng khơi là điều rất khó khăn, chưa kể Song Tử Tây chỉ cách Song Tử Đông do Philippines chiếm giữ (trái phép) chỉ có 3km. Không cẩn thận ban đêm rất dễ đổ bộ nhầm”.

Đại tá Trần Phong cho chúng tôi xem bản đồ tác chiến trên biển của Đoàn tàu không số những năm chiến tranh. Trên đó có 5 vạch đỏ, nhiều vòng từ hẹp đến rộng, trải khắp biển Đông, mỗi đường lại có nhiều nhánh nhỏ đâm thẳng vào đất liền. “Đó là năm tuyến đường mòn trên biển mà những người lính đoàn tàu không số đã vạch ra để vận chuyển vũ khí cung cấp cho quân dân miền Nam chống Mỹ. Đó là những con đường vô hình được làm nên từ mồ hôi, nước mắt và cả máu của người lính hải quân” - đại tá Trần Phong chia sẻ thêm, thời gian đầu khi đối phương chưa phát hiện thì tàu ta đi ven bờ. Sau này tuyến đường vận chuyển trên biển bị lộ, địch tăng cường tuần tra, đánh phá thì ta phải tìm các tuyến đường khác, xa hơn, ngoài vùng biển quốc tế, thậm chí phải đi qua bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), cặp sát vùng biển Philippines, Indonesia, Malaysia rồi vòng trở lại miền Nam.
Thượng úy, thuyền trưởng Hoàng Minh Toản (thứ hai từ phải sang, hàng đầu) cùng thủy thủ đoàn tàu pháo 134 năm 1966. Ảnh: tư liệu gia đình.
Đánh chớp nhoáng “thương hiệu” đặc công
19 giờ 30 ngày 13/4, tàu 673 tiếp cận từ phía đông đảo, bật đèn hành trình tiến vào đảo thì đối phương nổ súng. Tàu ta lập tức rút ra, liên lạc với đất liền. Đất liền điện ra cho biết vừa bắt được và giải mã tín hiệu lính đảo báo bị tấn công, xin cứu viện. Xác định được đó chính là đảo Song Tử Tây, thiếu tá Mai Năng lập tức triển khai thế bao vây. Lính trên đảo ném nhiều lựu đạn SS chống người nhái để ngăn đặc công hải quân đổ bộ. 1 giờ 15 phút ngày 14/4, bộ đội dùng 7 xuồng cao su chia làm ba mũi, lên đảotừ các hướng Tây, Nam và Đông Nam.
Đặc công nước trong chiến tranh chủ yếu đánh đột kích, bí mật, bất ngờ trên sông hoặc cửa biển. Đây là lần đầu tiên những người lính đặc công được sử dụng để đánh công đồn, trên biển xa, không có thời gian trinh sát đối phương. Anh em chỉ nắm được quân số nhưng không biết đối phương có bao nhiêu vũ khí, hầm hào, công sự, bố trí hỏa lực ra sao… nên quyết định ém quân trên đảo, chờ tới mờ sáng, tỏ mặt người mới nổ súng. Sau 30 phút giao chiến, binh lính trên đảo giương cờ trắng đầu hàng. Chúng ta bắt sống 33 sĩ quan, binh lính. Sau khi thẩm vấn chỉ huy và kiểm tra toàn đảo, bộ đội phát hiện một chi tiết thú vị. Hóa ra lính Sài Gòn ở Song Tử Tây với lính Philippines ở Song Tử Đông luôn ở tư thế hằm hè, ăn thua đủ với nhau nên toàn bộ vũ khí hạng nặng trên đảo đều bố trí hướng đông đảo Song Tử Tây. Đặc công nước bí mật đổ bộ hướng Tây và Nam đảo nên đối phương trở tay không kịp. Mặt khác, khi trời bắt đầu sáng, binh lính trên đảo khi giao tranh ở thế yếu, thua đến nơi, lại thấy cờ giải phóng nên quyết định buông súng.
Biết tin đảo Song Tử Tây thất thủ, cùng với tin thất trận từ khắp các chiến trường trên bộ, tinh thần binh lính Sài Gòn suy sụp. Mười ngày sau bộ đội xuôi nam, tấn công đảo Sơn Ca lúc 2 giờ 30 ngày 24/4, bắt sống đảo trưởng cùng toàn bộ binh lính. “Theo danh sách lính đảo thì thấy thiếu mất một người. Tôi trực tiếp thẩm vấn đảo trưởng, anh ta bảo trên đảo rất nóng nực, kể cả ban đêm. Binh lính chịu nóng không nổi thường ra biển tắm”. Không biết người lính xấu số đó chết đuối hay không, đến nay vẫn còn là nghi vấn. Lần lượt bộ đội ta giải phóng đảo Nam Yết, nơi đặt sở chỉ huy phòng thủ quần đảo Trường Sa của đối phương ngày 27/4, đảo Sinh Tồn ngày 28/4, đảo Trường Sa lớn ngày 29/4 và đi cắm mốc chủ quyền trên bãi cạn An Bang. Như vậy toàn bộ 5 đảo và một bãi cạn do quân đội Sài Gòn đóng giữ rải rác trên vùng biển rộng lớn, cách nhau tới vài trăm km đều đã được giải phóng trong vòng nửa tháng kể từ cuộc tấn công đầu tiên vào đảo Song Tử Tây. 
Nổ súng đuổi “lính lạ”
Ngay khi anh em đánh chiếm xong đảo Song Tử Tây, lập tức hạ cờ chính quyền Sài Gòn, treo cờ Mặt trận giải phóng lên cột cờ chủ quyền trên đảo. Khoảng hai ngày sau, từ đài quan sát, bộ đội phát hiện một đoàn tàu giống loại tàu đánh cá, chở đầy lính mặc quân phục màu cỏ úa, đội mũ lưỡi trai mềm, trang bị vũ khí tiến vào rồi neo đậu cách đảo khoảng vài trăm thước. Những chiếc tàu cao đằng mũi, thấp đằng lái là loại tàu Bắc Hải của Trung Quốc, bộ đội và ngư dân ta hay gọi là tàu “gà trống” vì giống hệt con gà trống bơi trên biển. “Bộ đội đánh tín hiệu yêu cầu họ dời đi nhiều lần nhưng chúng lì lợm không chạy, chúng tôi buộc phải dùng trọng liên bắn mấy loạt vào cột buồm nó mới chịu rút lui” - đại tá Hoàng Minh Toản nhớ lại.  ...-



************

-Trung Quốc dùng thủ đoạn gì để xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam? (Phần 1)
Lén lút, "thừa nước đục thả câu", "ỷ mạnh hiếp yếu", coi thường luật pháp quốc tế, bội tín... là những thủ đoạn của Trung Quốc khi xâm chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, được nêu rõ trong cuốn "Kỷ yếu Hoàng Sa" do UBND huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) và NXB Thông tin - Truyền thông xuất bản tháng 1/2012.
"THỪA NƯỚC ĐỤC THẢ CÂU" GIAI ĐOẠN 1946 - 1956
Trong cuốn "Kỷ yếu Hoàng Sa" có đăng tải bài viết quan trọng của tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới của Chính phủ với tựa đề "Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa", cung cấp rất nhiều tư liệu, chứng cứ quý giá khẳng định Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, ít nhất là từ thế kỷ XVII.
Trung Quốc dùng thủ đoạn gì để xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam? (Phần 1)
Các tư liệu lịch sử chứng minh quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam được trưng bày tại UBND huyện đảo Hoàng Sa - Ảnh: HC
Tuỳ tiện vẽ ra cái gọi là "đường lưỡi bò"
"Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thực sự, liên tục, hoà bình, phù hợp với nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế. Việt Nam có đầy đủ các bằng chứng pháp lý và cứ liệu lịch sử có giá trị để chứng minh sự thật hiển nhiên này qua các giai đoạn lịch sử có liên quan" - TS Trần Công Trục viết. Đồng thời chỉ rõ 2 giai đoạn mà Trung Quốc đã sử dụng nhiều thủ đoạn xâm chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ở giai đoạn 1946 - 1956, TS Trần Công Trục nêu rõ: "Lợi dụng Việt Nam đang lo đối phó với sự trở lại của thực dân Pháp và lo kháng chiến chống Pháp, quân Tưởng Giới Thạch và sau đó là quân của CHND Trung Hoa đã tiến hành chiếm đóng các đảo ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".
Vào lúc quân đội viễn chinh Pháp và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đang bận đối phó với cuộc chiến tranh toàn diện sắp xảy ra thì ngày 26/10/1946, hạm đội đặc biệt của Trung Hoa Dân quốc gồm 4 chiến hạm, mỗi chiếc chở một số đại diện của các Bộ và 59 binh sĩ cảnh vệ của Hải quân lấy cớ giải giáp quân Nhật ra chiếm các đảo ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 29/11/1946, các tàu Vĩnh Hưng và Trung Kiên tới đảo Hoàng Sa và đổ bộ lên đây. Tàu Thái Bình và Trung Nghiệp đến Trường Sa.
Cũng trong thời gian này, một công chức tên Bai Meichu của chính quyền Đài Loan đã vẽ và xuất bản bản đồ "Nam Hải chư đảo", trong đó có thể hiện đường biên giới biển bao trùm khoảng 80% diện tích Biển Đông, thường được gọi là đường biên giới "lưỡi bò" mà không dựa vào bất cứ một tiêu chuẩn nào theo luật pháp và thực tiễn quốc tế.
Chính tác giả và nhiều học giả Trung Quốc đã không thể đưa ra được bất kỳ lý do nào để biện minh cho đường biên giới biển đã được thể hiện một cách tuỳ tiện này. Tuy vậy, Trung Quốc đã dựa vào bản đồ này để liên tục tung ra các loại bản đồ Trung Quốc có vẽ đường biên giới biển 9 đoạn và đã chính thức hoá đường biên giới biển đầy tham vọng này tại một Công hàm mà họ đã gửi lên Liên hiệp quốc (LHQ) vào tháng 5/2009 để phản đối Hồ sơ ranh giới ngoài Thềm lục địa do Việt Nam và Malaysia nộp lên Uỷ ban ranh giới Thềm lục địa của LHQ.
Trung Quốc dùng thủ đoạn gì để xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam? (Phần 1)
Bia chủ quyền trên đảo Hoàng Sa do người Pháp dựng năm1938. Hàng chữ trên bia ghi: Cộng hoà Pháp - Vương quốc An Nam đảo Hoàng Sa năm 1816 - 1938 (1816 là năm vua Gia Long thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo Hoàng Sa, 1938 là năm dựng bia) - Ảnh HC (chụp lại ảnh tư liệu của UBND huyện Hoàng Sa)
Từ chối giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quốc tế
Ngày 13/1/1947, Chính phủ Pháp chính thức phản đối sự chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, trong đó Pháp đã nêu lên những bảo lưu về hậu quả pháp lý từ việc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của quân đội Trung Hoa Dân quốc, đồng thời nhắc lại đề nghị tìm giải pháp giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài và ngày 17/10/1947 thông báo hạm Tonkinois của Pháp được phái đến Hoàng Sa để yêu cầu quân Trung Quốc rút khỏi Phú Lâm.
Pháp gửi một phân đội lính, gồm 10 lính Pháp và 17 lính Việt Nam đổ bộ đóng một đồn ở đảo Hoàng Sa và quyết định lập đài khí tượng trên đảo này. Chính phủ Trung Quốc phản kháng và các cuộc thương lượng được tiến hành từ ngày 25/2 đến ngày 4/7/1947 tại Paris. Tại đây, Chính phủ Trung Quốc đã từ chối không chấp nhận việc nhờ Trọng tài quốc tế giải quyết do Pháp đề nghị.
Ngày 8/3/1949, Pháp ký với Bảo Đại Hiệp định Hạ Long trao trả độc lập cho Chính phủ Bảo Đại và tháng 4, Đổng lý Văn phòng, Hoàng thân Bửu Lộc tuyên bố khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa.
Ngày 1/10/1949, nước CHND Trung Hoa ra đời, đơn vị đồn trú của Trung Hoa Dân quốc phải rút khỏi đảo Phú Lâm, trong khi đó Pháp vẫn duy trì quân đồn trú tại đảo Hoàng Sa.
Ngày 14/10/1950, Chính phủ Pháp chính thức trao lại cho Chính phủ Bảo Đại việc quản lý và bảo vệ quần đảo Hoàng Sa. Tổng trấn Trung phần Phan Văn Giáo đã chủ trì việc bàn giao này.
Trung Quốc dùng thủ đoạn gì để xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam? (Phần 1)
Du khách trong và ngoài nước tìm hiểu chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa qua các tư liệu lịch sử được UBND huyện Hoàng Sa trưng bày - Ảnh: HC
Quốc tế bác bỏ cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc đối với Hoàng Sa
Cần nhắc lại, trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, Nhật Bản đã rắp tâm biến các quần đảo trong Biển Đông trở thành bàn đạp để mở rộng sự chiếm đóng của mình xuống khu vực Đông Nam châu Á. Ngày 31/3/1939, Nhật tuyên bố sáp nhập các quần đảo trong Biển Đông và các vùng lãnh thổ mà Nhật đã chiếm đóng. Tuy nhiên ngày 4/4/1939, Chính phủ Pháp đã gửi Công hàm phản đối các quyết định nói trên của Nhật và bảo lưu các quyền của Pháp tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Hội nghị San Francisco có 51 quốc gia tham dự từ ngày 5/9 đến 8/9/1951, ký kết Hoà ước với Nhật. Ngày 5/9/1951, tại phiên họp toàn thể mở rộng, Ngoại trưởng Grommyko (Liên Xô cũ) đã đưa đề nghị tu chính 13 khoản của Dự thảo Hoà ước. Trong đó có nội dung: Nhật thừa nhận chủ quyền của CHND Trung Hoa đối với đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa ở phía Nam. Khoản tu chính này đã bị Hội nghị bác bỏ với 48 phiếu chống và 3 phiếu thuận.
Ngày 7/9/1951, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Chính phủ Bảo Đại long trọng tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam: "Et comme il fuat franchement profiter de toutes occasions pour étouffer les germes de discorde, nous affirmons nos droits sur les iles de Spratley et de Paracels qui de tout temps ont fait partie du Viet Nam". Không một đại biểu nào trong Hội nghị có ý kiến gì về Tuyên bố này. Kết thúc Hội nghị là ký kết Hoà ước với Nhật ngày 8/9/1951, trong đó có điều 2, đoạn 7 ghi rõ: "Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và tham vọng đối với các quần đảo Paracels và Spratly" (khoản f).
Khi ra thông báo về bản dự thảo Hoà ước với Nhật ở San Francisco ngày 15/8/1951, Bộ trưởng Ngoại giao nước CHND Trung Hoa Chu Ân Lai tuyên bố công khai khẳng định cái gọi là "tính lâu đời của các quyền của Trung Quốc đối với quần đảo", trong khi CHND Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc không tham dự hội nghị này. Ngày 24/8/1951, lần đầu tiên Tân Hoa Xã lên tiếng tranh cãi về quyền của Pháp và những tham vọng của Philippines và kiên quyết khẳng định quyền của Trung Quốc.
"Như thế, lợi dụng tình hình rối ren, Nhật đầu hàng Đồng minh, quân Tưởng Giới Thạch lợi dụng việc giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra theo Hiệp định Postdam, đã đem quân chiếm giữ đảo Phú Lâm (He de Boisée) thuộc quần đảo Hoàng Sa cuối năm 1946 và đảo Ba Bình (Itu Aba) thuộc quần đảo Trường Sa vào đầu năm 1947.
Đến năm 1950, khi lực lượng quân đội của Trung Hoa Dân quốc phải rút khỏi Hoàng Sa, Trường Sa và Hoà ước San Francisco buộc Nhật từ bỏ sự chiếm đóng hai quần đảo này, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Chính phủ Bảo Đại đã long trọng tuyên bố rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Việt Nam" - TS Trần Công Trục viết.
Trung Quốc dùng thủ đoạn gì để xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam? (Phần 1)
Đại Thanh đế quốc vị trí khu hoạch đồ (năm 1909) là một trong số rất nhiều bản đồ cổ của Trung Quốc đã vẽ phần cực Nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa và Trường Sa - Ảnh: HC (chụp lại từ cuốn "Kỷ yếu Hoàng Sa")
Lén lút chiếm nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa
Hiệp định Genève ký kết ngày 20/7/1954 chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương, công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất của nước Việt Nam. Điều 1 quy định đường ranh giới tạm thời về quân sự được ấn định bởi sông Bến Hải (ở vĩ tuyến 17). Đường ranh giới tạm thời này cũng được kéo dài ra trong hải phận bằng một đường thẳng từ bờ biển ra ngoài khơi theo điều 4 của Hiệp định.
Cũng theo điều 14 của bản Hiệp định, trong khi chờ đợi cuộc tổng tuyển cử đưa lại sự thống nhất cho Việt Nam, bên đương sự và quân đội do thoả hiệp tập kết ở khu nào sẽ đảm nhiệm việc hành chính trong khu tập kết đó. Quần đảo Hoàng Sa và Trường sa ở Biển Đông ở dưới vĩ tuyến 17 sẽ đặt dưới sự quản lý hành chính của Chính quyền Việt Nam Cộng hoà.
Tháng 4/1956, khi quân viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, quân đội Quốc gia Việt Nam, sau gọi là Việt Nam Cộng hoà (VNCH) đã đóng ở các đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa, bao gồm đảo Hoàng Sa, với số quân 40 người.
Tuy nhiên cũng trong thời gian này, Trung Quốc lén lút đưa quân ra chiếm đóng nhóm phía Đông quần đảo Hoàng Sa, trong đó có đảo Phú Lâm và Linh Côn. Ngày 1/6/1956, Ngoại trưởng VNCH Vũ Văn Mẫu đã ra tuyên bố tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trung Quốc dùng thủ đoạn gì để xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam? (Phần 2) (Infonet).
Cuốn "Kỷ yếu Hoàng Sa" do UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) và NXB Thông tin - Truyền thông xuất bản tháng 1/2012 tiếp tục chỉ rõ các thủ đoạn của Trung Quốc xâm chiếm nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam sau khi đã chiếm nhóm đảo phía Đông vào năm 1956.
ĐỔI TRẮNG THAY ĐEN, Ỷ MẠNH HIẾP YẾU
Trong bài "Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa" đăng trong "Kỷ yếu Hoàng Sa", "TS Trần Công Trục (nguyên Trưởng Ban Biên giới của Chính phủ) nêu rõ: "Quân Pháp rút khỏi Việt Nam sau khi thua trận Điện Biên Phủ và trong thời kỳ Việt Nam chia đôi theo quy định của Hiệp định Genève khiến Trung Quốc, Đài Loan... tranh chấp chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền quản lý, bảo vệ của Chính quyền Việt Nam Cộng hoà (VNCH, giai đoạn 1956 - 1975)".
Trung Quốc dùng thủ đoạn gì để xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam? (Phần 2)
Tàu cá có trang bị vũ trang của Trung Quốc khiêu khích chiến hạm của Hải quân VNCH tại đảo Cam Tuyền thuộc quần đảo Hoàng Sa ngày 15/1/1974 - Ảnh: HC (chụp lại từ cuốn "Kỷ yếu Hoàng Sa"
Âm mưu cho lính đóng giả ngư dân để chiếm đảo bị đập tan
Theo đó, việc thua trận ở Điện Biên Phủ và ký Hiệp định Genève 20/7/1954 buộc quân Pháp phải rút lui khỏi Việt Nam tháng 4/1956 và để khoảng trống bố phòng ở Biển Đông khiến các nước trong khu vực, trong đó có CHND Trung Hoa, Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) cho là cơ hội tốt để đưa lực lượng quân sự ra chiếm đóng trái phép một số đảo ở Hoàng Sa cũng như Trường Sa của Việt Nam. Tuy nhiên, VNCH đã tích cực tổ chức các hoạt động nhằm quản lý và bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam:
Ngày 22/8/1956, song song với việc đưa lực lượng hải quân ra quần đảo Trường Sa để chiếm giữ, bảo vệ quần đảo này trước những hoạt động xâm lấn của các lực lượng nói trên, VNCH đã tổ chức một số hoạt động tại quần đảo Hoàng Sa như: Tổ chức đoàn nghiên cứu thuỷ văn do Saurin dẫn đầu; cho phép kỹ nghệ gia Lê Văn Cang tiến hành khai thác phốt phát ở Hoàng Sa. Từ năm 1957, Bộ Tư lệnh Hải quân VNCH đã cử một đại đội thuỷ quân lục chiến ra quản lý, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa thay thế cho quân của đại đội 42 thuộc tiểu đoàn 142.
Và cũng với thủ đoạn lén lút như 3 năm trước đó, "ngày 21/2/1959, CHND Trung Hoa cho một số lính đóng giả ngư dân bí mật đổ bộ lên các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Hoà nhằm đánh chiếm nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên lực lượng quân đội VNCH đã phá tan được âm mưu này. 82 "ngư dân" và 5 thuyền đánh cá vũ trang của Trung Quốc đã bị bắt giữ và bị áp giải về giam tại Đà Nẵng, sau đó trả cho Trung Quốc" - TS Trần Công Trục viết.
Tuy nhiên Trung Quốc vẫn không từ bỏ âm mưu chiếm nốt phần còn lại của quần đảo Hoàng Sa. Nhân chứng Trần Hoà (sinh năm 1954, hiện ở tổ 5, khối phố Long Xuyên 1, thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) từng được Bộ chỉ huy Tiểu khu Quảng Nam (quân lực VNCH) cử ra ra Hoàng Sa chăm sóc sức khoẻ, khám và điều trị bệnh cho sĩ quan, binh lính trung đội Hoàng Sa và các nhân viên khí tượng trên đảo vào tháng 10/1973 kể lại trong cuốn "Kỷ yếu Hoàng Sa":
"Từ khoảng tháng 10/1973, tàu cá Trung Quốc vào đánh bắt gần quần đảo Hoàng Sa ngày càng nhiều. Khi gặp tàu tuần tra của chính quyền Sài Gòn thì những tàu này bỏ chạy ra hải phận quốc tế, khi tàu tuần tra đi rồi họ lại buông neo thả lưới quanh đảo. "Anh em trên đảo chỉ lo nhiệm vụ giữ đảo, còn đẩy đuổi ngư dân nước ngoài xâm phạm lãnh hải thì không có phương tiện nên đành chịu".
Trung Quốc dùng thủ đoạn gì để xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam? (Phần 2)
Báo chí Sài Gòn năm 1974 đưa tin Trung Quốc xâm chiếm trái phép Hoàng Sa - Ảnh: HC (chụp lại từ cuốn "Kỷ yếu Hoàng Sa"
Trận chiến xâm lược tháng 1/1974
Ông Trần Hoà cùng những người trên đảo Hoàng Sa hoàn toàn không ngờ đó là kế sách của phía Trung Quốc. Để rồi đến ngày 19/1/1974, hàng đoàn tàu đánh cá được trang bị vũ trang đã hợp sức cùng tàu chiến của hải quân Trung Quốc có hành động khiêu khích, tiến đến gần Hoàng Sa rồi bất ngờ đổ quân đánh chiếm trái phép quần đảo của Việt Nam.
TS Trần Công Trục thuật lại trong bài "Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa": Ngày 15/1/1974, sau khi tuyên bố lên án cái gọi là "chính quyền VNCH "xâm lấn đất đai của Trung Quốc", "tất cả các quần đảo Nam Sa, Tây Sa, Đông Sa và Trung Sa là lãnh thổ của Trung Quốc"..., CHND Trung Hoa đã đưa quân đổ bộ và cắm cờ Trung Quốc lên các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hoà và Duy Mộng thuộc nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 16/1/1974, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt của Hải quân VNCH đưa phái đoàn quân lực ra Hoàng Sa và phát hiện 2 chiến hạm số 402 và 407 của Hải quân Trung Quốc đang ở gần đảo Hữu Nhật, xác nhận quân Trung Quốc đã chiếm đóng, cắm cờ trên các đảo Quang Hoà, Duy Mộng, Quang Ảnh... Lập tức, Ngoại trưởng Vương Văn Bắc họp báo tố cáo Bắc Kinh đã huy động tàu chiến vi phạm vùng biển quần đảo Hoàng Sa và đưa binh lính đổ bộ xâm chiếm các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hoà, Duy Mộng thuộc nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa.
"Từ ngày 17/1 đến ngày 20/1/1974, trận hải chiến giữa lực lượng Hải quân VNCH và lực lượng Hải, Lục, Không quân, Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa xảy ra trong tình thế khó khăn cho quân lực VNCH. Mặc dù đã chiến đấu quả cảm, nhiều binh sĩ đã anh dũng hy sinh, Quân lực VNCH đã không thể giữ được các đảo thuộc nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa" - TS Trần Công Trục viết.
Điều này cũng được nhiều nhân chứng từng sống, chiến đấu ở Hoàng Sa trong giai đoạn đó chứng thực rõ thêm. Nhân chứng Lê Lan (sinh năm 1952, hiện ở tổ 13, phường Sơn Phong, khối phố 3, Hội An, Quảng Nam) là y tá quân y thuộc Tiểu khu Quảng Nam, năm 1973 cũng được cử ra Hoàng Sa 3 tháng để phụ trách khám sức khoẻ, cung cấp thuốc cho binh sĩ đồn trú trên đảo. Khi chỉ còn khoảng 1 tuần nữa ông trở về đất liền thì quần đảo bất ngờ bị phía Trung Quốc sử dụng vũ lực đánh chiếm trái phép.
"Lúc ấy có cả đoàn giám sát thiết lập phi trường trên đảo bị kẹt lại, trong đó có 1 người Mỹ. Mặc dù chúng tôi đã phân chia nhiệm vụ chiến đấu giữ lấy đảo vì đảo thuộc chủ quyền của chúng ta nhưng bọn chúng đông quá cùng tàu chiến nhiều nên cuối cùng chúng cũng chiếm được Hoàng Sa.
Tôi cùng 32 người khác bị đưa về tạm giam ở đảo Hải Nam 3 tháng, khi đó có thêm 21 người bị hải quân Trung Quốc bắt ở đảo khác. Sau đó chúng đưa tôi về trại thu dung tù binh ở Quảng Châu (Trung Quốc) khoảng 1 tháng rồi giao cho Tổ chức Hồng Thập tự Quốc tế của Anh trao trả cho chính quyền Sài Gòn" - ông Lê Lan kể lại trong cuốn "Kỷ yếu Hoàng Sa".
Ông Trần Văn Hảo (sinh năm 1938, hiện ở tổ 14 phường Thạc Gián, quận Thanh Khê, Đà Nẵng), từng là trung sĩ của trung đội Hoàng Sa cũng là một nhân chứng trong trận hải chiến đó. Ông kể, khi xảy ra vụ tấn công trái phép ngày 19/1/1974, trung đội của ông đã đối đầu quyết liệt với lực lượng hải quân và tàu đánh cá có vũ trang của Trung Quốc. Nhưng phía Trung Quốc cậy tàu to súng lớn trong khi lực lượng trên đảo quá mỏng nên ông Hảo cùng một số anh em trong đội quân bảo vệ Hoàng Sa đã bị bắt.
Cùng cảnh ngộ ấy là ông Nguyễn Văn Cúc (sinh năm 1952, hiện ở tổ 11, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, Đà Nẵng). Năm 1973, ông liên tiếp ba lần được cử ra khảo sát, sửa chữa và xây dựng ở Hoàng Sa. Lần thứ 3 ông ra đảo vào tháng 12/1973 để lấy mẫu đất, khảo sát xây dựng sân bay. Khi ông đang trên đường trở về đất liền thì bị tàu chiến Trung Quốc bắt giữ trong cuộc xâm chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam...
Ông kể, đang lênh đênh trên biển thì tàu của ông gặp tàu chiến Trung Quốc. Sau một ngày giằng co, họ áp sát buộc tàu của ông quay lại đảo. Mọi người trên tàu bàng hoàng khi trực tiếp chứng kiến Hoàng Sa bị chiếm, đau đớn, xót xa khi thấy mảnh đất của Việt Nam rơi vào tay kẻ khác. Sau một ngày bị bắt giữ trên đảo, hải quân Trung Quốc chở ông về đảo Hải Nam; rồi đưa lên tàu lớn về giam ở Quảng Châu cả tháng trời trước khi trao trả cho Hồng Thập tự Anh tại Hồng Kông.
Trung Quốc dùng thủ đoạn gì để xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam? (Phần 2)
Trích Tuyên bố 3 điểm của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoa miền Nam Việt Nam ngày 26/4/1974 tại Hội nghị Hiệp thương La Cellesaint Clou - Ảnh: HC (chụp lại từ cuốn "Kỷ yếu Hoàng Sa"
Việt Nam yêu cầu Hội đồng Bảo an LHQ can thiệp
Ngay khi xảy ra các trận hải chiến tháng 1/1974, Quan sát viên của VNCH tại Liên hiệp quốc (LHQ) đã chính thức yêu cầu Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ xem xét hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa. Ngày 19/1/1974, Bộ Ngoại giao VNCH ra Tuyên bố kêu gọi các dân tộc yêu chuộng công lý và hoà bình lên án hành động xâm lược thô bạo của Trung Quốc, buộc Trung Quốc chấm dứt ngay hành động nguy hiểm đó.
Cũng trong thời gian này, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã ra Tuyên bố nêu rõ lập trường của mình:
- Chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc.
- Vấn đề biên giới và lãnh thổ là vấn đề mà giữa các nước láng giềng thường có những tranh chấp do lịch sử để lại.
- Các nước liên quan cần xem xét vấn đề này trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị là láng giềng tốt và phải giải quyết bằng thương lượng.
Ngày 21/1/1974, Chính quyền VNCH đã gửi Công hàm cho các thành viên ký kết Định ước Paris đề nghị các thành viên lên án và đòi nhà cầm quyền Trung Quốc không được xâm phạm lãnh thổ Việt Nam theo đúng nội dung Điều 1 và Điều 4 của Định ước này.
Ngày 30/3/1974, tại kỳ họp lần thứ 30 của Hội đồng Kinh tế Liên hiệp quốc về Châu Á và Viễn Đông (ECAPE) tại Colombo, phái đoàn VNCH đã tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam.
Ngày 2/7/1974, tại kỳ họp thứ 2 Hội nghị lần thứ 3 của Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS III) diễn ra tại Caracas (20/6 - 29/8/1974), đại biểu của VNCH đã lên tiếng tố cáo Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực và khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là lãnh thổ Việt Nam, chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này là không tranh chấp và không thể thương lượng.
Trung Quốc dùng thủ đoạn gì để xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam? (Phần 2)
Sinh viên Việt kiều ở Pháp biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa - Việt Nam (1974) - Ảnh: HC (chụp lại từ cuốn "Kỷ yếu Hoàng Sa"
Trung Quốc nuốt lời cam kết
Theo tường thuật của TS Trần Công Trục, sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngày 24/9/1975, trong cuộc gặp đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Tổng Bí thư Lê Duẩn dẫn đầu, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã tuyên bố sau này hai bên sẽ bàn bạc vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa) và quần đảo Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Nam Sa).
Tuy nhiên như cả thế giới đều biết, từ đó đến nay Trung Quốc vẫn ngang nhiên nuốt lời cam kết của chính lãnh đạo của họ. Không những thế, Trung Quốc còn tiếp tục leo thang các hàng động vi phạm ngày càng trắng trợn chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa cũng như quần đảo Trường Sa và trên khu vực biển Đông.
Ngày 2/7/1976, Nhà nước CHXHCN Việt Nam được thành lập và hoàn toàn có nghĩa vụ, quyền hạn tiếp tục quản lý và bảo vệ chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 12/5/1977, Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam ra Tuyên bố về các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, trong đó đã khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam có các vùng biển và thềm lục địa riêng.
Tại phiên họp thứ 7 cuộc đàm phán về biên giới Việt - Trung (bắt đầu ngày 9/10/1977), Trưởng đoàn Việt Nam, ông Phan Hiền đã bác bỏ vu cáo của Trung Quốc đối với việc Hải quân Nhân dân Việt Nam đã tiếp quản các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ông Phan Hiền đề nghị với ông Hàn Niệm Long, Trưởng đoàn Trung Quốc, về việc đưa vấn đề hai quần đảo vào chương trình nghị sự nhưng phía Trung Quốc từ chối.
Trung Quốc dùng thủ đoạn gì để xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam? (Phần 2)
Ông Phạm Khôi (bên trái, nhân chứng từng sống và tham gia nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển - đảo Hoàng Sa giai đoạn 1969 - 1970) trao tặng Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa Đặng Công Ngữ bức sơ phác về quần đảo Hoàng Sa do ông vẽ theo trí nhớ - Ảnh: HC
Việt Nam bác bỏ sự xuyên tạc của Trung Quốc
Ngày 15/3/1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố Bị Vong Lục về vấn đề biên giới Việt - Trung. Điểm 9 của Bị Vong Lục đã tố cáo Trung Quốc đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào tháng 1/1974.
Ngày 7/8/1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam ra Tuyên bố về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bác bỏ sự xuyên tạc của Trung Quốc trong việc công bố một số tài liệu của Việt Nam liên quan đến các quần đảo này, khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo, nhắc lại lập trường của Việt Nam về việc giải quyết sự tranh chấp giữa hai nước bằng thương lượng hoà bình.
Ngày 28/9/1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố Sách trắng: "Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa", trong đó đã giới thiệu 19 tài liệu liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.
Ngày 25/11/2011, trước các đại biểu Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá 13, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ra lời tuyên bố mang tính lịch sử về chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa hiện đang nằm dưới sự chiếm đóng bất hợp pháp của lực lượng vũ trang Trung Quốc:
"Việt Nam có đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Chúng ta làm chủ thật sự, ít nhất là từ thế kỷ XVII, khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ quốc gia nào. Chúng ta đã làm chủ trên thực tế và liên tục, hoà bình". "Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền bằng biện pháp hoà bình. Chủ trương này phù hợp với Hiến chương Liên hiệp quốc, phù hợp với Công ước Luật Biển năm 1982".

Qua cuốn "Kỷ yếu Hoàng Sa" do UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) và NXB Thông tin - Truyền thông xuất bản tháng 1/2012 và cuốn "Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua" (NXB Sự thật, 1979), người ta càng hiểu rõ việc Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa là kết quả của một sự mua bán bẩn thỉu trên lưng nhân dân Việt Nam!
CUỘC MUA BÁN BẨN THỈU TRÊN LƯNG NHÂN DÂN VIỆT NAM
Loạt bài "Trung Quốc dùng thủ đoạn gì để chiếm Hoàng Sa của Việt Nam" trên báo điện tử Infonet đang thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Rất nhiều ý kiến, nhất là của các bạn đọc trẻ, mong muốn có thêm thông tin để có thể tường tận về sự xâm chiếm bất hợp pháp của lực lượng vũ trang Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa cách đây hàng chục năm. Từ đó hun đúc quyết tâm đấu tranh cho sự toàn vẹn của lãnh thổ Việt Nam.
Đáp ứng đề nghị chính đáng này, báo điện tử Infonet tiếp tục chuyển đến bạn đọc các thông tin liên quan được dẫn từ bài "Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa" của TS Trần Công Trục (nguyên Trưởng ban Biên giới của Chính phủ) đăng trong cuốn "Kỷ yếu Hoàng Sa"(NXB Thông tin và Truyền thông - tháng 1/2012) và đặc biệt là cuốn "Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua" (NXB Sự thật - 1979), một văn kiện quan trọng của Bộ Ngoại giao Nước CHXHCN Việt Nam được công bố ngày 4/10/1979.
Trung Quốc dùng thủ đoạn gì để xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam (phần 3)
Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng truyền đạt cho người dân về huyện đảo Hoàng Sa, một trong 8 quận, huyện thuộc TP Đà Nẵng - Ảnh: HC
Việt Nam trong chính sách Đông Nam Á của Trung Quốc
Theo sách "Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua" (1979), Đông Nam Á là hướng bành trướng cổ truyền trong lịch sử Trung Quốc, là khu vực mà từ lâu một số lãnh đạo cực đoan của nước CHND Trung Hoa ước mơ thôn tính. Ý đồ bành trướng của Trung Quốc đặc biệt lộ rõ ở câu nói của Chủ tịch Mao Trạch Đông trong cuộc hội đàm với đại biểu Đảng Lao động Việt Nam ở Vũ Hán năm 1963: "Tôi sẽ làm chủ tịch 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông Nam Á"!
Cũng trong dịp này, Mao Trạch Đông so sánh nước Thái Lan với tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc về diện tích thì tương đương nhưng về số dân thì tỉnh Tứ Xuyên đông gấp đôi, và nói rằng Trung Quốc cần đưa người xuống Thái Lan để ở. Đối với nước Lào đất rộng, người thưa, Mao Trạch Đông cũng cho rằng Trung Quốc cần đưa người xuống Lào để ở...
Mao Trạch Đông còn khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị BCH TƯ ĐCS Trung Quốc, tháng 8/1965: "Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore... Một vùng như Đông Nam Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản... xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy... Sau khi giành được Đông Nam Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh cua chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô - Đông Âu, gió đông sẽ thổi bạt gió tây".
So với các khu vực khác trên thế giới, Đông Nam Á là khu vực mà Trung Quốc có nhiều điều kiện thuận lợi nhất, có nhiều phương tiện và khả năng nhất để thực hiện chính sách bành trướng và bá quyền nước lớn của mình. Cho nên hàng chục năm qua, những người lãnh đạo CHND Trung Hoa đã dùng nhiều thủ đoạn để thực hiện chính sách bành trướng ở khu vực này, tạo điều kiện cho chiến lược toàn cầu của họ.
"Họ xây dựng lực lượng hạt nhân chiến lược, phát triển lực lượng kinh tế, đe dọa bằng quân sự và hứa hẹn viện trợ về kinh tế để mua chuộc, lôi kéo hoặc gây sức ép với các nước ở khu vực này, hòng làm cho các nước đó phải đi vào quỹ đạo của họ. Họ xâm phạm lãnh thổ và gây ra xung đột biên giới, dùng lực lượng tay sai hoặc trực tiếp đem quân xâm lược, hòng làm suy yếu để dễ bề khuất phục, thôn tính nước này, nước khác trong khu vực. Họ không từ bất kỳ một hành động tàn bạo nào, như họ đã dựng lên tập đoàn Pol pot - Ieng Sary thực hiện chính sách diệt chủng ở Campuchia... để phục vụ cho chính sách bành trướng và bá quyền của họ." (Sách "Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua - 1979).
Cũng theo sách này, Việt Nam có một vị trí chiến lược ở Đông Nam Á. Trong lịch sử, phong kiến Trung Quốc đã nhiều lần xâm lược hòng thôn tính Việt Nam, dùng Việt Nam làm bàn đạp để xâm lược các nước khác ở Đông Nam Á. Khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, những người lãnh đạo Trung Quốc âm mưu nắm Việt Nam để nắm toàn bộ bán đảo Đông Dương, mở đường đi xuống Đông Nam Á.
Trong cuộc gặp gỡ giữa đại biểu 4 ĐCS Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia và Lào tại Quảng Đông tháng 9/1963, Thủ tướng Chu Ân Lai nói: "Nước chúng tôi thì lớn nhưng không có đường ra, cho nên rất mong Đảng Lao động Việt Nam mở cho một con đường mới xuống Đông Nam Á"!
Sách "Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua" (1979) nêu rõ: "Để làm suy yếu và nắm lấy Việt Nam, họ ra sức phá sự đoàn kết giữa ba nước Đông Dương, chia rẽ ba nước với nhau, đặc biệt là chia rẽ Lào và Campuchia với Việt Nam. Đồng thời họ cố lôi kéo các nước khác ở Đông Nam Á đối lập với Việt Nam, vu khống, bôi xấu, hòng cô lập Việt Nam với các nước trên thế giới".
Trung Quốc dùng thủ đoạn gì để xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam (phần 3)
Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) cung cấp cho du khách nước ngoài thông tin về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa - Ảnh: HC
Từ vịnh Bắc bộ đến quần đảo Hoàng Sa
Đề cập đến vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa, sách này cũng nhấn mạnh: "Những người cầm quyền Bắc Kinh rêu rao cái gọi là "chủ quyền" của họ đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đầu năm 1974, với sự đồng tình của Mỹ, họ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, bộ phận lãnh thổ của Việt Nam, để từng bước kiểm soát biển Đông, khống chế Việt Nam và toàn bộ Đông Nam Á, đồng thời khai thác tài nguyên phong phú ở vùng biển Đông".
Đặc biệt, sách này cho biết thêm, từ năm 1973, những người cầm quyền Trung Quốc tăng cường hành động khiêu khích và lấn chiếm đất đai ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam nhằm làm yếu những cố gắng của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam. Đồng thời họ ngăn cản Việt Nam thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình để nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế.
Ngày 26/12/1973, Việt Nam đề nghị mở cuộc đàm phán để xác định chính thức đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc bộ nhằm sử dụng phần biển thuộc Việt Nam phục vụ công cuộc xây dựng đất nước. Ngày 18/1/1974, phía Trung Quốc trả lời chấp thuận đề nghị nhưng họ đòi không được tiến hành việc thăm dò trong một khu vực rộng 20.000km2 trong vịnh Bắc bộ do họ tự ý định ra. Họ còn đòi "không để một nước thứ ba vào thăm dò vịnh Bắc bộ" vì việc đó "không có lợi cho sự phát triển kinh tế chung của hai nước và an ninh quân sự của hai nước".
"Đó chỉ là một lý do để che đậy ý đồ đen tối của họ. Cũng vì vậy mà cuộc đàm phán về đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc bộ từ tháng 8 đến tháng 11/1974 đã không đi đến kết quả tích cực nào. Cũng với thái độ trịch thượng nước lớn như vậy, họ làm bế tắc cuộc đàm phán về vấn đề biên giới trên bộ và trong vịnh Bắc bộ bắt đầu từ tháng 10/1977, nhằm mục đích tiếp tục xâm phạm biên giới, lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam" (sách đã dẫn).
Đặc biệt, tài liệu này của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay, chỉ một ngày sau khi nhận đàm phán với phía Việt Nam về vấn đề vịnh Bắc bộ, vào ngày 19/1/1974 phía Trung Quốc đã sử dụng lực lượng hải quân và không quân tiến đánh quân lực Việt Nam Cộng hoà (VNCH) và chiếm quần đảo Hoàng Sa từ lâu vốn là bộ phận lãnh thổ Việt Nam.
"Họ nói là để "tự vệ" nhưng thực chất đó là một hành động xâm lược, một sự xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam để khống chế Việt Nam từ mặt biển và từng bước thực hiện mưu đồ độc chiếm biển Đông. Hành động xâm lược của họ có tính toán từ trước và được sự đồng tình của Mỹ. Vì vậy, khi đó đại sứ Mỹ G. Martin ở Sài Gòn đã bác bỏ yêu cầu cứu viện của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ở Sài Gòn, và hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương đã được lệnh tránh xa quần đảo Hoàng Sa" (sách đã dẫn).
Trung Quốc dùng thủ đoạn gì để xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam (phần 3)
Các em học sinh Đà Nẵng tìm hiểu về quần đảo Hoàng Sa thân yêu - Ảnh: HC
Vì sao chính quyền Nixon im lặng trước biến cố Hoàng Sa?
Về chi tiết vừa nêu trên, TS Trần Công Trục trong bài "Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa" đăng trong cuốn "Kỷ yếu Hoàng Sa" (NXB Thông tin và Truyền thông, tháng 1/2012) cũng cho biết thêm:
"Ngày 20/1/1974, lúc 16g, Ngoại trưởng VNCH Vương Văn Bắc đã thông báo tình hình quần đảo Hoàng sa cho Martin, Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn, và yêu cầu Hoa Kỳ cho biết sẽ dành cho VNCH sự ủng hộ nào về vật chất, chính trị với tư cách là nước thân hữu và đồng minh, cũng như với tư cách là quốc gia đã ký kết và bảo đảm cho Hiệp định Paris ngày 27/1/1973, nhưng không nhận được trả lời của Hoa Kỳ.
Ngày 21/1/1974, Chính quyền VNCH đã gửi Công hàm cho các thành viên ký kết Định ước Paris đề nghị các thành viên lên án và đòi nhà cầm quyền Trung Quốc không được xâm phạm lãnh thổ Việt Nam theo đúng nội dung Điều 1 và Điều 4 của Định ước này.
Ngày 22/1/1974, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã gửi thư cho Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon về biến cố Hoàng Sa và ngày 28/1/1974 thông báo tới tất cả các quốc gia có quan hệ ngoại giao với VNCH về hành động hiếu chiến của Trung Quốc trong cuộc hành quân xâm lược quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam".
Vì sao là một nước "thân hữu và đồng minh" với VNCH nhưng Mỹ lại im lặng trước biến cố Hoàng Sa? Sách "Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua" (1979) nêu rõ: "Về việc Tổng thống Nixon đi thăm Trung Quốc năm 1972, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã nói với những người lãnh đạo Việt Nam tháng 6/1973 như sau: "Thành thực mà nói, nhân dân Trung Quốc, ĐCS Trung Quốc và nhân dân thế giới phải cảm ơn nhân dân Việt Nam đã đánh thắng Mỹ. Các đồng chí chiến thắng mới buộc Nixon phải đi Bắc Kinh".
Kỳ thực, theo tài liệu của Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong chuyến thăm vừa nêu, Trung Quốc đã thoả thuận với chính quyền Nixon một cuộc mua bán bẩn thỉu trên lưng nhân dân Việt Nam, thể hiện trong Thông cáo Thượng Hải. Theo đó, Trung Quốc mưu toan dùng "con bài Việt Nam" để ngoi lên địa vị một cường quốc lớn, bình thường hoá quan hệ Trung - Mỹ và giải quyết vấn đề Đài Loan. Còn chính quyền Nixon có thể cứu vãn và khôi phục địa vị trên thế giới đã bị suy yếu nghiêm trọng do hậu quả của cuộc chiến tranh Việt Nam và bắt đầu thực hiện chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" nhằm rút được quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam mà vẫn giữ được chính quyền Nguyễn Văn Thiệu.
Do vậy, chính quyền Nixon đã không có bất cứ động thái nào đáp ứng lời cầu cứu của chính quyền VHCN khi quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc xâm lược. Và đây cũng chính là bài học lịch sử về việc chúng ta phải không ngừng nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tận dụng sự ủng hộ của quốc tế nhưng phải trên cơ sở phát huy tự lực, tự cường chứ không thể chỉ trông chờ, dựa dẫm vào những lực lượng từ bên ngoài để bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ chủ quyền quốc gia của chúng ta!
Ngang ngược gây ra tình trạng "việc đã rồi"!
"Trong cuộc hội đàm với những người lãnh đạo Việt Nam năm 1975, Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã thừa nhận rằng hai bên đều nói các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của mình, cho nên cần gặp gỡ để bàn bạc giải quyết. Điều đó càng chứng tỏ hành động của phía Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa là ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế, gây ra một tình trạng việc đã rồi"
(Sách "Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua" - NXB Sự thật, 1979)


-Tàu lạ đâm chìm tàu cá, 17 ngư dân thoát chết-TP - Ngày 27-7, cơ quan chức năng BR-VT cho hay đang tiến hành điều tra vụ tàu cá BV 90170TS ( chủ tàu Đặng Văn Đực, SN 1954, trú tại thị trấn Phước Hải, Đất Đỏ, BR-VT) bị một tàu lạ đâm chìm trên vùng biển tỉnh Bình Thuận.
Thông tin ban đầu cho hay, vào lúc 4 giờ ngày 26-7, trong khi đang hành nghề đánh bắt hải sản tại vùng biển tỉnh Bình Thuận, tàu cá BV 90170TS bất ngờ bị một tàu lạ không rõ số hiệu và màu sơn đâm chìm, khiến 17 ngư dân trên tàu BV 90170TS trôi dạt trên biển, tính mạng bị đe dọa.
Sau khi gây ra tai nạn, chiếc tàu lạ bỏ chạy về phía Bắc. Sau đó, 17 ngư dân trên may mắn được tàu cá BV 5079TS đến cứu vớt và đưa vào bờ an toàn.
Trường Sa kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ (ND).  - Chiến sĩ trẻ ‘hy sinh ở Trường Sa’ khiến cư dân mạng xúc động(GDVN).  – Nguyễn Quang Lập: Sự lãng quên nguy hiểm (PNTP).
Ý nghĩa pháp lý của bản đồ cổ về Trường Sa, Hoàng Sa: Việt Nam liên tục thực thi chủ quyền (TT).  - Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa nhìn từ công pháp quốc tế (VOV).
Truyền thông Trung Quốc đưa tin bản đồ Trung Quốc 1904 (TT).  - Bản đồ không Hoàng Sa-Trường Sa, Trung Quốc nói gì? (VTC).  -Sử liệu Trung Quốc minh chứng chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa (VNE).  - “Đường lưỡi bò” dưới cái nhìn của học giả Trung Quốc và nước ngoài: Tiếp tục phản đối những sai trái về đường lưỡi bò (CAND).- Thêm bằng chứng Hoàng Sa là của Việt Nam! (ĐĐK). - Tư liệu cổ Trung Quốc ghi nhận : Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam (TP). - Trung Quốc đưa tin về bản đồ nhà Thanh không có Hoàng Sa (VNE).

 - Trung Quốc sẽ gây chuyện tại Biển Đông sau chiến thuật “cây gậy nhỏ”? (GDVN).  - Trung Quốc mắc sai lầm ngoại giao nghiêm trọng trên Biển Đông (PL&XH).  - Tân Hoa Xã mở mạng “Tam Sa” đẩy mạnh tuyên truyền bóp méo sự thật (GDVN).
Tình hình Biển Đông: Kẻ xâm phạm hỉ hả trở về (PN Today).
Thế giới quan ngại về các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông (ĐĐK).
Trung Quốc bổ nhiệm trái phép lãnh đạo quân sự tại ‘Thành phố Tam Sa’ (TP).
Nghị sỹ Philippines kêu gọi đưa lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ tới biển Đông (ĐV). - Philippines: TQ phá hoại môi trường biển Đông (TT). - “Hành động của Trung Quốc phá vỡ hệ sinh thái ở Biển Đông” (NLĐ). -Philippines tố tàu cá Trung Quốc vơ vét san hô (VTC).  - Trung Quốc dựng vật cản trên bãi Scarborough chặn tàu Philippines? (GDVN). - Philippines sẽ xử lý tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ (TP).  - Tàu Trung Quốc tận thu san hô ở Trường Sa (TN). - Đội tàu cá Trung Quốc rời Trường Sa (VNE)
“Nhìn cho rộng, suy cho kỹ” (TT). - Đại sứ Trung Quốc đầu tiên tại ASEAN nhậm chức (TTXVN). - Tiết lộ về cuộc họp kín của ASEAN (VNE). .
Phần tử diều hâu đang thắng thế trong chính sách quân sự Trung Quốc? (GDVN).
Quốc phòng Việt – Mỹ: Đầu tư liên kết chiến lược   –   (RFA).  - Giáo sư Carl Thayer nói về chuyến đi Mỹ của Nguyễn Chí Vịnh   –   (Người Việt).-


Tổng số lượt xem trang